Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu hỏi: Hiểu về mã hóa, lưu trữ và truy xuất thông tin giúp tạo ra trải nghiệm về trải

nghiệm quảng cáo, xây dựng thương hiệu và sản phẩm như thế nào?
Dựa vào lý thuyết: Để tạo trí nhớ, ta cần trải qua 3 giai đoạn: Mã hóa, Lưu trữ và Truy xuất, các
thương hiệu đã đưa người dùng đến gần với các nhãn hàng và sản phẩm một cách dễ dàng hơn
thông qua chiến dịch quảng cáo, xây dựng thương hiệu và sản phẩm.
Về mã hóa: Mã hóa là bước đầu tiên trong việc tạo ra trí nhớ, và nó là quá trình chuyển đổi
những thứ chúng ta thu thập được trong cuộc sống hằng ngày thành các dạng dữ liệu được lưu
trữ trong bộ não. Và trí nhớ được hình thành thông qua mức độ tập trung, sự chú ý và cảm xúc
nên khi ta càng tập trung vào một sự việc, quá trình mã hóa diễn ra mạnh mẽ hơn.
Ví dụ:
1. Thông điệp ngắn gọn và sâu sắc
Các thương hiệu thường sử dụng các thông điệp ngắn gọn và sâu sắc để truyền đạt giá trị
cốt lõi của sản phẩm. Việc sử dụng các thông điệp ngắn gọn giúp mã hóa thông tin một
cách hiệu quả trong bộ não của người tiêu dùng, tạo ra ấn tượng và ghi nhớ mạnh mẽ
hơn.
Ví dụ: Nike: Just Do It
Coca – Cola: Thư giãn và hạnh phúc
Apple iPhone: Đổi mới và Tiện ích
OMO: Sạch nhanh vết bẩn cứng đầu trong 1 lần giặt
2. Sử dụng âm thanh và âm thanh kích thích
Các thương hiệu thường sử dụng âm thanh và âm nhạc kích thích để tạo ra một không khí
đặc biệt và gắn kết với sản phẩm của họ. Việc sử dụng âm thanh và âm nhạc kích thích
giúp mã hóa thông tin về sản phẩm và thương hiệu trong bộ não của người tiêu dùng, tạo
ra sự nhận biết và ghi nhớ mạnh mẽ.

Về lưu trữ: Lưu trữ là quá trình sau khi mã hóa, các thông tin sẽ được lưu giữ trong bộ não tới
thời điểm nhận được tín hiệu truy xuất. Có ba loại lưu trữ: Trí nhớ cảm giác, Trí nhớ dài hạn và
Trí nhớ ngắn hạn. Thông thường, các nhãn hàng thường sẽ sử dùng trí nhớ dài hạn và trí nhớ
ngắn hạn, cụ thể là chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
1. Việc lặp đi lặp lại trên các phương tiện quảng cáo
Việc xem quảng cáo một lần sẽ khó cho người tiêu dùng ghi nhớ các đặc điểm của sản
phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm mới ra trên thị trường. Do đó, việc quảng bá trên
nhiều phương tiện và lặp đi lặp lại trong một thời gian dài được thường được sử dụng
trong quá trình quảng bá.
2. Tạo ra kích thích đa giác và đa giác quan:
Sử dụng nhiều giác quan như âm thanh, hình ảnh, màu sắc và cảm giác để kích thích trải
nghiệm và tạo ra ấn tượng sâu sắc trong bộ não của người tiêu dùng. Việc sử dụng các
yếu tố đa giác quan giúp sản phẩm và thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ hơn và ghi
nhớ lâu hơn trong tâm trí của người tiêu dùng.
Về truy xuất: Truy xuất là quá trình não bộ xuất thông tin đã thu thập được ra khỏi trí nhớ.
Khi chúng ta cần sử dụng thông tin nào đó, bộ não sẽ truy xuất và khiến chúng ta nhớ về những
gì đã mã hóa. Do đó, việc mã hóa càng đơn giản, thân thuộc sẽ khiến não bộ chúng ta càng dễ
dàng truy xuất hơn.
1. Sử dụng sản phẩm dựa trên ký ức của quảng cáo
Các thương hiệu thường sử dụng hình ảnh, âm nhạc, hoặc các thông điệp gần gũi, thân
thuộc với khách hàng để họ có thể gợi nhớ đến các thông tin liên quan đến sản phẩm khi
cần thiết. Việc sử dụng các yếu tố này giúp kích thích truy xuất thông tin đã lưu trữ trong
bộ não của người tiêu dùng, tạo ra một kết nối mạnh mẽ và tăng tốc độ truy xuất thông tin
về sản phẩm.
Ví dụ:
Bột giặt OMO: Như mọi người biết, từ những ngày đầu, OMO đã gắn liền với hình ảnh là “người
bạn” luôn giúp mẹ “làm sạch nhanh vết bẩn cứng đầu trong 1 lần giặt”, và điều này đã khiến cho
khách hàng có một hiện tượng chung là: Khi gặp các vết bẩn khó xử lí, hình ảnh OMO đánh bay
các vết bẩn (được quảng cáo qua các video) ngay lập tức được xuất ra để xử lí vấn đề.

You might also like