Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu hỏi nhóm 7: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có vị trí quan trọng như thế nào?
theo Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội ở giai đoạn đầu của xã hội
cộng sản chủ nghĩa. Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng xã hội xã
hội chủ nghĩa không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động lầm chủ,
trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập
thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
có vị trí quan trọng được xuất phát từ đặc điểm nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ
một nước thuộc địa nửa phong kiến, sức sản xuất chưa phát triển, đời sống vật chất
và văn hóa của nhân dân thấp kém, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “... nhiệm vụ quan
trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội,... có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học
tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền
kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu
dài”.
- Phải xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hợp lý. Người khẳng
định: “Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có hai chân là công nghiệp và nông nghiệp...
hai chân không đều nhau, không thể nước mạnh được”.
- Tính tất yếu khách quan phải tiến hành công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thực sự của nhân dân
ta. Trong bài Con đường phía trước (ngày 20.1.1960), Người viết: “Đời sống nhân
dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật
rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp
thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người
làm những việc phi thường. Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công
nghiệp làm ra máy ra gang, thép, than, dầu... Đó là con đường phải đi của chúng ta:
Con đường công nghiệp hóa nước nhà”.

Câu hỏi nhóm 6: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiệm vụ phát triển về lĩnh vực nào
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có vị trí quan trọng nhất? Vì
sao?
theo Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội ở giai đoạn đầu của xã hội
cộng sản chủ nghĩa. Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng xã hội xã hội
chủ nghĩa không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động lầm chủ, trong
đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa
thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lĩnh vực có nhiệm vụ phát triển có vị trí quan trọng
nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là phát triển về lĩnh
vực kinh tế. Bởi vì:
Một là, xuất phát từ đặc điểm nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc
địa nửa phong kiến, sức sản xuất chưa phát triển, đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân thấp kém, nước ta còn phải chịu những tàn dư của cuộc chiến tranh để
lại,…. Phải phát triển kinh tế để phát triển cơ sở vật chất, phát triển đất nước.
Hai là, việc phát triển về lĩnh vực kinh tế góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng
nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Giữa cải tạo và xây dựng thì
xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài và phải luôn gắn với việc thực hiện đầy
đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Ba là, đứng trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, nền kinh tế nước ta không thể là một nền kinh tế khép kín,
mà phải tích cực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Đó là xu thế tất yếu của thời
đại, là vấn đề có tính chất quy luật trong thời đại ngày nay. Chúng ta "mở cửa" nền
kinh tế, thực hiện đa dạng, đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế, nhằm thu hút
các nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát huy lợi thế kinh tế trong nước làm
thay đổi mạnh mẽ về công nghệ, cơ cấu ngành và sản phẩm ... mở rộng phân công
lao động quốc tế, tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác, là cơ sở để tạo điều kiện
và kích thích sản xuất trong nước phát triển, vươn lên bắt kịp trình độ thế giới. Mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế phải trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng
độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Câu hỏi nhóm 3: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc điểm nào là then chốt nhất trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ?
Khi nói về con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa”.
Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua
giai đoạn tư bản chủ nghĩa là một tất yếu. Tính tất yếu của việc lựa chọn định
hướng xã hội chủ nghĩa và quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh luận
giải trên mấy phương diện sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là tương lai của xã hội loài
người. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản
nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa
và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và chế
độ cộng sản chủ nghĩa. Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được”
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tích cực, là nhân sinh quan của chủ thể
hành động - những người cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Chế độ cộng sản là ai cũng no ấm, sung sướng, tự do; ai cũng thông thái và có đạo
đức. Đó là một xã hội tốt đẹp vẻ vang. Trừ những bọn phản động quá sá, thì chắc
ai cũng tán thành chế độ cộng sản”.
Thứ ba, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, thời đại quá độ lên chủ
nghĩa xã hội đã trở thành xu thế phát triển của lịch sử không thể đảo ngược. Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Những thắng lợi bước đầu trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội cho phép chúng tôi tin tưởng chắc chắn ở sự cần thiết và khả năng
của một nước như nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách thắng lợi
không phải qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Trên cơ sở nhận thức quy luật chung của lịch sử nhân loại và đặc điểm riêng của
Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Từ cộng
sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến
chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất
định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường
khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô. Có
nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản)
- như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam ta”.
Câu hỏi nhóm 4: Hồ Chí Minh coi trọng yếu tố nào nhất khi xây dựng hệ thống
chính trị và kinh tế chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Theo nhóm mình suy nghĩ, yếu tố “con người” là yếu tố quan trọng nhất khi xây
dựng hệ thống chính trị và kinh tế chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bởi vì chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng khẳng định : “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con
người xã hội và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”
Thực tiễn, bao giờ và ở đâu cũng vậy, muốn xây dựng một xã hội đương đại cũng
cần có những con người tiêu biểu đại diện cho lực lượng phát triển của xã hội đó,
mà lịch sử thường gọi là “thời đại” và “con người của thời đại”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa”. Đấy là những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư
tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa, có ý thức làm chủ Nhà nước, thấm nhuần sâu
sắc tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình,
chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà, biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ
lại, không ngồi chờ, đùn đẩy công việc,… Lời dạy của Người có ý nghĩa quan
trọng, không những ở việc thể hiện tư tưởng chỉ đạo về mục tiêu xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa mà còn khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của con
người mới xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Con
người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp cách mạng và
để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết chúng ta cần những con người xã hội
chủ nghĩa. Đó là những người sống có lý tưởng, có bản lĩnh, dù khó khăn, gian khổ
hay thiếu thốn đến đâu cũng không từ bỏ lý tưởng, không lùi bước, thắng không
kiêu, bại không nản.
Việc xây dựng con người không phải trong một thời gian ngắn và cũng không phải
tất cả mọi người phải và có thể trở thành người xã hội chủ nghĩa thật đầy đủ : thật
hoàn chỉnh ngay một lúc. Đầu tiên phải định hướng con người trở thành những
người tiên tiến, có được những nét tiêu biểu của người xã hội chủ nghĩa như lý
tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong để có thể làm gương và lôi cuốn người khác và
toàn xã hội xây dựng con người mới đồng thời họ cũng không ngừng được hoàn
thiện, được nâng cao.
Xây dựng con người cũng chính là xây dựng thế hệ tương lai, chủ thể của đất
nước. Đây là một nhiệm vụ chiến lược, đi trước một bước so với xây dựng cơ sở
vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nên việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ là
để đào tạo ra những con người mới, những cán bộ mới cho cách mạng, những
chiến sỹ cách mạng kiên cường đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và
nhân dân ta.

Câu hỏi nhóm 2: Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Giải thích tại
sao?
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc xây dựng xã hội
chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam là nhiệm vụ tập trung phát triển lĩnh
vực kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng của đất nước.
Một là, với xuất phát từ đặc điểm nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến, với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn
phá nặng nề. Cơ sở vật chất – kỹ thuật nghèo nàn. Trình độ, năng suất lao động
thấp, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về năng
lực và kinh nghiệm điều hành, quản lý. Miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong điều kiện đất nước bị chia cắt làm hai miền, vừa có hoà bình, vừa có
chiến tranh. Phải phát triển kinh tế để tạo tiền đề, cơ sở để phát triển cơ sở vật
chất, phát triển đất nước, đưa đất nước ra khỏi tình trạng lạc hậu, đói nghèo.
Hai là, việc phát triển về lĩnh vực kinh tế góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng
nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, luôn đổi mới để phù hợp với sự
phát triển, chuyển biến của mọi vật xung quanh. Cần phải có vốn để đầu tư vào
công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, văn hóa và giáo dục tiên tiến. Cần phải biết
cải tạo những cái cũ lỗi thời thành cái mới phù hợp với xu thế. Giữa cải tạo và xây
dựng thì xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài và phải luôn gắn với việc thực
hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Ba là, đứng trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, nền kinh tế nước ta không thể là một nền kinh tế khép kín,
mà phải tích cực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Đó là xu thế tất yếu của thời
đại, là vấn đề có tính chất quy luật trong thời đại ngày nay. Chúng ta "mở cửa" nền
kinh tế, thực hiện đa dạng, đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế, nhằm thu hút
các nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát huy lợi thế kinh tế trong nước làm
thay đổi mạnh mẽ về công nghệ, cơ cấu ngành và sản phẩm ... mở rộng phân công
lao động quốc tế, tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác, là cơ sở để tạo điều kiện
và kích thích sản xuất trong nước phát triển, vươn lên bắt kịp trình độ thế giới. Mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế phải trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng
độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

You might also like