Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nêu và Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế với luật quốc gia.

Nêu và Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Luật Quốc gia và Luật Quốc tế
Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia tuy là vấn đề lý luận truyền thống của luật
quốc tế nhưng vẫn đồng thời mang tính thời sự sâu sắc đối với mỗi quốc gia trong quá
trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển pháp luật. Trong khoa học pháp lý truyền thống
đã có một số học thuyết tiêu biểu xem xét về mối quan hệ này.
- Thuyết nhất nguyên luận có xuất phát điểm từ nguyên lý của trường phái "Pháp luật tự
nhiên' về việc quan niệm pháp luật là hệ thống thống nhất, bao gồm trong đó hai bộ phận
là luật quốc tế và luật quốc gia. Những quy phạm của hai bộ phận này được xếp theo thứ
bậc trên, dưới. Học thuyết này chia thành hai trường phái là trường phái ưu tiên luật quốc
tế và ưu tiên luật quốc gia.
- Thuyết nhị nguyên luận, quan niệm luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống luật
khác nhau, tồn tại độc lập và giữa chúng không có mối quan hệ qua lại. Đây là những học
thuyết thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá về mối quan hệ giữa hai hệ thống luật còn phiến
diện. Bởi vì, sự tiếp cận khoa học và hiện đại về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật
quốc gia phải bằng việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đồng thời chỉ ra được tính chất của sự
tác động qua lại giữa hai hệ thống luật với nhau. Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa luật
quốc tế và luật quốc gia được hình thành từ sự thống nhất hai chức năng đối nội và đối
ngoại trong hoạt động của nhà nước; từ một số chức năng chung của hai hệ thống luật
trong quá trình điều chỉnh các quan hệ pháp luật mà quốc gia là chủ thể; từ việc tham gia
vào các quan hệ pháp luật có tính chất khác nhau của nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích
quốc gia, dân tộc, đồng thời vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Do đó, không thể có
sự tách biệt giữa hai hệ thống luật mà trái lại, trên thực tế đã tất yếu hình thành giữa
chúng mối quan hê biện chứng
 Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triền
của luật quốc tế
Trong quá trình xây dựng LQT, các quốc gia luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để gây
ảnh hưởng đến LQT và bảo vệ lợi ích của mình 1 cách tốt nhất trong mối tương quan với
lợi ích của quốc gia khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Do đó, quá trình xây
dựng LQT phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Đồng thời, sự hình thành các
nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các quốc
gia, mà quan điểm của mỗi quốc gia trong quá trình thỏa thuận thương lượng đó phải
dựa trên những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của quốc gia mình. Chính vì thế, pháp
luật quốc gia thể hiện sự định hướng đến quá trình xây dựng LQT.
Ví dụ: Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Nguyên
tắc quyền dân tộc tự quyết đều bắt nguồn từ NT Cấm chiến tranh xâm lược lần đầu tiên
được ghi nhận trong Sắc lệnh Hòa bình của Liên Xô năm 1917. Pháp luật quốc gia là
đảm bảo pháp lý quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm phát luật quốc tế được thực
hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Bởi nghĩa vụ của mỗi quốc gia khi tham gia quan
hệ quốc tế là phải bảo đảm thực hiện LQT trong phạm vi luật quốc gia của mình. Bằng
nhiều cách khác nhau, các quy phạm luật quốc tế sẽ được chuyển hóa thành quy phạm
luật quốc gia và có hiệu lực trong phạm vi luật quốc gia.
Ví dụ: LQT: có Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989. Năm 1991, Việt nam đã ban
hành Luật bảo vệ trẻ em nhằm pháp điển hóa các quy định của lật quốc tế vào pháp luật
quốc gia.
 Luật quốc tế có tác dộng tích cực nhầm phát triển và hoàn thiện luật quốc gia
- Luật quốc tế tác động trở lại đối với sự hình thành và phát triển của luật trong nước.
Điều này thể hiện ở chỗ: khi tham gia các quan hệ quốc tế, các quốc gia phải có nghĩa vụ
xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung pháp luật trong nước sao cho đảm bảo phù hợp với các
cam kết quốc tế mà quốc gia là thành viên. Chính vì vậy, các quy định có nội dung tiến
bộ của LQT sẽ dần được truyền tải vào trong pháp luật quốc gia.
- LQT còn tạo điều kiện đảm bảo cho pháp luật quốc gia trong quá trình thực hiện. Cụ thể
hiện nay, có nhiều vấn đề đã vượt qua khỏi phạm vi điều chỉnh của quốc gia, trở thành
vấn đề toàn cầu, tự bản thân mỗi quốc gia không thể giải quyết được mà cần có sự hợp
tác quốc tế (VD: vấn đề môi trường, tội phạm quốc tế, vũ khí hạt nhân…). Vì vậy, các
quốc gia đã cùng nhau ký hàng loạt điều ước quốc tế để cùng nhau hợp tác giải quyết các
vấn đề đó như: HU NewYork về cấm thử hoàn toàn vũ khí hạt nhân; Quy chế Rome năm
1998 về thành lập Tòa hình sự quốc tế ICC…. Chính những quy phạm luật quốc tế trong
các điều ước quốc tế này sẽ là điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện các quy phạm
tương ứng của pháp luật quốc gia. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia ở Việt
Nam hiện nay Ở Việt Nam, vấn đề giải quyết mối quan hộ giữa luật quốc tê' và pháp luật
quốc gia thông qua việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế hiện đang có hiệu
lực với Việt Nam và pháp luật Việt Nam cũng đang là vấn đề thời sự. Trong bối cảnh của
công cuộc cải cách, mở cửa tại Việt Nam, điều ước quốc tế trở thành công cụ pháp lý chủ
yếu, điều chỉnh hiệu quả quan hệ hợp tác quốc tế toàn diện của Việt Nam với các quốc
gia và các tổ chức quốc tế. Từ năm 1990 trở lại đây, số lượng các điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc gia nhập ngày một nhiều, làm tăng lên đáng kể các cam kết quốc tế
và các nghĩa vụ thành viên điểu ước quốc tees đối với Việt Nam, Việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế ghi nhận trong điều ước quốc tế hiện nay đòi hỏi sự
hiện diện một khung pháp luật quốc gia về điều ước quốc tế phù hợp, để tạo cơ sở cũng
như các đảm bảo thực tế cho việc thực thi các thoả thuận quốc tế cửa Việt Nam. Trong
các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam đều thể hiện quan điểm của nhà nước Việt
Nam trong việc tuân nghiêm chỉnh tuân thủ và tôn trọng các nghĩa vụ cũng như các cam
kết quốc tế mà Việt Nam đã chính thức ràng buộc, trên cơ sở của nguyên tắc bình đẳng,
có đi có lại, hợp tác phát triển. Mặc dù hiện tại, pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế
chưa xác định rõ ràng vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia,
nhưng trong các văn bản pháp luật, hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế mà Việt Nam
hiện là thành viên vẫn được bảo đảm bởi việc thừa nhận ưu thế của điều ước quốc tế
trong tương quan với pháp luật Việt Nam, Trong nhiều quan hệ điều ước quốc tế thuộc
những lĩnh vực hợp tác chuyên môn, như lĩnh vực về quyền con người, việc sử lý nhằm
hài hoà hoá các quy phạm của điều ước với quy phạm của luật Việt Nam được tiến hành
bàng hoạt động lập pháp của Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền. Tính chất tác đông
của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ
thành viên điều ước quốc tế, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ
thể, ví dụ, nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật quốc gia phù hợp
với những cam kết quốc tế của chính quốc gia đó. Bên cạnh đó, luật quốc tế còn tác động
đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đời sống pháp lý tại mỗi
quốc gia, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh những vấn đề thuộc lợi
ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia. Hiện nay, việc vận dụng lý luận khoa học
pháp lý hiện đại về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia vào thực tiễn pháp lý
của mỗi quốc gia không có sự đồng nhất về cách tiếp cận.

You might also like