Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

UBND HUYỆN NGHI LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GD-ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /PGDĐT-THCS Nghi Lộc, ngày tháng năm 2024


V/v ban hành cấu trúc đề thi HSG
cấp huyện lớp 8 năm học 2023-2024

Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS trong toàn huyện

Để thực hiện tốt Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện năm học 2023 - 2024,
Phòng Giáo dục và Đào tạo Nghi Lộc ban hành cấu trúc đề thi, cụ thể như sau:
I. Những quy định chung
1. Hình thức thi
- Đối với các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí, Giáo dục công dân: Theo hình
thức tự luận.
- Môn KHTN: Tự luận và trắc nghiệm
- Môn Tin học: Thi lập trình trực tiếp trên máy tính để giải các bài toán.
- Đối với môn Tiếng Anh: Thi viết, bao gồm các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm,
kiểm tra 3 kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, viết và kiến thức ngôn ngữ.
2. Nội dung thi: Thuộc phạm vi chương trình Giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT
ban hành, tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 7, 8. Các nội dung được hướng dẫn "không
dạy" trong Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2021, Công văn 3280/BGDDDDT-
GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GD&ĐT thì không thi.
3. Thời gian làm bài: 120 phút
4. Thang điểm: Điểm bài thi tính theo thang điểm 20 (nếu sử dụng thang điểm khác
thì kết quả bài thi đổi sang thang điểm 20).
5. Mức độ yêu cầu và phân bổ điểm
- Đề thi yêu cầu có đủ 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Phân bổ điểm cho các mức độ trong đề thi cụ thể như sau:
+ Nhận biết và thông hiểu: 20% đến 40% tổng số điểm.
+ Vận dụng và vận dụng cao: 60% đến 80% tổng số điểm.
II. Quy định cụ thể các môn thi
1. Môn Ngữ văn
a) Hình thức thi: Thi theo hình thức tự luận.
b) Nội dung thi: Thuộc phạm vi chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS
do Bộ GD&ĐT ban hành (Ngữ văn 8 bộ sách giáo khoa KNTT với cuộc sống).
c) Thang điểm: Điểm toàn bài thi tính theo thang điểm 20.
d) Mức độ yêu cầu và phân bố điểm: Đề thi yêu cầu có đủ 4 mức độ nhận thức:
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
2

- Nhận biết và thông hiểu: 20 đến 40 % tổng số điểm bài thi.


- Vận dụng và vận dụng cao: 60% đến 80 % tổng số điểm bài thi.
e) Giới hạn chương trình thi.
Thời gian giới hạn chương trình đến ngày 25/3/2024 (tương đương đến tiết Viết bài
văn phân tích một tác phẩm văn học).
f) Cấu trúc đề thi.
Phần I: Đọc - hiểu văn bản (4.0 điểm)
* Ngữ liệu ngoài chương trình.
- Chọn một trong ba kiểu văn bản (đoạn trích): Văn bản nghệ thuật, Văn bản nghị
luận, Văn bản thông tin có dung lượng khoảng 50 đến 400 chữ.
- Văn bản (đoạn trích) được chọn ngoài SGK Ngữ văn THCS hiện hành, có xuất xứ
đầy đủ, chính xác; nội dung tư tưởng lành mạnh, tính nghệ thuật cao; phù hợp với trình độ,
lứa tuổi học sinh.
* Yêu cầu đọc hiểu.
Thực hiện trả lời yêu cầu 04 câu hỏi dựa trên kiến thức và kĩ năng hiện hành,
mức độ từ dễ đến khó.
* Nội dung câu hỏi:
- Xác định phương thức biểu đạt, thể loại, nội dung;
- Nêu và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật;
- Bày tỏ quan điểm đúng sai, đồng tình, không đồng tình;
- Suy nghĩ về nội dung, nghệ thuật;
- Bài học, thông điệp được khơi gợi từ ngữ liệu ...
Phần II: Viết (16.0 điểm)
Câu 1. Nghị luận xã hội (6.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận xã hội về vấn đời sống (có thể vấn đề bàn luận
được gợi mở từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu).
Câu 2. Nghị luận văn học (10.0 điểm)
- Vận dụng kĩ năng viết bài nghị luận một ý kiến bàn về văn học.
(Chú trọng vào các nhận định phù hợp với năng lực học sinh giỏi lớp 8, tránh các
nhận định quá khó, quá trừu tượng).
- Các tác phẩm thơ, truyện nằm ngoài chương trình SGK hiện hành (Bộ sách
KNTT với cuộc sống) thuộc văn học Việt Nam.
- Nên có phần chú thích ngắn gọn phần tác giả, tác phẩm để HS có định hướng gợi
mở làm bài.
3

2. Môn KHTN
A. Quy định chung.
1. Hình thức thi: Thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (40%) kết hợp với hình
thức tự luận (60%).
2. Thời gian làm bài: 120 phút.
3. Thang điểm: Điểm bài thi tính theo thang điểm 20.
4. Mức độ yêu cầu và phân bố điểm:
Nhận biết + thông hiểu: Trắc nghiệm (8,0 điểm)
Vận dụng + vận dụng cao: Tự luận (12,0 điểm)
B. Phần chung: Trắc nghiệm khách quan: 8,0 điểm gồm 32 câu (mỗi câu 0,25
điểm) ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
I. Phần Vật lý:
Chủ đề: Năng lượng và sự biến đổi (Vật lý khối 7 và 8): 2,75 điểm (11 câu)
1. Khối 7:
- Tốc độ (Bài 8 đến bài 11 – SGK KHTN 7)
- Ánh sáng (Bài 15 đến bài 17 – SGK KHTN 7)
2. Khối 8:
- Khối lượng riêng và áp suất (Bài 13 đến bài 17 – SGK KHTN 8)
- Tác dụng làm quay của lực (Bài 18 đến bài 19 – SGK KHTN 8)
- Điện học (Bài 20 đến bài 25 – SGK KHTN 8)
II. Phần Hoá học:
Chủ đề: Chất và sự biến đổi chất (Hóa học): 2,75 điểm (11 câu)
1. Khối 7: Lập CTHH, đơn chất- hợp chất, tính % khối lượng nguyên tố trong hợp
chất (Nội dung chương II)
2. Khối 8: Phản ứng hóa học, lập PTHH, tỉ khối, số nguyên tử, phân tử, tính chất hóa
học các hợp chất vô cơ (trong chương trình hóa học Lớp 8 hiện hành, tính từ tuần 01 đến
tuần 32 (Bài 2 đến bài 10 của năm học 2023 -2024).
III. Phần Sinh học: (Bài 30 đến bài 40)
Chủ đề: Vật sống (Sinh học): 2,5 điểm (10 câu)
1. Chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của máu và hệ tuần hoàn .
Miễn dịch: kháng nguyên, kháng thể; vaccine
2. Chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ hô hấp.
3. Các cơ quan và chức năng của hệ bài tiết.
4. Chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ thần kinh và các giác
quan.
4

C. Phần riêng (Chọn 2 trong 3 phần: Vật lý, Hóa học, Sinh học)
I. Phần Vật lý (6,0 điểm)
1. Nội dung chương trình:
1.1. Chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7 (Phần Vật lý): Chương III – Tốc độ và
Chương V - Ánh sáng.
* Tốc độ:
- Tính thời gian, tốc độ, quãng đường đi.
- Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian.
- Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi, tìm tốc
độ, hay thời gian chuyển động của vật.
* Ánh sáng:
- Chùm sáng, tia sáng và vùng tối.
- Sự phản xạ ánh sáng.
- Ảnh của một vật qua gương phẳng.
1.2. Chương trình Khoa học tự nhiên lớp 8 (Phần Vật lý): Chương III: Khối
lượng riêng và áp suất.
* Khối lượng riêng:
- Tính khối lượng riêng của một chất, tính khối lượng, thể tích của vật.
- Tính các đại lượng (khối lượng, thể tích, khối lượng riêng) khi trộn lẫn các chất.
* Áp suất, lực đẩy Archimedes:
- Tính các đại lượng trong áp suất trên một bề mặt.
- Tính lực đẩy Archimedes.
- Tính độ lớn các đại lượng (lực, khối lượng, thể tích, khối lượng riêng, ...) khi xét
vật hay hệ vật cân bằng trong chất lỏng.
2. Cấu trúc đề thi:
a) Các câu 1, 2, 3, 4, 5 được ra dưới dạng bài tập định tính hoặc bài tập định
lượng (Bài tập).
Câu 1. Bài tập về tốc độ. Bài tập tập về ánh sáng.
Câu 2. Bài tập về khối lượng riêng.
Câu 3 . Bài tập về áp suất, lực đẩy Archimedes.
Câu 4. Bài tập về năng lực chuyên biệt Vật lý: Vận dụng kiến thức vật lý vào thực
tiễn, giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng kiến thức Vật lý và Thí nghiệm thực hành.
b) Nội dung đề thi
- Trong mỗi câu có thể có một hoặc nhiều ý nhỏ;
- Các bài tập Vật lí khuyến khích đề cập đến các nội dung Vật lí gắn với thực tiễn
cuộc sống và hạn chế các nội dung nặng về tính toán phức tạp.
5

3. Tỷ lệ của các mức độ nhận thức:


Vận dụng: 60%; Vận dụng cao: 40%.
II. Phần Hoá học (6,0 điểm)
1. Giới hạn chương trình
a) Nội dung
Chương trình Hóa học lớp 7, 8. Riêng lớp 8 (Chương trình GDPT 2018) tính từ tuần
01 đến tuần 32 của năm học 2023 – 2024.
b) Phân bố điểm cho các mức độ
Vận dụng và vận dụng cao: 100% tổng số điểm
2. Cấu trúc
a) Câu hỏi lý thuyết Hóa vô cơ
- Nhận biết, tinh chế, tách chất, điều chế.
- Xác định chất, PTHH, sơ đồ chuyển hóa.
b) Bài toán về các hợp chất vô cơ
- Tính theo PTHH
- Dung dịch và nồng độ dung dịch.
- Lập CTHH các chất theo PTHH
c) Thực hành thí nghiệm
Các kiến thức, kỹ năng về thực hành thí nghiệm hóa học, câu hỏi thực tiễn trong cuộc
sống (trong chương trình hóa học Lớp 8 hiện hành, tính từ tuần 01 đến tuần 32 của năm học
2023 -2024)
Chú ý:
- Trong mỗi câu có thể có 1 hoặc nhiều ý nhỏ.
- Nội dung phần câu hỏi lý thuyết và bài toán hóa học khuyến khích đề cập đến các
nội dung hóa học gắn liền với thực tiễn cuộc sống; trong bài toán hóa học hạn chế các bài
toán mang tính hàn lâm, các nội dung nặng về tính toán phức tạp
III. Phần Sinh học (6,0 điểm)
Câu 1. Bệnh, tật; Bảo vệ hệ cơ quan; thực hành (không thi dự án).
Câu 2. Giải thích các bệnh, tật, tình huống gắn liền với thực tiễn cuộc sống thường
gặp ở người
Câu 3. Bài tập năng lượng, nhóm máu và truyền máu.
3. Môn Toán học
3.1. Giới hạn chương trình
- Đại số lớp 8: Hết bài 27. Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số.
- Hình học lớp 8: Hết bài 37. Hình đồng dạng.
- Đề thi gồm 5 câu về các nội dung: Số học, Đại số, Hình học.
6

3.2. Cấu trúc đề thi


a) Số học (2,0 đến 3,0 điểm): Tìm số; số nguyên tố, hợp số, số chính phương; Lí
thuyết chia hết trên tập số nguyên; Phương trình nghiệm nguyên.
b) Đại số (8,0 đến 11,0 điểm):
- Phương trình; bất phương trình;
- Bất đẳng thức, tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của biểu thức;
- Tìm đa thức, tính chất của đa thức;
- Tổ hợp số.
c) Hình học (6,0 đến 9,0 điểm):
- Chứng minh tính chất hình học các hình hình học; giải quyết được một số vấn đề
chứng minh toán học gắn với việc vận dụng kiến thức về hai tam giác đồng dạng.
- Tìm tập hợp điểm, cực trị hình học;
- Hình học tổ hợp.
4. Môn Tiếng Anh
I. Tổng quan về phương án đề thi
1. Hình thức thi: Thi viết, bao gồm câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, kiểm tra 03 kỹ
năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ.
2. Mức độ nhận thức và phân bố điểm
- Nhận biết và thông hiểu: 20% - 40%.
- Vận dụng và vận dụng cao: 60% - 80%.
3. Phạm vi chương trình: Chương trình GDPT 2018 lớp 6,7,8 chương trình giới hạn
đến đến tuần đầu tháng 4/2024.
II. Chi tiết về cấu trúc, phạm vi nội dung, mức độ nhận thức, phân bố điểm số
môn tiếng Anh.
1. Cấu trúc: đề thi gồm 4 phần, được phân bố như sau:
a) Nghe hiểu
- Độ khó: tương đương A2, B1 trên thang CEFR.
- Thời gian: Không quá 20 phút.
- Số đoạn: 02 hoặc 03.
- Số lượt nghe: 02 lần (chỉ dẫn, yêu cầu bằng tiếng Anh).
- Giọng đọc: Ưu tiên bản ngữ tiếng Anh (Anh, Mĩ, Australia,…)
- Tốc độ đọc/ nói: Tự nhiên.
- Hình thức: Độc thoại hoặc đối thoại (số nhân vật tham gia đối thoại tối đa là 3
người).
- Yêu cầu: Hiểu được thông tin chính hoặc chi tiết; hiểu thông điệp và thái độ của
người nói ở tốc độ bình thường; ghi chép được những thông tin quan trọng khi nghe; …
7

- Số lượng câu hỏi: 20 câu;


- Loại câu hỏi: Kết hợp (nhiều lựa chọn MCQ, điền khuyết, trả lời câu hỏi…)
Tổng số điểm: 40/160
b) Ngữ pháp -Từ vựng
- Thời gian: Khoảng 20 phút
- Nội dung/ hình thức:
+ Chọn từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành câu (câu hỏi nhiều lựa chọn MCQ) để kiểm
tra học sinh về những vấn đề: Từ pháp (hiểu và sử dụng được động từ theo các quy luật ngữ
pháp về thời, thể,thức…biết sử dụng danh từ, đại từ, tính từ, giới từ,… chính xác trong văn
cảnh cụ thể), cú pháp (phân biệt và áp dụng được các cấu trúc câu), phương thức cấu tạo từ
(nhớ và vận dụng được các phương thức cấu tạo từ cơ bản,nhận biết được dạng thức khác
nhau của từ trong văn cảnh cụ thể), chọn từ (word choice/ usage: có khả năng chọn từ thích
hợp về ngữ nghĩa, sắc thái biểu cảm ở những mức độ cảm nhận khác nhau), tổ hợp từ/cụm
từ cố định/động từ hai thành phần hay ngữ động từ (nhận biết và phân biệt được cụm từ tự
do với cụm từ cố định/ đặc ngữ, sử dụng cụm từ cố định/ động từ hai thành phần hay ngữ
động từ), đồng nghĩa/ trái nghĩa (nhận biết được từ/ ngữ cận/ trái nghĩa, sử dụng từ/ ngữ
cận/ trái nghĩa trong văn cảnh cụ thể), giao tiếp đơn giản (biết sử dụng từ/ ngữ phù hợp để
ứng đối một cách thích hợp với phát ngôn thể hiện các chức năng giao tiếp cơ bản như chào
hỏi, khen/ chê, cầu khiến,đề nghị, mời trong văn hoá bản ngữ tiếng Anh…)
+ Sửa lỗi trong một đoạn văn (đoạn văn khoảng 100 đến 150 từ có lỗi về ngữ pháp,
dùng từ, chính tả...Học sinh cần gạch dưới/ viết ra những phần bị lỗi trong đoạn văn và đưa
ra phương án sửa).
Số lượng câu: 20
Tổng số điểm: 20/160
c) Đọc hiểu
- Độ khó: Tương đương A2, B1 trên thang CEFR.
- Thời gian: 40 phút.
- Số đoạn văn:
+ 02 đoạn văn sử dụng cho bài điền khuyết (clozereading): 01 đoạn Open cloze và 01
đoạn Guided cloze; độ dài: ±180 từ; mỗi đoạn 10 chỗ trống.
+ 02 đoạn văn kiểm tra kỹ năng đọc; độ dài mỗi đoạn: ±200 từ, Kiểm tra kỹ năng
đọc hiểu lấy thông tin cụ thể/đại ý, kỹ năng đọc phân tích/ đọc phê phán/ tổng hợp/ suy
diễn/ ẩn ý, kiểm tra kỹ năng đoán và hiểu nghĩa từ mới; nghĩa ngữ cảnh; ví von; hoán dụ; ẩn
dụ; tương phản; đồng nghĩa/ dị nghĩa; ...
Hình thức câu hỏi: Kết hợp trong từ đoạn văn hoặc từng đoạn riêng biệt các loại câu
hỏi đọc hiểu:
* Đọc trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ),
* Đọc chọn đáp án đúng/sai,
* Đọc khớp nối nhan đề/ một nhận xét/tóm tắt/…với một đoạn văn,
* Đọc chọn từ trong câu hỏi đa lựa chọn, đọc chọn câu đúng điền vào chỗ trống
8

trong đoạn văn, trả lời câu hỏi(Q&A),...


-Tổng số câu hỏi: 30 - 35 câu.
- Tổng số điểm: 50/160
d) Viết
- Thời gian: 40 phút
- Nội dung/ hình thức: Gồm 03 phần
+ Viết lại câu: 05 câu
Điểm: 10/160
+ Viết văn bản (thư điện tử/thư cá nhân/lời nhắn/ghi chú/bưu thiếp…) theo các gợi ý
cho sẵn trong khoảng 80-100 từ. Trong văn bản, thí sinh cần thể hiện được các chức năng
ngôn ngữ quen thuộc trong các tình huống và chủ đề cá nhân: cảm ơn, xin lỗi, đưa ra lời
mời, hẹn hò, sắp xếp cuộc gặp…
Điểm: 20/160
+ Học sinh lựa chọn 01 trong 02 loại bài viết sau:
* Viết văn bản (đoạn văn miêu tả hoặc một thuật lại một câu chuyện ngắn) theo các
gợi ý sẵn (tiêu đề, câu mở đầu hoặc câu kết) trong khoảng 100 từ. Trong văn bản, thí sinh
cần thể hiện các chức năng ngôn ngữ như: mô tả vật, người, nơi chốn, kể về các sự kiện, trải
nghiệm, cảm xúc của bản thân.
* Viết một đoạn văn, bài luận khoảng 100 từ (giảithích, tranhluận, bình luận về một
chủ đề chủ đề đã học trong Chương trình môn tiếng Anh dành cho cấp trung học cơ sở
được nêu ở phần sau). Bài viết phải có bố cục tốt, chuyển ý hoặc chuyển đoạn uyển chuyển,
vốn từ phong phú và sử dụng từ linh hoạt, diễn đạt lưu loát. Thí sinh cần sử dụng lí do và ví
dụ cụ thể để minh họa cho các lập luận đưa ra trong bài viết.
Điểm: 20/160
Tổng số điểm: 50/160
Điểm toàn bài: 160/2 = 20 điểm
2. Phạm vi chương trình và phân bố mức độ nhận thức
a) Chương trình thi:
- Các đoạn văn trong phần thi đọc hiểu và nghe hiểu có nội dung về chủ đề đã học
trong Chương trình môn tiếng Anh dành cho cấp trung học cơ sở, bao gồm: Ngôi trường của
tôi, Nơi tôi sinh sống, Những người bạn của tôi, Môi trường địa phương, Dịch vụ cộng
đồng, Những kỳ quan (nhân tạo và thiên nhiên) ở trong nước và trên thế giới, Lễ hội ở trong
nước và trên thế giới, Vô tuyến truyền hình, Các thành phố trên thế giới, Nhà ở trong tương
lai, Sở thích, Những vấn đề về sức khỏe, Âm nhạc và nghệ thuật, Thức ăn và đồ uống, Giáo
dục, Các quốc gia nói tiếng Anh, Giao thông trong tương lại, Các nguồn năng lượng, Tuổi
thiếu niên, Hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, Cuộc sống ở nông thôn và thành thị, Phong
tục và tập quán, Các dân tộc ở Việt Nam, Thảm họa thiên nhiên, Bảo vệ môi trường, Khoa
học và công nghệ, Cuộc sống trên các hành tinh khác, ...
- Từ vựng cơ bản và mở rộng liên quan đến các chủ đề đã học trong Chương trình
môn tiếng Anh lớp 6,7,8 (đã nêu như trên).
9

- Ngữ pháp cơ bản và nâng cao đã học trong Chương trình môn tiếng Anh dành cho
lớp 6,7,8: các thì, các loại câu: câu đơn/ câu nối/câu phức, tất cả các động từ tình thái, ngữ
động từ, các loại câu hỏi, các loại câu mệnh lệnh, danh từ, tính từ, trạng từ, các loại so sánh
của tính từ và trạng từ, sở hữu cách, đại từ sở hữu, giới từ, liên từ, từ nối, mạo từ, tất cả các
loại câu điều kiện, lượng từ không xác định, động từ theo sau bằng danh động từ, động từ
theo sau bằng động từ nguyên thể, tất cả các loại câu tường thuật, các dạng bị động, giả định
thức, ....

b) Phân bố mức độ nhận thức:


- Nhận biết và thông hiểu: 20%-40%.
- Vận dụng và vận dụng cao: 60%-80%.
Tổng điểm toàn bài: 160 điểm
5. Môn Giáo dục công dân
5.1. Giới hạn chương trình.
- Lớp 6 gồm 2 bài:
+ Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.
+ Quyền trẻ em.
- Lớp 7 gồm 2 bài:
+ Tự hào về truyền thống quê hương.
+ Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình.
- Lớp 8 chương trình tính đến hết bài 8 (Bài “Lập kế hoạch chi tiêu”)
- Hiểu biết các vấn đề xã hội.
5.2. Cấu trúc đề thi:
Đề thi có 4 - 5 câu hỏi, mỗi câu có thể chia thành các ý nhỏ.
Câu 1, 2 (10,0 điểm). Nhận biết, thông hiểu và vận dụng các kiến thức đã học để
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn phù hợp với nội dung chương trình lớp 8.
Câu 3, 4 (6,0 điểm). Vận dụng các kiến thức đã học ở chương trình lớp 6,7 để giải
quyết các vấn đề thực tiễn, các tình huống pháp luật.
Câu 5 (4,0 điểm). Hiểu biết, thái độ, quan điểm của cá nhân về các vấn đề xã hội.
(Lớp 8: 10,0 điểm; Lớp 6,7: 6.0 điểm; Hiểu biết xã hội: 4,0 điểm).
5. 3. Phân bố mức độ nhận thức:
+ Nhận biết và thông hiểu: 20% - 40%.
+ Vận dụng và vận dụng cao: 60% - 80%
10

6. Môn Lịch sử và Địa lí


6.1. Phân môn Lịch sử
Phạm vi nội dung của đề thi: Nội dung kiến thức lớp 8.
TT Bài Tên bài học
1 2 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
2 4 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ quyền đối với
3 6 quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa từ thế kỉ XVI đến thế kỉ
XVIII
4 8 Phong trào Tây Sơn
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918) và Cách mạng tháng Mười
5 12
Nga năm 1917
6 16 Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến
7 17
năm 1884
8 18 Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896.

6.2. Phân môn Địa lí


Giới hạn chương trình:
a) Về kiến thức: Đề thi cơ bản nằm trong chương trình môn Địa lí THCS lớp 8 mới -
Địa lý tự nhiên Việt Nam. (Từ đầu cho đến hết bài 8 – Tác động của biến đổi khí hậu đối
với khí hậu và thủy văn Việt Nam)
b) Về kỹ năng: Gồm
- Kỹ năng vẽ, nhận xét, giải thích các loại biểu đồ tròn, cột, đường, kết hợp.
- Kỹ năng nhận xét, phân tích, giải thích bảng số liệu.
- Kỹ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam.
11

6.3. Cấu trúc đề thi Lịch sử và Địa lý: Tổng số câu: 5 câu, đề thi dạng tự luận.
6.3.1. Phân môn Lịch sử: 2 câu (tổng số điểm: 10,0 điểm).
Trong đó: Đề thi yêu cầu có đủ 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận
dụng cao.
Câu 1 (5,0 điểm). Lịch sử thế giới.
Câu 2 (5,0 điểm). Lịch sử Việt Nam.
6.3.2. Phân môn Địa lí: 3 câu (tổng số điểm: 10,0 điểm);
Trong đó:
Câu 3 (3,0 điểm). Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam.
(2 ý nhỏ)
Câu 4 (3,0 điểm). Khí hậu và thủy văn Việt Nam. (2 ý nhỏ)
Câu 5 (4,0 điểm). Nhận xét, phân tích, giải thích bảng số liệu. Vẽ, nhận xét, giải
thích biểu đồ (3 ý nhỏ)
Yêu cầu cụ thể:
- Một câu lớn sẽ có nhiều ý nhỏ, mỗi ý nhỏ tối đa 1,0 điểm. Các ý nhỏ trong 1 câu
lớn và trong đề thi không cùng nội dung và phạm vi kiến thức.
- Trong các câu 1, 2 có ý liên quan đến sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
phát hành từ năm 2009 đến nay.
7. Môn Tin học
7.1. Nội dung thi: Đề thi chon HSG lớp 8 được ra dưới dạng lập trình bằng ngôn
ngữ lập trình pascal, C++, Python
7.2. Dữ liệu Váo-Ra: Bằng tệp văn bản
7.3. Hình thức thi: Thực hành trên máy tính
7.4. Bài nộp: Bằng code chương trình (…pas; ….cpp; …py)
7.5. Bài thi được chấm: Chấm tự động bằng test đầu Vào –Ra
7.5. Kiến thức:
Học sinh lập trình giải quyết bài toán theo yêu cầu của đề ra
- Cấu trúc chương trình
- Các kiểu dữ liệu
- Cấu trúc điều khiển (rẽ nhánh): if…..; if….else; case……
- Cấu trúc lặp: for(……); while (…..); do……while
- Dữ liệu mảng (mảng 1 chiều) Duyệt mảng, Sắp xếp, Tìm kiếm, chèn, xóa và các kỷ
thuật khác về mảng
7.6. Bài tập
- Các bài tập về số học: Tính tổng, Bội, Ước, Fibonaci, số nguyên tố và các dạng toán
số học khác
12

- Bài tập về mảng: Săp xếp(Tăng dần, giảm dần), Tìm kiếm (Max, Min,…); Tính tổng,
chèn, xóa và các kỷ thuật khác về mảng
7.7. Cấu trúc đề thi: Đề thi gồm 4 câu được phân bổ như sau:
Câu 1 (6,0 điểm). Sử dụng ngôn ngữ lập trình pascal, C++, Python để giải quyết 1 số
bài toán ở mức độ trung bình chỉ đòi hỏi về cấu trúc vào, ra dữ liệu, các bài toán cơ bản liên
quan đến số học.
Câu 2 (5,0 điểm). Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình để giải quyết bài toán ở
mức trung bình, có đòi hỏi về cấu trúc dữ liệu câu lệnh điều kiện, vòng lăp.
Câu 3 (5,0 điểm). Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình để giải quyết bài toán ở
mức cao hơn ở câu 1 và câu 2, có đòi hỏi về cấu trúc dữ liệu vòng lặp về mảng 1 chiều.
Câu 4 (4,0 điểm). Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình để giải quyết bài toán, có
đòi hỏi mức độ cao hơn về cấu trúc dữ liệu mảng 1 chiều có thể dùng các giải thuật đặc biệt
để giải quyết bài toán .
Chú ý: Bài thi chấm bằng các test (dữ liệu vào, ra trên tệp Text), khống chế thời gian, bộ
nhớ khi chạy chương trình của các thí sinh để đánh giá, xem xét các văn bản chương trình để cho
điểm
Trên đây là toàn bộ Đề cương hướng dẫn thi học sinh giỏi lớp 8 năm học này và Giới
hạn trong Công văn này là cơ sở để biên soạn đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 8 năm học
2023 - 2024.
Nhận được Công văn này, yêu cầu Hiệu trưởng các trường thông báo cho giáo viên bồi
dưỡng và học sinh đăng ký dự thi chọn học sinh giỏi lớp 8 được biết và triển khai thực hiện
nghiêm túc.
Nơi nhận: KT. TRƯỞNG PHÒNG
- Như trên; PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
- TP, PTP, CV THCS;
- Lưu: VT.

Nguyễn Đình Thọ

You might also like