NHÓM 4 - BÀI THẢO LUẬN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN


------

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: Tìm hiểu về công tác quản trị khoản phải thu
tại Công ty may mặc Việt Tiến

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1

GV hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Khánh Linh


Lớp học phần: 2313FMGM0231
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

HÀ NỘI 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4

I. Thành phần tham dự


Các thành viên tham gia:
Đoàn Thị Hồng
Nguyễn Mai Hồng
Trịnh Diệu Hồng
Phí Thu Huế
Đinh Thị Huệ
Nguyễn Thị Huệ
Lã Thị Phương Huyền
Nguyễn Thanh Huyền
Trần Khánh Huyền
Vũ Khánh Huyền
III. Nội dung công việc
1. Thời gian:
2. Địa điểm: Nhóm chat zalo
3. Nhiệm vụ:
- Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên
- Đưa ra thời gian nộp bài cho từng phần
- Chỉnh sửa bài từng thành viên
- Tập thuyết trình trước tại nhà
IV. Đánh giá chung
Nhóm làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm!

Nhóm trưởng
Hồng
Đoàn Thị Hồng

2
DANH SÁCH NHÓM 4

STT Mã SV Họ và tên Nhiệm vụ Điểm

41 20D105016 Đoàn Thị Hồng Tìm tài liệu, làm


word, thuyết trình
42 21D150120 Nguyễn Mai Hồng Tìm tài liệu

43 21D150241 Trịnh Diệu Hồng Tìm tài liệu

44 21D150121 Phí Thu Huế Tìm tài liệu

45 21D150181 Đinh Thị Huệ Tìm tài liệu, thuyết


trình
46 21D150242 Nguyễn Thị Huệ Tìm tài liệu

47 21D150243 Lã Thị Phương Tìm tài liệu


Huyền
48 21D150183 Nguyễn Thanh Tìm tài liệu
Huyền
49 21D150244 Trần Khánh Huyền Tìm tài liệu

50 21D150124 Vũ Khánh Huyền Tìm tài liệu, làm


powerpoint

3
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................5
1.1 Khái niệm khoản phải thu, quản trị khoản phải thu....................................................................6
1.1.1. Khái niệm khoản phải thu.......................................................................................................6
1.1.2. Khái niệm quản trị khoản phải thu........................................................................................6
1.2 Nội dung công tác quản trị khoản phải thu....................................................................................6
1.2.1 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng............................6
a) Chính sách tín dụng......................................................................................................................6
b) Các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng...............................................................................7
1.2.2 Phân tích, đánh giá các khoản phải thu...................................................................................9
1.2.3 Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi.........................................11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY MAY MẶC VIỆT
TIẾN......................................................................................................................................................13
2.1 Giới thiệu công ty Công ty may mặc Việt Tiến............................................................................13
2.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty may mặc Việt Tiến............................................................13
2.1.2 Tình hình tài sản-vốn..............................................................................................................14
2.1.3 Tình hình kinh doanh của Công ty may mặc Việt Tiến.......................................................18
2.2 Thực trạng hoạt động quản trị khoản phải thu tại Công ty may mặc Việt Tiến......................19
2.2.1 Phân tích số liệu khoản phải thu khoản phải thu tại Công ty may mặc Việt Tiến...........19
a) Thống kê các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn của Công ty may mặc Việt Tiến................19
b) Tình hình quản trị khoản phải thu của Công ty may mặc Việt Tiến..........................................21
2.2.2 Mô hình quản trị khoản phải thu...........................................................................................23
a) Chính sách tín dụng....................................................................................................................23
b) Chính sách thu tiền.....................................................................................................................23
c) Công tác theo dõi các khoản phải thu........................................................................................23
2.2.3 Hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu tại Công ty may mặc Việt Tiến.....................24
2.2.4 Nguyên nhân các khoản phải thu khó đòi của Công ty may mặc Việt Tiến......................25
a)Về phía công ty:...........................................................................................................................25
b) Về phía khách hàng:...................................................................................................................26
PHẦN 3: GIẢI PHÁP GIẢM KHOẢN PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP...............................26
3.1 Về chính sách tín dụng...............................................................................................................26
3.2 Về tổ chức quản trị khoản phải thu..........................................................................................27
3.3 Về kiểm soát khoản phải thu.....................................................................................................28
3.4 Về quản trị rủi ro và xử lý nợ khó đòi......................................................................................29
KẾT LUẬN...........................................................................................................................................31

4
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là đơn vị
độc lập tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận.
Vì vậy doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử
dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình
để có những quyết sách, chiến lược phù hợp.

Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ ngân
hàng, hay các đối tác kinh doanh thường quan tâm đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào cũng tồn tại những
khoản tiền phải thu đối với các con nợ. Khoản phải thu không bao giờ tách khỏi quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp.

Bằng việc phân tích hoạt động tài chính thường xuyên để biết rõ tình hình tài
chính của doanh nghiệp mình, để tìm ra, thấy rõ hơn tồn tại những khoản tiền phải thu
đối với các con nợ. Sự phát sinh nợ là một yếu tố tất nhiên trong hoạt động kinh
doanh, trong đó bao gồm cả tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Tình trạng nợ
và việc kiểm soát nợ cần được nhìn nhận từ cả 2 góc độ: bên cung cấp tín dụng (chủ
nợ) và bên đi vay (khách nợ). Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với mức độ rủi ro
tín dụng cao, trong đó rủi ro về tổn thất nợ khó đòi là một trong những yếu tố cần kiểm
soát chặt chẽ. Trong các doanh nghiệp, giá trị tài sản lưu động thường chiếm tỷ trọng
khá lớn trong tổng giá trị tài sản. Vì vậy, quản lý và sử dụng một cách hợp lý các loại
tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Để sử dụng và quản lý tài sản lưu động có hiệu quả thì công tác quản trị “khoản phải
thu” là không thể thiếu và có tầm quan trọng hàng đầu. Vì vậy nhóm quyết định lựa
chọn đề tài “ Tìm hiểu về hoạt động quản trị khoản phải thu của Công ty may mặc
Việt Tiến” để hiểu rõ cũng như đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp.

5
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU

1.1 Khái niệm khoản phải thu, quản trị khoản phải thu
1.1.1. Khái niệm khoản phải thu
Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ ngân
hàng, hay các đối tác kinh doanh thường quan tâm đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào cũng tồn tại những
khoản tiền phải thu đối với các con nợ. Khoản phải thu không bao giờ tách khỏi quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Vậy khoản phải thu là gì?

Khoản phải thu là giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ mà khách hàng còn nợ
công ty do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ.

1.1.2. Khái niệm quản trị khoản phải thu


Quản trị khoản phải thu là hoạt động nhằm mục tiêu cơ bản là tìm ra giới hạn
hợp lý cho việc mở tín dụng và cách thức huy động các nguồn lực cho công tác thu nợ.
Quyết định liên quan đến công tác quản trị khoản phải thu gồm: xác định các tiêu
chuẩn tín dụng, thời hạn tín dụng, thủ thuật đánh giá tín dụng và chính sách thu nợ.

Quản trị khoản phải thu là làm sao phải giảm tối đa được các khoản phải thu để
có thể giảm thiểu ở mức thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải. Khách hàng là những
người đưa doanh nghiệp vào những tình huống và nguy cơ bị mất mát cao khi họ cố
tình kéo dài thời hạn thanh toán hoặc là không chịu thanh toán. Khi đó buộc doanh
nghiệp phải thêm các khoản phát sinh như: doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguồn
lực hơn trong việc thu nợ hay doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào tài sản lưu
động.

Do đó, quản trị khoản phải thu là doanh nghiệp phải đưa ra được công tác thu
hồi nợ mềm dẻo, linh hoạt để tránh mất lòng tin với khách hàng nhưng làm sao cũng
phải giảm thiểu được tỷ lệ mất mát ở mức có thể chấp nhận được

1.2 Nội dung công tác quản trị khoản phải thu
1.2.1 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
a) Chính sách tín dụng
Bán chịu hàng hóa là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng
của mình (tín dụng thương mại) và là nguyên nhân của các khoản phải thu. Các khoản
phải thu của doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc kiểm soát các biến số sau:
6
- Tiêu chuẩn tín dụng: Là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế tín
dụng có thể chấp nhận được của các khách hàng mua chịu. Chính vì vậy, trước khi
quyết định có bán chịu hàng hóa cho khách hàng của mình hay không, doanh nghiệp
cần tìm hiểu kỹ khách hàng. Với những khách hàng có những tiêu chuẩn quá thấp thì
doanh nghiệp nên từ chối cấp tín dụng theo hình thức bán chịu hàng hoá để đảm bảo
an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Chiết khấu thanh toán: Là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm
bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời
hạn. Hiện nay, biện pháp này đang được sử dụng khá phổ biến do nó có thể mang lại
lợi ích cho cả hai bên.

- Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng): Là việc quy định độ dài thời gian của
các khoản tín dụng đồng thời chỉ rõ hình thức của khoản tín dụng.

- Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thức thu tiền cũng như thu
một lần hay thu nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tín dụng
quá hạn.

b) Các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp, dưới đây
là một số yếu tố cơ bản:

 Điều kiện của doanh nghiệp:

Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh và tiềm năng tài chính là những
yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có
quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có thời gian sử dụng lâu bền thường
cho phép mở rộng chính sách tín dụng hơn các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, sản
phẩm dễ hư hỏng, mất phẩm chất, khó bảo quản. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh mang tính thời vụ, trong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ
lớn cần khuyến khích để tiêu thụ để thu hồi vốn.

 Điều kiện của khách hàng:

Điều kiện của khách hàng được đánh giá dựa vào các phán đoán sau:

(1) Vốn hay sức mạnh tài chính (capital): là thước đo về tình hình tài chính của
doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán. Yếu tố này được xác định dựa vào
quy mô vốn chủ sở hữu, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi từ hoạt
động kinh doanh

7
(2) Khả năng thanh toán (Capacity): được đánh giá qua các hệ số thanh toán
chung, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay… của khách hàng

(3) Tư cách tín dụng (Character): là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ
của khách hàng. Yếu tố này được coi là rất quan trọng vì mỗi giao dịch tín dụng được
ngầm hiểu là một sự hứa hẹn thanh toán

(4) Vật thế chấp (Collateral) là tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợ
của mình

(5) Điều kiện kinh tế (Condition) là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và
mức độ phát triển của từng vùng địa lý nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh toán của
khách hàng đối với món nợ.

Thông tin về khách hàng có thể thu thập được thông qua việc điều tra trực tiếp
như phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phân tích thông
tin thu thập từ các nhà cung cấp trước đó, đến thăm khách hàng….. Đồng thời, có thể
thu thập thông tin từ các trung tâm xử lý dữ liệu về vị thế tín dụng của các doanh
nghiệp.

Kết quả điều tra là căn cứ quan trọng để xác định chính sách tín dụng đối với
khách hàng. Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính hạn chế, uy tín( hay tư cách tín
dụng) thấp không thể thực hiện một chính sách tín dụng nới lỏng như những khách
hàng có tiềm lực tài chính mạnh, luôn giữ chữ tín trong quan hệ thanh toán.

 Lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng:

Để đánh giá lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng, doanh
nghiệp cần dự báo, tính toán các thông số sau:

- Số lượng và giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dự kiến tiêu thụ. Thông
thường, doanh thu sẽ có xu hướng tăng lên khi các tiêu chuẩn tín dụng được nới lỏng,
tỷ lệ chiết khấu tăng, thời gian bán chịu dài và phương thức thu tiền bớt gắt gao.

- Các chi phí phát sinh do tăng các khoản nợ: chi phí quản lý nợ phải thu, chi
phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro.

- So sánh lợi nhuận gộp do doanh số tăng lên với những chi phí tăng thêm do sự
thay đổi của chính sách tín dụng gây ra.

Việc thiết lập chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp. Bởi vì nếu các tiêu chuẩn tín dụng quá cao có thể loại bỏ nhiều

8
khách hàng tiềm năng, do đó làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu tiêu chuẩn tín dụng
quá thấp có thể làm tăng doanh số bán nhưng đồng thời cũng làm cho rủi ro tín dụng
tăng, gia tăng các khoản nợ khó đòi, chi phí thu tiền cũng tăng lên.

1.2.2 Phân tích, đánh giá các khoản phải thu


Người làm công tác quản lý tài chính phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải
thu, đồng thời thường xuyên đôn đốc khách nợ để thu hồi đúng hạn. Theo định kỳ nhất
định, doanh nghiệp phối tiến hành phân loại tổng nợ phải thu và chi tiết theo từng
khinh nợ. Tổng nợ phải thu có thể phân loại theo các tiêu thức sau:

- Nhóm 1, nợ loại A (nợ có độ tin cậy cao hay nợ đủ tiêu chuẩn): thường bao gồm
các khoản nợ trong hạn mà doanh nghiệp đánh giá có đủ khả năng thu hồi đúng hạn.
Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp vững chắc về tài chính, về tổ chức uy
tín và thương hiệu.

- Nhóm 2, nợ loại B (nợ có rủi ro thấp hay nợ cần chú ý): thường bao gồm các
khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ. Các khách
nợ này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt, khách nợ truyền
thống, có độ tin cậy.

- Nhóm 3, nợ loại C (nợ quá hạn có thể thu hồi được hay nợ dưới tiêu chuẩn):
thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ đã cơ
cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Các khách nợ
này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính không ổn định, hiện tại có
khó khăn nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện.

- Nhóm 4, nợ loại D (nợ ít có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi hay nợ
nghi ngờ): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày và các khoản
nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.
Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, không có
triển vọng rõ ràng hoặc khách nợ cố ý không thanh toán nộ.

- Nhóm 5, nợ loại E (nợ không thể thu hồi được hay nợ có khả năng mất vốn):
thường bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại
thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Các khách nợ này
thường là những doanh nghiệp phá sản hoặc chuẩn bị phá sản không có khả năng trả
nợ hoặc không tồn tại.

Kết quả phân loại nợ là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị xác định đúng thực
trạng và tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nợ xấu
(bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5) cao, chứng tỏ chất lượng quản trị khoản
9
phải thu của doanh nghiệp còn yếu kém. Doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai các
biện pháp giải quyết thích hợp. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để xây dựng chính sách
tín dụng trong các kỳ tiếp theo.

Bảng 1: Bảng xếp hạng nợ của doanh nghiệp

STT Nhóm nợ Xếp hạng Các dấu hiệu đặc trưng Các biện pháp kiểm
soát nợ

1 Nợ có độ tin A Khách nợ là những Sử dụng các biện pháp


cậy cao doanh nghiệp vững chắc soát nợ thông thường,
về tình hình tài chính về duy trì mối quan hệ tốt
tổ chức uy tín và thương với khách nợ.
hiệu

2 Nợ có rủi ro B Khách nợ là những Sử dụng các biện pháp


thấp doanh nghiệp có tính kiểm soát nợ thông
hình tài chính khá tốt, thường.
khách nợ truyền thống,
có độ tin cậy

3 Nợ quá hạn C Khách nợ là những Theo dõi chặt chẽ để


nhưng có thể doanh nghiệp có tình thu nợ, có giải pháp đặc
thu hồi hình tài chính không ổn biệt phù hợp với từng
định, hiện lại có khó món nợ.
khăn nhưng có triển
vọng phát triển hoặc cải
thiện.

4 Nợ ít có khả D Khách nợ là những Áp dụng các biện pháp


năng thu hồi doanh nghiệp có tình đặc biệt, theo dõi chặt
và nợ quá hạn hình tài chính xấu, chẽ, tận dụng cơ hội
khó đòi không có triển vọng rõ thu nợ
ràng hoặc khách nợ cố ý
không thanh toán nợ

5 Nợ không thể E Khách nợ là những Nợ thuộc nhóm phải


thu hồi được doanh nghiệp phá sản xóa sổ, không làm phát
hoặc chuẩn bị phá sản sinh thêm chi phí kiểm
không có khả năng trả soát nợ. Xác định chi

10
nợ hoặc không tồn tại. phí tổn thất trong kinh
doanh

Ngoài ra, để theo dõi các khoản phải thu (KPT) có thể sử dụng các công cụ sau:

(1) Kỳ thu tiền bình quân (The Average Collection Period - ACP)

Kỳ thu tiền bình quân (còn gọi là số ngày của một vòng quay các khoản phải
thu) phản ánh số ngày cần thiết hình quân để thu được các khoản phải thu. Nó được
tính bằng cách lấy số dư bình quân khoản phải thu nhân có với sau ngày rồi chia cho
tổng doanh thu trong kỳ.

Kỳ thu tiền bình quân ngắn, chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong
khâu thanh toán. Ngược lại, nếu kỳ thu tiền dài chứng tỏ thời gian thu hồi khoản phải
thu chậm. Tuy nhiên, để đánh giá thực trạng này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào chính
sách tín dụng thương mại và thực tế thanh toán nợ của từng khoản phải thu. Trong
nhiều trường hợp do công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm,
hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn tới kỳ thu tiền bình quân tăng lên.

(2) Phân tích “tuổi của các khoản phải thu

Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải
thu tức là khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích.

Xác định “tuổi” của các khoản phải thu cho phép đánh giá một cách chi tiết hơn
quy mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản phải thu đó tại một thời điểm
nhất định. Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp quản lý
và chính sách thu tiền thích hợp.

(3) Mô hình số dư khoản phải thu

Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán chịu chưa thu được tiền tại
thời điểm cuối các tháng do kết quả bán hàng của tháng và của các tháng trước đó.
Thực tế cho thấy, khối lượng hàng bán chịu phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của ngành
và mặt hàng kinh doanh, điều kiện của khách hàng ở từng khu vực địa lý. Do đó nếu
chỉ dựa vào những con số trong mô hình này để so sánh và đánh giá thực trạng khoản
phải thu của từng chi nhánh bộ phận ở các khu vực khác nhau trong một công ty thì sẽ
không phù hợp. Bởi vậy, cách tốt nhất là nên phân loại và theo dõi số dư nợ của từng
nhóm khách hàng theo tập quán thanh toàn của họ.

11
1.2.3 Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi
Khi doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng thường góp phần làm mở rộng
thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy,
phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu là nhu cầu cần thiết đối với mọi doanh
nghiệp để ổn định tình hình tài chính, tăng hiệu quả của chính sách tín dụng. Rủi ro đối
với khoản phải thu thường bao gồm:

- Rủi ro do không thu hồi được nợ (rủi ro tín dụng)

- Rủi ro do tác động của sự thay đổi tỷ giá, lãi suất,...

Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu khó đòi, ngoài việc phải tìm
hiểu kỹ khách hàng để xác định giới hạn tín dụng như đã nêu trên, căn cứ vào kết quả
phân loại nợ phải thu doanh nghiệp cần phải lập dự phòng đối với khoản phải thu khó
đòi. Việc lập dự phòng có thể xác định theo những tỷ lệ % nhất định trên từng loại
khoản phải thu, hoặc theo khách nợ đáng ngờ. Cách thức này giúp doanh nghiệp có thể
chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra.

Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định quản lý tài chính doanh nghiệp hiện hành,
căn cứ để ghi nhận khoản nợ phải thu khó đòi phải là những khoản nợ đã quá hạn từ 2
năm trở lên, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ, hoặc những
khoản nợ chưa quá hạn 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá
sản. Mức lập dự phòng không được vượt quá 20% tổng số nợ phải thu của doanh
nghiệp tại thời điểm 31 tháng 12 tháng năm và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ.

Đối với các rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất có thể lựa chọn các nghiệp vụ
kinh doanh trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ như: nghiệp vụ kỳ hạn, quyền
chọn, hoán đổi tiền tệ và lãi suất, lựa chọn loại tiền vay…

 Xử lý đối với khoản phải thu khó đòi

Trên cơ sở phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ
(khách quan và chủ quan), doanh nghiệp phải có các giải pháp thích hợp để nhanh
chóng thu hồi tiền vốn trong thanh toán theo nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và kiên
quyết. Tùy từng trường hợp vụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc sử dụng kết
hợp một số giải pháp sau:

- Cơ cấu lại thời hạn nợ: doanh nghiệp có thể điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ
cho khách hàng nếu doanh nghiệp đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ
nhưng có thể trả nợ đầy đủ theo thời hạn nợ cơ cấu lại.

- Xóa một phần nợ cho khách hàng.


12
- Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng.

- Bán nợ.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài sản,
tiền vốn của khách nợ.

- Khởi kiện trước pháp luật…

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY MAY
MẶC VIỆT TIẾN

2.1 Giới thiệu công ty Công ty may mặc Việt Tiến


2.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty may mặc Việt Tiến
Công ty cổ phần may Việt Tiến có tiền thân là xí nghiệp may tư nhân “ Thái
Bình Dương kỹ nghệ công ty”. Xí nghiệp này được cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào
Tài- một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng, Nhà nước đã tiếp quản và quốc hữu hoá xí nghiệp rồi giao cho Bộ nông nghiệp
nhẹ quản lý( nay là Bộ Công Nghiệp). Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận
là Xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.

Ngày 13/11/1979, xí nghiệp may Việt Tiến gặp hỏa hoạn và bị thiệt hại hoàn
toàn. Tuy nhiên, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó
với Xí nghiệp, toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt
động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Nhờ vào nỗ
lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, Xí nghiệp được Bộ Công
Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh
Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là
Viet tien garment import-export company viết tắt là VTEC (theo giấy phép số 102507
ngày 08/02/1991). Vào ngày 24/03/1993, công ty May Việt Tiến được Bộ Công
Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ.

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng
của toàn thể cán bộ công nhân viên, vào năm 2007 Công Ty May Việt Tiến đã mở
rộng, phát triển lên thành Tổng công ty may Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt
Nam, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Đến ngày 30/8/2007 Bộ
trưởng Bộ Công Thương chính thức quyết định chuyển Tổng Công Ty May Việt Tiến
thành Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến với tên giao dịch quốc tế là VIETTIEN
GARMENT CORPORATIO

 Lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần may Việt Tiến

13
Trải qua một quá trình phát triển không ngừng, Tổng công ty cổ phần may Việt
Tiến đã trở thành doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Với
doanh số ngày càng tăng, thị phần ngày càng được mở rộng, uy tín của thương hiệu
Việt Tiến đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Hiện nay các lĩnh vực
kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Sản xuất quần áo các loại;

- Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;

- Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết
bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng;

- Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh
vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại
bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp ; máy
bơm gia dụng và công nghiệp)

- Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp;

- Đầu tư và kinh doanh tài chính;

- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật

2.1.2 Tình hình tài sản-vốn

Bảng 2: Bảng cân đối kế toán riêng


Tại ngày 31 tháng 12 năm 2020
(Đơn vị: VNĐ)
TÀI SẢN Mã Thuyết Số cuối năm Số đầu năm
số minh
A. TÀI SẢN NGẮN 100 3.346.961.337.016 3.570.066.223.666
HẠN
I. Tiền và các khoản 110 4 528.921.152.330 712.581.757.170
tương đương tiền
1. Tiền 111 179.466.152.330 315.781.757.170
2. Các khoản tương 112 349.455.000.000 396.800.000.000
đương tiền
II. Đầu tư tài chính 120 391.344.000.000 -
ngắn hạn
1. Đầu tư nắm giữ đến 123 5 391.344.000.000 -
14
ngày đáo hạn
III. Các khoản phải 130 1.441.442.846.075 1.629.602.838.982
thu ngắn hạn
1. Phải thu ngắn hạn 131 6 1.104.540.673.009 1.375.358.148.551
của khách hàng
2. Trả trước cho 132 7 240.783.840.031 153.624.394.816
người bán ngắn hạn
3. Phải thu nội bộ 133 8 26.864.907.614 23.732.625.311
ngắn hạn
4. Phải thu về cho vay 135 9 61.000.000.000 68.000.000.000
ngắn hạn
5. Phải thu ngắn hạn 136 10 8.253.425.421 8.887.715.304
khác
IV. Hàng tồn kho 140 11 879.618.180.801 1.048.950.216.463
1. Hàng tồn kho 141 880.489.763.515 1.050.567.416.072
2. Dự phòng giảm giá 149 (871.582.714) (1.617.199.609)
hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn 150 105.635.157.810 178.931.411.051
khác
1. Chi phí trả trước 151 15 203.104.285 1.369.728.300
ngắn hạn
2. Thuế giá trị gia 152 105.422.821.805 177.556.144.947
tăng được khấu trừ
3. Thuế và các khoản 153 12 9.231.720 5.537.804
khác phải thu Nhà
nước
B. TÀI SẢN DÀI 200 787.700.960.963 815.193.253.945
HẠN
I. Các khoản phải 210 59.218.141.327 58.335.772.317
thu dài hạn
1. Vốn kinh doanh ở 213 8 10.997.912.077 10.997.912.077
đơn vị trực thuộc
2. Phải thu dài hạn 216 10 48.220.229.250 47.337.860.240
khác

15
II. Tài sản cố định 220 470.801.549.520 498.773.204.904
1. Tài sản cố định hữu 221 13 468.500.504.277 494.777.869.636
tình
- Nguyên giá 222 1.354.975.541.70 1.304.896.959.15
6 0
- Giá trị hao mòn 223 (886.475.037.429 (810.119.089.514
lũy kế ) )
2. Tài sản cố định vô 227 14 2.301.045.243 3.995.335.268
hình
- Nguyên giá 228 9.760.780.255 7.914.124.855
- Giá trị hao mòn 229 (7.459.735.012) (3.918.789.587)
lũy kế
III. Đầu tư tài chính 250 16 221.301.535.040 217.732.499.570
dài hạn
1. Đầu tư vào công ty 251 50.480.100.000 50.480.100.000
con
2. Đầu tư vào công ty 252 138.006.241.354 127.917.841.354
liên kết
3. Đầu tư góp vốn vào 253 49.208.570.000 54.973.370.000
đơn vị khác
4. Dự phòng đầu tư 254 (16.393.379.314) (15.638.811.784)
tài chính dài hạn
IV. Tài sản dài hạn 260 36.379.737.806 40.351.777.154
khác
1. Chi phí trả trước 261 15 36.379.737.806 40.351.777.154
dài hạn
TỔNG CỘNG 270 4.134.662.297.709 4.385.259.477.611
TÀI SẢN
(270 = 100 + 200)
Nguồn: Deloitte
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán RIÊNG (Tiếp theo)
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2020
Đơn vị: VNĐ
NGUỒN VỐN Mã Thuyết Số cuối năm Số đầu năm
số minh

16
C. NỢ PHẢI TRẢ 300 2.911.334.499.918 3.097.629.063.434
I. Nợ ngắn hạn 310 2.880.979.546.668 3.066.534.987.034
1. Phải trả người bán 311 17 1.826.111.448.195 2.023.761.570.901
ngắn hạn
2. Người mua trả tiền 312 18 151.375.015.179 163.650.401.561
trước ngắn hạn
3. Thuế và các khoản 313 12 12.403.625.826 4.484.975.776
phải nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao 314 19 320.969.959.749 388.935.583.321
động
5. Chi phí phải trả 315 20 11.969.634.28 24.917.575.464
ngắn hạn
6. Phải trả nội bộ ngắn 316 21 10.143.771.881 3.448.818.724
hạn
7. Doanh thu chưa 318 4.369.059.183 4.598.064.168
thực hiện ngắn hạn
8. Phải trả ngắn hạn 319 22 128.699.926.827 43.974.540.367
khác
9. Vay và nợ thuê tài 320 23 9.999.194.517 10.346.721.937
chính ngắn hạn
10 Quỹ khen thưởng, 322 24 413.937.911.060 398.416.734.815
. phúc lợi
II. Nợ dài hạn 330 30.354.953.250 31.094.076.400
1. Phải trả dài hạn 337 22 100.000.000 632.646.400
khác
2. Dự phòng phải trả 342 25 30.254.953.250 30.461.430.000
dài hạn
D. VỐN CHỦ SỞ 400 1.223.327.797.791 1.287.630.414.177
HỮU
I. Vốn chủ sở hữu 410 26 1.223.327.797.791 1.287.630.414.177
1. Vốn góp của chủ sở 411 441.000.000.000 441.000.000.000
hữu
- Cổ phiếu phổ 411a 441.000.000.000 441.000.000.000
thông có quyền biểu
17
quyết
2. Thặng dư vốn cổ 412 24.469.859.758 24.469.859.758
phần
3. Vốn khác của chủ 414 1.693.895.152 1.693.859.152
sở hữu
4. Qũy đầu tư phát 418 659.736.399.914 629.843.764.284
triển
5. Lợi nhuận sau thuế 421 96.427.642.967 190.622.894.983
chưa phân phối
- Lợi nhuận sau 421a 14.222.894.983 18.044.810.880
thuế chưa phân
phối lũy kế đến cuối
năm trước
- Lợi nhuận sau 421b 82.204.747.984 172.578.084.103
thuế chưa phân
phối năm nay
TỔNG CỘNG 440 4.134.662.297.709 4.385.259.477.611
NGUỒN VỐN
(440 = 300 + 400)
(Nguồn: Deloitte)
2.1.3 Tình hình kinh doanh của Công ty may mặc Việt Tiến
Năm 2019, với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh
doanh, Việt Tiến đã phát huy thế mạnh vượt trội, đồng thời tìm cách khắc phục mọi
khó khăn do sự biến động của kinh tế trong nước và thế giới, tiếp tục giữ được mức
tăng trưởng cao. Doanh thu thuần của công ty đạt hơn 1.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau
thuế là 102,344 tỷ đồng, doanh thu nội địa trên 557 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 969 tỷ đồng. Việt Tiến không chỉ chú trọng đầu tư vào thị trường nội địa mà còn
mở rộng đầu tư ra thị trường thế giới như Lào và Campuchia

Đến năm 2020, doanh thu của công ty đạt 2.313 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so
với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 136 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019.
Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1.122 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê, kết quả kinh doanh trong tháng đầu năm 2 của công ty
đạt tổng doanh thu 2.428 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 87,54 tỷ, thu nhập trung bình của
người lao động là 4.900.000 đồng.

Cơ cấu doanh thu của Việt Tiến các năm gần đây không có quá nhiều biến
động. Doanh thu FOB (doanh thu sản xuất) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu doanh
18
thu, đây cũng là hoạt động có biên lợi nhuận cao nhất, do đó, kế hoạch của Việt Tiến
là đẩy mạnh hoạt động này. 3 tháng đầu năm 2021, doanh thu FOB chiếm hơn 80%
trong tổng cơ cấu doanh thu, trong đó xuất khẩu chiếm gần 63%, nội địa 37%. Năm
2020, mặc dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, Việt Tiến vẫn giữ vững kim
ngạch xuất khẩu, trong doanh thu FOB, doanh thu xuất khẩu chiếm 60%. Doanh thu
gia công chiếm khoảng 20%, Việt Tiến chủ yếu gia công cho các nhãn hiệu lớn như
Nike, Nautica..

2.2 Thực trạng hoạt động quản trị khoản phải thu tại Công ty may mặc Việt Tiến
2.2.1 Phân tích số liệu khoản phải thu khoản phải thu tại Công ty may mặc Việt
Tiến
a) Thống kê các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn của Công ty may mặc Việt Tiến
(Đơn vị: đồng)
Năm 2020 Năm 2021 Quý IV Năm 2022

Các khoản phải thu ngắn hạn


1. Phải thu ngắn hạn 1.092.707.552.65 978.060.887.349 1,458,852,347,671
của khách hàng 1
2. Trả trước cho 251.594.391.987 273.214.579.120 256,205,268,449
người bán ngắn hạn
3. Phải thu nội bộ - - -
ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến - - -
độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng
5. Phải thu về cho 61.000.000.000 42.000.000.000 54.000.000.000
vay ngắn hạn
6. Phải thu ngắn hạn 37.114.448.055 9.529.697.825 9.465.903.283
khác
7. Dự phòng phải thu - - 2.538.565.108 - 538.565.108
ngắn hạn khó đòi
8. Tài sản thiếu chờ - - -
xử lý
Tổng 1.442.416.392.69 1.300.266.599.186 1,777,984,954,295
3
Các khoản phải thu dài hạn

19
1.Phải thu dài hạn - - -
của khách hàng
2. Trả trước cho - - -
người bán dài hạn
3. Vốn kinh doanh ở - - -
đơn vị trực thuộc

4. Phải thu nội bộ dài - - -


hạn
5. Phải thu về cho - - -
vay dài hạn

6. Phải thu dài hạn 48.220.229.250 48.220.229.250 52.185.583.827


khác
7. Dự phòng phải thu - - -
dài hạn khó đòi
Tổng 48.220.229.250 48.220.229.250 52.185.583.827

Nhận xét:
+ Khoản phải thu của công ty may mặc Việt Tiến chủ yếu là khoản phải thu
khách hàng (khách hàng mua buôn với số lượng lớn). Khoản phải thu ngắn hạn của
Việt Tiến từ 2021- quý IV năm 2022 tăng lên, từ 1.300.266.599.186 lên
1.777.984.954.295. Khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng tăng lên từ
978.060.887.349 lên 1.458.852.347.671. Khoản phải thu về cho vay ngắn hạn tăng lên
từ 42.000.000.000 lên 54.000.000.000 đồng

+ Khoản trả trước cho người bán ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
giá trị khoản phải thu, chiếm khoảng 14- 21% giá trị khoản phải thu ngắn hạn.Do công
ty cần đầu tư trang thiết bị máy móc và xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc sản
xuất nên công ty phải đặt cọc tiền cho các nhà thầu. Và đồng thời để đảm bảo nguyên
vật liệu cho quá trình sản xuất hàng hóa được liên tục thì cần một khoản tiền để đặt
trước cho nhà cung cấp về nguyên vật liệu.

+ Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi năm 2021 là (2.538.565.108), quý
IV năm 2022 là giảm xuống còn (538.565.108) đòi hỏi công ty cần có chính sách
quản lý khách hàng cũng như chính sách tín dụng hợp lý để tăng cường thu hồi nợ từ
khách hàng. Các khách hàng lớn mua buôn với khối lượng lớn số tiền nợ nhiều nhưng
công ty đã có những chính sách tín dụng, tài chính hợp lý khuyến khích khách hàng trả

20
nợ sớm để được hưởng chiết khấu nên các khoản nợ của công ty có chiều hướng giảm
mạnh.

+ Bên cạnh đó, các khoản phải thu dài hạn của công ty may mặc Việt Tiến tăng
từ 48.220.229.250 lên 52.185.583.827. Qua bảng số liệu cho thấy được Công ty may
Việt Tiến có các khoản phải thu ngắn hạn phải thu nhiều tiền hơn và nhiều khoản phải
thu hơn so với các khoản phải thu dài hạn.

+ Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với
mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm
soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không
bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu
hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản
nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Trong năm 2021, tình
hình đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn còn
diễn biến phức tạp. Đặc biệt trong quý 3/2021, tại Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía
Nam dịch bùng phát mạnh, Tổng công ty và các công ty con, liên kết phải thực hiện
giãn cách xã hội theo Chỉ thị của chính quyền nên hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng
đáng kể do phải đóng cửa toàn bộ các hệ thống cửa hàng kênh phân phối nội địa, chi
phí sản xuất gia tặng trong công tác phòng chống dịch cũng đã ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động sản xuất và lợi nhuận của Tổng Công ty. Năm 2022, tình hình Covid -
19 đã được kiểm soát nhờ tiêm vắc xin, nên tình hình sản xuất kinh doanh đã phục hồi
trở lại, xây dựng phương án hoạt động của hệ thống kênh phân phối để phù hợp hình
thức kinh doanh, bán sản phẩm trong tình hình mới nên các khoản phải thu tăng lên
đáng kể.

b) Tình hình quản trị khoản phải thu của Công ty may mặc Việt Tiến
(Đơn vị: triệu đồng)

2020-2021 2021-2022

2020 2021 %tăng 2021 2022 % tăng


giảm giảm
Tổng giá trị 4.736.189 4.483.704 -5,33% 4.483.704 5.714.377 27,45%
tài sản
Doanh thu 7.120.959 6.008.314 -15,62% 6.008.314 8.464.718 40,88%
thuần
Lợi nhuận 179.881 99.704 -44,57% 99.704 218.271 118,91%
trước thuế
21
Lợi nhuận 178.803 96.560 -46% 96.560 215.413 123,09%
từ hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận 150.928 83.462 -44,7% 83.462 176.121 111,02%
sau thuế
Lợi nhuận 1.077 3.143 191,83% 3.143 2.858 -9,07%
khác
Tỷ lệ chi trả 20% 12% -40% 12% 29% 142,67%
cổ tức

Sau 2 năm khó khăn vừa qua mà đến thời điểm này các cổ đông vẫn được chia
cổ tức là một điều đặc biệt. Việt Tiến là doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi
dịch bệnh trong hệ thống Tập đoàn vì nằm đúng trung tâm dịch và có quy mô người
lao động lớn nhất. Trong năm 2021, các doanh nghiệp miền Bắc, Trung ít bị ảnh
hưởng hơn bởi dịch bệnh nên đã tận dụng rất tốt thời cơ để mở rộng thị trường và
khách hàng. Bài toán đặt ra với Việt Tiến trong thời gian tới không chỉ là quay trở lại
mà còn phải phát huy khả năng để giành lại khách hàng. Mục tiêu của cổ đông lớn
Vinatex trong thời gian tới là sẽ phối hợp cùng các cổ đông khác nỗ lực đưa Việt Tiến
trở lại vị trí số một của ngành may Việt Nam

Thực tế thời gian qua cho thấy tác động tiêu cực của đại dịch Covid - 19, tình
hình kinh tế thế giới bất ổn đã tạo ra thách thức rất lớn cho doanh nghiệp hoạt động
trong ngành may mặc xuất khẩu… Song nhờ cố gắng khắc phục khó khăn, doanh
nghiệp đã hoàn thành vượt kế hoạch năm 2022 và tiếp tục khẳng định là đơn vị thành
viên trụ cột trong hệ thống Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến. Từ đó duy trì được
việc làm cho lực lượng lao động (chủ yếu thuộc địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm
Thuận Nam và TP. Phan Thiết) với mức thu nhập bình quân đạt 7,6 triệu đồng/người/
tháng…

Báo cáo ghi nhận cơ cấu thị trường năm 2021 cũng biến động mạnh: Thị
trường Nhật Bản chiếm 23% (giảm 15%); thị trường Mỹ 25% (tăng 25%); thị trường
EU 16% (tăng 23%) và các thị trường khác 36% (giảm 10%).

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 cải thiện rõ rệt với doanh thu thuần
đạt hơn 5.800 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gấp 4,7 lần lên
mức 138 tỷ đồng.

Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2022: 5.714.377 đồng tăng 21.54% so với năm
2021. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 79,4% và tài sản dài hạn chiến 20,6% trên
22
tổng tài sản. Giá trị tài sản ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 4.723 tỷ đồng,
tăng 12% so với thời điểm đầu năm trong khi tài sản dài hạn tăng 14%, đạt 875.78 tỷ
đồng.

Tổng công ty quản lý dòng tiền linh hoạt và an toàn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ
nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Tổng công ty đã và đang duy trì các chính sách
về quản lý công nợ chặt chẽ, nợ phải thu giảm, giá trị hàng tồn kho giảm so với cùng
kỳ.

2.2.2 Mô hình quản trị khoản phải thu


a) Chính sách tín dụng
Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên
quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa. Trong đó, chi
phí liên quan đến khoản phải thu bao gồm:

- Thời hạn tín dụng: đối tượng khách hàng là đa dạng nên công ty sẽ dựa vào
khả năng thanh toán của khách hàng và giá trị hàng hóa để gia hạn tín dụng. Như đối
với những khoản tín dụng có giá trị nhỏ, thì thời gian bán chịu sẽ nhỏ hơn và đây là
những giao dịch tốn kém với những khách hàng kém quan trọng.

- Tiêu chuẩn bán chịu: doanh nghiệp muốn tăng khối lượng hàng bán ra, thu hút
thêm nhiều khách hàng, tăng doanh thu, có thể điều chỉnh các tiêu chuẩn tín dụng bằng
cách hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng. Việc thay đổi tiêu chuẩn bán chịu cần phân tích
và xem xét lợi ích, chi phí và rủi ro phát sinh. Nếu lợi nhuận tăng thêm nhỏ hơn chi
phí tăng thêm thì không nên điều chỉnh tiêu chuẩn bán chịu. Khách hàng bán chịu của
công ty chủ yếu là khách hàng lâu năm, các khách hàng mới cần phải ký cược, ký quỹ
hoặc thế chấp.

- Chiết khấu thanh toán: Việt Tiến đã đưa ra những chính sách chiết khấu thanh
toán cho khách hàng để thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi dòng tiền mà khách hàng
đang chưa thanh toán.

b) Chính sách thu tiền


- Đảm bảo tiền được thanh toán đủ và đúng thời hạn: công ty Việt Tiến có bộ
phận theo dõi và nhắc nhở khách hàng về tình hình các khoản nợ, cũng như gửi tin
nhắn thông báo về thời hạn thanh toán để đảm bảo các khoản phải thu không bị quá
hạn.

- Dự phòng nợ khó đòi: Việt Tiến đã có những khoản trích lập dự phòng khoản
phải thu khó đã quá hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên, hoặc các khoản thu mà người nợ
khó có khả năng thanh toán do bị thanh lý, phá sản hay các khó khăn tương tự.
23
c) Công tác theo dõi các khoản phải thu
- Kỳ thu tiền bình quân (ACP)

(Đơn vị: 1.000 VND)

Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu thuần từ bán 6.008.313.838 6.650.139.254


hàng và cung ứng dịch vụ

Các khoản phải thu bình 1.371.341 2.007.315


quân

Kỳ thu tiền bình quân 12 ngày 13,25 ngày

Nhận xét: Kỳ thu tiền bình quân (ACP) của doanh nghiệp ngắn, chứng tỏ
doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Tuy nhiên để đánh giá chỉ
số này xấu hay tốt còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại và thực tế thanh
toán nợ của từng khoản phải thu.

- Biến động trong năm của dự phòng khoản phải thu:

Năm 2021 Năm 2022

Số dư đầu năm 2.538.565 1.325.156

Nhận xét: Biến động trong năm của dự phòng phải thu khó đòi đã giảm, điều
này cho biết doanh nghiệp đã một phần tình trạng nợ xấu của khách hàng chưa trả
được nợ. Nhưng nó vẫn là một con số lớn, Việt Tiến cần có những chính sách hoặc
hợp đồng chặt chẽ hơn về điều kiện cho sử dụng tín dụng đối với khách hàng để hạn
chế có thể nhất những trường hợp không còn khả năng chi trả.

2.2.3 Hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu tại Công ty may mặc Việt Tiến
Đánh giá hiệu quả của các khoản phải thu là vấn đề then chốt trong các doanh
nghiệp. Nó gắn liền với tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, việc doanh
nghiệp phân tích hiệu quả quản lý các khoản phải thu sẽ đánh giá được chất lượng
trong quản lý, xây dựng chính sách bán hàng, chính sách tín dụng thương mại, uy tín
của doanh nghiệp với bán hàng…

- Các khoản phải thu được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ các
khoản phải thu từ khách hàng và phải thu khác sau khi cấn trừ các khoản dự phòng
được lập cho các khoản phải thu khó đòi.

24
- Dự phòng phải thu khó đòi được trích lập cho những khoản phải thu đã quá
hạn thanh toán từ sáu tháng trở lên, hoặc các khoản phải thu mà người nợ khó có khả
năng thanh toán do bị thanh lý, phá sản hay các khó khăn tương tự mà công ty không
thể thu hồi tại ngày kết thúc kế toán năm. Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng
được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm.

Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu đã giúp
tập đoàn Việt Tiến thấy rõ vấn đề nào cần phải chấn chỉnh, cải thiện cho kỳ sau và
những hiệu quả tốt cần duy trì.

+ Kỳ thu tiền bình quân: Chi tiêu này cho biết ngày cần thiết để thu hồi được các
khoản phải thu và hiệu quả càng cao thì chỉ tiêu này càng nhỏ.

+ Vòng quay khoản phải thu trong chu kỳ: Trong đó các khoản phải thu bình quân là
bình quân số học của các khoản phải thu ở đầu kỳ và cuối kỳ. Vòng quay các khoản
phải thu cho biết bình 1 năm khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này
càng lớn thì càng tốt

+ So sánh với khoản phải trả của doanh nghiệp: Trên bảng cân đối kế toán, khoản phải
trả được gọi là một khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó thể hiện nghĩa vụ của
doanh nghiệp phải trả toàn bộ số nợ ngắn hạn. Khoản phải trả chủ yếu gồm 2 khoản
mục chính là trả nhà cung cấp và người mua trả tiền trước.

=> Nhìn chung vào khoản phải trả, chúng ta có thể nhận thấy doanh nghiệp
đang chiếm dụng vốn của đối tác là bao nhiêu? Việc so sánh giữa khoản phải thu và
khoản phải trả sẽ cho biết là doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng
vốn, để từ đó các nhà quản lý sẽ có những thay đổi về chính sách bán hàng, nguyên
liệu chính sách tín dụng thương mại nhắm phù hợp với điều kiện mới.

2.2.4 Nguyên nhân các khoản phải thu khó đòi của Công ty may mặc Việt Tiến
a)Về phía công ty:
Trong quản lý các khoản phải thu khách hàng:

- Công ty chưa cụ thể và chi tiết các điều khoản về điều kiện thanh toán,
phương thức thanh toán cũng như thời gian thanh toán… trong hợp đồng ký kết với
các đối tác, nhất là đối với các đối tác mới.

- Tỷ lệ chiết khấu của công ty chưa được phù hợp giữa khách hàng thường
xuyên và những khách hàng mới, từ đó chưa khuyến khích được khách hàng trả nợ
sớm hơn.

25
- Công ty phân loại nợ theo 3 phần là các khoản phải thu khách hàng, các
khoản phải thu trả trước người bán, và các khoản phải thu khác nhưng chưa phân loại
được đối tượng nợ, từ đó khó đưa ra được hệ thống cơ cấu nợ mới cho những khách
hàng suy giảm khả năng chi trả nhưng có thể chi trả khi cơ cấu thời hạn nợ mới.

Trong quản lý các khoản phải thu trả trước cho người bán:

Về khoản trả trước cho những nhà thầu về công nghệ sản xuất cũng như nguyên
vật liệu đầu vào của công ty thì công ty cần có một khoản chi phí đặt trước cho các nhà
cung cấp. Nhưng với các khoản trả trước này thì công ty chưa xác định được rõ khoản
thu nào có thể thu được về ngay tùy theo mức độ cần thiết hoặc cần phải thay đổi nhà
cung ứng khác.

Nguyên nhân khác:Trình độ nguồn nhân lực phụ trách khoản phải thu còn kém, cần
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để có thể hoàn thiện được công tác quản trị khoản
phải thu ở công ty.

b) Về phía khách hàng:


Khả năng thanh toán nợ của khách hàng còn yếu: do khó khăn trong việc kinh
doanh sản xuất như không tiêu thụ được hàng hóa, kinh doanh thua lỗ, bị đơn vị khác
chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó còn do yếu tố môi trường bên ngoài là dịch bệnh Covid
– 19 đã tác động đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng

PHẦN 3: GIẢI PHÁP GIẢM KHOẢN PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP
3.1 Về chính sách tín dụng
- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và tình
hình thanh toán.

- Thường xuyên nắm vững và kiểm soát được tình hình nợ phải thu, phân tích nợ
phải thu theo thời gian.

- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không đòi được nợ như: trích lập quỹ dự phòng
tài chính và trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

- Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng, chẳng hạn như: với
khách hàng quen thuộc thì đưa ra chính sách tín dụng lỏng hơn: như: thời gian bản
chịu dài hơn, tăng tỷ lệ chiết khấu.

- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng.

- Tiến hành phân loại các khoản nợ, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện
pháp xử lý thích hợp.

26
- Đối với khách hàng mua với khối lượng lớn công ty nên có những chính sách tín
dụng, tài chính hợp lý khuyến khích khách hàng trả sớm để được chiết khấu.

- Tổng công ty tiếp tục bám sát các chính sách hiện có, tùy theo điều kiện môi
trường kinh doanh để xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt về thời hạn bán chịu
cũng như các điều khoản chiết khấu hay quả mô tín dụng để thu hút các bạn hàng, tăng
tốc độ thu hồi khoản phải thu. Ví dụ như chú ý các điều khoản trong hợp đồng như
điều khoản tín dụng, chiết khấu, phương thức thanh toán của hợp đồng để tạo được sự
thoải mái, hấp dẫn khách hàng nhưng phải có sự chặt chẽ trong hợp đồng nhằm giảm
thiểu các rủi ro không đáng có. Tổng công ty cũng có thể chủ động sử dụng các dịch
vụ theo dõi nợ độc lập của các công ty tư vấn, dịch vụ thu hồi nợ của các tổ chức tín
dụng....

3.2 Về tổ chức quản trị khoản phải thu


Thực hiện tổ chức tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm: hàng năm phòng kế
hoạch bán hàng và marketing cần phối hợp với phòng kế toán thống kê tài chính và
công ty tổ chức tổng kết công tác quản lý tài chính của công ty và từng đơn vị thành
viên qua đó tiếp thu ý kiến, nhận xét, đánh giá việc thực hiện của các đơn vị phòng ban
để rút kinh nghiệm chung

Nâng cao năng lực của những cán bộ thu hồi nợ : Những người cán bộ thu hồi
nợ là những người trực tiếp thay mặt công ty thực hiện công việc cao cả này. Những
cán bộ này có nhiệm vụ giúp cho những khách hàng nợ nâng cao ý thức trong việc
thanh toán nợ của mình. Vì vậy, năng lực của những cán bộ này rất quan trọng. Họ
đóng vai trò cầu nối, truyền thông đến khách hàng. Doanh nghiệp muốn công tác thu
hồi nợ nhanh chóng thì cũng có thể nên nâng cao năng lực, bồi dưỡng thêm cho những
cán bộ này: cần phải nắm vững tình hình khách hàng, luôn thân thiện với khách hàng
và phải thực sự mềm mỏng. Cán bộ thu nợ cũng phải biết cách kiềm chế bản thân và
biết ứng xử khéo léo trong nhiều tình huống. Đồng thời phải luôn duy trì tác phong
chuyên nghiệp và phải thật tập trung trong công việc.

Thành lập một ban thu hồi công nợ : Để doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn
trong công tác thu hồi nợ thì nên thành lập một ban thu hồi công nợ. Đặc biệt đối với
các đơn vị có phát sinh nhiều giao dịch thương mại với giá trị lớn và số phát sinh nợ
phải thu lớn. Ban thu hồi công nợ này sẽ có trách nhiệm xem xét, phân tích và xử lý,
báo cáo tình hình thu hồi nợ. Đồng thời sẽ là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
thu hồi nợ bằng nhiều cách khác nhau như: gửi văn bản nhắc nhở khách hàng, đòi nợ
trực tiếp, đề xuất lập dự phòng hay đề xuất khởi kiện nếu cần thiết…

27
Phối hợp giữa các phòng ban: Mỗi công ty, doanh nghiệp là một khối các tổ
chức, phòng ban khác nhau. Việc phối kết hợp các phòng ban lại với nhau cùng thực
hiện nhiệm vụ của công ty thì sẽ đem lại hiệu quả hơn rất nhiều. Cùng nhau theo dõi
khách hàng về các giá trị nợ, thời gian nợ, địa chỉ khách hàng… Tuy mỗi phòng ban
có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng luôn có mối liên hệ với nhau.

3.3 Về kiểm soát khoản phải thu


- Khoản phải thu phải được kiểm soát chặt chẽ, dù công ty có phần mềm hay
theo dõi bằng thủ công bằng excel cũng cần phải được thực hiện theo đúng quy trình:

+ Phòng Bán hàng là đơn vị chịu trách nhiệm đối với khoản phải thu, đôn đốc thu hồi
nợ.

+ Thiết lập cơ chế kiểm soát hạn mức tín dụng (vượt hạn mức không cho xuất hàng).
Cán bộ quản lý từng cấp được phân quyền phê duyệt một mức vượt nhất định (quy
định rõ trong bảng phân quyền) và phải chịu trách nhiệm về phần vượt này.

+ Các thông tin và biểu mẫu kiểm soát được thiết lập đơn giản, được cập nhật gần như
lập tức (real time), nếu có độ trễ thì không quá 1 ngày (dù là phần mềm hay excel).
Các báo cáo theo dõi công nợ phải được các cấp quản lý xem xét định kỳ, ít nhất 1
tuần/lần.

+ Kiểm soát chặt chẽ sẽ tránh tình trạng Sales đẩy hàng gửi đại lý để đạt doanh số
(treo nợ phải thu).

- Các khoản phải thu tập trung chủ yếu từ khách hàng bán buôn với số lượng
lớn chính vì vậy công ty cần phải làm công tác thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm
dụng vốn ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Do đó để có thể tăng doanh số bán hàng,
hạn chế việc phát sinh những chi phí không cần thiết công ty có thể sử dụng một số
biện pháp sau:

+ Trong các hợp đồng ký kết công ty nên có các điều khoản ràng buộc chặt chẽ, quy
định rõ phương thức thanh toán, thời gian trả tiền… một cách cụ thể. Nếu bên nào vi
phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường và thực hiện
đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Nhưng các điều khoản hợp đồng phải phù hợp với
chính sách và chế độ hiện hành.

+ Việc thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với những hợp đồng có
giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm sẽ thúc đẩy
khách hàng thanh toán nhanh, giảm bớt được nợ dây dưa, tránh bị chính dụng vốn lâu.
28
Do đó công ty cần phải xác định một tỷ lệ chiết khấu hợp lý để công tác quản lý các
khoản phải thu của khách hàng đạt kết quả cao nhất.

+ Công ty nên phân loại từng đối tượng nợ, sau đó tổ chức ra một bộ phận chuyên
trách làm nhiệm vụ thu hồi nợ và sẽ theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ, Đối với các
khoản nợ cũ thì cần thu hồi và tiến hành dứt điểm.

3.4 Về quản trị rủi ro và xử lý nợ khó đòi


Việc trích lập dự phòng là cần thiết cho hoạt động của công ty nhằm tránh khỏi
những tổn thương không đáng có trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc tính toán
tỷ lệ trích lập dự phòng thế nào cho hợp lý cần được công ty quan tâm, việc phân loại
nợ, mỗi loại nên có tỷ lệ trích lập dự phòng riêng là cần thiết.

Dự phòng phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải
thu và các khoản có tính chất tương tự các khoản phải thu mà khó có khả năng thu hồi.
Theo quy định của Thông tư số 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính, vào thời điểm lập
báo cáo tài chính năm, nếu các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh
nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ
và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ
chứng minh các khoản nợ khó đòi đã nêu. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ
phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào
bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

Các khoản dự phòng này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm, để bù đắp tổn thất có thể xảy
ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị của các
khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo
tài chính năm. Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý
công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của
từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý thu hồi công nợ.

Xử lý nợ phải thu khó đòi tại doanh nghiệp nhỏ và vừa: Trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, khi bán hàng, sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, mỗi doanh
nghiệp có thể đưa ra nhiều chính sách bán hàng ưu đãi như khuyến mãi, giảm giá hoặc
chấp nhận cho khách hàng thiếu nợ để khuyến khích khách hàng mua hàng. Do khách
hàng không thực hiện thanh toán ngay nên hình thành khoản nợ phải thu. Mặt khác,
doanh nghiệp cũng có thể phát sinh những khoản phải thu khác như chi hộ cho khách
hàng, trả trước cho người bán, ký quỹ, tạm ứng… Như vậy, nợ phải thu là tài sản của
doanh nghiệp do người khác nắm giữ, đang bị chiếm dụng nên DN cần có biện pháp
kiểm soát chặt chẽ và thu hồi nhanh chóng. Trong các khoản nợ phải thu của DN,
29
khoản phải thu khách hàng phát sinh thường xuyên nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất nên
rủi ro doanh nghiệp bị tổn thất cũng sẽ cao nhất.

Giải pháp tăng cường quản lý nợ phải thu khó đòi: Xuất phát từ quy định của
Chính phủ, của Bộ Tài chính, của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, doanh nghiệp
cần thực hiện nghiêm túc vấn đề ghi nhận nợ phải thu và trích lập dự phòng phải thu
khó đòi khi phát hiện khách hàng mất khả năng thanh toán nợ, các khoản nợ đã quá
hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng
doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn; đồng thời, kế toán cần thu thập và lập đầy
đủ các chứng từ gốc liên quan đến nợ phải thu khó đòi như có hợp đồng, hóa đơn,
bảng kê, bảng đối chiếu công nợ… chứng minh số nợ khó đòi thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của Thông tư số
48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo
hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp quản lý tốt nợ phải thu cũng là góp phần quản lý tốt tài
chính của doanh nghiệp, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra
được trơn tru và đạt hiệu quả hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện một số
giải pháp quản lý nợ phải thu như sau:

+ Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ
và từng lần thanh toán. Khi doanh nghiệp đồng ý cho khách hàng thanh toán trả chậm,
doanh nghiệp cần xem xét kỹ về khả năng thanh toán của khách hàng, lịch sử thanh
toán, mức độ uy tín của khách hàng để tránh tình trạng gặp những khách hàng không
có khả năng thanh toán hoặc không có thiện chí trả nợ. Doanh nghiệp cần xây dựng
điều kiện khách hàng được nợ, hạn mức nợ và đưa ra chính sách khen thưởng hợp lý
cho những nhân viên thu nợ đạt chỉ tiêu làm tăng động lực, khuyến khích nhân viên
làm việc hiệu quả.

+ Kế toán phải theo dõi từng khoản nợ và thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ,
tránh tình trạng chiếm dụng vốn hoặc nợ khó đòi. Doanh nghiệp nên có một bộ phận
chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi nợ, đào tạo một số kỹ năng hỗ trợ công việc
của nhân viên như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng đàm
phán, kỹ năng xử lý tình huống khó…

+ Sử dụng phần mềm kế toán có hỗ trợ chức năng theo dõi tình hình thu nợ giúp nhân
viên phát hiện kịp thời những trường hợp khách hàng nợ quá lâu, hoặc lập nhanh báo
30
cáo tình trạng khách hàng nợ cho nhà quản lý, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian,
nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

+ Doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy trình bán hàng – thu tiền một cách chặt
chẽ, tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính và mức độ uy tín của khách hàng là cơ sở để xác
định hạn mức và thời hạn nợ, thường xuyên trực tiếp đối chiếu công nợ với khách
hàng.

Để nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng xấu đòi hỏi
doanh nghiệp quản lý tốt nợ phải thu, nhưng doanh nghiệp cần thực hiện linh hoạt và
mềm dẻo trong việc đưa ra chính sách bán hàng và thu nợ, cân nhắc giữa chi phí và lợi
nhuận để đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả, tránh rủi ro khách hàng tìm đến
những doanh nghiệp khác có chính sách hấp dẫn hơn.

KẾT LUẬN
Các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác (có thể là
khách hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng, vì thế về nguyên tắc quy mô các khoản
phải thu sẽ càng nhỏ càng tốt. Quy mô tính chất các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi
loại hình kinh doanh khác nhau (ví dụ kinh doanh bán lẻ phải thu sẽ thấp, bán buôn
phải thu cao hơn….), phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, chính sách bán
hàng của họ trong từng thời kỳ (tăng trưởng để chiếm thị phần hay duy trì thị phần
đảm bảo hoạt động ổn định an toàn). Công ty cần phải chú trọng đến công tác quản trị
khoản phải thu để có thể đảm bảo ổn định hoạt động tài chính. Công ty cần phải nâng
cao hiệu quả công tác này, dùng các chính sách tín dụng nới lỏng để khuyến khích
khách hàng thanh toán sớm, đồng thời cũng phải tự nâng cao khả năng của chính bản
thân công ty trong hoạt động này.

Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, nên có thể trong đề tài của nhóm
không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm 4 rất mong nhận được sự đóng góp của cô để
bài tiểu luận hoàn thiện hơn ạ!

31

You might also like