Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


MÔN HỌC CƠ HỌC THỦY KHÍ
Nhóm thí nghiệm số 3

ĐỘ CAO ĐỘ TÂM ĐỊNH KHUYNH (Meta-Center) KM

GVHD: TS. Phan Song Thanh Thảo


Lớp: P01

Họ và tên MSSV

Lê Văn Lâm 1913914

Nguyễn Thành Trí 2012288

Trần Ngọc Thuỳ Trinh 2115076

Nguyễn Huỳnh Uyên Trang 2112467

NĂM HỌC: 2022-2023


MỤC LỤC

Phần 1: Mục tiêu thí nghiệm..........................................................................................................................3


Phần 2: Mô tả thiết bị.....................................................................................................................................3
Phần 3: Lí thuyết về meta-center...................................................................................................................6
Phần 4: Trình tự thí nghiệm...........................................................................................................................7
Phần 5: Trình bày số liệu thí nghiệm.............................................................................................................8
Phần 6: Trả lời câu hỏi...................................................................................................................................9
Phần 1: Mục tiêu thí nghiệm
- Cơ học chất lỏng được phát triển từ các qui luật cơ bản của tĩnh học, động học và
nhiệt động lực học…trong các phân tích thường xem chất lỏng là môi trường liên tục.
Các qui luật trên được xem như sự chuyển đổi năng lượng từ động năng từ đó đưa ra
các ứng xử của chất lỏng lên vật thể. Mô hình dễ dàng nhận thấy được là tàu thủy nổi
trên nước, khi nước tĩnh lặng tàu gần như không lắc ngang, tuy nhiên khi có sóng tàu
sẽ lắc lư trên sóng mà không lật.
- Với góc nghiêng ngang nhỏ quá trình lắc xảy ra đều đặn và có chu kì, có thể so sánh
lúc này tàu giống như 1 con lắc, lắc lư quanh 1 tâm. Để dễ hiểu Meta-Center có thể
xem là tâm quay khi xác định được tâm này ta có thể tính được chu kì lắc…
Trong thí nghiệm này, ta sử dụng mô hình gồm 2 phần:
1. Hồ nhỏ - được đổ nước tạo môi trường nổi cho pontoon
2. Mô hình vật thể nổi gọi là pontoon trên đó có gắn các thiết bị và các thước đo
Trong quá trình thí nhiệm, pontoon được thả nổi trong hồ, ta tiến hành dịch chuyển các
đối trọng làm cho pontoon nghiêng ngang, đo góc nghiêng ngang này từ đó xác định
meta-center (M).

Phần 2: Mô tả thiết bị

Hình 1: Thiết bị trong phòng thí nghiệm


Hình 2: Pontoon và các thiết bị gắn trên nó
1. Trên pontoon cần lưu ý:
 Kích thước pontoon l x b x h (cho trước hoặc tự đo trong quá trình thí nghiệm).
 Thanh trượt đứng và con trượt m1: m1 có thể trượt dọc để thay đổi cao độ trọng tâm
của Pontoon => sau khi dịch chuyển cần cố định trong suốt quá trình đo.
 Thanh trượt ngang và con trượt ngang m2: m2 có thể trượt ngang để tạo góc
nghiêng ngang => dịch chuyển từng khoảng cách để đo được góc nghiêng ngang
tương ứng.
 Dây dọi và con dọi được treo trên thanh trượt đứng => dây dọi giúp đo góc
nghiêng ngang của pontoon.
 Thước đo gắn ngang pontoon: mặt trên dùng để do dịch chuyển ngang của m2, và
mặt đứng để đo góc nghiêng ngang theo vị trí dây dọi.

2. Thông số ban đầu của pontoon:

Kích thước Pontoon Giá trị Đơn vị Ghi chú


Chiều dài l 0.35 m Kiểm tra lại
Chiều rộng b 0.2 m Kiểm tra lại
Chiều cao h 0.075 m Kiểm tra lại
Trọng lượng tổng của pontoon W (thân và thiết bị) kg Kiểm tra lại
3. Thông số ban đầu của thiết bị:

Tên thiết bị Giá trị Đơn vị Ghi chú


Con trượt đứng m1 kg Đọc trên mô hình
Con trượt ngang m2 kg Đọc trên mô hình

Phần 3: Lí thuyết về meta-center

Hình 3: Cân bằng pontoon trên nước tĩnh


 Khi pontoon nổi thẳng đứng trên nước tĩnh, ứng với trọng lượng toàn bộ W nó sẽ nổi
với chiều chìm d trong nước.
 Toàn bộ trọng lượng pontoon W sẽ có trọng tâm là G, cao độ trọng tâm là KG = Y
với K là điểm thấp nhất qua đáy pontoon.
 Thể tích pontoon chiếm chỗ trong nước V =W /γ với γ =1(t/m 3) . Thể tích chiếm nước
này sẽ có tâm nổi là B. Cao độ B được xác định qua chiều cao KB = d/2.
 Khi potoon nghiêng ngang tâm nổi B sẽ dịch chuyển sang ngang đến vị trí mới B’,
lúc này lực nổi sẽ đi qua B’ có phương vuông góc với mặt nước và giao với đường
dọc tâm tại M, M gọi là tâm định khuynh (Meta-center).
 Chúng ta không thể đo trực tiếp vị trí M mà phải tính từ chiều chìm d hoặc góc
nghiêng rồi xác định vị trí M, thông thường vị trí M được xác định là KM hay GM.
Theo lí thuyết tàu thủy ta có các công thức tính GM cho vật thể nổi có dạng hình hộp
(pontoon) như sau:
 Xác định GM qua chiều chìm d:

GM =
b2
12 d ( ( ))
Y−
d
2
(1)

Trong đó: Y - cao độ trọng tâm; b - bề rộng pontoon;


W 1
d= × ; l - chiều dài pontoon.
l ×b 1000

 Xác định GM qua góc nghiêng ngang q: khi potoon nổi thẳng đứng, ta dịch chuyển 1
vật có trọng lượng P theo phương ngang 1 khoảng là x → làm cho pontoon nghiêng
ngang 1 góc q, lúc này cao độ M được xác định:

Px
GM = cotg(θ) (2)
W

Trong đó: θ−góc nghiêng ngang ; P−trọng lượng P vật dịch chuyển ngang ;
x - khoảng dịch chuyển ngang của P; W - trọng lượng của toàn bộ pontoon

Phần 4: Trình tự thí nghiệm


 Thông số ban đầu của thiết bị được cho trước hoặc tự xác định rồi ghi vào các bảng
bên trên.
 Dịch chuyển con trượt đứng m1 trên thanh trượt rồi cố định.
- Đo cao độ trọng tâm KG theo cách đặt pontoon nằm ngang và gá (đặt) thanh trượt đứng
lên 1 gối cứng sao cho chỗ tiếp xúc là 1 điểm, dịch chuyển toàn bộ pontoon trượt trên
gối đến khi pontoon cân bằng theo phương ngang → vị trí tiếp xúc sẽ là G. Đánh dấu
vị trí G và đo KG.
Hình 4: Xác định vị trí trọng tâm G
- Dịch chuyển con trượt ngang đến vị trí dọc tâm x = 0.
- Đặt pontoon nổi trong hồ đã đổ nước.
- Lần lượt dịch chuyển con trượt ngang m2 một khoảng x = 10mm (đọc trên mặt thước).
đo góc nghiêng ngang thông qua vị trí dây dọi (đọc trên thân thước đo).
mỗi lần dịch chuyển sẽ đo được x và tương ứng
số lần đo kết thúc khi dịch chuyển đến hết thước đo.
Trượt con trượt đứng lần lượt đến 02 vị trí mới rồi lặp lại thí nghiệm trên.

Phần 5: Trình bày số liệu thí nghiệm


Số liệu thí nghiệm được ghi và tính toán theo bảng sau:
T l b h W m2(kg) KG d (m) GM x (m) θ(độ) GM
T (m) (m) (m) (kg) (m) công công
thức (1) thức
(2)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Phần 6: Trả lời câu hỏi


1) Ảnh hưởng của việc thay đổi của vị trí trọng tâm G đến M, nhận xét?
2) Giải thích tại sao GM ở giá trị góc θ nhỏ được tính từ công thức (2) thường ít chính
xác so với công thức (1)?

You might also like