Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Dân số thành phố Hồ Chí Minh

1. Tổng quát

Năm 2021, dân số toàn Thành phố Hồ Chí Minh là 9.166.800 người, chiếm
9,3% dân số cả nước (Chưa tính dân số chưa đăng kí hộ khẩu).

- Với diện tích 2095,39 km², mật độ dân số đạt 4.375 người/km. Trong đó dân
số sống tại thành thị đạt gần 7.239.600 người, chiếm 79% dân số toàn thành phố
và dân số sống tại nông thôn đạt 1.927.200 người, chiếm 21% dân số thành phố.

- Dân số nam đạt 4.510.400 người, trong khi đó nữ đạt 4.656.400 người

- Cứ 5 năm, dân số Thành phố Hồ Chí Minh tăng thêm trung bình 1 triệu người

=> Dân số đông giúp TPHCM có nguồn lao động dồi dào

2. Phân bố dân cư

- Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều.

- Năm 2019, trong khi một số quận như 4, 5, 10 và 11 có mật độ lên tới trên
40.000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ là 102 người/km².

- Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ
lệ tăng cơ học lên tới 2,5%. Những năm gần đây, dân số các quận trung tâm có
xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón
nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh thành khác đến
sinh sống.
3 Cơ cấu dân số theo lao động và ngành nghề

Cơ cấu theo lao động


– Là thành phố năng động nhất cả nước Thành phố Hồ Chí Minh tương đối dồi
dào nguồn lao động do dân số trẻ và nhập cư từ các tỉnh khác. Năm 2020 số dân
trong độ tuổi lao động của thành phố HCM là 3.600.000 người, chiếm 66% dân
số khu vực (Trung bình của Việt Nam là 60,7%).
- Đối tượng ngoài độ tuổi lao động vẫn tham gia lao động khiến quy mô nguồn
lao động tăng
- Tốc độ tăng trưởng trung bình của lao động Thành phố năm trong thời kỳ
1979 – 1989 là 3,48%, còn thời kỳ 1989 – 1999 lên tới 3,75%. Lý do số lượng
người nhập cư ngày càng tăng.

Cơ cấu dấn số theo ngành nghề


- Tỷ lệ lao động khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) giảm nhanh: 1979 (20,4%)
đến năm 1989 còn (13,9%) và sụt mạnh năm 2002 (6,2%) người đang làm việc
tại TP HCM.
- Tỷ lệ lao động trong khu vực II (công nghiệp – xây dựng) cao và ổn định.
Năm 2021 có 965.291 lao động, chiếm 41,3%
- Tỉ lệ lao động trong khu vực III (dịch vụ) tăng nhanh, tương ứng với các mốc
thời gian nói trên là 1979 (38,2%); 1989 (42,7%) và 2021 (51,9%).
 Tính trên dân số thì cứ 100 người của thành phố có khoảng 5 người có trình
độ từ cao đẳng trở lên
=> Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu dân số của TPHCM theo ngành nghề phù
hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Việc tập trung phát triển ở
ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giúp TPHCM trở thành một trung
tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất
nước.
Đội ngũ lao động có chất lượng cao so với các ngành khác tập trung ở các
ngành:
 Hoạt động khoa học công nghệ. Tỷ lệ lao động có bằng cấp chiếm gần
80,7%
 Giáo dục – đào tạo tỷ lệ lao động có bằng cấp chiếm 77.4%
 Y tế tỷ lệ lao động có bằng cấp 77,8%
- Tỉ lệ cán bộ khoa học kĩ thuật ở các quận chiếm tới 94,7% tổng số cán bộ khoa
học kĩ thuật của thành phố, trong đó cao nhất các Quận 1, 3, 10, Tân Bình, Phú
Nhuận và Bình Thạnh. Chỉ riêng 6 quận kể trên đã chiếm tới 61,1%. Trong khi
đó, số cán bộ khoa học kĩ thuật ở các huyện ngoại thành chỉ có 5,3%.
4. Tỉ suất sinh và tử
- TP.HCM đang đối mặt với vấn đề già hóa dân số, nhưng mức sinh thay thế
thấp. Tổng tỷ suất sinh năm 2022 dự kiến là 1,39 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ, trong khi năm 2021 là 1,48 con, hiện đang được xếp vào nhóm 21 tỉnh,
thành phố có mức sinh thấp.
- Theo báo cáo của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, vào năm
2022, tuổi thọ trung bình của người dân TPHCM là 76,2 tuổi (tuổi thọ trung
bình chung trên cả nước là 73,6 tuổi). Tuổi thọ người dân nói chung tăng, tuy
nhiên số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi.
=> Mức sinh thấp kéo dài sẽ làm cho quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh
hơn. Dân số già hoá trong thời gian dài sẽ khiến chất lượng và số lượng người
lao động giảm, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến xã hội

You might also like