thuyết trình tâm lí

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA GDTH VÀ MN
******

BÀI THUYẾT TRÌNH

Môn: Tâm lí học đại cương


Giáo viên hướng dẫn: Tô Thị Thanh Tâm

DANH SÁCH NHÓM 5:


 Siu Pháo
 Rơ Châm Chăn
 Kpă Hờ Quyên
 Lò Thị Dương
 Võ Nguyễn Ánh Tuyết
 Rơ Lan Oanh

Bình Định, tháng 11 năm 2023


* Mục lục:
1. Khái niệm về tri giác:.............................................................................3
2. Đặc điểm của tri giác:.............................................................................3
3. Kết luận sư phạm:...................................................................................4

2
1. Khái niệm về tri giác:

- Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề
ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của
chúng ta.
- Ví dụ: Khi ta có 1 rổ cam, chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ
đơn giản nhất chúng ta cần phải tiếp xúc trực tiếp với nó =>Tri giác
phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.Nhờ
mắt ta thấy được màu sắc,ước lượng được kích thước và số lượng quả
cam trong rổ.
2. Đặc điểm của tri giác:

* Tri giác có những đặc điểm cơ bản sau:


– Là một quá trình tâm lí: ( tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc) phản
ánh những thuộc tính trực quan.
- Nội dung phản ánh của tri giác: Tri giác phản ánh những thuộc tính bề
ngoài của sự vật hiện tượng. Tri giác phản ánh hiện thực khách quan một
cách trực tiếp khi chúng tác động vào các giác quan của ta.
+ VD: Khi ta có một rổ ổi, chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ đơn
giản nhất là chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với nó.
- Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn: Tính trọn vẹn của tri
giác là do tính trọn vẹn của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. Kinh
nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tính trọn vẹn này, cho nên chỉ cần tri
giác một số thành phần riêng lẻ của sự vật, hiện tượng ta cũng có thể
tổng hợp chúng thành một hình ảnh trọn vẹn. Sự tổng hợp này được
thực hiện trên cơ sở phối hợp của nhiều cơ quan phân tích.

+ VD: Tuy là những hình vẽ không đầy đủ nhưng nhìn vào hình trên ta
đều tri giác đó là một hình vuông.
- Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu
trúc này không phải là tổng số các cảm giác, mà là sự khái quát đã được

3
trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối quan hệ qua lại giữa các
thànhphần cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó. Sự phản ánh này
không phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác. Đó là
tính kết cấu của tri giác.
+ Ví dụ, khi ta tri giác ngôn ngữ của người khác mà hiểu được là vì
các từ của họ phát ra nằm trong một cấu trúc nhất định, với những mối
liên hệ qua lại xác định giữa các thành phần của cấu trúc ấy. Sự phản ánh
này không phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác. Đó là
tình kết cấu của tri giác.
- Tri giác là quá trình tích cực gắn liền với hoạt động của con người.
Trigiác mang tính tự giác giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào
đólà một hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu
tố của cảm giác và vận động.
+ VD: Con người đặt ra nhiệm vụ và tìm cách giải quyết nhiệm vụ,
muốnbiết sự việc trên buộc chủ thể phải chủ động, tự giác và tích cực để
tri giác đúng sự việc trên.
3. Kết luận sư phạm:

- Tạo điều kiện, tổ chức cho học sinh tiếp xúc rộng rãi với môi trường
xung quanh để thu thập nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, giúp học
sinh phát triển khả năng tri giác.
- Trong quá trình dạy học đưa ra hình ảnh minh họa cụ thể rõ ràng và
sinh động để học sinh có hứng thú quan sát và học tập.
- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng quan sát.

You might also like