Ndung Biểu Hiện Mới Của Độc Quyền Nhà Nước Dưới CNTB

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

A) NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI VỀ CƠ CHẾ QUAN HỆ NHÂN SỰ

- Cơ chế quan hệ nhân sự trong bộ máy chính quyền nhà nước đang thay đổi theo hướng phù hợp với trình
độ dân trí và quy luật cạnh tranh trong xã hội tư bản ngày nay.
- Thể chế đa nguyên trong phân chia quyền lực nhà nước trở thành phổ biến.
- Tại các nước tư bản phát triển nhất xuất hiện cơ chế thỏa hiệp để cùng tồn tại, cùng phân chia quyền lực
giữa các thế lực tư bản độc quyền không cho phép bất kỳ một thế lực tư bản nào độc tôn, chuyên quyền ở các
nước tư bản phát triển.
- Các tổ chức độc quyền đưa người vào nắm lấy hoạt động của bọ máy tư sản từ địa phương đến trung ương
để chi phối nhà nước tư sản và mang lại lợi ích, quyền lợi cho các tập đoàn.
- Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau.
- Các hội chủ nay hoạt động như các cơ quan tham mưu cho nhà nước, chi phối đường lối kinh tế, đường lối
chính trị của nhà nước tư sản nhằm "lai" hoạt động của nhà nước theo hưởng có lợi cho tầng lớp độc quyền,
có vai trò rất lớn, đến mức được coi như chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau
quyền lực của chính quyền
- Trong không ít trường họp trọng tâm quyền lực nhà nước lại thuộc về một thế lực trung dung có vị thế cân
bằng giữa các thế lực đối địch nhau. Đến lượt nó, vị thế quyền lực đó tạo nên những thể chế kinh tế, chính
trị, xã hội,... ôn hòa hơn, ít cực đoan hơn so với những thời kỳ trước.
Ví dụ:
Ở Đức, giá vé xe buýt mấy chục năm nay hầu như không thay đổi dù xuất hiện nhiều
“cơn sốt” xăng dầu trên thế giới, vì mỗi năm, Nhà nước phải bù lỗ hàng tỷ euro cho hoạt động giao thông
công cộng. Các công ty độc quyền ở các nước không bao giờ được phép tùy tiện tăng giá, kể cả khi giá cả thế
giới tăng hay viện có công ty bị thua lỗ, giảm nguồn thu ngân sách. Nếu có tăng thìchỉ được phép tăng với
điều kiện phải phù hợp với khả năng và sức mua tăng của người dân. Cần lưu ý là, hoạt động của công ty độc
quyền phải được xem như một hình thức hoạt động quản lý Nhà nước. Để ngăn ngừa hoạt động tiêu cực, các
công ty độc quyền phải được đặt trong sự kiểm soát chặt chẽ. Ở nước ta, hoạt động của các công ty độc
quyền Nhà nước còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, cần phải xem xét lại. Theo ý kiến của một số chuyên gia
kinh tế và luật gia, không thể buộc người dân chịu thiệt khi phải trả thêm tiền để các công ty độc quyền luôn
có lãi, trong khi họ vừa được độc quyển kinh doanh, vửa được Nhà nước bảo đảm không bị thua lỗ.

B. NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC:


1. Nhà nước sử dụng nguồn vốn trong những tình huống đặc biệt.
2. Cổ phần nhà nước trong các công ty và ngân hàng lớn.
3. Nhà nước đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và cơ sở hạ tầng.
4. Ngân sách nhà nước được sử dụng trong khủng hoảng kinh tế để cứu trợ tập đoàn lớn.
5. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho các vấn đề xã hội như môi trường và an sinh xã hội.
6. Thành tựu không phải là sự thức tỉnh của giai cấp tư sản, mà là kết quả của cuộc đấu tranh và chuẩn bị vật
chất cho chủ nghĩa xã hội.
Đầu tư nhà nước và ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc:
1. Nghiên cứu khoa học cơ bản: Nhà nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học cơ bản để khắc phục chi phí tốn
kém. Ví dụ, Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Mỹ (NASA) được tài trợ bởi ngân sách nhà nước để thực hiện các
dự án thám hiểm không gian và nghiên cứu vũ trụ.
2. Xây dựng cơ sở hạ tầng: Nhà nước đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng để cung cấp dịch vụ công cộng
cho người dân. Ví dụ, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào mạng lưới giao thông cao tốc, bao gồm mạng lưới
đường sắt tốc độ cao, để nâng cao khả năng kết nối giữa các thành phố và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế
phát triển.
3. Giải quyết vấn đề xã hội: Ngân sách nhà nước được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội như chăm
sóc sức khỏe, giáo dục và phúc lợi xã hội. Ví dụ, hệ thống y tế công cộng trong các quốc gia như Canada và
Anh được tài trợ bởi ngân sách nhà nước để đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản.
4. Cứu trợ tài chính cho công ty lớn: Nhà nước có thể sử dụng ngân sách để cứu trợ tài chính cho các công
ty lớn trong tình huống khó khăn. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Chính phủ
Hoa Kỳ đã cung cấp gói cứu trợ tài chính cho các ngân hàng lớn nhằm duy trì ổn định hệ thống tài chính.
5. Định hướng ưu tiên trong chi tiêu ngân sách: Một số quốc gia đặt ưu tiên cho các vấn đề xã hội khi sử
dụng ngân sách nhà nước. Ví dụ, Thụy Điển đã đầu tư mạnh vào chương trình phúc lợi xã hội, bao gồm
chăm sóc trẻ em, chăm sóc người già và hỗ trợ thất nghiệp.
Những ví dụ này chỉ ra rằng đầu tư nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước có tác động quan trọng đến
nhiều lĩnh vực của xã hội và kinh tế, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

C) BIỂU HIỆN MỚI TRONG VAI TRÒ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT KINH TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
Độc quyền nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày nay tập trung trong một số hạn chế lĩnh vực.
Về chính trị, các chính phủ, nghị viện cũng được tổ chức như một công ty cổ phần tư bản chủ nghĩa. sự tham
dự của các đảng đối lập cũng chỉ được chấp nhận ở mức độ chưa đe dọa quyền lực không chế của giai cấp tư
sản độc quyền. Với ý nghĩa đó “đa nguyên tư sản” Được tầng lớp tư sản độc quyền sử dụng vừa để làm dịu
đi làn sóng đấu tranh của các tầng lớp nhân dân tiến bộ chống sự bóc lột, khống chế của tư bản lũng đoạn,
vừa làm suy yếu sức mạnh của các lực lượng đối lập. Còn một khi thấy xuất hiện nguy cơ bị mất quyền chi
phối thì lập tức sẽ giải tán chính phủ, quốc Hội hoặc thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp thậm chí đảo chính
quân sự chẳng hạn như những gì xảy ra ở Chile năm 1973, nước Nga năm 1993 và rất nhiều nơi khác…
Viện trợ ưu đãi từ nguồn lực nhà nước có xu hướng gia tăng. Viện trợ cho nước ngoài của chính phủ trở
thành một bộ phận của điều tiết kinh tế trong nước. Được chỉ định thực hiện những dự án đó là một cơ hội
lớn mà không có tập đoàn độc quyền nào không quan tâm. Đó có thể là một phương thuốc cứu nguy trong
bối cảnh hàng hoá tồn đọng, công nghệ lỗi thời hoặc thị giá cổ phiếu sụt giảm,… chỉ cần điều này thôi cũng
đủ lý giải cho thực tế là trong các dự án viện trợ song phương, nước tiếp nhận chỉ được nhận một phần ít ỏi
bằng ngoại tệ còn đa phần là hàng hóa công nghệ thiết bị và chuyên gia của nước cung cấp.

You might also like