Dẫn Chứng Văn 12A9 Chỉnh Sửa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Tổng hợp Dẫn chứng NLXH – Lớp 12A9

➢Tổ 1

DẨN CHỨNG VỀ MỤC ĐÍCH, LÝ TƯỞNG, ƯỚC MƠ

1.Câu chuyện về ước mơ khởi nghiệp của Shark Lê Hùng Anh


CEO Lê Hùng Anh là một doanh nhân trẻ, mới chỉ 36 tuổi nhưng
ông đã có đến hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh startup.
Có thể nói Shark Lê Hùng Anh đã bắt đầu sự nghiệp của mình với
nhiều thử thách và gặp nhiều thất bại. Sinh trưởng trong gia đình nông
nghèo, thuở bé, Hùng Anh chứng kiến cảnh cha mẹ lam lũ trên cánh
đồng khô cằn, thức khuya dậy sớm và tự nhủ phải thật thành công để
đền đáp công ơn cha mẹ. Ông kể rằng từ khi còn là người con của đất
Tam Kỳ (Quảng Nam) vào Sài Gòn trọ học, ông đã ấp ủ ước mơ khởi
nghiệp để có thể lo cho bản thân và giúp đỡ gia đình. Khi còn là sinh
viên, xen kẽ thời gian học, ông tranh thủ lên ý tưởng khởi nghiệp liên
quan công nghệ thông tin. Ông vay mượn tiền người thân tập tành kinh
doanh nhưng đều thất bại, thậm chí đến 7 lần từ dự án thiết kế website,
hệ thống dạy học trực tuyến trắc nghiệm đến cửa hiệu bác sĩ máy tính...
Vị “cá mập” đến từ Quảng Nam này cho biết, ông khởi nghiệp từ hai
bàn tay trắng, từng thất bại nhiều lần trước khi gây dựng thành công
BIN Corporation Group tại nhiều quốc gia. Tính đến tháng 30/8/2022,
doanh nhân Lê Hùng Anh đã trở thành giám đốc điều hành của tập
đoàn Quốc tế đa ngành BIN Corporation Group với 10 thương hiệu
hoạt động toàn cầu.

2. Rosie Nguyễn và hành trình đi tìm ước mơ, lý tưởng sống của
mình
Rosie Nguyễn không chỉ là một blogger du lịch nổi tiếng mà cô
còn là người viết sách, là tác giả của cuốn sách truyền lửa nhiệt huyết
đến các bạn trẻ - "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu". Sau khi ra trường và đi
làm, Rosie cảm nhận được không gian văn phòng chật hẹp, những công
việc lặp đi lặp lại đầy vô vị, nhịp sống hằng ngày cũng chỉ xoay quanh
những việc đi làm rồi về nhà. Ở độ tuổi 25 dù đang làm trưởng phòng
cho một công ty đa quốc gia, dù công việc lương cao là thế nhưng
Rosie vẫn cảm thấy cuộc sống chưa thật sự lấp đầy. Cô luôn tự hỏi điều
gì khiến mình hạnh phúc nhất, lý tưởng của cuộc đời mình là gì. Rosie
không muốn chấp nhận một cuộc sống an phận, cômuốn lấp đầy đời
mình bằng những trải nghiệm phong phú và sự cháy bỏng hết mình
trong hành trình đeo đuổi những mục tiêu của bản thân. Rosie trở lại
với ước mơ từ hồi nhỏ của là trở thành một nhà văn, cô bắt đầu tập viết
lách nhiều hơn, đi nhiều hơn để khám phá thế giới và để học hỏi thêm
những nền văn hóa khác nhau thay vì chỉ dành cả ngày trong bốn bức
tường quen thuộc. Sau 6 tháng thức khuya dậy sớm lên ý tưởng, viết
lách thì vào năm 2015, Ta ba lô trên đất Á - quyển sách đầu tay của
Rosie Nguyễn ra đời. Quyển sách được cho là cẩm nang du lịch đầu
tiên bằng tiếng Việt. Một năm sau đó, cô tiếp tục cho xuất bản “Tuổi trẻ
đáng giá bao nhiêu”, đây là quyển sách thành công nhất về mặt thương
mại của Rosie Nguyễn khi nó liên tục nằm trong danh mục sách bán
chạy của các trang thương mại điện tử, nằm trong top 10 cuốn sách có
ảnh hưởng nhất dành cho độc giả trẻ 2019. Đồng thời cô còn là giáo
viên Yoga, sở hữu gia tài “du lịch bụi” đến 20 quốc gia, được bạn bè
dành tặng danh hiệu “Phượt thủ chuyên nghiệp”. Rosie Nguyễn đã
thành công trong việc theo đuổi niềm đam mê và lý tưởng sống của
mình.

3. Mô hình khởi nghiệp từ cây quýt hoi của cô gái người Mường với
lý tường đem loại trái cây này đến khắp dải đất hình chữ S
Như cô Mường Hà Hồng Nhung, cô gái người Mường với ước mơ
mang trái quýt Thanh Hóa quê cô đến khắp mọi miền cả nước. Chứng
kiến quýt chín rụng khắp nơi, cô gái trẻ nung nấu ý nghĩ không thể để
tình trạng lãng phí như thế, khi đời sống người dân vẫn còn khó khăn
bộn bề. Ý tưởng manh nha trong đầu và chị qyết định khởi nghiệp với
các chế phẩm từ quả quýt hoi địa phương. Từ khi lên ý tưởng vào năm
2019, chị đã bàn với những người bạn trẻ khác cách để thu mua, chế
biến, từ đó thành lập mô hình trồng trọt và mở rộng quy mô. Từ ước
mơ của chị, chị không những đã khởi nghiệp thành công mà còn mang
lại việc làm cho nhiều thanh niên, đưa Quýt hoi Bá Thước đến nhiều
nơi và tạo một hướng tiếp cận mới cho ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa.
Chị đã đưa quýt hoi từ một loại cây dại trên đồi núi, không mang lại giá
trị kinh tế cao cho hộ dân nơi đây thành nguồn thu nhập chính cho
nhiều ngưởi dân và con em lớn lên không phải bươn chải tha hương mà
có thể làm giàu trên chính quê hương mình. Điều đó quả thật là một
điều đáng trân trọng.

4. Câu chuyện về tình yêu và niềm mơ ước làm vận động viên điền
kinh của Nguyễn Thị Oanh
Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn xã Mỹ Hà , huyện Lạng Giang
– cái nôi của phong trào việt dã tỉnh Bắc Giang, nữ vận động viên Điền
kinh sinh năm 1995 Nguyễn Thị Oanh đã làm quen với đường chạy và
sớm khẳng định tài năng tại các giải địa phương. Cái duyên với môn
điền kinh đến với Oanh từ khi cô đi theo cổ vũ chị gái tham gia giải
chạy phong trào. Từ đó, vận động viên điền kinh đã dần trở thành niềm
mơ ước của cô gái nhỏ nhắn sinh năm 1995 này. Trong những ngày đầu
tham gia , Oanh gặp nhiều khó khăn khi hạn chế về thể hình do
cânnặng chưa tới 40 kg và chỉ cao khoảng 1m5 nên không đủ điều kiện
vào. Oanh từng được chẩn đoán mắc bệnh viêm cầu thận, một loại bệnh
phải hạn chế vận động và phép màu đã đến sau 3 tháng khi căn bệnh đã
được chữa khỏi hoàn toàn. Cô đã mất khá nhiều thời gian để hồi phục
và nhờ có một ước mơ lớn lao, tinh thần luyện tập và sự cố gắng luyện
tập đã giúp “ cô bé hạt tiêu” được triệu tập vào đội tuyển Điền kinh
quốc gia. Đặc biệt, trong năm 2019, Nguyễn Thị Oanh đã gây ấn tượng
khi giành được 3 huy chương vàng tại Sea Games 30 trên đất Philipines
ở các nội dung: 1500m, 5000m và 3000m vượt chướng ngại vật.

5. Đam mê nghiên cứu khoa học và hành trình trở thành một những
nhà khoa học nữ ành hưởng nhất thế giới của bà Nguyễn Thục
Quyên
Nguyễn Thục Quyên được biết đến là nhà khoa học nữ nổi tiếng
người Mỹ gốc Việt. Bà sinh ra trong một gia đình đông con, nghèo khó
nhưng bà không ngừng cố gắng vượt qua những trở ngại trong cuộc
sống để đạt được khát vọng của bản thân. Khi mới đi học ở Mỹ, bà bị
giáo viên chế nhạo trước cả lớp vì khả năng nói tiếng Anh kém thế
nhưng chỉ sau ba tháng, bà là một trong bảy nghiên cứu sinh xuất sắc
được Đại học California trao học bổng. Tính đến tháng 3/2022, bà sở
hữu bảy phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu và là một trong
số ít nhà khoa học nữ bốn năm liền được vinh danh trong danh sách
những nhà khoa học nhiều trích dẫn nhất thế giới (HCR). Bà luôn
có khát vọng định vị khoa học Việt Nam trên bản đồ thế giới và xây
dựng viện nghiên cứu với phòng lab tối tân, mở những workshop kết
nối các nhà khoa học trẻ Việt Nam với thế giới bên ngoài. Lý tưởng ấy
giờ đây đã được hữu hình hoá không chỉ bằng nỗ lực mà còn cả tâm
huyết dồn vào cái mục đích cuộc đời bà. “Hãy tin vào bản thân mình và
khi bạn có ước mơ, hãy biến nó thành sự thật, đừng để mọi người làm
bạn thay đổi ý định đó” . Bà là tấm gương sáng cho những con người
dám thực hiện ước mơ, dám vượt qua trở ngại, khó khăn để tiến bước
đến đỉnh vinh quang của cuộc đời.

➢Tổ 2

NHÂN CÁCH CAO ĐẸP


❖Sống vì cộng đồng, lòng nhân ái:

Chuyến xe 0 đồng của tài xế đặc biệt ở Hà Nội


Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội – nơi được ví như trái tim của nước ta, anh
Nguyễn Anh Tuấn chỉ là nhân viên một công ty về điện mặt trời nhưng
với tấm lòng nhiệt huyết vì cộng đồng, những chuyến xe nghĩa tình do
anh làm chủ đã đưa đón được hàng trăm gia đình khó khăn. Những
chuyến xe 0 đồng chỉ là một trong nhiều việc thiện mà anh Tuấn thực
hiện trong hơn 10 năm qua. Những năm 2011-2015, sau khi tan làm,
anh thường tham gia các hoạt động giúp đỡ người lao động nghèo. Đầu
năm 2022, người đàn ông "nghiện lo chuyện bao đồng” tham gia nhóm
"Những chuyến xe yêu thương" để chở bệnh nhân nghèo miễn phí. Từ
ngày tham gia nhóm thiện nguyện này, anh Tuấn đã nhận chở các bệnh
nhân có hoàn cảnh khó khăn về tận nhà. Với anh, mỗi chuyến đi là cơ
hội được giúp đỡ người khác theo một cách thiết thực nhất. Những
chuyến xe của anh chính là những hành trình ấm áp, lan tỏa yêu thương
để các bệnh nhân thấy rằng cuộc sống còn rất nhiều trái tim nhân ái và
dù ở đâu, họ sẽ không cô độc và bị bỏ lại phía sau.

Câu chuyện của nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Lê Quang Long
Vốn sinh ra ở một vùng quê nghèo của tỉnh Quảng Nam, nên nhiếp ảnh
gia trẻ tuổi Lê Quang Long hiểu hơn ai hết sự khó khăn của người nông
dân. Vì thế, trong hơn 10 năm qua, anh Long vẫn đều đặn đến những
nơi cần sự giúp đỡ, cũng như đang "dành hết tình yêu cho những bạn
nhỏ vùng cao" và thắp sáng những mảnh đời khó khăn bằng những dự
án thiện nguyện vô cùng ý nghĩa của anh. Là người sáng lập ra dự án
"Những bước chân xanh" vào tháng 6 năm 2020 - dự án tập trung giúp
đỡ các trẻ em và người lao động ở vùng cao. Dự án này của Lê Quang
Long đã nhận được sự đồng hành của các bạn trẻ có chung tinh thần tự
nguyện, muốn đóng góp sức lực cho các hoạt động nhân văn, mang tính
xã hội. Song song với "Những bước chân xanh", anh Long còn lập
thêm dự án "Bếp Hoàng Cầm" - nơi thắp sáng ước mơ no bụng đến
trường của rất nhiều em nhỏ vùng cao. Từ những hành động và việc
làm giản đơn, là những bữa trưa giúp các em bé ấm bụng, nhưng những
bữa cơm ấy, mỗi ngày, đã nâng đỡ bước chân các em đến trường, giúp
các em gần hơn với ước mơ của mình.

Tấm lòng cao cả của streamer nổi tiếng


Streamer Độ Mixi với việc đã ủng hộ làm từ thiện ở nhiều địa phương
khó khăn chính là một tấm gương sáng về lòng nhân ái. Nổi danh với
công việc là một streamer mang đến cho mọi người những giây phút
giải trí đầy niềm vui, anh Phùng Thanh Độ đã ý thức được tầm ảnh
hưởng lớn của mình với giới trẻ. Kể từ cuối năm 2019, cứ vào mỗi dịp
Trung thu hay năm mới, anh lại kêu gọi người xem của mình ủng hộ,
ngoài ra anh cũng trích ra một phần thu nhập cá nhân và gia đình để sử
dụng cho việc từ thiện. Với số tiền đó, anh và những cộng sự đã thực
hiện rất nhiều dự án ý nghĩa, từ xây trường học cho trẻ em, xây cầu bắt
ngang sông, xây nhà tình thương cho những người có hoàn cảnh khó
khăn. Những bản làng vùng cao Cao Bằng, Nghệ An, Lai Châu nơi
bước chân anh đi qua đều như có thêm niềm vui mới. Đặc biệt anh luôn
kê khai rõ ràng, chi tiết về số tiền người xem đã ủng hộ thiện nguyện,
có năm lên đến 1,3 tỷ đồng, đã được sử dụng vào dự án nào. Hành động
của anh thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng làm sao!

❖Lòng tự trọng:
Câu chuyện xin thoát hộ nghèo tại Cà Mau
Bà Nguyễn Thị Chi, ngụ tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là một
tấm gương sáng đương thời cho lòng tự trọng. Xuất phát điểm nghèo
khó, chồng con lại mắc bệnh hiểm nghèo, gia tài cha mẹ để lại cũng đã
phải bán đi để chi trả thuốc men, nhiều năm liền gia đình bà đều nằm
trong diện hộ nghèo của xã. Tuy tuổi đã ngoài 60 nhưng cuộc sống khó
khăn đã đẩy đưa bà lặn lội hàng chục cây số mỗi ngày buôn bán để
mưu sinh, khi rãnh rỗi lại tìm đến những đám tiệc xin đước rửa bát,
quét dọn thuê… Cái nghèo cái đói cứ đeo bám bà là thế, tuy nhiên sau
hơn 10 năm mang danh hộ nghèo, bà Chi đã quyết định viết đơn xin
được xóa tên khỏi danh sách của xã vì cảm thấy bản cuộc sống gia đình
mình nay đã khá khẩm hơn trước, đồng thời vẫn còn đó những gia đình
hiện đang chật vật chống chọi với cơm áo gạo tiền hơn gia đình bà. Tuy
sẽ không được hưởng nhiều quyền lợi từ chính sách của nhà nước, thế
nhưng bà đã ý thức được lòng tự trọng của bản thân và muốn nhường
sự giúp đỡ ấy cho những người xứng đáng hơn mình. Thật đáng trân
quý làm sao con người ấy!

Lòng tự trọng của anh Bùi Văn Trọng


Anh Bùi Văn Trọng, trú tại Phú Thọ chính là một tấm gương sáng về
lòng tự trọng. Cuối tháng 3 năm 2022, anh vô tình nhặt được một chiếc
túi xách màu đen trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Sau khi
kiểm tra bên trong, anh Trọng phát hiện có tổng số tiền 500 triệu đồng
và một vài giấy tờ tùy thân mang tên Nguyễn Thị Thùy Năng. Thế
nhưng lòng tham trong con người anh đã không chiến thắng được cái
tâm chính nghĩa, anh mang chiếc túi xách đến cho cơ quan công an
huyện Yên Bình với mong muốn trả lại cho người mất. 2 ngày sau,
chiếc túi xách đã được trao trả cho chủ nhân dưới sự chứng kiến của cơ
quan chức năng và anh Trọng. Hành động của anh thật đáng trân trọng
làm sao!

❖Sự tử tế:
Sự tử tế của anh tài xế Nguyễn Hiền Phong
Anh Nguyễn Hiền Phong (24 tuổi, ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái
Nước, tỉnh Cà Mau) - hiện đang là một tài xế taxi. Trong một lần chở
khách đến nhà thờ Tắc Sậy (TX.Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) thì nhặt được
một chiếc ví bên trong có chứa 4.000 USD cùng số tiền mặt và giấy tờ
tuỳ thân bị bỏ quên trên một ghế đá. Tìm kiếm khắp xung quanh nhưng
không gặp được chủ nhân chiếc ví nên nam tài xế đã điều khiển
phương tiện về địa phương, trình báo Công an xã Tân Hưng Đông,
huyện Cái Nước. Đồng thời, anh Phong cũng đăng thông tin lên các
trang mạng xã hội để việc tìm kiếm diễn ra dễ dàng hơn. Qua xác minh,
Công an xác định chủ nhân chiếc ví trên là chị Huỳnh Như (quốc tịch
Mỹ). Trước sự chứng kiến của ngành chức năng địa phương, anh
Phong đã trao lại chiếc ví có 4.000 USD cùng nhiều giấy tờ quan trọng
cho chị Như vào trưa 12/9/2022.
❖Lòng dũng cảm:
Lòng dũng cảm và hi sinh của lính cứu hoả ở Hà Nội
Tiêu biểu cho sự gan dạ của con người trong cuộc sống, ta không thể
không nhắc đến liệt sĩ Đỗ Đức Việt. Ngày 1/8/2022, trong nỗ lực dập
tắt đám cháy ở phường Quan Hoa, thành phố Hà Nội, anh đã hy sinh
anh dũng, nằm lại trong biển lửa. Trước đó, anh cùng đồng đội đã
thành công xử lý một vụ hoả hoạn lân cận. Không chỉ cứu giúp mọi
người, tháng 2-2021 hình ảnh người chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa
cháy với gương mặt, đôi tay lấm lem khói đen đã cứu 1 chú cún đang
mang bầu ra khỏi cơn hỏa hoạn. Sự can đảm này đã nhận đượcsự nể
phục của cộng đồng người dân Việt Nam và đồng thời là các đề xuất
khen thưởng của các bộ phận cấp cao Nhà nước. Tuy anh đã mất nhưng
hình ảnh người chiến sĩ dũng cảm đó vẫn luôn tồn tại trong lòng mỗi
người chúng ta.
❖Sự đồng cảm:
Sự đồng cảm sâu sắc của cô giáo Phạm Thị Huyền
Trong cuộc sống ngày càng phát triển thì kiến thức và con chữ có vai
trò vô cùng quan trọng với mỗi người chúng ta.Tuy nhiên không phải
đứa trẻ nào cũng có thể được ngày ngày đến lớp như bao đứa trẻ khác.
Chúng được sinh ra trong gia đình khó khăn, phải mưu sinh kiếm sống
cùng cha mẹ từ bé hay phải chịu nỗi dày vò từ bệnh tật. Với tấm lòng
thương người cũng như sự đồng cảm to lớn dành cho những đứa trẻ ấy
mà cô Phạm Thị Huyền đã mở ra “Lớp học linh hoạt”. Nơi đó là nơi cô
cùng biết bao học sinh nghèo viết nên những hy vọng cho một tương lai
tương sáng hơn,tràn đầy hi vọng. Lớp học có tuổi đời 23 năm và vẫn
hàng ngày mang đến tri thức, niềm vui nho nhỏ cho các em học
sinh."Lớp học của tôi hầu như các em đều rất đặc biệt, hoàn cảnh vô
cùng khó khăn. Có bạn không có mẹ, có bạn không có bố, sinh ra
không có hộ khẩu, không có giấy khai sinh cho nên các bạn không
được đến trường", cô Huyền chia sẻ. Ngoài dạy viết chữ, đánh vần thì
cô Huyền còn dạy các em cắm hoa, dạy hát và các hoạt động để phát
triển các kỹ năng cho các em. Không quản nắng mưa, đến nay 23 năm
là hành trình cô Huyền đã gieo chữ ở lớp học của tình người, tình yêu
nghề này. Nhờ có cô mà rất nhiều người tưởng chừng đã gục ngã trước
số phận nay đã vượt qua nó và có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

➢Tổ 3
DẪN CHỨNG NLXH TỔ 3
Vượt Khó Vươn Lên:

1. Tấm gương học sinh nghèo vượt khó học giỏi - Nguyễn Thị Thảo
Vân:
Em Nguyễn Thị Thảo Vân (học sinh lớp 9A, Trường THCS Đội Bình,
tỉnh Tuyên Quang) sinh ra trong một gia đình nghèo, bố bệnh nặng phải
điều trị nhiều năm nhưng rồi cũng không qua khỏi, một mình mẹ gồng
gánh chăm lo cho cả gia đình. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của mình,
Thảo Vân luôn cố gắng phấn đấu từng ngày, chịu khó, chăm ngoan,
học giỏi. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy, Vân đã đạt nhiều
thành tích cao trong học tập. Nhiều năm liền em đều đạt học sinh giỏi.
Năm học trước, Vân học lớp 8 nhưng đã thi vượt cấp. Sau khi xuất sắc
đạt giải nhất môn Ngữ Văn trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp
9, năm học 2021-2022, em vinh dự trở thành học sinh đạt giải cao nhất
trong toàn huyện.Năm học 2020-2021, Thảo Vân được nhận học bổng
từ Tập đoàn VinGroup dành cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó
khăn vươn lên trong học tập. Với kết quả xuất sắc trong kỳ thi vừa qua,
cô học trò giỏi giang đã được tuyển thẳng vào Trường THPT Chuyên
Tuyên Quang.
2. Chàng trai khuyết tật vượt qua nghịch cảnh - Lê Văn Thạch:
Anh Lê Văn Thạch, 38 tuổi, ở xã Đoàn Kết, TP Kon Tum (Kon Tum),
bị khuyết tật teo chân từ nhỏ sau khi mắc phải căn bệnh sốt bại liệt.
Nhưng không bằng lòng số phận, anh đã tìm cách vươn lên trong cuộc
sống và tạo việc làm cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Sau
khi buộc phải dừng lại việc học ở cấp THCS, anh Thạch làm đủ thứ
việc để kiếm tiền. May mắn đến với anh khi anh tự thành lập và khai
triển dự án “Hòa nhập người khuyết tật trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai
và đa dạng hóa thu nhập” đầu năm 2016. Anh Thạch cũng đồng thời
thành lập nhóm “Tự lực” sản xuất chổi tự đơm và vận động thêm 13
người cùng cảnh ngộ tham gia dự án. Năm 2021, sau nhiều năm hoạt
động, nhóm “Tự lực” làm được khoảng 10.000 cây chổi mỗi năm. Với
giá bán hiện tại khoảng 35.000 - 60.000 đồng một cây, doanh thu của
nhóm đạt từ 150 - 250 triệu đồng mỗi năm. Với thu nhập ấy, anh cùng
nhóm “Tự lực” đã vươn ra khỏi cảnh nghèo khó và tạo ra việc làm cho
nhiều người đồng cảnh ngộ khác.

3. Cậu học sinh khuyết tật - Võ Ngọc Đèo:


Võ Ngọc Đèo sinh năm 2002, là con lớn của anh Võ Ngọc Huyền và
chị Lê Thị Thắm ngụ xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò. Khi vừa sinh
ra, Đèo đã có thân hình “dị thường”, cột sống cong vẹo nghiêng về một
bên, chỉ nặng khoảng 2kg, em được chẩn đoán mắc bệnh vẹo cột sống
bẩm sinh. Dù gia đình cố gắng chữa trị nhưng bệnh không khỏi, căn
bệnh quái ác làm cuộc sống của em gặp rất nhiều khó khăn, từ việc di
chuyển, sinh hoạt… 18 tuổi nhưng thân hình Đèo nhỏ xíu, chỉ cao
0,8m, nặng 24kg. Thế nhưng, không khuất phục trước số phận, em Đèo
đã cố gắng rèn luyện kiên trì để đôi tay có thể cầm viết. Suốt 12 năm
học phổ thông, em luôn đạt thành tích khá, giỏi. Không dừng lại ở đó,
bằng sự cố gắng bền bỉ, tinh thần hiếu học đã giúp Võ Ngọc Đèo vượt
qua giới hạn khiếm khuyết thân thể để thực hiện ước mơ trở thành sinh
viên ngành Công nghệ thông tin 2020, Trường Đại học Đồng Tháp.

4. Cô gái không tay đầy nghị lực - Lê Thị Thắm:


Lê Thị Thắm sinh năm 1998, quê ở xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn.
Ngay từ khi sinh ra, chị đã không may mắn bị khiếm khuyết hai cánh
tay. Thế nhưng với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, Thắm đã khổ
luyện bằng chính đôi chân của mình để tự viết, tự sinh hoạt, cố gắng
học tập như bao người bạn khác. Cô gái bất hạnh này đã thực hiện ước
mơ đèn sách của mình như bao bạn bè đồng trang lứa khác với thành
tích đáng nể 12 năm liên tiếp là học sinh giỏi. Năm 2016, để tiện cho
việc học hành và gia đình chăm sóc, Thắm quyết định thi và đỗ vào
Trường Đại học Hồng Đức. Trong 4 năm học ở trường, Thắm luôn là
sinh viên giỏi của trường và được nhận học bổng, được Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT khen thưởng về tấm gương vượt khó. Tháng 7 năm 2020,
Thắm tốt nghiệp Đại học Hồng Đức khoa sư phạm Tiếng Anh và trở về
quê mở lớp dạy học tiếng Anh tại nhà cho các em nhỏ.
5. Tấm gương vượt khó học tập tốt - Trần Thị Huyền:
Trần Thị Huyền sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh rất
khó khăn, thuộc hộ nghèo của xã Yên Phong (huyện Yên Mô). Bố
Huyền vốn ốm yếu, sau lại lâm bệnh nặng vì phải chịu nỗi đau quá lớn
trước sự ra đi đột ngột của người con trai cả và mất khả năng lao động
sau đó. Còn Huyền, việc tận mắt chứng kiến anh trai bị điện giật và ra
đi trong đau đớn tưởng sẽ khiến em gục ngã. Nhưng trái lại, em đã
mạnh mẽ vượt qua nỗi đau về tinh thần để vươn lên khẳng định mình,
trở thành niềm an ủi, động viên lớn lao của bố mẹ. Năm học 2020-
2021, em đã xuất sắc đạt giải Nhì tại kỳ thi chọn sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc
biệt, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vừa qua, Huyền đã đạt kết
quả khá cao, với tổng 3 môn Toán, Lý, Văn khối C01 đạt 25,30 điểm;
trong đó, môn Toán đạt 8,80 điểm, môn Lý là 8,25 điểm và môn Văn là
8,25 điểm.

➢Tổ 4
DẪN CHỨNG NLXH TỔ 4
Truyền Cảm Hứng
Phi 1 chân – “Ở đâu có người nghèo, alo tôi tới!”
“ Phi 1 chân “ tên thật là Lương Phi sinh năm 1990 và lớn lên ở
Quảng Nam. Anh sinh ra với cơ thể bình thường như bao người khác
nhưng một biến cố đã xảy đến với anh khi còn bé đã lấy đi bên
chân trái của anh. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến anh cả về
cơ thể lẫn tinh thần, khiến anh mặc cảm và tự ti rất nhiều về khiếm
khuyết của mình. Nhưng thay vì gục ngã trong sự cố ấy, anh đã có
thể vượt qua. Hơn thế nữa anh còn bắt đầu giúp đỡ những người có
hoàn cảnh khó khăn như anh bằng cách chia sẻ các video về họ đến
những mạnh thường quân. Những hành động của anh đã lan tỏa một
niềm tin tích cực rằng chỉ cần còn hi vọng ta sẽ vẫn chiến đấu chống
lại những khó khăn trong cuộc đời.
Đinh Võ Hoài Phương – Vloger du lịch truyền cảm hứng
Đinh Võ Hoài Phương một chàng trai trẻ đến từ Bến Tre hay còn
được biết đến là một Food-Travel Vlogger Khoai Lang Thang. Từ
một chàng trai kỹ sư xây dựng không biết gì về Youtube. Nhưng hiện
tại anh đã trờ thành một Vlogger đình đám, có sức ảnh hưởng trên
MXH hiện nay gây dấu ấn trong lòng khán giả bởi ngoại hình điển
trai và sự gần gũi, mộc mạc. Anh sở hữu hàng trăm video du lịch
khắp trong và ngoài nước. Hành trình gom góp xây dựng 30 sân chơi
cho 30 điểm trường trên toàn quốc của anh đã tạo ra nguồn cảm hứng
nhân văn lan rộng tới cộng đồng. Nếu đã xem video của anh thì bất
kỳ ai cũng phải trầm trồ khen ngợi giọng nói ấm áp và tính cách cởi
mở, thân thiện của anh. Những yếu tố đó đã giúp anh tạo được thiện
cảm cho người đối diện. Các fan mong muốn anh trở thành nhân vật
được các tổ chức bầu chọn là người truyền cảm hứng của năm. Với
những video chân thật truyền cảm hứng cho cộng đồng du lịch vào
25/7/2020 anh được giải thưởng “Travel Blogger Of The Year”.
Phạm Quốc Việt – Từ tài xế xe ôm đến nhà sáng lập nhóm cứu
hộ miễn phí
Phạm Quốc Việt (SN 1987) là một trong những nhân vật truyền cảm
ứng rất nhiều trong năm 2019. Tháng 6/2016 anh bị tai nạn giao
thông nhưng mãi sau 15 phút mới được giúp đỡ. Năm 2017 anh lên
Hà Nội làm tài xế xe ôm mưu sinh, gặp một người đàn ông say rượu
nằm trên đường, chảy nhiều máu. Nhớ lại hình ảnh của mình năm
2016, mặc kệ những lời can ngăn anh lao vào sơ cứu và nhận được
lời cảm ơn đầu tiên như thế. Trong suốt 2 năm rưỡi sau đó, anh âm
thầm làm công việc sơ cứu cho nhiều nạn nhân gặp tai nạn trong khi
chờ xe cấp cứu tới. Tháng 9/2019, anh lập nhóm “Hỗ trợ sơ cứu miễn
phí FAS Angel”, thời gian đầu chỉ có 5 thành viên, sau đó tăng dần
và hiện tại là 84 thành viên. Tính đến hiện tại, FAS Angel đã hỗ trợ
được khoảng 2.500 vụ tai nạn, từ những xây xước nhẹ đến những vụ
tai nạn nặng. Mục đích của FAS Angel là phổ biến cho càng nhiều
người càng tốt những kỹ năng sơ cứu để bảo vệ bản thân và người
xung quanh khi gặp nạn với quy tắc 5 không”: “Không bỏ rơi -
Không thu phí - Không phân biệt - Không tranh cãi - Không kết án”.
Năm 2020, anh Phạm Quốc Việt được tặng danh hiệu Người tốt Việc
tốt vì sáng kiến và những đóng góp của anh cho cộng đồng.

You might also like