Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

4.

Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam


Khái niệm con người
Theo chủ nghĩa Mác-Lenin, con người là một sinh vật có đặc tính xã hội với trình độ phát
triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên
tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quan niệm về con người của Hồ Chí Minh được cụ thể hóa
không chỉ dừng lại ở phương diện tự nhiên và xã hội mà còn bao hàm cả cá nhân, cộng
đồng, giai cấp, dân tộc nhân loại. Với các nội dung cơ bản như: tư tưởng về giải phóng
nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, tư tưởng về con người (vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng), tư tưởng về phát triển con người toàn diện.

Tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc

Đấu tranh giải phóng nhân dân lao động, giai cấp vô sản và giai cấp nông dân dưới sự
lãnh đạo của giai cấp vô sản không chỉ để giải phóng chính bản thân giai cấp vô sản mà
cò để giải phóng toàn thể dân tộc khỏi áp bức, bóc lột. Công cuộc giải phóng đí chỉ được
hoàn thành khi các giai cấp bị bóc lột, các dân tộc bị áp bức và những người lao động
phạm vi toàn thế giới được thoát khỏi ách áp bức nô lệ. Theo đó, việc thực hiện cách
mạng vô sản là cách duy nhất để thắng lợi và thắng lợi hoàn toàn, triệt để.

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh chủ trương về tư tưởng giành độc lập, tự do cho quốc gia,
dân tộc cũng bởi ảnh hưởng một phần từ bối cảnh lịch sử của Việt Nam ta. Đây là một tư
tưởng tưởng bất hủ, nên được áp dụng cho mọi quốc gia được Hồ Chí Minh kế thừa từ
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ “Độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của quốc gia,
dân tộc”. Tư tưởng này được xem như là điểm xuất phát cho các tư tưởng về sau, cũng là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

Việc giành lại độc lập, tự do dân tộc và bảo vệ được nền độc lập và tự do ấy không chỉ
là mục tiêu suốt đời của Hồ Chí Minh mà còn của cả dân tộc Việt Nam ta. Dân tộc Việt
Nam “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”. Và quan trọng, Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng tư tưởng giải phóng dân tộc
cần phải được chính các dân tộc bị áp bức, bóc lột thực hiện chứ không ai khác. Quan
điểm không chỉ dừng lại ở lĩnh vực lý luận mà còn đưa vào thực tiễn bằng cách vận động
tuyên truyền tới quần chúng cách mạng. Tiêu biểu nhất là “Bản án Chế độ thực dân
Pháp” được chính Hồ Chí Minh viết bằng tiếng Pháp trong những năm 1921-1925 có
đoạn trích nói rằng: “Hỡi anh em ở các thuộc địa… chúng tôi xin nói với anh em rằng,
công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh
em”. Đây là quan điểm thể hiện rõ lập trường và sáng tạo từ tư tưởng các nhà kinh điển
chủ nghĩa Mác-Lenin của Hồ Chí Minh đã đưa vào thực tiễn ở cách mạng Việt Nam.
Tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng, đi từ thực tiễn chứng minh tư tưởng
này hoàn toàn đúng đắn. Ngoài ra, với Hồ Chí Minh, độc lập, tự do chỉ là điều kiện cần,
là tiền đề tiên quyết. Phải làm sao xây dựng và bảo vệ tốt một chế độ xã hội mới sau đó
mới là điều kiện đủ để có một tương lai tươi sáng đến với dân tộc.

Tư tưởng về con người


Con người chính là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Đây là tư tưởng xuyên suốt và
thống nhất trong kho tàng lý luận của Hồ Chí Minh. Trong đó, như đã nhắc đến ở trên
đấu tranh cách mạng nhằm giành lấy độc lập, tự do dân tộc là nội dung cơ bản đầu tiên, là
tiền đề phát triển con người. Ngoài ra, một trong những tư tưởng nổi bật của Hồ Chí
Minh đưa vào vận dụng thực tiễn Việt Nam “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh
phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Thực chất đây là tư tưởng con người
không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của Cách mạng, động lực quan trọng trong
việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Theo Hồ Chí Minh, các sự nghiệp đấu tranh để
giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và củng cố chế độ xã hội mới
với sự dân chủ, văn minh, công bằng,… xét cho cùng cũng là vì hạnh phúc, vì sự mong
muốn phát triển toàn diện của con người. Thế nên, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng
những thành quả, sự nghiệp cách mạng đều là của dân, do dân là vì dân.

Thừa hưởng từ tư tưởng đó, việc phát huy vai trò con người ở Việt Nam trong điều kiện
hiện nay đã được Đảng ta chú trọng nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng, trong các văn
kiện của Ban Chấp hành Trung ương, trong các chủ trương, chính sách, quản lý và điều
hành về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung. Đảng ta vừa nhấn mạnh việc đấu
tranh không khoan nhượng với vấn đề biến chất, suy thoái về mặt chính trị, tư tưởng đạo
đức vừa đưa ra giải pháp ngăn những thói xấu, những đặc điểm tiêu cực của người dân
Việt Nam đang làm đình trệ sự phát triển của chính người dân và xã hội. Ngoài ra, Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh về việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng
đúng và đủ yêu cầu phát triển đất nước ngày nay.

Tư tưởng về phát triển con người toàn diện


Từ tư tưởng về con người, ta cần có một kế hoạch tối ưu nhất về lâu dài cho đất nước
đó là phải luôn tiếp tục phát triển con người, Hồ Chí Minh đã nhìn ra điều này và Tư
tưởng về phát triển con người toàn diện là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về con người. Sinh thời Hồ Chí Minh đã từng nói “Có tài mà không có đức là
người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Con người toàn diện là
con người có cả đức và tài, trong đó, đức là gốc. Đức ở đây chính là đạo đức, nhưng đây
không phải đạo đức thủ cựu (bảo thủ), mà là một đạo đức mới, vĩ đại. Người có “Đức”
này biết tôn trọng và bảo vệ chân lý, dám đấu tranh vì lợi ích chung của Đảng, của dân
tộc, của loài người chứ không còn là vì lợi ích của cá nhân. Yêu cầu cơ bản nhất của đạo
đức chính là trung với nước, hiếu với dân, yêu thương co người, có đủ tố chất cần, kiệm,
liêm, chính.
“Tài” chính là năng lực, tài năng, kiến thức, kinh nghiệm sống của con người để đáp
ứng được các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh
khó khăn, những tình huống lắt léo. Được thể hiện qua việc không ngừng học tập, trau
dồi kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật và lý luận. Người có “Tài”
là nguyện đem hết tài năng đang có của mình ra để phục vụ cho Tổ quốc, nhân dân. Điều
này rất đáng được trân trọng, tôn vinh.
Đúng như Hồ Chí Minh nói, trong một con người, “Tài” và “Đức” luôn phải song hành
cùng nhau. Dù cho đây là hai phạm trù khác nhau nhưng giữa chúng luôn có một mối liên
hệ vô hình chung. Đương nhiên, trong mỗi chúng ta cái “Tài” lẫn cái “Đức” không phải
ngẫu nhiên mà có, hai chữ ấy phải được trau dồi, vun đắp từ từ và phải được giáo dục
ngay từ khi còn bé. Việc dạy chữ (dạy cái tài) và “trồng” người (dạy cái đức) phải luôn
luôn đi song song với nhau, không được xem nhẹ hay thậm chí buông bỏ một trong hai.
Chỉ có như vậy, con người mới phát triển toàn diện được.
Ngoài ra, ta cũng cần phải có:
- Tinh thần yêu nước, tự cường đân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc, có ý chí vương lên
quyết đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
- Đoàn kết với công dân trên thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì nền hòa bình và tiến bộ
xã hội. Cũng như có ý thức tập thể, đoàn kết, đấu tranh vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, có ý thức bảo vệ và
cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì
lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và
thể lực.
Với giai đoạn cách mạng hiện nay, với mục tiêu phát huy tốt vai trò con người, Đảng
Công Sản Việt Nam đã quyết tâm thực hiện nhiều giải pháp khác nhau như: Thực hiện
các chính sách về kinh tế và xã hội nhắm đến dân và vì dân; luôn phải đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực đặc biệt chú trọng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ; tuyên truyền giáo
dục; động viên kịp thời các hiện tượng tích cực của con người trong xã hội,…

10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:


1. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được xem là gì của cách mạng?
A. Mục tiêu của cách mạng
B. Động lực của cách mạng
C. Tiềm năng của cách mạng
D. Vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
2. Ở Việt Nam, giải phóng nhân dân lao động gắn liền với gì?
A. Giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc
B. Giải phóng nhà nước và giải phóng dân tộc
C. Giải phóng giai cấp và giải phóng cách mạng
D. Cả A, B, C đều sai
3. Cách mạng nào mới có thể giành thắng lợi hoàn tòa và triệt để trong công cuộc
giải phóng nhân dân, giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc?
A. Cách mạng tư sản
B. Cách mạng vô sản
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
4. Theo Hồ Chí Minh, độc lập và tự do mới chỉ là điều kiện cần. Vậy còn điều kiện
đủ là gì?
A. Xây dựng lòng tin yêu của nhân dân
B. Xây dựng một chế độ xã hội mới
C. Xây dựng lại thiệt hại chiến tranh gây ra
D. Cả 3 câu trên đều sai
5. Theo Hồ Chí Minh, nên phát triển con người theo cách nào?
A. Phát triển toàn diện
B. Phát triển đạo đức
C. Phát triển tài năng
D. Phát triển thể hình thể chất
6. Hồ Chí Minh cho rằng con người phải nên có những điều gì tất yếu?
A. Có tài và có đức
B. Có tài và có kinh tế vững chắc
C. Có tài, có đức và có kinh tế vững chắc
D. Cả B,C đều sai
7. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng sự nghiệp và thành quả của cách mạng là của ai,
do ai và vì ai?
A. Nhà nước
B. Anh hùng, liệt sĩ
C. Nhân dân
D. Tư sản
8. Hồ Chí Minh nhấn mạnh tư tưởng giải phóng dân tộc phải được chính ai thực
hiện?
A. Nhân dân toàn thế giới
B. Bộ máy nhà nước
C. Các dân tộc bị áp bức, bóc lột
D. Cả A, B, C đều sai
9. Độc lập và tự do là quyền bất khả xâm phạm của quốc gia, dân tộc, là tư tưởng
được Hồ Chí Minh kế thừa từ?
A. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
B. Tuyên ngôn độc lập của Pháp
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều sai
10. Hiện nay, Đảng ta chú trọng nhấn mạnh việc phát huy gì trong các kỳ đại hội
Đảng?
A. Phát huy vai trò kinh tế
B. Phát huy vai trò con người
C. Phát huy vai trò văn hóa xã hội
D. Phát huy vai trò quân sự

You might also like