Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH

DOANH
o0o

TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ THƯƠNG MẠI
CẢNG HÀNG KHÔNG
TÊN ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH NHÓM SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THƯƠNG
MẠI MỤC TIÊU CHO CẢNG HÀNG KHÔNG LONG THÀNH

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hải


Hằng
Mã lớp học phần: 010100017904
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 13
Sinh viên thực hiện:

 Trần Nữ Nhã Lam 2153410389


 Nguyễn Quang Toàn 2153410269
 Lương Minh Đạt 2153410189
 Đặng Thị Ngọc Trinh 2153410062

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

Ngáy …… tháng……năm………

Giảng viên chấm bài


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành tốt đề tài tiểu luận một cách hoàn chỉnh, Nhóm 13 không chỉ
đặt nỗ lực và cố gắng, mà còn nhận được sự hỗ trợ tích cực và những đề xuất hữu ích
từ các giáo viên và bạn bè trong ngành Quản trị Kinh doanh tại Học viện Hàng không
Việt Nam.
Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến Giáo viên Nguyễn Thị Hải Hằng,
người đã truyền đạt kiến thức sâu rộng về môn học Quản trị thương mại cảng hàng
không và tận tình giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình học và thực hiện đề tài của
chúng tôi.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức, cùng với sự thiếu sót trong lý luận
và kinh nghiệm thực tế, bài tiểu luận của chúng tôi không tránh khỏi những điểm
chưa hoàn hảo. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô để có
cơ hội học hỏi và khắc phục những yếu điểm này trong tương lai. Chúng tôi chân
thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất!
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
B. 1. Sơ lược về CHK Long Thành......................................................................2
2. Phân tích thị trường.....................................................................................................3
2.1 Khách hàng..................................................................................................................3
2.1.1 Nhu cầu khách hàng................................................................................................3
2.1.2 Phân khúc khách hàng............................................................................................3
2.2 Đối thủ cạnh tranh......................................................................................................4
2.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh..................................................................................4
2.2.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu.............................................................................4
3. Xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ mục tiêu..............................................................4
3.1 Nhóm sản phẩm, dịch vụ thiết yếu............................................................................4
3.2 Nhóm sản phẩm, dịch vụ cao cấp:.............................................................................5
3.3 Nhóm sản phẩm, dịch vụ theo phân khúc khách hàng...........................................5
4. Xây dựng kế hoạch.......................................................................................................6
4.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu và phát triển......................................................................6
4.1.1 Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh...................6
4.1.2 Phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị trường mục tiêu..........................7
4.1.2.1 Nhóm sản phẩm, dịch vụ thiết yếu......................................................................7
4.1.2.2 Nhóm sản phẩm, dịch vụ cao cấp........................................................................8
4.1.2.2 Nhóm sản phẩm, dịch vụ cao cấp........................................................................9
4.1.3 Xây dựng thương hiệu và chiến lược Marketing..................................................9
4.1.3.1 Xây dựng thương hiệu..........................................................................................9
4.1.3.2 Chiến lược Marketing......................................................................................9
4.1.3.2 Chiến lược Marketing........................................................................................10
4.2 Giai đoạn 2 : Triển khai:..........................................................................................10
4.2.1 Tìm kiếm và ký hợp đồng với các nhà cung cấp:........................................10
4.2.2Thi công, xây dựng và hoàn thiện khu thương mại:...........................................11
4.2.2.1 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên:....................................................................11
4.2.2.1 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên.....................................................................12
4.2.2.1 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên.....................................................................13
4.3 Giai đoạn 3: Vận hành và phát triển:...................................................................13
4.3 Giai đoạn 3: Vận hành và phát triển....................................................................14
LỜI MỞ ĐẦU

Sân bay Long Thành, là trung tâm vận tải quan trọng, đòi hỏi sự hiểu biết toàn diện
về các nhóm sản phẩm và dịch vụ khác nhau đang có nhu cầu. Sự hiểu biết này sẽ
cho phép chúng tôi đáp ứng nhu cầu và sở thích của hành khách và các bên liên quan.
Chính vì vậy thông qua môn học “Quản trị thương mại cảng hàng không” - được
truyền đạt bởi Cô Nguyễn Thị Hải Hằng; nhóm em xin phép chọn chủ đề trình bày là
“Xác định các nhóm sản phẩm, dịch vụ thương mại mục tiêu cho CHK Long Thành,
xây dựng kế hoạch hành động để tiến hành cung cấp nhóm dịch vụ thương mại đó”
nhằm mục đích xác định được nhóm sản phẩm, dịch vụ mục tiêu, chúng ta cần tiến
hành nghiên cứu và phân tích thị trường kỹ lưỡng. Nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi
xác định các hạng mục cụ thể có tiềm năng phát triển mạnh tại Sân bay Long Thành.
Khi đã xác định được các nhóm sản phẩm và dịch vụ mục tiêu này, việc xây dựng kế
hoạch hành động rõ ràng để cung cấp các dịch vụ thương mại này tại Sân bay Long
Thành là điều cần thiết. Kế hoạch này nên bao gồm các chiến lược thu hút các nhà
cung cấp có uy tín, đảm bảo trải nghiệm khách hàng liền mạch và tối đa hóa việc tạo
doanh thu.Tóm lại, bằng cách xác định chính xác các nhóm sản phẩm, dịch vụ mục
tiêu và xây dựng kế hoạch hành động toàn diện, Sân bay Long Thành có thể đáp ứng
hiệu quả nhu cầu thương mại của hành khách và các bên liên quan. Điều này sẽ góp
phần vào sự thành công và tăng trưởng chung của sân bay như một trung tâm thương
mại nổi bật. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực
tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có
thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem
xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân
thành cảm ơn Cô!

1
1. Cảng hàng không Long Thành
1.1 Sơ lược về cảng hàng không Long Thành
Lịch sử phát triển của Sân Bay Quốc Tế Long Thành bắt đầu từ những năm
1980 với mục tiêu thay thế Sân bay Tân Sơn Nhất. Quá trình xây dựng được chính
thức khởi động vào ngày 5 tháng 1 năm 2021, với giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành vào
năm 2025. Giai đoạn này bao gồm việc xây dựng một nhà ga với công suất 25 triệu
khách/năm và các công trình liên quan khác.
Vị trí: Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 40 km về hướng Đông.
Quy mô:
Diện tích: 5.000 ha
Giai đoạn 1:
1 đường băng cất hạ cánh dài 4.000m, rộng 60m
1 nhà ga hành khách với công suất 25 triệu hành khách/năm
Hệ thống đường bộ, đường taxi, sân đỗ máy bay...
Giai đoạn 2 & 3:
Mở rộng thêm 2 đường băng cất hạ cánh
Mở rộng nhà ga hành khách, nâng công suất lên 100 triệu hành khách/năm
Phát triển khu vực cảng hàng không, khu logistics...
Tiến độ:
Khởi công: 5/2021
Dự kiến hoàn thành giai đoạn 1: 2025
Hoàn thành toàn bộ dự án: 2035
Sân bay Long Thành không chỉ là một công trình giao thông quan trọng mà
còn là biểu tượng của sự phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong tương lai.
1.2 Tầm Nhìn và Mục Tiêu
Mục tiêu dài hạn và tầm nhìn của dự án: Sân Bay Quốc Tế Long Thành được
kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế và khu vực, đạt
cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Mục tiêu
2
xây dựng sân bay này không chỉ là để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng mà còn
nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước.
Sự đóng góp dự kiến cho ngành hàng không: Sân bay này dự kiến sẽ giúp
ngành hàng không Việt Nam “cất cánh”, đưa Việt Nam trở thành một điểm trung
chuyển hàng không chủ chốt trong khu vực và quốc tế.
Sự đóng góp dự kiến cho kinh tế địa phương: Khi đi vào hoạt động, Sân Bay
Long Thành dự kiến sẽ đóng góp từ 3 – 5% tổng GDP cả nước mỗi năm, giúp tạo
việc làm cho hàng chục nghìn lao động nhiều ngành nghề ở khu vực xung quanh sân
bay. Điều này sẽ tạo ra một “hệ kinh tế sân bay”, mở ra không gian phát triển mới và
tạo động lực tăng trưởng mới cho vùng Đông Nam bộ cũng như cả nước
2. Phân tích thị trường
Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngày càng tăng, đặc biệt là ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó hành khách ngày càng quan tâm đến trải
nghiệm dịch vụ và tiện nghi tại cảng hàng không. Nhu cầu về dịch vụ cá nhân hóa và sự
linh hoạt ngày càng quan trọng.
2.1 Khách hàng
2.1.1 Nhu cầu khách hàng
- Dịch vụ cơ bản:
 Thủ tục check-in nhanh chóng và thuận tiện.
 An ninh soi chiếu an toàn và hiệu quả.
 Khu vực chờ đợi thoải mái và tiện nghi.
 Dịch vụ hỗ trợ hành lý.
Đây là những dịch vụ mà bất kì cảng hàng không nào cũng nên có, các dịch vụ này là
yếu tố chính quyết định giữ chân và lôi kéo hành khách. Để cung cấp đẩy đủ các dịch vụ
trên cảng hàng không cần đặc biệt quan tâm đến phát triển công nghệ hiện đại hóa.
- Dịch vụ bổ sung:
 Wi-Fi miễn phí hoặc giá rẻ.
 Phòng chờ VIP.
 Dịch vụ ăn uống đa dạng.
 Cửa hàng mua sắm.
 Dịch vụ spa, massage.
 Khu vui chơi cho trẻ em.
Hiện nay, sức khỏe và giải trí rất được mọi người quan tâm. Việc cảng hàng không cung
cấp các dịch vụ tiện nghi ngay tại sân bay cho hành khách sẽ là một điểm cộng lớn khi
khách hàng lựa chọn cảng hàng không.
- Dịch vụ cá nhân hóa:
 Hỗ trợ cho người khuyết tật.
 Dịch vụ phiên dịch.
 Chăm sóc trẻ em.
3
 Đặt chỗ trước các dịch vụ.
Bên cách các dịch vụ công cộng cho tất cả mọi người, việc cảng hàng không cung cấp
thêm các dịch vụ cá nhân hóa nhắm đến một vài đối tượng đặc biệt sẽ gây ấn tượng
mạnh cho hành khách khi sử dụng dịch vụ tại cảng hàng không.
2.1.2 Phân khúc khách hàng
Chúng ta có thể chia khách hàng thành 3 nhóm như sau: hành khách du lịch, hàng khách
công vụ, gia đình.
 Hành khách du lịch
Họ là những người muốn đi đến các địa điểm du lịch. Thường thì nhóm hành khách này
chủ yếu quan tâm đến giá cả, thời gian bay và sự tiện lợi cho chuyến đi. Họ thường chọn
các chuyến bay giá rẻ hoặc các hảng hàng không có dịch vụ tốt
 Hành khách công vụ
Đây là những doanh nhân đi lại giữa các địa điểm để thực hiện công việc của họ. Vì vậy,
họ sẽ quan tâm đến sự linh hoạt, hiệu quả và dịch vụ cao cấp hơn. Hành khách công vụ
thường chọn các hãng hàng không truyền thống hoặc các hãng hàng không có chương
trình dành cho khách hàng doanh nghiệp.
 Gia đình
Là những người thường đi theo nhóm và thường dẫn theo trẻ nhỏ. Nhóm hành khách gia
đình quan tâm đến dịch vụ phù hợp cho trẻ em, giá cả, các dịch vụ dành cho gia đình và
sự tiện lợi.
2.2 Đối thủ cạnh tranh
2.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
 Các cảng hàng không trong nước: Sân bay Tân Sơn Nhất (SGN), Sân bay Cam Ranh
(CXR),
 Các cảng hàng không quốc tế khác trong khu vực: Sân bay quốc tế Suvarnabhumi
(Bangkok, Thái Lan), Sân bay quốc tế Changi (Singapore), Sân bay quốc tế Kuala
Lumpur (Malaysia)
 Các khu vực thương mại, các cửa hàng dịch vụ tự do khác lân cận.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
 Các phương thức vận tải khác (đường bộ, đường thủy)
 Các kênh mua sắm trực tuyến
2.2.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu
-Điểm mạnh:
 Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
 Hệ thống hạ tầng hiện đại, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế.
 Năng lực phục vụ lớn, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không
trong tương lai.
 Chính sách ưu đãi của Chính phủ thu hút đầu tư.
-Điểm yếu:
4
 Cách xa trung tâm TP. Hồ Chí Minh.
 Chưa có nhiều kinh nghiệm khai thác cảng hàng không quốc tế.
 Mức độ cạnh tranh cao từ các đối thủ trong khu vực.
3. Xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ mục tiêu cho cảng hàng không Long
Thành.
3.1 Nhóm sản phẩm, dịch vụ thiết yếu:
- Siêu thị, cửa hàng tiện lợi:
 Cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu cho hành khách và nhân viên tại cảng hàng không.
 Đa dạng sản phẩm, giá cả hợp lý và phục vụ 24/7.
- Quán ăn, nhà hàng bình dân:
 Cung cấp các món ăn nhanh, tiện lợi với giá cả phù hợp cho hành khách.
 Có nhiều lựa chọn về món ăn, phù hợp với nhiều khẩu vị.
- Khu vui chơi giải trí cho trẻ em:
 Giúp trẻ em giải trí trong khi chờ đợi bay.
 Có các trò chơi an toàn, phù hợp với nhiều độ tuổi.
3.2 Nhóm sản phẩm, dịch vụ cao cấp:
- Cửa hàng thời trang cao cấp:
 Cung cấp các thương hiệu thời trang cao cấp cho khách hàng thượng lưu.
 Không gian sang trọng và dịch vụ khách hàng tốt.
- Spa, gym:
 Cung cấp dịch vụ thư giãn và chăm sóc sức khỏe cho hành khách.
 Trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
- Nhà hàng sang trọng:
 Cung cấp các món ăn cao cấp với dịch vụ chuyên nghiệp.
 Không gian sang trọng và tầm nhìn đẹp.
3.3 Nhóm sản phẩm, dịch vụ theo phân khúc khách hàng:
- Dịch vụ cho hành khách công vụ:
 Phòng họp, hội nghị
 Khu vực làm việc
 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
- Dịch vụ cho hành khách du lịch:
 Đặt vé máy bay, khách sạn
 Tour du lịch
 Dịch vụ visa
- Dịch vụ cá nhân hóa:
 Dịch vụ hỗ trợ cho người khuyết tật
 Dịch vụ phiên dịch
 Dịch vụ chăm sóc trẻ em

5
4. Xây dựng kế hoạch
4.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu và phát triển
4.1.1 Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Cảng hàng không Long Thành là một dự án quan trọng của Việt Nam, dự kiến
sẽ trở thành cảng hàng không lớn nhất và hiện đại. Dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu
vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng tăng, đồng thời giảm tải cho cảng
hàng không Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh.
Việt Nam đã và đang trở thành một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng. Sự phát triển kinh tế này dẫn đến một nhu cầu tăng cường giao thương
hàng hóa và du lịch, đặc biệt là ở khu vực miền Nam nước này. Sân bay Long Thành
được xây dựng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng này và thu hút thêm đầu tư nước
ngoài. Bên cạnh đó Việt Nam là một điểm đến du lịch phổ biến và thu hút ngày càng
nhiều khách du lịch quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
việc phục vụ khách du lịch và mở rộng cơ hội du lịch cho các địa phương lân cận như
Vũng Tàu và Đồng Nai.
Hiện nay Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đang gánh chịu áp lực lớn
từ sự tăng trưởng của lưu lượng khách hàng. Với sự phát triển của cảng hàng không
Long Thành, dự kiến nó sẽ giải quyết một phần áp lực này bằng cách chuyển một số
chuyến bay quốc tế sang sân bay mới và giải phóng không gian cho sân bay Tân Sơn
Nhất phục vụ chuyến bay nội địa và khu vực.
Về nhu cầu khách hàng: Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngành du lịch phát
triển, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tại Việt Nam đang gia tăng. Khách hàng
mong đợi cảng hàng không Long Thành sẽ cung cấp các dịch vụ tiện ích, an ninh và
chất lượng cao, cùng với đường bay kết nối tới các điểm quốc tế quan trọng.
Với vị trí gần các khu công nghiệp và cảng biển, cảng hàng không Long
Thành được kỳ vọng trở thành trung tâm hàng hóa và logistics quan trọng. Khách
hàng trong lĩnh vực logistics và xuất nhập khẩu mong muốn có một hệ thống giao
thông kết nối hiệu quả, cùng với cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ tốt để vận chuyển
hàng hóa nhanh chóng và an toàn.
Đối thủ cạnh tranh của cảng hàng không Long Thành bao gồm các cảng hàng
không quốc tế khác trong khu vực, như cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ở
thành phố Hồ Chí Minh và cảng hàng không quốc tế Nội Bài ở Hà Nội. Những cảng
hàng không này hiện đang là các cửa ngõ chính của Việt Nam và có sẵn cơ sở hạ tầng
và dịch vụ phát triển. Để cạnh tranh với những đối thủ này, cảng hàng không Long
Thành cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp dịch vụ chất lượng cao và tạo ra
6
lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý và kết nối giao thông.
Ngoài ra, cảng hàng không Long Thành cũng có thể đối mặt với cạnh tranh từ
các cảng hàng không quốc tế lân cận, chẳng hạn như cảng hàng không Suvarnabhumi
ở Bangkok (Thái Lan) và cảng hàng không Changi ở Singapore. Những cảng hàng
không này đã phát triển mạnh mẽ và có sức hấp dẫn với nhiều hãng hàng không và
công ty logistics. Để thu hút khách hàng và cạnh tranh với những đối thủ này, cảng
hàng không Long Thành cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, cung cấp
dịch vụ chất lượng cao và có chiến lược tiếp thị và quảng bá hiệu quả.
4.1.2 Phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị trường mục tiêu
4.1.2.1 Nhóm sản phẩm, dịch vụ thiết yếu
- Siêu thị và cửa hàng tiện lợi:
 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Để phát triển cửa hàng tiện
lợi và siêu thị, cần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thu hút khách hàng.
Đảm bảo rằng cửa hàng cung cấp các sản phẩm chất lượng, đa dạng và phục vụ nhu
cầu của khách hàng.
 Tạo trải nghiệm mua sắm độc đáo: Tạo ra một không gian mua sắm độc
đáo và thu hút khách hàng bằng cách thiết kế cửa hàng một cách sáng tạo và trải
nghiệm. Sử dụng ánh sáng, âm nhạc, màu sắc và trình bày sản phẩm một cách hấp
dẫn để tạo ra một môi trường mua sắm thú vị.
 Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: Đặt khách hàng lên hàng đầu
và đảm bảo rằng họ có trải nghiệm mua sắm tuyệt vời khi đến cửa hàng của bạn. Đào
tạo nhân viên để phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, niềm nở và nhanh nhẹn. Đồng
thời, liên tục lắng nghe phản hồi của khách hàng và cải thiện dịch vụ của mình dựa
trên đó.
 Phát triển chiến lược marketing hiệu quả: Quảng cáo và quảng bá cửa
hàng của bạn một cách hiệu quả để thu hút khách hàng. Sử dụng các công cụ
marketing trực tuyến và ngoại tuyến như quảng cáo trên mạng xã hội, tạo ra các
chương trình khuyến mãi hấp dẫn và hợp tác với các đối tác để quảng cáo cho cửa
hàng của bạn.
 Mở rộng danh sách sản phẩm: Đảm bảo rằng các cửa hàng cung cấp đủ
loại sản phẩm để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng. Mở rộng danh sách sản
phẩm để bao gồm cả thực phẩm, đồ uống, quà lưu niệm, sách báo, đồ điện tử và các
mặt hàng khác để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn khi mua sắm.
 Tạo sự tiện lợi cho khách hàng: Tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng bằng
7
cách cung cấp dịch vụ giao hàng tới cửa, chỗ đậu xe tiện lợi và hệ thống thanh toán
linh hoạt.Điều này sẽ giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm và thu hút khách hàng
quay lại cửa hàng.
- Quán ăn và nhà hàng bình dân:
 Tạo không gian ăn uống thoải mái và tiện nghi: Đầu tiên, quán ăn và nhà
hàng bình dân cần tạo ra không gian ấm cúng, thoải mái để khách hàng có thể thư
giãn sau những chuyến bay mệt mỏi. Cung cấp ghế ngồi thoải mái, không gian rộng
rãi và sáng sủa, cùng với các tiện nghi như wifi, điều hòa, truyền hình cáp để thu hút
khách hàng.
 Đa dạng thực đơn và chất lượng thực phẩm: Để thu hút khách hàng, các
quán ăn và nhà hàng cần đa dạng hóa thực đơn và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
Cung cấp các món ăn ngon, đa dạng từ các món truyền thống đến các món ăn nhanh
phục vụ nhanh chóng cho hành khách.
 Xây dựng mối quan hệ tốt với hãng hàng không và nhân viên cảng hàng
không: Để phát triển các quán ăn và nhà hàng bình dân trong cảng hàng không Long
Thành, cần xây dựng mối quan hệ tốt với hãng hàng không và nhân viên cảng hàng
không. Điều này giúp quán ăn và nhà hàng tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm
năng và tạo ra sự hợp tác lâu dài.
 Quảng cáo và tiếp thị hiệu quả: Để thu hút khách hàng, quán ăn và nhà
hàng cần có chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả. Sử dụng các kênh truyền thông
hiện đại như website, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến để quảng bá thương hiệu và
mời gọi khách hàng đến thưởng thức.
 Đầu tư vào đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên là yếu tố quan trọng
trong việc phục vụ khách hàng. Đầu tư vào đào tạo nhân viên về kỹ năng giao tiếp,
phục vụ khách hàng và kiến thức về thực phẩm để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho
khách hàng.
 Tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Để thu hút khách hàng và
tăng doanh thu, quán ăn và nhà hàng cần phát triển các chương trình khuyến mãi và
ưu đãi hấp dẫn. Các chương trình giảm giá, tặng quà hoặc thẻ thành viên sẽ giúp
khách hàng cảm thấy hứng thú và trở lại thường xuyên.

- Khu vui chơi giải trí cho trẻ em:


 Xây dựng khu vui chơi giải trí: Tiến hành xây dựng khu vui chơi giải trí
với các thiết kế hấp dẫn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về an toàn cho trẻ em.
8
 Tổ chức hoạt động và quản lý: Sau khi hoàn thành xây dựng, cần tổ chức
các hoạt động như trò chơi, chương trình vui chơi cho trẻ em để thu hút khách hàng.
Đồng thời, cần có hệ thống quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo hoạt động của khu vui
chơi giải trí diễn ra suôn sẻ và an toàn cho trẻ em.
 Tiếp tục nâng cấp và phát triển: Để giữ vững và phát triển khu vui chơi
giải trí, cần tiếp tục nâng cấp các hoạt động, thiết bị, cải thiện chất lượng dịch vụ để
đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Phát triển các gói dịch vụ chăm sóc trẻ
em tại khu vui chơi để đáp ứng nhu cầu của hành khách có trẻ nhỏ khi đến sân bay.

4.1.2.2 Nhóm sản phẩm, dịch vụ cao cấp


- Các cửa hàng thời trang cao cấp
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và kinh doanh trong cảng hàng
không, bằng cách cung cấp các chính sách hỗ trợ, giảm thuế và cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ cho các cửa hàng thời trang cao cấp.
 Xây dựng và phát triển các khu vực mua sắm và giải trí trong cảng hàng
không, nhằm thu hút khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho cửa hàng thời trang
cao cấp hoạt động.
 Hợp tác với các thương hiệu thời trang nổi tiếng để mở các cửa hàng chi
nhánh tại cảng hàng không Long Thành, tăng cường sự đa dạng và chất lượng sản
phẩm cho khách hàng.
 Tạo ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá và các sự kiện đặc biệt để
thu hút khách hàng và tạo sự quan tâm đến các cửa hàng thời trang cao cấp trong cảng
hàng không.
 Nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo nhân viên với kỹ năng phục vụ
chuyên nghiệp, giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt nhất khi ghé thăm cảng
hàng không.
- Các dịch vụ như Spa, Gym
 Cần tiến hành nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu và sở thích của hành khách
đến và đi qua cảng hàng không Long Thành. Dựa vào thông tin này, cảng hàng không
có thể xác định loại hình dịch vụ Spa, Gym nào phù hợp và hấp dẫn đối với hành
khách.
 Tìm đối tác uy tín và chất lượng: Cảng hàng không cần tìm kiếm và hợp
tác với các đối tác hoặc nhãn hiệu uy tín trong lĩnh vực Spa, Gym để đảm bảo chất
9
lượng dịch vụ. Đối tác này có thể cung cấp các gói dịch vụ đa dạng và phong phú cho
hành khách.
 Xây dựng không gian và trang thiết bị hiện đại: Cảng hàng không cần
đầu tư vào việc xây dựng các khu vực Spa, Gym hiện đại và thoải mái, có trang thiết
bị chất lượng để đáp ứng nhu cầu của hành khách. Các không gian này cần được thiết
kế sao cho tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho hành khách.
 Tiếp thị và quảng cáo: Cảng hàng không cần tiến hành chiến dịch tiếp thị
và quảng cáo để quảng bá dịch vụ Spa, Gym của mình tới hành khách. Điều này có
thể thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống và trực tuyến, cũng như
thông qua các chiến dịch khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt.

4.1.3 Xây dựng thương hiệu và chiến lược Marketing


4.1.3.1 Xây dựng thương hiệu
Xác định giá trị đặc biệt:
 Để thu hút khách hàng, sản phẩm và dịch vụ cần có giá trị đặc biệt riêng
biệt.
 Vị trí thuận lợi của Cảng hàng không Long Thành
 Cung cấp dịch vụ chất lượng cao, tiện ích hiện đại và tiên tiến
 Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm
 Chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng thường xuyên
Tạo logo và bộ nhận diện thương hiệu: Thiết kế logo và bộ nhận diện
thương hiệu phản ánh giá trị và sứ mệnh của doanh nghiệp, tạo được sự nhận diện
trong lòng khách hàng.
Phát triển và duy trì uy tín thương hiệu: Đảm bảo sản phẩm và dịch vụ luôn
đạt chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của khách hàng để giữ vững uy tín thương hiệu.
Đo lường và cải tiến: Theo dõi hiệu quả của chiến dịch tiếp thị và thương
hiệu, đo lường sự hài lòng của khách hàng để thực hiện cải tiến và tối ưu hoá chiến
lược thương hiệu.
4.1.3.2 Chiến lược Marketing
Phát triển chiến dịch quảng cáo và truyền thông: Xác định các kênh truyền
thông phù hợp như quảng cáo truyền truyền thống, quảng cáo kỹ thuật số, truyền
10
thông xã hội, PR, và quảng cáo ngoài trời. Tạo ra các nội dung quảng cáo sáng tạo và
hấp dẫn, tạo sự tương tác với khách hàng và tăng cường nhận diện thương hiệu.
Tiếp cận khách hàng thông qua kênh trực tuyến: Xây dựng một trang web
chuyên nghiệp và dễ sử dụng cho Cảng hàng không Long Thành. Cung cấp thông tin
chi tiết về các dịch vụ, tiện ích, cập nhật về lịch trình và thông tin chuyến bay. Tận
dụng các kênh truyền thông xã hội để tương tác với khách hàng và cung cấp thông tin
mới nhất.
Gắn kết với đối tác và khách hàng: Xây dựng một mạng lưới đối tác gắn kết
và phát triển mối quan hệ đối tác lâu dài. Tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu
đãi đặc biệt để thu hút và giữ chân khách hàng.
Tham gia sự kiện và triển lãm: Tham gia vào các sự kiện quan trọng trong
ngành hàng không và vận tải hàng hóa. Trưng bày sản phẩm và dịch vụ của Cảng
hàng không Long Thành, tạo cơ hội tương tác với khách hàng và đối tác tiềm năng.

4.2 Giai đoạn 2 : Triển khai:


4.2.1 Tìm kiếm và ký hợp đồng với các nhà cung cấp:
Tiếp nối sự thành công của các dự án hàng không trên cả nước, cùng với
những kết quả tích cực trong công tác tư vấn các gói thầu thuộc dự án Cảng Hàng
không quốc tế Long Thành từ 2021 đến nay, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết
bị và kiểm định xây dựng – CONINCO đã ngày càng khẳng định năng lực tư vấn, uy
tín, trách nhiệm khi thực hiện các công trình hàng không trọng điểm và tiếp tục được
Chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn thực hiện nhiệm vụ Tư vấn Giám sát (TVGS), thẩm tra
thiết kế bản vẽ thi công (BVTC) công trình Nhà ga hành khách, dự án thành phần 3,
thuộc dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành giai đoạn 1. Sáng ngày
07/07/2023, hợp đồng gói thầu 5.12 đã chính thức được ký kết giữa Tổng Công ty
hàng không Việt Nam (ACV) và Liên danh JAC – CONINCO (Công ty Japan Airport
Consultants - Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng –
CONINCO).

11
Hình 1: Lễ ký hợp đồng giữa ACV với JAC và CONINCO
4.2.2 Thi công, xây dựng và hoàn thiện khu thương mại:
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành nằm trong top 16 dự án cảng
hàng không được mong chờ nhất thế giới. Đây là dự án hạ tầng quan trọng đặc biệt
cấp quốc gia với tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước tới nay có quy mô bao gồm 1
đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với
công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Khi hoàn thành,
Long Thành sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc
tế, phục vụ chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam. Dự án này không chỉ
là đầu mối thông thương quan trọng mà còn là điểm nhấn thể hiện tầm nhìn chiến
lược, đưa quốc gia tăng tốc, hội nhập nhanh hơn.
Trong đó, công trình Nhà ga hành khách giai đoạn 1 được bố trí theo dạng tập
trung, gồm khu vực trung tâm và 3 cánh. Nhà ga được thiết kế với hai cao trình đi và
đến tách biệt, gồm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, tổng diện tích sàn khoảng 376.451,32
m2; chiều cao đỉnh mái 45,55 m. Nhà ga có tính chất kỹ thuật phức tạp, áp dụng công
nghệ tiên tiến, mô hình nhà ga thông minh, hiện đại; tiện nghi cho hành khách; phù
hợp nhu cầu và khả năng cập nhật mới trong việc đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành
Cảng hàng không đảm bảo khai thác hiệu quả, và thân thiện môi trường,… hướng tới
12
cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Nhà ga
hành khách của Cảng HKQT Long Thành có sự kết nối, liên hệ với hầu hết các hạng
mục khác trong phạm vi Cảng hàng không; do vậy khi triển khai, TVGS và thẩm tra
thiết kế BVTC cần phải đưa ra giải pháp phù hợp đảm bảo tính kết nối đồng bộ với
tổng thể dự án đã được phê duyệt.
4.2.2.1 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên:
Theo thiết kế, sau khi hoàn thành, CHKQT Long Thành sẽ có 4 nhà ga rộng
lớn và hiện đại, công suất tối đa là 100 triệu hành khách/năm. CHKQT Long Thành
sẽ là sân bay cấp 4F (mức cao nhất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân
dụng quốc tế ICAO). Hoàn thành giai đoạn 1, CHKQT Long Thành có công suất 25
triệu hành khách/năm. Việc tính toán chính xác số liệu lao động để đáp ứng giai đoạn
khai thác này là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dựa trên thực tế lao động ngành hàng
không hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam, Viện Khoa học hàng không Việt Nam đã
đưa ra một vài con số dự báo về nhu cầu lao động.
Nếu tính “phiên ngang” nhu cầu lao động của CHKQT Long Thành với
CHKQT Nội Bài (cùng có công suất 25 triệu hành khách/năm) thì nhu cầu lao động
vào khoảng 14 ngàn người. Nếu tính theo kinh nghiệm của các CHKQT trong nước
và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, con số này có thể lên đến 16,5 ngàn người.
Nếu giả định nhu cầu lao động là 14 ngàn người và có khoảng 1/5 số lao động được
điều chuyển từ các cơ quan, đơn vị, cảng hàng không khác đến CHKQT Long Thành
làm việc thì số lao động cần tuyển mới là vào khoảng 12 ngàn người.
Theo quy định, mọi nhân viên hàng không đều phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp
vụ, ngoại ngữ, có chứng chỉ hành nghề của cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt
Nam phê chuẩn. Mỗi đối tượng nhân viên chỉ được phép hành nghề trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và phải được huấn luyện định kỳ. Khi
không đáp ứng tiêu chuẩn quy định, nhân viên hàng không bị thu hồi giấy phép hành
nghề.
Việc tuyển đầu vào đào tạo cũng rất khắt khe. Theo đó, để được đào tạo cấp
chứng chỉ hành nghề, ứng cử viên đầu vào bắt buộc phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn. Ví
dụ: đối với thợ kỹ thuật, đầu vào phải là tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trường
nghề và phải có chứng chỉ TOEIC tối thiểu 350-400 điểm. Với đầu vào kỹ sư hàng
không, ứng cử viên phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật từ một số trường
theo quy định và có chứng chỉ TOEIC tối thiểu 450-500 điểm…
Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, dự kiến nhu cầu lao động tại
CHKQT Long Thành giai đoạn 1 là gần 14 ngàn người. Nếu tính cơ cấu theo trình độ
lao động thì có hơn 5.800 lao động trình độ từ đại học trở lên, hơn 6 ngàn lao động
trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và hơn 1.900 lao động trình độ phổ thông. Các
13
trường nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ chú trọng đào tạo lao động trình độ cao
đẳng, trung cấp, sơ cấp. Việc này phải tiến hành dựa trên cơ sở đáp ứng được các yêu
cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo.
Quảng bá và thu hút khách hàng:
Xây dựng trang web chuyên nghiệp: Tạo ra một trang web chính thức cho
cảng hàng không Long Thành để cung cấp thông tin chi tiết về dịch vụ, cơ sở hạ tầng,
thông tin vận chuyển, và các tiện ích khác. Đảm bảo trang web được thiết kế một
cách chuyên nghiệp và dễ sử dụng.
Sử dụng mạng xã hội: Tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook,
Twitter, LinkedIn, và Instagram để chia sẻ thông tin mới nhất về cảng hàng không,
cập nhật về dịch vụ và thông tin về các sự kiện đặc biệt.
Quảng cáo trực tuyến: Đầu tư vào quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như
Google Ads và các trang web có liên quan đến ngành hàng không để tăng khả năng
nhìn thấy và thu hút khách hàng tiềm năng.
Tổ chức sự kiện và triển lãm: Tổ chức các sự kiện, triển lãm hoặc hội thảo về
hàng không và logistic để thu hút sự chú ý từ các đối tác tiềm năng và khách hàng.
Liên kết với các đối tác và cộng đồng địa phương: Xây dựng mối quan hệ với
các doanh nghiệp địa phương, tổ chức và cộng đồng để tăng cơ hội quảng bá và thu
hút khách hàng.
Tạo nội dung chất lượng: Sản xuất và chia sẻ nội dung liên quan đến ngành
hàng không, logistics và du lịch để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu.
Chăm sóc khách hàng: Tạo ra một chiến lược chăm sóc khách hàng xuất sắc
để đảm bảo rằng các khách hàng hiện tại và tiềm năng nhận được sự hỗ trợ và dịch vụ
tốt nhất.
Phát triển chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Tổ chức các chương trình
khuyến mãi, ưu đãi và gói dịch vụ đặc biệt để thu hút và giữ chân khách hàng.
4.3 Giai đoạn 3: Vận hành và phát triển:
Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất:
Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên của cảng hàng không được đào tạo
chuyên sâu về dịch vụ khách hàng, giao tiếp hiệu quả và xử lý tình huống khó khăn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng: Cung cấp các tiện ích và dịch vụ
thuận lợi như chỗ đậu xe, khu vực chờ đợi thoải mái, điểm tiếp tân dễ tìm và dễ tiếp
cận.
14
Hỗ trợ tại sân bay: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tại sân bay cho khách hàng có nhu
cầu như hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ cho người khuyết tật, và hướng dẫn viên du lịch.
Giao tiếp thông tin rõ ràng và kịp thời: Cung cấp thông tin về lịch trình bay,
thay đổi lịch trình và thông tin liên quan khác một cách rõ ràng và kịp thời thông qua
các kênh truyền thông phổ biến như website, email, điện thoại và mạng xã hội.
Xử lý khiếu nại một cách hiệu quả: Thiết lập quy trình xử lý khiếu nại một
cách nhanh chóng và công bằng, và hãy sẵn lòng lắng nghe ý kiến phản hồi của khách
hàng để cải thiện dịch vụ.
Tạo ra môi trường an toàn và thoải mái: Đảm bảo rằng cảng hàng không Long
Thành luôn duy trì một môi trường an toàn, sạch sẽ và thoải mái cho khách hàng.
Tích hợp công nghệ: Sử dụng công nghệ để cải thiện trải nghiệm khách hàng,
bao gồm hệ thống check-in tự động, ứng dụng di động để theo dõi thông tin chuyến
bay và dịch vụ khác.
Tăng cường tương tác và giao tiếp: Tạo ra các cơ hội tương tác và giao tiếp
với khách hàng thông qua các chương trình phản hồi, cuộc khảo sát và sự kiện gặp
gỡ.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động:
Thiết lập các chỉ số hiệu suất chính (KPIs): Xác định các chỉ số hiệu suất quan
trọng như số lượt khách, số lượt hàng hóa, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ, tỷ lệ hủy
chuyến, doanh thu, lợi nhuận và năng suất sử dụng cơ sở hạ tầng.
Sử dụng hệ thống theo dõi và ghi nhận dữ liệu: Sử dụng hệ thống theo dõi và
ghi nhận dữ liệu để thu thập thông tin về hoạt động hàng ngày của cảng hàng không,
bao gồm thông tin về chuyến bay, lượng hàng hóa được xử lý, số lượng hành khách
và các thông tin khác.
Phân tích dữ liệu: Sử dụng dữ liệu thu thập được để phân tích hiệu suất hoạt
động của cảng hàng không, nhận diện xu hướng, vấn đề và cơ hội cải thiện.
Thực hiện đánh giá định kỳ: Đánh giá định kỳ hiệu suất của cảng hàng không
bằng cách so sánh các KPIs với mục tiêu đã đặt ra và các chuẩn mực ngành công
nghiệp.
Thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng và nhà cung cấp: Thu thập ý kiến
phản hồi từ khách hàng và nhà cung cấp về chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của họ và
các vấn đề phát sinh.
Tổ chức cuộc họp và đánh giá nội bộ: Tổ chức cuộc họp định kỳ để đánh giá
hiệu suất và thảo luận các cải tiến cần thực hiện.
15
Đưa ra biện pháp cải thiện: Dựa trên dữ liệu và phản hồi thu thập được, đưa ra
các biện pháp cải thiện để tối ưu hoá hoạt động của cảng hàng không, bao gồm cải
thiện quy trình, đào tạo nhân viên và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Theo dõi thực hiện các biện pháp cải thiện: Đảm bảo rằng các biện pháp cải
thiện được triển khai và theo dõi hiệu suất của chúng để đảm bảo rằng mục tiêu được
đề ra được đạt được.
Cải tiến sản phẩm, dịch vụ và Marketing:
Nâng cấp cơ sở hạ tầng và tiện ích: Đầu tư vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và
tiện ích của cảng hàng không, bao gồm cải thiện nhà ga, đường băng, hệ thống an
ninh, khu vực chờ đợi và các dịch vụ tiện ích khác để tăng trải nghiệm của hành
khách và hãng hàng không.
Mở rộng tuyến đường và tăng cường dịch vụ hàng hóa: Nâng cao khả năng
phục vụ bằng cách mở rộng tuyến đường hàng không và tăng cường dịch vụ hàng hóa
để thu hút các hãng hàng không và doanh nghiệp logistics.
Phát triển dịch vụ kỹ thuật số: Xây dựng các ứng dụng di động và các hệ
thống kỹ thuật số khác để tối ưu hóa trải nghiệm của hành khách, bao gồm việc đặt
vé, check-in trực tuyến và theo dõi thông tin chuyến bay.
Tăng cường an ninh và an toàn: Đảm bảo rằng cảng hàng không Long Thành
tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh và an toàn quốc tế để tạo cảm giác an tâm và tin
tưởng cho hành khách và hãng hàng không.
Phát triển chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Tạo ra các chương trình khuyến
mãi và ưu đãi hấp dẫn để thu hút hành khách, bao gồm giảm giá vé, điểm thưởng, gói
dịch vụ đặc biệt và ưu đãi cho doanh nghiệp.
Xây dựng mối quan hệ đối tác với các hãng hàng không và đối tác khác: Tăng
cường hợp tác với các hãng hàng không và đối tác trong ngành hàng không và
logistics để mở rộng mạng lưới và cung cấp các dịch vụ tích hợp.
Tối ưu hóa chiến lược marketing và quảng cáo: Sử dụng các kênh marketing
trực tuyến và ngoại tuyến để tối ưu hóa chiến lược quảng cáo và tiếp thị, bao gồm
quảng cáo trực tuyến, quảng cáo truyền hình, sự kiện quảng bá và các chiến dịch
quảng cáo địa phương.

16
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đề cập đến việc xác định nhóm sản phẩm và dịch vụ thương mại
mục tiêu cho CHK Long Thành và xây dựng kế hoạch hành động để cung cấp nhóm
dịch vụ đó. Quá trình này đòi hỏi nghiên cứu và phân tích thị trường kỹ lưỡng, cùng
với việc thiết kế và thực hiện kế hoạch hành động có mục tiêu và cụ thể. Kế hoạch
hành động cần được thiết kế chi tiết, có thời gian và tài nguyên cụ thể để thực hiện.
Ngoài ra, cần lưu ý theo dõi và đánh giá kết quả của kế hoạch hành động, từ đó điều
chỉnh và cải thiện nếu cần thiết.

17

You might also like