Câu 14

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 1:b)

*Nguyên nhân chính của tình trạng này có thể kể đến là do tình trạng loãng xương. Đây là một
bệnh lý phổ biến, đặc biệt là đối với đối tượng phụ nữ lớn tuổi. Phối hợp cùng với quá trình
thoái hóa dẫn đến nguy cơ gãy xương cao hơn. Ngoài ra, loãng xương ở người già cũng có thể
làm tăng thêm nguy cơ chấn thương do thay đổi về dáng đi, tư thế không ổn định hoặc dễ mất
thăng bằng.

Đối với những người lớn tuổi, chức năng của hệ tiêu hóa không ổn định cũng có thể dẫn đến
tình trạng không đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng. Khiến cho khả năng lành vết thương nói
chung hay khả năng lành xương nói riêng đều không được duy trì ở mức tốt như đối với người
trẻ tuổi. Quá trình lành xương có thể diễn ra chậm hơn rất nhiều, chất lượng can xương yếu,
nguy cơ tái gãy cao.

Bên cạnh đó, khả năng bị gãy xương cũng tăng lên nếu như bạn mắc phải các bệnh lý xương
khớp khác như viêm khớp dạng thấp hoặc có dùng một số loại steroid nhất định. Đối tượng thừa
cân béo phì, hút thuốc lá hay lạm dụng đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, những người gặp phải tình
trạng rối loạn nội tiết tố, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc là mãn kinh sớm cũng có nguy cơ
gãy xương rất cao.

*Chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương.
-Bỏ thói quen hút thuốc và kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu
đường là rất quan trọng. Lý do là vì các chất hóa học trong khói thuốc lá và lượng glucose cao
sẽ gây cản trở quá trình liền xương.
-Bỏ thuốc lá vì các chất hóa học trong khói thuốc lá sẽ gây cản trở quá trình liền xương
-Luyện tập thể dục thể thao phù hợp để tăng cường phục hồi gãy xương

Câu 2: b)

-Có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở ruột non vì ở đó có đủ các loại
enzyme phân giải thức ăn.

- Nâng cằm: Bằng cách nâng cằm lên, bạn giúp mở đường hô hấp của nạn nhân, tạo điều kiện
cho không khí đi vào phổi một cách dễ dàng hơn.Nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân sẽ giúp
hạn chế việc không khí sau khi thổi vào quay trở lại mũi, miệng đi ra ngoài.
+Bóp mũi: Bằng cách bóp mũi của nạn nhân, sẽ giúp hạn chế việc không khí sau khi thổi vào
quay trở lại mũi, miệng đi ra ngoài.
=>Như vậy, việc nâng cằm và bóp mũi khi thổi ngạt là để đảm bảo hơi thở của bạn đi vào phổi
của nạn nhân một cách hiệu quả, giúp duy trì sự sống trong tình huống khẩn cấp. Nhờ đó, nạn
nhân sẽ nhận được nhiều oxygen hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo.
Câu 3:
a) Vacxin giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của cơ
thể nhận diện vacxin là vật lạ sẽ tiêu diệt và ghi nhớ chúng, từ đó tạo được trí nhớ miễn dịch.
Về sau khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh
nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.
b)Nếu một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận nhóm máu A và
nhóm máu O.
- Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ xảy ra hiện tượng kết dính làm phá hủy hồng cầu của
máu truyền ngay trong lòng mạch máu, đồng thời, có thể gây ra hiện tượng sốc và nguy hiểm
đến tính mạng người nhận máu.
c) Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý:
- Buộc dây garô ở vị trí gần sát vết thương (cao hơn vết thương về phía tim).
- Buộc dây garô với lực ép đủ làm cầm máu, tránh trường hợp thắt quá chặt.
- Ghi chú thời gian đặt garô, không buộc quá lâu vì có thể làm hoại tử phần cơ quan bên dưới
chỗ thắt garô.
-Vị trí đặt garo ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thương vì: Phía trên vết
thương có động mạch gần tim hơn. Do đó, việc đặt garo ở phía trên vết thương sẽ làm ngừng sự
lưu thông máu tiếp tục đến vết thương (cầm được máu).

You might also like