Văn hóa - Chủ nghĩa tư bản

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Dương Thúy Hiền – 11217242

Lê Đặng Ngọc Huyền - 11217254

Văn hóa – Chủ nghĩa tư bản


Cơ sở lý luận:
- Quyền tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận (freedom of speech) là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một
cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả
thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý. Quyền "tự do biểu đạt" (freedom of expression)
đã được công nhận là quyền con người trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR)
và luật nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc. Nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền tự do
ngôn luận trong hiến pháp. Các thuật ngữ tự do ngôn luận và tự do biểu đạt thường được
sử dụng thay thế lẫn nhau trong các diễn ngôn chính trị. Tuy nhiên, trong ngôn từ pháp
lý, tự do biểu đạt bao hàm tất cả hoạt động tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt bất kỳ thông
tin hoặc ý kiến nào thông qua mọi phương tiện truyền thông.
- Chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa cá nhân hay còn gọi là cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa cá thể là một thuật ngữ
được sử dụng để mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc đạo
đức trong đó nhấn mạnh đến lợi ích của mỗi cá nhân, sự độc lập của con người và tầm
quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ
trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên
ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc
bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác.

Cơ sở thực tiễn:
- Quyền tự do ngôn luận
Điều 19 của UDHR quy định rằng "ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không bị can
thiệp" và "ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm,
tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến tất cả các loại, không kể biên giới quốc gia, bất
kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ
phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ". Điều 19 trong ICCPR
sau đó cải thiện điều này với việc chỉ ra rằng việc thực hiện các quyền này mang theo
"nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt" và "theo đó phải tuân theo các hạn chế nhất định" khi
cần thiết "để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác" hoặc "để bảo vệ an
ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng".
- Chủ nghĩa cá nhân
" Không có chủ nghĩa cá nhân, Smith lập luận, các cá nhân không thể tạo ra những tài sản
đồ sộ để làm tăng hanh phúc của mỗi cá nhân. William Maccall, một nhà Nhất thể, và có
thể là bạn của Smith, đưa ra khái niệm này sau đó với ảnh hưởng của John Stuart Mill,
Thomas Carlyle, và Chủ nghĩa Lãng mạn Đức, với cùng một hàm ý tích cực năm 1847
trong tác phẩm "Elements of Individualism".

Luận điểm 1: Chủ nghĩa cá nhân


Chủ nghĩa cá nhân hay còn gọi là cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa cá thể là một thuật ngữ
được sử dụng để mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc đạo
đức trong đó nhấn mạnh đến lợi ích của mỗi cá nhân, sự độc lập của con người và tầm
quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ
trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên
ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc
bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác.
Chủ nghĩa cá nhân có mối quan hệ phức tạp với chủ nghĩa vị kỷ (hiểu đơn giản là ích kỷ).
Mặc dù một số nhà cá nhân chủ nghĩa cũng là những người vị kỷ, các nhà cá nhân chủ
nghĩa thường không tranh luận rằng ích kỷ về bản chất là tốt vốn có ngay từ khi sinh ra.
Thay vào đó, họ tranh luận rằng các cá nhân không có trách nhiệm ràng buộc nào đối với
các áp đặt của xã hội (đạo đức); họ quan niệm rằng các cá nhân cần được tự do lựa chọn
theo đuổi cách sống ích kỷ cũng như bất kỳ cách sống nào khác phù hợp với mong muốn
của họ. Một số các nhà các nhân chủ nghĩa khác lại tranh luận rằng vị kỷ là "tính tương
đối của đạo đức" và mô tả tính ích kỷ là một bản chất tốt.
Phương Tây xoá bỏ chế độ phong kiến trước phương Đông nhiều thế kỷ. Đó là điều kiện
tiên quyết để chủ nghĩa cá nhân ra đời cách nay đã hai trăm năm. Đó là khi dân trí đã đủ
cao, cuộc sống vật chất và tinh thần được nâng lên, tầng lớp trí thức “đích thực” đã hình
thành, khiến cho mỗi con người có điều kiện suy nghĩ về những quyền lợi chính đáng của
chính mình khi chung sống trong xã hội. Trước nhất và cơ bản nhất, đó là các quyền tự
do cho mỗi cá nhân. Mỗi cá thể không còn quá lệ thuộc vào cộng đồng, mà phải trở thành
một thành viên độc lập của cộng đồng ấy, có quyền có suy nghĩ riêng, đưa ra ý kiến, quan
điểm riêng, và thể hiện bản thân theo cách riêng. Không ai bị buộc trở thành một cái bóng
mờ nhạt, bị chìm lấp vào đám đông - kể cả đó là cái bóng của vĩ nhân. Tóm lại, bất cứ ai
cũng được quyền thể hiện bản thân, để “tôi phải là chính tôi”.
Một ví dụ điển hình ở đây là Steve Jobs, người đã mặc chiếc áo cổ lọ màu đen và quần
jean mang tính biểu tượng khi còn là CEO. Anh ấy không tuân theo những kỳ vọng của
xã hội về trang phục mà một CEO nên mặc – một bộ vest và một đôi giày lịch sự. Chủ
nghĩa cá nhân này đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong thương hiệu của cả Jobs
và Apple.

Luận điểm 2: Tự do ngôn luận


Tự do ngôn luận (freedom of speech) là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một
cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả
thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý. Quyền "tự do biểu đạt" (freedom of expression)
đã được công nhận là quyền con người trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR)
và luật nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc. Nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền tự do
ngôn luận trong hiến pháp.
Ngày nay, tự do ngôn luận, hoặc tự do biểu đạt, được công nhận trong luật nhân quyền
của quốc tế và từng khu vực. Quyền này được quy định tại Điều 19 của Công ước quốc tế
về Quyền Dân sự và Chính trị, Điều 10 của Công ước châu Âu về Nhân quyền, Điều 13
của Công ước châu Mỹ về Nhân quyền và Điều 9 của Hiến chương châu Phi về Quyền
Con người và Quyền các Dân tộc. Dựa trên lập luận của John Milton tự do ngôn luận
được hiểu là một quyền đa diện bao gồm không chỉ quyền biểu đạt, hoặc phổ biến, thông
tin và ý kiến, mà còn là ba khía cạnh riêng biệt:
- Quyền tìm kiếm thông tin và ý kiến
- Quyền tiếp nhận thông tin và ý kiến
- Quyền truyền đạt thông tin và ý kiến
Ví dụ:
Phần Lan đã được xếp hạng trong Chỉ số Tự do Báo chí là quốc gia có tự do báo chí tốt
nhất trong các năm 2002–2006, 2009–2010 và 2012–2014. Theo Hiến pháp, mọi người
đều có quyền tự do ngôn luận, bao gồm quyền bày tỏ, phổ biến và tiếp nhận thông tin,
quan điểm và các hình thức truyền đạt khác mà không bị bất kỳ ai ngăn cản trước. Các
phương tiện truyền thông đại chúng Phần Lan có một cơ quan tự quản lý riêng điều chỉnh
đạo đức của báo chí. Một cuộc biểu tình hoặc hội họp công cộng khác không cần sự cho
phép của cảnh sát hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác. Nếu một cuộc họp công cộng
được tổ chức ngoài trời, cảnh sát phải được thông báo về sự kiện này không muộn hơn
sáu giờ trước khi cuộc họp dự kiến bắt đầu, nhưng cảnh sát không có thẩm quyền cấm sự
kiện này.
Một số quốc gia châu Á cung cấp các đảm bảo pháp lý chính thức về quyền tự do ngôn
luận cho công dân của họ. Tuy nhiên, những điều này không được thực hiện trên thực tế
ở một số quốc gia. Các rào cản đối với quyền tự do ngôn luận là phổ biến và khác nhau rõ
rệt giữa các quốc gia ASEAN. Chúng bao gồm việc sử dụng vũ lực tàn bạo để đàn áp các
blogger ở Miến Điện, Việt Nam và Campuchia, áp dụng luật về tội khi quân ở Thái Lan,
sử dụng luật phỉ báng và luật an ninh nội bộ ở Singapore và Malaysia, và giết hại các nhà
báo ở Philippines . Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, quyền tự do ngôn luận bị hạn chế đáng
kể ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Tự do ngôn luận đã được cải thiện ở Myanmar trong
những năm gần đây, nhưng vẫn còn những thách thức đáng kể. Không có mối tương quan
rõ ràng giữa các đảm bảo pháp lý và hiến pháp về quyền tự do ngôn luận và các thông lệ
thực tế giữa các quốc gia châu Á.

You might also like