BT đếm vô cơ 03

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

GV Tạ Việt Trung-0982198568-THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội-Đại Học KHTN

CHUYÊN ĐỀ ĐẾM TRONG VÔ CƠ – 03


Câu 41. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư.
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư. (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.
(e) Sục CO2 dư vào dd Ba(OH)2 (g) Cho lượng Cu vào lượng dư Fe2(SO4)3
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 42. Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, NaHSO4, Zn(OH)2. Số chất trong dãy tác dụng được với cả dung dịch
HCl và dung dịch NaOH là:
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 43. Cho các thí nghiệm sau
1. Thổi khí CO qua than nung nóng đỏ 2. Thổi khí CO2 qua nhôm nóng chảy
3. Cho đá vôi vào dd CH3COOH 4. Nung hh rắn Ca3(PO4)2, SiO2, C
5. Thổi khí CO dư qua MgO nung nóng. 6. Cho bột CuS vào dung dịch HCl.
7. Cho NaI vào dd FeCl3 8. Cho Na2S vào dung dịch Fe2(SO4)3
Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học (điều kiện cần thiết có đủ) là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
Câu 44. Cho các chất: FeO, FeCO3, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số chất bị dung dịch HNO3 loãng oxi hóa là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 45. Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học
là: A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 46. Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Dung dịch Ba(HCO3)2 + dung dịch NaOH dư. (2) Dung dịch HCl dư + dung dịch Na2CO3.
(3) Dung dịch bão hòa (NH4Cl + NaNO2) đun nóng nhẹ. (4) Cho dd HCl vào dd Fe(NO3)2
(5) Cho Al + vào dung dịch NaOH (6). Cho Ba vào dung dịch CuSO4
Số thí nghiệm có tạo thành chất khí là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 47. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ). (b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(c) Cho mẩu Na vào dung dịch AlCl3 (d) Cho Cu vào dung dịch AgNO3
(e) Cho Ag2S vào dung dịch HCl. (g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 + HCl
Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 48. Tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho dd chứa 4a mol HCl vào dd chứa a mol NaAlO2. 2. Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH
3. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2. 3. Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
4. Cho a mol KHSO4 vào dd chứa a mol NaHCO3. (g) Cho Mg dư vào dd HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4. B. 5. C. 2 D. 3
Câu 49. Cho các phát biểu sau:
1. Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.
2. Cho CO dư qua hồn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
3. Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
4. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
5. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3 C. 4 D. 5.
Câu 50. Trong các phát biểu sau:
(1) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa –3.
(2) Thành phần chính của phân bón suppephotphat kép là muối Ca(HPO4).
(3) Công thức của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
(4) Để tạo độ xốp trong một số loại bánh có thể dùng muối NH4NO2.
(5) Kim cương là tinh thể phân tử.
(6) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của Kali.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 4 C. 3 D. 1.
Câu 51. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (2) Cho bột Zn vào luợng du dung dịch HCl.
(3) Dẫn khí H2 du qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng (4) Cho Ba vào luợng du dung dịch CuSO4.
(5) Cho dd Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (6) Cho
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu đuợc kim loại là
A. 5. B. 2 C. 4. D. 3.
GV Tạ Việt Trung-0982198568-THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội-Đại Học KHTN
Câu 52. Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2. (2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho Ba vào dung dịch NaHSO3. (4) Cho Mg vào dung dịch NaHSO4.
(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2. (6) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm vừa có khí bay ra vừa có kết tủa là:
A. 5. B. 4 C. 2. D. 3.
Câu 53. Cho các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Pb, Cu, Ag. Số kim loại tác dụng với Fe(NO3)3 trong dung dịch?
A. 5. B. 4. C. 6 D. 3.
Câu 54. Cho các cặp chất sau:
(1) Khí NH3 và khí Cl2. (2) Khí H2S và dung dịch FeCl3.
(3) Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (4) CuS và cặp dung dịch HCl.
(5) Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2. (6) Dung dịch KMnO4 và khí SO2.
(7) Hg và S. (8) Khí Cl2 và dung dịch NaOH.
(9) Thổi N2 qua Li (10) Cho FeSO4 vào dd gồm KMnO4 + H2SO4 loãng
Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
A. 10. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 55. Cho dãy các chất sau: KHCO3; Ba(NO3)2; SO3; KHSO4; K2SO3; K2SO4; K3PO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng
với dung dịch BaCl2 là:
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 57. Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong
số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al, H2S?
A. 6. B. 8. C. 5. D. 7.
Câu 58. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung NaHCO3 rắn. (2) Nung chất rắn K2CO3.
(3) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư. (4) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(5) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (6) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 59. Cho dãy các kim loại: K; Zn; Ag; Al; Fe. Số kim loại đẩy được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4 là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 60. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (b) Cho dung dịch K2S vào dung dịch FeCl3.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2. (d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3
(e) Cho miếng Na vào dung dich CuSO4. (g) Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B.6 C. 5 D. 3.
Câu 61. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chứa 1 muối tan là:
A. 2. B. 1. C. 4 D. 3
Câu 62. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a). Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (b). Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH
(c). Cho KHSO4 vào dung dịch NaOH tỷ lệ mol 1 : 1 (d). Cho hh Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dd HCl dư
(e). Cho CuO vào dung dịch HNO3 (f). Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ
Số thí nghiệm thu được 2 muối là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 63. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho dd HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 vào dd BaCl2 dư (6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
(7) Cho Ba(OH)2 dư vào ZnSO4. (8) Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, tổng số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 64. Cho các phát biểu sau:
(1) Photpho trắng có cấu trúc tinh thể phân tử, photpho đỏ có cấu trúc polime
(2) Dung dịch FeCl3 có màu vàng
(3) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp thực phẩm, thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
(4) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt thủy tinh, bột mài.
(5) H3PO4 là axit ba nấc
(6) CO cháy trong oxi hoặc không khí cho ngọn lửa màu lam nhạt, tỏa nhiều nhiệt.
Số phát biểu đúng là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
GV Tạ Việt Trung-0982198568-THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội-Đại Học KHTN
Câu 65. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH. (2) Cho phân ure vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(3) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng. (4) Cho P vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(5) Cho Al4C3 vào nước. (6) Cho phèn chua vào nước cứng toàn phần.
(7) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3. (8) Cho Na2S vào dd FeCl2
Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là:
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 66. Cho các phát biểu sau:
(1) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của kali trong phân.
(2) Phân lân có hàm lượng photpho nhiều nhất là supephotphat kép (Ca(H2PO4)2)
(3) Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và quặng cacnalit.
(4) Photpho đỏ không tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ.
(5) Đốt metan trong khí clo sinh ra CCl4.
(6) Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 67. Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau :
(a) Fe3O4 và Cu (1:1) (b) Na và Zn (1:1) (c) Zn và Cu (1:1)
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) (e) FeCl2 và Cu (2:1) (g) FeCl3 và Cu (1:1)
Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 68. Cho các phát biểu sau:
(1) Khí gây ra mưa axit chủ yếu là SO2 và NO2. (2) Khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính chủ yếu là CO2 và CH4.
(3) Seduxen, mocphin... là các chất gây nghiện. (4) Đốt than đá dễ sinh ra khí CO là chất khí rất độc.
(5) Metanol có thể dùng để uống như etanol.
Số phát biểu sai là:
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 69. Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2–5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 70: Có các quá trình điều chế sau:
(1) Cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi sản xuất CO2.
(2) Nung SiO2 với Mg ở nhiệt độ cao để sản xuất Si.
(3) Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, sản xuất N2.
(4) Dùng NH3 để sản xuất HNO3.
(5) Nung quặng photphorit với cát và than cốc, sản xuất P.
(6) Dùng N2 và H2 sản xuất NH3
Số quá trình điều chế được dùng trong công nghiệp hiện nay là
A. 3 B. 4 C. 6 D. 5
Câu 71. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng
(b) Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô
(c) Thủy tinh có cấu trúc vô định hình, khi đun nóng, nó mềm dần rồi mới chảy
(d) Than chì là tinh thể có ánh kim, dẫn điện tốt, có cấu trúc lớp
(e) Ở điều kiện thường photpho đỏ có khả năng phản ứng mạnh hơn photpho trắng
(f) Trong tự nhiên, dạng hợp chất chứa nitơ phổ biến nhất là các muối nitrat như NaNO3, KNO3, còn được gọi là diêm tiêu
Số phát biểu đúng là:
A. 5 B. 6 C. 4 D. 3
Câu 72. Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng nhiệt phân hoàn toàn các muối nitrat sản phẩm luôn thu được chất rắn.
(b) Có thể tồn tại dung dịch các chất: Fe(NO3)2, H2SO4, NaCl.
(c) SO3 chỉ có tính oxi hóa.
(d) Các nguyên tố thuộc nhóm IA gọi là kim loại kiềm.
(e) Tro thực vật chứa K2CO3 là một loại phân bón.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 73. Cho các phát biểu sau:
(a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
GV Tạ Việt Trung-0982198568-THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội-Đại Học KHTN
(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.
(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2, CH4 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây hiệu ứng nhà kính.
(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 74. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho a mol Mg vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3
(2) Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 3a mol HNO3 thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất
(3) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3
(4) Sục a mol khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2
(5) Cho dung dịch chứa 4a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 75. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) NaHS + NaOH → (2) Ba(HS)2 + KOH →
(3) Na2S + HCl → (4) CuSO4 + Na2S →
(5) FeS + HCl → (6) NH4HS + NaOH →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (3), (4), (5). B. (1), (2). C. (1), (2), (6). D. (1), (6).
Câu 76. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaSO3 → (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Câu 77. Cho các cặp chất : (1) Na2CO3 + BaCl2. (2) (NH4)2CO3 + Ba(NO3)2. (3) Ba(HCO3)2 + K2CO3. (4) BaCl2 + MgCO3.
Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (4). D. (3), (2).
Câu 78. Cho phản ứng hóa học:
1. NaOH + NaHCO3 ⎯⎯ → Na2CO3 + H2O 2. NaOH + HCl ⎯⎯ → NaCl + H2O
3. 3HCl + Fe(OH)3 ⎯⎯
→ FeCl3 + 3H2O 4. KOH + HNO3 ⎯⎯
→ KNO3 + H2O.
5. NaOH + NH4Cl ⎯⎯
→ NaCl + NH3 + H2O 6. NaOH + CH3COOH→CH3COONa + H2O
7. 2KHSO4 + 2NaOH→K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O
Số phản ứng hóa học có cùng phương trình ion thu gọn H+ + OH- ⎯⎯ → H2O là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6
Câu 79. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO 3)3.
(b) Sục khí CO 2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na 2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO 3)2.
(d) Cho bột Fe (dư) vào dung dịch FeCl 3.
(e) Sục khí NO 2 (dư) vào dung dịch NaOH.
(f) Cho 3 mol Fe(NO 3)2 vào dung dịch chứa 0,38 mol HNO 3 (NO là sản phẩm khử duy nhất).
Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chứa 1 muối tan là:
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 80. Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau:
(a) Al và Na (1 : 2) vào nước dư. (b) Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) vào nước dư.
(c) Cu và Fe2O3 (2 : 1) vào dung dịch HCl dư. (d) BaO và Na2SO4 (1 : 1) vào nước dư.
(e) Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư. (f) BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) vào dung dịch NaOH dư.
Số hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và chỉ tạo thành dung dịch trong suốt là:
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6

You might also like