De Cuong Ontap HK1 (23+24) K10 (So1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – THANH XUÂN

GIỚI HẠN – ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP


HỌC KỲ 1 – LỚP 10
Năm học 2023 – 2024

Họ và tên: …………………………………………….…….…….

Lớp: .........…….

THANH XUÂN, THÁNG 11 - 2023


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – THANH XUÂN

ĐỀ CƯƠNG, GIỚI HẠN ÔN TẬP HỌC KỲ 1 – KHỐI 10


Năm học 2023 – 2024

MÔN: Lịch sử 10
A. Nội dung kiểm tra: Chủ đề 3 ( Bài 4, 5) trong chương trình lịch sử lớp 10
1. Bài 4: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời Cổ Trung Đại
Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh sau khi học xong bài 4: Khái niệm văn
minh, phân biệt văn minh, văn hoá và những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Phương
Đông thời Cổ Trung Đại với các nền văn minh chủ yếu ở Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa.
2. Bài 5: Một số nền văn minh phương Tây thời kỳ Cổ - Trung Đại
Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh sau khi học xong những thành tựu tiêu
biểu và ý nghĩa của văn minh Hy Lạp - La Mã, của văn minh Tây Âu thời kỳ Phục hưng.
Qua bài kiểm tra giáo viên kiểm tra các kĩ năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng các kiến
thức lịch sử để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, năng lực thực hành, nhận xét... và cách nhìn nhận,
đánh giá khách quan vấn đề lịch sử, thái độ nghiêm túc trong học tập của học sinh.
B. Hình thức kiểm tra
- Trắc nghiệm khách quan: 70%, 28 (câu) x 0,25 = 7,0 điểm.
- Tự luận: 30%, 2 câu = 3,0 điểm.
- Thang điểm: 10; Thời gian làm bài: 45 phút.
----------------------------

MÔN: Địa lí 10
A- Cấu trúc đề kiểm tra
- Cấu trúc: Trắc nghiệm: 28 câu (7 điểm); Tự luận: 2 câu (3 điểm).
- Thời gian làm bài: 45 phút.

B- Nội dung ôn tập: Kiến thức: Bài 11, 12, 13


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
Câu 1. Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là
A. hồ. B. mưa. C. đầm. D. sông.
Câu 2. Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố:
A. nước ngầm, địa hình, các hồ đầm. B. nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.
C. lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm. D. lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.
Câu 3. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do
A. bề mặt địa hình bằng phẳng. B. lớp phủ thổ nhưỡng mềm.
C. tốc độ nước chảy nhanh. D. tổng lưu lượng nước lớn.
Câu 4. Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là
A. lưu vực nước. B. chế độ nước. C. nguồn cấp nước. D. dòng chảy mặt.
Câu 5: Thuỷ quyển là toàn bộ nước bao quanh Trái Đất,phân bố trong
A. Các biển và đại dương, trên lục địa, trong lòng đất và khí quyển.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
B. Các biển và đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá và trong khí quyển.
C. Nước trênlucjđịa, trong lòng đất , trong khí quyển và trong cơ thể sinh vật.
D. Các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá trong khí quyển và trong cơ thể sinh vật.
Câu 6. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc
điều hoà chế độ nước của sông?
A. Nước ngầm. B. Thực vật. C. Băng tuyết. D. Địa hình.
Câu 7. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. chế độ mưa. B. nước ngầm. C. thực vật. D. địa hình.
Câu 8. Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có
A. độ dốc địa hình. B. nhiều thung lũng.
C. địa hình phức tạp. D. nhiều đỉnh núi cao.
Câu 9. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở
A. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương.
B. biển, đại dương; nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.
C. sông, suối, hồ; băng tuyết, nước trong các đại dương, hơi nước.
D. biển, đại dương; nước ngầm, băng tuyết; nước sông, suối, hồ.
Câu 10. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là
A. giảm lưu lượng nước sông. B. làm giảm tốc độ dòng chảy.
C. điều hoà chế độ nước sông. D. điều hoà dòng chảy sông.
Câu 11. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. thực vật. B. chế độ mưa. C. băng tuyết. D. địa hình.
Câu 12. Sông nào sau đây có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới?
A. I-ê-nit-xây. B. A-ma-dôn.C. Mê Công. D. Nin.
Câu 13. Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà?
A. Bề mặt đất đồng bằng rộng. B. Các mạch nước ngầm cạn.
C. Nước mưa chảy trên mặt. D. Địa hình đồi núi dốc nhiều.
Câu 14. Sông nào sau đây có chiều dài đứng thứ hai thế giới?
A. Nin. B. I-ê-nit-xây. C. A-ma-dôn. D. Mê Công.
Câu 15. Sông nào sau đây dài nhất thế giới?
A. Nin. B. A-ma-dôn. C. Mê Công. D. I-ê-nit-xây.
Câu 16. Nước trên lục địa gồm nước ở
A. băng tuyết, sông, hồ. B. trên mặt, nước ngầm.
C. nước ngầm, hơi nước. D. trên mặt, hơi nước.
Câu 17: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến chế độ nước sông
A.Địa hình B.Nhiệt độ C. nguồn cấp nước D. hồ đầm và thực vật
Câu 18 Hồ có nguồn gốc hình thành từ các nơi sụt lún, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo
di chuyển thuộc loại
A. hồ núi lửa B. hồ kiến tạo C. hồ móng ngựa. D.hồ băng hà
Câu 19:Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên
nhân nào ?
A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.
B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
Câu 20: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là
A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc. B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà.
C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông. D. Khai thác cát ở lòng sông.

Bài 12: Nước biển và đại dương


Câu 1: Các dòng biển lạnh thường xuất phát ở khu vực nào sau đây?
A. Vĩ độ 40° - 500. B. Vĩ độ 50° - 60°. C. Vùng cực. D. Vĩ độ 30° - 40°.
Câu 2: Sóng xô vào bờ không phải là do
A. gió. B. bão. C. dòng biển. D. áp thấp.
Câu 3: Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều
A. xô vào bờ. B. chiều ngang. C. thẳng đứng. D. xoay tròn.
Câu 4: Hướng chảy của các dòng biển nóng trong đại Dương thế giới là
A. tây bắc - đông nam. B. đông nam - tây bắc.
C. từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp. D. từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
Câu 5: Các dòng biển ở vùng gió mùa thường có đặc điểm
A. chảy về hướng tây. B. chảy về hướng đông.
C. nóng lạnh thất thường. D. đổi chiều theo mùa.
Câu 6: Ngyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do
A. các gió thường xuyên. B. địa hình các vùng biển.
C. sức hút của Mặt Trăng. D. sức hút của Mặt Trời.
Câu 7: Trên đại Dương, các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực nào sau đây?
A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Vĩ độ 30°- 40°. D. Vùng cực.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.
B. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.
C. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Khác nhau ở các biển. B. Chỉ do sức hút Mặt Trời.
C. Dao động theo chu kì. D. Dao động thường xuyên.
Câu 10: Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm
A. vuông góc với nhau. B. thẳng hàng với nhau.
C. lệch nhau góc 60 độ. D. lệch nhau góc 45 độ.
Câu 11: Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do
A. hoạt động của các dòng biển lớn. B. hoạt động của núi lửa, động đất.
C. sức hút của hành tinh ở thiên hà D. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.
Câu 12: Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày
A. trăng khuyết và trăng tròn. B. trăng tròn và không trăng.
C. trăng khuyết và không trăng. D. không trăng và có trăng.
Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do
A. gió. B. mưa. C. núi lửa. D. động đất
Câu 14: Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do
A. gió. B. núi lửa. C. bão. D. động đất.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Câu 15: Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán câu Bắc là
A. theo chiều kim đồng hồ. B. ngược chiều kim đồng hồ.
C. từ đông sang tây. D. từ tây sang đông.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây đúng nhất với các dòng biển?
A. Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua các lục địa và đảo.
B. Ở vĩ độ thấp Nam bán cầu hướng chảy của các vòng hoàn lưu cùng chiều kim đồng hồ.
C. Dòng biển nóng, lạnh khó hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.
D. Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
Câu 17: Hình thành do gió thổi khiến những giọt nước biển chuyển động lên cao rơi xuống va đập
vào nhau là nguyên nhân hình thành
A. sóng thần. B. sóng lửng. C. sóng bạc đầu. D. sóng biển.
Câu 18: Phân biệt nguyên nhân hình thành sóng thần và sóng bạc đầu?
A. Sóng thần hình thành do động đất, núi lửa; sóng bạc đầu hình thành do gió.
B. Sóng thần hình thành do lực hấp dẫn của các thiên thể, sóng bạc đầu hình thành do bão.
C. Sóng thần hình thành do bão, sóng bạc đầu hình thành do động đất, núi nửa
D. Sóng thần hình thành do động đất, núi lửa; sóng bạc đầu hình thành do gió thổi khiến những
giọt nước biển chuyển động lên cao rơi xuống va đập vào nhau.
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây không đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?
A. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các lục địa chảy về xích đạo.
B. Ở bán cầu Bắc dòng biển lạnh xuất phát ở cực men theo bờ Tây các đại dương chạy về Xích
đạo.
C. Dòng biển lạnh hợp với dòng biển nóng tạo thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.
D. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
Câu 20: Nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?
A. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các lục địa chảy về xích đạo.
B. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
C. Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng
chảy về cực.
D. Xuất phát từ hai chí tuyến Bắc (Nam) gần bở đông các đại dương chảy về phía cực.

Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Hồng.
Câu 1: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là gì?
A. Chế độ mưa B. Địa hình C. Thực vật D. Hồ, đầm
Câu 2: Các nhân tố nào có vai trò điều hòa chế độ nước sông?
A. Nước ngầm, thực vật và hồ, đầm B. Thực vật, các dòng biển, bồ và đầm
C. Các dòng biển, nước ngầm, thực vật D. Thực vật, hồ, đầm và dòng biển
Câu 3: Hoạt động kinh tế - xã hội nào góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông
ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông B. Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn
C. Xây dựng hệ thống thủy lợi D. Xây dựng các nhà máy thủy điện
Câu 4: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả nào?
A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp
B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------4
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt
D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc
Câu 5: Sông ngòi nước ta chủ yếu là những sông có đặc điểm như thế nào?
A. Nhỏ, ngắn và dốc B. Nhỏ, ngắn và sông chảy êm đềm
C. Sông dài, lớn và dốc D. Sông dài, lớn và chảy êm đềm
Câu 6: Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta?
A. Sông Hồng và sông Mã B. Sông Mã và sông Đồng Nai
C. Sông Đồng Nai và sông Mê Công D. Sông Hồng và sông Mê Công
Câu 7: Hệ thống sông nào có diện tích lưu vực chảy trên lãnh thổ nước ta lớn nhất?
A. Sông Hồng B. Sông Mã C. Sông Đồng Nai D. Sông Cửu Long
Câu 8: Hiện tượng mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, còn mùa cạn mực nước sông cạn kiệt là
hậu quả của việc làm nào?
A. phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông
B. phá hoại rừng không có kế hoạch ở vùng núi
C. ngăn sông làm thủy điện ở các dòng sông
D. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sông ngòi
Câu 9: Nhân tố nào dưới đây không có vai trò điều hòa chế độ nước sông?
A. Nước ngầm B. Thực vật C. Các dòng biển D. Hồ, đầm
Câu 10: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là gì?
A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà
C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông D. Khai thác cát ở lòng sông
Câu 11: Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông?
A. Nước ngầm và hồ đầm. B. Chế độ mưa và nhiệt độ.
C. Thực vật và hồ đầm. D. Địa thể và thực vật.
Câu 12: Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?
A. Dòng biển Gơn-xtrim. B. Dòng biển Grơn-len.
C. Dòng biển Bra-xin. D. Dòng biển Đông Úc.
Câu 13: Sông nào sau đây dài nhất thế giới?
A. I-ê-nit-xây. B. A-ma-dôn. C. Mê Công. D. Nin.
Câu 14: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 15: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?
A. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội. B. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng. D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.
Câu 16: Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng chủ yếu của
A. chiều dài và lưu vực sông. B. nguồn cung cấp nước và bề mặt lưu vực.
C. khí hậu và địa hình trong lưu vực. D. hồ đầm và thực vật trong lưu vực.
Câu 17: Mực nước lũ của các sông ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân
nào?
A. Sông lớn, lòng sông rộng, có nhiều phụ lưu cấp nước cho dòng sông chính.
B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.
D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------5
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây là của nước băng tuyết?
A. Băng tuyết bao phủ hết các đảo trên thế giới.
B. Tuyết là trạng thái khi nhiệt độ xuống dưới 50C, mưa chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp.
C. Băng tuyết luôn ổn định theo thời gian và không gian.
D. Băng tuyết phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các núi cao.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm của nước ngầm?
A. Nước ngầm do nước mặt thấm xuống.
B. Mực nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình, khả năng thấm
của đất đá,...
C. Nước ngầm nằm khá nông ở vùng ẩm ướt, đất đá dễ thấm hút và nằm sâu ở vùng khô
hạn.
D. Nước ngầm có thành phần và hàm lượng chất khoáng hầu như không thay đổi.
Câu 20: Giải pháp nào sau đây không dùng để bảo vệ nguồn nước ngọt?
A. Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.
B. Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.
C. Sử dụng các dụng cụ để tích trữ nước ngọt.
D. Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.
Câu 21: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.
A. Sông được cấp nước từ hai nguồn chính: nước mưa và nước băng tuyết tan.
B. Chế độ nước sông đơn giản hay phức tạp là do số lượng nguồn cấp quyết định
C. Hồ đầm và thực vật có tác dụng điều tiết dòng chảy.
D. Sông có nhiều phụ lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp hơn.

Phần 2: Tự Luận
Câu 1: Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Câu 2: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

CÁC HỒ THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH


Tên hồ Nguồn gốc hình thành
1. Hồ Tây (Hà Nội ) a. Hồ núi lửa
2. Hồ Bai Can ( Liên Bang Nga) b. Hồ kiến tạo
3. Ngũ hồ (Bắc Mỹ ) c. Hồ móng ngựa
4. Hồ Hoà Bình d. Hồ Băng Hà
5. Biển Hồ (Gia Lai) e. Hồ nhân tạo

Câu 3: Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế
giới hiện nay?
Câu 4 : Độ muối của nước biển có những đặc điểm nào sau đây?
Câu 5: Sóng biển là gì? Nguyên nhân tạo ra sóng biển?
Câu 6: Dao động thủy triều lớn nhất khi nào?
Câu 7: Biển và đại dương không có vai trò gì?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------6
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Câu 8: Dòng biển chảy trong các biển và đại dương thế giới có ảnh hưởng đến khí hậu vùng
ven bờ các lục địa như thế nào?

- Xác định sơ đồ nào thể hiện ngày triều cường, sơ đồ nào thể hiện ngày triều kém.
- Giải thích nguyên nhân hiện tượng triều cường và triều kém
Câu 9: Chứng minh chuyển động của các dòng biển có quy luật và chịu ảnh hưởng của các
loại gió thường xuyên như gió mậu dịch, gió Tây ôn đới.

Kỹ năng
- Vẽ , nhận xet biểu đồ. - Xử lí và nhận xét bảng số liệu. - Đọc bản đồ, lược đồ…
----------------------------

MÔN: Kinh tế và pháp luật 10


I. Phạm vi kiến thức cần kiểm tra
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong các bài:
Bài 5: Ngân sách Nhà nước; Bài 6: Thuế ; Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình
sản xuất kinh doanh

II. Yêu cầu cần đạt với mỗi bài

Bài 5: Ngân sách Nhà nước.


- Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước; đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện
pháp luật ngân sách.
- Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện
pháp luật về ngân sách.
- Đồng tình ủng hộ những việc làm đúng, phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp
luật về ngân sách Nhà nước.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------7
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Bài 6: Thuế
- Nêu được khái niệm thuế là gì, một số loại thuế ở nước ta hiện nay.
- Nêu được các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện pháp
luật về thuế.
- Giải thích được vì sao nhà nước phải thu thuế.
- Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện
pháp luật về thuế.
- Đồng tình ủng hộ những việc làm đúng, phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp
luật về thuế

Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
- Nêu được khái niệm sản xuất kinh doanh.
- Chỉ ra được những vai trò cơ bản của sản xuất kinh doanh.
- Nhận biết được một số mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của nó.
- Nhận xét. đánh giá được các hành vi, việc làm của cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện
pháp luật về sản xuất kinh doanh.
- Có trách nhiệm trong việc tạo dựng và chuẩn bị nghề nghiệp cho bản thân thông qua việc lựa
chọn mô hình kinh tế phù hợp cho bản thân và gia đình

----------------------------

MÔN : Giáo dục quốc phòng & An ninh 10


Khối 10: Thực hành bài đội ngũ từng người không có súng
----------------------------

MÔN : Giáo dục thể chất 10

1. Cầu lông: Kỹ thuật phát cầu trái tay; Kỹ thuật di chuyển đơn bước đánh cầu thấp
tay hai hướng phía trước.
2. Bóng rổ: Kỹ thuật dẫn bóng di chuyển tiến; chuyền và bắt bóng.
3. Bóng đá: Kỹ thuật dừng bóng bằng lòng, bằng mu giữa bàn chân.
----------------------------

MÔN: Tin học 10


HS học kiến thức trong các bài sau:
Chủ đề 1: Bài 1, 2
Chủ đề 2: Bài 8, 9
Chủ đề 3: Bài 11
Chủ đề 4: Bài 12
Yêu cầu: Vận dụng được kiến thức để giải quyết được các vấn đề liên quan trong thực tiễn; trả lời
được các câu hỏi phần luyện tập và vận dụng, câu hỏi mở (trong các hoạt động) của các bài này!
----------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------8
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
MÔN: Công nghệ công nghiệp 10
Câu 1: Bộ phân xử lí, của bàn là làm nhiệm vụ
A. dây dẫn từ nguồn điện đến bàn là. B. xử lý nhiệt năng.
C. xử lý điện năng. D. chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng.
Câu 2: Công nghệ CAD/CAM/CNC là công nghệ
A. sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm
CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC.
B. sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, không động
tiêu cực đến môi trường.CAD để thiết kế chi tiết đến phần mềm CAM để lập quy trình công
nghệ ,sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC.
C. phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano.
D. phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau.
Câu 3: Công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến công nghệ
A. điều khiển và tự động hóa. B. điện – quang.
C. điện – cơ. D. sản xuất điện năng.
Câu 4: Tiêu chí thứ ba của đánh giá sản phẩm công nghệ là
A. Cấu tạo sản phẩm. B. Tính thẩm mĩ sản phẩm.
C. Độ bền sản phẩm. D. Tính năng sản phẩm.
Câu 5: Công nghệ là
A. ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc, thiết bị,
công trình, quy mô và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
B. hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, chế tạo, vận hành máy.
C. giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng
để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ.
D. hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên,
xã hội, tư duy.
Câu 6: Công nghệ thứ tư trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là công nghệ
A. sản xuất điện năng. B. điện – cơ.
C. điện – quang. D. điều khiển và tự động hóa.
Câu 7: Công nghệ thứ ba trong lĩnh vực luyện kim được đề cập đến la công nghệ
A. luyện kim. B. gia công áp lực. C. gia công cắt gọt. D. đúc lỏng.
Câu 8: Ngành công nghệ nào, đột phá của cuộc cách mạng 4.0
A. In 3D. B. Dệt may. C. Xay sát thóc. D. Sửa chữa ô tô.
Câu 9: Công nghệ thứ ba trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là công nghệ
A. điện – cơ. B. điều khiển và tự động hóa.
C. điện – quang. D. sản xuất điện năng.
Câu 10: Công nghệ đã tác động tích cực đến con người là sự
A. Tiện nghi, đáp ứng nhu cầu, thay đổi cuộc sống của con người.
B. Giúp cải tạo và bảo vệ thiên nhiên, thay đổi cuộc sống con người.
C. Con người dần phụ thuộc vào công nghệ.
D. Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Câu 11: Tiêu chí về kinh tế của đánh giá công nghệ là đánh giá về
A. chi phí đầu tư. B. sự tác động của công nghệ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------9
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
C. độ chính xác của công nghệ. D. năng suất công nghệ.
Câu 12: Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá sản phẩm công nghệ.
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 13: Khoa học là
A. ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc, thiết bị,
công trình, quy mô và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
B. giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, những quy luật của
tự nhiên, xã hội, tư duy
C. hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên,
xã hội, tư duy.
D. giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng
để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ.
Câu 14: Khái niệm hệ thống kĩ thuật
A. Có các phần tử đầu vào, các tín hiệu được nhận từ các cảm biến môi trường xung quanh,
thực hiện nhiệm vụ ra lệnh.
B. Có các phần tử đầu ra kết quả xử lí, thuộc dạng các tín hiệu số hoặc đồ thị trạng thái, cho
người quan sát thực hiện lệnh.
C. Có bộ phận xử lí, theo 2 dạng số hóa hoặc giải mã tương tự, truyền đến đầu ra các tín hiệ
này dưới dạng khuếch đại.
D. Là hệ thống gồm các phần tử đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí có liên hệ với nhau để thực
hiện nhiệm vụ.
Câu 15: Công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực luyện kim được đề cập đến là công nghệ
A. công nghệ gia công cắt gọt. B. công nghệ điện-cơ.
C. công nghệ đúc . D. công nghệ gia công áp lực.
Câu 16: Công nghệ gia công áp lực là công nghệ
A. chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót
vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm theo yêu cầu.
B. điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên
liệu khác nhau.
C. dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo
hình dáng yêu cầu.
D. thực hiện việc lấy đi một phần của chi tiết phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt máy cắt
kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
Câu 17: Công nghệ năng lượng tái tạo là công nghệ
A. sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển đến phần mềm CAM để lập quy
trình gia công chi tiết, sau đó điều khiển số CNC.
B. sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác
động tiêu cực đến môi trường xung quanh.
C. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano.
D. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau.
Câu 18: Công nghệ nano là công nghệ
A. sản xuấtt năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác
động tiêu cực đến môi trường xung quanh.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
B. phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau
C. phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano.
D. sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển đến phần mềm CAM để lập quy
trình gia công chi tiết, sau đó điều khiển số CNC.
Câu 19: Công nghệ đúc là công nghệ
A. chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót
vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.
B. thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và
máy cắt chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
C. dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo
hình dáng yêu cầu.
D. điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên
liệu khác.
Câu 20: Tiêu chí đầu tiên đánh giá công nghệ là tiêu chí về
A. độ tin cậy. B. hiệu quả. C. môi trường. D. kinh tế.
Câu 21: Công nghệ luyện kim là công nghệ
A. thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và
máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
B. dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo
hình dáng yêu cầu.
C. chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót
vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.
D. điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên
liệu khác.
Câu 22: Công nghệ thứ hai trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến la công nghệ
A. điện – quang. B. điều khiển và tự động hóa.
C. sản xuất điện năng. D. điện – cơ.
Câu 23: Công nghệ nào sau đây được phân loại theo lĩnh vực khoa học_ công nghệ
A. trồng cây trong nhà kính. B. giao thông- vận tải.
C. thông tin. D. ô tô.
Câu 24: Tiêu chí về hiệu quả của đánh giá công nghệ là đánh giá
A. chi phí đầu tư. B. đến môi trường không khí.
C. độ chính xác của công nghệ. D. năng suất công nghệ.
Câu 25. Lịch sử loài người đã trải qua mấy cuộc cách mạng công nghệp?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa. B. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt.
C. Công nghệ thông tin và tự động hóa. D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.
Câu 27. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. Máy hơi nước của James Watt. B. Động cơ đốt trong.
C. Biến cơ năng thành điện năng. D. Sản xuất điện năng.
Câu 28. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra
A. thế kỉ XVII B. thể kỉ XIX C. thế kỉ XVIII D. thế kỉ XX
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------11
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Câu 29: Nghiên cứu, xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của (1) máy xay sinh tố; (2) máy điều
hòa nhiệt độ trong gia đình. Trong hai hệ thống đó, hệ thống nào là mạch kín?
Câu 30: Công nghệ trí tuệ nhân tạo được ứng dụng ở những lĩnh vực nào? Lấy ví dụ cụ thể?
Câu 31: Đánh giá quạt trần và quạt cây (hình bên) để lựa chọn loạt quạt phù hợp với phòng ngủ và
phòng khách của gia đình em?

Câu 32. Theo lĩnh vực khoa học có công nghệ nào?
A. Công nghệ hóa học B. Công nghệ sinh học
C. Công nghệ thông tin D. Cả 3 đáp án trên
Câu 33. Theo lĩnh vực kĩ thuật có công nghệ nào?
A. Công nghệ cơ khí B. Công nghệ điện
C. Công nghệ xây dựng D. Cả 3 đáp án trên
Câu 34. Phân loại công nghệ dựa vào căn cứ nào sau đây?
A. Theo lĩnh vực khoa học B. Theo lĩnh vực kĩ thuật
C. Theo đối tượng áp dụng D. Cả 3 đáp án trên
Câu 35. Theo đối tượng áp dụng có công nghệ nào sau đây?
A. Công nghệ ô tô B. Công nghệ vật liệu
C. Công nghệ nano D. Cả 3 đáp án trên
Câu 36. Có mấy căn cứ để phân loại công nghệ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 37. Công nghệ nào sau đây được phân loại theo lĩnh vực khoa học?
A. Công nghệ thông tin B. Công nghệ vận tải
C. Công nghệ trồng cây trong nhà kính D. Cả 3 đáp án trên
Câu 38. Công nghệ nào sau đây được phân loại theo lĩnh vực kĩ thuật?
A. Công nghệ thông tin B. Công nghệ vận tải
C. Công nghệ trồng cây trong nhà kính D. Cả 3 đáp án trên
Câu 39. Quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ thể hiện ở mấy đặc điểm?
A.1 B.2 C. 3 D. 4
Câu 40. Quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ thể hiện ở đặc điểm nào?
A. Khoa học là cơ sở của kĩ thuật B. Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới, dựa trên công nghệ hiện có
C. Công nghệ thúc đẩy khoa học D. Cả 3 đáp án trên
Câu 41. Đặc diểm của công nghệ trong mỗi giai đoạn lịch sử là gì?
A. Tính dẫn dắt B. Tính định hình C. Tính chi phối D. Cả 3 đáp án trên
Câu 42. Khoa học là gì?

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------12
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
A. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên,
xã hội, tư duy.
B. Là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết
bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 43. Kĩ thuật là gì?
A. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên,
xã hội, tư duy.
B. Là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết
bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 44. Hình ảnh nào sau đây thể hiện phương pháp địa canh?

Câu 45. Công nghệ là gì?


A. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự
nhiên, xã hội, tư duy.
B. Là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy
móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
D. Cả 3 đáp án trên

----------------------------

MÔN: Vật lí 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Độ dịch chuyển và quãng đường có độ lớn bằng nhau khi vật:
A. Chuyển động tròn. B. Chuyển động thẳng không đổi chiều.
C. Chuyển động thẳng chỉ đổi chiều một lần. D. Chuyển động có gia tốc.
Câu 2. Chọn đáp án không đúng?
A. Độ dịch chuyển là một đại lượng véctơ.
B. Quãng đường là một đại lượng không âm.
C. Quãng đường chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------13
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
D. Vận tốc là một đại lượng véc tơ vì độ dịch chuyển là đại lượng véc tơ.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói về độ dịch chuyển
A. Con tàu đã đi 200 km về phía đông nam.
B. Một xe ô tô đã đi 200 km từ Hà Nội đến Nam Định.
C. Máy bay đã bay được 500km về thành phố Hồ Chí Minh.
D. Bạn An đã đi được 1km về phía sân vận động.
Câu 4. Chọn phát biểu đúng.
A. Vectơ độ dời thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.
B. Vectơ độ dời có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật.
C. Trong chuyển động thẳng độ dời bằng độ biến thiên tọa độ.
D. Độ dời có giá trị luôn dương.
Câu 5. Tính chất nào sau đây là của tốc độ, không phải của vận tốc của một vật chuyển động?
A. Luôn lớn hơn không. B. Có đơn vị là km/h.
C. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. D. Có hướng xác định.
Câu 6. Trong chuyển động thẳng đều, véctơ vận tốc tức thời và véctơ vận tốc trung bình trong khoảng thời
gian bất kỳ có
A. cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau.
B. cùng phương, cùng chiều và độ lớn bằng nhau.
C. cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng nhau.
D. cùng phương, cùng chiều và độ lớn không bằng nhau.
Câu 7. Vận tốc tức thời là
A. vận tốc của một vật chuyển động rất nhanh. B. vận tốc của một vật được tính rất nhanh.
C. vận tốc tại một thời điểm trong quá trình chuyển động.
D. vận tốc của vật trong một quãng đường rất ngắn.
Câu 8.Chọn câu đúng. Những dụng cụ chính để đo tốc độ trung bình của viên bi gồm:
A. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, viên bi, máng và thước thẳng.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, viên bi, máng và thước kẹp.
C. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cần rung, viên bi, máng và thước kẹp.
D. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cần rung, viên bi, máng và thước thẳng.
Câu 9. Chọn câu đúng. Những dụng cụ chính để đo tốc độ tức thời trung bình của viên bi gồm:
A. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, viên bi, máng và thước thẳng.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, viên bi, máng và thước kẹp.
C. Băng giấy, cổng quang điện, viên bi, máng và thước kẹp.
D. Băng giấy, cổng quang điện, viên bi, máng và thước thẳng.
Câu 10. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một
chất điểm có dạng như hình vẽ. Trong thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?
A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
C. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.
Câu 11. Hình vẽ bên là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chiếc ô tô
chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Vận tốc của xe là
A. 30 km/h. B. 37,5 km/h.
C. 30 km/h. D. 18 km/h.

Câu 12. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chất điểm chuyển động thẳng đều có dạng.
A. song song với trục tọa độ Ot. B. vuông góc với trục tọa độ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------14
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
C. đường xiên góc luôn đi qua gốc tọa độ. D. đường xiên góc có thể không đi qua gốc tọa độ.
Câu 13. Phương trình nào sau đây là phương trình tọa độ của một vật chuyển động thẳng chậm dần đều
dọc theo trục Ox?
A. s = 2t – 3t2. B. x = 5t2 − 2t + 5. C. v = 4 − t. D. x = 2 − 5t – t2.
Câu 14. Gia tốc là một đại lượng
A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đại số, đặc trng cho tính không đổi của vận tốc.
C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 15. Chọn đáp án đúng:
A. Nếu gia tốc bằng 0 thì vật không chuyển động.
B. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều nếu a.v>0.
C. Vật chuyển động chậm dần đều nếu a.v<0
D. Rơi tự do là chuyển động thẳng đều.
Câu 16. Một vật chuyển động thẳng có phương trình vận tốc v = −2 + 3t ( t : s; v : m s ) . Chuyển động của
vật là chuyển động
A. chậm dần đều. B. nhanh dần đều. C. thẳng đều. D. tròn đều.
Câu 17. Mối liên hệ giữa vận tốc và độ dịch chuyển trong chuyển động biến đổi đều không phụ thuộc thời
gian là:
A. v𝑡2 − v02 = 2𝑎𝑑 B. v𝑡2 + v02 = 2𝑎𝑑 C. v𝑡 − v0 = 2𝑎𝑑 D. v𝑡 + v0 = 2𝑎𝑑
Câu 18. Gia tốc
A. đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. B. là một đại lượng vecto.
C. là một đại lượng vô hướng. D. chỉ xuất hiện khi độ lớn vận tốc thay đổi.
Câu 19. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc ban đầu v0 , gia tốc có độ lớn a không đổi,
phương trình vận tốc có dạng: v = v0 + at. Vật này có
A. tích v.a  0 . B. a luôn dương. C. v tăng theo thời gian. D. a luôn ngược dấu với v.
Câu 20. Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a.
Chuyển động có
A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều. B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều.
C. a.v < 0 là chuyển chậm dần đều. D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều.
Câu 21. Chọn ý sai. Chuyển động thẳng nhanh đần đều có
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. B. vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian.
C. tọa độ là hàm số bậc hai của thời gian. D. gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 22. Chuyển động thẳng chậm đần đều có
A. quỹ đạo là đường cong bất kì.
B. độ lớn vectơ gia tốc là một hằng số, ngược chiều với vectơ vận tốc của vật.
C. quãng đường đi được của vật không phụ thuộc vào thời gian.
D. vectơ vận tốc vuông góc với quỹ đạo của chuyển động.
Câu 23. Chọn ý sai. Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó có
A. gia tốc không đổi. B. tốc độ tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
C. gia tốc tăng dần đều theo thời gian. D. thể lúc đầu chậm dần đều, sau đó nhanh dần đều.
Câu 24. Trong bài thực hành đo gia tốc rơi tự do, dụng cụ đo thời gian vật rơi là
A. Đồng hồ bấm giây B. Đồng hồ hiện số kết nối cổng quang.
C. Điện thoại D. Đồng hồ đeo tay.
Câu 25. Khẳng định nào sau đây đúng về sự rơi tự do của một vật?

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------15
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
A. Là một chuyển động chậm dần đều.
B. Vật rơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào khối lượng của vật.
C. Vật rơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào vật liệu làm vật.
D. Là một chuyển động nhanh dần đều .
Câu 26. Rơi tự do là một chuyển động
A. thẳng đều. B. chậm dần đều. C. nhanh dần. D. nhanh dần đều.
Câu 27. Chọn phát biểu sai.
A. Khi rơi tự do tốc độ của vật tăng dần.
B. Vật rơi tự do khi lực cản không khí rất nhỏ so với trọng lực
C. Vận động viên nhảy dù từ máy bay xuống mặt đất sẽ rơi tự do.
D. Rơi tự do có quỹ đạo là đường thẳng.
Câu 28. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?
A. Chuyển động theo phương thẳng đúng, chiều từ trên xuống.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. Ở cùng một nơi và gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Lúc t = 0 thì vận tốc của vật luôn khác 0.
Câu 29. Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây?
A. Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian. B. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian
C. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh. D. Quãng đường vật đi được là hàm số bậc hai theo thời gian.
Câu 30. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Vectơ gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, hướng xuống.
B. Tại cùng một nơi trên Trái Đất gia tốc rơi tự do không đối.
C. Gia tốc rơi tự do thay đối theo vĩ độ.
D. Gia tốc rơi tự do là 9,81 m/s2 tại mọi nơi.
Câu 31. Tại điểm O người ta ném ngang một vật với vận tốc ban đầu v0. Đồ thị nào dưới đây diễn tả đúng
phân bố vận tốc của vật thành các O O O
v0 v0 v0 O
thành phần ngang dọc khi qua điểm v0
v = v0
I. I I I
I
A. Hình 3. v = v0
B. Hình 1. v = v0 v = v0
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
C. Hình 2.
D. Hình 4.
Câu 32. Từ một độ cao, ném đồng thời hai vật theo phương ngang (cùng hướng) với vận tốc khác nhau
v1  v2 thì
A. vật 1 chạm đất trước vật 2. B. vật 1 sẽ rơi xa hơn vật 2.
C. tầm xa của hai vật như nhau. D. vật 2 chạm đất trước vật 1.
Câu 33. Ở cùng một độ cao so với mặt đất, người ta đồng thời thả tự do viên bi A và ném viên bi B theo
phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí thì
A. bi A chạm đất trước bi B. B. bi A chạm đất sau bi B.
C. bi A và bi B chạm đất cùng lúc. D. tầm xa của hai bi như nhau.
Câu 34. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của
chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
A. F = F12 + F22 . B. F1 − F2  F  F1 + F2 . C. F = F1 − F2 . D. F = F12 + F22 .
Câu 35. Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?
A. Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------16
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
B. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa
giác lực.
C. Độ lớn của lực tổng hợp luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần tác dụng lên vật.
D. Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương
đương các lực thành phần.
Câu 36. Phép phân tích lực cho phép ta thay thế
A. một lực bằng một lực khác. B. một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần.
C. nhiều lực bằng một lực duy nhất. D. các vectơ lực bằng vectơ gia tốc.
Câu 37. Hãy chọn đáp án đúng. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng
nhiên ngừng tác dụng thì
A. Vật lập tức dừng lại. B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C. Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 38. Chọn đáp án đúng. Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn đi tiếp chứ chưa
dừng ngay. Đó là nhờ
A. Trọng lượng của xe. B. Lực ma sát.
C. Quán tính của xe. D. Phản lực của mặt đường.
Câu 39. Chọn câu phát biểu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
Câu 40. Theo định luật 1 Newton thì
A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng
của lực nào.
C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 41. Khi một ô tô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe
A. ngả người về sau. B. chúi người về phía trước.
C. ngả người sang bên cạnh. D. dừng lại ngay.
Câu 42. Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 43. Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho
A. hướng chuyển động của vật thay đổi. B. hình dạng của vật thay đổi.
C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi. D. vật chuyển động.
Câu 44. Định luật II Niu-tơn cho biết
A. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
B. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.
C. mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và thời gian.
D. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Câu 45. Theo định luật II Niu-tơn thì
A. khối lượng tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật. B. khối lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
C. gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật. D. độ lớn gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác
dụng lên vật.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------17
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Câu 46. Một ô tô có khối lượng 1600 kg đang chuyển động thì bị hãm phanh với lực hãm có độ lớn bằng
600 N. Vectơ gia tốc mà lực này gây ra cho xe có độ lớn và đặc điểm nào sau đây?
A. 0,375 m/s 2 , cùng với hướng chuyển động. B. 0,375 m/s 2 , ngược với hướng chuyển động.
C. 8/3 m/s2 , ngược với hướng chuyển động. D. 8/3 m/s2 , cùng với hướng chuyển động.
Câu 47. Một quả bóng m = 400 g đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với lực 300 N. Thời
gian chân tác dụng vào quả bóng là 15 s; bỏ qua ma sát. Tốc độ của quả bóng lúc bay đi là
A. 22,5m/s. B. 11,25.10-3m/s. C. 11,25m/s. D. 11250m/s.
Câu 48. Chọn câu đúng. Theo định luật III Niutơn, cặp "lực và phản lực"
A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 49. Có hai chiếc thuyền ở trên một hồ nước yên lặng. Hai người ngồi ở hai thuyền và cầm hai đầu một
sợi dây để kéo. Nếu một đầu dây được buộc vào thuyền 1 và chỉ có người ngồi ở thuyền 2 kéo dây với
một lực như trước thì chuyển động của hai thuyền sẽ
A. không thay đổi. B. thay đổi. C. thay đổi chậm dần. D. thay đổi nhanh dần.
Câu 50. Chọn ý sai. Lực và phản lực
A. là hai lực trực đối. B. cùng độ lớn.
C. ngược chiều nhau. D. có thể tác dụng vào cùng một vật.
Câu 51. Trọng lực tác dụng lên vật có
A. độ lớn luôn thay đổi.
B. điểm đặt tại trọng tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. điểm đặt tại trọng tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
D. điểm đặt bất kỳ trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Câu 52. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trọng lực ?
A. Trọng lực xác định bởi biểu thức P = m.g
B. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỷ lệ thuận với khối lượng vật.
D. Tại một nơi trên Trái Đất trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ thuận với gia tốc rơi tự do.
Câu 53. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trọng lượng của vật ?
A. Trọng lượng là độ lớn trọng lực tác dụng lên vật B. Trọng lượng của vật luôn không đổi
C. Trọng lượng kí hiệu là P. D. Trọng lượng được đo bằng lực kế.
Câu 54. Đơn vị lực căng dây là
A. Watts (W) B. Joules (J) C. Newton (N) D. Radians (Rad)
Câu 55. Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây?
A. Lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi.
B. Lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
C. Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây.
D. Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén.
Câu 56. Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật
A. cùng hướng với lực căng dây. B. cân bằng với lực căng dây.
C. hợp với lực căng dây một góc 90. D. bằng không.
Câu 57. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng
lên?
A. có thể tăng lên hoặc giảm đi. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng lên.
Câu 58. Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì
độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------18
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Câu 59. Chọn câu đúng. Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về
phía trước là:
A. lực mà ngựa tác dụng vào xe. B. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
C. lực mà xe tác dụng vào ngựa. D. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
Câu 69. Đoàn tàu chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi bằng lực ma sát. Đoàn
tàu sẽ chuyển động
A. thẳng nhanh dần đều. B. thẳng đều. C. thẳng chậm dần đều. D. thẳng nhanh dần.
Câu 70. Đặc điểm của lực cản lên vật là:
A. ngược chiều chuyển động của vật B.cùng chiều chuyển động của vật
C.phát động chuyển động của vật D.vuông góc với chiều chuyển động của vật
Câu 71. Một ô tô chuyển động từ Đông sang Tây, lực cản tác dụng lên ô tô có hướng:
A.từ Đông sang Tây B. từ Tây sang Đông C.từ Bắc đến Nam D.từ Nam đến Bắc
Câu 72. Lực cản của chất lưu tác dụng lên vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. chỉ phụ thuộc vào hình dạng của vật B. chỉ phụ thuộc vào tốc độ của vật
C. phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật D. không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
Câu 73. Trường hợp nào sau đây không có lực nâng do chất lưu tác dụng lên vật?
A. Con chim bay trên bầu trời B. Cuốn sách nằm trên bàn
C. Thợ lặn lặn xuống biển D. Con cá bơi dưới nước
Câu 74. Lực nâng của chất lưu tác dụng lên vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. thể tích của phần chất lưu bị vật chiếm chỗ và bản chất của chất lưu.
B. chỉ phụ thuộc vào thể tích của phần chất lưu bị vật chiếm chỗ.
C. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lưu.
D. phụ thuộc vào thể tích của phần chất lưu bị vật chiếm chỗ mà không phụ thuộc vào bản chất của
chất lưu.
II. TỰ LUẬN
Bài 1: Một người tập thể dục chạy trên đường thẳng trong 10 phút. Trong 4 phút đầu chạy với vận tốc 4
m/s, trong thời gian còn lại giảm vận tốc còn 3 m/s. Tính quãng đường chạy, độ dịch chuyển, tốc độ trung
bình và vận tốc trung bình trên cả quãng đường chạy.

Bài 2: Một người bơi từ bờ này sang bờ kia của một con sông rộng 50 m theo hướng vuông góc với bờ
sông. Do nước sông chảy mạnh nên quãng đường người đó bơi gấp 2 lần so với khi bơi trong bể bơi.
Hãy xác định độ dịch chuyển của người này khi bơi sang bờ sông bên kia.
Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của người bơi là bao nhiêu mét?

Bài 3: Chất điểm chuyển động có đồ thị vận tốc theo


thời gian như hình
a) Mô tả chuyển động của chất điểm.
b) Tính quãng đường mà chất điểm đi được từ khi bắt
đầu chuyển động cho tới 10s.
c) Độ dịch chuyển của người này từ khi bắt đầu chạy
đến thời điểm 5s. Tính vận tốc trung bình khi đó.
d)Tính vận tốc trung bình và tốc độ trung bình khi bắt đầu đi đến thời điểm 7s

Bài 4: Một xe ô tô khởi hành lúc 6h sáng từ địa điểm A Bộ Công An đi về địa điểm B ngã tư Cổ Nhuế
2
cách nhau 300m, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m / s . 10 giây sau một xe đạp khởi hành từ
ngã tư Cổ Nhuế chuyển động cùng chiều với ô tô. Lúc 6h50s thì ô tô đuổi kịp xe đạp.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------19
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Tính vận tốc của xe đạp và khoảng cách hai xe lúc 6h2phút .
Bài 5: Một vật được thả rơi tự do ở nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m / s . Thời gian từ lúc thả đến khi
2

chạm đất là 8s.


a) Tìm độ cao của vị trí thả vật?
b) Tính thời gian vật rơi 10m đầu tiên
c) Tính thời gian vật rơi 10 m cuối cùng trước khi chạm đất?
d) Tính quãng đường rơi được trong 4 s đầu ?
e) Tính quãng đường rơi trong 2s cuối ?
f) Tính quãng đường rơi được trong giây thứ 6?
g) Tính độ biến thiên của vận tốc trong giây thứ 5?

Bài 6: Một bóng đèn được treo tại chính giữa một dây nằm ngang làm dây bị võng xuống. Biết trọng lượng
của đèn là 100N và góc giữa hai nhánh dây là 1500.
a) Xác định và biểu diễn các lực tác dụng lên đèn.
b) Tìm lực căng của mỗi nhánh dây.

Bài 7: Một người đẩy một thùng hàng, khối lượng 50kg , trượt trên sàn
nhà. Lực đẩy có phương nằm ngang với độ lớn là 180N . Tính gia tốc của thùng hàng, biết hệ số ma sát
trượt giữa thùng hàng và sàn nhà là  = 0,25 . Lấy g = 9,8m / s 2 .

Bài 8: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đâu, sau khi được 50
m thì vật có vận tốc 6 m/s. Bỏ qua ma sát
a) Tính gia tốc và thời gian vật đi được quãng đường trên.
b) Lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ?

Bài 9: Một vật có khối lượng 15 kg được kéo trượt trên mặt phẳng nằm ngang bằng lực kéo 45 N theo
phương ngang kể từ trạng thái nghỉ. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là  = 0,05 . Lấy
g = 10 m/s2. Tính quãng đường vật đi được sau 5 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
Bài 10: Một quyển sách đặt trên mặt bàn nghiêng và được thả cho truợt xuống. Cho biết góc nghiêng
 = 300 so với phương ngang và hệ số ma sát giữa quyển sách và mặt bàn là  = 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2.
Tính gia tốc của quyển sách và quãng đường đi được của nó sau 2s.

Bài 11: Một người dùng dây buộc để kéo một thùng gỗ theo phương nằm ngang bằng một lực F (như
hình). Khối lượng của thùng là 35 kg. Hệ số ma sát giữa sàn và đáy thùng là  = 0,3 . Lấy g = 9,8m / s 2 .
Tính độ lớn của lực kéo trong hai trường hợp:
a) Thùng trượt với gia tốc 0,2 m/s2.
b) Thùng trượt đều.

Bài 12: Một học sinh dùng dây kéo một thùng sách nặng 10 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang. Dây
nghiêng một góc chếch lên trên 450 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa dây thùng và mặt sàn là
 = 0,2 (lấy g = 9,8m / s 2 ). Hãy xác định độ lớn của lực kéo để thùng sách chuyển động thẳng đều?
----------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------20
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
MÔN: Sinh học 10
I. Nội dung ôn tập:
- Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực
- Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất
II. Hình thức kiểm tra đánh giá
- Trắc nghiệm: 75%
- Tự luận : 25%
III. Minh hoạ
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (tỉ lệ S/V lớn) nên
A. trao đổi chất nhanh nhưng sinh trưởng và sinh sản kém.
B. trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
C. trao đổi chất chậm dẫn đến sinh trưởng và sinh sản kém.
D. trao đổi chất chậm nhưng lại phát triển và sinh sản rất nhanh
Câu 2. Ba thành phần chính của tế bào nhân sơ gồm:
A. Màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân. B. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
C. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân. D. Vỏ nhầy, thành tế bào, màng tế bào.
Câu 3. Sinh vật nào sau đây có cấu tạo cơ thể từ tế bào nhân sơ:
A. Nấm. B. Vi rút. C. Vi khuẩn. D. Động vật.
Câu 4. Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ, vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn xuất hiện rất sớm. B. Tế bào vi khuẩn có cấu trúc đơn bào.
C. Tế bào vi khuẩn có cấu tạo rất thô sơ. D. Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân.
Câu 5. Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm:
A. Gồm một phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng. B. Gồm một phân tử DNA mạch thẳng,
xoắn kép.
C. Gồm một phân tử DNA liên kết với protein. D. Gồm một phân tử AND dạng thẳng, đơn.
Câu 6. Chức năng chính của thành tế bào nhân sơ?
A. Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào. B. Nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất.
C. Thực hiện quá trình trao đổi chất. D. Mang thông tin di truyền quy định đặc điểm
của tế bào.
Câu 7. Tế bào chất có chức năng gì?
A. Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào. B. Nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất.
C. Thực hiện quá trình trao đổi chất. D. Mang thông tin di truyền quy định đặc điểm
của tế bào.
Câu 8. Màng tế bào của tế bào nhân sơ có vai trò gì?
A. Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào. B. Nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất.
C. Thực hiện quá trình trao đổi chất. D. Mang thông tin di truyền quy định đặc điểm
của tế bào.
Câu 9. Vùng nhân của tế bào nhân sơ làm nhiệm vụ nào sau đây?
A. Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào. B. Nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất.
C. Thực hiện quá trình trao đổi chất. D. Mang thông tin di truyền quy định đặc điểm
của tế bào
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------21
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Câu 10. Tế bào vi khuẩn có các hạt ribosome làm nhiệm vụ gì?
A. Chứa chất dự trữ cho tế bào. B. Tổng hợp protein cho tế bào.
C. Bảo vệ cho tế bào. D. Tham gia vào quá trình phân bào.
Câu 11. Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là:
A. Lạp thể. B. Trung thể. C. Ti thể. D. Ribosome.
Câu 12. Chức năng trao đổi chất và bảo vệ cơ thể là của cơ quan nào?
A. Thành tế bào. B. Màng sinh chất. C. Nhân. D. Roi.
Câu 13. Plasmid:
A. Gồm nhiều phân tử DNA dạng vòng, có kích thước nhỏ nằm ngoài vùng nhân.
B. Gồm nhiều phân tử DNA ở ngoài vùng nhân.
C. Là tên gọi khác của DNA dạng vòng ở trong vùng nhân của tế bào vi khuẩn.
D. Gồm 1 phân tử DNA dạng vòng ở trong vùng nhân và các phân tử DNA khác ở ngoài vùng
nhân.
Câu 14. Nhiều vi khuẩn gây bệnh ở người thường có thêm cấu trúc giúp chúng có thể ít bị
bạch cầu tiêu diệt hơn. Cấu trúc đó là:
A. Màng sinh chất. B. Roi. C. Lông. D. Vỏ nhầy.
Câu 15. Đem loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho
các tế bào trần này vào dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế
bào thì các tế bào trần này sẽ có hình gì?
A. Hình bầu dục. B. Hình cầu. C. Hình chữ nhật. D. Hình vuông.

TẾ BÀO NHÂN THỰC


Câu 1. Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì:
A. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
B. Phải bao bọc xung quanh tế bào.
C. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào.
D. Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
Câu 2. Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể
nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan đó là nhờ:
A. Glycoprotein. B. Cacbohidrate. C. Photpholipid. D. Cholesterol.
Câu 3. Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào:
A. Một cách tùy ý. B. Một cách có chọn lọc.
C. Chỉ cho các chất vào. D. Chỉ cho các chất ra.
Câu 4. Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa:
A. Các bào quan không có màng bao bọc.
B. Chỉ chứa ribôxôm và nhân tế bào.
C. Chứa bào tương và nhân tế bào.
D. Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào.
Câu 5. Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ?
A. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển.
B. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào.
C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động.
D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------22
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Câu 6. Cholesterol có ở màng sinh chất của tế bào:
A. Vi khuẩn. B. Nấm. C. Động vật. D. Thực vật.
Câu 7. Vì sao gọi là tế bào nhân thực?
A. Vì có hệ thống nội màng. B. Vì vật chất di truyền là ADN và Protein.
C. Vì nhân có kích thước lớn. D. Vì vật chất di truyền có màng nhân bao bọc.
Câu 8. Thành tế bào thực vật không có chức năng nào sau đây?
A. Bảo vệ, chống sức trương của nước làm vỡ tế bào.
B. Quy định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tế bào.
C. Quy định hình dạng, kích thước của tế bào.
D. Giúp các tế bào ghép nối và liên lạc với nhau bằng cầu sinh chất.
Câu 9. Hình dạng của tế bào động vật được duy trì ổn định nhờ cấu trúc:
A. lưới nội chất. B. khung xương tế bào. C. chất nền ngoại bào. D. bộ máy
Gôngi.
Câu 10. Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào.
B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào.
C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit.
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
Câu 11. Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn khác nhau ở đâu?
A. Lưới nội chất hạt hình túi, còn lưới nội chất trơn hình ống.
B. Lưới nội chất hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân, còn lưới nội chất trơn thì không.
C. Lưới nội chất hạt có đính các hạt ribôxôm, còn lưới nội chất trơn không có.
D. Lưới nội chất hạt có riboxom bám ở trong màng, còn lưới nội chất trơn có riboxom bám ở
ngoài màng.
Câu 12. Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào:
A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Biểu bì. D. Cơ.
Câu 13. Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào.
B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào.
C. Bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào.
D. Riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào.
Câu 14. Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là?
A. Riboxom. B. Bộ máy gongi. C. Lưới nội chất. D. Ti thể.
Câu 15. Trong dịch nhân có chứa:
A. Ti thể và tế bào chất. B. Tế bào chất và chất nhiễm sắc thể.
C. Chất nhiễm sắc và nhân con. D. Nhân con và mạng lưới nội chất.
Vận chuyển các chất qua màng
Câu 1. Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào?
A. Hòa tan trong dung môi. B. Thể rắn. C. Thể nguyên tử. D. Thể khí.
Câu 2. Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ
chế
A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động.
C. thẩm tách. D. thẩm thấu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------23
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Câu 3. Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?
A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.
B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.
D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
Câu 4. Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức nào?
A. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid. B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
C. Nhờ kênh protein đặc biệt. D. Vận chuyển chủ động.
Câu 5. Hiện tượng thẩm thấu là
A. sự khuếch tán của các chất qua màng. B. sự khuếch tán của các ion qua màng.
C. sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng. D. sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Câu 6. Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng
lượng trong phân tử
A. Na+. B. Protein. C. ATP. D. ARN.
Câu 7. Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid.
(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng.
(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP.
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8. Nhập bào là phương thức vận chuyển
A. chất có kích thước nhỏ và mang điện. B. chất có kích thước nhỏ và phân cực.
C. chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước. D. chất có kích thước lớn.
Câu 9. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào. B. bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
C. thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào. D. luôn ổn định.
Câu 10. Trong môi trường nhược trương, tế bào nào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ?
A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào nấm men.
C. Tế bào thực vật. D. Tế bào vi khuẩn.
Câu 11. Tại sao khi ngâm mơ với đường sau một thời gian thì quả mơ teo lại, có vị ngọt và
chua, đồng thời nước mơ cũng có vị ngọt và chua?
A. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong quả mơ nên nước trong
mơ thẩm thấu ra ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước.
B. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài thấp hơn trong quả mơ nên nước trong
mơ thẩm thấu ra ngoài.
C. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài thấp hơn trong quả mơ nên nước trong
mơ thẩm thấu ra ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước.
D. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong quả mơ nên nước trong
mơ khuếch tán ra ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước.
Câu 12. Một tế bào nhân tạo có màng bán thấm và chứa dung dịch lỏng (0,03M saccharose;
0,02M glucose) được ngâm vào cốc chứa loại dung dịch (0,01M saccharose; 0,01M glucose;

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------24
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
0,01M fructose). Màng bán thấm chỉ cho nước và đường đơn đi qua nhưng không cho đường đôi
đi qua. Phát biểu nào sau đây là sai về chiều vận chuyển các chất?
A. Glucozo đi từ trong tế bào ra ngoài. B. Fructozo đi từ ngoài vào trong tế bào.
C. Nước đi từ ngoài vào trong tế bào. D. Saccharose đi từ ngoài vào trong tế
bào.
Câu 13. Vì sao thường xuyên ngậm nước muối loãng sẽ hạn chế được bệnh viêm họng, sâu
răng?
A. Nước muối loãng đã làm cho tế bào vi sinh vật gây bệnh bị co nguyên sinh nên bị mất nước.
B. Nước muối loãng thấm vào làm vỡ tế bào vi sinh vật gây bệnh.
C. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn giống thuốc kháng sinh.
D. Trong điều kiện nước muối loãng chất nguyên sinh tế bào vi sinh vật gây bệnh bị trương lên
làm rối loạn hoạt động sinh lí.
Câu 14. Ví dụ nào dưới đây đã ứng dụng đặc điểm từng loại môi trường vào bảo quản thực
phẩm trong đời sống?
A. Đóng hộp. B. Làm mứt. C. Bảo quản trong tủ lạnh. D. Phơi khô.
Câu 15. Nồng độ glucose trong máu là 1,2g/lít và trong nước tiểu là 0,9g/lít. Tế bào sẽ vận
chuyển glucose bằng cách nào? Vì sao?
A. Nhập bào, vì glucose có kích thước lớn. B. Thụ động, vì glucose trong máu cao hơn trong
nước tiểu.
C. Chủ động, vì glucose là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. D. Nhập bào, vì glucose có kích
thước rất lớn.

B. Phần tự luận
Câu 1. Tìm hiểu về tế bào nhân sơ bằng cách điền nội dung phù hợp vào sơ đồ sau:

Câu 2. Lợi dụng đặc tính sinh sản rất nhanh của vi khuẩn nói riêng và vi sinh vật nói chung
người ta ứng dụng gì vào thực tiễn?
Câu 3. Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ những ưu thế gì?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------25
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
Câu 4. Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm.
Câu 5. Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
Câu 6. Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân thực? Cho biết tế bào thực vật khác tế bào
động vật ở những điểm cơ bản nào?
Câu 7. Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị nhiễm
độc?
Câu 8. Tại sao cần ngâm rau sống vào nước muối trước khi ăn?
Câu 9. Giả sử nồng độ chất tan trong một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc 0,03M
saccharose và 0,06 M glucose. Đặt tế bào nhân tạo trong một ống nghiệm chứa dung dịch gồm
0,02M saccharose, 0,01M glucose và 0,03M fructose. Hãy cho biết:
a, Kích thước của tế bào sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
b, Chiều vận chuyển của glucose và fructose qua màng?
Câu 10. Giải ô chữ

----------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------26
Trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân - Đề cương ôn tập HK1 – Khối 10. Năm học 2023 – 2024
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – TX ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1
Bộ môn: Hóa học Khối 10 – Năm học 2023 – 2024
CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
A. Kiến thức cần nắm vững
n 1 2 3 4 5 6 7 n
Lớp
electron
Phân lớp
electron
Số AO tối
đa
Số electron
tối đa

B. Bài tập tham khảo


I. Bài tập tự luận
Câu 1: Xác định tên nguyên tố và vị trí của nó trong bảng tuần hoàn trong các trường hợp sau:
a. Nguyên tử nguyên tố Y tổng các loại hạt là 82. Trong hạt nhân nguyên tử này, số hạt không mang điện
nhiều hơn số hạt mang điện là 4 hạt.
b. Nguyên tố Z là kim loại. Biết tổng các loại hạt trong nguyên tử nguyên tố này là 58.
Câu 2:
a. Xác định số proton, neutron, electron của các nguyên tử và ion sau: 23
11 Na + ; 56
26 Fe ; 32
16 S 2− ; 27
13 Al 3+
b. Có bao nhiêu electron và proton trong mỗi ion sau: NO3- ; SO42-; PO43-; NH4+.
Câu 3:
a. Cho nguyên tử nguyên tố X có kí hiệu 17
8 X . Xác định số proton, số neutron, số khối của X. Viết cấu hình
electron và cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b. Lưu huỳnh có ký hiệu nguyên tử 31
15𝑃 . Viết cấu hình electron và sự phân bố electron vào AO ở lớp ngoài
cùng.
c. Nguyên tử Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p5. Xác định số proton và vị trí của Y trong bảng
tuần hoàn.
Câu 4: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 2, 8, 10, 12, 19. Các
nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Tại sao?
Câu 5:
a. Nguyên tử khối trung bình của copper (đồng) là 63,54. Trong tự nhiên, copper tồn tại 2 loại đồng vị là
65
29 Cu và 63
29 Cu . Tính thành phần phần trăm 65
29 Cu ?
b. Nguyên tử chlorine có 2 đồng vị: 35Cl( 75,77%) ; 37Cl (24,23%). Tính nguyên tử khối trung bình của
chlorine?
II. Bài tập trắc nghiệm
1. Phát biểu nào đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt cơ bản là proton và neutron.
B. Vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích dương.
C. Trong nguyên tử số proton luôn bằng số neutron.
D. Trong nguyên tử các electron luôn đứng yên.
2. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 25. Hạt nhân của X có 9 neutron. Số hiệu
nguyên tử của X là
A. 10. B. 8. C. 7. D. 9.
3. Nguyên tử X có 12 hạt neutron và cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s1. Số khối của X là
A. 23. B. 13. C. 21. D. 12.
4. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. số khối. B. số proton.
C. số electron lớp ngoài cùng. D. số neutron.
5. Có 3 nguyên tử: 12
6 X ,147Y ,146 Z . Những nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
A. X và Z. B. Y và Z. C. X và Y. D. X, Y và Z.
63 65 16 17 18
6. Nguyên tố đồng có hai đồng vị: Cu, Cu, oxi có ba đồng vị: O, O, O. Số phân tử CuO có thể tạo
thành từ các đồng vị trên là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 8.
7. Số hạt mang điện dương và số hạt không mang điện có trong một nguyên tử phosphorus ( 1531 P ) lần lượt

A. 15 và 16. B. 15 và 17. C. 14 và 16. D. 15 và 15.
8. Nguyên tử X có 17 hạt electron và 20 hạt neutron. Kí hiệu nguyên tử X là
A. 20
17 X. B. 34
17 X. C. 54
17 X. D. 37
17 X.
9. Nguyên tử nào dưới đây có 4 lớp electron?
A. K (Z = 19). B. C (Z = 6). C. Si (Z = 14). D. S (Z = 16).
10. Trong nguyên tử Ca (Z = 20), số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là
A. 7. B. 8. C. 2. D. 6.
2 2 6 2 6 8 2
11. Cấu hình electron nguyên tử X là 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s . Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) của X là
A. 2. B. 8. C. 10. D. 28.
2 2 6 2 5
12. Nguyên tử clo có số electron được phân bố vào các phân lớp là 1s 2s 2p 3s 3p . Số lớp electron và số
electron lớp ngoài cùng của clo lần lượt là
A. 3 và 7. B. 3 và 5. C. 3 và 10. D. 2 và 8.
13. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6.
Nguyên tố X là
A. fluorine (Z = 9). B. oxygen (Z = 8). C. chlorine (Z = 17). D. sulfur (Z = 16).
14. Cấu hình electron của nguyên tử nào sau đây được viết đúng?
A. 1s2 2s2 2p53s1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3.
C. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p1. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1.
15. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Các nguyên tố có 2e lớp ngoài cùng đều là kim loại.
B. Chỉ những nguyên tố có 8e lớp ngoài cùng mới là khí hiếm.
C. Lớp L có tối đa 8 electron.
D. X có cấu hình 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 nên X là nguyên tố s.
16. Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm soát phản
ứng hạt nhân dây truyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó
năng lượng nhiệt này được các chất thải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng...) truyền
tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng.
Người ta dùng Uranium làm nguyên liệu trong nhà máy điện hạt nhân. Biết rằng hạt nhân nguyên tử
Uranium có 92 proton và 146 neutron. Ký hiệu nguyên tử Uranium là
92
A. 238U. B. 146
92U.
92
C. 146U. D. 238
92U.
17. Nitrogen giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc. Biết nguyên tử nitrogen có tổng số hạt là
21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nitrogen là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
18. Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đúc tiền, làm đồ trang sức, làm răng giả,... Muối
iodide của X được sử dụng nhằm tụ mây tạo ra mưa nhân tạo. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử
nguyên tố X là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối của nguyên
tử X là
A. 108. B. 107. C. 65. D. 55.
19. Nguyên tử khối trung bình của Sb là 121,76. Sb có hai đồng vị, biết 121Sb chiếm 62%. Số khối của đồng
vị còn lại là
A. 123. B. 122. C. 124. D. 121.
20. Trong tự nhiên thành phần phần trăm các đồng vị của argon là: 99,6 40 Ar; 0,063 38 Ar; 0,337 36
Ar. Thể tích của 20 gam Ar ở đktc là
A. 11,2 lit. B. 11,2 ml. C. 112 ml. D. 1,12 lit.
A1 A2 A3
21. Một nguyên tố X có 3 đồng vị X (79%), X (10%), X (11%). Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75,
nguyên tử lượng trung bình của 3 đồng vị là 24,32. Mặt khác số nơtron của đồng vị A2X nhiều hơn số
nơtron đồng vị A1X là 1 . A1, A2, A3 lần lượt là
A. 24; 25; 26. B. 24; 25; 27. C. 23; 24; 25. D. 25; 26; 24.
22. Boron là nguyên tố có nhiều tác dụng đối với cơ thể người như: làm lành vết thương, điều hoà nội tiết
sinh dục, chống viêm khớp,... Do ngọn lửa cháy có màu lục đặc biệt nên boron vô định hình được dùng
làm pháo hoa. Boron có hai đồng vị là 10B và 11B, nguyên tử khối trung bình là 10,81. Thành phần trăm
số nguyên tử mỗi đồng vị của boron là:
A. 80% và 20%. B. 20% và 80% C. 10,8% và 89,2%. D. 89,2% và 10,8%.
23. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Hợp chất X có công thức phân tử là
A. Na2O. B. K2O. C. Ag2O. D. Li2O
24. Có các phát biểu sau:
(1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. Kiến thức cần nắm vững
Xu hướng biển đổi trong bảng tuần hoàn
Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nhóm A
Điền kí hiệu hóa học, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 1, 2, 3
Chu kì IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA VIIIA
1
2
3

Độ âm điện

- Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho Độ âm điện lớn nhất:


……………………………………… của nguyên tử một nguyên tố khi hình
thành ………………………………. Độ âm điện nhỏ nhất:

- Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tố có độ âm điện nhỏ dễ
………………………………….… electron, nguyên tố có độ âm điện lớn
dễ …………………………………… electron.
Tính kim loại

- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của
Kim loại mạnh nhất:
nó dễ …………………… electron để trở thành ……………………………………

- Nguyên tử nguyên tố nào càng dễ ………………….. electron để trở


thành ion ………………….. thì tính kim loại của nó càng ………………….

Tính phi kim


Phi kim mạnh nhất:
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của
nó dễ …………………… electron để trở thành …………………………………

- Nguyên tử nguyên tố nào càng dễ ………………….. electron để trở


thành ion ………………….. thì tính phi kim của nó càng ………………….

Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA


Hóa trị cao nhất với O
CT oxide cao nhất
CT hydroxide ứng với oxide cao nhất
Hóa trị trong hợp chất khí với H (nếu có)
CT hợp chất khí với H (nếu có)
Theo chiều Bán kính Độ âm Tính KL Tính PK Tính acid của Tính base của
Z tăng dần điện oxide, hydroxide oxide, hydroxide
Chu kì
Nhóm A

B. Bài tập tham khảo


I. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho nguyên tử R (Z = 7); Y (Z = 12); X (Z = 17); M (Z = 19).
a) Viết cấu hình electron nguyên tử, xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Viết công thức của oxide cao nhất, công thức hydroxide tương ứng với oxide cao nhất, công thức hợp
chất khí với hydrogen (nếu có) của các nguyên tố trên.
Câu 2: Sắp xếp theo thứ tự:
a) tăng dần của tính phi kim: Cl, Al, F, Si. b) tăng dần của độ âm điện: O, Mg, P, N.
c) giảm dần của bán kính nguyên tử: P, N, F, O. d) tăng dần tính kim loại: K, F, Cl, Br.
e) tăng dần tính phi kim: N, O, Mg, K, Si. f) tăng dần tính acid: H2SO4, H2SiO3, H3PO4.
Câu 3: Hợp chất của nguyên tố X với hydrogen có dạng XH4. Oxide cao nhất của nó chứa 53,3 % oxygen
về khối lượng. Xác định nguyên tử khối và tên của nguyên tố X.
Câu 4: Khi cho 3,33 gam một kim loại kiềm tác dụng hoàn toàn với nước thì sau phản ứng thu được 5,376
lít khí hydrogen thoát ra (ở đktc) và dung dịch A.
a) Cho biết tên kim loại kiềm đó.
b) Để trung hòa hết dung dịch A cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 0,2M?
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của
nguyên tố X với hydrogen, X chiếm 94,12% khối lượng.
a) Xác định tên nguyên tố X.
b) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo oxide cao nhất của X.
Bài 6: Cho 3 nguyên tố X, Y, T. Trong đó X, Y thuộc cùng chu kì.
- Hợp chất XH3 có chứa 8,82% hydrogen về khối lượng.
- X kết hợp với T tạo ra hợp chất X2T5, trong đó T chiếm 56,34% về khối lượng.
- Y kết hợp với T tạo thành hợp chất YT2, trong đó Y chiếm 50% khối lượng.
Xác định tên các nguyên tố và xếp các nguyên tố X, Y, T theo chiều tăng tính phi kim.
II. Bài tập trắc nghiệm
1. Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
A. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
B. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo
chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X và Y lần lượt là: 2s22p3; 3s23p3. X và Y được xếp vào
cùng
A. nhóm VA. B. nhóm VB. C. chu kì 3. D. chu kì 2.
3. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p3. X thuộc
A. chu kì 3, nhóm IIIA. B. chu kì 3, nhóm VA.
C. chu kì 3, nhóm VB. D. chu kì 3, nhóm IIIB.
4. Nguyên tố X ở chu kì 4, nhóm VIA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là
A. 4s24p4. B. 4s24p6. C. 6s26p4. D. 3s23p4.
5. Cấu hình electron tổng quát lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIIA (trừ He) là
A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np6. D. ns2np8.
6. Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử
X?
A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử X có 16 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3. D. X nằm ở nhóm VIA.
7. X và Y là 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn (ZX < ZY). Tổng số hạt
proton của X và Y là 33. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về X và Y?
A. X là sulfur (lưu huỳnh). B. Y có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
C. X thuộc nhóm IVA. D. Y là nguyên tố p.
8. Sự biến đổi giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong dãy: 11Na, 12Mg, 13Al, 15P, 17Cl là:
A. giảm rồi tăng. B. tăng dần. C. tăng rồi giảm. D. giảm dần.
9. Dãy nguyên tố nào dưới đây có tính kim loại giảm dần từ trái sang phải?
A. K > Na > Mg > Al. B. K > Na > Al > Mg. C. Al > Mg > Na > K. D. Al > Na > K > Mg.
10. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
A. kim loại mạnh nhất là natri. B. phi kim mạnh nhất là clo.
C. phi kim mạnh nhất là oxi. D. phi kim mạnh nhất là flo.
11. Trong 4 hợp chất sau: HClO4, H2CO3, H2SO4, H2SiO3, hợp chất có tính acid mạnh nhất là
A. HClO4. B. H2CO3. C. H2SO4. D. H2SiO3.
12. Dãy nào dưới đây sắp xếp các hydroxide theo chiều tính base tăng dần từ trái sang phải?
A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
C. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3. D. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
13. Nguyên tố phi kim sulfur (lưu huỳnh) ở nhóm VIA, oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen có
công thức hóa học lần lượt là
A. SO3 và H2S. B. S2O6 và H2S. C. SO3 và SH6. D. S2O6 và SH6.
14. Cho các đặc điểm về nguyên tố kim loại nhóm IA như sau: (1) Còn gọi là nhóm kim loại kiềm; (2) Có
1 electron hoá trị; (3) Dễ nhường 1 electron. Những đặc điểm phù hợp là:
A. (1) và (3). B. (1), (2) và (3). C. (2) và (3). D. (1) và (2).
15. Cho các nhận xét sau:
(1) Các nguyên tử của nguyên tố nhóm VIIA dễ nhận thêm 1 electron khi tham gia phản ứng hóa học.
(2) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm luôn luôn là ns2np6.
(3) Các nguyên tố kim loại kiềm chỉ có hóa trị I trong các hợp chất.
(4) Oxide cao nhất của sulfur có công thức phân tử là SO2.
(5) Nguyên tố fluorine có độ âm điện lớn nhất và là phi kim mạnh nhất.
Các nhận xét đúng là
A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (5). D. (2), (4), (5).
16. Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân
của X và Y là 58 (Zx < ZY). Nguyên tố X là
A. Mn. B. As. C. Al. D. Ca.
17. Thành phần % khối lượng của nguyên tố oxygen trong hợp chất sulfur trioxide là (S = 32, O = 16)
A. 40%. B. 50%. C. 60%. D. 80%.
18. Khối lượng phân tử oxide cao nhất của một nguyên tố ở nhóm IIIA là 102. Nguyên tố đó là
A. Al (M = 27). B. B (M = 11). C. Fe (M = 56). D . Cr (M = 52).
19. Nguyên tố R ở nhóm VA. Trong hợp chất oxide cao nhất, oxygen chiếm 34,8% về khối lượng. Nguyên
tố R là
A. As (M = 75). B. N (M = 14). C. P (M = 31). D. Sb (M = 122).
20. Oxide cao nhất của nguyên tố R có dạng RO3. R tạo hợp chất khí với hydrogen có tỉ khối so với khí
oxygen bằng 1,0625. Nguyên tố R là
A. S (M = 32). B. Se (M = 79). C. Te (M = 128). D. O (M = 16).
21. Hợp chất khí với hydrogen của một nguyên tố có công thức RH4, oxide cao nhất của nguyên tố này
chứa 53,3% oxygen về khối lượng. Nguyên tố đó là
A. C (M = 12). B. Sn (M = 119). C. Pb (M = 207). D. Si (M = 28).
22. Cho 4,6 gam một kim loại kiềm M phản ứng tối đa với 2,24 lít khí Cl2 (đktc). M là
A. Na (M = 23). B. K (M = 39). C. Li (M = 7). D. Rb (M = 85).
23. Cho 0,78 gam kim loại nhóm IA tác dụng hết với H2O (dư), thu được 224 ml khí H2 (đktc). Kim loại đó

A. Na (M = 23). B. Li (M = 7). C. K (M = 39). D. Rb (M = 85).
24. Cho 1,44 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí hydrogen
(đktc). Kim loại đó là
A. Mg (M = 24). B. Sr (M = 88). C. Ba (M = 137). D. Ca (M = 40).
25. Cho 36 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại (đều ở nhóm IIA và thuộc hai chu kì liên tiếp) phản ứng hết
với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra 22,4 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại là:
A. Mg (24) và Ca (40). B. Be (9) và Mg (24).
C. Ca (40) và Sr (88). D. Sr (88) và Ba (137).
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
A. Kiến thức cần nắm vững
B. Bài tập tham khảo
I. Bài tập tự luận
Câu 1: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau:
F2, HBr, N2, NH3, CO2, HClO, SO2, SO3, Cl2O.
Câu 2:
a. Viết sơ đồ hình thành ion từ các nguyên tử: Na, Cl, O, Mg, K.
b. Viết sơ đồ hình thành liên kết trong các phân tử: Na2O, MgCl2, KCl, MgO.
Câu 3: Cho phân tử các chất sau: Na2O; HCl; MgS; Al2O3; CaCl2 và H2S.
a. Dựa vào hiệu độ âm điện, hãy cho biết kiểu liên kết hóa học trong phân tử các chất trên?
b. Sắp xếp các phân tử trên theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết?
c. Viết các PTHH điều chế các chất trên từ các đơn chất tương ứng?
Câu 4:
a. Cho dãy các phân tử: HF, CO2, C2H5OH, NH3. Phân tử nào trong dãy có thể tạo liên kết hydrogen? Tại
sao?
b. Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử đó.
II. Bài tập trắc nghiệm
1. Liên kết ion là liên kết
A. được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại và anion gốc axit.
B. giữa nguyên tử kim loại với nguyên tử phi kim.
C. được hình thành do nguyên tử phi kim nhận electron từ nguyên tử kim loại.
D. được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
2. Cation X2+ có cấu hình electron: 1s22s22p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 2, nhóm VIIIA. B. chu kỳ 2, nhóm IIA.
C. chu kỳ 3, nhóm VIIIA. D. chu kỳ 3, nhóm IIA.
2- 6
3. Anion Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p . Cấu hình electron của nguyên tử Y là
A. 1s2 2s2 2p2. B. 1s2 2s2 2p6 3s2. C. 1s2 2s2 2p4. D. 1s2 2s2 2p5.
4. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p5. Cấu hình electron của ion bền tạo ra từ X là
A. 1s22s22p4. B. 1s22s22p6. C. 1s2 2s2 2p63s23p64s24p6. D. 1s22s22p63s2.
5. Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2. Ion tạo ra từ nguyên tử X có cấu hình electron là
A. 1s2 2s2 2p63s23p64s2. B. 1s2 2s2 2p63s23p6. C. 1s2 2s2 2p63s23p64s24p6. D. 1s2 2s2 2p63s2.
6. Liên kết cộng hoá trị là liên kết
A. giữa các nguyên tử phi kim với nhau.
B. được hình thành do sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử khác nhau.
C. được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
D. trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử.
7. Cho các nguyên tố X (Z = 11), Y (Z = 17). Liên kết giữa X và Y thuộc loại
A. liên kết cộng hóa trị không cực. B. liên kết kim loại.
C. liên kết ion. D. liên kết cộng hóa trị phân cực.
8. Cho các hợp chất: NH3, H2O, K2S, MgCl2, Na2O, CH4. Dãy gồm các chất đều có liên kết ion là:
A. NH3, H2O, K2S, MgCl2. B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4.
C. NH3, H2O, Na2O, CH4. D. K2S, MgCl2, Na2O.
9. Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion?
A. 1s22s22p3 và 1s22s22p5. B. 1s22s1 và 1s22s22p5.
C. 1s22s1 và 1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p1 và 1s22s22p63s23p6.
10. Cho các phân tử: N2, SO2, H2, HBr. Phân tử nào trong các phân tử trên có liên kết cộng hóa trị không
cực?
A. N2, SO2. B. H2, HBr. C. SO2, HBr. D. H2, N2.
11. Cho các chất sau: MgCl2, Na2O, NCl3, HCl, KCl. Cặp chất nào dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị?
A. MgCl và Na2O. B. Na2O và NCl3. C. NCl3 và HCl. D. HCl và KCl.
12. Cho độ âm điện của các nguyên tử: Cl (3,16), Al (1,61), Ca (1), S (2,58). Liên kết trong hợp chất nào
dưới đây thuộc loại liên kết ion?
A. AlCl3. B. CaCl2. C. CaS. D. Al2S3.
13. Số electron trong các ion 21 H+ và 32
16 S2- lần lượt là:
A. 1 và 16. B. 2 và 18. C. 1 và 18. D. 0 và 18.
- 2+
14. Cho F (Z = 9), Ne (Z = 10), Mg (Z = 12). Các ion và nguyên tử F , Mg , Ne có cùng
A. số proton. B. số khối. C. số electron. D. số nơtron.
15. Ion nào sau đây có 32 electron? (Cho số hiệu nguyên tử các nguyên tố: 1H, 6C, 7N, 8O, 16S)
A. CO32-. B. SO42-. C. NH4+. D. NO3-.
16. Ion nào có tổng số proton là 48? (Cho số hiệu nguyên tử các nguyên tố: 1H, 7N, 8O, 16S, 50Sn)
A. NH4+. B. SO32-. C. SO42-. D. Sn2+.
17. Khi tạo phân tử N2 mỗi nguyên tử 7N góp chung bao nhiêu electron để hình thành liên kết?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
18. Liên kết hydrogen là
A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
C. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.
D. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với
một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.
19. Liên kết hydrogen không được hình thành giữa hai phân tử nào sau đây?
A. 2 phân tử H₂O. B. 2 phân tử HF.
C. 1 phân tử H₂O và 1 phân tử CH4. D. 1 phân tử H₂O và 1 phân tử NH3.
20. Trong dãy halogen, tương tác van der Waals (1) …… theo sự (2) ….. của số electron (và proton) trong
phân tử, làm (3) ….. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất
A. (1) Tăng, (2) Tăng, (3) Tăng B. (1) Tăng, (2) Giảm, (3) Tăng
C. (1) Giảm, (2) Tăng, (3) Giảm D. (1) Giảm, (2) Tăng, (3) Tăng
21. Cho sơ đồ liên kết giữa hai phân tử acid CH3COOH:
Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện cho
A. liên kết cộng hóa trị có cực.
B. liên kết ion.
C. liên kết cho – nhận.
D. liên kết hydrogen.
22. Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen?
A. BF3 B. CH4 C. CH3OH D. H2S
23. Cho các chất sau. CH4, H₂O, HF, BF3, C2H5OH, PCl5. Số chất tạo được liên kết hydrogen là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
BÀI TẬP TỔNG HỢP
Câu 1. Nguyên tố X được dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, bền, dùng trong nhiều lĩnh vực: hàng không, ô tô,
xây dựng, hàng tiêu dùng,… Nguyên tố Y ở dạng YO43-, đóng vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học
như DNA và RNA. Các tế bào sống sử dụng YO43- để vận chuyển năng lượng. Nguyên tử của nguyên tố X
có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p1. Nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron kết thúc ở phân
lớp 3p3. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y. Tính số electron trong các nguyên tử X và Y. Nguyên
tố X và Y có tính kim loại hay phi kim?
Câu 2. Phân tử X2Y có tổng số proton là 23. Biết X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì. Dựa
vào cấu hình electron các nguyên tử X, Y. Tìm công thức phân tử và gọi tên hợp chất X2Y.
Câu 3. Phổ khối, hay phổ khối lượng (MS: Mass Spectrum) chủ yếu được sử dụng để xác định phân tử
khối, nguyên tử khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Phổ khối của neon
được biểu diễn như ở Hình 3.5.
Trục tung biểu thị hàm lượng phần trăm về số nguyên tử của
từng đồng vị, trục hoành biểu thị tỉ số của nguyên tử khối (m)
của mỗi đồng vị với điện tích của các ion đồng vị tương ứng
(điện tích z của các ion đồng vị neon đều bằng +1).
a. Neon có bao nhiêu đồng vị bền?
b. Tính nguyên tử khối trung bình của Neon.
c. Tính số nguyên tử 22Ne có trong 500 nguyên tử Ne.
Câu 4. X, Y là hai kim loại có electron cuối cùng là 3p1 và 3d6.
a. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định tên hai kim loại X, Y.
b. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl 0,5M (vừa đủ), ta thấy khối lượng dung dịch sau
phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Câu 5. Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên
tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong
Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp. Xác định phân tử khối của A.
Câu 6. Các nhà hóa học đã nghiên cứu và kết luận rằng nếu không có liên
kết hydrogen thì nước sẽ sôi ở -80oC. Như vậy, trong điều kiện thường,
nước sẽ tồn tại ở thể khí (hơi nước). Khi đó, trên Trái Đất sẽ chẳng có các
đại dương, sông, hồ,… và cũng không bao giờ có mưa. Mọi sự sống sẽ
không tồn tại. Trái Đất sẽ là một hành tinh chết nếu không có sự hiện của
liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước được tạo thành
như thế nào? Ảnh hưởng của liên kết hydrogen với tính chất vật lí của nước
ra sao?
Câu 7. X là kim loại có hóa trị II. Hòa tan hoàn toàn 6,082 gam X vào
dung dịch HCl dư thu được 6,1975 lít H2 (ở điều kiện chuẩn). (điều kiện chuẩn là nhiệt độ bằng 250C và
áp suất bằng 1 bar; khi đó, 1 mol chất khí bất kì có thể tích 24,79 lít)
a. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố X.
b. X có 3 đồng vị, biết tổng số khối 3 đồng vị là 75. Số khối của đồng vị thứ nhì bằng trung bình cộng số
khối hai đồng vị kia. Đồng vị thứ nhất có số p bằng số notron. Đồng vị thứ 3 chiếm 11,4% số nguyên tử và
có số notron nhiều hơn đồng vị thứ hai là 1 đơn vị.
- Tìm số khối và số notron của mỗi đồng vị?
- Tìm % về số nguyên tử 2 đồng vị còn lại?
- Mỗi khi có 50 nguyên tử của đồng vị thứ nhì thì có bao nhiêu nguyên tử các đồng vị còn lại?
Câu 8. Cho 7,2 gam hỗn hợp 2 muối carbonate của hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng
với dung dịch HCl dư thấy thoát ra khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76
gam kết tủa. Xác định 2 muối carbonate và tính thành phần % khối lượng của chúng?
Câu 9. Y là hydroxide của nguyên tố M thuộc nhóm IA hoặc IIA hoặc IIIA. Cho 80 gam dung dịch 50%
của Y phản ứng hết với dung dịch HCl rồi cô cạn thu được 5,85 gam muối khan. Xác định Y?
Câu 10. Một nguyên tố kim loại M chiếm 52,94% về khối lượng trong oxide cao nhất của nó.
a. Xác định M?
b. Cho 20,4 gam oxide của M tan hoàn toàn trong 246,6 gam dung dịch nồng độ 17,86% của hợp chất giữa
hydrogen với phi kim X thuộc nhóm VIIA, tạo thành dung dịch A. Gọi tên X? Tính nồng độ phần trăm của
dung dịch A?
Câu 11. Cho 5,05 gam hỗn hợp gồm kim loại potassium và một kim loại kiềm A tác dụng hết với nước.
Sau phản ứng cần 250 ml dung dịch H2SO4 0,03M để trung hoà hoàn toàn dung dịch thu được. Biết tỉ lệ về
số mol của A và kim loại potassium trong hỗn hợp lớn hơn 1/4. Tìm kim loại A.
Câu 12. Cho dung dịch chứa 6,09 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong
tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm halogen, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư),
thu được 10,34 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu?
Câu 13. Khi hoà tan một lượng của một oxide kim loại hoá trị II vào một lượng vừa đủ dung dịch acid
H2SO4 4,9%, người ta thu được một dung dịch muối có nồng độ 5,78%. Xác định công thức của oxide trên.
Câu 14. Hoà tan 174 gam hỗn hợp gồm 2 muối carbonate và sulfite của cùng một kim loại kiềm vào dung
dịch HCl dư. Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500 ml dung dịch KOH 3M.
a. Xác định kim loại kiềm.
b. Xác định % số mol mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 15. Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm hai muối carbonat của kim loại kiềm và kim loại kiềm
thổ bằng 50 gam dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y và V lít khí (đktc) bay ra. Cô cạn dung
dịch Y thu được 13,6 muối khan.
a. Tính V.
b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch acid đã dùng.

-------Hết-------

You might also like