Download as odt, pdf, or txt
Download as odt, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÁO CÁO NHẬP MÔN NGÀNH

KỸ THUẬT NHIỆT
Họ và tên: Lê Ngọc Hiển
Lớp: Kĩ thuật nhiệt K64
Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
1.Tổng quan về môn học
+ Nội dung cơ bản của môn học:
- Học phần cung cấp và định hướng cho sinh viên về ngành nghề đào tạo,
chương tình đào tạo và yêu cầu đào tạo. Trang bị các kiến thức và kỹ
năng học đại học nhằm tạo tiền đề để sinh viên phấn đấu và học tập đạt
hiệu quả cao nhất trong thời gian học tập tại trường.
- Học phần cung cấp cho sinh viên về hướng nghiên cứu khoa học và
nghiên cứu ứng dụng của ngành kỹ thuật nhiệt, yêu cầu của công việc và
các công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp.
- Module kỹ năng mềm cung cấp và giúp cho sinh viên có thể vận dụng
những kiến thức cơ bản về một số kỹ năng mềm trọng tâm là: kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm. Giúp sinh viên làm quen và học cách
thảo luận, phối hợp và làm việc nhóm hiệu quả trong quá trình học tập.
Đồng thời hỗ trợ cho quá trình phát triển bản thân và công việc chuyên
môn sau này.
2. Lịch sử phát triển của ngành Kỹ Thuật Nhiệt
- Nền móng đầu tiên của Ngành kỹ thuật Nhiệt xuất hiện tại Việt Nam vào đầu
những năm 1960, khi những nhà máy nhiệt điện đầu tiên được xây dựng để bắt
đầu công nghiệp hóa miền Bắc.
- Trong giai đoạn từ năm 2000 tới nay, quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa
diễn ra mãnh liệt do đó nhu cầu của lĩnh vực nhiệt lạnh ngày càng cao. Để đáp
ứng nhu cầu đó, nhất thiết phải có nguồn nhân lực có trình độ cao. Bên cạnh
trường Đại học Bách Khoa Hà nội là cơ sở đào tạo đặt nền móng đầu tiên cho
ngành Kỹ thuật nhiệt, Trường Đại học Giao thông Vận tải là một trong những
trường kỹ thuật hàng đầu đào tạo ra kỹ sư Kỹ thuật nhiệt. Năm 2002, Bộ môn
Kỹ thuật nhiệt – Trường Đại học Giao thông Vận tải được giao đào tạo chuyên
ngành Trang thiết bị Nhiệt – Lạnh với khóa tốt nghiệp đầu tiên là K43, sau một
số cập nhật về chương trình đào tạo để phù hợp với chương trình đào tạo của Bộ
giáo dục và của Nhà trường, hiện nay Bộ môn đang đào tạo ngành Kỹ thuật
nhiệt với chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh và Điều hòa không khí với số lượng
tuyển sinh hàng năm luôn vượt chỉ tiêu được giao.
- Đến nay đã có nhiều trường Đại học Kỹ thuật trên cả nước đào tạo kỹ sư Kỹ
thuật nhiệt có trình độ cao. Có thể kể đến ở đây như sau:
• Tại khu vực miền bắc:
- Trường Đại học Bách Khoa Hà nội
- Trường Đại học Giao thông Vận tải
- Trường Đại học Xây dựng Hà nội
- Trường Đại học Công nghiệp Hà nội
- Trường Đại học Công nghệ Đông Á
- Trường Đại học Điện Lực
• Tại khu vực miền trung:
- Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà nẵng
- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật – Đại học Đà nẵng
- Trường Đại học Công nghệ Vinh
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Nha Trang
• Tại khu vực miền nam:
- Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TPHCM
- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM
- Trường Đại học Công nghiệp TPHCM
- Trường Đại học Nông Lâm TPHCM
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- TRường Đại học Văn Lang
3. Vai trò của ngành Kỹ thuật nhiệt
• Không những thế, việc xuất hiện nhanh chóng các nhà máy chế biến linh
kiện và thiết bị điện tử của các tập đoàn lớn và nhiều xí nghiệp trong lĩnh
vực công nghệ cao khác đang làm tăng cao nhu cầu sử dụng các hệ thống
điều hòa không khí chính xác có năng suất lạnh siêu lớn.
• Chính vì vậy, thị trường lao động ngành điều hòa không khí luôn thiếu
nhân lực một cách trầm trọng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước
phát triển và các nước trong khu vực. Sinh viên học lĩnh vực này chưa tốt
nghiệp đã có việc làm.
• Một lĩnh vực ứng dụng rất quan trọng nữa của ngành kỹ thuật nhiệt là
lĩnh vực lạnh công nghiệp, bao gồm thiết kế chế tạo, lắp đặt vận hành,
bảo trì sửa chữa các kho lạnh, hệ thống cấp đông, làm lạnh, các hệ thống
sấy nông sản ở nhiệt độ thấp.
• Để có một ngành nông nghiệp xanh sạch 4.0, chúng ta không thể tách rời
với lĩnh vực chế biến và bảo quản lạnh, bảo quản đông các sản phẩm như
rau quả, nông sản, thực phẩm. Đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ và
đang phát triển rất nhanh, vì thế luôn có sự thiếu hụt nhân sự được đào
tạo bài bản
• Tới năm 2030 lĩnh vực nhiệt sẽ sản xuất ra tới 70% sản lượng điện ở
nước ta, nếu kể cả nguồn sinh khối con số này còn lớn hơn nhiều, nhằm
đảm bảo cho sự phát triển bền vững năng lượng tái tạo theo Nghị quyết
55/NQ-TƯ ngày 24/02/2020.
• Vì vậy, nước ta vẫn sẽ phải phát triển mạnh mẽ ngành nhiệt điện với dự
kiến có thêm 46 nhà máy nhiệt điện cho tới năm 2030. Để làm được việc
này, chúng ta sẽ phải cần khoảng 1.000-1.500 kỹ sư chuyên sâu về nhiệt
điện.
• Trong khi đó, tổng năng lực đào tạo hiện nay trong lĩnh vực này chỉ cung
cấp tối đa 500-800 kỹ sư nhiệt điện trong vòng 10 năm tới. Vì vậy, trong
thời gian sắp tới, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nhiệt điện là vô cùng lớn.
• Việc xuất hiện nhanh chóng các nhà máy chế biến linh kiện và thiết bị
điện tử của các tập đoàn lớn và nhiều xí nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
cao khác đang làm tăng cao nhu cầu sử dụng các hệ thống điều hòa không
khí chính xác có năng suất lạnh siêu lớn.
• Chính vì vậy, thị trường lao động ngành điều hòa không khí luôn thiếu
nhân lực một cách trầm trọng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước
phát triển và các nước trong khu vực. Sinh viên học lĩnh vực này chưa tốt
nghiệp đã có việc làm.
• Một lĩnh vực ứng dụng rất quan trọng nữa của ngành kỹ thuật nhiệt là
lĩnh vực lạnh công nghiệp, bao gồm thiết kế chế tạo, lắp đặt vận hành,
bảo trì sửa chữa các kho lạnh, hệ thống cấp đông, làm lạnh, các hệ thống
sấy nông sản ở nhiệt độ thấp.
• Để có một ngành nông nghiệp xanh sạch 4.0, chúng ta không thể tách rời
với lĩnh vực chế biến và bảo quản lạnh, bảo quản đông các sản phẩm như
rau quả, nông sản, thực phẩm. Đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ và
đang phát triển rất nhanh, vì thế luôn có sự thiếu hụt nhân sự được đào
tạo bài bản.
4. Yêu cầu công việc của ngành Kỹ thuật nhiệt
• Có kỹ năng ứng dụng tốt các kiến thức về toán học, công nghệ và kỹ
thuật vào công việc
• Có kỹ năng tính toán mô phỏng hệ thống nhiệt lạnh, phân tích và xử lý số
liệu thực nghiệm thu được,…v.v
• Có kiến thức chuyên môn để tư vấn, thiết kế, giám sát và tổ chức thi công
các hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió, hệ
thống sấy, hệ thống cung cấp nhiệt,…v.v
• Có kỹ năng tính toán, xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh liên
quan đến Kỹ thuật nhiệt
• Có kỹ năng nghiên cứu cải tiến nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống
nhiệt lạnh nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
• Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua kỹ thuật giao tiếp cơ bản, thuyết
trình, giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp bằng bản vẽ, giao tiếp và đọc tài
liệu bằng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,…)
• Có kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả để hoàn thành mục đích chung
• Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng
đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
5. Đặc điểm chung đào tạo ngành kỹ thuật nhiệt
- Ngành nhiệt gồm có 3 lĩnh vực chính:
+ Năng lượng tái tạo và nhiệt điện: Sản xuất và biến đổi các dạng năng
lượng
+ Nhiệt công nghiệp: Cung cấp nhiệt cho các ngành công nghiệp, thương
mại, gia dụng
+ Công nghệ làm lạnh và điều hòa không khí: Công nghệ bảo quản các sản
phẩm nông sản sau thu hoạch, thủy hải sản, kỹ thuật điều hòa không khí
- Định hướng chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí
+ Chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí là một lĩnh vực
chuyên sâu của ngành Kỹ thuật nhiệt
+ Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí không
những được trang bị những kiến thức về công nghệ làm lạnh và điều hòa không
khí mà còn được trang bị những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kỹ thuật nhiệt như
kỹ thuật sấy, hệ thống cung cấp nhiệt, năng lượng tái tạo,… Điều này giúp cho
sinh viên sau khi tốt nghiệp thích ứng tốt với các công việc liên quan đến Nhiệt
– Lạnh
- Kỹ thuật lạnh và ĐHKK hiện nay
+ Hiện nay quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra mãnh liệt trên
toàn thế giới. Theo một số dự báo, tới năm 2050 gần 70% dân số thế giới sẽ
sống trong các đô thị. Vì vậy nhu cầu điều hòa, làm lạnh cũng tăng cao. Theo
nghiên cứu của IEA tiêu thụ điện cho lĩnh vực làm lạnh vào năm 2016 chiếm
khoảng 16% sản lượng điện trên toàn thế giới, gấp hơn 3 lần so với năm 1990;
con số này vào năm 2030 sẽ tăng lên tương ứng khoảng 30% vượt xa các ngành
công nghiệp, dịch vụ truyền thống khác.
+ Ở Việt Nam cũng tương tự như trên thế giới, với tốc độ công nghiệp hóa cao,
với số lượng các tòa nhà cao tầng tăng hàng năm từ 10-12%. Dẫn tới thị trường
lạnh & ĐHKK của Việt Nam trong thời gian 1995-2018 có một giai đoạn tăng
trưởng ngoạn mục với tốc độ 2 con số trong nhiều năm
- Kỹ thuật lạnh và ĐHKK trong nền công nghiệp 4.0
+ Sử dụng tối ưu thông gió tự nhiên căn cứ theo mức độ ô nhiễm môi trường và
nhu cầu khí tươi (giảm nồng độ tồn đọng CO2) nhằm giảm tải cho hệ thống điều
hòa. Bên cạnh đó ánh sáng tự nhiên và chất lượng môi trường không khí trong
nhà cũng là những yếu tố được hệ thống BMS kết hợp ICT/AI coi là những
thông số chính cần đảm bảo
+ Đây là tập hợp những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực Điều hòa không
khí. Điều này đảm bảo việc giảm đáng kể việc sử dụng điện lưới, giảm lượng
phát thải khí nhà kính-GHG, tiết kiệm năng lượng và đặc biệt tăng chất lượng
sống của con người trong các tòa nhà
- Kỹ thuật lạnh và ĐHKK – Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống
+ Các nghiên cứu phát triển gần đây cho thấy các hệ thống điều khiển của
HVAC tích hợp trong BMS thế hệ tiếp theo sẽ kết hợp các khả năng đo lường
đối với các yếu tố ô nhiễm như bụi mịn ở trong và ngoài nhà. Điều này cho
phép tối ưu giữa việc cung cấp không khí trong tươi (do đó giảm CO2 trong
nhà) và gây ô nhiễm từ bên ngoài
+ Các thuật toán thông minh cũng dự đoán ô nhiễm dựa trên dự báo thời tiết: từ
đó quyết định có thể tòa nhà sẽ được thông gió vào giữa đêm, khi ô nhiễm
thường ở mức thấp hoặc ở trước một tình huống thời tiết nghịch đảo nhiệt
thường xảy ra đi kèm với nồng độ bụi mịn cao
- Kỹ thuật lạnh và ĐHKK và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho IoT, Big Data,
AI
+ Công nghiệp 4.0 bản chất chính là sự tích hợp những tiến bộ công nghệ của
tất cả 3 cuộc cách mạng trước, giữa thực tế vật lý và thực tế ảo (mô phỏng)
thông qua IoT, Big Data, AI và hạ tầng ICT.
+ Để có hạ tầng IoT và để truyền tải thông tin Big Data cần có truyền tin băng
thông rộng, để lưu trữ dữ liệu lớn cần phát triển số lượng rất nhiều các trung
tâm dữ liệu, các trạm truyền thông tin. Tất cả các cơ sở hạ tầng kỹ thuật này đều
có yêu cầu rất nghiêm ngặt về điều kiện hoạt động về nhiệt độ và độ ẩm(T, RH),
do đó phải cần có điều hòa công nghệ hoạt động 24/7.
- Xu hướng chi phối phát triển lĩnh vực Kỹ thuật lạnh và ĐHKK
+ Đó là xu hướng nâng cao hiệu quả năng lượng (CSPF/SEER), cũng như thân
thiện với môi trường và tích hợp AI.
+ Trong đó quan trọng nhất là việc thay thế môi chất lạnh. Hiện nay thế giới
trong đó có Việt Nam đã thực thi hết sức hiệu quả việc loại trừ các chất làm suy
giảm tầng Ô zôn, loại trừ xong các chất CFC, và hiện nay đang tiếp tục loại trừ
các chất HFCF (R-22) trong khuôn khổ chương trình Quốc gia HPMPII cho tới
2030-2040. Bên cạnh đó việc loại trừ các môi chất lạnh làm nóng lên toàn cầu
có GWP cao, các chất HFCs cũng là một xu hướng chủ đạo. Trong xu hướng
này nổi lên các định hướng sau(i) sử dụng môi chất lạnh tự nhiên
(NH3/CO2/HC) trong lĩnh vực làm lạnh CN, thương mại (CO2/HC) -bơm nhiệt
(ii) sử dụng R-32/ blended R-32-HFO cho RAC và VRF (iii) HFO và Blended
HFCs-HFO cho chiller.
- Vai trò của kỹ thuật lạnh và ĐHKK trong tương lai
+ Trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0, hoàn toàn có
thể khẳng định vai trò không thể thay thế của lĩnh vực Lạnh & ĐHKK. Trước
hết đó là vai trò đảm bảo cung cấp môi trường nhiệt độ thấp cũng như điều kiện
vi khí hậu thích hợp cho hạ tầng ICT của các trụ cột của công nghệ 4.0. Bên
cạnh đó giải pháp đô thị thông minh, nâng cao chất lượng không khí trong nhà
(AIQ) nhằm nâng cao cuộc sống của người dân trong đô thị đều gắn chặt với
lĩnh vực cung cấp lạnh, điều hòa xử lý không khí. Nền nông nghiệp 4.0 cũng
đang đòi hỏi sự tham gia ngày càng gia tăng của lĩnh vực Lạnh & ĐHKK như
một giải pháp bảo quản tốt nhất chất lượng sau thu hoạch, kéo dài thời gian bảo
quản của sản phẩm mà không dùng hóa chất.
+ Với những lý do trên trong tương lai lĩnh vực HVACR sẽ tiếp tục phát triển
mạnh mẽ và bền vững.
6. Các hướng nghiên cứu chính trong ngành Kỹ thuật nhiệt
- Mô phỏng số các quá trình truyền nhiệt, truyền chất trong các hệ thống nhiệt
lạnh
- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền nhiệt trong các thiết bị
nhiệt lạnh
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo
- Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống nhiệt lạnh
- Nghiên cứu các biện pháp giảm chất phát thải gây ô nhiễm môi trường
7. Các lĩnh vực làm việc và cơ hội việc làm của kỹ sư ngành kỹ thuật nhiệt
- Lĩnh vực làm việc:
+ Tư vấn, thiết kế, giám sát và thi công hệ thống lạnh, đhkk, thông gió, sấy, hệ
thống cung cấp nhiệt,…
+ Vận hành, sửa chữa và kiểm định an toàn các hệ thống lạnh, đhkk, thông gió,
sấy, hệ thống cung cấp nhiệt,…
+ Làm việc trong các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, Cao đẳng, dạy
nghề,…
- Cơ hội việc làm:
+ Kỹ sư ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực khác
nhau phục vụ trực tiếp vào đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người (Hệ
thống ĐHKK, hệ thống lạnh, hệ thống sấy, hệ thống cung cấp nhiệt) cũng như
làm việc trong các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất,…

You might also like