Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chuyển hóa chất, năng lượng

I. Vai trò của các chất trong cơ thể


1. Vai trò của lipid
Là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng của cơ thể. Ở người bình thường lipid
chiếm 40% trọng lượng cơ thể ( chủ yếu là tryglicerid ). Lipid là chất cung cấp năng
lượng nhiều nhất, ngoài cung cấp năng lượng còn tham gia vào:
- Cấu trúc màng tế bào, màng các bào quan
- Là thành phần quan trọng trong cấu trúc thần kinh, đặc biệt là lớp vỏ myelin của
sợi trục thần kinh
- Cấu tạo hoocmon có nguồn gốc steroid
- Là dung môi hòa tan nhóm vitamin tan trong dầu, vì vậy lipid là nguồn thức ăn
không thể thiếu đặc biệt là lipid chứa acid béo không no có nhiều dây nối đôi
- Các cholesterol là nguyên liệu tạo ra muối mật và acid mật
2. Vai trò của protid
Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong 20 acid amin khi bị khử amin thì 18
acid amin có cấu trúc hóa học cho phép được chuyển thành glucose,19 acid amin
được chuyển thành acid béo. Các glucose và acid béo khi thoái giáng sẽ giải phóng
năng lượng.
- Protein tham gia cấu tạo cơ thể nên có vai trò tạo hình, đây là vai trò chính của
protid. Protid tham gia vào các thành phần cấu tạo của tất cả các tết bào trong
cơ thể.
- Thông qua việc tham gia vào các thành phần cấu tạo của cơ thể,protid có vai trò
quan trong trong các hoạt động chức năng của cơ thể như: vai trò tạo áp suất
keo, miễn dịch, cầm máu và đông máu….
3. Vai trò của gucid
- Cung cấp và dự trữ năng lượng:
+ Là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp và chủ yếu trong cơ thể. 70% năng
lượng của khẩu phần ăn là do glucid cung cấp. Khi phân giải glucose giải phóng
ra năng lượng dưới dạng ATP cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ thể sử dụng
và một phần năng lượng tỏa ra dưới dạng nhiệt.
+ Glycogen ở gan là nguồn dự trữ năng lượng. Khi các tế bào cơ hoạt động mạnh
thì nhu cầu gucose rất lớn, ngoài ra nguồn glucose từ máu mang đến, tế bào cơ
phải thoái hóa lượng glycgen dự trữ của nó để cung cấp glucose cho quá trình
đốt cháy.
- Vai trò tạo hình:
Trong cơ thể glucid tham gia vào các thành phần cấu tạo cơ thể như:
+ Các ribose có trong nhân của tất cả các loại tết bào
+ Fructose có trong tinh dịch
+ Các hyaluronic cùng với nước tạo thành dịch ngoại bào có trong dịch khớp,
dịch kính của mắt.
+ Tham gia cấu tạo nên các condromucoid thành phần cơ bản của mô sụn, thành
động mạch da, van tim, giác mạc…..
+ Một số hoocmon có bản chất glucoprotein (FSH,LH,TSH)
- Tham gia hoạt động chức năng của cơ thể:
Thông qua vai trò tạo hình glucid tham gia nhiều vào hoạt động chức năng của
cơ thể như: cn miễn dịch, bảo vệ, sinh sản, dinh dưỡng, chuyển hóa, tạo hồng
cầu, vai trò trong hoạt động của hệ thần kinh. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ lưu trữ
và thông tin di truyền qua các thế hệ thông qua RNA vad DNA.
II. Sử dụng năng lượng của cơ thể
Năng lượng rất cần thiết cho sự sống trong cuộc sống hằng ngày, năng lượng bị tiêu tốn
mà không được phát sinh thêm. Vì thế để bù đắp năng lượng tiêu hao hàng ngày cơ thể
phải luôn thu nhập năng lượng dưới dạng hoá năng của thức ăn rồi biến đổi nó thành
dạng cần thiết cho quá trình sống. Sư biến đổi đó gọi là chuyển hóa năng lượng. Trong
quá trình biến đổi năng lượng không tự mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Năng lượng là nguyên nhân sinh ra công năng, năng lượng trong cơ thể dưới nhiều dạng
và chúng ta chỉ nhận biết được năng lượng dưới dạng cụ thể của nó như: hóa năng,
động năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng sinh công thẩm thấu, năng lượng vào cơ
thể.
1. Tiêu hao năng lượng cho sự tồn tại và duy trì sự sống
a. Tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ sở
Chuyển hóa cơ sở là năng lượng cần thiết cho cơ thể tồn tại trong điều kiện cơ
sở: không tiêu hóa, không điều nhiệt, không vận cơ, không suy nghĩ.
Đơn vị để tính năng lượng tiêu hoa cho chuyển hóa cơ sở là Kcal/1m2 da/1 giờ
Tuổi: tuổi càng cao chuyển hóa cơ sở càng giảm
Giới: chuyển hóa cơ sở của nữa thấp hơn nam
Nhịp ngày đêm, thay đổi ở phụ nữa có thai, lúc ngu hoặc lúc thức
Chuyển hóa cơ sở trong bệnh lý tuyến giáp. Tăng trong ưu năng tuyến giáp, giảm
trong nhược năng tuyến giáp. Trong suất qt chuyển hóa cơ sở thân nhiệt tăng 1
độ thì chcs tăng 10%, trong suy dinh dưỡng pro năng lượng thì chcs giảm.
b. Tiêu hao năng lượng cho vận cơ
25% hóa năng tiêu hao chuyển thành công co cơ. 7% tỏa ra dưới dạng nhiệt. Tiêu
hoa năng lượng trong vận cơ là Kcal/1kg thể trọng/ 1 phút. Thay đổi theo yếu tố:
- Cường độ vận cơ
- Tư thế trong vận cơ
- Sự thạo nghề
c. Tiêu hao năng lượng cho điều nhiệt
Là năng lượng tiêu hao để giữ cho thân nhiệt ở mức hằng định, để các quá trình
chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường.
d. Tiêu hao năng lượng cho tiêu hóa
Chúng ta ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng cũng chính việc ăn đòi
hỏi cung cấp năng lượng cho quá trình tiêu hóa. Năng lượng tiêu hao thêm là kết
quả của việc chuyển hóa các sản phẩm đã được hấp thu đó gọi là tác dụng động
lực đặc hiệu của thức ăn SDA.
2. Tiêu hao năng lượng cho sự phát triển cơ thể
Phát triển cơ thể ở mức tết bào là làm tăng số lượng và kích thước tế bào khiến cho
cơ thể tăng chiều cao, trọng lượng. Vì thế cơ thể phải tăng tổng hợp từ những chất
tạo hình, phải biến đổi một phần hóa năng của thức ăn thành hóa năng của chất tạo
hình. Tuy nhiên ở cơ thể trưởng thành vẫn cần năng lượng cho sự phát triển cơ thể
như: hồi phục sức khỏe sau khi ốm, hay tạo ra những tế bào bù đắp vào lượng tế
bào già bị chết đi như : hồng cầu, niêm mạc ruột, da…..năng lượng cần tăng lên 1kg
thể tronngj cần 5Kcal.
3. Tiêu hao năng lượng cho quá trình sinh sản
- Tiêu hao năng lượng cho việc tạo thai và tạo các phần nuôi thai phát triển trong
bụng mẹ.
- Tiêu hao năng lượng để làm tăng khối lượng máu trong tuần hoàn, tăng khối
lượng các cơ quan của mẹ để đảm bảo cho quá trình nuôi thai. Ngoài ra còn phải
tiêu hao năng lượng cho việc dự trức để bài tiết sữa sau đẻ. Tất cả bằng 60.000
Kcal cho một lần mang thai.
- Năng lượng cung cấp cho quá trình đẻ, tổng hợp và bài tiết sữa trong thời gian
cho con bú. Trong giai đoạn này người mẹ bài tiết mỗi ngày 500-600ml sữa. Năng
lượng tiêu hao để tổng hợp và bài tiết số lượng sữa này là 550Kcal/ ngày.

You might also like