Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ÔN TẬP NLKT

1- Học các tài khoản:

- Các tài khoản thường gặp:


+ Tài khoản tài sản: SDDK và SDCK: bên Nợ, PS tăng ghi Nợ, PS giảm: ghi Có
TK 111, TK 112, TK 131(tên người mua), TK 133, TK 141 (tên người tạm ứng), các TK
của hàng tồn kho: 152, 153, 154, 155, 156, TK 211, TK 214
+ Tài khoản nguồn vốn: SDDK và SDCK: bên Có, PS tăng ghi Có, PS giảm: ghi Nợ
TK 331(tên người bán), TK 333, TK334, TK 338, TK 341, TK 411, TK 414, TK 421, TK
441
+ Các TK phản ánh doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh: Không có
SDDK và SDCK, TK Doanh thu: ghi Nợ, Có giống TK Nguồn vốn, TK Chi phí: ghi
Nợ, Có giống TK Tài sản
TK 511, TK 515, TK 711, TK 621, TK 622, TK 627, TK 632, TK 635, TK 641, TK 642,
TK 811, TK 911

2- Kế toán tiền lương

- Tạm ứng lương cho CNV: trả trước tiền lương

Nợ TK 334 tiền lương phải trả

Có TK 111, 112 tiền mặt, tiền gởi

- Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả CNV: ...

Nợ TK 622 tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất

Nợ TK 627 tiền lương quản lý phân xưởng SX, công nhân phục vụ sản xuất

Nợ TK 641 tiền lương bộ phận bấn hàng

Nợ TK 642 tiền lương bộ phận QLDN

Có TK 334 tiền lương phải trả

Nhở: “Tiền lương của bộ phận nào thì tính vào chi phí của bộ phận đó”

- Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của CNV

Nợ TK 334 tiền lương phải trả

Có TK 141 tạm ứng

Có TK 3383, 3384, 3386 BHXH, BHYT, BHTN

1
Có TK 1381, 1388 các khoản bồi thường

- Thanh toán (trả) các khoản phải trả CNV bằng tiền

Nợ TK 334

Có TK 111, 112

3- Kế toán các khoản trích theo lương

- Hàng tháng căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả CNV trong tháng trích BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí

Nợ TK 622 23,5% tiền lương CNTTSX

Nợ TK 627 23,5% tiền lương nhân viên phân xưởng

Nợ TK 641 23,5% tiền lương bán hàng

Nợ TK 642 23,5% tiền lương QLDN

Nợ TK 334 10,5% tổng lương

Có TK 338 34% tổng lương

4- Kể toán xuất kho CCDC cho sản xuất kinh doanh:

Xuất CCDC dùng cho các bộ phận loại phân bổ 1 lần (100%)

Nợ TK 627, 641, 642 Giá trị CCDC xuất dùng

Có TK 153 Nhớ: “CCDC xuất dùng ở đâu thì tính vào chi phí bộ phận đó”

Xuất dùng CCDC loại phân bổ dần (nhiều lần) - Phản ánh giá trị CCDC xuất dùng

Nợ TK 242 giá trị CCDC xuất dùng

Có TK 153 Ghi theo giả xuất kho

- Phản ánh số phân bổ 1 kỷ (1 lần)

Nợ TK 627, 641, 642 số phân bổ 1 lần

Có TK 242

SỐ PHÂN BỎ 1 LẦN = GIÁ TRỊ XUẤT DÙNG : SỐ LẦN PHÂN BỐ

5- Kế toán các dịch vụ mua ngoài: điện, nước, thiện thoại...

2
Nợ TK 627, 641, 642, ...

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331, ...

Nhớ: “Dịch vụ mua ngoài dùng ở đâu thì tinh vào chi phí bộ phận đó”

6- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, sử dụng TK 621, 622, 627

Tập hợp CPSX toàn DN là giai đoạn quan trọng trong quá trình tổ chức hạch toán. Nó là căn cứ
để tính giá thành SP, dịch vụ

CPSX tập hợp theo khoản mục Chi phí:

Nợ TK 621 Tập hợp CP NVT TT

Nợ TK 622 Tập hợp CP NC TT

Nợ TK 627 Tập hợp CP SXC

Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK thích hợp (152, 334, 153,...)

Nhớ: “Trên thực tế tập hợp theo tiến độ phát sinh, không tập hợp bằng 1 bút toán”

7- Tính giá thành

a. Kết chuyển chi phí sx tính giá thành (tổng hợp chi phí)

Cuối kỳ, kết chuyển (tổng hợp) CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC vào TK 154 để tính giá thành:

Nợ TK 154 CPSX phát sinh trong kỳ

Có TK 621 CPNVLTT

Có TK 622 CPNCTT

Có TK 627 CPSXC

Lưu ý: TK 154 là TK dùng để tổng hợp CP tính giá thành

b. Công thức tính giá thành giản đơn

3
Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ
SX đơn giản, khép kín, tổ chức SX nhiều và chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ, liên tục, đối tượng
tính giá thành tương đối phù hợp với đối tượng tập hợp CPSX.

Công thức tính:

Gọi:

Z: tổng giá thành

Zđv: giá thành đơn vị Dck: giá trị sản phẩm dở dang (SPDD) cuối kỳ: SD CK TK 154

Dđk: giá trị SPDD đầu kỳ: SD ĐK TK 154

C: Chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ Q: số lượng sản phẩm hòan thành

Vậy: Z = Ddk + C - Dck

Zdv = Z/Q

Nhớ: “Giá thành = giá vốn của DNSX”

c. Nhập kho thành phẩm, gởi bán hoặc bán trực tiếp

Nợ TK 155 giá trị thành phẩm nhập kho

Nợ TK 157 giá trị sản phẩm gởi bán

Nợ TK 632 giá vốn hàng bán (bán tại phân xưởng SX không nhập kho thành phẩm)

Có TK 154 giá thành thực tế trong kỳ

Quy trình SXKD của DNSX:

(1) Tập hợp CPSX => (2) Kết chuyển CPSX => (3) Tìm giá trị SP dỡ dang (nếu có) => (4)
Tính Z => (5) Nhập kho TP => (6) Xuất bán: GV & GB = (7) XĐKQKD.

8- Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Phản ánh giá vốn: Căn cú vào giá thành: chính là giá xuất kho

Nợ TK 632 giá vốn

Có TK 155, 154

Phản ánh Doanh thu: giá bán

Nợ TK 111, 112, 131 số tiền thanh toán

4
Có TK 511 doanh thu chưa thuế = giá bán chưa thuế

Có TK 33311 số thuế (nếu có) GTGT đầu ra

9- Kế toán mua hàng hóa


Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 156 – Hàng hóa
- Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa:
- Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa:
Định khoản kế toán mua hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên.
(1) Hàng hóa mua ngoài nhập kho doanh nghiệp, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng
từ có liên quan:
- Khi mua hàng hóa, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (1561) : giá mua của hàng hóa
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (thuế GTGT đầu vào)
Có các TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán).
Phản ánh chi phí thu mua hàng hoá, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (1562): chi phí thu mua hàng hóa
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,...
10- Kế toán bán hàng theo phương thức tiêu thụ trực tiếp
(1) Phản ánh giá vốn hàng hóa xuất bán
Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán
Có TK 156 (1561) : giá mua hàng hóa
(2) Phản ánh doanh thu:
- Trường hợp DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ các TK 111, 112, 131,. . . (Tổng giá thanh toán)
Có TK 5111 - Giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311: Thuế GTGT đầu ra).
11- Kế toán tập hợp chi phí bán hàng

Nợ TK 641 CP BH

5
Nợ TK 133 thuế GTGT

Có TK 111, 112, 152, ... số thanh toán

12- Phát sinh các khoản giảm doanh thu; Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại

Nợ TK 521

Nợ TK 33311

Có TK 111, 112, 131 (tên khách hàng)

13- Phát sinh doanh thu tài chính, thu nhập khác

Nợ TK 111, 112, 131, ...

Có TK 515, 711

Có TK 33311

14- Kế toán tập hợp chi phí quản lý DN, chi phí tài chính, chi phí khác

Nợ TK 642, 635, 811, ... CP QLDN, CP HĐ TC, CP khác

Nợ TK 1331 thuế GTGT

Có TK 111, 112, 152,... số thanh toán

15- Kế toán xác định kết quả kinh doanh của DNSX

a. Phản ánh giảm trừ doanh thu (nếu có): kết chuyển tính doanh thu thuần

Nợ TK 511 doanh thu (giảm)

Có TK 521 các khoản giảm doanh thu

b. Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911tính lãi (lỗ)

Nơ TK 511, 515, 711 các khoản doanh thu

Có TK 911 xác định kết quả (A)

A: Tổng DT thuần để tính lợi nhuận kế toán

Doanh thu thuần = Tổng DT – Các khoản giảm DT

c. Kết chuyển chi phí vào TK 911 để tính lãi (lỗ)

6
Nợ TK 911 xác định kết quả (B)

Có TK 632 chi phí giá vốn

Có TK 635 chi phí tài chính

Có TK 641 chi phí bán hàng

Có TK 642 chi phí quản lý DN

Có TK 811 chi phí khác

B: Tổng CP để tính lợi nhuận kế toán (LN trước thuế TNDN)

Từ đây:

⇒ LN kế toán (LN TRƯỚC THUẾ TNDN) = A – B = Có TK 911 – Nợ TK 911

* Để đơn giản: DN được miễn thuế TNDN thì LN sau thuế TNDN = LN trước thuế TNDN

d. Kết chuyển lãi (lỗ) sau thuế TNDN

Lãi: = A – B – y => 0

Nợ TK 911 xác định kết quả

Có TK 421 lợi nhuận chưa phân phối

Lỗ = A – B – y = < 0

Nợ TK 421 lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 911 xác định kết quả

(nếu A – B – y = 0, thì không kết chuyển)

16- Ví dụ về mua bán hàng hóa


Tại một doanh nghiệp có các tài liệu như sau:

1- Mua hàng hóa nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 30.000.000, thuế GTGT được khấu
trừ 10%, chưa thanh toán cho người bán Hùng Dũng
2- Hàng hóa xuất bán trong kỳ trị giá 10.000.000, giá bán chưa thuế là 14.000.000 đ, thuế
GTGT là 1.400.000 đ và thu bằng tiền gửi ngân hàng.
3- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ:
a-Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên bán hàng 300.000 đ, nhân viên quản lý doanh
nghiệp 500.000 đ.
b- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí và trừ lương theo qui định.

7
c- Khấu hao TSCĐ tính vào chi phí bán hàng 400.000 đ, chi phí quản lý doanh nghiệp
600.000đ.
4- Các khoản giảm doanh thu không có phát sinh
5- Doanh thu hoạt động tài chính. Chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác: không có
phát sinh
6- Thuế suất thuế TNDN là 20%
Yêu cầu:
Cuối kỳ kế toán đã kết chuyển các khoản có liên quan để xác định kết quả kinh doanh.

Giải:
1. Mua hàng hóa nhập kho, thuế GTGT 10% được khấu trừ, chưa thanh toán
Nợ TK 156 30.000.000
Nợ TK 1331 3.000.000
Có TK 331( Hùng Dũng) 33.000.000

2. Hàng hóa xuất bán trong kỳ ghi giá vốn và giá bán
a Giá vốn của sản phẩm xuất bán
Nợ TK 632 10.000.000
Có TK 156 10.000.000
b Giá bán, thuế GTGT đầu ra, thu bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 112 15.400.000
Có TK 511 14.000.000
Có TK 33311 1.400.000
3. Tính lương phải trả các bộ phận, trích các khoản theo lương, tính khấu hao
a Tiền lương phải trả các bộ phận
Nợ TK 641 300.000
Nợ TK 642 500.000
Có TK 334 800.000
b Trích các khoản theo lương như qui định hiện hành
Nợ TK 334: 84.000 (800.000 x 10,5%)
Nợ TK 641: 70.500 (300.000 x 23,5%)
Nợ TK 642: 117.500 (500.000 x 23,5%)
Có TK 338: 272.000 (800.000 x 34%)
c Khấu hao TSCĐ tính vào chi phí
Nợ TK 641: 400.000
Nợ TK 642: 600.000
Có TK 214: 1.000.000
4. Kết chuyển DT thuần, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí QLDN
a Kết chuyển doanh thu thuần
DT thuần = 14.000.000 – 0 = 14.000.000
Nợ TK 511: 14.000.000
8
Có TK 911: 14.000.000
b Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911: 10.000.000
Có TK 632: 10.000.000
c Kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK 911: 770.500
Có TK 641: 770.500
d Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911: 1.217.500
Có TK 642: 1.217.500
5. Tính thuế TNDN phải nộp ghi chi phí thuế TNDN hiện hành
Thuế TNDN phải nộp = (14.000.000 – 10.000.000 – 770.500 – 1.217.500) x 20%
= 2.012.000 x 20% = 402.400
Nợ TK 821: 402.400
Có TK 3334: 402.400
6. Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào TK Xác định KQKD
Nợ TK 911: 402.400
Có TK 821: 402.400
7. Kết chuyển lợi nhuận sau thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN = 2.012.000 – 402.400 = 1.609.600
Nợ TK 911: 1.609.600
Có TK 421: 1.609.600
Ghi chú: Nếu DN được miễn thuế TNDN thì lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế:
là 2.012.000
Kế toán định khoản:
Nợ TK 911: 2.012.000
Có TK 421: 2.012.000

You might also like