Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH

BÀI TẬP GIỮA KỲ


BỘ MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

Giảng viên: TS. NGUYỄN THỊ THU MAI


Chủ đề: KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Sinh viên thực hiện: 1. NGUYỄN KHÁNH HUYỀN LINH

2. NINH THỊ NGA

3. NGUYỄN THỊ MỸ TÂM

4. NGUYỄN THU VÂN

5. ĐINH THỊ THU XOAN

Hà Nội, 2024

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................3

DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH................................................4

1. Lĩnh vực/ Ngành nghề kinh doanh ..............................................4


2. Lý do lựa chọn ngành nghề kinh doanh.....................................4
3. Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh dự kiến..................................7
4. Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp................................10

LỞI KẾT..............................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................13
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA........................................................14

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế giới hiện đại ngày nay, mặc dù sự phát triển kinh tế và công
nghệ đã mang lại nhiều lợi ích cho con người nhưng đi kèm với đó là
những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Không chỉ là vấn đề
của một cá nhân, một cộng đồng hay một quốc gia mà đó đã trở thành
ưu tiên hàng đầu của cả thế giới. Trong những năm gần đây, chúng ta
chứng kiến sự gia tăng không ngừng của rác thải nhựa - một trong
những nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất và là thách thức lớn nhất cho
môi trường và sức khỏe con người. Hậu quả của việc xử lý rác thải
nhựa không đúng cách đã gây ra những tác động tiêu cực đáng lo
ngại, từ việc ô nhiễm môi trường nước - đất - khí và bên cạnh đó là
tổn thương đến đa dạng sinh học.

Năm 2024, với số vốn nhỏ tự có, chúng tôi đã quyết định bước vào
lĩnh vực kinh doanh tái chế rác thải nhựa thành đồ gia dụng, đồ nội
thất. Đó không chỉ là khát vọng thành công kinh doanh mà còn là
mong muốn đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực
của rác thải nhựa đối với môi trường.

Việc tái chế rác thải nhựa không chỉ là một cơ hội kinh doanh, mà còn
là một biện pháp hữu ích để giảm thiểu lượng rác thải và giảm tác
động tiêu cực đến môi trường. Thông qua việc biến đổi những tài
nguyên không giá trị này thành sản phẩm có giá trị, chúng ta không chỉ
tạo ra cơ hội kinh doanh mà còn giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta.

3
DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH
1. Lĩnh vực/ Ngành nghề kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chúng tôi lựa chọn là "tái chế rác thải nhựa
thành đồ nội thất và đồ gia dụng". Rác thải nhựa đặc biệt là những sản
phẩm nhựa sử dụng một lần đã trở thành một trong những nguồn ô
nhiễm chính gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường và
sức khỏe con người bởi sự tích tụ và khó phân hủy của nó. Tái chế
rác thải nhựa là một phương pháp hiệu quả và cấp bách để giảm thiểu
lượng rác thải và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, việc kinh doanh trong lĩnh vực tái chế rác thải nhựa cũng
mang lại nhiều lợi ích xã hội. Bằng cách tái chế rác thải nhựa thành
nội thất và gia dụng, chúng ta không chỉ giảm lãng phí tài nguyên mà
còn tạo ra các sản phẩm mới có giá trị và thẩm mỹ như bàn, ghế, tủ,
giá sách, bình hoa, bát đĩa,... và nhiều sản phẩm khác. Điều này
không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường, tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho
không gian sống mà còn tạo ra cơ hội việc làm và phát triển kinh tế
cho cộng đồng. Đồng thời, việc sử dụng các sản phẩm tái chế cũng
giúp tăng cường ý thức về bảo vệ môi trường.
2. Lý do lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Lý do:
Sản lượng rác thải nhựa trên toàn thế giới đạt khoảng 350 triệu tấn
mỗi năm và có thể tăng gấp 6 lần đến năm 2030. Tuy nhiên có đến
80% rác thải nhựa không được thu gom và tái chế gây ra ô nhiễm môi
trường. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, sản lượng rác nhựa khoảng 3,27
triệu tấn mỗi năm nhưng chỉ khoảng 11-12% được xử lý và tái chế.
Nhựa có đặc tính dễ uốn, dễ chế tạo, giá thành rẻ, giải quyết được
nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Điều này có nghĩa là rác thải
nhựa như cốc cà phê, nhựa PVC, ống hút,... có thể tận dụng để tạo ra
các sản phẩm mới và thậm chí là túi nilon có thể tạo màu. Việc này
mở ra cơ hội lớn cho việc tái chế rác thải nhựa và biến chúng thành
những sản phẩm có giá trị cao.
Nhựa có khả năng chống thấm nước, trong khi gỗ dễ hút nước và
thấm ẩm, dẫn đến nguy cơ mối mọt và hỏng hóc khi tiếp xúc với nước,
đặc biệt trong môi trường ẩm ướt. Tương tự, xi măng cũng có khả
năng hút nước trong môi trường ẩm ướt, làm cho nó trở nên mềm dẻo
và suy yếu. Do đó, nhựa được coi là vật liệu lý tưởng cho các vật liệu
chống thấm như làm các bộ phận ngoại thất hoặc hệ thống ống nước.
4
Điều này phù hợp với khí hậu nồm ẩm ở miền Bắc, mưa lũ ở miền
Trung và mùa mưa ở miền Nam của Việt Nam.
Hơn hết, chính phủ Việt Nam đẩy mạnh chính sách tái chế và
khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế nhằm giảm thiểu rác thải.
a) Cơ hội
Chính phủ đang đẩy mạnh chính sách tái chế và khuyến khích sử
dụng vật liệu tái chế nhằm giảm thiểu rác thải, đi kèm với đó là các
chính sách hỗ trợ và ưu đãi về thuế, phí hỗ trợ được áp dụng để
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực tái chế thân
thiện với môi trường.
Các quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được thành lập với mục tiêu
cung cấp vốn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế,
đặc biệt là cho vay với lãi suất ưu đãi. Việt Nam hiện có 41 tổ chức
quỹ bảo vệ môi trường, và các chương trình tín dụng xanh được triển
khai theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng
Chính phủ, nhằm thúc đẩy Kế hoạch hành động quốc gia về tăng
trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020.
Sự tăng cường ý thức về bảo vệ môi trường và lối sống xanh đang
thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và dịch
vụ thân thiện với môi trường. Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho
doanh nghiệp trong lĩnh vực tái chế và sản xuất các sản phẩm xanh.
Bằng cách tập trung vào việc phát triển các sản phẩm thân thiện với
môi trường, doanh nghiệp có thể thu hút một lượng khách hàng lớn.
Đồng thời, việc đáp ứng được nhu cầu này của thị trường có thể giúp
doanh nghiệp mở rộng và tăng trưởng doanh số bán hàng trong tương
lai.
b) Nguy cơ
Do lĩnh vực tái chế rác thải nhựa thành nội thất và gia dụng vẫn
còn mới và chưa được phổ biến rộng rãi nên người tiêu dùng vẫn
chưa có cái nhìn tổng quan, nguồn thông tin còn mơ hồ và chưa thật
sự hiểu biết rõ ràng về sản phẩm. Qua đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ
và ủng hộ sản phẩm từ khách hàng dẫn tới doanh nghiệp gặp khó
khăn trong việc giới thiệu và tiếp thị sản phẩm tái chế đến tay khách
hàng, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ lẻ mới phát triển.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng và phát
triển thương hiệu, làm giảm khả năng tiếp cận và tạo sự khác biệt, độc
đáo hấp dẫn khách hàng.

5
Ngoài ra, sản phẩm còn phải cạnh tranh với các sản phẩm truyền
thống - vốn có tuổi đời và độ nhận diện lớn, đặt ra thách thức lớn về
giá cả và cạnh tranh.
c) Thế mạnh
- Chủ doanh nghiệp là Nguyễn Thu Vân - thạc sĩ chuyên ngành Quản
trị kinh doanh và có nhiều năm kinh nghiệm để giải quyết một số thách
thức mà doanh nghiệp đang đối diện. Do trước đây, chị Vân đã từng
làm quản lý trong công ty tái chế nhựa PET/HDPE (ra đời với sự hợp
tác của tập đoàn ALBA Châu Á - một tập đoàn lâu đời có trụ sở chính
tại Đức và công ty Vietcycle) - công ty đã đạt chất lượng bao bì thực
phẩm lớn nhất Việt Nam. Chị Vân có khả năng xác định mục tiêu kinh
doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết và phù hợp với thị
trường hiện tại, đề xuất chiến lược tiếp thị và phân phối sản phẩm,
cũng như đưa ra các phương án tăng cường hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Đồng thời, chị Vân cũng có thể điều chỉnh và cải thiện chiến
lược của mình dựa trên phản hồi từ thị trường và tình hình kinh doanh
thực tế.
- Ninh Thị Nga, bạn của chị Vân cũng tham gia thành lập công ty. Chị
là người có tài trong quản lý nguồn nhân lực. Chị ấy có thể đề xuất
phương pháp tuyển dụng hiệu quả, thực hiện quy trình phỏng vấn, và
phát triển chính sách và quy định nhân sự để thu hút và giữ chân nhân
viên tài năng. Ngoài ra, chị Nga với kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ
của mình, có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm và xây dựng mối quan
hệ với các đối tác và khách hàng tiềm năng trong ngành công nghiệp
tái chế. Chị ấy có thể hỗ trợ trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị,
tham gia các sự kiện ngành và gặp gỡ các đối tác tiềm năng.
- Doanh nghiệp cũng có quen biết và hợp tác với chị Nguyễn Thị Mỹ
Tâm có tài trong ngành thiết kế nội thất và gia dụng. Chị Tâm đóng vai
trò quan trọng trong việc thiết kế các sản phẩm tái chế từ rác thải
nhựa. Sự chuyên nghiệp và sáng tạo của chị Tâm sẽ giúp tạo ra
những sản phẩm có thiết kế đẹp mắt, độc đáo và mang thẩm mỹ cao.
Chị Tâm có thể hiểu và giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu, sở
thích của khách hàng thông qua các sản phẩm nội thất và gia dụng tái
chế, từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh tiềm năng. Không những vậy, với
sự sáng tạo trong thiết kế, chị có thể giúp doanh nghiệp thu hút sự chú
ý từ khách hàng và xây dựng thương hiệu riêng.

6
- Kế toán của doanh nghiệp đã từng có cơ hội tiếp xúc và làm việc với
nhiều doanh nghiệp quốc tế và đã tích lũy được kiến thức và kinh
nghiệm đặc biệt về quy trình kế toán, báo cáo tài chính và thuế quốc
tế. Nhờ đó mà có thể đóng góp những góc nhìn mới mẻ và những
phương pháp tiên tiến, giúp doanh nghiệp nắm bắt được các tiêu
chuẩn quốc tế và cải thiện quy trình kế toán.
- Hơn nữa, doanh nghiệp đã có sẵn hai chiếc xe ô tô tải tạo lợi thế chủ
động trong việc vận chuyển hàng hóa.
d) Điểm yếu
Doanh nghiệp chưa có đủ kinh nghiệm và tài chính để thực hiện các
quy trình tái chế phức tạp và đầu tư vào trang thiết bị cần thiết.
Doanh nghiệp mới thành lập nên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và
thu hút nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có kiến thức
chuyên sâu về quy trình tái chế, kỹ năng làm việc với các loại máy
móc và trang thiết bị, cũng như có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ
thuật phức tạp trong lĩnh vực tái chế.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc xây dựng
mạng lưới kinh doanh và tiếp cận thị trường. Thiếu kinh nghiệm và
mối quan hệ trong ngành có thể làm giảm khả năng tiếp cận khách
hàng và tạo ra cơ hội kinh doanh.
Do lĩnh vực tái chế rác thải thành nội thất vẫn còn mới mẻ khiến
doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc xây dựng
thương hiệu đến việc tìm kiếm khách hàng và xây dựng mạng lưới
cung ứng và hơn hết là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các
sản phẩm truyền thống đã có uy tín và độ phủ sóng rộng rãi. Điều này
đặt ra thách thức về giá cả, chất lượng, khả năng tiếp cận thị trường,
tiếp cận các kênh phân phối và các đối tác kinh doanh cho doanh
nghiệp.
3. Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh dự kiến
Mô tả doanh nghiệp
Loại hình: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Tên doanh nghiệp: Eco-Friendly.
Slogan: Environmentally friendly and useful.
Ngành: thiết kế nội thất và đồ gia dụng.
Trụ sở chính: KCN Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Địa điểm doanh nghiệp:KCN Nhơn Trạch,huyện Nhơn Trạch,Đồng
Nai.

7
Ngày thành lập: 30/11/2024.
Điện thoại: 0566669999
Fax: 1055 1099
Email: eco-friendlygroup.vn@gmail.com
facebook: https://www.eco-friendlygroup.com.vn
* Mục tiêu ngắn hạn: Thu hồi vốn sau 6 tháng kinh doanh:
Trước khi bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp quyết định vay từ Quỹ
BVMT 300tr với lãi suất 2,6% 1 năm (như vậy thì lãi suất mà doanh
nghiệp phải trả mỗi tháng là 650k). Cùng với số vốn tự có là 200 triệu
đồng, doanh nghiệp khởi nghiệp với tổng số vốn là 500 triệu đồng.
Doanh nghiệp quyết định thuê một kho xưởng tại KCN Nhơn Trạch,
huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai với diện tích 1400m2 với giá thuê
100triệu/tháng. Xưởng đã bao gồm các loại máy móc cần thiết cho
công việc tái chế nhựa và sản xuất đồ gia dụng và đồ nội thất. Doanh
nghiệp ký hợp đồng và trả tiền thuê xưởng trong vòng 3 tháng, số tiền
cần trả cho chủ xưởng là 300 triệu đồng.
Chủ doanh nghiệp đã có sẵn 2 chiếc ô tô tải để vận chuyển hàng
hóa.
Doanh nghiệp đã có chủ là chị Nguyễn Thu Vân - một thạc sĩ tốt
nghiệp ngành QTKD và có nhiều năm kinh nghiệm. Doanh nghiệp
trong giai đoạn đầu cần tổng cộng 20 người lao động (tính cả chủ
doanh nghiệp, quản lý các bộ phận và nhân viên). Tổng mức lương
mà doanh nghiệp cần chi trả trong một tháng là 100 triệu đồng .
Với mặt hàng sản xuất là đồ nội thất và đồ gia dụng được tái chế từ
nhựa, doanh nghiệp được rất nhiều người ủng hộ và giúp đỡ bằng
cách cho các phế phẩm nhựa. Nhờ đó, vấn đề nguyên liệu cho việc
sản xuất của doanh nghiệp cũng phần nào được giải quyết. Ngoài ra,
trung bình, mỗi tháng, doanh nghiệp cần thu mua 1 tấn rác thải nhựa
với giá 20 nghìn đồng /kg gồm nhiều loại nhựa như PE, PET, PVC,...
Vậy chi phí nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp là 20 triệu đồng /
tháng.
Doanh nghiệp bắt đầu làm việc từ tháng 12 năm 2024:
Trong tháng đầu tiên (tháng 12/2024), doanh nghiệp sản xuất được
1.000 sản phẩm. Dù đã tích cực trong việc quảng bá về tác hại của
rác thải nhựa, sự đóng góp của mỗi người cho môi trường bằng cách
sử dụng sản phẩm từ nhựa tái chế trên các nền tảng mạng xã hội,
nhưng vì chỉ mới ra mắt nên trong tháng đầu tiên, doanh nghiệp chỉ

8
bán được 40% số lượng sản phẩm sản xuất ra với giá trung bình 500
nghìn đồng /sản phẩm. Doanh thu trong tháng đầu của doanh nghiệp
là 200 triệu đồng. Như vậy, thì trong tháng kinh doanh đầu tiên, doanh
nghiệp đã phải chịu lỗ.
Trong tháng thứ 2 (tháng 1/2025), doanh nghiệp tiếp tục giữ vững
năng suất là 1.000 sản phẩm nhưng cùng với chiến dịch quảng cáo có
sự đầu tư hơn là mời KOL Phạm Thoại về review sản phẩm, nhà
xưởng và lần tỏa những mặt tích cực của việc sử dụng các sản phẩm
từ nhựa tái chế đối với môi trường, doanh nghiệp bán được 70% số
lượng sản phẩm đã sản xuất ra với mức giá trung bình 500 nghìn
đồng /sản phẩm. Như vậy, trong tháng này, doanh nghiệp đạt doanh
thu 350 triệu đồng. Doanh nghiệp thuê KOL với mức giá 30 triệu đồng.
Tới tháng này, việc kinh doanh đã có một số khởi sắc hơn so với
tháng trước.
Trong tháng thứ 3 (tháng 2/2025), do vướng lịch nghỉ Tết nguyên
đán, năng suất của xưởng chỉ còn 800 sản phẩm và cùng sự ảnh
hưởng của quảng cáo từ tháng trước cũng như đã phần nào có được
thị phần trên thị trường và sản phẩm có nét độc đáo, tiện ích nên
được mọi người mua về trang trí nhà cửa trong dịp Tết, doanh nghiệp
đã bán được 700 sản phẩm với mức giá trung bình 500 nghìn đồng
/sản phẩm. Như vậy, doanh thu tháng này của doanh nghiệp là 350
triệu đồng.
Trong 3 tháng tiếp theo (tháng 3-5/2025), doanh nghiệp giữ vững
năng suất sản xuất là 1000 sản phẩm/ tháng và tăng cường quảng bá,
mức bán hàng đạt 600-700 sản phẩm/tháng với giá bán trung bình
500 nghìn đồng/sản phẩm. Như vậy, trung bình doanh thu mỗi tháng
của doanh nghiệp là 325 triệu đồng.
Với năng suất sản xuất ấy, trung bình, mỗi tháng doanh nghiệp cần
trả 20 triệu đồng tiền điện, nước và 5 triệu tiền xăng xe vận chuyển.
Tính tới thời điểm sau 6 tháng kinh doanh, doanh nghiệp đã đầu tư
tổng cộng 1.500 triệu đồng và đạt được doanh thu là 1.875tr. Sau khi
trừ đi khoản đầu tư, khoản vay ngân hàng 300 triệu đông và lãi suất
phải trả cho Quỹ BVMT là 3 triệu 900 nghìn đồng cho 6 tháng vay,
doanh nghiệp không chỉ hoà vốn mà còn đạt được lợi nhuận là 71,1
triệu đồng.
Tóm lại, sau 6 tháng kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ hoà vốn
mà còn thu được lợi nhuận là 71,1 triệu đồng.

9
Việc doanh nghiệp thu hồi lại vốn chỉ trong vòng 6 tháng kinh doanh
là kết quả của các nguyên nhân sau:
- Sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn cho việc kinh doanh là đồ
nội thất và đồ gia dụng từ nhựa tái chế. Đây là những sản phẩm với
thiết kế độc đáo, đa dạng, gọn nhẹ, hữu dụng. Đặc biệt, chúng là
những sản phẩm được tái chế từ nhựa nên có ý nghĩa lớn trong việc
hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường. Đồng thời, giá cho những
sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất cũng rất phải chăng, phù hợp
với khả năng chi trả của nhiều người.
- Thị trường khách tiêu thụ rộng lớn. Bởi lẽ, Việt Nam đang bị ô
nhiễm nặng nề và mọi người dân đều ý thức được vấn đề này. Họ
luôn muốn hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Doanh nghiệp đã biết tận dụng mạng xã hội để tuyên truyền,
quảng bá, lan tỏa sản phẩm với tính ưu việt, tính thân thiện với môi
trường.
- Doanh nghiệp cũng đã phần nào tiết kiệm được chi phí vận
chuyển nhờ việc chủ động tự giao hàng.
- Doanh nghiệp cũng đúng đắn khi đưa ra lựa chọn về địa điểm thuê
để làm xưởng để có được một mặt bằng rộng, máy móc phù hợp với
việc sản xuất và chi phí tiết kiệm.
* Ngoài mục tiêu ngắn hạn trên, doanh nghiệp còn hướng tới việc
mở rộng quy mô, gia tăng năng suất, thu được nhiều lợi nhuận hơn
trong tương lai. Đặc biệt, tạo ra thêm nhiều sản phẩm tái chế từ
nhựa, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa trên cả nước và lan tỏa tình
yêu thiên nhiên, môi trường, lối sống xanh cho mọi người.

4. Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến

10
Nhiệm vụ
Chủ doanh nghiệp:: xác định mục tiêu, chiến lược cho doanh nghiệp
Đội kỹ thuật sản xuất: Hỗ trợ kỹ thuật, điều hành máy móc
Đội kinh doanh: Marketing, quảng bá sản phẩm,mở rộng thị trường,
vận chuyển
Đội thiết kế: Thiết kế sản phẩm
Đội nhân sự: Xử lý dây chuyền sản xuất, đóng gói, tạo ra sản phẩm
Đội kế toán: Xử lý thông tin tài chính, kiểm soát hoạt động kinh tế

Với quy mô nhỏ và quản lý không quá phức tạp nên doanh nghiệp
quyết định sử dụng mô hình cơ cấu trực tuyến - một mô hình quản lý
doanh nghiệp đa dạng. Mô hình này mang lại sự linh hoạt và tăng
cường sự tương tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
Lý do:
Cơ cấu trực tuyến mang lại nhiều ưu điểm chức năng cho doanh
nghiệp, bao gồm:
Tính linh hoạt: Cơ cấu trực tuyến tạo ra sự linh hoạt cho việc áp
dụng chế độ thủ trưởng, tập trung, và thống nhất. Điều này làm cho
doanh nghiệp nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường
kinh doanh.
Chi phí quản lý thấp: Mô hình cơ cấu trực tuyến giúp giảm chi phí
quản lý doanh nghiệp. Việc loại bỏ một số tầng lớp quản lý trung gian
giúp tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất.
Tăng cường sự tương tác: Sự tương tác trực tiếp giữa các thành
viên trong doanh nghiệp trong mô hình trực tuyến giúp cải thiện giao
tiếp, thúc đẩy trao đổi thông tin và tạo sự đồng lòng trong việc đạt
được mục tiêu chung.
Trách nhiệm cá nhân: Cơ cấu trực tuyến tạo ra trách nhiệm cá
nhân cao hơn đối với từng thành viên. Mỗi người trong doanh nghiệp
đều có vai trò quan trọng và đóng góp vào sự thành công chung.

11
LỜI KẾT

Bài toán về môi trường đặt vấn đề cho chúng ta về giải pháp giảm
thiểu, hạn chế rác thải nhựa ra ngoài môi trường thông qua nhiều hình
thức khác nhau. Hiện nay, do một số hạn chế về nguồn lực và kinh tế,
cách xử lý rác thải nhựa được sử dụng phổ biến nhất là chôn lấp tự
nhiên hoặc thiêu đốt. Tuy nhiên, cách này ít nhiều vẫn gây ra ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Đồng thời, các phương pháp phân loại và
tái chế rác thải nhựa đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các quốc
gia. Dựa trên những nghiên cứu và phân tích trên, chúng tôi nhận thấy
việc tái chế rác thải nhựa là một trong những giải pháp hiệu quả và tối
ưu để giảm thiểu lượng rác thải nhựa thải ra gây tác động tiêu cực
đến môi trường. Đặc biệt, để hạn chế những nhược điểm của các
phương pháp ở trên, chúng tôi tiến hành kinh doanh tái chế rác thải
nhựa thành nội thất và đồ gia dụng. Từ đó, tạo nên các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu và phạm vi sử dụng lớn của xã hội. Thực hiện dự án "tái
chế rác thải nhựa thành đồ nội thất và đồ gia dụng" sẽ góp phần
chung tay vào công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa ở Việt Nam cũng
như trên thế giới, tạo ra một sản phẩm hỗ trợ, tái chế nhựa để sản
xuất ra các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống con người, từ đó thúc
đẩy việc tái chế rác thải nhựa theo cách thân thiện môi trường.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Những ý tưởng kinh doanh – VTV4

2. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính - quỹ BVMT, Bộ Tài nguyên và Môi
trường.

3. Báo điện tử Chính phủ.

13
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

TÊN THÀNH VIÊN MỨC ĐỘ THAM GIA


Nguyễn Khánh Huyền Linh
Ninh Thị Nga
Nguyễn Thị Mỹ Tâm
Nguyễn Thu Vân
Đinh Thị Thu Xoan

14

You might also like