Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 72

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

ĐỖ NGUYÊN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ PHÂN LẬP TINH


DẦU HOA NHÀI (JASMINUM SAMBAC)

Ngành: Kỹ thuật Hóa học


Mã số: 52520301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. TS. TRẦN QUỐC TOÀN

2. THS. LÊ THỊ THANH TRÀ

HÀ NỘI, NĂM 2022


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------***--------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Đỗ Nguyên Phương Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Lớp: 59KTH-HC Ngành: Kỹ thuật Hóa học
Khoa: Hóa và Môi trường

1. TÊN ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu quy trình công nghệ phân lập tinh dầu hoa nhài
(Jasminum sambac) "

2. NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN:
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu hoa nhài (Jasminum
sambac).
Tối ưu hóa quá trình thu nhận tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac).
Xác định thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac) bằng phương
pháp GC-MS.

3. CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN


Các bài báo khoa học: 22
Các sách, giáo trình: 11

4. NỘI DUNG ĐỒ ÁN
Mở đầu: 01 trang
Tổng quan tài liệu: 26 trang
Thực nghiệm và kết quả: 24 trang
Kết luận: 01 trang
Phụ lục: 3 trang
Tài liệu tham khảo: 33 (Tiếng Anh: 22; Tiếng Việt: 11)

i
5. HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Danh mục các hình: 25 hình
Danh mục các bảng: 10 bảng

6. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỪNG PHẦN

Phần Giảng viên hướng dẫn

Tổng quan tài liệu ThS. Lê Thị Thanh Trà

Thực nghiệm và kết quả TS. Trần Quốc Toàn

Viết đồ án ThS. Lê Thị Thanh Trà

7. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN


Ngày 27 tháng 8 năm 2021

P Trưởng Bộ môn Giảng viên hướng dẫn

TS. Lê Thu Hường TS. Trần Quốc Toàn ThS. Lê Thị Thanh
Trà

Nhiệm vụ Đồ án tốt nghiệp đã được Hội đồng thi tốt nghiệp của Khoa thông qua.

Ngày. . . . .tháng. . . . .năm 2022

Chủ tịch Hội đồng

GS.TS. Vũ Đức Đoàn

Sinh viên hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp cho Hội đồng ngày 24 tháng 01 năm 2022.

Sinh viên làm tốt nghiệp

ii
Đỗ Nguyên Phương

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp của em. Các kết quả trong đồ án tốt nghiệp là
trung thực, và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức
nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài
liệu tham khảo đúng quy định.

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022

Sinh viên

Đỗ Nguyên Phương

iii
LỜI CÁM ƠN

Đồ án: “Nghiên cứu quy trình công nghệ phân lập tinh dầu hoa nhài (Jasminum
sambac)” được thực hiện tại Bộ môn Kỹ thuật Hóa học, Khoa Hóa và Môi trường,
Trường Đại học Thủy Lợi và phòng Hóa sinh hữu cơ Viện Hóa học các Hợp chất thiên
nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam.

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Quốc Toàn và ThS. Lê Thị Thanh
Trà đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đồ
án.Em xin cảm ơn các thầy cô bộ môn Kỹ thuật Hóa học, Khoa Hóa và Môi trường,
Trường Đại học Thủy Lợi và các cán bộ phòng Hóa sinh hữu cơ Viện Hóa học các
Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam đã tạo điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành đồ án.

Cuối cùng em xin dành tất cả sự quí trọng, yêu thương tới cha mẹ, bạn bè và những
người thân đã động viên để em đủ nghị lực vượt mọi khó khăn hoàn thành giai đoạn
học tập quan tọng này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022

Sinh viên

Đỗ Nguyên Phương

iv
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ..............vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN............................................................................................2
1.1 Giới thiệu về họ Oleaceae......................................................................................2
1.2 Giới thiệu về chi Jasminum...................................................................................6
1.3 Giới thiệu về cây nhài (Jasminum sambac).........................................................11
1.4 Tinh dầu và một số phương pháp chiết tách tinh dầu..........................................16
1.4.1 Tinh dầu.........................................................................................................16
1.4.2 Một số phương pháp chiết tách tinh dầu.......................................................17
1.5 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................18
1.5.1 Phương pháp chiết xuất siêu âm....................................................................18
1.5.2 Phương pháp chưng cất phân đoạn................................................................19
1.5.3 Phương pháp phân tích thành phần hóa học tinh dầu....................................20
1.5.4 Phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa.....................................22
1.5.4.1 Các khái niệm cơ bản của quy hoạch thực nghiệm.................................22
1.5.4.2 Thuật toán của phương pháp qui hoạch hóa thực nghiệm và tối ưu hóa.23
1.5.4.3 Phương pháp quy hoạch thục nghiệm và tối ưu hóa theo mô hinh của
Box – Behnken....................................................................................................26
CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM......................................................................................28
2.1 Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ và thiết bị...........................................................28
2.2 Sơ đồ định hướng nghiên cứu..............................................................................29
2.3 Khảo sát một số yếu tố công nghệ chính ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất tinh
dầu hoa nhài...............................................................................................................31
2.3.1 Khảo sát yếu tố tỷ lệ dung môi/nguyên liệu..................................................31
2.3.2 Khảo sát yếu tố thời gian chiết siêu âm.........................................................32
2.3.3 Khảo sát yếu tố công suất siêu âm.................................................................32

iii
2.4 Xây dựng mô hình và tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu............................32
2.5 Xác định thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài............................................33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................35
3.1 Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu hoa nhài 35
3.1.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu...................................................35
3.1.2 Ảnh hưởng của thời gian siêu âm..................................................................36
3.1.3 Ảnh hưởng của công suất máy siêu âm.........................................................37
3.2 Kết quả quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa các thông số kỹ thuật quy trình
chiết xuất tinh dầu hoa nhài.......................................................................................39
3.2.1 Thiết lập mô hình và xây dựng ma trận kế hoạch thực nghiệm....................39
3.2.2 Kiểm tra sự có nghĩa của mô hình.................................................................40
3.2.3 Tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu hoa nhài.........................................44
3.3 Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài...............................45
KẾT LUẬN...................................................................................................................51
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO..........................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................52
PHỤ LỤC......................................................................................................................55

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Một số hợp chất phân lập được từ họ Oleaceae................................................2


Bảng 1.2 Hoạt tính sinh học của các hợp chất có trong tinh dầu hoa nhài (Jasminum
sambac)..........................................................................................................................14
Bảng 2.1 Bảng ma trận thực nghiệm..............................................................................33
Bảng 3.1 Hàm lượng tinh dầu thu được khi khảo sát yếu tố tỷ lệ dung môi/nguyên liệu35
Bảng 3.2 Hàm lượng tinh dầu thu được khi khảo sát yếu tố thời gian siêu âm...............36
Bảng 3.3 Hàm lượng tinh dầu thu được khi khảo sát yếu tố công suất siêu âm..............38
Bảng 3.4 Biến mã hóa và các mức thí nghiệm...............................................................39
Bảng 3.5 Bảng ma trận kế hoạch trực giao và kết quả thực nghiệm...............................40
Bảng 3.6 Bảng phân tích ANOVA của hàm Y...............................................................41
Bảng 3.7 Thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac).....................47

v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Cấu tạo hóa học một số hợp chất phân lập được từ họ Oleaceae.......................4
Hình 1.2 Một số loài hoa thuộc loài Jasminum................................................................7
Hình 1.3 Cấu tạo hóa học một số hợp chất phân lập được từ loài Jasminum tortuosum. .8
Hình 1.4 Một số thành phần hóa học chính của tinh dầu hoa nhài Jasminum multiflorum
.........................................................................................................................................9
Hình 1.5 Các hợp chất phân lập được từ cây vằng sẻ (Jasminum subtriplinerve)..........10
Hình 1.6 Một số thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài của Jasminum subtriplinerve
.......................................................................................................................................10
Hình 1.7 Một số thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài Jasminum grandiflorum....11
Hình 1.8 Hoa nhài (Jasminum sambac).........................................................................12
Hình 1.9 Một số thành phần hóa học chính của tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac).16
Hình 1.10 Thiết bị siêu âm đầu dò.................................................................................19
Hình 1.11 Bể siêu âm.....................................................................................................19
Hình 1.12 Sơ đồ hệ thống chưng cất phân đoạn.............................................................20
Hình 1.13 Sơ đồ máy GC – MS....................................................................................21
Hình 2.1 Mẫu hoa nhài tươi...........................................................................................28
Hình 2.2 Sơ đồ trích ly tinh dầu.....................................................................................29
Hình 2.3 Hệ thống chưng cất phân đoạn........................................................................30
Hình 2.4 Máy GC – MS Agilent Technologies 5975C..................................................34
Hình 3.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu đến lượng tinh dầu thu được........35
Hình 3.2 Ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến lượng tinh dầu thu được......................37
Hình 3.3 Ảnh hưởng của công suất siêu âm đến lượng tinh dầu thu được.....................38
Hình 3.4 Biểu đồ thực nghiệm và dự đoán (a) và phân bố ngẫu nhiên (b) của hàm hồi
quy Y.............................................................................................................................42
Hình 3.5 Các bề mặt đáp ứng 2 chiều và 3 chiều thể hiện tương tác đôi giữa các thông số
công nghệ đến hàm mục tiêu Y......................................................................................44
Hình 3.6 Điều kiện tối ưu hóa các biến công nghệ và kết quả tối ưu hóa hàm mục tiêu.45
Hình 3.7 Tinh dầu hoa nhài thu được.............................................................................45

vi
Hình 3.8 Sắc ký đồ của tinh dầu hoa nhài thu được từ phương pháp trích ly tinh dầu hoa
nhài................................................................................................................................49

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ

ANOVA Phân tích phương sai

DPPH 2,2 diphenyl-1-picryl-hydrazyl

GC/MS Gas Chromatography Mass Spectometry

IC50 Nồng độ ức chế 50%

IL Interleukin

LPS Lipopolysaccharide

MIC Nồng độ ức chế tối thiểu

PTP1B Protein tyrosine phosphatase 1B

SC Khả năng bắt gốc tự do

TNF Tumor necrosis factor

vii
MỞ ĐẦU

Hoa nhài Jasminum sambac L. thuộc họ Oleaceae là một trong các loài hoa có hương
thơm ngào ngạt, hấp dẫn, được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm (nước hoa, dầu thơm,
xà phòng tắm,…) và thực phẩm (ướp trà, làm gia vị,…). Hương thơm của hoa có được
là nhờ các cấu tử trong tinh dầu, chúng tạo mùi thơm dịu dàng và bền lâu, là hương
liệu quan trọng của các loại mỹ phẩm cao cấp.

Có nhiều phương pháp trích ly tinh dầu hoa nhài, mỗi phương pháp có ưu và nhược
điểm khác nhau. Hiện nay chưa có phương pháp nào thỏa mãn những yêu cầu đặt ra về
hiệu quả cũng như chất lượng tinh dầu hoa nhài. Vì vậy giá của tinh dầu hoa nhài thiên
nhiên khá cao.

Tinh dầu hoa nhài đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi từ nhiều thế kỷ trước ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta việc nghiên cứu tinh dầu hoa nhài cũng như
ứng dụng kết quả nghiên cứu hầu như chưa được quan tâm đúng mức.

Từ những phân tích trên, em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy trình công nghệ phân
lập tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac)”

Nhiệm vụ đề tài gồm:

1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu hoa nhài

2. Tối ưu hóa quá trình thu nhận tinh dầu hoa nhài

3. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài

1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu về họ Oleaceae

Họ Oleaceae ở Việt Nam có 9 chi và khoảng 70 loài phân bố khắp cả nước, số loài
được ghi nhận làm thuốc khoảng 20 loài. Họ này gồm một số cây mọc dạng cây thân
leo, cây gỗ và cây dạng bụi, phân bố nhiều ở các tỉnh Việt Nam như Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên và một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Lào,
Ấn Độ, Campuchia, Mianma. Một số bộ phận được sử dụng trong điều trị các bệnh
như sốt rét, cảm lạnh, dị ứng, viêm mề đay, viêm ruột, nấm tóc, phong thấp, viêm
ruột,... [1].

Các loài thực vật thuộc họ Oleaceae được coi như nguồn dược liệu quý trong y học cổ
truyền, chúng còn là nguồn cung cấp gỗ phục vụ đời sống.

Thành phần hóa học các loài thực vật thuộc họ Oleaceae bao gồm flavonoid,
monoterpenoit, terpenoids, iridoids, secoiridoids và phenylethanoid glycoside. Một số
hợp chất phân lập từ họ Oleaceae được trình bày ở Bảng 1.1. Cấu tạo hóa học của một
số hợp chất phân lập được từ họ Oleaceae trình bày ở Hình 1.1 [2].

Bảng 1.1 Một số hợp chất phân lập được từ họ Oleaceae

T Hợp chất Loài


T

1 Jaspolyside Jasminum polyanthum

2 Excelside A Fraxinus excelsior

3 Dilatioside B Syringa oblata

4 Isonuezhenide Ligustrum lucidum

5 Jaspogeranoside A Jasminum polyanthum

6 Jaspogeranoside B Jasminum polyanthum

2
7 Nudifloside D Jasminum nudiflorum

8 Jasuroside E Jasminum urophyllum

9 Jasuroside F Jasminum urophyllum

10 9 ″ -Hydroxyjasmesoside Jasminum mesnyi

11 Axit 9 ″ -hydroxyjasmesosidic Jasminum mesnyi

12 Jasmesoside Jasminum mesnyi

13 Frameroside Fraxinus americana

14 2 ″ - epi -frameroside Syrnga afghanica

15 Escuside Fraxinus ornus

16 Fraxisecoside Fraxinus rhynchophylla

17 Axit Secologanic Fontanesia fortunei

18 Nuzhenal C Ligustrum lucidum

19 Nuzhenal A Ligustrum lucidum

20 Jasminanhydride Jasminum grandiflorum

21 Uhdenoside Fraxinus uhdei

22 10-Hydroxyoleoside -11-metyl este Jasminum lanceolarium

23 10-Hydroxyoleoside dimetyl este Fraxinus rhynchophylla

24 Multiroside Jasminum multiroside

25 10-Hydroxyoleuropein Fraxinus oxycarba

3
O OCH3
OH H3CO O
COOCH3 COOCH3 GlcO

H
O O
CH3O COOCH3
H

O O

OGlc O-glc-6-glc
1 2 3
OGlc

OH
O O O O
O O COOCH3 COOCH3
O R H
COOHCH3 R H
R
OH H

OH O
O

O 5 R=E-ole OGlc
6 R=E-ole OGlc

4 R=p-OH-Ph-CH 2CH2O- OGlc

CH2OH CH2OH R1CH2 CH2OH

R2
R OH R2

OH
R1
10 R1=OH; R2=E=ole
8 R1=OH; R2=E=ole 11 R1=OH; R2=b
7 R=E-ole 12 R1=H; R2=E-ole
9 R1=E-ole; R2=OH

O O
COOH COOH O COOCH3
O
H H OH

R R HO OH

O O OH
O

15 OGlc

COOH COOH
13 R=E-ole 14 R=E-ole

OCH 3 HO O O COOCH3 COOCH3

O O OH
O O
O O COOCH3
OH
O
HO OH O

OGlc H 18
16 OGlc 17

COOH COOCH3 O O O R2O O


COOR1
H

O
R2
O

21 R1=H; R2=p-OH-pH-CH2CH2-; R3=OH


CHO 22 R1=CH3; R2=H; R3=OH
H 19 20 23 R1=R1=CH3; R3=?
24 R1=CH3; R2=p-OGlc-m-OH-Ph-CH2CH2-; R3=OH
25 R1=CH3; R2=p-OH-m-OH-Ph-CH2CH2-; R3=OH

Hình 1.1 Cấu tạo hóa học một số hợp chất phân lập được từ họ Oleaceae

4
Trong y học cổ truyền, các loài thực vật thuộc họ Oleaceae được sử dụng để điều trị
các bệnh như trị sốt rét, cảm lạnh, trị viêm ruột, da mẩn ngứa,…. [1]

Tác giả M.K. Dudek và các cộng sự của mình đã phân lập được 25 chất từ hoa của loài
Syringa vulgaris. Trong đó 4 chất oleoechinacoside, demethylhydroxyoleonuezhenide,
emethyloleonuezhenide và syringaoleoacteoside có hoạt tính chống viêm ở nồng độ
50µm, ức chế vừa phải sự giải phóng kích thích LPS (Lipopolysaccharide) của
chemokine tiền viêm IL-8 (Interleukin −8 ) và TNF-α (Tumor necrosis factor α) từ
bạch cầu trung tính của người [3].

Tác giả Xiao và các cộng sự của mình đã phân lập được 15 hợp chất từ rễ cây loài
Fraxinus rhynchophylla. Trong đó hydroxyframoside A và fraxisecoside là hai chất có
khả năng hoạt động ức chế với PTP1B (Protein tyrosine phosphatase 1B)- một chất có
khả năng gây ung thư và tiểu đường, giá trị IC 50 lần lượt là 50 và 21 µm. Hai chất trên
còn có khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào B và T - hai tế bào có khả năng tự miễn
dịch [4].

Cành loài Syringa oblata chiết lần lượt bằng n-hexan, CHCl3, EtOAc, và n-BuOH.Từ
cao chiết EtOAc đã phân lập được 15 hợp chất, trong đó oleuropein và (2 ″ R ) -2 ″ -
methoxy oleuropein cho thấy hoạt động chống tăng sinh chống lại dòng tế bào hắc tố ở
người với IC50 giá trị lần lượt là 10,86, 14,64 μM [5].

Sự tổng hợp và tích tụ các axit béo là một trong những yếu tố chính của nguyên nhân
gây béo phì. Yi Zhang và các cộng sự của mình đã phân lập được 5 hợp chất từ quả
của cây Ligustrum lucidum: nuzhenal C, axit 6'-O-trans-cinnamoyl iso-8-epikingisidic,
ligulucidumosides A, ligulucidumosides B và ligulucidumosides C. Trong đó
ligulucidumosides A, nuzhenal C và ligulucidumosides C có tác dụng ức chế chất béo
trung tính nội bào đáng kể trong tế bào HepG2 ở nồng độ 10µm [6].

Như vậy, các loài thực vật thuộc họ Oleaceae đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các thực vật thuộc
họ Oleaceae khá phong phú và đa dạng. Đây là nguồn thông tin quý giá giúp các nhà
khoa học trong nước có định hướng nghiên cứu sâu hơn về các loài thực vật thuộc học

5
Oleaceae nhằm tìm ra các hợp chất mới có hoạt tính sinh học ứng dụng vào lĩnh vực y
học hiện đại.

1.2 Giới thiệu về chi Jasminum

Chi Jasminum là một chi nhỏ thuộc họ Oleaceae với khoảng 200 loài trên khắp thế
giới. Chi này là một chi cây bụi, cây gỗ và dây leo [7]. Ở Việt Nam, một số chi
Jasminum được sử dụng để làm thuốc chữa viêm ruột, viêm khớp, nấm tóc, thuốc hạ
sốt như nhài dây (Jasminum funale), nhài (Jasminum sambac), nhài thon (Jasminum
lanceolarium), nhài nhăn (Jasminum multiflorum), nhài gân (Jasminum nervosum),
nhài quý (Jasminum nobile), nhài leo (Jasminum scandens), vằng (Jasminum
subtriplinerve) (Hình 1.2) [1].

Nhài dây là cây nhỏ leo 2 – 4 m; cành mảnh không lông; ở phiến lá xoan thon dài có
tuyến, 5 – 7 cm; cụm hoa mọc ở nách lá hay ở đỉnh cành, có 3 – 7 hoa; đài răng nhỏ;
quả khi chín màu tím. Cây ưa sáng thường mọc ven rừng. Rễ cây được dùng trị nấm
tóc, uống hạ sốt [1].

Nhài thon là dây leo hóa gỗ, dài 3 – 4 m, không lông; lá mọc đối xứng, lá dài 5 – 13
cm; cụm hoa to trắng không lông. Thường mọc trong rừng hay ven rừng, ra hoa vào
tháng 4 – 6, có quả tháng 7 – 10. Thân cây thường dùng chữa phong thấp đau nhức
xương khớp, đau thắt lưng, ngã tổn thương, viêm da mụn nhọt [1].

Nhài nhăn là cây cao đến 10 m, cành có lông mềm; phiến lá thon, gốc lá tròn hay hình
tim; cụm hoa có lá bắc to, hoa trắng; quả có hình bầu dục, khi chín màu vàng. Thường
mọc ở bìa rừng hay trảng cây bụi, ưa sáng, ra hoa vào tháng 7 – 10, 2 – 4 năm sau thì
có quả. Thân lá được dùng trị viêm ruột, viêm khớp do phong thấp, ngã gẫy xương; rễ
chữa rắn cắn; hoa làm tăng tiết sữa [1].

Nhài gân là cây mọc trườn; lá có mũi nhọn bóng ở mặt trên, gân gốc 3 cặp; cụm hoa ở
nách lá có từ 1 – 3 hoa; hoa màu trắng. Cây mọc ven rừng thưa, trảng cây bụi, ra hoa
tháng 3 – 5 có quả 6 – 10. Toàn cây giã lấy nước đắp vào vết rắn cắn [1].

Nhài quý là cây dây leo quấn, dài 2 – 3 m, cành non không lông; lá có phiến đa dạng
từ xoan rộng đến thon hẹp, gốc tù hay nhọn, gân chạy gần gốc đến chóp, nhẵn; mộtcụ

6
m hoa thường có 3 hoa, hoa trắng to; quả dạng xoan 1,5 – 2 cm. Lá và thân có tác
dụng cầm máu cho phụ nữ sau khi bị băng huyết [1].

Vằng là cây nhỏ, cao 2 – 3 m, nhánh nhẵn; lá hình bầu dục dài 4 – 7 cm, có mũi nhọn,
gốc gần như tù hay tròn ở gốc lá, cuống nhẵn, có khớp nối với gốc lá; hoa nhiều màu
trắng, mọc ở đỉnh cành; quả hình bầu dục , dài 20 cm, khi chín màu tím đen . Mọc ven
rừng trảng cây bụi thường ở độ cao 500 – 1000 m, ra hoa tháng 3 – 4, có quả tháng 5 –
6. Lá sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh chữa nhiễm trùng, viêm tuyến sữa, viêm tử
cung, kinh nguyệt không đều, chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, ghẻ lở, chốc
đầu và các bệnh ngoài da [1].

a, Jasminum lanceolarium b, Jasminum multiflorum

c, Jasminum nervosum d, Jasminum nobile

Hình 1.2 Một số loài hoa thuộc loài Jasminum

Khả năng kháng khuẩn của những loài thuộc chi Jasminum rất đáng khích lệ. Theo
nghiên cứu của tác giả Acharya Balkrishna và các cộng sự của mình, Một phần chiết
xuất axeton từ lá của cây Jasminum azoricum đã cho thấy tác dụng chống

7
Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng) hoạt động với vùng ức chế cao nhất (30 mm ở
30 mg / mL) và dịch chiết methanolic của lá Jasminum syringifolium có khả năng ức
chế vi khuẩn Shigella flexneri - một loài vi khuẩn gây tiêu chảy ở người. Hơn nữa, hợp
chất jatamanose chiết xuất từ lá Jasminum brevilobum đã cho thấy nồng độ ức chế tối
thiểu khuẩn E.coli ( MIC 0,07µg/mg) [8].

Từ vỏ cây loài Jasminum tortuosum, tác giả Lamberto Tomassini và các đồng nghiệp
đã phân lập được 4 hợp chất: lignans ginkgool (1), olivil-4′-O-β-glucopyranoside (2),
secoiridoids oleoside dimethyl ester (3) và oleoside 11-metyl este (4) (Hình 1.3). Qua
nghiên cứu họ thấy các hợp chất trên đều có tác dụng dược lý như chống nấm, chống
oxy hóa, chống vi rút và chống loãng xương [9].

Hình 1.3 Cấu tạo hóa học một số hợp chất phân lập được từ loài Jasminum tortuosum

Abeer Temraz và các cộng sự của mình đã sử dụng phương pháp chưng cất cách thuỷ
để chưng cất được tinh dầu hoa nhài (Jasminum pubescens) và đã phân tích được được
thành phần tinh dầu hoa nhài bằng phương pháp GC-MS. Kết quả tìm được 59 hợp
chất có trong tinh dầu hoa nhài với những thành phần chính như: nonanal (2,9%);

8
linalool (0,6%); (Z)-jasmone (8,4%); α-farnesene (8,8%); nerolidol (27,6%); benzyl
benzoate (3,5%)… (Hình 1.4) [10].

OH O

CH3

CH3

Nonanal Linalool (Z)-jasmone

O
H H
OH

α-Farnesene Nerolidol Benzyl benzoate

Hình 1.4 Một số thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài Jasminum multiflorum

Từ dịch chiết etanol của lá loài Jasminum multiflorum, Ya-Ching Shen và các cộng sự
của mình đã phân lập được 3 hợp chất mới: multifloroside, multiroside, và lo-
hydroxyoleoside-1 l-methyl ester. Trong đó multifloroside có tác dụng giãn vành mạch
[11].

Nguyễn Thị Diễm Hương và các cộng sự của mình đã khảo sát hoạt tính sinh học và
thành phần hóa học của cây vằng sẻ (Jasminum subtriplinerve). Trong nghiên cứu này
sử dụng phương pháp bẫy bốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picryl-hydrazyl) và
phương pháp ức chế gốc tự do NO (nitric oxide) để khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa
của các cao trích từ thân và lá cây vằng sẻ. Kết quả thu được cho thấy trừ cao chiết eter
dầu hỏa, các cao cloroform, etyl axetat, n-butanol, VS2, VS3, VS4, VS5, VS6, VS7,
VS8 đều thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa. Trong đó, cao etyl axetat thể hiện hoạt tính
cao nhất trên cả hai phương pháp thử nghiệm với giá trị SC 50 (khả năng bắt gốc tự do)
thu được tương ứng là 8,2 µg/mL và 80,7 µg/mL. Họ cũng đã bước đầu phân lập và
nhận danh được 3 hợp chất tinh khiết gồm axit 3,4-dihidroxibenzoic, axit 3,4,5-
trihidroxibenzoic và verbascosid (Hình 1.5). Cả 3 hợp chất đều thể hiện khả năng
kháng oxy hóa mạnh với giá trị SC50 tương ứng lần lượt là 9,1; 4,9 và 1,8µM, trong đó

9
verbascosid thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa mạnh hơn cả chất chuẩn quercetin (SC 50
= 4,0 µM) [12].

O OH COOH

HO OH
HO
OH
OH

Axit 3,4-dihidroxibenzoic Axit 3,4,5-trihidroxibenzoic


CH3
HO

O
HO OH

HO HO
OH
O
OH
O
O O
OH

O
OH

Verbascosid

Hình 1.5 Các hợp chất phân lập được từ cây vằng sẻ (Jasminum subtriplinerve)

Đỗ N. Đại và một số cộng sự nước ngoài đã chiết xuất thành công tinh dầu của lá cây
hoa nhài (Jasminum subtriplinerve) với hàm lượng là 0,12% và đã phân tích được
thành phần tinh dầu bằng phương pháp GC–MS. Kết quả đã tìm được 17 hợp chất có
trong tinh dầu với 1 số thành phần chính như: linalool (44,2%); α-terpineol (15,5%);
geraniol (19,4%), p-mentha-1,5,8-triene (1,9%), trans-sobrerol (1,9%) và cis-linalool
oxit (8,8%) [13].

P-mentha-1,5,8-triene Trans-sobrerol α-Terpineol

Hình 1.6 Một số thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài của Jasminum subtriplinerve

Nguyễn Xuân Dũng và L.P.A Oyen đã chiết xuất thành công tinh dầu của cây hoa nhài
(Jasminum grandiflorum) và đã phân tích được thành phần tinh dầu của chúng bằng

10
phương pháp GC-MS. Kết quả đã tìm được 25 hợp chất có trong tinh dầu với thành
phần chính gồm: benzyl acetate (26.1%); phytol (13,4%); benzyl benzoate (11,7%);
phytyl acetate (11%); isophytol (8,2%); linalool (4,7%); indole (3,8%) (Hình 1.7) [14].

OH

Phytol Phytyl acetate

H
N

HO

Indole Isophytol

Hình 1.7 Một số thành phần hóa học chính của tinh dầu hoa nhài Jasminum grandiflorum

Như vậy, chi Jasminum đã được các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới nghiên
cứu. Các loài thuộc chi Jasminum có nhiều hoạt tính sinh học, đặc biệt là hoạt tính
chống viêm và chống oxy hóa. Đây là nguồn thông tin hữu ích giúp cho các nhà khoa
học trong nước có định hướng sâu hơn về các loài thuộc chi Jasminum.

1.3 Giới thiệu về cây nhài (Jasminum sambac)

Tên khoa học: Jasminum sambac (L.) Ait.


Tên gọi khác: Acabian jasmine, Jasmin, Tuscan jamine
Giới: Plantae
Bộ: Lamiales
Họ: Oleaceae
Chi: Jasminum
Đặc điểm: Là loài cây nhỏ, cao 0,6 – 1m. Thân cành mảnh, có lông. Lá mọc đối, hình
trái xoan hoặc bầu dục, cuống ngắn, gốc bằng hoặc hơi hình tim, đầu tù hoặc nhọn,
mép uốn lượn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có lông ở kẽ gân phụ. Cụm hoa mọc
ở ngọn thân và đầu canh thành xim ít hoa; lá hình sợi; hoa màu trắng thơm; đài có ống
hình chuông có lông, chia 10 thuỳ mảnh; tràng có ống hình trụ với 10 cánh mỏng; nhị
có trung đới rộng; bầu cụt (Hình 1.8). Quả màu đen, có đài bao bọc. Mùa hoa quả từ
tháng 6 đến tháng 8 [15].

11
Hình 1.8 Hoa nhài (Jasminum sambac)

Phân bố: Ở Việt Nam, cây nhài (Jasminum sambac) là cây nhiệt đới tương đối điển
hình. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều khiện khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ
trung bình năm có thể từ 21 – 26oC. Cây trồng ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn…. Cây
trồng ở nơi có ánh sáng đầy đủ, nhài ra hoa nhiều hàng năm, có hiện tượng tàn lụi vào
mùa đông. Ở các vùng hương liệu của nhà máy chè (Kim Anh, Đoan Hùng…) nhài
được trồng đại trà trên ruộng hoặc ở đồi [15].

Công dụng: Hoa nhài được dung để ướp trà hoặc làm thơm thức ăn. Một số địa
phương dung nước sắc hoa nhài rửa mắt chữa mắt đỏ, sung đau, sắc hay pha như trà
uống chữa đau bụng, kiết lỵ. Rễ nhài là thuốc giảm đau trong trường hợp tổn thương
gân xương, đau đầu, sâu răng, mất ngủ. Lá lài tác dụng thanh nhiệt, hoa lài chữa cảm
sốt, đầy bụng, rễ lài chữa mất ngủ và giảm đau. Tinh dầu hoa nhài có tác dụng giảm
đau (nhẹ), chống trầm cảm, chống viêm, khử trùng,… [15].

Trên thế giới đã có rất nhiều bài báo và các luận văn nghiên cứu về thành phần hóa
học của tinh dầu hoa nhài.

Adnan younis và các cộng sự của mình đã chưng cất được tinh dầu hoa nhài
(Jasminum sambac) bằng phương pháp CO2 siêu tới hạn và đã phân tích được thành
phần tinh dầu hoa nhài bằng phương pháp GC-MS. Kết quả tìm được 14 hợp chất có
trong tinh dầu hoa nhài với những thành phần chính như: citronellol (1) (19,37%);
phenyl ethyl alcohol (2) (14,11%); geranyl acetate (3) (4,98%); farnesol (4) (8,13%);
eugenol (5) (9,8%); geraniol (6) (6,26%). Công thức cấu tạo của các hợp chất trên

12
được trình bày trong Hình 1.9. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy chiết suất tinh dầu
bằng phương pháp CO2 siêu tới hạn với hoa nhài vào buổi sáng cho lượng tinh dầu
nhiều hơn và chất lượng tốt hơn so với buổi tối [16].

VPPalayam Shanmugam Pragadheesh và các cộng sự của mình đã sử dụng phương


pháp chiết vi pha rắn để chiết được tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac) và đã phân
tích được thành phần tinh dầu hoa nhài bằng phương pháp GC-MS. Kết quả tìm được
22 hợp chất có trong tinh dầu hoa nhài với những thành phần chính như: benzyl
acetate (7) (16,8%); α-farnesene (8) (36,5%); β-ocimene (9) (9,8%); cis-3-hexenyl
acetate (10) (7,7%). Công thức cấu tạo của các hợp chất trên được trình bày trong
Hình 1.9 [17].

Phanukit Kunhachan và các cộng sự của mình đã nghiên cứu hoạt tính sinh học và độc
tính của hoa nhài (Jasminum sambac). Kết quả cho thấy, dịch chiết etanol chứa những
hỗn hợp chất chống oxy hóa, coumarins, cardiac glycosides, tinh dầu, flavonoids,
phenolics, saponons, steroids. Dịch chiết etanol của hoa nhài được tiêm vào chuột với
liều lượng 0,5mL/chuột (15mg) bằng cách tiêm tĩnh mạch ở chuột đực và LD 50 nhiều
hơn 5.000mg/kg bằng đường uống ở cả hai giới với loài chuột Wistar cho thấy không
có phản ứng sinh học. Trong nghiên cứu in vitro, dịch chiết etanol của hoa nhài có khả
năng giãn mạch trên động mạch chủ [18].

Hesham Hussein Rassem và các cộng sự của mình đã sử dụng phương pháp chưng
cất trực tiếp có hỗ trợ của lò vi sóng để chiết được tinh dầu hoa nhài (Jasminum
sambac) với hàm lượng thu được là 0,89% và đã phân tích được thành phần tinh dầu
hoa nhài bằng phương pháp GC-MS. Kết quả tìm được 10 hợp chất có trong tinh dầu
hoa nhài: acetaldehyde (11) (12,70%); 2-phenylthiolane (12) (57,31%); propanamide
(13) (6,79%); 3-ethenyl cyclohexene (14) (25,91%); N-methylallylamine (15)
(9,99%); cyclopropane (16) (0,74%); 1h-tetrazol-5-amine (17) (0,49%); axit 1,2-
benzenedicarboxylic (18) (0,37%); 10-methylnonadecane (19) (2,25%); bis(7-
methylotyl) phthalate (20) (5,21%). Công thức cấu tạo các hợp chất trên được trình
bày trong Hình 1.9. Hoạt tính sinh học những chất này được trình bày trong Bảng 1.2
[19].

13
Bảng 1.2 Hoạt tính sinh học của các hợp chất có trong tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac)

Hợp chất Công thức Hoạt tính sinh học


phân tử

Acetaldehyde (11) CH3CHO Chống oxy hóa, chống ung thư.

2-Phenylthiolane (12) C10H12S Chống oxy hóa, hạ cholesterol


máu, kháng khuẩn

Propanamide (13) C3H7NO Chống oxy hóa, thuốc trừ sâu,

3-Ethenyl cyclohexene (14) C8H12 Chống oxy hóa, kháng khuẩn

N-methylallylamine (15) C4H9N Chống oxy hóa, phòng chống ung


thư

Cyclopropane (16) C4H9N Chống oxy hóa, kháng khuẩn

1H-tetrazol-5-amine (17) C8H12O Chống oxy hóa

Axit 1,2-benzenedicarboxylic (18) C24H38O4 Chống oxy hóa

10-Methylnonadecane (19) C20H42 Chống oxy hóa, kháng khuẩn

Bis (7-methylotyl) phthalate (20) C3H6N6 Chống oxy hóa, chống ung thư

Sarana Sommano và các cộng sự của mình đã sử dụng phương pháp chưng cất trực
tiếp có hỗ trợ của lò vi sóng để chiết được tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac) và đã
phân tích được thành phần tinh dầu hoa nhài bằng phương pháp GC-MS. Kết quả tìm
được 9 hợp chất có trong tinh dầu hoa nhài với những thành phần chính như: farnesene
(4) (6,8%); benzyl acetate (7) (30%); cis-3-hexenyl butyrate (21) (9,2%); cis-3-
hexenyl benzoate (22) (18,5%); linalool (14,9%) (23). Công thức cấu tạo của các hợp
chất trên được trình bày trong Hình 1.9 [20].

14
Ở Việt Nam, Nguyễn Đình Phúc, Trí Đức Lâm và các cộng sự của mình đã sử dụng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để chưng cất được tinh dầu hoa nhài
(Jasminum sambac) với hàm lượng thu được là 0,092% và đã phân tích được được
thành phần tinh dầu hoa nhài bằng phương pháp GC-MS. Kết quả tìm được 7 hợp chất
có trong tinh dầu hoa nhài là: benzyl acetate (7) (1,443%); cis-3-hexenyl benzoate (22)
(12,160%); linalool (23) (8,552%); cis-linalool oxide (24) (1,898%); levomenthol (25)
(5,321%); α-epi-muurolol (26) (10,697%); α-cadinol (27) (19,990%). Công thức cấu
tạo của các hợp chất trên được trình bày trong Hình 1.9. Họ còn sử dụng tinh dầu hoa
nhài để cho thêm vào sữa rửa mặt, qua đây đã cho thấy được khả năng giảm kích ứng
và khô da, khả năng làm sạch, đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa của tinh dầu
hoa nhài khi được cho thêm vào sữa rửa mặt [21].

OH O

Citronellol (1) Phenyl ethyl alcohol (2) Geranyl acetate (3)


HO O

CH3
O
OH

Farnesol (4) Eugenol (5) Geraniol (6)


H H
CH2
CH3

H3C CH3

Benzyl acetate (7) α-Farnesene (8) β-Ocimene (9)


O H H O
CH3
H 3C O
S

O
CH3 H

Cis-3-hexenyl acetate (10) Acetaldehyde (11) 2-Phenylthiolane (12)

15
CH2 H
O

NH2

Propanamide (13) 3-Ethenyl cyclohexene N-methylallylamine (15)


(14)
N O OH
H2 N OH
C
NH2
N O
H 2C CH2 N
H

Cyclopropane (16) 1H-tetrazol-5-amine (17) Axit 1,2-


benzenedicarboxylic (18)
O H H

CH3
H3C O

10-Methylnonadecane Bis(7-methylotyl) Cis-3-hexenyl butyra (21)


(19) phthalate (20)
O OH
H H

CH3 CH3
O H2C
O CH3
H3C
HO

Cis-3-hexenyl benzoate (22) Linalool (23) Cis-linalool oxide (24)


OH
H

HO

OH

Levomenthol (25) α-epi-Muurolol (26) α-Cadinol (27)

Hình 1.9 Một số thành phần hóa học chính của tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac)

Như vậy, loài Jasminum sambac đã được các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học trong tinh dầu của loài này rất
đa dạng và phong phú. Loài này có nhiều hoạt tính sinh học, đặc biệt là hoạt tính

16
chống viêm và chống oxy hóa. Đây là nguồn thông tin hữu ích giúp cho các nhà khoa
học trong nước có định hướng sâu hơn về loài Jasminum sambac.

1.4 Tinh dầu và một số phương pháp chiết tách tinh dầu

1.4.1 Tinh dầu

Tinh dầu gần như không tan trong nước và là hợp chất dễ bay hơi. Các loài cây có tinh
dầu phân bố rộng rãi trong thiên nhiên với khoảng 2500 loài có chứa tinh dầu [22].

Tinh dầu là hỗn hợp các chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, có mùi đặc trưng. Ở nhiệt độ
thường hầu hết tinh dầu ở thể lỏng, có khối lượng riêng bé hơn 1 (trừ một vài tinh dầu
như quế, đinh hương,…), tỉ trọng khoảng 0,85-0,95, không tan trong nước hoặc tan rất
ít, nhưng lại hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ như alcohol, eter, chất béo,… Tinh dầu
bay hơi với hơi nước, có vị cay và ngọt, nóng bỏng và có tính sát trùng mạnh [23].

Tinh dầu không có nhiệt độ sôi nhất định. Điểm sôi của tinh dầu thay đổi tùy theo
thành phần hợp chất. Ví dụ như terpen có điểm 150 – 160 oC, sesquiterpen có điểm sôi
nằm trong khoảng 250 – 280oC, còn các polyterpene có điểm sôi trên 300oC [22].

Các loại cây có tinh dầu được phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Trữ lượng tinh dầu
trong cây phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Cây mọc ở vùng nhiệt đới có
trữ lượng tinh dầu cao hơn ở vùng ôn đới. Trong một cây, thành phần và lượng tinh
dầu trong các bộ phận khác nhau không giống nhau. Ngoài ra lượng tinh dầu thu được
còn phụ thuộc vào điều kiện, phương pháp thu hoạch, bảo quản, tách chiết,.. [22].

Hàm lượng tinh dầu ở những cây khác nhau cũng rất khác nhau. Ví dụ như ở hoa hồng
thì tỉ lệ tinh dầu vào khoảng 25%, bạc hà khoảng 1%, .... Thành phần hóa học của tinh
dầu gồm các nhóm chất như: hydrocarbon, alcol, phenol, ethephenol, aldehyd, ceton,
ester,… [22].

1.4.2 Một số phương pháp chiết tách tinh dầu

Để lựa chọn phương pháp thu nhận tinh dầu phù hợp, người ta dựa vào dạng liên kết
tinh dầu có trong nguyên liệu (tự do, kết hợp, kết hợp glucozit). Các phương pháp thu
nhận tinh dầu phải đảm bảo 3 yêu cầu sau [24]:

1- Tinh dầu thu được có mùi vị ban đầu của nguyên liệu

17
2- Quy trình kĩ thuật thuận lợi và nhanh chóng

3- Tách được hết tinh dầu trong nguyên liệu

Một số phương pháp thu nhận tinh dầu [22]:

Phương pháp cơ học: ép, nghiền…. thường sử dụng với nguyên liệu như vỏ quả cam,
chanh, quýt, bưởi,.. vì tinh dầu thường phân bố nhiều ở vỏ.

Phương pháp chưng cất: phương pháp này có khả năng tách triệt để tinh dầu có trong
nguyên liệu nhưng không đòi hỏi nhiều thiết bị phức tạp .Có 3 loại chưng cất lôi cuốn
hơi nước: chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tỉếp, chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp
và chưng cất lôi cuốn hơi nước cách thủy.

Phương pháp trích ly: sử dụng các loại dung môi dễ bay hơi như Ethylic Ether,
Acetone,… ; các dung môi không bay hơi như mỡ lợn, mỡ cừu, vaselin, dầu oliu,..
hoặc trích ly bằng CO2.

Phương pháp hấp phụ: sử dụng các chất hấp phụ như than hoạt tính (hấp phụ động
học), than gỗ, than xương, chất béo,... Phương pháp này có qui trình tương đối đơn
giản, cho hiệu suất thu tinh dầu lớn với độ tinh khiết cao.

Phương pháp lên men: áp dụng với các loại cây và quả có chất thơm ở trạng thái kết
hợp từng phần, hoặc kết hợp hoàn toàn, không ở trạng thái tự do mà ở trạng thái kết
hợp glucozit nên phải tách sơ bộ bằng phương pháp lên men, rồi mới dùng phương
pháp chưng cất để tách hoàn toàn.

Như vậy, tinh dầu đã được các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu rất
nhiều. Tinh dầu có rất nhiều hoạt tính như chống viêm, chống oxy hóa và tạo mùi rất
tốt, được sử dụng nhiều trong cuộc sống như mỹ phẩm, thực phẩm. Cũng có nhiều
phương pháp trích ly tinh dầu, phù hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Đây là
nguồn thông tin hữu ích giúp cho các nhà khoa học trong nước có định hướng sâu hơn
về tinh dầu.

18
1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp chiết xuất siêu âm

Chiết siêu âm là phương pháp chiết hiện đại, trong đó sử dụng sóng siêu âm vào quá
trình chiết, giúp tăng hiệu suất chiết xuất. Sóng siêu âm là một dạng sóng điện từ cao
tần (lớn hơn 20 KHz). Trong chiết xuất sóng siêu âm thường đường sử dụng ở tần số
từ 20 – 100 KHz. Sóng siêu âm mang năng lượng lớn, khi xuyên qua vật thể chỉ một
lượng rất nhỏ của sóng siêu âm bị vật thể hấp thụ và chuyển thành nhiệt năng; Phần
lớn năng lượng của sóng siêu âm chuyển thành cơ năng. Trong quá trình chiết xuất, sự
rung và dao động mạnh kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thẩm thấu dung
môi vào vật liệu cũng như khuếch tán vật chất trong nguyên liệu ra môi trường dung
môi, từ đó làm tăng hiệu quả chiết xuất [25].

Thiết bị chiết siêu âm hiện nay có 2 dạng phổ biến là bể siêu âm và thiết bị siêu âm
đầu dò (Hình 1.10 và 1.11). Tùy từng mục đích nghiên cứu mà lựa chọn loại thiết bị
nào cho phù hợp. Ở nghiên cứu này em sử dụng thiết bị siêu âm loại đầu dò UP200Ht,
hielscher-Đức. Thiết bị này dùng sóng siêu âm cường độ cao để đuổi khí trong dung
dịch, dung môi, hoặc được sử dụng để phá mẫu tế bào và đồng hóa mẫu thí nghiệm.
Nó có thể dùng cầm tay hoặc dùng để bàn (treo vào giá đỡ), thường dùng cho các mẫu
có dung tích từ: 0,1 đến 2000ml, có thể siêu âm gián tiếp các mẫu bằng cách để đầu
phá mẫu vào trong cốc thủy tinh, truyền các dao động siêu âm trong nước cất, được
phản xạ bằng côn titan, sau đo được truyền vào ống nghiệm đựng mẫu.

Hình 1.10 Thiết bị siêu âm đầu dò Hình 1.11 Bể siêu âm

19
1.5.2 Phương pháp chưng cất phân đoạn

Dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp, quá trình dùng để tách
các cấu tử của một hỗn hợp lỏng hoặc hỗn hợp khí - lỏng thành các cấu tử riêng biệt
thì được gọi là chưng cất. Thay vì đưa vào trong hỗn hợp một pha mới để tạo nên sự
tiếp xúc giữa hai pha như trong quá trình hấp thu hoặc nhả khí, trong quá trình chưng
cất pha mới được tạo nên bằng sự bốc hơi hoặc ngưng tụ [26].

Trong trường hợp này ta chỉ xét hỗn hợp có hai cấu tử, khi đó quá trình chưng cất sẽ
cho: sản phẩm đỉnh gồm cấu tử có độ bay hơi lớn và một ít cấu tử có độ bay hơi bé và
sản phẩm đáy gồm cấu tử có độ bay hơi bé và một phần ít cấu tử có độ bay hơi lớn .

Chưng cất phân đoạn dùng để tách biệt hỗn hợp các chất lỏng có nhiệt độ sôi gần
giống nhau hòa tan vào nhau. Chưng cất phân đoạn khác chưng cất thường ở chỗ nó có
thêm 1 cột nối gọi là “cột phân đoạn”. Cột phân đoạn có tác dụng là ngưng tụ từng
phần hỗn hợp hơi và cho bay hơi từng phần chất ngưng tụ lại một cách liên tục. Hơi
bay lên cột phân đoạn càng cao thì sẽ giàu cấu tử có nhiệt độ sôi thấp, chất lỏng trở lại
bình sẽ giàu cấu tử có nhiệt độ sôi cao.

Hình 1.12 Sơ đồ hệ thống chưng cất phân đoạn

1.5.3 Phương pháp phân tích thành phần hóa học tinh dầu

Để đáp ứng cho việc nghiên cứu, phân tích các thành phần hóa học trong những loại
vật liệu, hóa chất,…phục vụ cùng lúc cho nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau,

20
người ta đã phát minh ra rất nhiều loại máy móc và công cụ. Trong đó, sắc ký khí ghép
khối phổ (GC/MS – Gas Chromatography Mass Spectometry) là một trong những
phương pháp sắc ký hiện đại nhất hiện nay với độ nhạy và độ đặc hiệu cao được sử
dụng trong các nghiên cứu và phân tích kết hợp.

Thiết bị GC/MS cấu tạo gồm 2 phần: phần sắc ký khí (GC) - phân tích hỗn hợp các
chất và tìm ra chất cần phân tích, phần khối phổ (MS) - mô tả các hợp phần riêng lẻ
bằng cách mô tả số khối (Hình 1.13). Bằng sự kết hợp hai kỹ thuật này, các nhà khoa
học có thể đánh giá, phân tích, định tính, định lượng và có cách giải quyết đối với một
số loại hóa chất. [27].

Hình 1.13 Sơ đồ máy GC – MS

Cấu tạo
GC
gồm :

1.
Cổn g
đưa mẫu: 1 microliter dung môi chứa hỗn hợp các chất sẽ được tiêm vào hệ thống tại
cửa này. Mẫu sau đó được dẫn qua hệ thống bởi khí trơ, thường là helium. Nhiệt độ ở
cửa tiêm mẫu được nâng lên 300oC để mẫu trở thành dạng khí.

2. Vỏ ngoài: Phần vỏ của hệ thống GC chính là một lò nung đặc biệt. Nhiệt độ của lò
này dao động từ 40oC cho tới 320oC.

3. Cột: Bên trong hệ thống GC là một cuộn ống nhỏ hình trụ có chiều dài 30 mét với
mặt trong được tráng bằng một loại polymer đặc biệt. Trong hỗn hợp này, các chất
được phân tách bằng cách chạy dọc theo cột này. Nhờ có khí mang chứa trong bơm
khí, mẫu từ nguồn bơm hơi được dẫn vào cột tách nằm trong buồng điều nhiệt. Quá
trính sắc ký xảy ra tại đây.

21
Sau khi ra khỏi cột tách tại các thời điểm khác nhau, các cấu tử sẽ lần lượt được đưa
vào buồng MS. Tại đây các cấu tử sẽ được xác định khối lượng phân tử của hợp chất.
Cấu tạo của MS gồm:

1. Nguồn ion: sau khi qua cột sắc ký, các chất đi vào pha khối phổ. Các phần tử phải đi
qua một luồng electron và vì vậy chúng có thể bị chia thành các mảnh nhỏ hơn và
mang điện tích, các mảnh này được gọi là ion (các hạt cần ở trạng thái điện tích thì
mới đi qua được bộ lọc).

2. Bộ lọc: các ion di chuyển trong bộ phận khối phổ được sàng lọc bởi một trường điện
từ dựa trên khối lượng của chúng. Bộ lọc chỉ cho phép các hạt có khối lượng nằm
trong một giới hạn nhất định mới có thể đi qua.

3. Cảm biến: thiết bị cảm biến có nhiệm vụ là đếm các hạt có cùng khối lượng, sau đó
chuyển thông tin đến máy tính và xuất ra kết quả gọi là khối phổ. Khối phổ chính là
một biểu đồ phản ánh số lượng các ion với các khối lượng khác nhau đã đi qua bộ lọc.

Phổ MS dùng để xác định khối lượng ion phân tử của hợp chất được tính bằng tỉ lệ
khối lượng trên điện tích của ion. Mỗi loại hóa chất phân tích bằng máy sắc ký khí
ghép phối khổ sẽ cho ra một mô hình đồ thị có trục X là lượng còn trục Y là số lượng.
Hợp chất cần nghiên cứu đầu tiên được chuyển thành trạng thái hơi, sau đó được ion
hóa thành các phần tử khác nhau và được phân tách dựa vào sự sai khác về tỉ số khối
lượng/điện tích (m/z) [28]. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ mang phối khổ thu được đi
so sánh với một thư viện phối khổ đã được xác định trước. Từ đó có thể giúp họ xác
định được loại chất này là gì (nếu so sánh thu được kết quả tương đương) hoặc là cơ sở
để xác định một loại chất mới (nếu so sánh không thu được kết quả tương đương).

Ưu điểm của phương pháp: chỉ cần một lượng mẫu nhỏ, có khả năng tách tốt các cấu
tử ra khỏi hỗn hợp phức tạp, kết quả thu nhận được một cách nhanh chóng (khoảng 1–
100 phút), độ chính xác cao, độ nhạy cao, có khả năng phát hiện các cấu tử có nồng độ
thấp.

Nhược điểm của phương pháp: chỉ áp dụng với mẫu có khả năng bay hơi và tồn tại
được ở nhiệt độ cao, thiết bị giá thành cao, điều kiện hoạt động và bảo trì phức tạp.

22
1.5.4 Phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa

1.5.4.1 Các khái niệm cơ bản của quy hoạch thực nghiệm

Phương pháp đáp ứng bề mặt (Response surface methodology) hay còn gọi là quy
hoạch thực nghiệm là tổng hợp các kỹ thuật toán học và thống kê để xây dựng mô hình
thực nghiệm. Bằng cách thiết kế một cách cẩn thận, có hệ thống các thí nghiệm, chúng
ta có thể đánh giá kết quả đầu ra (hàm mục tiêu) thông qua ảnh hưởng của các thông
số đầu vào (yếu tố công nghệ của quá trình). Mô hình thí nghiệm được đánh giá thông
qua việc phân tích phương sai ANOVA dựa trên các kết quả thực nghiệm thu được.
Cuối cùng, từ dữ liệu được phân tích, chúng ta sẽ tìm được phương trình hồi quy tổng
quát thể hiện mối liên hệ tương quan giữa hàm đầu ra và các biến đầu vào. Tiếp đó,
tiến tới việc tối ưu hóa hàm mục tiêu thông qua công cụ toán học. Việc áp dụng
phương pháp đáp ứng bề mặt để tối ưu hóa quy trình công nghệ giúp giảm đáng kể số
thí nghiệm cần thiết, hàm lượng thông tin nhiều hơn rõ rệt nhờ đánh giá được vai trò
qua lại giữa các yếu tố công nghệ đầu vào và ảnh hưởng của chúng đến hàm mục tiêu
[29] [30].

Đối tượng của quy hoạch thực nghiệm: là một quá trình hoặc hiện tượng nào đó có
những tính chất, đặc điểm chưa biết cần nghiên cứu. Người nghiên cứu có thể chưa
hiểu biết đầy đủ về đối tượng nhưng đã có một số tiên nghiệm khái lược những yếu tố
biến đổi, ảnh hưởng đến tính chất đối tượng. Do đối tượng nghiên cứu của quy hoạch
thực nghiệm thường là những hệ phức tạp, với cơ chế chưa được hiểu biết đầy đủ nhờ
các mô hình lý thuyết, nên có thể hình dung chúng như một “hộp đen” trong hệ thống
điều khiển gồm các tín hiệu đầu vào và đầu ra. [29].

Người ta chia các tín hiệu đầu vào thành các nhóm [29]:

Các biến kiểm tra được và điều khiển được, mà người nghiên cứu có thể điều chỉnh
theo dự định, biểu diễn bằng vectơ:
Z = [Z1,Z2,...Zk]

Các biến kiểm tra được, nhưng không điều khiển được, biểu diễn bằng vectơ:
T = [T1,T2,...Th]

23
Các biến không kiểm tra và không điều khiển được, biểu diễn bằng vectơ:
E = [e1,e2,...,ef ]

Các yếu tố Z và T cùng với các miền giá trị của chúng tạo nên không gian yếu tố. Các
biến Z thuộc loại biến ngẫu nhiên.

Các chỉ tiêu đầu ra dùng để đánh giá đối tượng là vectơ Y = (y 1,y2,...,yq) và chúng
thường được gọi là các hàm mục tiêu. Biểu diễn của hàm mục tiêu được gọi là mặt đáp
trị ( bề mặt biểu diễn ).

1.5.4.2 Thuật toán của phương pháp qui hoạch hóa thực nghiệm và tối ưu hóa

Tiến hành theo các bước

Bước 1: Chọn thông số nghiên cứu [29]

Phân loại các yếu tố ảnh hưởng lên đối tượng thành các nhóm Z, T và E. Một mặt đưa
ra những biện pháp tích cực để hạn chế tác động của các nhóm yếu tố T và E, mặt khác
phải phân tích để chọn từ Z các yếu tố ảnh hưởng chính, loại bớt những yếu tố không
cần thiết, nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của thực nghiệm

Bước 2: Lập kế hoạch thực nghiệm [29]

Chọn được dạng kế hoạch thí nghiệm phù hợp với điều kiện tiến hành thí nghiệm và
với đặc điểm các yếu tố của đối tượng. Mỗi dạng kế hoạch đặc trưng bởi các chuẩn tối
ưu và tính chất khác nhau.

Bước 3: Tiến hành thí nghiệm nhận thông tin [29]

Sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, kiểm tra một số giả thiết thống kê. Việc xử lý
nhanh các thông tin ngay trong quá trình nhận chúng có tác dụng tích cực, giúp xác
minh được kịp thời những thí nghiệm cần bổ sung khi điều kiện thực nghiệm còn đang
cho phép với các phép kiểm tra đồng nhất phương sai, tính liên thuộc của số liệu bị nghi
ngờ, mức độ ảnh hưởng thực sự của các yếu tố...

Bước 4: Xây dựng và kiểm tra mô hình thực nghiệm [29]

24
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất và các nội dung phân tích hồi quy, phân
tích phương sai để xác định giá trị cụ thể của các hệ số trong mô hình hồi quy đa thức,
kiểm tra mô hình theo độ tương thích và khả năng làm việc. Tuỳ theo loại thực nghiệm
tuyến tính hay bậc hai mà mô hình là tuyến tính:

k k

y= (x1,x2,...,xk) = bo +∑ b j . x j + ∑ b ju . x j . x u … (1-1)
j=1 j , u=1 ; j ≠u

hay bậc hai (phi tuyến ):

k k k
y = bo +∑ b j . x j + ∑ b ju . x u . x j +∑ b jj . x 2j (1-2)
j=1 j , u=1 ; j ≠u 1

Các hệ số hồi quy B = [bo,b1,b2,...,bk,b11,b12,...,bjj] được xác định theo công thức tổng
quát dưới dạng ma trận:

B = [X*X]-1X*Y (1-3)

trong đó X* là ma trận chuyển vị của ma trận kế hoạch.

Bước 5: Tối ưu hoá hàm mục tiêu [29]

Đây là nội dung đặc trưng nhưng cũng là phức tạp nhất của quy hoạch cực trị. Nếu
hàm mục tiêu có dạng phi tuyến thì thuật toán tìm chế độ tối ưu có thể tiến hành theo
các bước sau:

Bước 5.1: Xác định toạ độ điểm cực trị y s(xjs) của hàm mục tiêu bằng cách giải hệ
phương trình tuyến tính các đạo hàm riêng bậc nhất của hàm y theo từng yếu tố ảnh
hưởng xj ( j = 1,2,...,k):

∂y
=0; ( j =1,2,...,k) (1-4)
xj

Nghiệm của hệ là toạ độ cực trị của bề mặt mục tiêu. Để biết đó là điểm tối ưu hay
chưa cần phân tích tiếp bề mặt mục tiêu ở bước sau.

Bước 5.2: Chuyển phương trình về dạng chính tắc (chuẩn hoá các hệ số của mô hình).
Dựa vào đặc điểm dấu và trị số của các hệ số chính tắc để phân loại dạng bề mặt đang

25
xét. Nếu mặt mục tiêu thuộc loại có cực đại hoặc cực tiểu thì kết quả tìm cực trị y s (xjs),
(j = 1,2,...,k) chính là điểm tối ưu cần tìm, bài toán dừng ở đây.

Bước 5.3: Nếu mặt chỉ thuộc loại minimax hoặc loại tăng nhanh cao điểm, thì toạ độ
cực trị ys (xjs) chỉ là điểm đặc biệt của bề mặt đối tượng, để tìm điểm tối ưu mà tại đó
hàm mục tiêu có giá trị cực trị, cần giải bài toán cực trị có điều kiện của bề mặt mục
tiêu trong không gian yếu tố đang xét

Bước 5.4: Kiểm chứng bằng thực nghiệm: để khẳng định tính đúng đắn và độ tin cậy
của các kết quả nghiên cứu trước đây, người thực nghiệm cần đặt thực nghiệm vào
điểm tối ưu và kiểm định sự phù hợp của giá trị tối ưu xác định bởi phương trình hồi
quy so với kết quả thực nghiệm. Để kết quả kiểm chứng là tin cậy về mặt thống kê,
cần đánh giá mức độ trùng nhau đó theo các chuẩn thống kê, được thành lập dựa trên
phân tích phương sai.

1.5.4.3 Phương pháp quy hoạch thục nghiệm và tối ưu hóa theo mô hinh của Box –
Behnken

Đối với mô bình bậc 2 của Box-Behnken [31].


N= 2k (k − 1) + C0 (1-5)

(N: số thí nghiệm; k: số yếu tố công nghệ; C0: số thí nghiệm tại tâm)
Các mức của kế hoạch thực nghiệm sau khi được mã hóa gồm (-1, 0, +1).

Sau khi tiến hành thí nghiệm theo ma trận kế hoạch thực nghiệm đối với mô hình toán
của Box-Behn-ken [31]. Các bước thực hiện tiếp theo bao gồm: Tìm hệ số của phương
trình hồi quy và kiểm định sự có nghĩa của hệ số hồi quy; Kiểm định sự tương hợp của
mô hình đã chọn; Tối ưu hóa đồng thời nhiều hàm mục tiêu.

Trong báo cáo này, chúng em sử dụng phần mềm Design Expert 7.0.0 để tiến hành xây
dựng, đánh giá mô hình và tối ưu hóa các thông số công nghệ của quá trình.

Sau một thời gian tìm hiểu và phân tích các tài liệu tham khảo, em nhận thấy:

Họ Oleaceae là một họ thực vật đa dạng có số lượng loài lớn. Ngoài công dụng là
nguồn cung cấp gỗ, chúng còn được sử dụng để điều trị các bệnh như sốt rét, cảm
lạnh, dị ứng, viêm mề đay, viêm ruột, nấm tóc, phong thấp, viêm ruột,... Thành phần

26
hóa học của các hợp chất phân lập được từ họ Oleaceae bao gồm flavonoid,
monoterpenoit, terpenoids, iridoids, secoiridoids và phenylethanoid glycoside ,... Một
số hợp chất phân lập được từ họ Oleaceae có hoạt tính sinh học tốt như chống viêm
giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư và tiểu đường.

Chi Jasminum là một chi nhỏ thuộc chi Oleaceae và các loài thực vật thuộc chi này
đều mang nhiều đặc điểm chung của họ. Cây nhài (Jasminum sambac) là một thực vật
thuộc họ Oleaceae và chi Jasminum.

Hiện nay, ở Việt Nam không có nhiều tài liệu tham khảo về cây nhài (Jasminum
sambac). Vì vậy, việc nghiên cứu tinh dầu và xác định các hợp chất có trong loài này
sẽ góp phần giúp các nhà nghiên cứu trong nước rõ hơn về tinh dầu loài Jasminum
sambac. Đồng thời đưa ra quy trình công nghệ mới trích ly hoa nhài với hiệu suất cao
hơn từ đó ứng dụng vào một số sản phẩm làm đẹp như mĩ phẩm, nước hoa và một số
chất tạo hương cho một số sản phẩm phục vụ đời sống như xà phòng, dầu gội đầu,
nước giặt ...

27
CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM

2.1 Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ và thiết bị

Nguyên liệu: Hoa nhài tươi (Jasminum sambac) được thu hái tại xã Phù Lỗ, huyện
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội vào ngày 07 tháng 5 năm 2021.

Hình 2.1 Mẫu hoa nhài tươi

Mẫu nghiên cứu được TS. Nguyễn Quốc Bình, Bảo tàng Thiên nhiên, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam giám định tên khoa học và xác định chính là loài
Jasminum sambac (L.) Aiton. Mẫu tiêu bản được lưu tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt
Nam – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hóa chất:

C2H5OH 96o n-C6H14 Na2SO4 khan

Dụng cụ:

Bình cầu 250ml Phễu lọc tam giác Giấy lọc

Micropipet Dây nước Giá đỡ

Bình tam giác 2000ml Con quay Phễu lọc Bucne

Bình Buzen Sinh hàn thẳng Bình tam giác


1000ml

Nồi nhôm Bộ noa kẹp Cổ nối sừng trâu

Phễu chiết 2000ml Cột cất phân đoạn vigreux

28
Thiết bị :

- Cân kỹ thuật OHAUS, Đức

- Bếp từ gia nhiệt Friend Eletric, MH-4/D, Israel

- Bộ lọc hút chân không, DTC-22, Đức

- Tủ hút khí độc, HD 2000, Trung Quốc

- Máy xay Philips 2X Motor endurance, HR2115, Trung Quốc

- Máy siêu âm loại đầu dò UP200Ht, hielscher-Đức

- Máy sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS Agilent Technologies 5975C

29
2.2 Sơ đồ định hướng nghiên cứu

Hình 2.2 Sơ đồ trích ly tinh dầu

30
Hình 2.3 Hệ thống chưng cất phân đoạn

Thuyết minh sơ đồ quy trình:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

Hoa nhài thu về được sơ chế bỏ lá và phần hoa bị thối, hỏng.

Cân chính xác 300g cánh hoa nhài.

Xay nhuyễn bằng máy xay.

Bước 2: Chiết xuất tinh dầu

Tinh dầu được chiết xuất bằng phương pháp chiết siêu âm (thiết bị siêu âm loại đầu dò
UP200Ht, hielscher-Đức, tần số 26 KHz, công suất siêu âm từ 0 – 200W).

Cho phần cánh hoa đã xay nhuyễn vào bình tam giác dung tích 1000 mL, bổ sung
dung môi ethanol vào bình tam giác với các tỉ lệ nghiên cứu 1/1, 2/1, 3/1, 4/1, 5/1
(mL/g) và lắc đều cho dung môi thấm đều và ngập nguyên liệu. Tiếp theo đó, ta tiến
hành siêu âm hỗn hợp với các mức thời gian và công suất siêu âm cần nghiên cứu.

31
Dịch sau khi siêu âm sẽ được lọc bằng phễu Bucher để thu dịch chiết ethanol toàn
phần. Dịch chiết ethanol được chiết phân bố với n-hexan tỉ lệ 1/1 (mL/mL) trong phễu
chiết 2000ml, thu lấy pha n-hexan (pha nhẹ). Pha ethanol (pha nặng) tiếp tục được
chiết phân bố lần 2 với n-hexan. Dịch chiết n-hexan được gom thu lại. Na2SO4 được bổ
sung vào dịch chiết n-hexan để làm khan. Cuối cùng ta loại bỏ muối bằng giấy lọc.

Bước 3: Chưng cất phân đoạn thu tinh dầu

Dịch n-hexan được đưa vào bình cầu 250ml, để lên bếp cách thủy, lắp đặt hệ thống
chưng cất phân đoạn kết nối bơm hút chân không. Bật bơm chân không, khống chế áp
suất ở P = -0,3 atm; gia nhiệt bếp cất đến 60 oC, bật sinh hàn. n-hexan được thu hồi ở
đầu kia của sinh hàn thẳng. Quá trình chưng cất được thực hiện đến khi đến khi n-
hexan không còn trong hỗn hợp dịch chiết nữa thì tắt bếp, tắt sinh hàn. Thu tinh dầu là
phần còn lại trong bình cầu.

2.3 Khảo sát một số yếu tố công nghệ chính ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất
tinh dầu hoa nhài

Trong quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu hoa nhài, giai đoạn trích ly tinh dầu bằng
dung môi ethanol kết hợp sử dụng sóng siêu âm là giai đoạn quan trọng nhất. Đây là
giai đoạn quyết định chính đến hiệu suất thu hồi tinh dầu. Do đó, chúng em định
hướng nghiên cứu và tối ưu hóa các thông số công nghệ quan trọng của quá trình này.
Các yếu tố công nghệ được nghiên cứu khảo sát bao gồm: tỷ lệ chiết dung môi/nguyên
liệu (mL/g); thời gian chiết siêu âm (phút) và công suất siêu âm (W). Trong khi đó
nhiệt độ siêu âm cố định ở nhiệt độ phòng (28-30 0C); nồng độ dung môi ethanol sử
dụng là ethanol 96%. Sau quá trình chiết xuất sẽ thu được dịch chiết ethanol. Tiếp tục
tiến hành các bước như sơ đồ Hình 2.2 để thu tinh dầu. Lượng tinh dầu thu được là
hàm mục tiêu để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ của quá trình chiết
xuất.

2.3.1 Khảo sát yếu tố tỷ lệ dung môi/nguyên liệu

Tỉ lệ dung môi/nguyên liệu được thử nghiệm lần lượt là 1/1, 2/1, 3/1, 4/1 và 5/1 với 3
thông số được cố định như sau: Nhiệt độ chiết 300C; thời gian siêu âm 60 phút, công
suất siêu âm là 120W.

32
2.3.2 Khảo sát yếu tố thời gian chiết siêu âm

Thời gian chiết siêu âm được thử nghiệm lần lượt là: 20, 40, 60, 80 và 100 phút với 3
thông số cố định là: Nhiệt độ chiết 300C; tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 3/1, công suất
siêu âm 120 W

2.3.3 Khảo sát yếu tố công suất siêu âm

Công suất siêu âm được thử nghiệm lần lượt là: 60W, 90W, 120W, 150W và 180W
với 3 thông số cố định là: Nhiệt độ chiết 300C, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu 3/1, thời
gian siêu âm 60 phút.

2.4 Xây dựng mô hình và tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu

Các yếu tố công nghệ sau khi khảo sát đã lựa chọn được các thông số tốt nhất. Dựa
vào các thông số này, em tục tiến hành xây dựng ma trận kế hoạch thực nghiệm để tìm
thông số tối ưu cho quá trình chiết xuất tinh dầu. Sử dụng mô hình bậc 2 của Box-
Behnken. Trong đó các biến thực được nghiên cứu tối ưu là Z 1, Z2, Z3 tương ứng với tỷ
lệ dung môi/nguyên liệu (mL/g), thời gian chiết siêu âm (phút) và công suất siêu âm
(W). Các biến mã hóa A, B, C tương ứng của Z 1, Z2, Z3. Hàm mục tiêu mà bài toán
chiết xuất đặt ra là Y(g) thể hiện khối lượng tinh dầu thu được ở cả quy trình. Giá trị
hàm mục tiêu Y càng lớn chứng tỏ hiệu suất quá trình trích ly là tốt và quá trình là tối
ưu. Thực hiện 15 thí nghiệm theo ma trận kế hoạch thực nghiệm (Bảng 3.4 và 3.5 )

Tối ưu hóa các thông số công nghệ của quy trình chiết xuất được thực hiện trên phần
mềm Design Expert 7.0.0. Phương trình hồi quy mô tả mô tả ảnh hưởng của các biến
độc lập đối với hàm mục tiêu có dạng hàm đa thức bậc 2. Phương trình tổng quát như
sau:
k k k
Yk = b0 + ∑ b j x j + ∑ buj xu x j + ∑ b jj x2j (2-1)
j=1 u , j=1 j=1

Yk: Biến phụ thuộc (k = 1 - 3)

Xi,j : Nhân tố mã hóa của biến độc lập ảnh hưởng đến Yk

b0: Hệ số hồi quy bậc 0

bj: Hệ số hồi quy bậc 1 mô tả ảnh hưởng đến Yk

33
buj: Hệ số hồi quy mô tả ảnh hưởng đồng thời của biến Xi và Xj đến Yk

bjj: Hệ số hồi quy bậc 2 mô tả ảnh hưởng của biến Xj2 đến Yk.

Bảng 2.1 Bảng ma trận thực nghiệm

Biến mã hóa Biến thực


STT
A B C Z1 Z2 Z3

1 -1 -1 0 2 40 120

2 +1 -1 0 4 40 120

3 -1 +1 0 2 80 120

4 +1 +1 0 4 80 120

5 -1 0 -1 2 60 90

6 +1 0 -1 4 60 90

7 -1 0 +1 2 60 150

8 +1 0 +1 4 60 150

9 0 -1 -1 3 40 90

10 0 +1 -1 3 80 90

11 0 -1 +1 3 40 150

12 0 +1 +1 3 80 150

13 0 0 0 3 60 120

14 0 0 0 3 60 120

15 0 0 0 3 60 120

2.5 Xác định thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài

Thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac) được đo bằng cách sử
dụng hệ thống sắc kí khí khối phổ GC7890A (Agilent) – MSD5975C (Agilent) tại
phòng Phân tích hóa học thuộc viện Hóa học và các Hợp chất Thiên nhiên.

34
Hình 2.4 Máy GC – MS Agilent Technologies 5975C

Trong đó, pha tĩnh là cột mao quản HP – 5MS (đường kính 0,25 mm; chiều dài 60m;
độ dày lớp film tráng cột là 0,25 μm); pha động là khí Heli.

Lượng mẫu bơm vào detector với điều kiện phân tích như sau:

Điều kiện GC: Nhiệt độ bắt đầu quá trình hóa hơi là 600C, nhiệt độ kết thúc quá trình
hóa hơi: 2400C. Quá trình chạy được trình bày như sau: khi bắt đầu bơm mẫu thì giữ
nhiệt độ của lò ở 600C trong vòng 5 phút giúp hóa hơi toàn lượng dung môi để hòa
mẫu trước khi bơm vào máy. Tiếp đó nâng nhiệt của lò lên dần với tốc độ 40C/phút,
khi nhiệt độ nâng lên 2400C thì lưu nhiệt trong 15 phút rồi hạ nhiệt từ từ kết thúc quá
trình.

Điều kiện MS: Nhiệt độ của nguồn ion hóa là 2300C; nhiệt độ buồng chuyển tiếp là
270oC; ion hóa mẫu ở thế ion hóa 70eV; tốc độ chia dòng 1:100. Khí mang là khí Heli,
tốc độ 1 ml/phút. Lượng mẫu tiêm vào Injector mỗi lần là 1 μl.

Tinh dầu được pha loãng trong CH3OH đến nồng độ 5%.

Sử dụng thư viện phổ W09N08, HPCH1607 và thư viện trực tuyến NIST Chemistry
WebBook để xử lý kết quả nhận được.

35
36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu hoa nhài

3.1.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu được khảo sát ở các mức: 1/1, 2/1,
3/1, 4/1, 5/1 (v/w). Các yếu tố được giữ cố định là: nhiệt độ chiết 300C; thời gian siêu
âm: 60 phút; công suất siêu âm 120W. Kết quả khảo sát tỷ lệ dung môi/nguyên liệu
được trình bày trong Bảng 3.1 và Hình 3.1.

Bảng 3.1 Hàm lượng tinh dầu thu được khi khảo sát yếu tố tỷ lệ dung môi/nguyên liệu

Mẫ Tỉ lệ dung môi/nguyên liệu (mL/g) mtinh dầu (g) Hàm lượng tinh dầu (%)
u

1 1:1 1,692 0,564

2 2:1 2,115 0,705

3 3:1 2,287 0,762

4 4:1 2,289 0,763

5 5:1 2,284 0,761

37
0.85

0.8
0.762 0.763 0.761
0.75
0.705
Lượng tinh dầu (%) 0.7

0.65

0.6
0.564
0.55

0.5

0.45
1:1 2:1 3:1 4:1 5:1

Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (mL/g)

Hình 3.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu đến lượng tinh dầu thu được

Từ Hình 3.1 ta thấy tỷ lệ dung môi/nguyên liệu ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng trích
ly tinh dầu hoa nhài. Ở tỷ lệ chiết là 1/1 (v/w) thì hàm lượng tinh dầu thu được là
0,564%; tăng tỷ lệ dung môi/nguyên liệu lên 2/1 (v/w) thì hàm lượng tinh dầu thu
được tăng lên đến 0,705%. Tiếp tục tăng tỷ lệ lên đến 3/1 (v/w) thì hàm lượng tinh dầu
thu được tăng đến gần cực đại là 0,762%. Tiếp tục tăng tỉ lệ lên đến 4/1 và 5/1 (v/w)
thì kết quả thu được gần như không thay đổi đáng kể đối với lượng tinh dầu thu được.
Điều này có thể giải thích là khi tỷ lệ dung môi/nguyên liệu còn thấp thì khả năng chiết
tách khá kém vì dung môi nhanh đạt đến trạng thái gần bão hòa nên cản trở quá trình
khuếch tán vật chất từ nguyên liệu ra dung môi. Tuy nhiên tỷ lệ này quá lớn thì gây ra
sự dư thừa dung môi vì lượng vật chất trong nguyên liệu chỉ cần một lượng dung môi
vừa đủ là có thể chiết kiệt. Do đó, để đảm bảo hiệu suất quá trình chiết cũng như yếu
tố về kinh tế, các tỷ lệ dung môi/nguyên liệu được chọn làm mức cơ bản là 3/1 (v/w)
cho các thí nghiệm tiếp theo để xây dựng ma trận kế hoạch thực nghiệm.

3.1.2 Ảnh hưởng của thời gian siêu âm

Tiếp theo, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến quá trình trích ly
tinh dầu. Trong nghiên cứu này, thời gian siêu âm được khảo sát ở các mức: 20, 40,
60, 80, 100 phút. Các yếu tố được giữ cố định là: nhiệt độ chiết 300C; tỷ lệ dung

38
môi/nguyên liệu 3/1 (mL/g); công suất siêu âm 120W. Kết quả khảo sát thời gian siêu
âm được trình bày trong Bảng 3.2 và Hình 3.2.

Bảng 3.2 Hàm lượng tinh dầu thu được khi khảo sát yếu tố thời gian siêu âm

Mẫu Thời gian siêu âm mtinh dầu (g) Hàm lượng tinh dầu (%)
(phút)

1 20 2,071 0,690

2 40 2,210 0,737

3 60 2,288 0,763

4 80 2,246 0,749

5 100 2,224 0,741

0.78
0.763
0.76
0.749
0.741
0.737
0.74
Lượng tinh dầu (%)

0.72

0.7
0.69

0.68

0.66

0.64
20 40 60 80 100

Thời gian siêu âm (phút)

Hình 3.2 Ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến lượng tinh dầu thu được

Từ Hình 3.2 cho thấy thời gian siêu âm cũng ảnh hưởng đến khả năng trích ly tinh dầu.
Trong quá trình thí nghiệm ta thấy, khi tăng dần thời gian siêu âm từ 20 phút đến 60
phút thì hàm lượng tinh dầu tăng nhanh tuyến tính từ 0,69% lên đến 0,763%. Khi tăng
thời gian lên đến 80 và 100 phút thì hàm lượng tinh dầu thu được giảm còn 0,749% và

39
0,741%. Điều này cho thấy thời gian siêu âm chỉ tăng lượng tinh dầu đến một mốc thời
gian nào đó, quá điểm đó thì lượng tinh dầu thu được sẽ giảm xuống. Do đó, để đảm
bảo về hiệu quả trích ly, chúng tôi lựa chọn thời gian chiết xuất là 60 phút là mức cơ
bản để tiến hành xây dựng ma trận kế hoạch thực nghiệm.

3.1.3 Ảnh hưởng của công suất máy siêu âm

Cuối cùng, công suất máy siêu âm được khảo sát ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh
dầu hoa nhài. Trong nghiên cứu này, công suất siêu âm được khảo sát ở các mức: 60,
90, 120, 150, 180W. Nhiệt độ chiết 30 0C; Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu = 3/1; thời gian
siêu âm 60 phút. Kết quả khảo sát thời gian siêu âm được trình bày trong Bảng 3.3 và
Hình 3.3

Bảng 3.3 Hàm lượng tinh dầu thu được khi khảo sát yếu tố công suất siêu âm

Mẫu Công suất siêu âm mtinh dầu (g) Hàm lượng tinh dầu (%)
(W)

1 60 1,871 0,623

2 90 2,140 0,713

3 120 2,291 0,764

4 150 2,282 0,761

5 180 2,194 0,731

40
0.9

0.85

0.8
0.764 0.761
Lượng tinh dầu (%)

0.75 0.731
0.713
0.7

0.65
0.623

0.6

0.55

0.5
60 90 120 150 180

Công suất siêu âm (W)

Hình 3.3 Ảnh hưởng của công suất siêu âm đến lượng tinh dầu thu được

Từ Hình 3.3 cho thấy công suất siêu âm cùng với thời gian siêu âm và tỷ lệ dung
môi/nguyên liệu là 3 yếu tố ảnh hưởng chính tới khả năng trích ly tinh dầu hoa nhài.
Trong quá trình thí nghiệm ta thấy, ở công suất siêu âm là 60W, hàm lượng tinh dầu
thu nhận được thấp nhất là 0,623%. Tăng công suất siêu âm lên 90W thì hàm lượng
tinh dầu thu được là 0,713%. Khi tăng công suất lên 120W thì hàm lượng tinh dầu thu
được đạt cực đại ở 0,764%. Tiếp tục tăng công suất siêu âm lên 150W và 180W thì
hàm lượng tinh dầu thu được có xu hướng giảm dần. Điều này được giải thích là sóng
siêu âm đóng vai trò như tác nhân phá bỏ các lớp màng tế bào của vật liệu chiết thông
qua việc tạo thành các bong bóng khí nhỏ và liên lục bị vỡ tạo ra lực cắt cực lớn, điều
này giúp quá trình khuếch tán vật chất từ vật liệu ra dung môi dễ dàng hơn. Tuy nhiên
khi công suất siêu âm vượt ngưỡng lên mức quá cao thì quá trình trích ly lại bị cản trở
do số bong bóng khí hình thành quá nhiều, bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu và dung
môi bị giảm đi làm hiệu suất chiết giảm đi. Do đó, cần chọn mức công suất siêu âm
phù hợp cho quá trình này. Từ kết quả khảo sát ở trên, công suất siêu âm được chọn ở
mức cơ bản là 120W cho các thí nghiệm tiếp theo để xây dựng ma trận kế hoạch thực
nghiệm.

41
Qua các khảo sát đơn yếu tố bên trên, em nhận thấy lượng tinh dầu thu được có hàm
lượng cao nhất là 0,764% ở các yếu tố: Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 3/1, thời gian
siêu âm là 60 phút, công suất siêu âm là 120W.

3.2 Kết quả quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa các thông số kỹ thuật quy trình
chiết xuất tinh dầu hoa nhài

3.2.1 Thiết lập mô hình và xây dựng ma trận kế hoạch thực nghiệm

Dựa vào các kết quả khảo sát đơn biến các thông số công nghệ của quá trình trích ly
tinh dầu hoa nhài, nhóm nghiên cứu lựa chọn mức thí nghiệm cơ bản (mức 0), mức
cao (+1) và mức thấp (-1) theo mô hình bậc 2 của Box-Behnken ở Bảng 3.4. Ma trận
kế hoạch thực nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.5.

Bảng 3.4 Biến mã hóa và các mức thí nghiệm

Khoảng Mức thí nghiệm


Biến thực Biến mã biến
thiên (Δ) -1 0 1

Z1: Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (v/w) A 1 2 3 4

Z2: Thời gian chiết siêu âm (phút) B 20 40 60 80

Z3: Công suất siêu âm (W) C 30 90 120 150

Bảng 3.5 Bảng ma trận kế hoạch trực giao và kết quả thực nghiệm

STT A B C Y (g)

1 -1 -1 0 1,232

2 +1 -1 0 2,048

3 -1 +1 0 1,749

4 +1 +1 0 2,197

5 -1 0 -1 1,414

6 +1 0 -1 2,003

42
7 -1 0 +1 1,532

8 +1 0 +1 2,223

9 0 -1 -1 1,573

10 0 +1 -1 2,146

11 0 -1 +1 1,755

12 0 +1 +1 2,251

13 0 0 0 2,210

14 0 0 0 2,224

15 0 0 0 2,291

3.2.2 Kiểm tra sự có nghĩa của mô hình

Để xác định tính tương hợp của mô hình với thực nghiệm cũng như xác định những
tương tác có ý nghĩa trong phương trình hồi quy, chúng ta dựa vào bảng kết quả phân
tích phương sai ANOVA của từng mô hình đối với hàm hồi quy Y. Bảng phân tích
ANOVA của hàm Y được thể hiện dưới Bảng 3.6.

Bảng 3.6 Bảng phân tích ANOVA của hàm Y

Trung bình
Tổng bình Bậc giá trị
Nguồn bình Giá trị P
phương tự do F
phương

Mô hình 1,70 9 0,19 38,60 0,0004 Có ý nghĩa

A 0,81 1 0,81 165,50 < 0,0001 Có ý nghĩa

B 0,38 1 0,38 76,87 0,0003 Có ý nghĩa

43
C 0,049 1 0,049 9,94 0,0253 Có ý nghĩa

AB 0,034 1 0,034 6,89 0,0468 Có ý nghĩa

AC 0,0025 1 0,0025 0,52 0,5032 Không ý nghĩa

BC 0,0014 1 0,0014 0,30 0,6056 Không ý nghĩa

A2 0,30 1 0,30 62,11 0,0005 Có ý nghĩa

B2 0,081 1 0,081 16,63 0,0096 Có ý nghĩa

C2 0,097 1 0,097 19,82 0,0067 Có ý nghĩa

Residual 0,024 5 0,0048

Lack of fit 0,021 3 0,0069


3,71 0,2195 Không ý nghĩa
Pure error 0,0037 2 0,0018

Tổng
1,72 14
sai số

Trong đó: R-Squared = 0,9858; Adj-R-Squared = 0,9603; Adeq-Precision = 18,734

Kết quả phân tích của mô hình ở Bảng 3.6 cho thấy mô hình này là hoàn toàn tương
hợp với thực nghiệm. Điều này được chứng minh với các chuẩn F (Fisher) của mô
hình có giá trị với hàm Y là 38,60. Mô này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy cao, giá
trị P có giá trị là 0,0004 (P < 0,05).

Sự phù hợp của mô hình thực nghiệm cũng được kiểm chứng bằng hệ số xác định R 2
và hệ số xác định bổ sung Adj R 2. Giá trị R2 và Adj R2 càng gần 1 thì giá trị thực
nghiệm càng gần với giá trị dự đoán của mô hình. Theo số liệu phân tích ở Bảng 3.6,
hệ số xác định R2 và Adj R2 của mô hình có giá trị lần lượt là 0,9858 (98,58%) và
0,9603 (96,03%). Theo Guan and Yao (2008) và Zabeti et al. (2009) thì mô hình có
tính tương hợp cao với thực nghiệm khi giá trị R 2 và Adj-R2 lớn hơn 0,8 cùng với đó
chỉ số Adeq Precision lớn hơn 4 là cần thiết [32] [33]. Từ các kết quả thu được ta có
thể khẳng định mô hình đã xây dựng là có tính tương hợp cao với thực nghiệm. Điều
này cũng được thể hiện thông qua các biểu đồ thực nghiệm và dự đoán (predicted and
actual value plots) và các biểu đồ phân bố ngẫu nhiên của các lần thí nghiệm (residuals
versus runs models) thể hiện ở Hình 3.4. Mô hình có sự tương hợp cao giữa thực

44
nghiệm và lý thuyết khi các điểm thí nghiệm tập trung theo dạng đường chéo thẳng ở
đồ thị thứ nhất và phân bố của các điểm thí nghiệm là ngẫu nhiên trong phạm vi (-3, 3)
ở đồ thị thứ 2.

(a) (b)

Hình 3.4 Biểu đồ thực nghiệm và dự đoán (a) và phân bố ngẫu nhiên (b) của hàm hồi quy Y

Sau khi loại bỏ các biến không có ý nghĩa (p > 0,05). Hàm mục tiêu Y của mô hình
cũng được xác định và biểu diễn bằng phương trình hồi quy bậc 2 như sau:

2 2 2
Y =2, 24+ 0 , 32 A+ 0 ,22 B+0,078 C – 0,092 AB – 0 , 29 A −0 , 15 B −0 , 16 C (3-1)

Do các biến mã hóa A, B và C có giá trị nằm trong đoạn [-1, 1], do đó sự ảnh hưởng
của các yếu tố tuyến tính (A, B, C) đến giá trị hàm mục tiêu là lớn nhất, sau đó là ảnh
hưởng của các yếu tố chập đôi (AB, AC, BC) và ảnh hưởng ít nhất đến giá trị hàm
mục tiêu là các yếu tố bình phương (A2, B2, C2).

Từ phương trình hồi quy ta có thể thấy ngay ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm mục
tiêu Y (khối lượng tinh dầu hoa nhài thu được). Ta thấy mức độ ảnh hưởng của 3 yếu
tố A, B, C lên hàm Y có thứ tự giảm dần A > B > C tương ứng với các hệ số của
chúng trong phương trình hồi quy; Trong đó cả 3 yếu tố công nghệ A, B, C đều thể
hiện hiệu ứng tương tác dương (ảnh hưởng đồng biến) đối với hàm mục tiêu Y.

Ảnh hưởng của các cặp yếu tố công nghệ thể hiện ở hiệu ứng tương tác đôi đến các
hàm mục tiêu được biểu thị thông qua các bề mặt đáp ứng của khối lượng tinh dầu hoa
nhài (Y) ở Hình 3.5.

45
a, Mối quan hệ giữa tỷ lệ dung môi/nguyên liệu và thời gian chiết

b, Mối quan hệ giữa tỷ lệ dung môi/nguyên liệu và công suất siêu âm

c, Mối quan hệ giữa thời gian chiết và công suất siêu âm

Hình 3.5 Các bề mặt đáp ứng 2 chiều và 3 chiều thể hiện tương tác đôi giữa các thông số công
nghệ đến hàm mục tiêu Y

46
3.2.3 Tối ưu hóa quá trình chiết xuất tinh dầu hoa nhài

Sử dụng thuật toán tối ưu trên phần mềm Design Expert 7.0.0 tìm điều kiện tối ưu để
cả hàm mục tiêu Y đạt giá trị lớn nhất. Trong đó, theo yêu cầu của công nghệ đặt ra,
chúng em chọn mức ưu tiên cho hàm Y là mức 4.

Kết quả tối ưu được thể hiện ở Hình 3.6.

Sử dụng thuật toán tối ưu hóa trên Design expert 7.0.0, em đã xác định được điều kiện
tối ưu cho phản ứng tại các mức như sau: A = 0,35; B = 0,56; C = 0,08

Khi đó hàm mục tiêu theo lý thuyết Y max = 2,38008 (g)

Quy đổi ra biến thực ta được các thông số công nghệ tối ưu như sau:

Z1 - Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 3,35/1 (v/w)

Z2 – Thời gian chiết xuất: 71,2 (phút)

Z3 – Công suất siêu âm: 122,4 (W)

Để phù hợp với thực tế thử nghiệm, chúng tôi lựa chọn các thông số tối ưu như sau:

Z1 - Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 3,4/1 (mL/g)

Z2 – Thời gian chiết xuất: 72 (phút)

Z3 – Công suất siêu âm): 122 (W)

Tiến hành thí nghiệm lặp 3 lần tại điều kiện tối ưu ta thu được kết quả:

Y = 2,36 ± 0,09 (g) (Hàm lượng tinh dầu tương ứng 0,786%)

Các giá trị hàm mục tiêu Y tính toán theo lý thuyết và thực nghiệm không khác nhau
nhiều. Điều này cho thấy điều kiện tối ưu được xác định có độ chính xác cao.

47
Hình 3.6 Điều kiện tối ưu hóa các biến công nghệ và kết quả tối ưu hóa hàm mục tiêu
3.3 Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài

Mẫu tinh dầu mang đi đo là mẫu có thông số tối ưu nhất ở tỷ lệ dung môi/nguyên liệu:
3,4/1 (mL/g), thời gian siêu âm: 72 phút, công suất siêu âm: 122W. Tinh dầu có màu
vàng xanh rêu, mùi thơm của hoa nhài tươi, hàm lượng tinh dầu thu được là 0,786%.

Hình 3.7 Tinh dầu hoa nhài thu được

Kết quả sắc kí được thể hiện trong Bảng 3.7 cho thấy có tổng cộng 31 hợp chất được
phát hiện, chiếm 94,90% tổng hàm lượng tinh dầu. Theo nghiên cứu này, một số thành
phần chính của tinh dầu hoa nhài là: farnesene <(E,E)-a-> (36,31%); linalool (6,42%);
hexenyl benzoate <3Z-> (6,8%); scapanol (8,69%); p-camphorene (4,94%); benzyl
alcohol (3,50%); bisabolene (3,44%). Trong đó farnesene là hợp chất hàm lượng nhiều
nhất trong tinh dầu hoa nhài (36,31%), hợp chất này được tìm thấy nhiều trong lớp phủ

48
của cây táo và là nguyên nhân tạo nên mùi táo xanh. VPPalayam Shanmugam
Pragadheesh và các đồng nghiệp của mình cũng đã dùng phương pháp GC-MS và phát
hiện ra 22 hợp chất có trong tinh dầu hoa nhài của họ với các thành phần chính như:
benzyl acetate (16,8%); α-farnesene (36,5%); β-ocimene (9,8%); cis-3-hexenyl
acetate (7,7%). Tuy nhiên hàm lượng các chất thu được có sự khác nhau. Chẳng hạn
như trong bài nghiên cứu này, hàm lượng linalool thu được là 6,42%, trong khi đó
lượng linalool thu được của nhóm nghiên cứu VPPalayam Shanmugam Pragadheesh là
14,6%. Hay hàm lượng Anthranilate <methyl-> của bài nghiên cứu này là 1,51%,
nhiều hơn so với của nhóm tác giả VPPalayam Shanmugam Pragadheesh là 0,4%. Điều
này có thể được giải thích là do sự khác nhau của khí hậu nơi thu hái, cách thu hái, ngày
thu và phương pháp cho ra tinh dầu khác nhau. Trong cả 2 bài nghiên cứu, α-farnesene
là hợp chất có hàm lượng nhiều nhất trong tinh dầu hoa nhài (36,31% và 36,5%) và có
hàm lượng gần như nhau, hợp chất này được tìm thấy nhiều trong lớp phủ của cây táo
và là nguyên nhân tạo nên mùi táo xanh [17]. Ngoài ra với bài nghiên cứu của em có
thu thêm được một số chất mà trong bài nghiên cứ của nhóm tác giả VPPalayam
Shanmugam Pragadheesh không thu được như: ethylbenzene, benzyl alcohol, ethyl
salicylate, elemene <cis-b->, caryophyllene <E->, bergamotene <a-trans->, farnesene
<(Z)-b->, humulene <a->, curcumene <ar->, bisabolene <b->, sesquiphellandrene <b-
>, bisabolene <E-g->, nerolidol <E->, hexyl benzoate <n->, scapanol, cadinol <epi-a-
>, benzyl benzoate, methyl palmitate, p-camphorene, methyl linolenate, methyl
stearate. Các chất này thường có giá trị lớn trong việc tạo thành mùi hương đặc trưng
của tinh dầu. Bảng 3.7 so sánh thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài của bài
nghiên cứu này với nhóm tác giả VPPalayam Shanmugam Pragadheesh.

Bảng 3.7 Thành phần hóa học của tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac)

Hàm lượng (%)

STT Thời Hợp chất Jasminum Jasminum


gian lưu sambac (Hà Nội, sambac
Việt Nam) (Lucknow, Ấn
độ) [17]

49
1 8,68 Ethylbenzene 0,57 -

2 13,60 Benzyl alcohol 3,50 -

3 15,85 Linalool 6,42 14,6

4 18,18 Benzyl acetate 0,58 16,8

5 19,44 Methyl salicylate 0,33 0,6

6 22,05 Ethyl salicylate 0,35 -

7 24,47 Anthranilate <methyl-> 1,51 0,4

8 26,19 Elemene <cis-b-> 0,73 -

9 27,26 Caryophyllene <E-> 1,27 -


(=Caryophyllene <b->)

10 27,53 Bergamotene <a-trans-> 1,70 -

11 27,98 Farnesene <(Z)-b-> 0,24 -

12 28,34 Humulene <a-> 0,47 -

13 28,94 Curcumene <ar-> 0,20 -

14 29,17 Germacrene D 1,66 0,8

15 29,60 Farnesene <(E,E)-a-> 36,31 36,5

16 29,75 Bisabolene <b-> 3,44 -

17 30,25 Sesquiphellandrene <b-> 1,88 -

18 30,33 Cadinene <d-> 0,57 0,2

19 30,50 Bisabolene <E-g-> 0,87 -

20 31,29 Nerolidol <E-> 1,01 -

21 31,63 Hexenyl benzoate <3Z-> 6,80 0,1

22 31,80 Hexyl benzoate <n-> 0,43 -

50
23 32,02 Scapanol 8,69 -

24 33,89 Cadinol <epi-a-> (=Tau- 0,42 -


Cadinol)

25 37,20 Benzyl benzoate 0,99 -

26 40,93 Methyl palmitate 0,42 -

27 43,59 p-Camphorene 4,94 -

28 45,18 Methyl linolenate 1,33 -

29 45,68 Methyl stearate 0,41 -

30 48,97 unknown (97, 429, RI 2279) 5,64 -

31 49,41 Tricosane 1,22 -

32 β-Myrcene - 0,4

33 Cis-3-hexenyl acetate - 7,7

34 Limonene - 0,1

35 (Z)-β-Ocimene - 0,4

36 (E)-β-Ocimene - 9,8

37 Methyl benzoate - 0,3

38 Phenylethyl alcohol - 0,5

39 Benzyl nitrile - 0,4

40 Indole - 1,3

41 Phenylethyl benzoate - 0,4

42 Trans-caryophyllene - 0,3

43 Germacrene A - 0,2

44 Germacrene D-4-ol - 0,4

51
Total 94,90 94,9

Hình 3.8 Sắc ký đồ của tinh dầu hoa nhài thu được từ phương pháp trích ly tinh dầu hoa nhài

Trong bài đồ án này, với phương pháp trích ly tinh dầu có sử dụng sóng siêu âm thì
thời gian để thu được tinh dầu hoa nhài là từ 14-16 giờ, cao hơn nhiều so với khi sử
dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước của nhóm tác giả Nguyễn Đình Phúc
là 4-8 giờ [21]. Điều này có thể được giải thích là do em sử dụng sóng siêu âm có công
suất lớn (120W). Sóng siêu âm đã tác động vào quá trình thẩm thấu dung môi vào vật
liệu cũng như khuếch tán vật chất trong nguyên liệu ra môi trường dung môi, từ đó
làm giảm thời gian thu tinh dầu. .

Hàm lượng tinh dầu thu được của bài nghiên cứu là 0,764%, thấp hơn so với nhóm tác
giả Hesham Hussein Rassem khi sử dụng phương pháp chưng cất sử dụng lò vi sóng là
0,89%, nhưng lại lớn hơn hơn rất nhiều so với nhóm tác giả Nguyễn Đình Phúc là
0,092% [19] [21]. Từ đây mở rộng hướng ứng dụng phương pháp trích ly tinh dầu hoa
nhài bằng sóng siêu âm vào qui mô công nghiệp để thu được hiệu suất cao và tiết kiệm

52
thơi gian nhằm giảm chi phí giá thành cho sản phẩm và giả quyết bài toán nguyên liệu
dồi dào.

Thành phần và hàm lương các hợp chất trong tinh dầu thu được về cơ bản là khá giống
nhau một số thành phần chính (linalool, benzyl acetate, methyl salicylate, farnesene,
Cadinene) [17] [21].

KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện đồ án, em đã rút ra được một số kết luận sau:

1. Đã khảo sát được ảnh hưởng của 3 yếu tố: tỷ lệ dung môi/nguyên liệu, thời gian siêu
âm và công suất siêu âm đến quá trình trích ly tinh dầu hoa nhài. Lựa chọn được tỷ lệ
dung môi/nguyên liệu thích hợp nhất là 3/1, thời gian siêu âm 60 phút và công suất

53
siêu âm 120W cho quá trình trích ly tinh dầu hoa nhài. Hàm lượng tinh dầu thu được là
0,764%.

2. Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm theo mô hình của Box-Behnken và
phần mềm Design expert 7.0.0 để tối ưu hóa quy trình trích ly tinh dầu hoa nhài. Điều
kiện trích ly tối ưu: Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu 3,4/1 (mL/g); Thời gian siêu âm 72
phút; Công suất siêu âm 122W. Hàm lượng tinh dầu thu được là 0,786%.

3. Đã xác định được 31 hợp chất có trong tinh dầu hoa nhài (Jasminum sambac). Các
thành phần chính trong tinh dầu: farnesene <(E,E)-a-> (36,31%), linalool (6,42%),
hexenyl benzoate <3Z-> (6,8%), scapanol (8,69%), p-camphorene (4,94%), benzyl
alcohol (3,50%), bisabolene (3,44%).

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Dựa trên các kết quả đã thu được ở báo cáo này, nhóm nghiên cứu định hướng tiếp tục
nghiên cứu nâng cấp quy mô chiết xuất thu nhận tinh dầu hoa nhài. Từ đó định hướng
ứng dụng tinh dầu hoa nhài để phát triển một số sản phẩm làm đẹp như mĩ phẩm, nước
hoa và một số chất tạo hương cho một số sản phẩm phục vụ đời sống như xà phòng,
dầu gội đầu, nước giặt,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Hồng Quang và Vũ Tiến Chính, “Những loài cây được sử dụng làm thuốc
trong họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns.&Link) ở Việt Nam,” in Hội nghị Hoa học
Toàn Quốc về Sinh thái và Tài Nguyên Sinh vật lần thứ 4.
[2] Yan-Li Huang et al, “The Oleaceae family: A source of secoiridoids with
multiple biological activities,” Fitoterapia, vol. 136, 2019.

54
[3] M.K. Dudek et al, “Hydroxycinnamoyl derivatives and secoiridoid glycoside
derivatives from Syringa vulgaris flowers and their effects on the pro-
inflammatory responses of human neutrophils,” Fitoterapia, vol. 121, pp. 194-
205, 2017.
[4] Kai Xiao et al, “Water-soluble constituents of the root barks of Fraxinus
rhynchophylla (Chinese drug Qinpi),” Journal of Asian Natural Products
Research, vol. 10, no 2, pp. 205-210, 2008.
[5] Kyoung Jin Park et al, “Secoiridoid Glucosides from the Twigs of Syringa oblata
var. dilatata and Their Neuroprotective and Cytotoxic Activities,” Chemical and
Pharmaceutical Bulletin, vol. 65, no 4, pp. 359-364, 2017.
[6] Yi Zhang et al, “New secoiridoids from the fruits of Ligustrum lucidum Ait with
triglyceride accumulation inhibitory effects,” Fitoterapia, vol. 91, pp. 107-112,
2013.
[7] Mittal et al, “Jasminum auriculatum – An Overview,” International, vol. 1, no 4,
pp. 20-28, 2011.
[8] Acharya Balkrishna et al, “Mechanistic Insight into Antimicrobial and
Antioxidant Potential of Jasminum Species: A Herbal Approach for Disease
Management,” Plants, vol. 10, no 6, 2021.
[9] Lamberto Tomassini et al, “Lignans and secoiridoid glycosides from the stem
barks of Jasminum tortuosum,” Natural Product Research, vol. 32, no 15, pp.
1853-1857, 2017.
[10] Abeer Temraz et al, “Chemical Composition of the Essential Oil from Jasminum
pubescens Leaves and Flowers,” Natural Product Communications, vol. 4, no 12,
pp. 1729-1732, 2009.
[11] Ya-Ching Shen, “Secoiridoid glycosides from Jasminum multiflorum,”
Phytochemistry, vol. 29, no 9, pp. 2905-2912, 1990.
[12] Nguyễn Thị Diễm Hương et al, “Khảo sát hoạt tính sinh học và thành phần hóa
học của cây Vằng sẻ (Jasminum subtriplinerve blume),” Tạp chí Phát triển
KH&CN, vol. 15, no 3, pp. 37-44, 2012.
[13] Do N. Dai et al, “Study on essential oils from the leaves of two Vietnamese
plants: Jasminum subtriplinerve C.L. Blume and Vitex quinata,” Natural Product
Research: Formerly Natural Product, vol. 30, no 7, pp. 860-864, 2015.
[14] L.P.A. Oyen and Nguyen Xuan Dung, Plant Resources of South-East Asian,
Leiden: Backhuys Publishers, 1999.
[15] Đỗ Duy Bích et al, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học
và Kỹ Thuật Hà Nội, 2004.
[16] A. Younis, “Supercritical Carbon Dioxide Extraction and Gas Chromatography
Analysis of Jasminum Sambac Essential Oil,” Pakistan Journal of Botany, vol.
43, no Special, pp. 163-168, 2011.

55
[17] VPPalayam Shanmugam Pragadheesh et al, “Monitoring the Emission of Volatile
Organic Compounds from Flowers of Jasminum sambac Using Solid-Phase
Micro-extraction Fibers and Gas Chromatography with Mass Spectrometry
Detection,” Natural Product Communications, vol. 6, no 9, pp. 1333-1338, 2011.
[18] Phanukit Kunhachan et al, “Chemical Composition, Toxicity and Vasodilatation
Effect of the Flowers Extract of Jasminum sambac (L.) Ait “G. Duke of
Tuscany”,” Hindawi, no Special, p. 7, 2012.
[19] Hesham Hussein Rassem et al, “GC-MS Analysis of Bioactive constituents of
Jasminum flower,” Journal of Chemical Engineering and Industrial
Biotechnology, vol. 4, no 4, pp. 52-59, 2018.
[20] Sarana Sommano et al, “Fabrication and characteristics of phase control
microwave power for jasmine volatile oil extraction,” Journal of Essential Oil
Research, vol. 27, pp. 316-323, 2015.
[21] Nguyễn Đình Phúc et al, “Extraction of Jasmine Essential Oil By
Hydrodistillation method and Applications On Formulation of Natural Facial
Cleansers,” IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, vol. 542,
2021.
[22] Vương Ngọc Chính, Hương Liệu Mĩ Phẩm, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí
Minh, 2005.
[23] Vương Ngọc Thạch, Tinh dầu, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh,
2003.
[24] Nguyễn Năng Vinh và Nguyễn Thị Minh Tú, Công nghệ chất thơm thiên nhiên,
NXB Bách Khoa Hà Nội, 2009.
[25] Nguyễn Văn Hân, Kỹ thuật chiết xuất dược liệu, Nhà xuất bản Y học, 2017.
[26] Vũ Bá Minh, Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa học & Thực phẩm, Nhà Xuất
Bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2013.
[27] Burgess K et al, Handbook of Pharmacogenomics and Stratified Medicine,
Academic Press, 2014.
[28] Từ Văn Mặc, Phân tích hóa lý phương pháp phổ nghiệm nghiên cứu cấu trúc
phân tử, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2003.
[29] Nguyễn Minh Tuyển, Quy hoạch thực nghiệm, Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ
thuật, 2005.
[30] Phạm Hồng Hải và Ngô Kim Chi, Xử lý số liệu và quy hoạch thực nghiệm trong
nghiên cứu Hóa học, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2007.
[31] S.L.C.Ferreira et al, “Box-Behnken design: An alternative for the optimization of
analytical methods,” Analytica Chimica Acta, vol. 597, no 2, pp. 179-186, 2007.
[32] Masoud Zabeti et al, “Optimization of the activity of CaO/Al2O3 catalyst for
biodiesel production using response surface methodology,” Applied Catalysis A:
General, vol. 366, no 1, pp. 154-159, 2009.

56
[33] Xiao Guan et al, “Optimization of Viscozyme L-assisted extraction of oat bran
protein using response surface methodology,” Food chemistry, vol. 106, no 1, pp.
345-351, 2008.

57
PHỤ LỤC

302 Nhà 1H Phòng Phân tích hóa học


18 Hoàng Quốc Việt Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên
Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam
DT (0)4 3756 4590
Fax (0)4 3756 4390
e-mail: pthc1200@yahoo.com

Kết quả phân tích

TOÀN
Số hiệu mẫu : 2106100701 Kí hiệu : HN2
Phân loại : tinh dầu – hương liệu Ngày nhận mẫu : 09/06/2021
Đặc trưng : không biết Dung lượng mẫu : 1ml
Đóng gói : chai nhựa Niêm phong : có
Kiểu mẫu : mẫu phân tích Ngày trả : 14/06/2021
# time RI hit % chemical name integral %FID

1 8.68 872 78 Ethylbenzene 212246 0.57

2 13.60 1035 93 Benzyl alcohol 2871642 3.50

3 15.85 1101 55 Linalool 6981961 6.42

4 18.18 1167 92 Benzyl acetate 583199 0.58

5 19.44 1203 83 Methyl salicylate 177057 0.33

6 22.05 1279 82 Ethyl salicylate 153221 0.35

7 24.47 1351 84 Anthranilate <methyl-> 1385352 1.51

8 26.19 1404 69 Elemene <cis-b-> 737673 0.73

9 27.26 1438 89 Caryophyllene <E-> (=Caryophyllene <b->) 1404361 1.27

10 27.53 1446 92 Bergamotene <a-trans-> 2140903 1.70

11 27.98 1461 45 Farnesene <(Z)-b-> 172568 0.24

58
12 28.34 1472 58 Humulene <a-> 380286 0.47

13 28.94 1491 52 Curcumene <ar-> 277253 0.20

14 29.17 1498 89 Germacrene D 2618592 1.66

15 29.60 1513 97 Farnesene <(E,E)-a-> 48737209 36.31

16 29.75 1518 86 Bisabolene <b-> 3885175 3.44

17 30.25 1535 90 Sesquiphellandrene <b-> 1697058 1.88

18 30.33 1537 88 Cadinene <d-> 641501 0.57

19 30.50 1543 48 Bisabolene <E-g-> 1094207 0.87

20 31.29 1569 30 Nerolidol <E-> 749624 1.01

21 31.63 1581 76 Hexenyl benzoate <3Z-> 9573402 6.80

22 31.80 1586 40 Hexyl benzoate <n-> 580202 0.43

23 32.02 1594 87 Scapanol 13586373 8.69

24 33.89 1660 64 Cadinol <epi-a-> (=Tau-Cadinol) 498100 0.42

25 37.20 1781 88 Benzyl benzoate 945660 0.99

26 40.93 1927 68 Methyl palmitate 314379 0.42

27 43.59 2037 71 p-Camphorene 4875742 4.94

28 45.18 2106 56 Methyl linolenate 1032577 1.33

29 45.68 2128 55 Methyl stearate 374876 0.41

30 48.97 2279 0 unknown (97, 429, RI 2279) 9396111 5.64

31 49.41 2299 62 Tricosane 1289284 1.22

Total 94.90

59
Phép phân tích sử dụng phương pháp sắc kí khí nối ghép khối phổ và detector
ion hóa ngọn lửa để xác định thành phần các chất trong mẫu.
Kết quả chỉ có giá trị trên mẫu phân tích đã gửi đến.

60
61

You might also like