Công dụng chi tiết ô tô

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

STT Tên chi CÔNG DỤNG HT Cơ điện tử

tiết
Động cơ trên ô tô
1 Cơ cấu - Xylanh có cấu trúc trụ trơn,là một phần của bộ
trục phận bao kín buồng đốt dẫn hướng chuyển động
khuỷu, của pittong,và giúp truyền nhiệt làm mát cho động
thanh cơ khi làm việc.
truyền, - Thân máy (thân động cơ) là nơi chứa và lắp đặt( ở
pittong, bên trong hoặc bên ngoài) các cơ cấu và hệ thống
xylanh. của động cơ.
- Nắp máy là chi tiết đậy phía trên xi lanh, cùng với
pittong, xéc măng,xi lanh tạo thành không gian
buồng đốt động cơ.
- Pittong là chi tiết đảm nhận các nhiệm vụ: tạo
hình dạng cần thiết cho buồng đốt, đảm bảo độ kín
cho khoang công tác của xi lanh, biến áp lực của
khí cháy thành lực đẩy lên thanh truyền để quay
trục khuỷu và thực hiện các quá trình hút, nén hỗn
hợp và xả khí đã cháy.
- Xéc măng( vòng găng) là chi tiết làm kín khe hở
giữa pittong và xi lanh nhằm cách li buồng công
tác với phần dưới của thân máy.
+ Xéc măng khí được lắp ở phần thân của
pittong, có nhiệm vụ làm kín buồng đốt ở
khu vực giữa pittong và xi lanh, ngăn khí
lọt xuống phía dưới.
+ Xéc măng dầu bố trí ở phía dưới của xéc
măng khí,có nhiệm vụ ngăn dầu bôi trơn đi
lên buồng đốt.
- Chốt pittong là chi tiết liên kết giữa pittong và
thanh truyền
- Thanh truyền có nhiệm vụ liên kết động và truyền
lực giữa pittong với trục khuỷu.
- Trục khuỷu là chi tiết thực hiện chuyển động quay
tròn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nhận các lực
từ thanh truyền và truyền momen quay tới bánh
đà.
- Ổ đỡ trục và ổ biên của trục khuỷu động cơ ô tô
thường là các ổ trượt gồm hai nửa hình trụ
- Bánh đà nằm ở đuôi trục khuỷu, có hình dạng của
một đĩa đặc, nhiệm vụ tích trữ động năng nên có
khối lượng quán tính lớn, giúp cân bằng và làm
đều chuyển động của động cơ.
2 Cơ cấu - Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ điều khiển quá
phân trình nạp khí, thải khí trong các xi lanh của động
phối cơ theo đúng các pha làm việc.
khí.
3 Hệ - Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng có
thống nhiệm vụ cung cấp xăng và hình thành hỗn hợp
cung nhiên liệu theo tỷ lệ thành phần nhiên liệu và
cấp không khí phù hợp với các chế độ làm việc của
nhiên động cơ.
liệu. + Thùng xăng dùng để dự trữ xăng cho động
cơ.
+ Bơm xăng có nhiệm vụ chuyển xăng từ
thùng xăng đến buồng phao của CHK.
+ Bầu lọc xăng lọc sơ bộ trong thùng xăng
trước khi đưa vào bơm xăng, lọc thô trước
bơm xăng, lọc tinh ở CHK.
+ Chế hòa khí có nhiệm vụ tạo nên chất
lượng hỗn hợp ( xăng và không khí) thỏa
mãn mọi chế độ làm việc của động cơ, tức
là đảm bảo hệ số dư lượng không khí của
hỗn hợp
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel có
nhiệm vụ tạo nhiên liệu ở áp suất cao đưa qua vòi
phun vào trong xi lanh ở cuối kỳ nén để nhiên liệu
tự bốc cháy.
+ Bơm thấp áp có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ
thùng và đưa qua các bầu lọc đến bơm cao
áp với áp suất tối đa (3,5 ÷ 4,5) bar.
+ Bơm cao áp nén nhiên liệu diesel đến áp
suất rất cao và cung cấp tới các vòi phun
vào thời điểm thích hợp.
+ Vòi phun cao áp có nhiệm vụ phun nhiên
liệu vào buồng đốt với áp suất nhất định,
đảm bảo phun nhiên liệu ở dạng “sương
mù” để dễ dàng hòa trộn với không khí tạo
thành hỗn hợp.

4 Thiết bị - Hệ thống các thiết bị nạp khí có nhiệm vụ cung


nạp và cấp đủ không khí có chất lượng tốt vào động cơ để
xả. tạo thành hỗn hợp và đốt cháy nhiên liệu.
+ Bộ lọc khí nạp có công dụng lọc sạch các
hạt bụi bẩn có trong không khí trước khi
nạp vào xi lanh, giảm âm do hút khí và
ngăn ngừa không cho phụt ngược hỗn hợp
theo đường nạp.
+ Bộ sấy nóng khí nạp sử dụng năng lượng
điện để đốt nóng bugi sấy, làm nóng khí
nạp.
+ Bộ tăng áp khí nạp có thể cho phép tăng
công suất của động cơ lên khoảng 15÷20%
mà không phải thay đổi kích thước xi lanh.
- Các thiết bị xả khí
+ Bộ xử lý khí thải với nguyên tắc là bố trí
các chất xúc tác trên đường thải để tạo
điều kiện cho các chất độc hại tham gia
các phản ứng hóa học và biến thành các
chất không độc khác.
+ Ống giảm thanh giảm tiếng ồn.

5 Hệ - Hệ thống bôi trơn có công dụng đưa dầu bôi trơn


thống đến các bề mặt có chuyển động tương đối với nhau
bôi trơn nhằm:
 Bôi trơn các bề mặt có chuyển động tương
đối với nhau để giảm ma sát.
 Tản nhiệt, làm mát các chi tiết
 Rửa sạch các hạt mài khỏi bề mặt làm việc.
 Chống ô xi hóa các chi tiết.
 Góp phần bao kín buồng đốt.
+ Bơm dầu bôi trơn có tác dụng đẩy dầu tới
các bề mặt cần bôi trơn của động cơ.
+ Bầu lọc dầu làm sạch dầu bôi trơn, bầu lọc
thô (> 0,03mm), bầu lọc tinh (<0,1µm).
+ Két làm mát dầu sử dụng dòng lưu thông
không khí của hệ thống làm mát động cơ để
làm mát dầu.
+ Dầu bôi trơn động cơ là chất lỏng công tác
trong hệ thống bôi trơn, nhiệm vụ chính của
nó là tạo nên màng dầu bảo vệ các bề mặt
ma sát, giảm ma sát và mài mòn, giảm tổn
thất năng lượng và tản nhiệt cho các chi tiết
nóng.

6 Hệ - Hệ thống làm mát có tác dụng điều hòa, tản nhiệt


thống kịp thời cho các chi tiết bị nung nóng quá, duy trì
làm mát nhiệt độ cho động cơ làm việc tốt nhất.
+ Két làm mát nước ( két nước) là bộ phận
trao đổi nhiệt trong hệ thống làm mát.
+ Nắp két nước và bình nước phụ trên
khoang nước vào của két nước có miệng đổ
nước để bổ sung nước làm mát khi cần và
được đậy kín bằng nắp két nước, nhờ có
nắp kín trong két nước tồn tại áp suất dư
nhỏ trong hệ thống.
+ Van hằng nhiệt có nhiệm vụ điều khiển
hướng dòng nước, đảm bảo cho nước làm
mát lưu thông theo một trong hai vòng tuần
hoàn( lớn hay nhỏ) tùy theo chế độ nhiệt
của động cơ.
+ Bơm nước làm mát( bơm nước) có tác
dụng chuyển dòng nước lưu thông tuần
hoàn trong hệ thống làm mát.
+ Quạt gió có nhiệm vụ tạo dòng không khí
mạnh đi qua két nước làm mát để làm mát.
+ Chất lỏng làm mát.

7 Hệ - Hệ thống đánh lửa có công dụng cấp tia lửa điện


thống đốt cháy hỗn hợp trong buồng cháy của động cơ
đánh đúng thời điểm thích hợp.
lửa + Bugi (nến đánh lửa) là bộ phận tạo ra tia
lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu
trong buồng đốt xi lanh.
+ Biến áp đánh lửa là bộ phận phát ra xung
điện cao áp trong HTĐL.
+ Bộ chia điện

8 Hệ - Ắc quy tích trữ điện năng để một số thiết bị trên


thống xe hoạt động như hệ thống đánh lửa hay máy đề
khởi giúp xe khởi động. Cung cấp điện năng cho các
động phụ tải trong trường hợp máy phát điện chưa làm
việc hoặc vòng tua máy chưa đạt tốc độ qui định.
- Máy phát điện là nguồn phát ra điện năng cung
cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện, nạp điện ác quy.
- Củ đề truyền động và truyền điện giữa các bộ
phận bánh răng, pittong và nam châm điện… để đề
nổ động cơ ô tô. Trong quá trình sử dụng, các chi
tiết máy thuộc bộ phận này (bánh răng, chổi củ
than, vả đề…) chịu tác động của lực ma sát và lực
đẩy, kéo…
Hệ thống truyền lực
1 Hệ - HTTL có nhiệm vụ:
thống + Truyền, biến đổi và phân bố mô men xoắn
truyền từ động cơ tới các bánh xe chủ động của ô
lực tô
+ Ngắt tạm thời dòng truyền lực trong khoảng
thời gian nhất định.
+ Thực hiện đổi chiều chuyển động nhằm tạo
chuyển động lùi cho xe.
2 Cụm li - Li hợp có nhiệm vụ:
hợp  Nối mô men truyền từ bánh đà động cơ tới
HTTL.
 Là cơ cấu an toàn, bảo vệ toàn bộ HTTL.
+ Lò xo ép có tác dụng tạo nên lực ép của
li hợp ma sát.
+ Đĩa ép và đĩa ép trung gian đảm nhận
nhiệm vụ tạo mặt phẳng ép với đĩa bị
động, truyền lực ép từ lò xo ép tới ép
chặt cụm li hợp.
+ Đĩa bị động được lắp then hoa với trục
bị động.
+ Đòn mở, ổ bi tỳ là khấu nối giữa phần
dẫn động điều khiển và phần chủ
động( đĩa ép) li hợp, đòn mở đảm nhận
truyền lực điều khiển để mở đĩa ép
trong cụm li hợp.

3 Hộp số - Hộp số :
+ Thay đổi tốc độ và mô men truyền ( hay lực
kéo) trên các bánh xe.
+ Thay đổi chiều chuyển động ( tiến hoặc lùi).
+ Ngắt động cơ lâu dài khỏi hệ truyền lực.

4 Hộp - Hộp phân phối được bố trí ở sau hộp số trên ô tô


phân nhiều cầu chủ động với chức năng phân chia mô
phối men xoắn từ động cơ tới các cầu chủ động, thực
hiện dẫn động bánh xe.

5 Cầu - Bộ truyền lực chính đảm nhận một phần tỉ số


chủ truyền của HTTL với công dụng truyền, biến đổi
động ( giảm tốc) chuyển động quay từ hộp số đến các
bánh xe chủ động.
+ Trên các ô tô có động cơ đặt dọc, truyền lực
chính còn có công dụng đổi phương quay
trước khi chuyển đến các bánh xe chủ
động.Truyền lực chính trên các ô tô tải lớn
và xe chuyên dùng còn có thể được dùng để
thay đổi tỉ số truyền của HTTL.
- Bộ vi sai nhằm đảm bảo các bánh xe chủ động có
thể quay với các tốc độ khác nhau, truyền và phân
phối mô men từ truyền lực chính đến các bánh xe.
- Bán trục là cụm chi tiết truyền mô men xoắn từ
bộ vi sai đến các bánh xe chủ động hay đến các
bánh xe truyền lực cạnh.

6 Các - Trục các đăng:


đăng và  Khả năng quay với tốc độ như nhau giữa
khớp phần chủ động và bị động, hạn chế tối đa tải
nối. trọng động phát sinh khi truyền lực.
 Truyền mô men xoắn với các góc nghiêng
truyền lực thường xuyên thay đổi và cho
phép thay đổi chiều dài thân trục khi truyền.

7 Bánh - Bánh xe:


xe  Biến chuyển động quay thành chuyển động
tịnh tiến của ô tô, nhờ chuyển động của nó
mà ô tô có thể thực hiện di chuyển trên
đường.
 Đỡ toàn bộ trọng lượng của ô tô.
 Kết hợp với hệ thống treo thực hiện giảm tải
trọng va đập lên xe và giúp cho ô tô lăn êm
trên nền đường.
 Cùng với hệ thống lái đảm bảo khả năng
chuyển hướng chuyển động.

Hệ thống treo
1 Hệ - Hệ thống treo có nhiệm vụ:
thống  Liên kết mềm giữa bánh xe và thân xe, làm
treo giảm tải trọng động thẳng đứng tác dụng lên
thân xe và đảm bảo bánh xe lăn êm trên nền
đường.
 Truyền lực từ bánh xe lên thân xe và ngược
lại, để xe có thể chuyển động, đồng thời
đảm bảo sự chuyển dịch hợp lý vị trí của
bánh xe so với thùng xe.
 Dập tắt nhanh các dao động của mặt đường
tác động lên xe.
+ Bộ phận đàn hồi có tác dụng làm êm dịu sự
chuyển động của thân xe khi đi trên đường.
+ Bộ phận dẫn hướng xác định quan hệ dịch
chuyển tương đối của bánh xe so với thùng
xe, cho phép dịch chuyển theo phương
thẳng đứng và hạn chế các chuyển dịch
khác không mong muốn của bánh xe.
+ Bộ phận giảm chấn dùng để dập tắt nhanh
dao động của thân xe và bánh xe.

Hệ thống lái
1 - Hệ thống lái giữ vai trò điều khiển hướng chuyển
động của ô tô ( thay đổi hay duy trì) theo tác động
của người lái
+ Cơ cấu lái là một hộp giảm tốc có tỉ số
truyền lớn, đảm nhận chức năng giảm nhẹ
lực trên vành lái, tăng tính tiện nghi trong sử
dụng.
+ Dẫn động lái có nhiệm vụ truyền dẫn lực
của người lái từ cơ cấu lái tới bánh xe dẫn
hướng, thực hiện việc quay vòng đúng của ô
tô.
+ Trợ lực lái :
 Trợ lực cho người lái, nhằm làm giảm
nhẹ sức lao động của người lái.
 Làm giảm các va đập của bánh xe
trên nền đường truyền lên vành lái,
tăng tính tiện nghi trong sử dụng.
 Giúp hỗ trợ tính an toàn chuyển động
trong một số trường hợp nguy cấp của
ô tô.

Hệ thống phanh
1 Hệ - Hệ thống phanh có chức năng giảm tốc độ
thống chuyển động tới tốc độ chuyển động nào đó hoặc
phanh dừng hẳn ô tô ở một vị trí nhất định.
+ Cơ cấu phanh được bố trí ở gần bánh xe thực
hiện chức năng của các cơ cấu ma sát nhằm
tạo ra mô men hãm trên các bánh xe của ô tô
khi phanh.
+ Dẫn động phanh dùng để truyền và khuếch đại
lực điều khiển từ cơ cấu điều khiển phanh đến
các chi tiết điều khiển hoạt động của cơ cấu
phanh.

Khung, vỏ, các thiết bị phụ


1 Khung - Khung và khung vỏ của ô tô được dùng để cố
vỏ định với buồng lái, thùng chức hàng hay khoang
chở người và cố định tất cả các cơ cấu của ô tô.
- Khung và vỏ xe buýt còn là khoang bao kín và
đảm bảo chất lượng môi trường vận tải bên trong ô
tô.
- Khung và vở xe con làm nhiệm vụ: chịu tải, bao
kín và phân chia không gian trong xe.
2 Hệ - Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một hệ
thống thống đảm bảo chất lượng không khí bên trong ô
điều tô nhằm duy trì điều kiện khí hậu trong ô tô thích
hòa hợp với sức khỏe con người.Bao gồm các chức
không năng : tăng nhiệt độ ( chế độ sưởi ấm), giảm nhiệt
khí độ ( chế độ làm lạnh), thông gió, hút ẩm.
3 Hệ - Hệ thống chiếu sáng dùng để chiếu sáng các
thống không gian cần thiết giúp quá trình vận hành ô tô
chiếu trong mọi điều kiện thời tiết được an toàn.
sáng
4 Hệ - Hệ thống thông tin và tín hiệu bao gồm các thiết
thống bị giúp cho người lái có thể giao tiếp với những
thông người và phương tiện cùng tham gia giao thông
tin và khác, với bản thân ô tô, nhận biết được yêu cầu, và
tín hiệu tình trạng kỹ thuật của các hệ thống trên xe, đảm
bảo tham gia giao thông được an toàn.

You might also like