1.2. Quan điểm toàn diện trong Triết học Mác Lênin

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.2.

Quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin


1.2.1. Quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện là quan điểm mà khi nghiên cứu, xem
xét sự vật, hiện tượng chúng ta phải quan tâm đến tất cả các
yếu tố (gián tiếp hay trực tiếp) có liên quan đến sự vật, hiện
tượng.
Để hiểu sâu sắc hơn về quan điểm toàn diện, chúng ta cần
tìm hiểu rõ cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong lịch sử
Triết học.
1.2.2. Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học
Trong lịch sử Triết học, để trả lời cho câu hỏi: Thế giới xung
quanh ta có vô vàn sự vật, hiện tượng và quá trình khác nhau,
nhưng giữa chúng có mối liên hệ với nhau hay không? Nếu
chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối quan hệ đó?
Các nhà Triết học đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về
vấn đề trên. Tóm lại, có thể chia các quan điểm thành 2 nhóm:
Quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng.
Đầu tiên, những nhà Triết học theo quan điểm siêu hình cho
rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại một cách biệt lập, tách rời
nhau. Chúng không phụ thuộc, không ràng buộc nhau hay có
bất kỳ một sự tác động qua lại nào. Nếu giữa chúng có sự tác
động qua lại lẫn nhau thì chỉ là những biểu hiện bên ngoài,
mang tính ngẫu nhiên.
Ngược lại, các nhà Triết học có cái nhìn biện chứng lại cho
rằng các sự vật, hiện tượng vừa tồn tại độc lập, vừa quy định
qua lại, tác động lẫn nhau. Dựa trên cơ sở giữa mối liên hệ vật
chất và hiện tượng, họ khẳng định tính thống nhất vật chất của
thế giới. Nhờ đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời
nhau.
Như vậy, các nhà triết học đưa ra nhiều quan điểm khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau về mối liên hệ của các sự vật,
hiện tượng. Mặc dù những quan điểm trên chưa có cái nhìn
toàn diện về mối liên hệ, nhưng đó cũng là tiền đề cho Chủ
nghĩa Mác kế thừa để xây dựng nên phép biện chứng và chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Trong đó, nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến - cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là một trong
những nguyên lý phản ánh thế giới một cách đầy đủ và đúng
đắn nhất.
1.2.3. Quan điểm toàn diện trong Triết học Mác-Lênin
Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật, hiện
tượng đều tồn tại trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác
và mối liên hệ giữa chúng rất đa dạng, phong phú chứ không
tách rời nhau, cô lập nhau.
Đối với quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lênin, khi
nhìn nhận về sự vật, hiện tượng cần chú ý nhìn nhận trên quan
điểm toàn diện, từ đó có nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện
tượng, tránh rơi vào quan điểm phiến diện, siêu hình. Bên cạnh
đó, chúng ta cần tránh việc chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở
một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính
quy luật của chúng. Song, xem xét toàn diện không có nghĩa là
xem xét tràn lan, cần xem xét một cách chọn lọc từng yếu tố cụ
thể. Có như vậy chúng ta mới thực sự hiểu đúng bản chất của
sự vật.
Trong thực tiễn, khi tác động vào sự vật, chúng ta vừa phải
chú ý tới những mối liên hệ nội tại của chúng, vừa phải chú ý
đến những mối liên hệ giữa sự vật với nhau. Từ đó, ta mới biết
sử dụng đồng thời các biện pháp, các phương tiện khác nhau
để tác động vào sự vật nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, việc quan tâm đến nhiều khía cạnh, nhiều mối liên
hệ không hẳn là quan điểm toàn diện. Nó vẫn có thể là phiến
diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính,
những quy định khác nhau của sự vật, hiện tượng được thể
hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn
diện đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận có tri thức về nhiều mặt,
nhiều mối liên hệ của sự vật để khái quát và rút ra được bản
chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
Tài liệu tham khảo
Dương, L. s. (2023, 05 17). Retrieved from luatduonggia:
https://luatduonggia.vn/quan-diem-toan-dien-cua-chu-
nghia-mac-le-nin-va-van-dung-quan-diem-toan-dien-de-
danh-gia-co-che-kinh-te-ke-hoach-hoa-tap-trung/
#google_vignette
Quynh, T. (2009, 07 10). Retrieved from TaiLieu:
https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-van-dung-quan-diem-
toan-dien-cua-triet-hoc-mac-le-nin-de-giai-thich-nguyen-
nhan-cua-van--33772.html

You might also like