Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ - ĐHQGHN

KHOA CƠ HỌC KỸ THUẬT & TĐH

~~~~~~*~~~~~~

BÁO CÁO
THIẾT BỊ ĐIỆN
Thành viên nhóm:
Đinh Ngọc Anh - 200020569
Trần Đức Anh - 20020571
Trịnh Đình Bẩy - 20020572
Phạm Thành Công - 20020574
Phạm Hoàng Du - 20020576
Lê Đức Mạnh - 20020085

Lớp: K65AT

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2023


MỤC LỤC
1. Giới thiệu về Arduino..................................................................................................3
1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................................3
1.2. Sơ đồ các chân.........................................................................................................3
2. Thiết kế mạch điện trên phần mềm Proteus sử dụng Vi điều khiển Arduino để điều
khiển động cơ bước............................................................................................................5
2.1.Thiết bị sử dụng trong Proteus..................................................................................5
2.2.Mô phỏng Proteus.....................................................................................................5
2.3.Code Arduino............................................................................................................8
2.4. Mô phỏng...............................................................................................................14
2.5.Kết luận...................................................................................................................16
3. Chế tạo mạch điện sử dụng Vi điều khiển Arduino để điều khiển động cơ bước.....16
3.1. Phần cứng............................................................................................................16
3.2. Mạch điện điều khiển động cơ bước sử dụng Arduino.......................................17
4. Link video và code.....................................................................................................17
1. Giới thiệu về Arduino

1.1. Giới thiệu chung


Arduino là một nền tảng mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các dự án điện tử.
Arduino bao gồm cả bảng mạch lập trình (thường được gọi là vi điều khiển) và một phần
mềm ( IDE ) được sử dụng để lập trình viết và tải mã máy tính lên bo mạch.

Hiện nay có rất nhiều phiên bản Arduino tùy theo mục đích khác nhau của người sử
dụng. Ở đây chúng ta sử dụng Arduino Uno R3:

Hình 1: Arduino R3

1.2. Sơ đồ các chân


- Arduino hoạt động ở điện áp 5V, cấp nguồn cho các linh kiện điện tử khác kết nối với
Arduino.

- Các chân Analog (A0-A5): dùng để đọc giá trị điện áp từ 0-5V.
- Các chân Digital (0-13): dùng để đọc và xuất tín hiệu. Một số chân có dẫu “~” là chân
PWM. Các chân này cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ phân giải 8bit (giá trị từ 0
đến 255) tương ứng với mức giao động điện áp của chân từ 0V đến 5V, khác với các
chân không phải PWM, chỉ có thể chọn giá trị 0V hoặc 5V.

- Chân RX và TX: Đây là các chân Serial dùng để gửi (transmit – TX) và nhận (receive –
RX) dữ liệu TTL Serial.

Hình 2: Sơ đồ chân

 Arduino Uno: Xử lí tín hiệu đầu vào (Nút nhấn) để đáp ứng tín hiệu đầu ra
( Động cơ DC) thông qua L298N.
 5V: Cấp nguồn điện cho biến trở;
 A0: Cung cấp độ phân giải 10 bit (0 đến 1023) để đọc giá trị điện áp trong
khoảng 0V đến 5V của biến trở.
 A1, A2, A3: Arduino sẽ nhận tín hiệu từ nút nhấn (lần lượt là quay theo chiều
kim đồng hồ, dừng động cơ, quay ngược chiều kim đồng hồ).
 Các chân 2,3,4,5,6,7: Kết nối với LCD.
 Các chân 8,9,10,11: Kết nối với module L298N.
 Nguồn ngoài 9V: Nguồn ngoài 9V được sử dụng để cung cấp điện áp cho động
cơ.

2. Thiết kế mạch điện trên phần mềm Proteus sử dụng Vi điều khiển Arduino để
điều khiển động cơ bước.

2.1.Thiết bị sử dụng trong Proteus


 1 Arduino Uno
 1 Biến trở
 1 Màn hình LCD
 1 Module điều khiển ULN2003A
 3 Nút nhấn
 1 Module chuyển đổi I2C
 1 Động cơ bước
2.2.Mô phỏng Proteus

Hình 3: Mô phỏng Proteus

 Arduino Uno: Xử lý tín hiệu đầu vào (Nút nhấn và biến trở) để đáp ứng tín
hiệu đầu ra (Trạng thái, tốc độ động cơ và hiển thị lên LCD)
 Biến trở: Thay đổi tín hiệu điện áp đầu vào, tín hiệu vào sẽ được chuyển đổi
thành delay của động cơ (tốc độ)
 Màn hình LCD: Hiển thị thông số, trạng thái của động cơ
 Module điều khiển ULN2003A:
 Điều khiển step motor: Module ULN2003A được sử dụng để điều
khiển bằng cách nhận xung tín hiệu từ arduino rồi cung cấp theo
đúng trình tự để kích hoạt các coil (dây dẫn) trong step motor.
 Bảo vệ IC khi sử dụng step motor: Khi sử dụng step motor, có thể
xảy ra hiện tượng điện động học, khiến cho các tín hiệu điện từ các
coil trong step motor được truyền ngược về IC điều khiển. Module
ULN2003A có tính năng bảo vệ IC khỏi hiện tượng này bằng cách sử
dụng các diode bảo vệ.
 Điều chỉnh dòng điện cho step motor: Module ULN2003A cũng có
khả năng điều chỉnh dòng điện cho step motor, giúp tối ưu hiệu suất
và độ bền của step motor.
 Nút nhấn: Truyền tín hiệu đầu vào đến arduino
 Module chuyển đổi I2C: Kết nối với LCD thông qua giao tiếp I2C, giúp
tăng tính linh hoạt khi kết nối
 Động cơ bước: Động cơ điện có khả năng xoay một góc nhỏ theo cách
chính xác. Là loại động cơ mà ta sẽ điều khiển
 Động cơ bước có bộ từ (stator) và rotor (rotor) được chia thành các
coil (cuộn dây) và có từ trường cố định và từ trường xoay. Khi dòng
điện được cấp cho coil của động cơ bước, từ trường cố định và từ
trường xoay sẽ tương tác và tạo ra lực xoay để xoay rotor một góc
nhỏ. Khi dòng điện được cấp cho các coil khác, rotor sẽ tiếp tục xoay
một góc khác.
 Ta sẽ điều khiển động cơ theo 2 cách: Chu kỳ 4 bước và Chu kỳ 8
bước . Chu kỳ 4 bước là quá trình kích hoạt các coil trong step motor
theo trình tự 4 bước :
o Bật coil A để tạo ra lực từ trường hướng lên trên.
o Bật coil B để tạo ra lực từ trường hướng về bên phải.
o Bật coil A' để tạo ra lực từ trường hướng xuống dưới.
o Bật coil B' để tạo ra lực từ trường hướng về bên trái.
 Chu kỳ 8 bước là quá trình kích hoạt các coil trong step motor theo
trình tự 8 bước :
o Bật coil A để tạo ra lực từ trường hướng lên trên.
o Bật coil A và B để tạo ra lực từ trường hướng lên trên bên phải.

o Bật coil B để tạo ra lực từ trường hướng về bên phải.


o Bật coil B, A' để tạo ra lực từ trường hướng xuống dưới bên phải.
o Bật coil A' để tạo ra lực từ trường hướng xuống dưới.
o Bật coil A', B' để tạo ra lực từ trường hướng xuống dưới bên trái.
o Bật coil B' để tạo ra lực từ trường hướng về bên trái.
o Bật coil B', A' để tạo ra lực từ trường hướng lên trên bên trái.
2.3.Code Arduino
Trong trường hợp cho động cơ bước hoạt động ở chu kỳ quay 8 bước:
Hình 4: Code Arduino
2.4. Mô phỏng

Hình 5: Mô phỏng Proteus

Hình 6: Khi ấn nút quay ngược chiều kim đồng hồ


Hình 7: Khi ấn nút quay theo chiều kim đồng hồ

Hình 8: Khi ấn nút dừng động cơ


2.5. Kết luận
 Trong mạch này, Arduino được sử dụng để nhận tín hiệu từ nút nhấn sau đó hiển
thị mệnh lệnh lên LCD và truyền tín hiệu sang module ULN2003A để điều khiển
động cơ bước.
 Chế độ chu kỳ 4 bước tuy có thể điều khiển tốc độ nhanh hơn nhưng do số bước
nhảy chỉ bằng 1 nửa số bước nhảy của chế độ chu kỳ 8 bước nên độ chính xác
không cao
 Chế độ chu kỳ 8 bước có tốc độ chậm nhưng số bước nhảy nhiều nên độ chính
xác cho từng vị trí sẽ cao hơn chế độ chu kỳ 4 bước

3. Chế tạo mạch điện sử dụng Vi điều khiển Arduino để điều khiển động cơ bước.
 Chế tạo mạch điện điều khiển động cơ bước được thiết kế dựa trên sơ đồ mạch ở
phần 2.

3.1. Phần cứng


 1 Arduino Uno
 1 Màn hình LCD
 1 Module điều khiển ULN2003A
 1 Mudule giao tiếp I2C
 3 Nút nhấn
 1 Biến trở
 1 Động cơ bước
 1 Nguồn ngoài 9V
3.2. Mạch điện điều khiển động cơ bước sử dụng Arduino

4. Link video và code


https://drive.google.com/drive/folders/1WoHl21JBxWUo-mVO_br9jI7gnu3qvYl1?
usp=sharing

You might also like