Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Đề CƯƠNG THI CUỐI MÔN HÓA HỌC XANH

1. Đánh giá vòng đời (LCA)


1.1. Lý thuyết:
Các bước để thực hiện đánh giá vòng đời:
1. Lập kế hoạch
2. Sàng lọc
3. Thu thập và xử lý số liệu
4. Đánh giá
5. Đánh giá cải tiến
Các giai đoạn đánh giá vòng đời:
- Xác định mục tiêu và phạm vi
- Phân tích liệt kê
- Đánh giá tác động
- Giải thích
Các công việc chính cần làm trong các giai đoạn đánh giá
1. Định nghĩa mục tiêu và phạm vi:
(1) Ý nghĩa của giai đoạn:
- Xác định và mô tả sản phẩm, quy trình hoặc hoạt động.
- Thiết lập nội dung trong đó đánh giá sẽ được thực hiện và xác định ranh giới và tác
động môi trường cần được xem xét để đánh giá.
(2) Các công việc chính cần làm trong giai đoạn:
- Xác định mục tiêu rõ ràng và nêu rõ:
- Đối tượng cần đánh giá
- Các ứng dụng dự định
- Lý do để thực hiện đánh giá
- Đối tượng mà kết quả được truyền đạt
- Xác định phạm vi: mô tả các phương pháp chọn lựa để đánh giá, các giả định và các
giới hạn nghiên cứu. Bao gồm:
- Phạm vi nghiên cứu: các giai đoạn vòng đời/giai đoạn chức năng trong vòng đời
- Đơn vị chức năng (function unit)
- Các ranh giới hệ thống nghiên cứu: Phương pháp liệt kê, thu thập dữ liệu,
phương pháp đánh giá số liệu, các loại tác động sẽ đánh giá
- Chương trình phân bổ chấp nhận
- Yêu cầu chất lượng dữ liệu
- Các giả định
- Giới hạn nghiên cứu/đánh giá:
- Các loại và định dạng của báo cáo nghiên cứu
2. Phân tích thống kê (LCI):
(1) Ý nghĩa của giai đoạn:
- Dựa vào sơ đồ quá trình – sơ đồ các giai đoạn vòng đời)
- Liệt kê và định lượng vật liệu, nước, năng lượng sử dụng và các chất thải từ hệ
thống
(2) Các công việc chính cần làm trong giai đoạn:
- Liệt kê đầu vào, đầu ra tương ứng với các giai đoạn vòng đời
- Điều cỉnh giới hạn hệ thống (sơ đồ LC)
- Thu thập số liệu
- Tính toán
- Xác nhận/kiểm chứng số liệu
- Tạo liên hệ giữa số liệu với hệ thống xác định
3. Đánh giá tác động (LCIA)
(1) Ý nghĩa của giai đoạn
- Chuẩn hoá dữ liệu thống kê thành những tác động đến môi trường: phân loại tác
động đến môi trường từ dữ liệu thu thập được, độ mạnh nhẹ của tác động và kết của
từ những tác động đó
(2) Các công việc chính cần làm trong giai đoạn:
- Các yếu tố bắt buộc
- Lựa chọn và xác định các loại tác động và các chỉ số tác động
- Phân loại kết quả LCI
- Đặc tính tác động
- Các yếu tố tùy chọn:
- Tiêu chuẩn hóa;
- Trọng số/đo;
- Phân tích chất lượng dữ liệu
4. Giải thích:
(1) Ý nghĩa của giai đoạn:
- Báo cáo những dữ liệu quan trọng, đánh giá dữ liệu, kết luận, đưa ra kiến nghị, cải
tiến sản phẩm hoặc quy trình
(2) Các công việc chính cần làm trong giai đoạn:
- Giải thích cặn kẽ các công việc trong từng giai đoạn
1.2. Đề mẫu:
1.1. Nêu khái niệm đánh giá vòng đời LCA? Phân tích chu kì vòng đời của sản phẩm?
1.2. Nêu các giai đoạn đánh giá vòng đời? Giải thích?
1.3. Các vấn đề cần phân tích trong giai đoạn phân tích liệt kê là gì?
1.4. Bước quan trọng trong giai đoạn phân tích liệt kê là gi?
1.5. Phân biệt chu kì vòng đời của sản phẩm và quá trình sản xuất sản phẩm?
1.6. Tại sao phải xác định mục tiêu và phạm vi?
1.7. Kết quả nghiên cứu LCA có một phần thông tin sau:
Viện nghiên cứu bao bì thủy tinh đã thực hiện LCA nhằm phân tích đánh giá tác động đến
môi trường của ngành công nghiệp sản xuất bao bì bằng thủy tinh đựng rượu vang, beer, thực phẩm,
mỹ phẩm, nước giải khát không cồn ở Bắc Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 105 lò
nung (chiếm 75 %) ở Bắc Mỹ; 8,17 triệu tấn bao bì thủy tinh được sản xuất trong năm 2007.

Hãy cho biết các dữ liệu đó thuộc giai đoạn nào trong đánh giá vòng đời? tại sao? Mục đích và
phạm vi nghiên cứu (thời gian, địa lý, đơn vị chức năng, hệ thống sản phẩm nghiên cứu) của LCA này
là gì? Phương pháp xử lý rác thải ở nghiên cứu này sử dụng là gì? Phương pháp tái chế sử dụng thuộc
phương pháp đóng hay mở?

2. Dung môi (học hết chương, dưới đây chỉ là một vài ví dụ)
2.1. Tại sao phải thay thế/vấn đề của dung môi hữu cơ? Hoặc các vấn đề của dung môi
- Dễ bay hơi
- Áp suất hơi cao
- Dễ cháy/nổ
- Độc
- Lượng sử dụng nhiều trong công nghiệp (> 70 % hóa chất sử dụng là dung môi)
- Khó phân tách hoặc phân tách thu hồi cần nhiều năng lượng
2.2. Ưu khuyết điểm khi dùng dung môi nước thay thế cho dung môi hữu cơ độc hại?
2.3. Phản ứng Diels-Alder như sau:

hãy giải thích tại sao nước và LiCl lại có vận tốc phản ứng cao? Cho biết khi dùng dung môi
nước và LiCl đã giải quyết vấn đề nào của dung môi hữu cơ độc hại? Tại sao?
2.4. Phản ứng tổng hợp aldehyde được thực hiện theo hai phương pháp sau:
Phương pháp truyền thống Phương pháp hệ hai pha

Sử dụng xúc tác đồng thể, khó phân tách sau phản Xúc tác chuyển pha Rh-xúc tác mang trên ligands
ứng P(Ar)3 tan trong nước
Về mặt hóa học xanh, các em hãy cho biết tổng hợp aldehyde theo hai phương pháp trên có những ưu
khuyết điểm gì? Hai phương pháp trên đã giải quyết được các vấn đề gì của xúc tác theo chiều thân thiện
với môi trường?
2.5. Cho lưu đồ như sau:

Hình 1. Sơ đồ trích li cafein từ hạt cafe


1. Mô tả và giải thích quy trình?
2. Việc tuần hoàn CO2 được thực hiện như thế nào để quá trình được xanh hơn?
3. Việc phân tách sản phẩm nên thực hiện theo phương pháp gì để quy trình tiết kiệm năng
lượng?
4. Phương pháp cũ, người ta dùng triclorua metan làm dung môi trích lý cafein, hãy cho biết
những lợi điểm của phương pháp trích ly dùng Sc-CO2 với phương pháp cũ? Phương pháp Sc-
CO2 đã giải quyết được vấn đề gì của xúc tác
2.6. Dung môi flour là một dung môi độc nhưng khi dùng trong hệ hai pha, về một khía cạnh nào đó
vẫn được coi là dung môi xanh? Giải thích
2.7. Trình bày các loại dung môi xanh? Tại sao dung môi đó được coi là xanh? Mỗi loại cho ví dụ.
2.8. Quá trình Hydro hóa imine được thực hiện theo phản ứng bên dưới. Quá trình được thực hiện so sánh giữa
hai loại dung môi CO2 siêu tới hạn và CH2Cl2, quá trinh CO2 nhanh hơn 20 lần so với dùng CH2Cl2 và kết quả
được trình bày theo hình dưới. Hãy phân tích để biết được khi thay thế CO2 siêu tới đạt được những ưu điểm về
mặt HHX?

Thời gian (giờ)

3. Các phương pháp tổng hợp hiện đại (học hết phần, dưới đây chỉ là một vài ví dụ)
3.1. Nêu nguyên tắc hoạt động của vi sóng?
3.2. Mục đích dùng vi sóng trong tổng hợp hữu cơ?
3.3. Việc dùng vi song trong tổng hợp hữu cơ mang lại những lợi điểm gì so với các phương pháp tổng
hợp truyền thống?
3.4. Khác biệt giữa vi song single mode và multimode?
3.5. Nêu nguyên tắc hoạt động của siêu âm?
3.6. Mục đích dùng siêu âm trong tổng hợp hữu cơ?
3.7. Giải thích hiện tượng “Ultrasonic cavitation”?
3.8. Nêu các ảnh hưởng sóng siêu âm tới phản ứng hóa?
3.9. Quá trình tổng hợp biodiesel được tiến hành bằng phản ứng tran-este giữa dầu thực vật (DTV) và
metanol (MeOH), xúc tác (XT) của phản ứng là KOH. Bảng sau cho biết số liệu của hai phương pháp
tổng hợp biodiesel.
Thiết bị phản ứng Thiết bị khuấy cơ Có hỗ trợ của siêu âm
Tỉ lệ mol MeOH/DTV 15 4
Nhiệt độ, áp suất 55oC, 0.4MPa 45oC, 3MPa
Tiêu hao xúc tác %(kl) nguyên liệu 10 % 2%
Thời gian phản ứng 4 giờ 1 giờ
Độ chuyển hoá 92.7 % 98 %
Hãy phân tích để cho thấy phản ứng trên khi sự dụng hỗ trợ siêu âm sẽ tốt hơn? Và cho biết vì
sao tốt hơn?
4. Xúc tác (học hết phần, dưới đây chỉ là một vài ví dụ)
Các vấn đề của xúc tác là: khuyết điểm của xúc tác đồng thể và dị thể. Xúc tác xanh mang ưu điểm
của xúc tác đồng thể và dị thể.
4.1. Hãy phân tích để thấy được việc sử dụng xúc tác là phù hợp theo hướng hóa học xanh?
4.2. Nêu ưu khuyết điểm của xúc tác đồng thể và dị thể? Giải thích chúng?
4.3. Các vấn đề liên quan tới việc sử dụng xúc tác theo hướng hóa học xanh là gì?
4.4. Nêu các phương pháp để giải quyết các khuyết điểm của xúc tác dị thể theo hướng hóa học xanh?
4.5. Nêu các phương pháp để giải quyết các khuyết điểm của xúc tác đồng thể theo hướng hóa học
xanh?
4.6. Cho phản ứng như sau:

Đồng thể (1) Dị thể (2)


Xúc tác Acid Lewis (AlCl3) Zeolite beta
Dung môi HCl Không có
Hiệu suất 85-95% > 95%, tinh khiết
Chất thải (E) 4.5kg/1kg sản phẩm 0.035 kg/1 kg sản phẩm
Hãy cho biết tại sao lại có kết quả khác biệt giữa phản ứng 1 và 2? Kết quả này đã giải quyết được vấn
đề gì liên quan tới xúc tác?
4.7. Tổng hợp cyclohexane theo hai phương pháp sau:

Hãy so sánh hai phương pháp trên theo hướng hóa học xanh? Nếu sử dụng phương pháp sử dụng H-
ZSM5 đã giải quyết được vấn đề gì liên quan xúc tác?

4.8. Hãy phân tích để thấy được xúc tác chuyển pha là xúc tác xanh?
4.9. Hãy phân tích để thấy được xúc tác sinh học là xúc tác xanh?
4.10. Hãy phân tích để thấy được xúc tác quang là một xúc tác xanh?

You might also like