Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

II.

THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ
TRƯỜNG
1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường
a) Khái niệm thị trường và phân loại thị trường
Thị trường phát triển và gắn liền với phát triển sản xuất hàng hóa cùng với đó là sự
phát triển nhanh chóng của sản xuất và trao đổi, khái niệm cũng dần có những có
những quan niệm khác nhau

- Theo nghĩa hẹp: thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa
các chủ thể kinh tế với nhau. Tại đó, người có nhu cầu về hàng hóa dịch vụ sẽ
nhận được thứ mình cần và ngược lại, người có hàng hóa và dịch vụ sẽ nhận được
số tiền tương ứng với hàng hóa đó. Thị trường có biểu hiện dưới hình thái cụ thể
như là chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, văn phòng dịch vụ hay du lịch
- Theo nghĩa rộng: thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi,
mua bán hàng hóa trong xã hội , được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh
tế, xã hội nhất định. Trong nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh
tế bao gồm cung, cầu, giá cả: quan hệ trong nước, ngoài nước ,… cùng với đó là
các yếu tố kinh tế như nhu cầu (người mua hàng): người bán tiền- hàng: dịch vụ
mua bán
 Phân loại thị trường
- Dựa vào vai trò của người mua, người bán trên thị trườngchia thành :
+ Thị trường người bán
+ Thị trường người mua
- Dựa vào phạm vi hoạt động ta chia thành 2 loại:
+ Thị trường trong nước hay gọi cách khác là ( thị trường dân tộc)
- Dựa vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường ta có 4 loại:
+ Thị trường tự do
+ Thị trường có điều tiết
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
- Căn cứ vào yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất chia thành:
+ Thị trường các yếu tố đầu vào
+ Thị trường hàng hóa đầu ra

b) Vai trò của thị trường


Trong việc trao đổi hàng hóa và trong sản xuất kinh doanh thị trường có vai trò rất
quan trọng. Vai trò đó được thể hiện như sau:
- Thi trường vừa là điều kiện, vừa là môi trường cho sản xuất phát triển
Sản xuất hàng hóa càng phát triển thì sản xuất ra càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì
thị trường cũng phát triển và mở rộng theo. Và sự mở rộng thị trường đến lượt nó
thúc đẩy cho sản xuất phát triển.
- Thị trường là đầu ra của sản xuất, là cầu nối của sản xuất với tiêu dùng
Thi trường luôn đặt ra các nhu cầu về tiêu dung buộc các doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển thì phải luôn nắm bắt và việc định hướng mục tiêu cũng phải xuất
phát từ nhu cầu trên thị trường
- Thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng
đắn của chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế
+ Trong quá trình hoạt đọng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có sự tính
toán cân nhắc trước khi ra quyết định, khi các thị trường chấp nhận khách hàng ưa
chuộng sản phẩm hàng hóa thì phương án kinh doanh của doanh nghiệp mới được
coi là có hiệu quả. Do đó thị trường chính là thước đo hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
+ Thị trường điều chỉnh sản xuất, liên kết nền kinh tế thành một thể thống nhất,
gắn với quá trình kinh tế trong nước với quá trình kinh tế thế giới. Để sản xuất
hàng hóa, xã hội phải bỏ ra chi phí sản xuất và lưu thông. Vì thế thị trường là nơi
kiểm nghiệ chi phí và thực hiện yêu cầu quy luật tiết kiệm lao động xã hội
- Thị trường là khách quan:
Các chủ thể kinh tế không có khả năng làm thay đổi thị trường và ngược lại, phải
tiếp cận để thích ứng với thị trường nhằm xác định thế mạnh kinh doanh trên cơ
sở đòi hỏi của thị trường

You might also like