Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Câu 1: Khái niệm vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất theo chủ

nghĩa duy
vật biện chứng.
Định nghĩa vật chất của Lênin "Vật chất là phạm trù triết học được dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”
Phân tích định nghĩa:
+ Thứ nhất, vật chất là một phạm trù triết học: Vật chất là một khái niệm
rộng, bao quát, là những gì chung nhất, bao trùm thế giới. Không đồng nhất
vật chất với vật thể, khối lượng.
+ Thứ hai, vật chất là cái tồn tại khách quan, bên ngòa ý thức, không phụ
thuộc vào ý thức con người. Có con người hay không thì vật chất vẫn tồn tại.
Ví dụ: Một tảng đá nằm trên bờ biển trong nhiều năm. Dù không có ai quan sát
hoặc nhận thức về tảng đá đó, nó vẫn tồn tại và duy trì các đặc tính của nó như
trọng lượng, hình dáng và cấu trúc. Ngay cả khi không có ý thức con người tồn tại,
tảng đá vẫn tồn tại và không thay đổi. Điều này minh chứng cho việc vật chất tồn
tại độc lập khỏi ý thức con người, và sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào việc có
con người nhận thức về nó hay không.
+ Thứ ba, vật chất “được đem lại cho con người trong cảm giác”: Vật chất là cái
gây nên cảm giác một khi tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các giác quan con
người
VD: Nghe được âm thanh (thính giác) nhưng không nhìn thấy, sờ nắm, cân đo được
=> tồn tại vật chất
+ Thứ tư, vật chất “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác”: tức là con người ta có thể nhận thức được vật chất
và thế giới, chúng ta biết được vật chất tồn tại, hiểu được vật chất.
Các hình thức tồn tại của vật chất theo chủ nghĩa duy vật biện chứng.:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một phần của triết học duy vật Marx - Lenin,
nhấn mạnh vào sự biến đổi và tương tác không ngừng giữa các yếu tố và hiện
tượng trong tự nhiên và xã hội. Dưới góc độ này, tồn tại của vật chất được xem
xét qua các hình thức sau:
1. Tồn tại vật chất khối lượng và không gian: Đây là cách chúng ta
thường nhìn nhận về vật chất, là sự tồn tại của vật trong không gian và
thời gian. Vật chất được xem là có khối lượng, có thể được đo lường, và
chiếm không gian.
Ví dụ: Một tảng đất trong một khu vườn. Tảng đất này có khối lượng cụ thể và
chiếm một không gian nhất định trong khu vườn.
2. Tồn tại vật chất trong quá trình phát triển và biến đổi: Chủ nghĩa duy
vật biện chứng nhấn mạnh vào tính chất động của vật chất, tức là vật chất
không ngừng chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ hình
thức này sang hình thức khác.
Ví dụ, vật chất từ trạng thái cơ bản nhất là nguyên tử, sau đó hình thành các
phân tử, tạo nên vật liệu, và cuối cùng là các hình thái phức tạp hơn như các cấu
trúc hóa học, sinh học, và xã hội.
3. Tồn tại vật chất trong mối tương tác và tương thích: Vật chất không
tồn tại độc lập mà luôn tồn tại trong mối liên kết và tương tác với nhau.
Sự tương tác này có thể làm thay đổi tính chất của từng phần tử vật chất
và tạo ra sự đa dạng và phức tạp trong tồn tại của chúng.
Ví dụ: Quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống. Cơ thể con người, chẳng hạn,
cần tiêu hóa thức ăn để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho các tế bào và
cơ quan khác nhau. Sự tương tác giữa các chất dinh dưỡng và các hệ thống cơ
thể giúp duy trì sự sống và phát triển.
4. Tồn tại vật chất qua sự phản ánh trong ý thức: Mặc dù chủ nghĩa duy
vật biện chứng không phủ nhận sự độc lập của vật chất so với ý thức,
nhưng nó cũng nhấn mạnh rằng ý thức chỉ có thể tồn tại và phát triển
thông qua sự phản ánh, lấy vật chất làm cơ sở.
Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một quả táo, ý thức của bạn phản ánh hình ảnh và ý
nghĩa của quả táo đó dựa trên các kinh nghiệm trước đó và kiến thức hiện có về
thực tế vật chất.

Câu 2: Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
Nguồn gốc của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng
*Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và
nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc con người và hoạt
động của nó cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong
đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người từ đó tạo ra khả năng hình
thành ý thức của con người về thế giới khách quan. Như vậy, ý thức chính là sự
phản ánh của con người về thế giới khách quan.
– Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất
khác trong quá trinh tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là thuộc
tính của tất cả các dạng vật chất song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình
thức: phản ánh vật lý, hoá học; phản ánh sinh học; phản ánh tâm lý và phản ánh
năng động, sáng tạo (tức phản ánh ý thức). Những hình thức này tương ứng với
quá trình tiến hoá của vật chất tự nhiên.
Ví dụ: Khi nước được đun sôi, nước lỏng biến thành hơi nước. Trong quá trình
này, các liên kết hidro đã giữ nước lại trong dạng lỏng bị đứt gãy, và nước biến
thành hơi nước, thể hiện qua hiện tượng hóa hơi.
+ Phản ánh vật lý, hoá học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô
sinh. Phản ánh vật lý, hoá học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hoá (thay
đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý – hoá qua quá trình kết hợp, phân giải các chất)
khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức
phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận
tác động.
+ Phản ánh sinh học: Đây là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự
nhiên hữu sinh. Nó bao gồm các phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp khi
chúng nhận được sự tác động từ môi trường sống. Các phản ứng này có thể bao
gồm sự thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, màu sắc, cấu trúc, cũng
như các phản ứng cam giác và phản xạ không điều kiện.
Vd: Cây cỏ bẻ cong về phía ánh sáng. Khi một cây cỏ bị bóng đè lên một bên,
nó sẽ uốn cong về phía ánh sáng để tối đa hóa việc hấp thụ ánh sáng cho quá
trình quang hợp. Điều này là một ví dụ về phản ứng kích thích trong sinh học.
+ Phản ánh tâm lý là sự phản ánh đặc trưng cho động vật đã phát triển đến
trình độ có hệ thần kinh trung ương, được thực hiện thông qua cơ chế phản xạ
có điều kiện đối với những tác động của môi trường sống.
Vd: Một con chó chạy đi khi nghe tiếng pháo. Khi có tiếng pháo, con chó phản
xạ bằng cách chạy đi để tìm sự an toàn. Điều này là một ví dụ về phản ứng tâm
lý trong động vật có hệ thần kinh trung ương.
+ Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh năng động, sáng tạo chỉ có ở con
người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin
để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin.
Ví dụ: Một người học sinh đọc một đoạn văn và sau đó suy nghĩ và phân tích ý
nghĩa của nó. Trong quá trình này, họ chọn lọc thông tin, xử lý nó trong bộ não
của mình và tạo ra các ý kiến và suy nghĩ mới dựa trên hiểu biết của mình. Điều
này là một ví dụ về phản ứng ý thức ở con người.
 Nguồn gốc xã hội của ý thức:
Nhân tố cơ bản nhất và trực tiếp nhất tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức là
lao động và ngôn ngữ.
+ Lao động: Là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên
nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho những nhu cầu của mình.
+ Ngôn ngữ: Là “cái vỏ vật chất” của ý thức, tức hình thức vật chất nhân tạo
đóng vai trò thể hiện và lưu giữ các nội dung ý thức.
*Bản chất của ý thức:

Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc
lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức
coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan
vào bộ não con người thông qua thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất, là
một hiện tượng của lịch sử xã hội.

 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là
nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là
hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật
lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.

Ví dụ: Hai người bạn cùng đi xem một bộ phim. Một người cảm thấy bộ
phim rất hài hước và ý nghĩa, trong khi người kia lại cảm thấy nó nhàm
chán và không thú vị. Mỗi người có một trải nghiệm khác nhau với cùng
một hiện thực, do đó ý thức của họ về bộ phim là chủ quan và phản ánh
góc nhìn riêng của họ.

 Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cùng có
nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới: Phản ánh ý thức
là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định. Nhu cầu đó
đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh. Trên cơ sở
đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng
phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan, Song, sự sáng tạo của ý
thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh

Ví dụ: Một nhà văn viết một cuốn tiểu thuyết dựa trên những trải
nghiệm và quan sát của mình về cuộc sống. Trong quá trình viết, nhà văn
không chỉ tái hiện hiện thực mà còn tạo ra một thế giới tưởng tượng mới,
biến đổi và tái tạo hiện thực theo cách riêng của mình, từ đó tạo ra một
tác phẩm sáng tạo và độc đáo.
 Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: Sự ra đời và
tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không
chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do
nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội
quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu
cầu của thực tiễn xã hội.
Ví dụ: Ý thức của một người được hình thành thông qua văn hóa, giáo
dục, và môi trường xã hội mà họ sống. Ví dụ, ý thức về gia đình, tôn
giáo, và giá trị xã hội có thể phản ánh quan điểm và giá trị của một cộng
đồng cụ thể mà người đó thuộc về.
->Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn
toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh ra vật
chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý tức là một dạng vật chất hoặc coi ý
thức là sự phản ánh giản đơn, thụ động về thế giới vật chất.

Câu 3: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận. Liên
hệ với hoạt động của bản thân
* Nguyên lý:
a. Khái niệm:
- Mối liên hệ phổ biến:
+ Mọi sự vật, hiện tượng không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà có mối
liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau; nương tựa,
chuyển hóa lẫn nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nhau.
+ Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các MLH (bao quát mọi
lĩnh vực), đồng thời cũng chỉ các MLH tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng trong
thế giới.
+ Những MLH phổ biến nhất là những MLH tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng,
nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
b. Những đặc trưng cơ bản:
Tính khách quan
- Khái niệm: Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự
vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy
định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc
trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào
ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên
hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
- Ví dụ: Các cơ quan trong cơ thể con người có sự liên hệ, tác động lẫn nhau khi
ta chạy bộ, trong cơ thể ta sẽ diễn ra quá trình của Hệ vận động -> Hệ tuần hoàn
-> Hệ hô hấp -> Hệ bài tiết -> Hệ tiêu hóa -> Hệ thần kinh…
Tính phổ biến
- Khái niệm: Cụ thể theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện
tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay
quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không
phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối
liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn
nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và
làm biến đổi lẫn nhau.
- Ví dụ : Sắc tố của da như có người da đen, có người da trắng do nhiều yếu tố
như gen, môi trường sống, vv…
Tính đa dạng, phong phú
- Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật,
hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau,
giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác,
cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều
kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác
nhau
Dựa trên các cơ sở khác nhau để phân chia các mối liên hệ khác nhau:
+ Mối liên hệ bên trong – bên ngoài: Trong công ty sản xuất ô tô, có mối liên
hệ bên trong giữa các bộ phận khác nhau như kỹ thuật, sản xuất, tiếp thị và tài
chính. Còn mối liên hệ bên ngoài thì thường liên quan đến các đối tác của công
ty, như nhà cung cấp linh kiện, đại lý bán hàng, và khách hàng cuối cùng.
+ Mối liên hệ cơ bản – không cơ bản: mối quan hệ giữa "Số người xem" và
"Doanh thu" trên một kênh YouTube.
+ Mối liên hệ bản chất – không bản chất: khi khách hàng hài lòng với sản
phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ mua nhiều hơn. Có thể có các trường hợp mà số lượng
bán hàng tăng lên mà không cần sự hài lòng của khách hàng.
+ Mối liên hệ không gian – thời gian: quá trình xây dựng một tòa nhà, từ , Lập
kế hoạch xây dựngXây dựng tòa nhà đến quản lý dự án.
=> Việc phân chia các mối liên hệ giúp xác định trong từng điều kiện, hoàn
cảnh, mối liên hệ nào là mối liên hệ cơ bản, từ đó có phương pháp tác động
đúng đắn, phù hợp, mang lại hiệu quả cao

* Ý nghĩa :
Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến có thể rút
ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực
a) Quan điểm toàn diện
Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với
các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự
vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến
diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản
chất hay về tính quy luật của chúng.
b) Quan điểm lịch sử - cụ thể

Vì sự vật nào cũng có quá trình hình thành tồn tại, biến đổi và phát triển ,mỗi
giai đoạn phát triển của sự vật lại có những mối liên hệ riêng đặc trưng cho nó.
Cho nên khi xem xét sự vật vừa phải xem xét quá trình phát triển của nó, vừa
phải xem xét trong từng điều kiện quá trình . Do đó cần phải có quan điểm lịch
sử , cụ thể. Phép biện chứng của Hegel nói rằng mọi sự trên thế gian này đều
luôn luôn vận động và phát triển. Trong quá trình vận động, phát triển đó, thì ở
mỗi giai đoạn nhất định, tương ứng với một trình độ phát triển nhất định, sẽ có
những khái niệm, phạm trù, quy luật nhất định. Hết giai đoạn đó thì các khái
niệm, phạm trù, quy luật đặc thù của giai đoạn đó sẽ tiêu vong, thay thế bằng
các khái niệm, phạm trù, quy luật khác, đặc trưng cho giai đoạn mới. Cái đó
chính là quan điểm lịch sử vậy.
Ví dụ : Nét đặc trưng của xã hội loài người là con người ta phải sản xuất thì mới
có thể tồn tại và phát triển. Thời đại nào cũng phải sản xuất hết. Như thế, nói
theo ngôn ngữ biện chứng thì sản xuất là một phạm trù “vĩnh viễn”, nghĩa là nó
luôn luôn xảy ra, bất kể trong hình thái xã hội nào, ở giai đoạn nào.
Quan điểm cụ thể: khi đề cập tới một sự vật, hiện tượng nào đó, thì không được
nói chung chung, mà phải chỉ rõ: sự vật, hiện tượng đó đang ở mức độ phát triển
nào, trong điều kiện cụ thể nào, với những thuộc tính cụ thể nào. Ví dụ: không
nên hỏi “kinh tế thị trường” một cách chung chung, mà phải nói rõ: “kinh tế thị
trường tiền TBCN”, “kinh tế thị trường TBCN”, hay “kinh tế thị trường
XHCN”. Các loại KTTT đó có những thuộc tính rất khác nhau.
*Liên hệ thực tiễn
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan
điểm lịch sử - cụ thể góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực
hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng
một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận
đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước
ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.

Chúng ta có thể áp dụng những quan điểm này trong cuộc sống
Chúng ta hiện nay đều là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như là
không quen biết nhau. Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy , chắc chắn chúng ta đều có
những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình , tính cách của bạn đó. Nhưng nếu chỉ
qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt , dễ
tính hay khó tính. Cách đánh giá như vậy là phiến diện , chủ quan trái với quan
điểm toàn diện.Điều có thể làm cho chúng ta có những quyết định sai lầm .
Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn , ăn nói nhỏ nhẹ
đã vội vàng kết luận là người tốt và muốn làm bạn , còn khi nhìn thấy một
người ít nói , không hay cười thì cho là khó tính không muốn kết bạn. Qua một
thời gian kết bạn mới nhận ra người bạn mà mình chọn có những đức tính
không tốt như lợi dụng bạn bè, ích kỷ. Còn người bạn ít nói kia thực ra rất tốt
bụng , hay giúp đỡ bạn bè. Ấn tượng đầu tiên chỉ quyết định đến quá trình giao
tiếp về sau. Quan điểm toàn diện dạy cho ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một
sự vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một cách toàn diện , mọi mặt của vấn
đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật hiện tượng. Chúng ta không thể chỉ
nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất, đạo đức của người đó.Vẻ bề ngoài
không nói lên được tất cả , có thể bạn đó có gương mặt lạnh lùng nhưng tính
bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần. Vì vậy muốn đánh giá 1 con người cần phải
có thời gian tiếp xúc lâu dài , nhìn nhận họ trên mọi phương diện , ở từng thời
điểm ,từng hoàn cảnh khác nhau.

Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho
phù hợp với từng con người. Đối với những người bề trên như ông ,bà ,bố ,mẹ,
thầy cô… thì chúng ta cần có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng họ. Đối với bạn
bè thì có những hành động , thái độ thoải mái,tự nhiên .Ngay cả quan hệ với
một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác
nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha
đã kết luận: “đối nhân xử thế”. Ví dụ như khi xưa anh ta là người xấu ,tính cách
không tốt hay vụ lợi không nên giao tiếp chơi thân, nhưng hiện nay anh ta đã
sửa đổi tính cách tốt hơn biết quan tâm mọi người không như xưa , chúng ta cần
nhìn nhận anh ta khác đi , có thể cư xử khác trước, có thể giao tiếp , kết bạn với
anh ta.
Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta
cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách
giải quyết, xử lý tốt . Khi ta học kém đi , điểm số giảm cần tìm nguyên nhân do
đâu khiến ta như vậy. Do lười học, không hiểu bài, không làm bài tập hay không
có thời gian học. Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được
cách giải quyết đúng đắn.

Câu 4 : Khái niệm cái riêng và cái chung. Mối quan hệ biện chứng giữa cái
riêng và cái chung. Bài học phương pháp luận vận dụng trong hoạt động thực
tiễn
Khái niệm: Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các
sự vật, hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tinh thần, hình dáng,
kích thước,… nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm,
thuộc tính chung giống nhau.
+ Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá
trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan.
Ví dụ: ngôi nhà, cái bàn, hiện tượng ô nhiễm môi trường, quá trình nghiên cứu
thị trường của một công ty
Sự tồn tại cá thể của cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong các cấu trúc sự vật
khác. Tính chất này được diễn đạt bằng khái niệm đơn nhất. Cái đơn nhất là một
phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những thuộc tính chỉ tồn tại ở một kết
cấu vật chất nhất định và không lặp lại ở kết cấu vật chất khác. Tính cách của
một người, vân tay, nền văn hóa của một dân tộc… là những cái đơn nhất. Như
vậy, cái đơn nhất không phải là một sự vật, một hiện tượng đơn lẻ mà nó tồn tại
trong cái riêng. Nó chỉ là đặc trưng của cái riêng.
+ Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không có
ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
Ví dụ: Cái chung của người Việt Nam là có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh
thần đoàn kết dân tộc, sẵn sàng hi sinh tất cẩ để bảo vệ nền độc lập của nước
nhà. Cái chung của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư của công nhân
làm thuê.
Phép biện chứng duy vật cho rằng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách
quan và giữa chúng có sự thống nhất biện chứng. Cụ thể:

1. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có nghĩa là
không có cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại bên ngoài cái riêng.
Ví dụ: Thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động. Vận động lại tồn tại dưới các
hình thức riêng biệt như vận động vậy lý, vận động hoá học, vận động xã hội
v.v..

2. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Điều đó có nghĩa là
không có cái riêng độc lập thuần tuý không có cái chung với những cái riêng
khác.
Ví dụ: Các chế độ kinh tế - chính trị riêng biệt đều bị chi phối với các quy luật
chung của xã hội như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.
3. Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái
chung.
Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái
chung, cái riêng còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng nó có.
Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng bởi vì nó phản ánh những mặt, những
thuộc tính, nhưng mỗi liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định, phổ biến tồn tại
trong cái riêng cùng loại. Cái chung gắn liên hệ với cái bản chất, quy định sự
tồn tại và phát triển của sự vật.

4. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau; có thể coi đây là sự
chuyển hoá giữa hai mặt đối lập. Sự chuyển hoá giữa cái đơn nhất và cái chung
diễn ra theo hai hướng: cái đơn nhất biến thành cái chung, làm sự vật phát triển
và ngược lại, cái chung biến thành cái đơn nhất làm cho sự vật dần dần mất đi.
Mối quan hệ này được cái chung, cái riêng và cái đơn nhất thể hiện:

Cái riêng = cái chung + cái đơn nhất

Bài học:
-Vì cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại
nên muốn
nhận thức cái chung phải xuất phát từ cái riêng. Đây là cơ sở của phương
pháp quy nạp
-Vì cái riêng tồn tại dẫn tới cái chung nên muốn nhận thức cái riêng phải
xuất phát từ
những tri thức chung. Đây là cơ sở của phương pháp diễn dịch
-Cái chung là bộ phận của cái riêng nên trong nhận thức không thể áp dụng
nguyên xi
cái chung vào cái riêng mà cần tính đến hoàn cảnh lịch sử - cụ thể.
-Trong xã hội, mỗi cá nhân (cái riêng) có xu hướng thể hiện bản chất (cái
chung) khác
nhau nên cần tôn trọng cá tính.
-Cần nhận thức sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
để giải quyết hài hòa các mối quan hệ: quốc gia – quốc tế, giai cấp – dân tộc
– cá nhân – tập thể, văn hóa, tránh các xu hướng cực đoan như quốc tế chủ
nghĩa, dân tộc chủ nghĩa, địa phương chủ nghĩa, cá nhân chủ nghĩa.
*Liên hệ
Khi nghiên cứu về hiệu quả của một phương pháp giảm cân cụ thể trên một
nhóm người tham gia, chúng ta có thể bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu (cái
riêng) từ các trường hợp cụ thể. Sau đó, dựa vào dữ liệu này, chúng ta có thể
suy luận ra các nguyên tắc hoặc khái niệm chung về việc giảm cân (cái chung),
và áp dụng chúng vào các trường hợp khác để dự đoán hiệu quả của phương
pháp đó trong các trường hợp mới.
Câu 5: Khái niệm, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Ý
nghĩa phương pháp luận. Vận dụng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
*Khái Niệm:
- Nguyên nhân : Phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định, không
có sự tác động thì không thể gọi là nguyên nhân.
+ Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân dẫn tới kết quả, nguyên nhân
được chia thành các dạng:
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản.
- Kết quả : Phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động
lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Ví dụ : Đô thị hoá là nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm
trọng hay chất thải công nghiệp độc hại là nguyên nhân còn ô nhiễm môi trường
là kết quả .
* Mối quan hệ biên chứng:
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết
quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Đây
là quan hệ có tính nối tiếp và tính sản sinh.
- Quan hệ nhân quả mang tính đa dạng, phức tạp:
+ Một nguyên nhân có thể phát sinh nhiều kết quả tùy thuộc vào từng điều kiện,
hoàn cảnh và mục đích nhất định.
+ Một kết quả có thể được tạo nên bởi nhiều nguyên nhân tác động độc lập hoặc
cùng chiều, cùng lúc.
Ví dụ : kết quả của sự ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân gây nên như
do con người , do công nghiệp , chất thải độc hại ... và chính những nguyên
nhân này lại gây nên nhiều kết quả khác...
- Tính tất yếu, khách quan:
+ Quan hệ nhân quả tác động độc lập, không phụ thuộc vào ý thức con người.
Con người không thể bằng ý thức của mình để tạo nên quan hệ nhân quả.
+ Tính tất yếu khách quan của quan hệ nhân quả thể hiện: nguyên nhân nào thì
kết quả đó.
Ví dụ: trong lĩnh vực vật lý, nếu một vật thể được đặt trong môi trường nhất
định và áp dụng một lực lên nó, thì theo luật vật lý, sẽ có một phản ứng xảy ra.
Dù chúng ta có quan sát hay không, các hiện tượng này vẫn tồn tại và tuân theo
các quy luật tự nhiên không phụ thuộc vào ý kiến của con người.
- Tính phổ biến:
+ Luật nhân quả bao trùm toàn bộ sự vận động và phát triển của vạn vật trong
thế giới.
+ Luật nhân quả trong tự nhiên diễn ra một cách tự phát, luật nhân quả trong xã
hội diễn ra có sự tham gia của con người.
Ví dụ : "nguyên nhân và hậu quả" trong triết học Phật giáo. Theo đó, Phật giáo
giảng rằng mọi hành động đều có nguyên nhân và hậu quả tương ứng. Nghĩa là
mỗi hành động mà chúng ta thực hiện sẽ gây ra một loạt các hậu quả, không chỉ
trực tiếp mà còn cả gián tiếp và dài hạn.
- Nhân - quả là vòng tuần hoàn liên tục, nguyên nhân tạo thành kết quả, đến lượt
mình, trong kết quả lại hình thành nguyên nhân để sinh ra một kết quả mới.
Ví dụ, nếu một người sống một cuộc sống đạo đức và hạnh phúc, họ có thể
được đắc phước và trải qua sự sống ấm no và hạnh phúc trong các kiểu dáng
thân xác khác nhau trong các kiếp sau. Ngược lại, nếu một người sống một cuộc
sống đầy tham lam và tàn bạo, họ có thể phải trải qua nhiều kiểu dáng thân xác
đau khổ và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
- Kết quả tác động trở lại đối với nguyên nhân: Nguyên nhân là yếu tố tác thành
nên kết quả, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại tác động trở lại nguyên nhân.
Sự tác động trở lại này theo 2 chiều hướng:
+ Nếu kết quả có ý nghĩa tích cực sẽ tác động tốt, thúc đẩy nguyên nhân, làm
cho kết quả mới nên tốt hơn.
Ví dụ: một người đặt mục tiêu học tập chăm chỉ và đạt được thành công trong
việc hoàn thành một khóa học quan trọng. Kết quả tích cực của việc hoàn thành
khóa học này có thể bao gồm việc nhận được chứng chỉ, cải thiện kỹ năng và
kiến thức, hoặc có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.
+ Nếu kết quả có ý nghĩa tiêu cực thì sẽ tác động xấu trở lại nguyên nhân.
Ví dụ: một người quyết định vi phạm luật giao thông bằng cách vượt đèn đỏ.
Hành động này có thể dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực, bao gồm nguy cơ
gây tai nạn giao thông, gây thương tích hoặc tử vong cho bản thân hoặc người
khác.
* Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Vì nhân quả mang tính tất yếu, khách quan, nên muốn nhận thức kết quả, phải
xuất phát từ nguyên nhân.
- Vì nhân quả mang tính phổ biến nên khi nhận thức kết quả phải tìm đúng
nguyên nhân (phân loại nguyên nhân). Quán triệt nguyên tắc này, cần chống lại
Thuyết định mệnh và Mục đích luận.
- Muốn có kết quả tốt, cần phát huy những nguyên nhân tích cực, muốn loại bỏ
hậu quả phải loại bỏ các nguyên nhân sinh ra nó.
- Chống lối suy diễn chủ quan, lấy nguyên cớ thay cho nguyên nhân, hoặc khi
hậu quả xảy ra thì đổ lỗi cho hoàn cảnh.
- Trong thực tiễn, cần chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh, nhân tố để thúc đẩy hoặc
kìm hãm nguyên nhân nhằm thu được kết quả mong muốn.
Ví dụ: Quan hệ giữa việc luyện tập và thành công trong kỹ năng mới
Nguyên nhân: Một người quyết định luyện tập và rèn luyện kỹ năng mới,
chẳng hạn như kỹ năng làm việc nhóm.
Kết quả: Kết quả của việc luyện tập là cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, gồm
khả năng hợp tác, giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột.
Biện chứng:
Hoạt động nhận thức: Người đó nhận thức được rằng để đạt được thành công
trong công việc hoặc cuộc sống, kỹ năng làm việc nhóm là quan trọng. Họ nhận
ra rằng kỹ năng này không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn giúp họ gắn kết
và hòa nhập tốt hơn trong môi trường làm việc hoặc cộng đồng.
Hoạt động thực tiễn: Người đó chủ động tìm kiếm cơ hội để luyện tập và phát
triển kỹ năng làm việc nhóm, bằng cách tham gia vào các dự án nhóm, nhóm
thảo luận hoặc hoạt động xã hội khác. Họ học từ kinh nghiệm của mình và nhận
được phản hồi từ người khác để cải thiện và phát triển kỹ năng.
Kết quả cải thiện: Khi họ đầu tư thời gian và công sức vào việc luyện tập, họ
nhận thấy rằng kỹ năng làm việc nhóm của họ đã được cải thiện đáng kể. Họ trở
nên tự tin hơn trong việc làm việc nhóm và thấy rằng họ có khả năng đóng góp
tích cực hơn vào các dự án nhóm.
Câu 6: Khái niệm, mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và và hình thức. Ý
nghĩa phương pháp luận. Vận dụng trong hoạt động thực tiễn

*Khái Niệm:
- Nội dung là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố, các
quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
- Hình thức là phạm trù dùng để biểu thị phương thức tồn tại và phát triển của
sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố trong sự
vật đó, là cách thức tổ chức và kết cấu của sự vật.
Ví dụ, khi phân tích mỗi phân tử nước (H20) đã cho thấy: các yếu tố vật chất
làm cơ sở cấu thành nên nó là 2 nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử ôxy (nội dung);
cách thức liên kết hoá học của chúng là: H - 0 - H (hình thức).
* Mối quan hệ biện chứng:
- Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau.
Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định, cũng
như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định, nội
dung nào đòi hỏi hình thức đó.
- Nội dung và hình thức chỉ phù hợp một cách tương đối:
+ Một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức.
Ví dụ: tình yêu trong gia đình thể hiện qua sự quan tâm, sẻ chia và hỗ trợ giữa
các thành viên gia đình. Nó có thể được biểu hiện thông qua việc chăm sóc
người thân, dành thời gian bên nhau và ủng hộ lẫn nhau trong mọi tình huống.
+ Một hình thức có thể chứa nhiều nội dung khác nhau.
Ví dụ: Cuốn sách có thể chứa kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa
học, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, và kinh doanh.
+ Nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức.
- Nội dung là yếu tố động, luôn luôn thay đổi, còn hình thức mang tính ổn định,
khi nội dung thay đổi sớm muộn sẽ kéo theo sự thay đổi của hình thức.
Ví dụ: kinh tế thay đổi thì lối sống (phong tục, tập quán, cách ăn mặc, sinh
hoạt…) cũng thay đổi theo
* Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Vì nội dung quyết định hình thức, nên trong nhận thức và hành động, phải dựa
trên nội dung, thay đổi hình thức từ nội dung. Chống chủ nghĩa hình thức, đặc
biệt trong nghiên cứu khoa học, giáo dục, lối sống…
- Vì một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau, bởi vậy cần
sử dụng sự đa dạng về hình thức để chuyển tải nội dung. Chống chủ nghĩa bảo
thủ, bệnh giáo điều trong nhận thức và thực tiễn.
- Vì hình thức tác động trở lại nội dung, nên cần chú ý đến sự phù hợp giữa nội
dung và hình thức. Khi nội dung thay đổi, cần năng động thay đổi hình thức,
chống thái độ bảo thủ, trì trệ. Đồng thời cũng chống chủ nghĩa chủ quan duy ý
chí, trọng hình thức, coi nhẹ nội dung.

Vận dụng : Một trang web thương mại điện tử có thể sử dụng màu sắc sáng và
sắc nét, hình ảnh chất lượng cao và một giao diện đơn giản ( hình thức ) để trình
bày các sản phẩm (nội dung) một cách hấp dẫn và dễ dàng cho người dùng.
Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến tích cực và đảm bảo
rằng thông điệp về sản phẩm được truyền đạt một cách hiệu quả.

Câu 7: Khái niệm chất và lượng. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. Ý
nghĩa phương pháp luận, ví dụ minh họa
Khái niệm:
Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức
của sự vận động, phát triển.
- Nội dung quy luật
Chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
các sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó
chứ không phải là cái khác. Cái gì làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái
khác thì đó là chất của sự vật. Chất của sự vật chỉ bộc lộ thông qua các mối
quan hệ.
Ví dụ: Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ thông qua mối qua hệ với
người khác
Anh A sống tốt vì anh A giúp đỡ mọi người.
-Chất của sự vật bộc lộ thông qua những thuộc tính của nó:
Ví dụ: Ngoài những thuộc tính giống loài vật, con người có thuộc tính khác với
loài vật là: Biết chế tạo và xử dụng công cụ lao động.
-Chất của sự vật không chỉ quy định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà
còn tạo bởi phương thức liên kết:
Ví dụ: Cũng là các phân tử cacbon nhưng phương thức liên kết của than trì khác
với phương thức liên kết của kim cương.
- Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn
có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật, cũng như của các thuộc tính của sự vật. Nếu như chất là
cái làm cho nó là nó, thì lượng là cái chưa làm cho nó là nó
Ở đây chiều cao, cân nặng, trình độ vẫn là lượng của sự vật, bởi vì chiều cao,
cân nặng, trình độ vẫn chưa làm cho anh A khác với anh B
*Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối, bởi sự phân biệt đó
phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của sự vật với các sự vật khác.Ở mối quan hệ
này thì là chất song sang mối quan hệ khác nó lại đóng vai trò là lượng.
* Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
Bất kì sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt : lượng và chất. Chúng
gắn bó hữu cơ với nhau, quy định lẫn nhau trong đó lượng là cái thương xuyên
biến đổi, chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất
định sự vật chuyển hóa, chất mới ra đời thay thế chất cũ,
*Sự chuyển hoá cũng có thể diễn ra sau một quá trình tích luỹ những thay đổi
về lượng trong một khoảng giới hạn nhất định, mới dẫn tới sự thay đổi về chất.
Thí dụ : Trạng thái ("chất") của nước tương ứng với nhiệt độ toC ("lượng") của
nó. Trong khoảng OoC - Độ là một phạm trù triết học, dùng để chỉ khoảng giới
hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự
vật
-Phạm trù Độ cũng nói lên sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong
thí dụ trên, khoảng từ OoC đến 100oC là đo tồn tại của nước ở trạng thái lỏng.
(Lưu ý : phạm trù độ trong triết học khác với khái niệm độ trong đời sống hằng
ngày). Tại điểm giới hạn (trong thí dụ trên là OoC và 100oC). Độ tiếp tục biến
đổi tới một giới hạn nhất định để làm thay đổi về chất, sự thay đổi tại điểm tới
hạn gọi là Điểm nút
- Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay
đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật phát triển thông qua
những đô khác nhau. do đó tạo thành một
Sự vật phát triển thông qua những độ khác nhau, do đó tạo thành một đường nút
của những quan hệ về độ trong quá trình phát triển. Tại điểm nút, sự thay đổi vế
chất của sự vật được gọi là bước nhảy.
- Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự
vật. Sự chuyển hoá được thực hiện là do sự thay đổi về lượng trước đó của sự
vật gây ra. Bước nhảy có thể là bước nhảy tiến bộ, cũng có thể là bước nhảy
thoái bộ, tuỳ theo sự tích luỹ về lượng trước đó trong các trường hợp cụ thể
khác nhau.
* Các hình thức của bước nhảy
-Bước nhảy đột biến là bước nhảy thực hiện trong thời gian rất ngắn lamg thay
đổi chất của toàn bộ kết cấu sự vật
. VD: lượng uranium 235 được tăng đên giới hạn nhất định sẽ tạo ra vụ nổ
nguyên tử. Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ từng bước
băng cách tích lũy dân dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của
chất cũ dần dần mất đi.
VD: Từ chất của một sinh viên sang chất của một cử nhân phải có quá trình tích
lũy kiến thức lâu dài suốt
-Căn cứ vào các hình thức của bước nhảy có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy
cục bộ.
+ Bước nhảy toàn bộ là bước nhẩy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt các
yếu tố cấu thành sự vật.
+ Bước nhảy cục bộ là bước nhảy thay đổi của những mặt những yếu tố riêng lẻ
của sự vật.
Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại
một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở
chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất
mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp
độ và mức độ phát triển mới của lượng.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
 Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải từng b
ước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất, tránh tư tưởng chủ quan, d
uy ý chí, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, muốn thực hiện những bước nhảy
liên tục (tả khuynh)
 Khi đã tích lũy đủ về lượng phải có quyết tâm thực hiện bước nhảy, khắc
phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ (hữu khuynh).
Vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy.
 Chống quan điểm phiến diện, giản đơn cho rằng cứ thay đổi về lượng là t
hay đổi về chất.Trong đời sống xã hội, tư tưởng này biểu hiện thành bệnh
thành tích, coi trọng số lượng mà không để ý đến chất lượng
 Sự biến đổi về chất còn có nhiều cách thức khác như thay đổi cấu trúc,
phương thức liên kết, thay đổi hoàn cảnh.
Do vậy, cần sử dụng nhiều phương thức làm cho sự vật biến đổi về chất,
chứ không phải một chiều duy nhất là thay đổi lượng.
Ví dụ là nghiên cứu về hiệu suất của một loại phân bón mới so với phân bón
truyền thống trong việc tăng sản lượng cây trồng. Phần chất bao gồm phân tích
thành phần hóa học của phân bón và cách nó ảnh hưởng đến cây trồng. Phần
lượng đo lường hiệu suất của cây trồng khi sử dụng phân bón mới, bao gồm sản
lượng, chiều cao cây, và các chỉ số khác. Kết hợp cả hai phần giúp hiểu được cả
tác động của phân bón trên cây trồng lẫn hiệu suất toàn diện của quá trình
nghiên cứu.

Câu 8: Khái niệm, sự hình thành mâu thuẫn. Sự thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập. Liên hệ xem xét vấn đề mâu thuẫn hiện nay ở Việt Nam và thế
giới
*Khái niệm:
- Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính
quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.
- Mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật
hiện tượng với nhau.
Ví dụ, trong bối cảnh của một đại dịch như COVID-19, việc áp dụng các biện
pháp giãn cách xã hội và hạn chế tự do cá nhân có thể làm tăng sự an toàn và
ngăn chặn sự lây lan của virus, nhưng đồng thời cũng có thể hạn chế quyền tự
do cá nhân và gây ra sự bất mãn trong cộng đồng.
* Sự hình thành mâu thuẫn là một quá trình phức tạp trải qua nhiều giai
đoạn:
- Giai đoạn đồng nhất: Khi sự vật mới sinh thành bao giờ cũng đồng nhất với
chính nó, tồn tại như 1 chỉnh thể thống nhất, trong lòng sự vật chưa có sự khác
biệt.
Ví dụ: Trong các cộng đồng nguyên thủy, các thành viên sống bình đẳng theo
hình thức tự quản.
- Giai đoạn hình thành sự khác biệt: Trong quá trình vận động, trong lòng sự vật
bắt đầu hình thành sự khác biệt giữa các mặt, các yếu tố.
Ví dụ: Trong các cộng đồng nguyên thủy dần có sự phân hóa giàu nghèo.
- Giai đoạn phát sinh các mặt đối lập: Các mặt các yếu tố khác nhau phát triển
trở thành sự khác biệt căn bản, rồi chuyển thành đối lập.
Ví dụ: Sự phân hóa giàu nghèo đến cuối thời đại công xã nguyên thủy làm phát
sinh 2 giai cấp đối lập là chủ nô và nô lệ.
- Giai đoạn hình thành mâu thuẫn: Các mặt đối lập tác động lẫn nhau phát sinh
các xu hướng vận động, các quyền, tính chất, mục đích trái ngược nhau, gọi là
mâu thuẫn.
Ví dụ: Sự tác động giữa chủ nô và nô lệ làm phát sinh mâu thuẫn.
* Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Các mặt đối lập có sự thống nhất bởi sự cùng tồn tại, làm tiền đề cho nhau,
nương tựa vào nhau. Giữa các mặt đối lập, sự thống nhất là tạm thời, tương đối,
còn sự đấu tranh mang tính tuyệt đối.
Ví dụ: Chính phủ một quốc gia có thể thúc đẩy việc đầu tư vào nguồn năng
lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Điều này không chỉ
giúp giảm lượng khí thải carbon mà còn tạo ra cơ hội cho việc phát triển kinh tế
mới trong lĩnh vực năng lượng xanh, bao gồm việc tạo ra việc làm và khả năng
cung cấp năng lượng sạch và bền vững cho cộng đồng.
- Sự đấu tranh qua các mặt đối lập: Các mặt đối lập tác động qua lại theo xu
hướng bài trừ, phủ định, kìm hãm sự phát triển của nhau.
Ví dụ: Chiến tranh lạnh giữa Mỹ với Liên Xô hay chủ nghĩa tư bản với chủ
nghĩa cộng sản.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là một quá trình diễn ra qua nhiều bước: sự
khác biệt -> đối lập -> mâu thuẫn -> đấu tranh. Kết quả là thể thống nhất cũ bị
phá vỡ, hình thành thể thống nhất mới.
Ví dụ: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã chuyển đổi nền xã hội ban
đầu là sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực của sự phát triển: qua đấu tranh
mâu thuẫn được giải quyết, sự vật phát triển từ hình thái thấp lên hình thái cao.

* Liên hệ: Mâu thuẫn hiện nay ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới bao gồm
mâu thuẫn kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Ở Việt Nam, mâu thuẫn kinh
tế thể hiện sự phân bố không đồng đều của tài nguyên và tăng trưởng kinh tế,
trong khi mâu thuẫn chính trị liên quan đến quyền lực và tự do. Mâu thuẫn xã
hội tại đây tập trung vào bất bình đẳng và phân biệt dân tộc, tôn giáo và tầng
lớp. Mâu thuẫn môi trường bao gồm các vấn đề ô nhiễm không khí, nước và suy
thoái đất. Trên thế giới, đại dịch COVID-19 đang gây ra mâu thuẫn kinh tế và
sức khỏe, trong khi mâu thuẫn chính trị và xã hội cũng đang leo thang.

Câu 9: . Phân loại mâu thuẫn và ý nghĩa của các loại mâu thuẫn đối với sự tồn
tại và phát triển của sự vật và hiện tượng. Ví dụ liên hệ

Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt thành mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng
đối lập của cùng một sự vật và có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình
vận động và phát triển của sự vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong
mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác và có ảnh hưởng đến sự phát triển
của sự vật.
=> Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng có tác động qua
lại lẫn nhau. Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải
quyết mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để
giải quyết mâu thuẫn bên trong.
Ví dụ: mâu thuẫn bên trong xuất phát từ các tranh chấp giữa các thành viên
trong tổ chức, ví dụ như nhân viên và quản lý về quy trình làm việc và phân
công nhiệm vụ. Mâu thuẫn bên ngoài, trong khi đó, xuất phát từ áp lực và phản
ứng từ bên ngoài tổ chức, như sự phản đối của cộng đồng về vấn đề môi trường
hoặc quảng cáo sản phẩm.
a. Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật,
mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ
bản:
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định
sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá
trình tồn tại các sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ
thay đổi cơ bản về chất.
- Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương
diện nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu
thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn
bản về chất.
Ví dụ: Mâu thuẫn cơ bản có thể xuất hiện giữa các nhóm nhân viên trong
một tổ chức về cách triển khai một dự án. Mâu thuẫn này xuất phát từ sự
không đồng ý về cách tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Trong khi mâu thuẫn không cơ bản có thể phát sinh giữa các nhóm
dân tộc về tôn giáo. Mâu thuẫn này không phải là do sự xung đột trực tiếp
về vấn đề cụ thể, mà là do sự khác biệt về niềm tin và giá trị cơ bản.

b. Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự
vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu
thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn
phát triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai
đoạn đó. Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều
kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
- Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai
đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối
mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp
phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
Ví dụ: Một công ty phát triển chiến lược mới, mâu thuẫn chủ yếu là về
phương thức tiếp cận thị trường. Đây là mâu thuẫn chủ yếu vì chiến lược
này sẽ ảnh hưởng đến cả hướng phát triển kinh doanh của công ty.
Trong khi mâu thuẫn thứ yếu có thể là về lịch trình thực hiện hoặc
phân chia trách nhiệm. Mặc dù những mâu thuẫn này có thể góp phần
làm trì hoãn hoặc làm suôn sẻ quá trình làm việc, nhưng chúng không ảnh
hưởng sâu rộng đến hướng phát triển chiến lược chính.
c. Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể chia mâu thuẫn trong
xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn
người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Như là: Mâu thuẫn giữa nông dân
với địa chủ, giữa vô sản với tư sản....
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội
có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không
cơ bản, cục bộ, tạm thời. Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không
đối kháng có ý nghĩa trong việc xác định đúng phương pháp giải quyết
mâu thuẫn.
Ví dụ: Trong mâu thuẫn đối kháng về việc xây dựng một nhà máy thủy
điện trên dòng sông, một nhóm bảo vệ môi trường và cộng đồng địa
phương phản đối dự án, trong khi các nhà đầu tư và chính phủ địa
phương ủng hộ. Mâu thuẫn này thường dẫn đến các cuộc biểu tình và
tranh luận trực tiếp.
Trong mâu thuẫn không đối kháng, các nhóm trong chính phủ địa
phương có quan điểm khác nhau về cách triển khai dự án. Một nhóm ưa
thích phương pháp xây dựng mới và hiện đại, trong khi nhóm khác ưa
thích giữ nguyên cách tiếp cận truyền thống. Mâu thuẫn này không dẫn
đến cuộc đối đầu trực tiếp nhưng cần được giải quyết một cách hòa bình
để tiến hành dự án một cách mạch lạc.

You might also like