Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

3. Trình bày những bất cập trong điều kiện bảo hộ sáng chế ở Việt nam ?

*Điều kiện đăng kí bảo hộ sáng chế


Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì sáng chế được bảo hộ dưới hình
thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

*Sáng chế có tính mới


Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh
bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 quy định sáng chế có tính mới nếu:
- Chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức
nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước
ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
- Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và
có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều
86 Luật Sở hữu trí tuệ hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam
trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
Lưu ý: Quy định này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu
công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở
hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của
pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
*Sáng chế có trình độ sáng tạo
Căn cứ Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Luật Kinh
doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo khi đáp
ứng những điều sau:
- Nếu sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với
người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
- Việc đánh giá trình độ sáng tạo được thể hiện thông qua các giải pháp kỹ thuật đã được bộc
lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào
khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn
trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.
Lưu ý: Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 60 Luật
Sở hữu trí tuệ 2005 không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.
* Sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp
Theo Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công
nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp
đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

*Đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ sáng chế
Theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, những đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới
danh nghĩa sáng chế:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật
nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.
- Cách thức thể hiện thông tin.
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.
- Giống thực vật, giống động vật.
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy
trình vi sinh.
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
* Những bất cập trong điều kiện đăng kí bảo hộ sáng chế theo quy định pháp luật Việt Nam
- Theo khoản 1 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2
Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 quy định “Chưa bị bộc lộ công khai
dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước
hoặc ở nước ngoài” như vậy tính mới của sáng chỉ được xét trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, do những hạn chế về khả năng tra cứu thông tin sáng chế (tra cứu không chi tiết,
không tiếp cận được những kho dữ liệu của một số quốc gia...) nên có thể xảy ra tình trạng
một sáng chế đã được cấp bằng bảo hộ nhưng sau đó lại phải thu hồi vì lý do không còn tính
mới.
Như vậy, cung cấp kinh phí để cục sở hữu trí tuệ có thể tiếp cận với các kho thông tin tra
cứu trên thế giới là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.

- Luật SHTT không đề cập đến sáng chế về công nghệ sinh học. Một trong những nét đặc
trưng của công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (agribiotech) là sự gia tăng tính sở hữu
của nó. Không giống như các ngành khoa học nông nghiệp trong quá khứ xuất phát từ các
phòng thí nghiệm có quỹ hoạt động từ Nhà nước, hiện nay ngành công nghệ sinh học được
bảo vệ bởi các bằng sáng chế và các quyền về SHTT (Intellectual Property Rights - IPRs).
Chức năng của IPRs định hướng thúc đẩy nghiên cứu và phát triển bằng cách sáng tạo động
cơ đầu tư cho sự sáng tạo và khuyến khích các sáng chế được đưa vào ứng dụng. Các IPRs
được sở hữu chủ yếu bởi khu vực kinh tế tư nhân, dẫn đến sự độc quyền trong cung cấp hạt
giống, các công cụ nghiên cứu thậm chí cả về kiến thức? Các IPRs sẽ thúc đẩy nghiên cứu và
phát triển bằng cách tạo động cơ đầu tư cho quá trình sáng tạo và khuyến khích cho các phát
minh được đưa vào ứng dụng. Hiện nay, sở hữu các IPRs trong công nghệ sinh học nông
nghiệp là một vấn đề tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm và chuyển
giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông
nghiệp, sáng chế có thể bao gồm: các phương pháp chuyển gen ở thực vật, các vector,
gen...và ở các quốc gia cho phép cấp bằng sáng chế cho các thể thức sống cao hơn như thực
vật hay động vật biến đổi gen.
Như vậy, các nhà khoa học đã có những đóng góp quan trọng của IPRs, đặc biệt cho mục
đích phát triển sản phẩm. Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu hết các cơ
quan nghiên cứu, bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước của nhiều quốc gia trên
thế giới đã chủ động xem xét hoặc thực hiện các chính sách về IPRs.

Tham khảo :

- 3 điều kiện bảo hộ sáng chế cần biết để được cấp văn bằng (https://luatvietnam.vn/doanh-
nghiep/dieu-kien-bao-ho-sang-che-561-27379-article.html)

- Những bất cập, hạn chế của pháp luật về sở hữu trí tuệ và kiến nghị hoàn thiện
(https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1955 )
- Luận văn Điều kiện bảo hộ sáng chế theo Pháp luật Việt nam -Nguyễn Minh Trang
(https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-phap-luat-ve-dieu-kien-bao-ho-sang-che-
theo-luat-hot)
Bài tập 2:

Phân tích bản án số 1892/2011/KDTM-ST, trả lời các câu hỏi:


1. Giải pháp hữu ích thanh nhôm định hình do ai tạo tạo ra?
Giải pháp hữu ích thanh nhôm định hình do Công ty Hưng Phú Thành tạo ra, tác giả cụ thể
là ông Đỗ Đức Thành. Công ty TNHH Thương mại, kỹ thuật nhôm Hưng Phú Thành (Công
ty Hưng Phú Thành) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng độc
quyền giải pháp hữu ích số 774 bảo hộ giải pháp “Thanh nhôm định hình”.
2. Giải pháp hữu ích này có được bảo hộ không? Vì sao?
Giải pháp hữu ích này có được bảo hộ. Cụ thể, giải pháp này được Cục Sở hữu trí tuệ cấp
bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 774, cấp ngày 04/06/2009 với thời gian bảo hộ là 10
năm tính từ ngày 29/4/2008
3. Phân tích sự khác nhau giữa giải pháp hữu ích và sáng chế?
Sáng chế Giải pháp hữu ích
Khái niệm Được hiểu là giải pháp kỹ Là giải pháp kỹ thuật mới so
thuật dưới dạng sản phẩm với trình độ kỹ thuật trên thế
hoặc quy trình nhằm giải giới, có khả năng áp dụng
quyết một vấn đề xác định trong các lĩnh vực kinh tế,
bằng việc ứng dụng các quy xã hội.
luật tự nhiên.
Điều kiện bảo hộ Có trình độ sáng tạo: Được Có trình độ sáng tạo: Được
coi là có trình độ sáng tạo coi là có trình độ sáng tạo
nếu căn cứ vào các giải pháp nếu căn cứ vào các giải pháp
kỹ thuật đã được bộc lộ kỹ thuật đã được bộc lộ công
công khai dưới hình thức sử khai dưới hình thức sử dụng,
dụng, mô tả bằng văn bản mô tả bằng văn bản hoặc
hoặc dưới bất kỳ hình thức dưới bất kỳ hình thức nào
nào khác ở trong nước hoặc khác ở trong nước hoặc ở
ở nước ngoài trước ngày nộp nước ngoài trước ngày nộp
đơn hoặc trước ngày ưu tiên đơn hoặc trước ngày ưu tiên
của đơn đăng ký sáng chế của đơn đăng ký sáng chế
trong trường hợp đơn được trong trường hợp đơn được
hưởng quyền ưu tiên, sáng hưởng quyền ưu tiên, sáng
chế đó là một bước tiến sáng chế đó là
tạo, không thể được tạo ra
một cách dễ dàng đối với
người có hiểu biết trung
bình về lĩnh vực kỹ thuật
tương ứng.
Thời hạn bảo hộ Thời hạn bảo hộ sáng chế có Bằng độc quyền giải pháp
hiệu lực từ ngày cấp và kéo hữu ích có hiệu lực từ ngày
dài đến hết hai mươi năm kể cấp và kéo dài đến hết mười
từ ngày nộp đơn (Khoản 2 năm kể từ ngày nộp đơn
Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ (khoản 3 Điều 93 Luật Sở
2005 ). hữu trí tuệ năm 2005).
Quyền sử dụng trước Là đối tượng của quyền sử Không là đối tượng của
dụng trước (khoản 1 Điều quyền sử dụng trước
134 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005, sửa đổi bổ sung Luật
Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009,
số 36/2009/QH12

4. Việc sử dụng giải pháp hữu ích của công ty Trần Thành Đạt có thỏa mãn các điều
kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay không?
Theo khoản 1 Điều 134 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2019, để có quyền sử dụng trước
đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng một số điều kiện như sau:
• Sáng chế, kiểu dáng được sử dụng hoặc được chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng
trước ngày ưu tiên hay ngày nộp đơn đầu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp.
• Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được tạo ra một cách độc lập so với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp đã được bảo hộ của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, theo những dữ kiện được đưa ra trong bản án, phía công ty Trần Thành Đạt (tức
bị đơn) đã không đưa ra được chứng cứ chứng minh rằng họ đã tạo ra giải pháp hữu ích độc
lập “thanh nhôm định hình” trước ngày công ty Hưng Phú Thành (nguyên đơn) nộp đơn đăng
ký bảo hộ sáng chế. Bị đơn chỉ gửi đơn khiếu nại về hiệu lực của Bằng độc quyền GPHI số
774 bảo hộ GPHI Thanh nhôm định hình của nguyên đơn đến Cục sở hữu trí tuệ, nhưng đã bị
Cục trả lời không chấp nhận vì không có chứng cứ ngoài lời trình bày của phía bị đơn - dẫn
chiếu văn bản số 481/SHTT-TTKN ngày 30/3/2010, văn bản số 120/TTKN ngày 16/01/2010
của Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ. Điều đó đồng nghĩa với
việc Văn bằng bảo hộ GPHI Thanh nhôm định hình của công ty Hưng Phú Thành vẫn có hiệu
lực và việc sử dụng kiểu dáng GPHI Thanh nhôm định hình này của công ty Trần Thành Đạt
mà không xin phép công ty Hưng Phú Thành không thỏa mãn các điều kiện của quyền sử
dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, mà nó đã xâm phạm quyền của chủ sở
hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
5. Phân tích hành vi xâm phạm (nếu có)? Chế tài xử lý hành vi xâm phạm? Cơ sở pháp
lý?
*Phân tích hành vi xâm phạm
Chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Công ty Trần Thành Đạt. Đối tượng bị
xâm phạm: GPHI Thanh nhôm định hình được bảo hộ bởi Bằng độc quyền GPHI số 774
thuộc sở hữu của công ty Hưng Phú Thành.
Hành vi xâm phạm: Công ty Trần Thành Đạt đã sử dụng trái phép bằng GPHI Thanh nhôm
định hình của Công ty Hưng Phú Thành đã được cấp bằng độc quyền GPHI số 774 để đưa
vào sản xuất, thu lợi nhiều trong kinh doanh, mặc cho Công ty Hưng Phú Thành đã nhiều lần
khuyến cáo, nhắc nhở. Công ty Hưng Phú Thành đã yêu cầu Viện Khoa học Sở Hữu Trí Tuệ
thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ giám định sản phẩm “Thanh nhôm định hình” của Công ty
Hưng Phú Thành với sản phẩm “Thanh nhôm định hình” của Công ty Trần Thành Đạt, trên
cơ sở giải pháp kỹ thuật đã được bảo hộ theo bằng GPHI số 774. Sau khi giám định, Viện
Khoa học Sở hữu trí tuệ có kết luận như sau: “Việc Cty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Trần
Thành Đạt sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm “thanh nhôm định hình” - được xác
định theo ảnh chụp mẫu sản phẩm (Mẫu 2) nộp theo trưng cầu giám định của Thanh Tra Bộ
Khoa học và Công nghệ, là hành vi xâm phạm quyền đối với GPHI Thanh nhôm định hình
được bảo hộ theo Bằng độc quyền GPHI số 774 của Cty TNHH - Kỹ Thuật Nhôm Hưng Phú
Thành”.
*Chế tài xử lý hành vi xâm phạm
CSPL: Điều 202, 204 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2019; Điều 20 Nghị định
105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Yêu cầu công ty Trần Thành Đạt phải thanh toán chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt
hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 Luật SHTT 2005 sđ, bs 2019 gồm chi phí hợp lý để
thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm. Xét các khoản thiệt hại
Công ty Hưng Phú Thành yêu cầu theo hợp đồng dịch vụ pháp lý đại diện sở hữu trí tuệ số
001/HĐDVSHTT/2009 ngày 15/5/2009 giữa Công ty Hưng Phú Thành với Trung tâm Tư
Vấn Phát Triển Thương Hiệu và Chất Lượng (Natusi). Giá trị hợp đồng là 150 triệu đồng
Việt Nam, đã thực thanh toán 128 triệu đồng Việt Nam, theo các quy định trên được chấp
nhận bao gồm các khoản:
• Ngày 03/7/2009 tạm ứng 10 triệu đồng Việt Nam về việc tư vấn thiết lập hồ sơ, nộp đơn
yêu cầu Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu xử lý hành chính liên quan đến
việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo bằng 774 của Công ty Hưng Phú Thành đối với
công ty Trần Thành Đạt (PT số 11);
• Ngày 27/8/2009 tạm ứng số tiền 15 triệu đồng Việt Nam về việc chi trả chi phí dịch vụ
cho Natusi trong việc đại diện xử lý vi phạm bằng GPHI 774 với Thanh tra Bộ Khoa học
và Công nghệ (PT số 25);
• Ngày 26/9/2009 tạm ứng 15 triệu đồng Việt Nam về việc đi lại, xăng cộ, khảo sát thị
trường hàng nhái của công ty Trần Thành Đạt (PT số 1);
• Ngày 20/12/2009 tạm ứng 16 triệu đồng Việt Nam phí dịch vụ 4 lần gửi văn bản khuyến
cáo công ty Trần Thành Đạt theo bằng GPHI 774 (PT số 21). Và các chi phí án phí liên
quan theo quy định của pháp luật.
6. Anh/Chị có đồng ý với cách giải quyết của Toà án không?
Nhóm đồng ý với các giải quyết của Tòa trong bản án trên. Thứ nhất, là bác bỏ ý kiến việc bị
đơn (công ty TTĐ) yêu cầu Cục SHTT thu hồi giấy phép bảo hộ đối với sản phẩm của công
ty HPT. Thứ hai, Tòa nhận định việc công ty TTĐ sử dụng sản phẩm được pháp luật bảo hộ
của công ty HPT vào các hoạt động sản xuất mua bán và lưu thông trong khi sản phẩm của
công ty HPT vẫn còn hiệu lực được bảo vệ là hoàn toàn vi phạm vào quy định của pháp luật.
Vì thế dẫn đến các yêu cầu của nguyên đơn, cụ thể là khoản 1 Điều 202 và Điều 2003 Luật
SHTT 2005 là hoàn toàn có cơ sở: buộc chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất kinh doanh, mua
bán sản phẩm “Thanh nhôm định hình”; xin lỗi cải chính công khai, đền bù chi phí liên quan;
bồi thường thiệt hại theo Điều 204 Luật SHTT 2005. Thứ ba, về việc Tòa án không chấp
nhận yêu cầu của công ty HPT về việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm về quyền sở hữu trí
tuệ đối với sản phẩm “Thanh nhôm định hình” là hoàn toàn hợp lý. Rõ ràng công ty HPT
không thể cung cấp đầy đủ những giấy tờ được ký kết đúng với quy định pháp luật dân sự
cũng như là không thể xuất trình được những giấy tờ ở dạng văn bản gốc để phù hợp với việc
điều tra giải quyết. Nên không thể yêu cầu công ty TTĐ bồi thường các chi phí do công ty
HPT đề ra.

You might also like