Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

KHOA LUẬT QUỐC TẾ Luật học so sánh


_________________________ __________________________________

ĐỀ SỐ: 01 Học kỳ: 1 Năm học: 2023-2024


Hệ: Khóa: LQT48
Ngày thi: Ca thi:

Câu hỏi vấn đáp Luật học so sánh


I. Nhập môn luật so sánh
1. Nêu khái niệm “Hệ thống pháp luật” và “Dòng họ pháp luật”. Nêu các dòng
họ pháp luật lớn trên thế giới và các đặc điểm cơ bản của từng dòng họ trên?
* Khái niệm :
- Hệ thống pháp luật (legal system) : được sử dụng gắn với pháp luật của một quốc
gia hoặc một vùng lãnh thổ chẳng hạn thuật ngữ hệ thống pháp luật được sử dụng
để nói đến hệ thống pháp luật của Mỹ với hàm ý là quốc gia nhưng cũng có thể ám
chỉ hệ thống pháp luật của từng bang trong nhà nước liên bang Mỹ. Với ngữ cảnh
đó hệ thống pháp luật thường được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật của
quốc gia hay vùng lãnh thổ. Theo đó, hệ thống pháp luật không chỉ là tổng thể các
quy phạm pháp luật mà còn bao hàm các thiết chế pháp luật của một quốc gia hoặc
một vùng lãnh thổ. Hệ thống pháp luật còn được xác định bao gồm :
1. Tất cả các quy tắc xử sự mang tính pháp lý có hiệu lực ở một nước
2. Tất cả các quy phạm thiết chế quy định về việc thành lập và hoạt động các thiết
chế pháp lý bao gồm phương pháp luận của các thiết chế đó, chẳng hạn các phương
pháp giải thích và sự tuân thủ tiền lệ hành chính và án lệ
3. Tất cả những người thực hiện việc ban hành, giải thích và áp dụng các quy phạm
pháp luật gồm cả các luật gia
Ngoài ra, hệ thống pháp luật còn bao hàm các yếu tố khác như phạm vi điều chỉnh
của pháp luật (legal extention), mức độ điều chỉnh của pháp luật ( legal
penetration), văn hóa pháp luật, các thiết chế pháp lý (tòa án, cơ quan lập pháp, cơ
quan hành chính, cơ sở đào tạo luật, hội luật gia), những người hành nghề luật và
các thủ tục pháp lý.
- Dòng họ pháp luật (legal family) : dùng để nói đến pháp luật của một nhóm quốc
gia hoặc vùng lãnh thổ mà hệ thống pháp luật của chúng có sự có những đặc điểm
chung nhất định.
* Các dòng họ pháp luật :
- Dòng họ pháp luật La Mã – Giécmanh (Romano – Germanic family)
+
- Dòng họ pháp luật Anh – Mỹ ( Common law)
- Dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa ( Civil law)
- Dòng họ pháp luật XHCN (Socialist legal family)
- Dòng họ pháp luật Hồi giáo

2. Có những cách thức nào để lan truyền một dòng họ pháp luật ra thế giới?
Chứng minh những con đường đó bằng các ví dụ thực tế.
II. Pháp luật Viễn Đông cổ đại
3. Trình bày sự kết hợp giữa “Lễ trị” và “Pháp trị” trong hệ thống pháp luật
Viễn Đông cổ đại?
4. Nêu ý kiến của anh chị về cuộc tranh luận giả tưởng giữa Hàn Phi Tử và
Khổng Tử như sau:
- Hàn Phi Tử: Người dân nước tôi rất tôn trọng pháp luật. Khi người cha bắt
trộm dê, bò của hàng xóm, nếu người con biết sẽ tự nguyện đi báo quan.
- Khổng Tử: Người dân nước tôi thì nếu cha bắt trộm dê, bò của hàng xóm,
nếu người con biết sẽ giấu không báo quan
III. Luật La Mã
5. Sự hình thành bộ pháp điển Corpus Juris Civilis và tác động của nó tới sự
hình thành hệ thống pháp luật của các hậu duệ của luật La Mã?
6. Nêu và phân biệt hệ thống pháp luật của các hậu duệ của luật La Mã?
7. Luật La Mã có phân chia luật công và tư hay không?
8. Trình bày vai trò của “Phục hưng” và học thuyết “luật tự nhiên” tới sự
quay trở lại của Luật La Mã tại châu Âu?
IV. Dòng họ pháp luật Common law
9. Nêu điều kiện để được học cử nhân luật tại Anh, cử nhân luật tại Mỹ? Ở
Anh hiện nay không có quy trình đào tạo nghề thẩm phán. Đúng hay sai?
- Ở Anh, các thí sinh muốn thi vào khoa Luật ở một trường đại học nào đó của Anh
thường phải là những học sinh xuất sắc, có điểm thi đầu vào đạt mức “A”. Vì vậy,
trong tiềm thức của người Anh, một khi đã trở thành sinh viên luật thì sinh viên đó
hiển nhiên phải tốt nghiệp đại học và sẽ có bằng cử nhân luật
- Ở Mỹ, đào tạo luật là đào tạo sau đại học. Sinh viên khoa luật là những người đã
tốt nghiệp đại học. Các khoa luật ở Mỹ tuyển sinh viên đầu vào rất khắt khe với
LSAT đánh giá tư duy phản biện, lập luận, khả năng suy luận, phân tích, lập luận
mạch lạc,.. Một số khoa luật chỉ chọn được một sinh viên trong số năm hoặc mười
người dự tuyển. Những người trúng tuyển sẽ theo học 3 năm tại khoa luật để lấy
bằng J.D (jurist doctor). Độ tuổi trung bình cho tốt nghiệp sinh khoa luật ở Mỹ là
29.
10. Nêu chương trình đào tạo cử nhân luật tại Anh, đào tạo luật tại Mỹ? Nêu
nguồn học liệu, phương pháp đào tạo cử nhân luật tại Anh, cử nhân luật tại
Mỹ?
11. Nêu quy trình bổ nhiệm thẩm phán ở Anh? Hiện nay, tất cả các thẩm phán
ở Anh chỉ có thể được bổ nhiệm từ luật sư tranh tụng. Đúng hay Sai?
* Quy trình bổ nhiệm thẩm phán ở Anh
- Ở Anh không có trường đào tạo dành riêng bổ nhiệm thẩm phán giống như thiết
chế “Học viện tư pháp quốc gia” ở Pháp, Đức, NB, HQ, Đài Loan. Lý do cơ bản là
nguồn gốc của các thẩm phán chủ yếu là từ các luật sư tranh tụng hoặc luật sư tư
vấn có uy tín. Người mới tốt nghiệp cử nhân luật từ các trường đại học luật nếu
chưa trải qua vị trí hành nghề là luật sư tư vấn hoặc luật sư tranh tụng sẽ không có
cơ hội thực tế để được tuyển chọn, bổ nhiệm làm thẩm phán.
- Việc tuyển chọn thẩm phán ở Anh được thực hiện thông qua Hội đồng tuyển chọn
thẩm phán ( Judicial Appoitments Commission). Khi có chỗ trống trong các vị trí
thẩm phán của hệ thống tòa án, website của Hội đồng tuyển chọn thẩm phán sẽ
thông báo công khai để các ứng viên tiềm năng có thể tìm hiểu và nộp hồ sơ nếu có
đủ điều kiện tối thiểu. Hội đồng sẽ dựa vào nhiều cơ chế khác nhau để đánh gia
năng lực, kinh nghiệm và sự phù hợp của ứng viên với vị trí này, trong đó có việc
sử dụng các đánh giá độc lập mang tính bí mật. Ứng viên cũng có thể được yêu cầu
thực hiện một bài thi viết để chứng minh khả năng thực tế ( về phân tích vụ việc,
xác định quy phạm pháp luật có liên quan và đưa ra kết luận giải quyết vụ việc)
Sau khi được đưa vào danh sách ngắn, Hội đồng tuyển chọn thẩm phán sẽ lập ra
một Hội đồng sát hạch ( Selection panel) để tiến hành phỏng vấn ứng viên và sát
hạch năng lực hành nghề thực tế của ứng viên. Hội đồng sát hạch sẽ quyết định
việc tiến cử hay không tiến cử với các thành viên thuộc Hội đồng tuyển chọn thẩm
phán. Thành viên của Hội đồng tuyển chọn thẩm phán có thể chấp nhận hoặc đề
nghị Hội đồng sát hạch xem xét lại. Khi Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn ( Chủ tịch
thượng viện) chấp nhận việc tiến cử ứng viên, Hội đồng tuyển chọn thẩm phán sẽ
liên hệ với ứng viên để thông báo việc họ được đề xuất vào vị trí thẩm phán dự
kiến bổ nhiệm. Nếu việc đề xuất này được chính thức chấp thuận, Bộ tư pháp sẽ
liên lạc với ứng viên để thông báo ngày bắt đầu nhận nhiệm vụ
- Hệ thống pháp luật của Anh đòi hỏi các thẩm phán ( trừ thẩm phán danh dự tại
các tòa hòa giải thẩm quyền hẹp – magistrates courts) chỉ được bổ nhiệm khi đã
hành nghề nhiều năm với tư cách là luật sư tranh tụng hoặc luật sư tư vấn có uy tín.
Điều kiện bắt buộc là thẩm phán phải mang quốc tịch Anh
- Thẩm phán của tòa án cấp quận (county-court judges) do Nữ hoàng bổ nhiệm theo
đề nghị của Đại pháp quan ( Chủ tịch Thượng viện). Các thẩm phán này trước khi
đề xuất phhiar từng hành nghề luật sư tranh tụng ít nhất 7 năm. Thẩm phán của Tòa
cấp cap chỉ có thể được Đại pháp quan đề nghị bổ nhiệm khi người này đã từng
hành nghề luật sư tranh tụng ít nhất 10 năm. Thẩm phán của Tòa phúc thẩm do Nữ
hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, trước khi bổ nhiệm người
này phải từng hành nghề luật sư tranh trụng ít nhất 15 năm. Để được bổ nhiệm
thành thẩm phán thuộc Thượng viện, ứng viên cũng phải hành nghề ít nhất 15 năm
với tư cách luật sư tranh tụng hoặc đã từng là thẩm phán Tòa Phúc thẩm ít nhất 2
năm. Thủ tướng Chính phủ là người chọn lựa các ứng viên để tiến cử với Chủ tịch
Thượng viện, với Chánh án tòa Tối cao để đệ trình lên Nữ hoàng bổ nhiệm
12. So sánh giữa cấu trúc xét xử của tòa án cao nhất tại Vương Quốc Anh, và
Hoa Kỳ?
- Tòa án tối cao Vương quốc Anh ( Supreme Court os the United Kingdom) được
thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/10/2009.
+ Tòa lấy lại thẩm quyền xét xử phúc thẩm từ Thượng nghị viện và quyền giải quyết
các vụ việc về phân định thẩm quyền giữa chính phủ trung ương và chính quyền địa
phương từ Hội đồng cơ mật
+ Đầu tiên là Tòa án tối cao ( The Supreme Court) của Liên bang có thẩm quyền giải
quyết các kháng nghị về quyết định của tất cả các Tòa án Liên bang. Tòa án đã có lịch
sử gần 700 năm ( 1789-1790)
+ Tiếp theo, là Tòa phúc thẩm (The Court of appeal) được tổ chức theo vùng (circuit)
+ Các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm suốt đời
+ Cuối cùng, là tòa án cấp thấp nhất của Liên bang là tòa án quận ( The district court).
Các tòa án quận có quyền xét xử hầu hết các vụ tranh tụng
- Tòa án tối cao Liên bang Mỹ ( Supreme Court of the United States) đây là cấp xét xử
cao nhất trong hệ thống tòa án Liên bang và là tòa án thực sự rất có quyền lực
+ Thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp Hoa Kì, có tiếng nói quyết định
tròn các tranh tụng về luật liên bang, cùng với quyền tài phán chung thẩm quyền
( phán xử về tính hợp pháp của các đạo luật của quốc hội và của các viện lập pháp tiểu
bang, hoặc các hoạt động của nhành hành pháp liên bang và tiểu bang) => Tại Anh,
cấp xét xử phúc thẩm cao nhất trong hệ thống tòa án không có quyền năng này =>
Hiến pháp bất thành văn
+ Ở hệ thống pháp luật Anh các văn bản thành văn cùng có hiệu lực pháp lý cao hơn
các án lệ khác. Hoạt động này ở cấp Nghị viện không khẩn trương và nhanh chóng
như ở Mỹ. Mỹ coi trọng các luật thành văn hơn là án lệ, trái ngược với hệ thống pháp
luật Anh
+ Ở Mỹ, các đạo luật được xuất bản và biên tập định kì bởi nhiều chủ thể ( Nghị viện,
cơ quan lập pháp của các ban và các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo sự cập
nhật cho pháp luật).
13. So sánh hệ thống Án lệ giữa pháp luật của Anh và Hoa Kỳ?
Án lệ có vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh, Mỹ và là nguồn
không thể thiếu trong pháp luật Anh, Mỹ. Tuy nhiên, việc áp dụng và giải thích án
lệ ở Anh và Mỹ có những điểm tương đồng và khác biệt :
Điểm tương đồng :
- Ở cả hai nước án lệ đều là nguồn chủ yếu của pháp luật
- Án lệ được tạo ra từ các phán quyết của các thẩm phán tòa án cấp trên
- Nguyên tắc “stare decisis : hai vụ việc với các tình tiết chính tương tự như nhau sẽ
được xét xử như nhau ” được coi là xương sống của pháp luật Anh, Mỹ được xây
dựng dựa trên hoạt động của các tòa án và tòa án có thể quyết định sửa đổi nguyên
tắc này.
Điểm khác biệt :
Anh Mỹ
Sự hình thành án lệ - Được tạo ra từ các phán quyết của - Tòa án bang
tòa án cấp trên - Tòa án liên bang
- Tòa án tối cao Hợp chủng quốc Hoa

Vai trò - Pháp luật thành văn có vị trí cao hơn - Luật thành văn có vị trí cao nhất đặc
nhưng thẩm phán Anh thường cố gắng biệt nhất là hiến pháp Hoa Kì. Tất cả
áp dụng án lệ nhằm hạn chế tối đa sự các văn bản luật và án lệ nếu trái với
áp dụng luật thành văn Hiến pháp đề sẽ bị tuyên bố là vi hiến

Cách thức áp dụng - Án lệ ở Anh được các thẩm phán áp - Án lệ ở Mỹ linh hoạt và mềm dẻo
dụng một cách cứng nhắc hơn. Vì thẩm phán ở Mỹ rất linh hoạt
trong xét xử và họ có thực quyền trong
tay cao hơn so với thẩm phán ở Anh

Nguyên tắc áp dụng - Rule of stare decisis ( tất cả các tòa - Rule of precedent ( tất cả các tòa án
án đều phải tuân thủ án lệ) trừ ủy ban đều có quyền thay đổi án lệ)
phúc thẩm Thượng nghị viện

Sự ghi chép - Tại Anh các án lệ bắt buộc thường - Tại Mỹ tập hợp các án lệ được in
được ghi chép trong Law Reports, All trong tập Trình bày về pháp luật
England Law Reports, Weekly Law ( Restatement of the Law) của một
Reports hiệp hội tư nhân có tên là Viện luật
Hoa Kì
( American Law Institute)

Ý nghĩa, tầm quan trọng - Ở Anh người ta coi trọng án lệ vì cho - Ở Mỹ, án lệ đóng vai trò là nguồn
của án lệ rằng đây là phương thức đạt được luật cơ bản, quan trọng
công lý - Các án lệ ở Mỹ được thường xuyên
- Tầm quan trọng của án lệ khi áp áp dụng vào trong thực tiễn xét xử
dụng án lệ, thực tiễn toàn án ở Anh nhưng các thẩm phán chú trọng hơn tới
còn tạo ra quy phạm pháp luật sự phù hợp của án lệ với thực tiễn

Nguyên nhân của sự khác biệt giữa án lệ của Anh và Mỹ :


- Về lãnh thổ :
+ Anh là một đảo quốc ở Châu Âu có lãnh thổ thống nhất trong cả nước với hệ
thống pháp luật chung
+ Mỹ là lục địa rộng lớn giành được độc từ phát triển đấu tranh giành giải phóng
thuộc địa. Lãnh thổ nước Mỹ được chia làm 50 bang với 50 hệ thống pháp luật
khác nhau
- Lịch sử :
+ Anh có truyền thống bề dày lịch sử, là một đế chế hùng mạnh với diện tích thuộc
địa rộng lớn khắp thế giới từ sau CTTG thứ nhất
+ Mỹ trước kia là thuộc địa của Anh giành độc lập dân tộc năm 1776 với thành
phần gồm những người nhập cư với nhiều chủng tộc thành lập nên Hợp chủng quốc
Hoa Kì
- Hình thức chính thể :
+ Anh là một nước quân chủ nghị viện, vẫn phụ thuộc vào chế độ quân chủ có nữ
hoàng và nhà vua nhưng chỉ là biểu tượng của nước Anh còn quyền lực thực chất
nằm trong tay nghị viện đứng đầu là Thủ tướng
+ Mỹ là nước cộng hòa tổng thống với 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm
quyền
- Chế độ chính trị :
+ Anh là quốc gia đơn nhất
+ Mỹ là quốc gia liên bang, mỗi bang đều có pháp luật riêng của mình nhưng chịu
sự chi phối của tòa án liên bang nên trong đó có sự dung hòa về lợi ích giữa các
bang
- Điệu kiện kinh tế xã hội :
+ Anh đã tùng đứng đầu thế giới về diện tích thuộc địa và là một quốc gia có tiềm
lực về kinh tế
+ Sau CTTG thứ 2, Mỹ dần vươn lên và đứng đầu thế giới về kinh tế
=> Những nguyên nhân trên làm cho án lệ ở Mỹ và an có những nét riêng, đặc thù
dẫn đến hệ quả về mặt pháp lí cách giải quyết vấn đề của người Mỹ rất khác so với
người Anh. Pháp luật của Anh chủ yếu gây ảnh hưởng đối với pháp luật Mỹ ở
những lĩnh vực gọi là luật tư còn với những lĩnh vực khác như luật hình sự, tố tụng
hình sự, thương mại,.. thì còn mơ hồ. Do đó, một số luật gia Mỹ dễ dàng tiếp cận
pháp luật Anh cũng như một số án lệ Anh vẫn được dẫn chiếu để giải quyết một số
vụ việc ở Mỹ.
* Có phải Án lệ là nguồn luật chính thống và chủ yếu ở Anh còn ở Mỹ thì án lệ ít
quan trọng hơn?
Đúng. Án lệ ở Anh đậm nét hơn vì ở Anh nó đã trở thành một nguyên tắc đã ăn sâu
vào tiềm thức người Anh. Còn ở Mỹ có án lệ là do trong lịch sử Mỹ chịu sự đô hộ
của Anh cho nên vị trí của án lệ ở Mỹ không giống ở Anh. Hơn nữa, nguyên tắc án
lệ ở Mỹ không giống ở Anh : Ở Mỹ, chỉ áp dụng án lệ của tòa án cấp trên; phán
quyết của các tòa án tối cao ở cấp bang và liên bang không chịu sự ràng buộc của
chính mình; tòa án bang không bị bắt buộc tuân thủ án lệ của các tòa án ở các bang
khác.
14. So sánh giữa cấu trúc xét xử của tòa án cao nhất tại Vương Quốc Anh, và
Hoa Kỳ?
V. Dòng họ pháp luật Civil law
15. Trình bày một số đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật Civil law?
16. Nêu và phân tích nguồn của dòng họ pháp luật Civil law? Doctrine có là
một nguồn của Civil law hay không?
17. Trình bày sự phân chia luật công và luật tư trong dòng họ pháp luật Civil
law. Tại sao chỉ có dòng họ này có sự phân tách rõ ràng giữa luật công và luật
tư?
- Về chủ thể :
+ Công : Mqh giữa nhà nước này với nhà nước khác; giữa nhà nước với
cá nhân
+ Tư : cá nhân – cá nhân
- Về phương diện điều chỉnh :
+ Công : mệnh lệnh bắt buộc
+ Tư : thỏa thuận/ hợp đồng là luật của các bên/ cốt ở các bên
- Về ngành luật :
+ Công : hiến pháp/ hành chính/ dân sự
18. Phân tích vai trò của thẩm phán và luật sư trong dòng họ pháp luật Civil
law thông qua việc phân tích mô hình tố tụng thẩm vấn?
19. Có những phân dòng chính nào của dòng họ pháp luật Civil law? Phân
biệt các phân dòng đó?
20. Trình bày vai trò của Bộ luật Dân sự Pháp với sự hình thành dòng họ pháp
luật Civil law trên toàn châu Âu và thế giới?
VI. So sánh dòng họ pháp luật Civil law và Common law
21. Sự tương đồng và khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil
law và dòng họ Common Law? Xu hướng ngày nay?
* Điểm tương đồng :
- Cả hai dòng họ Civil law và Common law đều thừa nhận cả 4 thành tố : luật thành
văn, án lệ, tập quán pháp, lẽ phải tự nhiên, các học thuyết trong quá trình nghiên
cứu pháp luật.
- Cả hai dòng họ pháp luật đều ra đời do nhu cầu của thực tiễn, chịu sự ảnh hưởng
của Luật La Mã nên cả hai đều hình thành tư duy pháp lý từ rất sớm điều đó giải
thích vì sao lại có án lệ, luật hành văn và các học thuyết pháp lí trong cấu trúc
nguồn luật của hai dòng họ pháp luật này.
* Điểm khác nhau :
- Thứ nhất, Civil law coi luật thành văn là nguồn luật chính trong đó Common law
lại thừa nhận án lệ là nguồn luật chính thức.
+ pháp luật thành văn : hệ thống các quy phạm pháp luật được tập hợp hóa và pháp
điển hóa do nhà nước ban hành
+ án lệ : bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ
làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương
đương
 Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác nhau trong tư duy pháp lý trong quá
trình phát triển của hai dòng họ này.
- Luật thành văn được coi là nguồn chính của Civil law trong đó quan trọng
nhất là các quy phạm pháp luật. Với tư duy pháp lí là chủ nghĩa duy lĩ
(rationslism) hay tư duy theo lối diễn dịch, đi từ cái phổ quát tới trường hợp
cá biệt. Phương pháp tư duy này bắt nguồn từ việc coi trọng pháp điển hóa,
khái quát các trường hợp của cuộc sống. Luật thành văn xuất hiện do sự kiện
diễn ra vào năm 528, Hoàng đế Justinian I ra lệnh tập hợp, hệ thống hóa và
củng cố - đế chế Luật La Mã và Tập hợp các chế định luật dân sự - Corpus
Juris Civilis ra đời, viên gạch đầu tiên cho luật thành văn. Sự phát triển của
luật thành văn gắn liền với sự phát triển của hoạt động nghiên cứu Luật La
Mã của trường phái pháp điển hóa – trường phái của các nhà pháp điển hiện
đại xuất hiện ở Đức thế kỉ 16. Trường phái này không phát triển lí luận về
pháp luật, cũng không tìm hiểu nội dung mang tính lịch sử của Corpus Juris
mà quan tâm đến việc làm thế nào để áp dụng các quy phạm pháp luật trong
thực tiễn, làm cho nó không mâu thuẫn với tập quán pháp ở Đức. Sự thừa
nhận luật thành văn với tư cách một nguồn luật chính trong dòng họ Civil
law xuất phát từ cuối thế kỉ 19, với việc phục hồi pháp điển hóa. Việc pháp
điển hóa ở Pháp đã trở thành hình mẫu cho hệ thống pháp luật châu Âu lục
địa ( Tiêu biếu với Bộ luật Napoleon 1804). Pháp điển hóa là kĩ thuật trình
bày một cách có phương pháp một luật phù hợp với xã hội hiện đại, một
pháp luật được tòa án áp dụng. Pháp điển hóa cũng bộc lộ những hậu quả
tiêu cực, làm xuất hiện trường phái luật học thực chứng. Chủ nghĩa luật học
thực chứng phủ nhận vai trò của luật tự nhiên và đánh giá quá cao vai trò của
pháp điển hóa, cho rằng trong hệ thống pháp luật chỉ có các văn bản pháp
luật mới có thể coi là nguồn luật.
- Common law theo chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) hay lối suy luận quy
nạp đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên tắc, án lệ lựa chọn là
nguồn chính. Điều này mang tới một hệ thống Common law mở, gần gũi với
đời sống thực tế, tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong
tư duy pháp luật. Án lệ xuất hiện ở Anh, năm 1154, vua Henry II đã tạo ra
một hệ thống luật chung và sáng tạo ra một hệ thống tòa án thống nhất đầy
quyền năng, ông đưa các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đi khắp nơi trong
nước và sưu tầm, chọn lọc cách thức giải quyết tranh chấp. Sau đó, những
thẩm phán này sẽ trở về London và thảo luận về những vụ tranh chấp đó với
các thẩm phán khác. Những phán quyết này sẽ được ghi lại và dần trở thành
án lệ (precedent) hay theo tiếng Latin là stare decisis. Theo đó, khi xét xử
thẩm phán sẽ chịu sự ràng buộv bởi những phán quyết đã có từ trước đó.
Thuật ngữ “Common law” bắt đầu xuất hiện từ thời điểm đó. Như vậy, trước
khi Nghị viện ra đời trong lịch sử pháp luật của Anh, Common law đã được
áp dụng trên toàn bộ vương quốc trong vài thế kỉ.
- Thứ hai, sự khác biệt tuy không rõ nét nhưng cũng giúp ta nhìn nhận sâu hơn
trong mối quan hệ tương quan so sánh chính là sự tiếp nhận tư duy pháp lý
của luật La Mã trong việc xây dựng cấu trúc nguồn luật của hai dòng họ này.
Tuy cả hai hệ thống pháp luật này đều ít nhiều đều thừa hưởng sự giàu có và
tính chuẩn mực của thuật ngữ pháp lý La Mã. Ví dụ : stare decisis ; pacta
sunt servandas nhưng sự ảnh hưởng của luật La Mã tới cấu trúc nguồn luật
của Civil law chính là sự hình thành và coi trọng luật thành văn thì sự ảnh
hưởng của các học thuyết pháp lý, với tư cách là một nguồn luật thì ở
Common law có xu hướng áp dụng nhiều hơn so với các nước thuộc hệ
thống pháp luật Civil law. Sở dĩ, có điểm khác biệt này vì luật La Mã có sự
ảnh hưởng mang tính quyết định và xuyên suốt quá trình phát triển của dòng
họ Civil law còn với Common law, luật La Mã chỉ là một sự bổ trợ và có ảnh
hưởng không nhiều như với Civil law.
22. So sánh vai trò của luật thành văn và án lệ trong dòng họ pháp luật
Common Law và dòng họ pháp luật Civil Law?
23. So sánh việc học luật và đào tạo nghề luật tại các nước thuộc dòng họ pháp
luật Civil law và Common law?
24. Tại sao nói rằng Civil law xuất phát từ các trường đại học còn Common
law xuất phát từ tòa án?
VII. Dòng họ pháp luật Hồi giáo
25. Trình bày nguồn luật của dòng họ pháp luật Hồi giáo
- Luật Hồi giáo có nguồn gốc thần thánh. Quyền lực của nguồn luật này là ở chỗ
chúng thể hiện mệnh lệnh của đấng tối cao, chứ không phải quyền lực của nhà
nước. Bản chất thần thánh này là : pháp luật là ý chí của thượng đế, không có gì
trên đời có thể thay đổi được các điều Thành Kinh đã dạy, các tín đồ chỉ có quyền
tuân thủ chúng.
- Luật Hồi giáo có hệ thống nguồn luật như sau : nguồn cơ bản bao gồm Kinh
Coran và Sunna; nguồn phát sinh bao gồm Jima và Qias. Nét đặc biệt của luật Hồi
giáo : bốn nguồn – “bốn gốc rễ” của nó bao gồm những yếu tố cấu thành không
đồng nhất
* Kinh Koran :
- Là cuốn kinh thánh của đạo Hồi được viết bằng tiếng Ả rập hình thành từ những
gì mà Mohammed tuyên đọc hay đọc lại những lời của thượng đế thần khải khi ông
thuyết giảng. Những lời tuyên đọc này được tập hợp thành sách 20 năm sau khi
Mohammed chết
- Kinh Koran gồm 114 chương (surah) chia thành các tiết (ayah) với 6237 đoạn thơ.
Các chương trong kính Koran có độ dài không tương xứng với nhau, có chương rất
dài nhưng kại có chương rất ngắn vì chúng được Mohammed đọc ra dần dần trong
suốt quãng thời gian 20 năm
- Kinh Koran đã nêu ra rất nhiều các luật lệ mà các tín đồ Hồi giáo phải một mực
tuân thủ. Những luật lệ này bao trùm một phạm vi rất rộng, từ những quy tắ ứng xử
cá nhân, trong quan hệ gia đình với láng giềng, với cộng đồng cho đến đời sống
kinh tế và chính trị quốc gia, từ hôn nhân, bố thí cho đến quan hệ với những người
không theo đạo Hồi và trừng phạt tội lỗi
- Kinh Koran chỉ có ít đoạn có thể áp dụng như những quy phạm pháp luật. Những
đoạn này thường không có đủ độ chính xác và cụ thể như những quy phạm pháp
luật và điều chỉnh nhiều vấn đề như : nhân thân (70 đoạn); quyền dân sự ( 70 đoạn),
hình sự ( 30 đoạn), thủ tục tư pháp ( 13 đoạn), “hiến pháp” ( 10 đoạn), “kinh tế và
tài chính” (10 đoạn), luật quốc tế ( 25 đoạn).
- Những đoạn nội dung pháp lí trong kinh Koran giống như những quyết định
Mohammed tuyên đọc với tư cách là quan tòa và thiên sứ của thượng đế. Trong đó,
Mohammed luôn vận dụng những tập quán phổ biến của các bộ tộc Ả rập
* Kinh Sunna
- Sunna có nghĩa là “con đường quen đi” là lối sống, cách hành xử trong cuộc đời
của nhà tiên tri Mohammed. Sunna bao gồm những hành động cụ thể, những lời
khuyên dạy hoặc cấm đoán phát xuất trực tiếp từ Mohammed. Sunna là nguồn luật
quan trọng của Islam sau kinh Koran.
- Hadith ( số nhiều là Ahadith) tuy cùng để chỉ cách sống, cách hành xử, lời nói,..
của Mohammed như Sunna nhưng Hadith là sử kí viết lại cuộc sống liên quan đến
việc hành đạo của nhà tiên tri do những người sống cùng thời với Mohammed ghi
nhớ và truywwnf lại cho hậu thế
- Sunna đưa ra các quy định mà trong kinh Koran không có. Chẳng hạn : kinh
Koran cấm uống rượu nhưng lại không có quy định nào về hình phạt, điều này có
thể tìm thấy trong Sunna – đoạn kể lại chuyện Mohammed đã nói gì khi có người
uống rượu và chính nhà tiên tri đã thực hiện việc đánh roi. Trong tố tụng tư pháp ở
các nước Hồi giáo, lời thề có tầm quan trọng rất lớn và điều này được quy định
trong Sunna
* Kinh Ijma
- Ijma được sử dụng để giải thích các loại nguồn cơ bản. Thực chất, nó là các quan
điểm chung, các giải pháp pháp lý cho những tình huống mới do các học giả Hồi
giáo đưa ra, trên cơ sở các nguyên tắc chung của nguồn luật cơ bản, được những
người có thẩm quyền chấp nhận
- Ijma gần giống như tập quán nhưng không phải tập quán. Nó không cần phải
được sự chấp nhận của mọi tín đồ hoặc cộng đồng mà chỉ cần được sự chấp nhận
của những người có thẩm quyền. Khi những người có thẩm quyền nhất trí giải pháp
pháp lí nào đó thì đó được coi là luật. Thông thường đây là các giải pháp cho những
tình huống mới nhưng vẫn gắn bó mật thiết các nguyên tắc chung của nguồn luật
cơ bản ( Koran và Sunna). Một ví dụ về Ijma là trong luật Hồi giáo quy định phụ
nữ không được làm thẩm phán. Quy định này không có kinh Koran và Sunna
nhưng đây là cách giải thích theo quan điểm thống nhất của các học giả pháp luật
Hồi giáo
- Ngày nay, chỉ có một số nhà bác học lớn nghiên cứu trực tiếp hai nguồn luật cơ
bản. còn lại đa số các luật gia Hồi giáo phải sử dụng Ijma để đưa ra các giải pháp
cho các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Chẳng hạn như vấn đề sinh đẻ bằng con
đường thụ tinh nhân tạo, cấy ghép các bộ phận cơ thể con người. Có ý kiến cho
rằng Ijma là nền tảng có tính chất giáo điều duy nhất của luật Hồi giáo. Kinh Koran
và Sunna chỉ còn là những cơ sở lịch sử của ijma. Thẩm phán hiện đại không chỉ
tìm kiếm cơ sở cho các quyết định của mình trong kinh Koran và Sunna mà con
trong các cuốn sách trình bày về những quyết định do ijma định hướng. Chỉ sau khi
được chép trong các cuốn sách này, các quy phạm pháp luật mới được áp dụng mà
không phụ thuộc vào xuất xứ của chúng
*Qias
- Thực chất là phương pháp luận tương tự để giải thích luật. Bằng phương pháp
này, các luật gia có thể “kết hợp ý chí của thần thánh với lí trí của con người”. Qias
được cộng đồng Hồi giáo tuân thủ nhờ dựa trên kinh Koran và Sunna. Việc suy
luận theo sự việc tương tự chỉ được xem như phương pháp giải thích và áp dụng
pháp luật do luật Hồi giáo được xây dựng trên cơ sở của nguyên tắc uy tín. Khi cho
phép suy luận tương tự, người ta chi tạo ra khả năng cho việc giải thích luật một
cách hợp lí nhưng bằng cách đó không tạo được ra những quy phạm có tính chất
nền tảng. Các luật gia Hồi giáo trong trường hợp này khác với các thẩm phán ở
Anh khi sử dụng kĩ thuật ngoại lệ để tạo ra những quy phạm mới
- Ví dụ của việc sử dụng Qias là Kinh Koran cấm uống rượu, Qias có thể suy luận
theo cách : quy định này cũng đồng thời cấm sử dụng chất có cồn, cấm sử dụng
chất ma túy. Qias còn được sử dụng để xây dựng các quy định đối với các trường
hợp chưa biết đến hoặc chưa từng tốn tại trước đó
- Khởi đầu mỗi luật gia Hồi giáo nếu không tìm thấy hướng dẫn trong kinh Koran
và Sunna có thể tự đưa ra quyết định theo bất kì vấn đề nào. Vì các luật gia thường
ở cách xa nhau và các quyết định theo bất kì vấn đề nào. Vì các luật gia thường ở
cách xa nhau và các quyết định của họ dễ bị ảnh hưởng bởi cách sống mức độ phát
triển và phong tục ở xung quanh dẫn đến việc luật Hồi giáo có nguy cơ bị giằng xé
bởi rất nhiều ý kiến, rất nhiều quyết định cho cùng một vấn đề. Học giả Hồi giáo
nổi tiếng As Saphia đã đưa ra học thuyết “bốc gốc rễ” của luật Hồi giáo, nhờ đó các
luật gia có phương pháp duy nhất và được công nhận thống nhất để giải thích luật.
Nguyên tắc này về mặt lịch sử giống như nguyên tắc của Luật La Mã : communis
opinio prudentium ( ý kiến thống nhất của các học giả)
- Những người thuộc nhóm đạo Hồi không chính thống không chấp nhận Ijma và
Qias là nguồn của luật Hồi giáo. Rõ ràng luật Hồi giáo hoàn toàn khác với các hệ
thống pháp luật khác ở tiêu chí nguồn luận
- Trong luật Hồi giáo, cả tập quán lẫn thực tiễn xét xử của tòa án Hồi giáo không
được coi là nguồn của luật. Những phán quyết của tòa án Hồi giáo chỉ có tính chất
luân lí và có thể bị xem xét lại để hoàn thiện. Về hình thức, các luật gia Hồi giáo
không coi tập quán là nguồn của luật nhưng có lúc dùng để bổ sung hoặc làm sáng
tỏ một nguyên tắc hoặc quy phạm pháp lí nào đó.
26. Trình bày một số đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật Hồi giáo và so
sánh nó với những dòng họ pháp luật thế tục khác?
* Một số đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật Hồi giáo :
- Đặc điểm nổi bật nhất của luật Hồi giáo là tính chất lỗi thời của nhiều chế định,
tính vụn vặt và thiếu hệ thống hóa
- Khó có thể phân biệt giữa các quy định của pháp luật va các quy định tôn giáo, vì
người Hồi giáo cho rằng pháp luật và tôn giáo chỉ là một. Luật Hồi giáo can thiệp
cả vào những vấn đề mà các hệ thống pháp luật khác xét thấy không cần điều chỉnh
bằng pháp luật. Chẳng hạn, luật Hồi giáo quy định chi tiết cả việc tẩy uế trước khi
cầu nguyện
- Luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật
truyền thống như hôn nhân – gia đình, thừa kế, hình sự. Còn trong vác lĩnh vực
pháp luật khác như hợp đồng, sở hữu thì sự ảnh hưởng của luật Hối giáo có phần
yếu hơn
- Khoa học pháp lí đạo Hồi (ficha) nghiên cứu gốc rễ và giải thích bằng cách nào,
từ những nguồn gì đã xuất hiện tổng thể những quy tắc tạo ra Shariah. Ngoài ra, nó
nghiên cứu nội dung – những quyết định của tòa án Shariah chứa đụng những quy
phạm luật Hồi giáo. Về cấu trúc, các khái niệm, phạm trù của mình, luật Hồi giáo
khá đạc biệt so với các hệ thống pháp luật khác
- Quan niệm về hành vi pháp luật của luật Hồi giáo không giống như các hệ thống
pháp luật khác. Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều quan niệm rằng
hành vi pháp luật bao gồm những hành vi phải làm và những hành vi không được
làm. Luật Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại và các nguyên tắc cơ
bản để đánh giá hành vi của con người về phương diện pháp luật cũng như đạo
đức :
+ Hành vi bắt buộc phải làm (obligatoire) như nghĩa vụ chăm sóc con cái, nghĩa vụ
đóng thuế
+ Hành vi nên làm ( recommandes) ví dụ thăm người bạn bị ốm, giúp dỡ người
nghèo khó
+ Hành vi làm cũng được không làm cũng được ( indifferentes) ví dụ như tham sự
các trò tiêu khiển có tính lành mạnh
+ Hành vi bị khiển trách (blamables) ví dụ sai giờ hẹn, chậm trễ, nói lời không tế
nhị, thiếu lễ phép, đi đứng không đúng tác phong. Kinh Koran phê phán những ai
giao kết hợp đồng thương mại vào sáng ngày thứ 6 trước buổi cầu kinh buổi trưa.
Mặc dù vậy, hợp đồng được kí kết vào sáng thứ 6 không bị mất hiệu lực và người
giao kết hợp đồng không phải chịu bất cứ chế tài nào
+ Hành vi cấm (interdites) ví dụ giết người, cướp của, lừa đảo, trộm cắp.
- Chế định nghĩa vụ trong luật Hồi giáo rất phát triển. Dựa trên cơ sở có hay không
sự chuyển giao tài sản là đối tượng của hợp đồng, nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng
được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm nghĩa vụ liên quan đến việc chuyển giao tài sản là đối tượng của giao dịch
dân sự bao gồm hợp đồng trao đổi, hợp đồng cho vay, hợp đồng mua bán
+ Nhóm nghĩa vụ không liên quan đến chuyển giao tài sản bao gồm hợp đồng vận
chuyển hàng hóa, hợp đồng ủy thác
- Luật Hồi giáo đòi hỏi các bên tham gia hợp đồng lập thành văn bản và phải có ít
nhất hai người làm chứng.
- Khái niệm tội phạm trong luật Hồi giáo xét xử từ góc độ hình phạt bao gồm 2 loại
:
+ Tội phạm có thể đền bù bằng tiền
+ Tội phạm phải đền bù bằng thân thể hoặc cuộc sống.
- Các học giả Hồi giáo chia ra 3 loại tội phạm theo mức độ nặng nhẹ khác nhau :
+ Hudud : tội phạm nguy hiểm cho xã hội nhất, chống lại những “quyền của Allah”
( chống lại quyền lợi của tất cả cộng đồng Hồi giáo) với chế tài được quy định
chính xác bao gồm ngoại tình, vu cáo, uống rượu, trộm cắp, phản đạo và vi phạm
kinh Koran
+ Quesas : Tội phạm chống lại các cá nhân, đòi hỏi sự trả thù của người bị hại hoặc
gia đình người bị hại với chế tài cũng được xác định chính xác bao gồm các tội giết
người ( cố ý hoặc vô ý) gây thương tích ( cố ý hoặc vô ý), cưỡng dâm.
+ Taazir : Các tội phạm liên quan đến “quyền của Allah” ( không thực hiện các
nghĩa vụ tôn giáo) và tội phạm liên quan đến cá nhân nhưng không bị trừng phạt
nặng như ăn thịt lợn, làm chứng gian, hối lộ,..
- Các hệ thống pháp luật khác thường coi tội làm gián điệp hay giết người là tội
phạm nặng nhất, luật Hồi giáo coi các tội phạm chống lại niềm tin vào Allah là
nặng nhất. Nếu phạm tội giết người thì tùy theo tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
mà kết án tử hình hoặc cho chuộc bằng tiền và tài sản.
- Tòa án Hồi giáo Shariah giải quyết các vụ án dân sự và hình sự. Trước tòa, đương
sự phải có 2 người đàn ông làm chứng. Nếu chỉ có 1 người đàn ông làm chứng thì
đương sự có thể thề trước Allah.
- Những người trung thành với đạo Hồi cho rằng luật Hồi giáo là bất diệt, không
bao giờ thay đổi, đây là loại hình pháp luật cuối cùng, hoàn thiện nhất và trong
tương lai toàn thể nhân loại sẽ thừa nhận và tuân thủ nó. Bởi vì nguồn cơ bản của
nó bắt đầu từ thượng đế ( kinh Koran) và nhà tiên tri Mohamet ( Sunna). Theo đó,
các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành không thể làm thay đổi luật Hồi giáo
mà chỉ có thể điều chỉnh những chi tiết mà luật Hồi giáo chưa cụ thể hóa hoặc còn
bỏ trống.
- Các quy định của đạo Hồi được xây dựng ở mức rất khái quát mà các tư tưởng
phong kiến và tư tưởng hiện đại đều có thể tìm ra những lập luận ủng hộ trong đó,
tạo thuận lợi việc giải thích và áp dụng nó một cách rất mềm dẻo. Chảng hạn, đạo
Hồi quy định về nghĩa vụ từ thiện, việc giải thích quy định này có thể theo nhiều
cách. Thực hiện nghĩa vụ từ thiện có thể là cho tiền người ăn xin trên phố, có thể là
thiết lập hệ thống BHXH theo mô hình phương Tây
- Ở các nước Hồi giáo các bên tranh chấp không thường xuyên thuê luật sư đại diện
và đào tạo ở các nước này chủ yếu dành cho các học giả, hơn là cho những người
hành nghề. Ở Ả rập Xê út, những người muốn làm thẩm phán hoặc luật sư phải
theo học 1 khóa thần học chứ không được đào tạo luật theo cách truyền thống.
Theo luật của các nước Hồi giáo, luật sư chuyên nghiệp được đào tạo chính quy
không phải là người bào chữa duy nhất. Trên thực tế, người Hồi giáo thường tự bào
chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho họ
VIII. Dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa
27. Tại sao dòng họ pháp luật XHCN lại không có sự phân chia luật công và
tư? Tại sao dòng họ pháp luật XHCN đề cao tuyệt đối vai trò của luật thành
văn?
- Đặc trưng của pháp luật Liên Xô còn biểu hiện ở chỗ học thuyết Xô Viết không
có sự phân biệt cơ bản của hệ pháp luật Rô manh – Giéc manh. Ở đây nói đến luật
công và luật tư là sự phân biệt truyền thống và nền tảng đối với hệ này. Nó bắt
nguồn từ luật La Mã và có tính chất nền tảng với nghĩa luật tư ở những nước này
luôn được coi là cốt lõi của pháp luật. Trong nhiều thế kỉ, các luật gia trong hệ Rô
manh- Giác manh vì lí do cẩn trọng đã gạt luật công sang một bên vì nó lẫn luôn
với chính trị và không khác nhiều so với khoa học quản trị hành chính. Ngay cả
hôm nay nhiều lĩnh vực của luật công vẫn trong tình trạng vô hình, chưa phát triển
hết so với luật tư.
- Học thuyết Mác có lập trường đối lập về khịa cạnh này. Trong thư gửi Kruskaia,
V.I.Lenin dùng đến luận điểm trở lên nổi tiếng “chúng ta không công nhận một cái
gì” “tư” đối với chúng ta mọi sự việc trong lĩnh vực kinh tế đề là luật công chứ
không phải luật tư” Công thức này được các luật gia Liên Xô hưởng ứng. Không
nên hiểu nó với nghĩa dường như luật công che lấp mất luật tư, nó chỉ có nghĩa
trong lĩnh vực kinh tế không cho phép tính nhị luận của luật công và luật tư, tức là
sự tồn tại t8
28. So sánh dòng họ pháp luật XHCN với dòng họ pháp luật Civil law. Tại sao
nói hai dòng họ này là hai dòng họ anh-em?
- Điểm giống nhau :
+ Đều là hai dòng họ coi trọng luật thành văn, do đó hai dòng họ Civil law và dòng
họ XHCN đều thừa nhận các thành tố : luật thành văn, án lệ, tập quán pháp, lẽ phải
tự nhiên và các học thuyết trong quá trình nghiên cứu pháp luật. cả hai dòng họ đều
dựa trên cơ sở lí luận pháp luật hay qua thực tiễn xét xử các vụ việc cụ thể. Hơn
nữa, hai dòng họ này đều xây dựng pháp luật theo tư duy pháp luật “pháp luật thực
sự là công cụ, là ý chí của nhà nước”. Và đặc biệt đều coi Hiến pháp là vbpl có hiệu
lực cao nhất và là nguồn cơ bản nhất
+ Có thừa nhạn sự tồn tại của án lệ thế nhưng 2 dòng họ đều có chung quan điểm là
không thừa nhận án lệ là một nguồn chính thức và không đề cao vai trò của án lệ
trong thực tế
+ Đều cùng áp dụng các nguyên tắc chung của pháp luật làm nguồn bổ sung cho
những lỗ hổng trong pháp luật cũng như trong việc thực hiện pháp luật. Ví dụ, như
nguyên tắc “không ai bị xét xử 2 lần vì một tội phạm”, “ai khẳng định, người đó
chứng minh”… Những nguyên tắc này có thể được thực hiện thông qua các quy
phạm pháp luật
- Điểm khác nhau :
+ Thứ nhất, cách định nghĩa về nguồn luật :
- Civil law khái niệm “nguồn pháp luật” được hiểu theo hai cách đó là trên quan
điểm lí luận và quan điểm thực tiễn. Quan điểm thực tiễn giải thích nguồn pháp luật
là cơ sở pháp luật để những người có thẩm quyền áp dụng và dưa ra các quyết định.
Quan điểm lí luận là quan niệm của giới nghiên cứu luật học. Họ cho rằng : thứ
nhất, nguồn của pháp luật là nhưng quan điểm, tư tưởng pháp luật; thứ hai, đó là
nguồn tạo nên các quy phạm pháp luật; thứ ba đó là nơi đăng tải thể hiện của pháp
luật. Thực tế hiện nay, quan điểm thực tiễn được phổ biến nhất . Theo quan điểm
này nguồn của pháp luật bao gồm : luật thành văn, án lệ, tập quán pháp luật và các
học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật. Như vậy, khái niệm nguồn pháp luật
có sự tương đồng với hình thức pháp luật theo quan điểm của dòng họ Civil law
- Các nhà luật học thuộc dòng họ XHCN lại có quan điểm thuật ngữ “nguồn luật”
dùng để chỉ nơi xuất phát những tư tưởng pháp luật còn hình thức pháp luật là nơi
chứa đựng những quy phạm pháp luật. Hình thức pháp luật bao gồm : văn bản quy
phạm pháp luật, tập quán pháp luật và tiền lệ pháp luật. Nhưng nguồn của pháp luật
XHCN lại rộng hơn bao gồm : đường lối, chủ trương, chính sách của ĐCS thể hiện
trong các nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc và nghị quyết của BCH TW Đảng,
nghị quyết của Bộ chính trị BCH TW, các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm
các văn bản luật và dưới luật; các tập quán pháp luật; các án lệ, các quan điểm
chuẩn mực đạo đức xã hội,..
=> Số lượng được coi là nguồn luật của dòng họ XHCN sẽ rộng và nhiều hơn so
với dòng họ Civil law
+ Thứ hai, nền tảng xây dựng luật thành văn và cách xây dựng luật, bộ luật
- Civil law : Nền tảng xây dựng luật thành văn của họ đặc việt là luật dân sự chịu
ảnh hưởng rất lớn của luật La Mã. Với trình đọ lập pháp cao, các quốc gia thuộc
dòng họ Civil law đã xây dựng được rất nhiều bộ luật nổi tiếng ví dụ như BLDS
Pháp (1804), BLDS Đức (1896),.. Và vẫn còn hiệu lực cho tới ngày nay. Ngoài ra ở
1 số nước còn xuất hiện những bộ luật là một văn bản luật tổng hợp trình bày có hệ
thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mqh xã hội khác nhau bao gồm cả
hình sự, dân sự, hành chính,. Như Bộ luật 1683 của Đan Mạch, Bộ luật 1867 của
Na Uy,..
- Dòng họ hệ thống pháp luật XHCN chịu đồng thời ảnh hưởng của dòng họ Civil
law và của học thuyết Mác- Lenin – nền tảng quan trọng định hướng cho các nhà
làm luật trong quá trình xây dựng luật và bộ luật. Đặc biệt, không giống như các
quốc gia theo hệ thống Civil law, bộ luật của hệ thống pháp luật XHCN chỉ điều
chỉnh một mqh duy nhất gồm nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh
+ Thứ ba, sự khác nhau còn xuất hiện trong việc xác định tập quán pháp của hai
dòng họ
- Civil law : tập quán là những quy tắc xử sự hình thành một cách tự phát tồn tại từ
lâu đời và mang tính bắt buộc như quy phạm pháp luật ( đối với những tập quán
được nhà nước nâng lên là tập quán pháp luật). Họ chia tập quán pháp luật ra làm 3
loại : tập quán áp dụng đương nhiên, tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu pháp luật,
tập quán trái pháp luật. Có thể thấy, ở các nước theo dòng họ Civil law thì tập quán
pháp luật có vai trò quan trọng và có vị trí
rong hệ thống nguồn của luật
- Dòng họ pháp luật XHCN thì tập quán dù được nâng lên thành tập quán pháp
nhưng trước sự phát triển của đời sống và sự phổ biến, những ưu điển của các quy
phạm pháp luật thì tập quán pháp luật ngày càng bị thu hẹp về phạm vi sử dụng và
chỉ là nguồn bổ trợ. Đặc biệt, ở dòng họ pháp luật XHCN không tồn tại loại tập
quán trái pháp luật.
+ Thứ tư, trong quá khứ các học thuyết về pháp luật đã từng là nguồn chính của
Civil law. Tuy nhiên, hiện nay các học thuyết không còn được coi là nguồn chính
của pháp luật nữa. Ngược lại ở dòng họ pháp luật XHCN, học thuyết về pháp luật
vẫn luôn là nguồn chính có vai trò quan trọng trong việc xây dựng pháp luật
* Hai dòng họ này là hai dòng họ anh em vì :
- Hai dòng họ pháp luật này gọi là anh em vì tồn tại những điểm giống nhau do sự
phát triển của lịch sử lập hiến lập pháp. Dòng họ pháp luật Civil law ra đời từ thế kỉ
XIII còn dòng họ pháp luật XHCN ra đời vào đầu thế kỉ XX nên tiếp thu những
kinh nghiệm từ các nước thuộc dòng họ Civil law. Hầu hết các nước XHCN từ
trước năm 1917 luôn học tập những kinh nghiệm, những kiến thức về pháp luật,
những tư tưởng từ hệ thống pháp luật của Tây Âu đặc biệt là Pháp và Đức. Cho đến
khi dòng họ pháp luật XHCN ra đời năm 1917 cùng với sự ra đời của Liên Xô –
nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, thì những tư tưởng, kinh nghiệm đó đã in
sau vào các nhà làm luật. Ngoài ra, một số nước XHCN ở Đông Âu đều thuộc hệ
thống pháp luật La Mã – Đức. Cho đến khi tiếp nhận học thuyết Mác – Lenin, đi
theo con đường XHCN và hình thành hệ thống pháp luật thuộc dòng họ pháp luật
XHCN. Như vậy, có thể khái quát được rằng quá trình hình thành và phát triển của
hệ thống pháp luật XHCN luôn chịu ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật châu Âu đẫn
đến có những điểm giống nhau.
IX. Hệ thống pháp luật của một số quốc gia đang chuyển đổi
29. Xu hướng pháp điển hóa trong tương lai của Trung Quốc?
30. Xu hướng pháp điển hóa trong tương lai của Việt Nam?
--------------------------------------Hết--------------------------------------
Ghi chú:
- Đề thi gồm có 30 câu.
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

DUYỆT ĐỀ THI
GIẢNG VIÊN RA ĐỀ KT.TRƯỞNG KHOA/PHỤ TRÁCH KHOA
PHÓ TRƯỞNG KHOA

Phạm Thanh Tùng Trần Hữu Huy Minh

You might also like