Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN:


PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA TÚI THÂN
THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN UFM Ở CƠ SỞ THỦ ĐỨC

GVHD: Hồ Xuân Tiến

Sinh viên thực hiện: Mã số sinh viên:


1.Nguyễn Hoàng Minh Trí 2121012034
2.Võ Văn Linh 2121012139
3.Hoàng Kiều Linh 2121012172
4.Bùi Toàn Phú 2121012860
5.Nguyễn Thị Hậu 2121013037
Lớp học phần: 2231101130408

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN:


PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA TÚI THÂN
THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN UFM Ở CƠ SỞ THỦ ĐỨC

GVHD: Hồ Xuân Tiến

Sinh viên thực hiện: Mã số sinh viên:


1.Nguyễn Hoàng Minh Trí 2121012034
2.Võ Văn Linh 2121012139
3.Hoàng Kiều Linh 2121012172
4.Bùi Toàn Phú 2121012860
5.Nguyễn Thị Hậu 2121013037
Lớp học phần: 2231101130408

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022


LỜI CÁM ƠN
Thông qua quá trình học tập và đúc kết kiến thức, thì chúng em nhận thấy được những trở ngại
ngăn cản chúng em về mặt kiến thức. Nhưng với sự giúp đỡ cũng như chỉ dẫn của thầy qua
các buổi học ngắn ngủi thì đó thật sự là những bài học quý giá đối với chúng em. Và chúng
em gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Hồ Xuân Tiến -người đã bỏ bao công sức và là người
hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình học môn Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh.
Không chỉ chúng em học được những kiến thức rập khuôn trong sách vở mà đồng thời chúng
em còn học được những điều hay, mà có thể là những đặc trưng của những giáo viên mang
đến cho chúng em. Việc giảng viên giảng dạy cho sinh viên là điều tất yếu nhưng Thầy không
chỉ giảng dạy mà còn giúp đỡ tận tình và mang đến cho học viên không khí vui vẻ, thoải mái
khi học tập. Và đồng thời chúng em cũng cảm ơn những thầy cô đang bỏ thời gian quý báo
của mình để xem bài của chúng em. Trong quá trình làm bài với kiến thức hạn chế nên bài làm
khó tránh được những sai sót. Chúng em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô để
hoàn thiện hơn những thiếu sót của mình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng….năm….

Giảng viên hướng dẫn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UFM : University of Finance-Marketing

TRA : Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)

TPB : Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)

EFA : Phân tích nhân tố khẳng định (Explomatory Factor Analysis)

SPSS : Statistic packages for Social Science


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến ..........................................................................7

Hình 3.1:Quy trình nghiên cứu .....................................................................................9

Bảng 3.1: Các nhân tố và các biến quan sát của mô hình nghiên cứu .......................10

Bảng 4.1: Đặt tên và ký hiệu biến ...............................................................................16


MỤC LỤC:
LỜI CÁM ƠN..............................................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN......................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG............................................................................................iii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI.....................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................1
2.1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................1
3. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................3
6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................................3
6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.............................................................................3
7. Ý nghĩa nghiên cứu..............................................................................................................3
7.1. Ý nghĩa khoa học...........................................................................................................3
7.2. Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................................3
7.3. Ý nghĩa lý luận...............................................................................................................3
8. Bố cục nghiên cứu................................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................5
1. Lý thuyết nền.......................................................................................................................5
1.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)...............................5
1.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB).....................................5
2. Các nghiên cứu liên quan.....................................................................................................5
2.1. Các nghiên cứu trong nước............................................................................................5
2.2. Các nghiên cứu ngoài nước...........................................................................................6
3. Các khái niệm nghiên cứu....................................................................................................6
3.1. Khái niệm người tiêu dùng............................................................................................6
3.2. Khái niệm thị trường người tiêu dùng...........................................................................6
3.3. Khái niệm hành vi tiêu dùng..........................................................................................6
4. Đề xuất mô hình và các giả thiết nghiên cứu.......................................................................7
4.1. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................................7
4.2. Các giả thiết nghiên cứu................................................................................................7
4.2.1 Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường.........................................7
4.2.2 Ý thức trách nhiệm..................................................................................................7
4.2.3 Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai..............................................7
4.2.4 Ảnh hưởng xã hội....................................................................................................8
4.2.5 Nhận thức về môi trường.........................................................................................8
4.2.6 Nhận thức kiểm soát hành vi...................................................................................8
4.2.7 Ảnh hưởng của marketing xanh..............................................................................8
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................9
1. Quy trình nghiên cứu...........................................................................................................9
2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................9
3. Qui trình chọn mẫu............................................................................................................10
3.1. Xác định tổng thể nghiên cứu......................................................................................10
3.2. Phương pháp chọn mẫu...............................................................................................10
3.3. Kích thước mẫu...........................................................................................................10
3.4. Xây dựng thang đo.......................................................................................................10
3.5. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu......................................................................13
3.5.1 Phân tích Cronbach’s Alpha..................................................................................13
3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis)......................14
3.5.3 Phân tích hồi đa biến.............................................................................................14
3.5.4 Phân tích phương sai (ANOVA)...........................................................................14
3.5.5 Phân tích thống kê mô tả.......................................................................................14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................15
1. Kết quả phân tích định lượng.............................................................................................15
1.1. Thông tin mẫu..............................................................................................................15
1.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha...................................15
1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................................15
1.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu..............................................................15
1.5. Phân tích tương quan...................................................................................................15
1.6. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội...........................................15
2. Kiểm tra về phân phối chuẩn của phần dư.........................................................................16
3. Kiểm định sự khác biệt về ý định theo các đặc điểm cá nhân...........................................16
3.1. Kiểm định về sự khác biệt theo giới tính.....................................................................16
3.2. Kiểm định về sự khác biệt theo trình độ học vấn........................................................16
3.3. Kiểm định về sự khác biệt theo độ tuổi.......................................................................16
3.4. Kiểm định về sự khác biệt theo nghề nghiệp...............................................................16
3.5. Kiểm định về sự khác biệt theo thu nhập....................................................................16
3.6. Kiểm định về sự khác biệt theo tình trạng hôn nhân...................................................16
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................17
1. Kết quả chủ yếu và đóng góp của nghiên cứu...................................................................17
2. Kiến nghị............................................................................................................................18
2.1. Kiến nghị từ phía Nhà nước.........................................................................................18
2.1.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng :.....................................................18
2.1.2 Giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm túi thân thiện với môi trường.....18
2.2. Kiến nghị từ phía doanh nghiệp...................................................................................19
2.3. Kiến nghị từ phía người tiêu dùng...............................................................................20
2.3.1 Người tiêu dùng cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức trong việc bảo
vệ môi trường :...............................................................................................................20
2.3.2 Người tiêu dùng cần phải thể hiện tình yêu thương, quan tâm lo lắng cho cuộc
sống thế hệ con cháu mai sau:........................................................................................21
2.3.3 Người tiêu dùng hãy là một tuyên truyền viên tích cực cho cộng đồng :.............21
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

1. Lý do chọn đề tài:

Nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi
trường ngày càng có xu hướng gia tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi
trường là sự lạm dụng túi ni-lông của người dân trong sinh hoạt hằng ngày. Mỗi năm, thế giới
sử dụng hơn 13 tỷ túi ni-lông, trung bình mỗi người sử dụng 220 túi. Mỗi túi ni-lông thường
chỉ được sử dụng 12 phút trước khi bị vứt đi nhưng chúng lại tồn tại trong môi trường đến
hàng nghìn năm. Túi ni-lông hiện đang trở thành “thảm họa” môi trường ở Việt Nam. Thế
nhưng, việc xóa bỏ thói quen sử dụng túi ni-lông lại không dễ dàng và nhanh chóng. Hiện nay,
nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang là xu hướng chủ đạo của người
tiêu dùng thế giới. Người tiêu dùng hiện đại chỉ sử dụng những sản phẩm chất lượng tốt và an
toàn, thân thiện với môi trường. Xu hướng "người tiêu dùng xanh" (green consumer) đã hình
thành nhận thức và quan niệm mới trong sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với
môi trường. Ở Việt Nam, các nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng đang hướng đến các sản
phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt sử dụng túi thân thiện để thay thế và loại bỏ túi ni-
lông. Với ưu điểm là thời gian phân hủy ngắn, thân thiện với môi trường, đồng thời là mặt
hàng không phải đánh thuế môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, túi sinh thái - thân thiện với môi
trường vẫn vắng bóng. Người tiêu dùng vẫn không thường xuyên sử dụng loại túi này, do vậy,
lượng tiêu thụ túi ni-lông thông thường vẫn gia tăng chóng mặt. Trước thực tế trên, ta cần có
những giải pháp để khắc phục, và đó chính là tiếp cận giới trẻ hiện nay, cụ thể hơn là học sinh,
sinh viên vì thế hệ này có ý định mua sản phẩm xanh hơn và dễ tiếp thu khái niệm xanh hơn
thế hệ cũ (Diamantopoulos et al., 2003). Trình độ học vấn cao và độ tuổi trẻ được khẳng định
là có thái độ tích cực trong tiêu dùng xanh (S. T. Wang, 2014). Do đó, nghiên cứu này hy
vọng sẽ đóng góp kiến thức để hiểu thêm về ý định lựa chọn sản phẩm túi thân thiện với môi
trường của sinh viên tại TP.HCM nói chung, sinh viên UFM nói riêng. Với những lý do trên,
đề tài “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG TÚI THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN UFM TẠI CƠ SỞ THỦ ĐỨC” được lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu tổng quát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản
phẩm túi thân thiện của sinh viên UFM.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu khám phá các nhân tố cụ thể tác động đến ý định mua sản phẩm túi thân
thiện với môi trường của sinh viên UFM.

- Đưa ra các gợi ý chính sách marketing cho sản phẩm túi thân thiện để các doanh
nghiệp sản xuất mặt hàng có những chiến lược marketing phù hợp nhằm khuyến khích sinh
viên UFM sử dụng sản phẩm túi thân thiện ngày càng nhiều hơn.

- Đề xuất, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao quyết định tiêu dùng sản phẩm túi
thân thiện của sinh viên tại Trường đại học Tài chính – Marketing.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện của sinh viên ?

- Mức độ tác động của các nhân tố này đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi
trường như thế nào ?

- Nhận thức về môi trường có tác động tích cực đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện
với môi trường không ?

- Cần làm gì để nâng cao nhận thức, thái độ của sinh viên để thông qua đó tác động đến
ý định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng đối với túi thân thiện môi trường tại Trường đại học
Tài chính – Marketing ?

4. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường của sinh
viên UFM với các yếu tố cụ thể như sau:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện, ý thức
trách nhiệm, kỳ vọng cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai, ảnh hưởng xã hội, nhận thức
kiểm soát hành vi, nhận thức về môi trường, ảnh hưởng của marketing xanh và mối quan
hệ giữa các nhân tố với nhau.

- Đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu định tính: các chuyên gia đã có kinh nghiệm
và nhiều năm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học và môi trường.

- Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định lượng: sinh viên UFM đã mua hoặc có dự
định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường.

5. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu sinh viên trên địa bàn Trường Đại học Tài chính –
Marketing cơ sở Thủ Đức.

- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện thu thập thông tin bắt đầu từ ngày 07/10/2022
đến ngày 18/11/2022.

6. Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu sử dụng đồng thời phương pháp phỏng vấn
định tính lẫn định lượng:

6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:

Bước nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm hiệu chỉnh thang đo sơ bộ và xây dựng
nên thang đo điều chỉnh đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua túi thân thiện với
môi trường của sinh viên UFM . Cụ thể, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn nhóm cụ thể là túi
thân thiện. Sau đó, thang đo chính thức được hình thành dựa trên việc điều tra thử thang đo
điều chỉnh, đối với mẫu gồm 50 sinh viên UFM sử dụng túi thân thiện.

6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Ở bước nghiên cứu định lượng, nhóm em sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng
hỏi với đối tượng phỏng vấn là sinh viên UFM đang sử dụng túi thân thiện tại cơ sở Thủ Đức.
Thang đo Likert với 5 mức độ được sử dụng nhằm đo lường các nhân tố trong mô hình, bao
gồm cả nhóm biến phụ thuộc. Giá trị tương ứng 1 = Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 =
Trung lập (trung bình), 4 = Đồng ý, 5 = Rất đồng ý.

7. Ý nghĩa nghiên cứu:

7.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài bổ sung lý thuyết, đưa ra giả thuyết mới, kết quả nghiên cứu
sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và
hành vi mua các sản phẩm xanh của sinh viên. Cụ thể là ý định hành vi tiêu dùng đối với sản
phẩm túi thân thiện với môi trường của sinh viên UFM.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Giúp sinh viên thấy được lợi ích mà sản phẩm túi thân thiện đem
lại cho bản thân họ cũng như cho môi trường. Từ ý định sẽ giúp cho sinh viên có quyết định
đúng đắn khi mua sản phẩm túi thân thiện. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm được
một lượng túi nilon thải ra môi trường góp phần bảo vệ môi trường.

7.3. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu này còn giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn các
cơ sở lý luận về ý định và hành vi tiêu dùng. Hiểu rõ ràng hơn về vai trò các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường.

8. Bố cục nghiên cứu: Đề tài được chia thành năm phần bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài


Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình đề xuất

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Lý thuyết nền

1.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)

Lý thuyết TRA được Fishbein và Ajzen đưa ra từ năm 1975 và được xem là học thuyết
tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội (Eagly & Chaiken, 1993; Oson &
Zanna, 1993; Sheppard, Hartwick, & Wasrhaw, 1988, trích trong Mark, C. &
Christopher,J.A., 1998, tr . 1430). Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra và
kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (Ajzen, 1988; Ajzen
& Fishben, 1980; Canary & Seibold, 1984; Sheppard Hartwich, & Warshaw,1988, trích
trong Ajzen, 1991, tr. 186). Hai nhân tố ảnh chính hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và
tiêu chuẩn chủ quan. Trong đó, thái độ của một cá nhân được đo lường bằng niềm tin và
sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó. (Ajzen, 1991, tr.188) định nghĩa chuẩn chủ
quan (Subjective Norms) là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân
đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi.

1.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

Thuyết hành vi dự định là sự phát triển và cải tiến của thuyết hành động hợp lý. Theo
Ajzen (1991) sự ra đời của thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Plannend Behavior)
xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát. Nhân tố thứ ba mà
Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu tố nhận thức kiểm soát hành
vi (Perceived Behavioral Control). Yếu tố kiểm soát này có thể xuất phát từ bên trong của
từng cá nhân (kiến thức, sự quyết tâm, năng lực thực hiện…) hay bên ngoài đối với cá
nhân (thời gian, cơ hội, điều kiện kinh tế…).

2. Các nghiên cứu liên quan

2.1. Các nghiên cứu trong nước

Mô hình nghiên cứu giải thích động cơ của người tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang
của Hồ Huy Tựu (2007) cho thấy nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết TPB để giải thích ý định
mua cá với tư cách là biến động cơ.
Với mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đối với các mặt hàng
điện tử, điện lạnh, nghiên cứu giải thích hành vi tiêu dùng các mặt hàng điện tử, điện lạnh tại
thành phố Nha Trang của Vũ Thị Tuyết (2010) cho thấy 5 yếu tố tác động là thái độ, ảnh
hưởng gia đình, ảnh hưởng xã hội, thói quen và kiểm soát hành vi
Kết quả của các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo quan trọng trong
việc nhận diện đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ mua, ý định mua hoặc sử dụng của
người tiêu dùng cho nghiên cứu sau này trong một số lĩnh vực.

2.2. Các nghiên cứu ngoài nước

Tarkiainen, A, Sundqvist, S, (2005) vận dụng lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB)
để nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ.
Yếu tố quyết định hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Trung Quốc của
Chan (2001).
Các nghiên cứu trên đều góp phần khám phá những nhân tố tác động đến ý định mua
hàng như: thái độ, chuẩn chủ quan, cảm nhận hành vi xã hội, kiến thức, nhận thức về môi
trường, marketing xanh…vv.

3. Các khái niệm nghiên cứu:

3.1. Khái niệm người tiêu dùng

Người tiêu dùng là một cá nhân, một tổ chức hay một nhóm tham dự trực tiếp, có
ảnh hưởng đến việc hình thành nhu cầu, mong ước, đưa ra quyết định mua, sử dụng và
loại bỏ một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do
quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là người mua, người ảnh hưởng hay
người sử dụng (Trần Minh Đạo, 2006).

3.2. Khái niệm thị trường người tiêu dùng

Thị trường người tiêu dùng là những cá nhân, các hộ gia đình và các nhóm người hiện
có và tiềm ẩn mua hay bằng một phương thức nào đó có được hàng hóa và dịch vụ để tiêu
dùng cá nhân nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu.

3.3. Khái niệm hành vi tiêu dùng

Hành vi mua của người tiêu dùng được xác định là:

- Suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng.
- Hành vi mua của người tiêu dùng là năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi yếu tố
môi trường bên ngoài và sự tác động trở lại đối với môi trường.
- Hành vi mua của người tiêu dùng bao gồm các hoạt động: mua sắm, sử dụng và xử lý sản
phẩm, dịch vụ.
4. Đề xuất mô hình và các giả thiết nghiên cứu

4.1. Mô hình nghiên cứu:

Thái độ đối với sản


phẩm túi thân thiện

Ý thức trách nhiệm

Kỳ vọng cuộc sống tốt đẹp


cho thế hệ tương lai
Ý định mua sản phẩm túi
Ảnh hưởng xã hội
thân thiện môi trường
Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức về môi trường

Ảnh hưởng của marketing


xanh

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến

4.2. Các giả thiết nghiên cứu:

4.2.1 Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường

Thái độ đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về
hành vi của mình. Đối với sản phẩm túi thân thiện, thái độ của người tiêu dùng, cụ thể là
sinh viên UFM là sự đánh giá của họ về túi thân thiện đẹp hay xấu, bền hay không bền, an
toàn hay độc hại đến sức khỏe, giá đắt hay rẻ, có gây ô nhiễm môi trường hay không.

4.2.2 Ý thức trách nhiệm

Ý thức là sự nhận biết về sự tồn tại của bản thân, về vai trò bổn phận và trách nhiệm
của mình với gia đình, xã hội, cộng đồng. Một người có ý thức là người ít để người khác
phải nhắc nhở về thái độ hành vi và cách ứng xử của mình.

4.2.3 Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai

Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của sự kỳ vọng về cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ
tương lai được hiểu là sự mong muốn về một môi trường trong sạch cho thế hệ tương lai,
mong muốn giảm thiểu thiên tai do biến đổi khí hậu, bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây
ra cho thế hệ tương lai, những điều này tác động đến ý định mua túi thân thiện với môi
trường đáp ứng những kỳ vọng của họ.

4.2.4 Ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng xã hội trong nghiên cứu này được hiểu là sự chấp nhận, ủng hộ các yêu
cầu chẳng hạn như từ phía gia đình, bạn bè, cơ quan, trường học, chính quyền địa phương
về việc mua túi thân thiện với môi trường.

4.2.5 Nhận thức về môi trường

Nhận thức là quá trình con người tiếp nhận, lựa chọn, tổ chức và phản hồi lại với các
tác nhân ảnh hưởng và mối liên hệ khăng khít giữa nhận thức về môi trường và hành vi
đối với sản phẩm thân thiện với môi trường nhận định hành vi tiêu dùng xanh bị ảnh
hưởng bởi nhận thức tích cực của người tiêu dùng, ở đây là sinh viên UFM.

4.2.6 Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi trong nghiên cứu này là việc dễ dàng hay khó khăn khi
mua túi thân thiện với môi trường và việc quyết định mua là do quyết tâm của bản thân.

4.2.7 Ảnh hưởng của marketing xanh

Marketing xanh (green marketing) hay marketing môi trường bao gồm tất cả các hoạt
động được thiết kế để tạo ra và tạo điều kiện trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn
của con người đồng thời tối thiểu các tác động bất lợi đến môi trường tự nhiên.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương II đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài, nên chương III nhóm chúng em sẽ
trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và qui trình chọn mẫu.

1. Quy trình nghiên cứu

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua
sản phẩm túi thân thiện với môi trường

Cơ sở lý thuyết Mô hình và
Các mô hình hành vi tiêu dùng: TRA; thang đo nháp
TPB và các nghiên cứu khác

Nghiên cứu sơ bộ (định tính)


Thảo luận nhóm

Gồm 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Thang đo chính thức

Nghiên cứu chính thức (định lượng)

Điều tra sơ bộ Điều chỉnh bảng


câu hỏi sơ bộ
Phân tích Kiểm định Phân tích Phân tích Phân tích
thống kê thangđo nhân tố hồi qui đa ANOVA
mô tả (Cronbach,s EFA biến
Alpha)

Hình 3.1:Quy trình nghiên cứu

2. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này nghiên cứu gồm 2 giai đoạn:

Nghiên cứu sơ bộ (phương pháp nghiên cứu định tính) là nghiên cứu khám phá dữ
liệu ở dạng định tính, thông tin không thể đo lường bằng số liệu và làm tiền đề cho
nghiên cứu định lượng được sử dụng bằng phương pháp thảo luận nhóm đối với những
người am hiểu về sản phẩm túi thân thiện và những sinh viên UFM có ý định mua hoặc đã
mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu chính thức (phương pháp định lượng): là các nghiên cứu trong đó thông
tin cần thu thập ở dạng định lượng là cho phép ta đo lường bằng số lượng. Thông qua
phương pháp định lượng nhằm kiểm định các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu
cũng như mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình, sử dụng thông tin từ phiếu
khảo sát trong bảng câu hỏi chính thức.

3. Qui trình chọn mẫu

3.1. Xác định tổng thể nghiên cứu

Tổng thể nghiên cứu là những sinh viên UFM tại cơ sở Thủ Đức có hiểu biết về
sản phẩm túi thân thiện với môi trường, những người đã từng mua và sử dụng túi thân
thiện với môi trường.

3.2. Phương pháp chọn mẫu

Ở phạm vi nghiên cứu của đề tài này nhóm chúng em sử dụng phương pháp chọn
mẫu phi xác xuất với phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

3.3. Kích thước mẫu

Trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu có 8 yếu tố cần khảo sát với dự kiến
có 41 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu đưa ra phải là 41 x 8 = 328 mẫu.

3.4. Xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu này, nhóm chúng em sử dụng thang đo Likert 5 điểm: 1- Hoàn
toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3-Không ý kiến; 4-Đồng ý; 5-Hoàn toàn đồng ý.

Bảng 3.1: Các nhân tố và các biến quan sát của mô hình nghiên cứu

Nhân tố Ký hiệu Biến quan sát

TD1 Túi thân thiện có nhiều mẫu mã đẹp

Thái độ đối TD2 Túi thân thiện có độ bền tốt


với sản
phẩm túi TD3 Túi thân thiện sử dụng được nhiều lần

thân thiện TD4 Túi thân thiện không gây hại cho môi trường
TD5 Túi thân thiện an toàn cho sức khỏe

TD6 Túi thân thiện đa dạng, nhiều loại

TD7 Giá túi thân thiện là hợp lý so với lợi ích nó đem lại

TD8 Túi thân thiện đựng được nhiều đồ hơn túi nilon

YT1 Anh/chị sử dụng túi thân thiện vì muốn bảo vệ trái đất

YT2 Anh/ chị sử dụng túi thân thiện vì sự sinh tồn của nhân loại

YT3 Anh/chị sử dụng túi thân thiện để giảm lượng rác thải túi
nilon

YT4 Anh/chị sử dụng túi thân thiện vì muốn tốt cho môi trường
Ý thức
trách nhiệm
YT5 Anh/chị sử dụng túi thân thiện vì mỹ quan thành phố

YT6 Anh/chị sử dụng túi thân thiện vì không muốn dùng túi
nilon

KV1 Anh/chị mua túi thân thiện vì mong muốn thế hệ tương lai sẽ
được sống trong môi trường trong lành hơn

Anh/chị mua túi thân thiện vì mong muốn thế hệ tương lai

Kỳ vọng KV2 không phải gánh chịu những hậu quả thiên tai nặng nề do
biến đổi khí hậu
cuộc sống
tốt đẹp cho Anh/chị mua túi thân thiện vì muốn thế hệ tương lai khỏe
thế hệ mạnh, giảm thiểu số người mắc bệnh một số bệnh do tác
tương lai hại của rác thải túi nilon gây ra như ung thư, các bệnh về
KV3
hô hấp ..vv

Ảnh hưởng XH1 Gia đình khuyên anh/ chị sử dụng túi thân thiện
xa hội
XH2 Bạn bè khuyên anh/chị sử dụng túi thân thiện

XH3 Cơ quan, trường học khuyên anh chị sử dụng túi thân thiện
Chính quyền địa phương tuyên truyền, khuyến khích anh
XH4
chị sử dụng túi thân thiện

Anh/chị có đồng ý rằng hiện nay chúng ta đang phải đối

MT1 mặt với mối đe dọa đến môi trường như nóng lên toàn cầu
và biến đổi khí hậu

Anh/chị có tin vào những dự đoán rằng biến đổi khí hậu
và nóng lên toàn cầu sẽ sớm dẫn đến sự tàn phá của không
chỉ tài nguyên thiên nhiên của chúng ta, mà còn cả thế giới
MT2
của chúng ta.

MT3 Anh/chị có đồng ý rằng việc bảo vệ môi trường là trách


nhiệm chung của toàn dân, toàn xã hội
Nhận
Anh/ chị có đồng ý rằng thói quen sử dụng túi nilon gây ô
thức về
MT4 nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
môi
trường Anh/chị có cho rằng việc sử dụng túi thân thiện là một

MT5 hành động tiêu dùng nhỏ nhưng đem lại lợi ích lớn cho
môi trường.

Để bảo vệ môi trường, anh (chị) sẵn sàng trả tiền cao hơn

MT6 để mua các sản phẩm không gây hại với môi trường.

MT7 Khi đi trên đường hoặc đến các nơi công cộng mà thấy có
túi nilon rơi thì sẽ nhặt bỏ vào thùng rác

MT8 Anh (chị) có đồng ý nếu chính phủ cấm sử dụng túi nilon
để thay bằng túi thân thiện với môi trường không.

KS1 Đối với anh (chị) việc mua túi thân thiện là dễ dàng.

Nhận Đối với anh (chị) việc từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon
thức bằng cách sử dụng túi thân thiện là không khó, chỉ cần
KS2
kiểm quyết tâm của bản thân
soát KS3 Đối với anh (chị) việc mua và sử dụng túi thân thiện
hành vi là do quyết định của anh (chị).
Anh (chị) biết đến túi thân thiện qua các chương

AHM1 trình marketing xanh phổ biến trên các phương tiện
thông tin đại chúng

Anh (chị) biết đến túi thân thiện qua các chiến dịch

AHM2 quảng bá marketing xanh từ các phong trào bảo vệ


môi trường
Ảnh hưởng của
marketing xanh AHM3 Anh (chị) biết đến túi thân thiện qua các chiến dịch

quảng bá marketing xanh từ các kênh siêu thị

Hoạt động markketing xanh ảnh hưởng rất lớn trong

AHM4 việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản


phẩm xanh chẳng hạn như túi thân thiện

AHM5 Hoạt động markketing xanh có nhiều nội dung hay

và ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta

Ý định mua sản phẩm YD1 Anh (chị) sẽ mua túi thân thiện về dùng
túi thân thiện với môi
YD2 Anh (chị) sẵn sàng mua túi thân thiện trong thời
trường
gian tới

YD3 Anh (chị) có ý định sử dụng túi thân thiện thường

xuyên

YD4 Anh (chị) có ý thức trách nhiệm trong việc mua và

sử dụng túi thân thiện

3.5. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

3.5.1 Phân tích Cronbach’s Alpha

Hệ số alpha () của phép kiểm định Cronbach là một phép kiểm định sự tương
quan giữa các biến quan sát nhằm loại bỏ các biến rác (biến có hệ số tương quan biến
tổng nhỏ hơn 0,3) và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s

14
Alpha.

3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis)

Phân tích nhân tố khám phá được dùng để xác định theo phạm vi, mức độ tương
quan giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở, cũng như sự phân biệt rõ ràng giữa các
nhân tố, làm nền tảng cho một tập hợp các phép đo để rút ngắn hay giảm bớt số biến
quan sát tải lên .

3.5.3 Phân tích hồi đa biến

Phân tích hồi qui đa biến nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc, có dạng hồi quy tổng quát như sau:

Y =  + β1X1 + β2X2 + … + β1Xn + ε

Trong đó : Y là biến phụ thuộc;

β1, β2, …,βn là các hệ số hồi quy;


X1, X2, ..., Xn là các biến độc lập ;
ε là sai số.

Chúng em xây dựng mô hình hồi quy như sau :

Y =  + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε

Từ đây ta có thể đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua sản phẩm túi
thân thiện với môi trường của sinh viên UFM tại cơ sở Thủ Đức.

3.5.4 Phân tích phương sai (ANOVA)

Mục đích của phân tích phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA) được áp
dụng trong nghiên cứu này là để tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa về ý định mua túi thân
thiện của sinh viên UFM theo giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, thu nhập hàng tháng.

3.5.5 Phân tích thống kê mô tả

Phương pháp thống kê làm nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của mẫu nghiên cứu
thông qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến, đồ thị, các đại lượng thống kê mô tả,...

15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu. Chương 4 này sẽ trình bày kết
quả nghiên cứu định lượng, hoàn chỉnh các thang đo và kết quả kiểm định mô hình
nghiên cứu cũng như kiểm định các giả thiết đã đề ra .

1. Kết quả phân tích định lượng

1.1. Thông tin mẫu

1.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha

1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

1.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

1.5. Phân tích tương quan

1.6. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

Ta đi xác định biến độc lập và biến phụ thuộc: căn cứ vào mô hình nghiên cứu
lý thuyết đã đưa ra ta có phương trình hồi quy tuyến tính bội diễn tả sự hài lòng của sinh
viên UFM về túi thân thiện. Được biết mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa từng biến
độc lập (khái niệm nghiên cứu) với biến phụ thuộc ( ý định tiêu dùng) cũng như mối
tương quan giữa các biến độc lập. Mô hình nghiên cứu có dạng hồi quy tổng quát như
sau:

Y =  + β1X1 + β2X2 + … + β1Xn + ε Trong đó


: Y là biến phụ thuộc;

β1, β2, …,βn là các hệ số hồi quy;


X1, X2, ..., Xn là các biến độc lập ;
ε là sai số.

Dựa vào mô hình tổng quát trên và các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng,
chúng em xây dựng mô hình hồi quy như sau :

Y =  + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε

Trong đó, tên biến và ký hiệu được giải thích qua bảng sau:

16
Bảng 4.1: Đặt tên và ký hiệu biến
Tên biến Ký hiệu Giải thích biến

Ý định mua sản phẩm túi thân thiện Y Biến phụ thuộc

Thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện X1 Biến độc lập

Ý thức trách nhiệm X2 Biến độc lập

Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai X3 Biến độc lập

Ảnh hưởng xã hội X4 Biến độc lập

Nhận thức về môi trường X5 Biến độc lập

Nhận thức kiểm soát hành vi X6 Biến độc lập

Ảnh hưởng của marketing xanh X7 Biến độc lập

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến sẽ bác bỏ giả thiết H 0, từ đó giải quyết mục tiêu
nghiến cứu là đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện
với môi trường của sinh viên UFM cơ sở Thủ Đức .

2. Kiểm tra về phân phối chuẩn của phần dư


3. Kiểm định sự khác biệt về ý định theo các đặc điểm cá nhân

3.1. Kiểm định về sự khác biệt theo giới tính

3.2. Kiểm định về sự khác biệt theo trình độ học vấn

3.3. Kiểm định về sự khác biệt theo độ tuổi

3.4. Kiểm định về sự khác biệt theo nghề nghiệp

3.5. Kiểm định về sự khác biệt theo thu nhập

3.6. Kiểm định về sự khác biệt theo tình trạng hôn nhân

17
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài được thực hiện dựa trên các nội dung cơ bản của lý thuyết chung về hành vi
tiêu dùng và mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng như: Mô hình lý thuyết hành động
hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) và Mô hình lý thuyết hành vi dự định
(Theory of Planned Behavior - TBP). Trên cơ sở các lý thuyết này, chúng em đã xây
dựng mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường của siên viên UFM cơ sở Thủ Đức”

Qui trình nghiên cứu của đề tài bao gồm hai giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng
phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thảo luận nhóm, và (2)
nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành qua kỹ
thuật thu thập thông tin bằng việc khảo sát các nhóm bạn sinh viên UFM đã từng mua và
sử dụng sản phẩm túi thân thiện với môi trường theo đúng trình tự và phương pháp luận
của nghiên cứu marketing.

Cụ thể, đề tài đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 8 nhân tố ảnh hưởng đến ý định
mua túi thân thiện môi trường bao gồm 41 biến quan sát, trong đó mỗi nhân tố có ít nhất
là 3 biến quan sát. Kết quả khảo sát thu được 411 phiếu đạt yêu cầu được làm cơ sở để
phân tích.

Trong quá trình nghiên cứu định lượng,nhóm chúng em đã sử dụng các công cụ
phân tích trong phần mềm SPSS như: Thống kê mô tả các đặc điểm mẫu, đánh giá độ tin
cậy của thang đo (phân tích Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân
tích hồi quy đa biến và phân tích ANOVA.

Kết quả của quá trình kiểm định và phân tích kết quả là mô hình nghiên cứu thực
nghiệm với các giả thuyết đã dược xác định.

1. Kết quả chủ yếu và đóng góp của nghiên cứu

Cùng với sự phát triển về kinh tế và đời sống xã hội của con người, cả thế giới
đang phải đương đầu chống chọi với sự nóng lên toàn cầu. Làm thế nào để giảm bớt sự
tăng nhiệt độ của trái đất và biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ
riêng Việt Nam mà còn là nỗi lo của cả thế giới. Các nước đang từng ngày, từng giờ
không ngừng tìm kiếm giải pháp để bảo vệ môi trường sống của con người, trong đó việc
mua sản phẩm xanh để bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp khả thi và

hữu hiệu nhất.

18
Nghiên cứu tìm hiểu ý định của sinh viên UFM đối với với việc mua sản phẩm túi
thân thiện với môi trường là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết, không chỉ giúp cho các
doanh nghiệp sản xuất và cung ứng mặt hàng túi thân thiện với môi trường tìm ra những
giải pháp tốt trong kinh doanh mà còn làm cho người tiêu dùng có thái độ , nhận thức
đúng đắn khi sử dụng sản phẩm túi thân thiện thay thế dần túi nilon khó phân hủy góp
phần bảo vệ môi trường sống cho con người. Mặc khác, giúp nhà nước có được những
giải pháp kích thích các doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng trong việc kinh doanh,
tiêu dùng sản phẩm túi thân thiện với môi trường góp phần giữ lại màu xanh cho trái đất.

Kết quả nghiên cứu này còn giúp cho bản thân chúng em hiểu sâu sắc hơn các cơ
sở lý luận về ý định và hành vi tiêu dùng. Hiểu rõ ràng hơn về vai trò các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Mặt khác, đề tài cũng
góp phần giúp chúng em có thêm kiến thức về marketing xanh. Đây là những kiến thức
bổ ích mà sau này chúng em có thể vận dụng khi tham gia vào các tổ chức hoạt động
tuyên truyền về môi trường.

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị từ phía Nhà nước

2.1.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng :

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh
nghiệp

về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và khuyến khích sử
dụng các sản phẩm thay thế như túi thân thiện với môi trường đối với từng hộ gia đình, ở
các khu dân cư, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Cần khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức môi trường
trong việc phát động các chương trình marketing xanh với tính chất thường xuyên sâu
rộng đến mọi người dân để họ ý thức được lợi ích mà các sản phẩm thân thiện đem
đến cho sức khỏe và môi trường sống của chúng ta.

2.1.2 Giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm túi thân thiện với môi trường

Hiện nay, đa số sinh viên đều có hiểu biết về túi thân thiện môi trường, tuy nhiên
số người sử dụng chưa nhiều. Đây cũng là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh các sản phẩm túi thân thiện môi trường. Vì thế, sự hỗ trợ của nhà
nước là việc làm cần thiết nhằm tạo ra động lực giúp doanh nghiệp vượt qua những khó

19
khăn trước mắt để nhanh chóng phát triển các sản phẩm túi thân thiện với môi trường.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn cho sản xuất bao bì, túi xách thân thiện
với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy. Xây dựng và hoàn thiện chính sách
hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường.

- Ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi ni lông khó phân hủy. Tăng
cường khuyến khích các doanh nghiệp này chuyển sang sản xuất sản phẩm bao gói, túi
xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy.

2.2. Kiến nghị từ phía doanh nghiệp

- Sản phẩm: các nhà sản xuất túi thân thiện cần nghiên cứu thêm về mẫu mã,
thiết kế sao cho thuận tiện cho người sử dụng. Bên cạnh đó phải đa dạng, nhiều loại đế
phù hợp theo nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Theo ý kiến của người tiêu dùng
hiện nay túi chỉ đựng được những đồ khô, những đồ đã được đóng gói sẵn, còn dùng
để đựng một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống thì rất bất tiện.

- Giá cả: về giá cả của sản phẩm, đa phần khách hàng cảm thấy mức giá của túi
thân thiện là phù hợp với nền kinh tế thị trường chung hiện nay cũng như phù hợp với
chất lượng và công dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có không ít khách hàng cho
rằng mức giá đó là hơi cao và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cản
trở ý định hành vi mua của họ vì phải mất thêm một khoảng chi phí đáng kể cho loại
sản phẩm thay vì sử dụng túi nilon miễn phí.

- Về xúc tiến hỗn hợp: quảng bá về sản phẩm túi thân thiện với môi trường,các
doanh nghiệp cần có sự liên kết phối hợp với các tổ chức môi trường trong các hoạt
động marketing xanh để quảng bá hình ảnh sản phẩm túi thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó phải thường xuyên quảng cáo hình ảnh sản phẩm trên các phương tiện
thông tin đại chúng như truyền hình, báo đài, internet.... để mọi người đều biết đến sản
phẩm túi thân thiện với môi trường và cần có nhiều chương trình khuyến mãi, nhiều
hoạt động xúc tiến nhằm kích thích mua cũng như giới thiệu sản phẩm đến với khách
hàng hơn.

- Tổ chức nhiều đợt phát túi miễn phí cho khách hàng ở các chợ, các vùng nông
thôn, các trung tâm mua sắm hoặc phát trực tiếp cho khách hàng ở siêu thị nhằm giới
thiệu và quảng bá rộng rãi cho khách hàng biết và mua sản phẩm.

- Kết hợp các đợt tình nguyện bằng cách phát túi thân thiện đi kèm với các phần
quà. Với cách làm này siêu thị đã hạn chế mua một lượng túi nilon ra môi trường cũng
20
như là một cách thức giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng.

- Phân phối: đẩy mạnh phân phối ở các kênh siêu thị. Ngoài ra cần phải có các
kênh phân phối tại nhiều nơi thuộc các tỉnh thành trong cả nước, nhất là nên đặc điểm
bán tại các chợ dân sinh có như vậy người tiêu dùng mới dễ dàng tiếp cận sản phẩm.

- Tuyên truyền phổ biến các kiến thức, thông tin chung về sản phẩm, những lợi
ích sản phẩm túi thân thiện với môi trường mang lại cho cuộc sống của chúng ta và các
thế hệ tương lai. Đặc biệt chú trọng đưa ra các khẩu hiệu có ý nghĩa trong việc nâng
cao ý thức trách nhiệm của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm túi thân thiện.
Chẳng hạn treo các băng rôn quảng cáo , tuyên truyền có nội dung : “Hãy mua túi thân
thiện với môi trường để bảo vệ trái đất”...vv. Tuy nhiên doanh nghiệp cần quảng bá
một cách trung thực và đúng mực các sản phẩm để cho người tiêu dùng cái nhìn đúng
nhất về sản phẩm túi thân thiện của doanh nghiệp mình.

- Kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai cũng là nhân tố tác động
tích cực đến ý định mua của người tiêu dùng. Do đó, đây cũng chính là yếu tố tâm lý
quan trọng trong việc vận động khuyến khích người tiêu dùng mua và sử dụng túi thân
thiện với môi trường mà các nhà marketing cần chú trọng.

2.3. Kiến nghị từ phía người tiêu dùng

Bên cạnh tính tiện lợi, giả rẻ túi nilon còn gây tác hại rất lớn đến sức khỏe và môi
trường tự nhiên. Và với việc thường xuyên sử dụng túi nilon, loài người đang trực tiếp
gây ra thảm họa cho môi trường sống của mình và thế hệ tương lai. Hiện nay, đã có
nhiều doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm túi thân thiện với
môi trường nhằm góp phần giảm thiểu nạn ô nhiễm môi trường do túi nilon gây ra. Tuy
nhiên để những doanh nghiệp này tồn tại và phát triển hay không là do sự quyết định của
người tiêu dùng. Bởi chính người tiêu dùng là người đưa ra quyết định mua, sử dụng và
loại bỏ một sản phẩm trên thị trường. Vì vậy doanh nghiệp rất cần sự ủng hộ nhiệt tình từ
phía người tiêu dùng chúng ta. Do đó:

2.3.1 Người tiêu dùng cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức trong việc
bảo vệ môi trường :

Môi trường nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, một phần nguyên nhân là do
sự thiếu ý thức của người dân khi sử dụng túi nilon. Ở nước ngoài, chẳng hạn như
Singapore, các hành động vứt rác, gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt tiền. Ở Việt
Nam, khi các chính sách này chưa được áp đặt, cách tốt nhất là mỗi người dân hãy
21
nâng cao ý thức trách nhiệm của chính bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường,
cũng là bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại. Những
lợi ích mà túi thân thiện với môi trường đem lại rất cần sự đón nhận và ủng hộ của
người tiêu dùng. Việc chuyển sang sử dụng bao bì, sản phẩm túi thân thiện là hành
động của người tiêu dùng thởi hiện đại để bảo vệ cuộc sống xanh.

2.3.2 Người tiêu dùng cần phải thể hiện tình yêu thương, quan tâm lo lắng cho cuộc
sống thế hệ con cháu mai sau:

Mọi người sống và làm việc chăm chỉ cũng chỉ vì lo toan cho cuộc sống gia đình
và thế hệ con cháu mai sau. Ai cũng mong muốn con cháu đời sau sẽ được sung sướng,
hạnh phúc nên họ đã cố gắng vun đắp của cải vật chất và tri thức cho thế hệ kế tiếp. Tuy
nhiên, với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay nếu con người không nỗ lực chung tay
bảo vệ môi trường thì mọi công lao gầy dựng cho thế hệ tương lai sẽ thành vô nghĩa.
Ngay từ bây người tiêu dùng hãy thể hiện tình yêu thương, quan tâm lo lắng cho cuộc
sống thế hệ tương bằng những hành động cụ thể “ Hãy nói không với túi nilon”.

2.3.3 Người tiêu dùng hãy là một tuyên truyền viên tích cực cho cộng đồng :

Khi người tiêu dùng được nâng cao nhận thức về môi trường và ý thức trách
nhiệm thì đồng thời họ sẽ có ý định mua túi thân thiện nhiều hơn. Việc thay đổi thói
quen sử dụng túi nilon bằng các bao bì, sản phẩm túi thân thiện quả thật là không khó chỉ
nếu mọi người có ý thức trách nhiệm cao.

Bên cạnh đó , mỗi người tiêu dùng chúng ta chính là một tuyên truyền viên tích
cực để khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Các
bạn trẻ, những người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới, chính là lực lượng
tuyên truyền nòng cốt giúp nâng cao nhận thức cho những người quanh mình. Vì sự sinh
tồn của nhân loại, vì thế hệ tương lai và vì sức khỏe, cuộc sống của bản thân, hãy là
người tiêu dùng xanh của thời đại.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thị Ngọc Dung. (2012). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ
thống tàu điện ngầm Metro tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Vũ Thị Tuyết. (2010). Vận dụng mô hình TPB để giải thích hành vi tiêu dùng
đối với các mặt hàng điện tử, điện lạnh tại thành phố Nha Trang. Luận văn thạc
sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
3. Diamantopoulos et al. (2003). "Can SocioDemographics Still Play a Role in
Profiling Green Consumers? A Review of the Evidence and an Empirical
Investigation., " Journal of Business Research, 56 (6). Elsevier
4. S. T. Wang. (2014). "Consumer characteristics and social influence factors on
green purchasing intentions", Marketing Intelligence & Planning, Vol. 32 No.
7, pp. 738-753.
5. Philip Kotler. (2011). Quản trị marketing, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội.
6. Philip Kotler. (2007). Marketing căn bản, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Đình Thọ. (2012). Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh,
NXB Thống kê.
8. Trần Minh Đạo. (2006). Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân, Tr 95-97, 98-118, 121-127.
9. Hoàng Trọng, & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005).Thống Kê ứng dụng trong
kinh tế – xã hội, NXB Thống Kê.

10. Ajzen, I., Fishbein, M. (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior,
Addison-Wesley Publishing Company, Inc.
11. Thorgersen, J.(2002). “Direct experience and the strength of the personal norm-
behavior relationship”, Psychology & Marketing, 19, 881-893.
12. Rex, E., & Baumann, H. (2007). “Beyond ecolabels: What green marketing can
learn from conventional marketing”, Journal of Cleaner Production, 15, 567–576.
13. Berger, I.E. và Corbin, R.M. (1992).“Perceived consumer effectiveness and
faith in others as moderators of environmentally responsible behaviors”,
Journal of Public Policy and Marketing, (11), 79-89.

23

You might also like