Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG I

NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ


I. Một số khái niệm cơ bản
1. QUAN HỆ QUỐC TẾ (trắc nghiệm)
- Là mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức và phong trào
quốc tế, các vùng và khu vực trên phạm vi toàn thế giới.
- Là hình thức đặc biệt của quan hệ xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực: chính
trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quân sự, luật pháp, tư tưởng, an ninh
- Quan hệ quốc tế là sự tương tác qua biên giới giữa các chủ thể quan hệ
quốc tế (trường ĐH KHXH & NV)
2. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ (trắc nghiệm)
- Là mối quan hệ về mặt chính trị giữa các nhà nước, giữa các quốc gia độc
lập có chủ quyền, giữa các tổ chức quốc tế và phong trào chính trị - xã
hội, giữa các vùng, khu vực xoay quanh những vấn đề cấu thành và vận
động của nền chính trị thế giới.
II. Đối tượng và phương pháp học
1. Đối tượng nghiên cứu của môn QHQT: trả lời cho câu hỏi “cấu thành của
QHQT là gì?” – là một quá trình bao gồm 3 công đoạn động cơ, hành vi
và kết quả
- Động cơ là mục đích, được cụ thể hóa bằng lợi ích mà chủ thể muốn đạt
được trong quan hệ quốc tế -> là lực đẩy cho hành vi
- Hành vi là quá trình tương tác
- Kết quả tương tác sẽ tác động trở lại buộc chủ thể phải điều chỉnh động cơ
và hành vi.
- Quá trình tương tác đều chịu sự tác động của các nhân tố bên trong và các
nhân tố bên ngoài
 Nhân tố bên trong: tình hình đối nội, nhận thức,…
 Nhân tố bên ngoài: bối cảnh quốc tế, khu vực,…
2. Phương pháp nghiên cứu môn học :
- Cách tiếp cận (là cách thức tiến hành nghiên cứu được xây dựng trên quan
điểm nào đó):
- Cách tiếp cận chung: đa ngành và liên ngành
 Cách tiếp cận đa ngành xuất phát từ: QHQT là lĩnh vực tổng hợp diễn ra
trên nhiều lĩnh vực khác nhau -> sử dụng kiến thức và phương pháp
- Cách tiếp cận riêng: xuất pháp từ các lý thuyết QHQT khác nhau: CN
Hiện thực, CN tự do, CN kiến tạo, CN Mác – Lênin,…
- Phương pháp (là nguyên tắc, cách thức tiến hành nghiên cứu và hoạt động
thực tiễn nhằm đạt được kết quả):
 Là lĩnh vực nghiên cứu thuộc về KHXH&NV -> sử dụng các phương
pháp phổ biến
CHƯƠNG II
CHỦ THỂ QUAN HỆ QUỐC TẾ
I. Khái niệm và phân loại chủ thể quan hệ quốc tế
1. Khái niệm
- Chủ thể quan hệ quốc tế là những thực thể chính trị - xã hội và cá nhân hoạt
động xuyên quốc gia, hoặc có các hoạt động xuyên quốc gia, hoặc có các hoạt
động có tác động, ảnh hưởng xuyên quốc gia, làm nảy sinh và phát triển các
mối quan hệ quốc tế. (HVBC&TT, giáo trình QHQT)
- Chủ thể quan hệ quốc tế là những thực thể đóng một vai trò có thể nhận thấy
trong quan hệ quốc tế. (Đại học KHXH&NV)
2. Phân loại chủ thể quan hệ quốc tế
- Phân loại:
 Khả năng thực hiện và gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế và tác động,
ảnh hưởng của các chủ thể vào quan hệ quốc tế:
+ Quốc gia có chủ quyền
+ Các tổ chức quốc tế
+ Các tổ chức chính trị - xã hội, các phong trào chính trị - xã hội
+ Các công ty xuyên quốc gia (TNC)
+ Các cá nhân
 Lấy quốc gia làm căn cứ trung tâm (tiêu chí phổ biến nhất):
+ Chủ thể quốc gia: quốc gia độc lập có chủ quyền
+ Chủ thể phi quốc gia: tổ chức quốc tế, TNC, các phong trào chính trị - xã
hội, các phong trào giải phóng dân tộc, cá nhân,…
II. Quốc gia
1. Khái niệm: là một thực thể pháp lý quốc tế và phải có các đặc tính sau:
- Có lãnh thổ
- Có dân cư thường xuyên
- Có nhà nước
- Có năng lực tham gia vào các quan hệ với các thực thể, quốc gia khác
Khái niệm: “Quốc gia là một phạm vi lãnh thộ có tính độc lập về phương
diện đối nội, đối ngoại, trong đó hình thành các cơ cấu không thể tách rời là
chính quyền, một cộng đồng người với yếu tố tập quán, thói quen, tín ngưỡng
và các đoàn thể” (Học viên BC&TT) -> được sự công nhận của các quốc gia.
2. Lãnh thổ quốc gia: là không gian địa lý mà quốc gia đó có chủ quyền, là yếu
tố rất quan trọng đối với một quốc gia.
- Diện tích: Nga; 17,1tr km2; Canada: 10tr; Trung Quốc: 9,6tr,…
3. Quốc gia – dân tộc:
- Dân tộc gắn liền với lãnh thổ. Với thuộc tính này, dân tộc độc lập
chỉ được hình thành vào thời kỳ hình thành phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Dân tộc và quốc gia đồng nhất với nhau
- Dân tộc gắn với những thuộc tính về tính cộng đồng, về ngôn ngữ
(tiếng nói – chữ viết), về đời sống văn hóa, những tập quán, tín
ngưỡng, được hình thành trong một quá trình lâu dài trong lịch sử
nhân loại.
- Dân tộc và quốc gia không đồng nhất với nhau. Mỗi quốc gia có
thể có nhiều dân tộc và một dân tộc có thể nằm ở nhiều quốc gia.
4. Quốc gia và Nhà nước
- Là hai khái niệm thường được dùng tương đương với nhau.
- Nhà nước cũng có các thuộc tính cơ bản như lãnh thổ, biên giới,
với các yếu tố bên trong như lịch sử, văn hóa, các cộng đồng, chủ
quyền… -> nhà nước và quốc gia là đồng nhất với nhau.
- Nhà nước như một tổ chức quyền lực, một thiết chế xã hội để xây
dựng và thực thi quyền lực. khi đó nhà nước là một bộ máy điều
hành quốc gia được tổ chức chặt chẽ, theo những thể chế khác
nhau và có những điều luật, nguyên tắc hoạt động khác nhau… ->
nhà nước và quốc gia khoogn đồng nhất với nhau
III. Các thuộc tính của quốc gia:
1. Chủ quyền quốc gia:
- Là khái niệm mang tính chính trị - pháp lý để xác định vị thế của
một quốc gia trong quan hệ quốc tế.
- Quốc gia là một tổ chức quyền lực có chủ quyền
- Các tổ chức đảng phái, công đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội
khác không có chủ quyền quốc gia.
- Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị - pháp lý và được thể
hiện ở 2 điểm:
 Trong quan hệ đối nội:
+ Là quyền tối cao của một đất nước, được thực hiện toàn bộ
quyền của mình trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình.
+ Hoạt động tổ chức, quản lý của chính quyền trên các mặt của
đời sống xã hội mà không bị và không thể bị chi phối, phụ
thuộc vào sự can thiệp, hạn chế của chính quyền bên ngoài.
 Trong quan hệ đối ngoại:
+ Biểu thị tính độc lập, tự quyết, tự khẳng định của một quốc
gia đối với các chủ thể quốc gia khác – là một tiêu chí cơ bản
để xác định quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
+ Là nền độc lập của một nước, một dân tộc không chịu sự phụ
thuộc vào quốc gia khác – là quyền tự quyết của một quốc gia
không bị chính quyền bên ngoài chi phối.

You might also like