Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
----

TOẠ ĐÀM: HIẾN PHÁP VN 2013 ĐƯỢC LÀM RA


NHƯ THẾ NÀO?

Họ và tên Lớp MSSV

Nguyễn Lâm Minh Châu CLC46B 2153801015030


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2022
Câu hỏi: Anh/ Chị hãy trình bày những điểm mới của Hiến pháp nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992. Trong số
những điểm mới đó, Anh/ Chị tâm đắc nhất với điểm mới nào? Vì sao?

Điểm mới đầu tiên là về thiết chế nhà nước, Hiến pháp năm 2013 đề cao nhân dân,
giao quyền lực nhà nước cho nhân dân “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
do nhân dân làm chủ” (Khoản 2, Điều 2), nhân dân Việt Nam mới là chủ thể làm ra
bản Hiến pháp không giống như trước đây, quyền lực nhà nước nằm trong tay quốc
hội. Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 đã thêm vào nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. So với Hiến pháp năm 1992,
Hiến pháp năm 2013 bên cạnh quy định về phân công, phối hợp đã bổ sung thêm về
kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong kiểm soát quyền
lực nhà nước của bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1992. Thứ hai, một lần nữa
chủ thể là nhân dân được đề cao, được trân trọng trong Hiến pháp năm 2013 trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước. Trước đây, chúng ta cho rằng nhân dân thực hiện quyền
lực nhà nước thông qua các thiết chế dân chủ chứ không được thực hiện một cách trực
tiếp. Nhưng ở Hiến pháp năm 2013, nhân dân có quyền được thực hiện quyền lực Nhà
nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân
và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước mà không chỉ thông qua Quốc hội và
Hội đồng nhân dân như theo Hiến pháp năm 1992. Thứ ba, ở Điều 4 Hiếp pháp năm
2013 đề cao trách nhiệm của Đảng đối với Nhân dân, theo đó, Đảng phải “gắn bó mật
thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (Khoản 2, Điều 4). Đảng lãnh
đạo nhà nước và xã hội nhưng Đảng phải phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm với nhân
dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Và lần đầu tiên mặt trận tổ quốc và các tổ chức
chính trị xã hội có chức năng giám sát và phản biện xã hội.

Trong những điểm mới nêu trên, việc đề cao nhân dân trong Hiến pháp năm 2013
được em đánh giá là một điểm mới quan trọng nhất. Chủ quyền là nhân dân được đề
cao trong Hiến pháp năm 2013 cho thấy được sự tôn trọng và tin tưởng vào nhân dân
của nước ta được thể hiện rõ nét trong trong lời nói đầu, khẳng định nhân dân mới là
người lập hiến và tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân trao
quyền lực để thực hiện. Và một điểm quan trọng mà Hiến pháp năm 2013 đã cho thấy
sự trân trọng nhất định dành cho nhân dân là việc chữ “Nhân dân” được viết hoa.
Ngoài ra, quyền con người, quyền công dân trong bản Hiến pháp này đã được đương
lên chương thứ 2, nó mang ý nghĩa chính trị - pháp lý hết sức quan trọng. Sau khi nói
về chế độ chính trị ở chương 1 thì chương 2 là quyền con người, quyền công dân cho
thấy việc đề cao chủ quyền nhân dân, tầm quan trọng của nhân dân được nâng cao.
Nhìn chung, Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều đổi mới để hoàn thiện về cơ chế cũng
như đề cao vai trò của nhân dân hơn.

You might also like