Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 488

s://www.facebook.

com/ythuquanthuvienyk

s://www.facebook.com/ythuquanthuvienyk
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BỌ MÔN HÓA SINH

Giáo trình giảng dạy đại học

HÓA SINH Y HỌC


(Tái bản lần thứ I)

Chủ biên: PGS.TS.BS. Lâm Vĩnh Niên

NHÀ XUẤT BÀN Y HỌC

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CHỦ BIÊN

PGS.TS.BS. Lâm Vĩnh Niên

BAN BIÊN SOẠN

TS.BS. Bùi Thị Hồng Châu


TS. Đường Thị Hồng Diệp
ThS.BS. Trần Ngọc Minh
PGS.TS.BS. Lâm Vĩnh Niên
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Băng Sương

THƯ KÝ
Trần Thanh Bình

THIẾT KỂ BÌA
Trần Thái Bình

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khôi, Đại học Y Dược TP.HCM Chủ tịch
2. PGS.TS. Lâm Vĩnh Niên, Đại học Y Dược TP.HCM ủy viên TK
3. TS. Phạm Trung Hà, Chủ tịch Hội Hóa sinh y học TP.HCM Phản biện 1
4. PGS.TS. Hoàng Anh Vũ, Đại học Y Dược TP.HCM Phản biện 2
5. TS. Trần Thành Vinh, Bệnh viện Chợ rẫy ủy viên

Quyết định lựa chọn và sử dụng giáo trình “Hóa sinh y học” tại Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh số 2261/QĐ-ĐHYD ngày 25 tháng 8 năm 2020 của Hiệu trưởng Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

2
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

MỤC LỤC

Chương I. Hóa học glucid............................................................................................................ 7


Bùi Thị Hồng Châu
Chương II. Hóa học lipid.............................................................................................................. 20
Bùi Thị Hồng Châu
Chương III. Hóa học protid.......................................................................................................... 37
Đường Thị Hồng Diệp
Chương IV. Hóa học hemoglobin............................................................................................... 75
Trần Ngọc Minh
Chương V. Hóa học nucleotid và acid nucleic....................................................................... 95
. Trần Ngọc Minh
Chương VI. Vitamin.................................................................................................................... 128
Nguyễn Thị Băng Sương
Chương VII. Enzym.................................................................................................................... 146
Nguyễn Thị Băng Sương
Chương VIII. Hormon................................. 179
Nguyễn Thị Băng Sương
Chương IX. Khái niệm về chuyển hóa các chất.................................................................... 204
Lâm Vĩnh Niên
Chương X. Chuyển hóa năng lượng........................................................................................ 215
Lâm Vĩnh Niên
Chương XI. Chuyển hóa glucid.................................................................................................255
Bùi Thị Hồng Châu
Chương XII. Chuyển hóa lipid.................................................................................................. 290
Bùi Thị Hồng Châu
Chương XIII. Chuyển hóa protid.............................................................................................. 314
Đường Thị Hồng Diệp
Chương XIV. Chuyển hóa hemoglobin................................................................................ 354
Trần Ngọc Minh
Chương XV. Chuyển hóa acid nucleic.................................................................................... 372
Trần Ngọc Minh
Chương XVI. PCR, realtime PCR, giải trình tự acid nucleic............................................ 406
Đường Thị Hồng Diệp

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương XVII. Sinh tổng hợp protein...................................................................................... 433


Đường Thị Hồng Diệp
Chương XVIII. Liên quan và điều hòa chuyển hóa.............................................................. 465
Lâm Vinh Niên

6
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương I
HÓA HỌC GLUCID

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được định nghĩa và phân loại glucid.
2. Phân tích được cấu trúc hóa học và tính chất của một monosacarid, tiêu biêu là
glucose.
° z r r • ■

3. Trình bày được cẩu trúc và tỉnh chất của một số disacarỉd, polysacarỉd
thường gặp.

ĐẠI CƯƠNG
Glucid bao gồm những hợp chất hữu cơ là monosacarid hay khi thủy phân cho ra
monosacarid và/hoặc dẫn xuất của monosacarid.
Glucid gồm:
- Monosacarid là các đường đơn không bị thủy phân thành các đơn vị nhỏ hơn
nữa. Ví dụ: glucose, fructose, galactose...
- Disacarid là các đường tạo ra từ hai monosacarid nối với nhau bằng liên kết
glycosid. Ví dụ: maltose, lactose, sacarose...
- Polysacarid là nhóm các hợp chất tạo ra một số lớn các monosacarid khi bị thủy
phân. Trong đó, polysacarid thuần gồm nhiều monosacarid cùng loại nối với nhau bằng
liên kết glycosid tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh. Ví dụ: tinh bột, glycogen,
cellulose. Còn polysacarid tạp gồm nhiều monosacarid khác loại, dẫn xuất của
monosacarid hoặc có thêm các chất khác như acid sulfuric, acid acetic. Ví dụ:
mucopolysacarid, glycoprotein.
Glucid là thành phần phổ biến và quan trọng của sinh vật, chiếm khoảng 2% trọng
lượng khô của động vật, 80-90% trọng lượng khô của thực vật. Là thức ăn chủ yếu của
động vật, cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể và tham gia vào thành phần
cấu tạo của nhiều chất trong cơ thể như: acid nucleic, glycolipid, glycoprotein ...

1. MONOSACARID
1.1. Cấu tạo - danh pháp - đồng phân
Monosacarid do các nguyên tố c, H, o tạo thành; gồm có một chức khử aldehyd
hoặc ceton và các chức còn lại là alcol. Monosacarid là sản phẩm oxy hóa không hoàn

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
toàn của các polyalcol, những aldehyd-alcol (hay polyhydroxy aldehyd) được gọi là
aldose, hoặc ceton-aỉcol (hay polyhydroxy ceton) được gọi là cetose.

H CH2OH

c=o c=o
I
(CHOH)n (CHOH)n

CH2OH CH2OH

Aldose Cetose

Hình 1.1. Công thức tổng quát của monosacarid.

n biểu thị số nhóm alcol bậc 2 và bằng 0, 1,2, 3,4, 5, 6 tùy từng loại monosacarid.

Gọi tên monosacarid theo số carbon: triose, tetrose, pentose, hexose, heptose hoặc
theo so carbon kèm theo tiếp đầu ngữ aldo hay ceto (chỉ loại aldose hay cetose). Ví dụ:
aldotriose, cetohexose.
Monosacarid có nhiều loại đồng phân:
- Đồng phân hóa học là các monosacarid có cùng công thức tổng quát nhưng khác
nhau ở nhóm chức khử aldehyd hoặc ceton. Ví dụ: glucose và fructose.
- Đồng phân lập thể enatiomer: dạng D và L. Ký hiệu D và L dùng để chỉ về loại,
về nguồn gốc từ D hoặc L-glyceraldehyd (là một aldotriose, monosacarid đon giản
nhất). Loại D gồm những monosacarid có nhóm OH đứng ở bên phải của carbon bất đối
xứng xa nhóm carbonyl nhất (tức là carbon đứng cạnh carbon cuối cùng). Loại L thì
ngược lại có nhóm OH đứng ở bên trái và là ảnh của loại D qua gưong. Phần lớn các
monosacarid trong tự nhiên đều thuộc loại D.
- Đồng phân quang học monosacarid: trừ dioxyaceton, các monosacarid đều có
carbon bất đối (C*: là carbon kết hợp với 4 nhóm khác nhau). Do đó, đều có tính quang
hoạt, có khả năng làm quay mặt phang của ánh sáng phân cực.

H—C‘—OH OH—C‘—H

CH2OH CH2OH

Loại D Loại L
Hình 1.2. Đồng phân quang học của monosacarid.

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.2. Công thức


1.2.1. Công thức thẳng

Ví dụ: glucose là một aldohexose có các dạng công thức sau:

1CHO H—- —OH CH2OH


H-^ 2
OH H— —OH
—H ộ
HO—- H HO —
H-i —ohJ
OH
H-i OH H
CH2OH
CH2OH
Công thức Fisher Công thức Haworth
Hình 1.3. Các dạng công thức của phân tử glucose.

1.2.2. Hệ chiếu Fischer (dạng cầu oxy)


Công thức thẳng còn có nhiều nhược điểm nên Tollens cho rằng, ngoài công thức
thẳng, các monosacarid có từ 5C trở lên còn có cấu tạo vòng gọi là dạng cầu oxy. cầu
oxy (liên kết bán acetal hay bán cetal nội phân tử) được hình thành do phản ứng giữa -
OH alcol và -OH của hydrat aldehyd, nên dạng vòng của aldose là bán acetal vòng nội
và của cetose là bán cetal vòng nội. Nhóm -OH ở C1 của aldose được gọi là -OH bán
acetal còn nhóm -OH ở C2 của cetose được gọi là -OH bán cetal. Khi đó, C1 của aldose
và C2 của cetose trở thành c*.

1.2.3. Công thức Haworth


Haworth cho rằng monosacarid khi đóng vòng có thể ở dạng ben pyran có 6 cạnh
(gọi là pyranose, cầu oxy nối từ Cl đến C5) hoặc dạng ít bền hơn, furan có 5 cạnh (gọi là
furansose, cầu oxy nối từ Cl đến CẠ
Theo công thức Haworth, monosacarid loại D có chứa alcol bậc nhất (-CH2OH) nằm
ở trên mặt phẳng lục giác (loại L thì nằm ở dưới mặt phẳng). Nhóm -OH nằm ở bên phải
trong công thức thẳng thì trong công thức vòng nằm ở dưới mặt phang. Dạng a có -OH
bán acetal nằm ở dưới mặt phẳng. Dạng p có -OH bán acetal ở phía trên mặt phẳng.
Tóm lại, glucose là một bán acetal vòng nội của một aldehyd - alcol, trong dung
dịch nước có hiện tượng chuyển quay (mutarotation) rồi đạt trạng thái cân bằng động
của ba dạng: dạng thẳng, dạng ơ và dạng p.

a-D-glucose dạng thẳng « P-D-glucose


# 37 % #0,1 % # 63 %

9
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Khi pha a-D-glucose vào dung dịch, lúc đầu dung dịch ở góc quay đặc hiệu là
+112°2 của dạng a. Sau đó, dạng a giảm dần, dạng [3 tăng lên, nên góc quay giảm dần
cho đến khi cân bằng động được thiết lập, góc quay của dung dịch ổn định (ở trạng thái
cân bằng động như trên) là +52°7. Khi pha ị3-Đ-glucose vào dung dịch thì hiện tượng
chuyển quay bắt đầu từ +18°7 tới góc quay ổn định là +52°7. Trong dung dịch, hon 99%
glucose ở dưới dạng pyranose.

1.3. Tính chất


Các monosacarid dễ tan trong nước, có vị ngọt.

1.3.1. Tính khử hay phản ứng bị oxy hóa

- Các monosacarid có tính khử do có nhóm chứa khử aldehyd hoặc ceton. Khi cho
monosacarid tác dụng với muối kim loại nặng (Cu^, Hg%..) trong môi trường kiềm
nóng, monosacarid sẽ khử các kim loại này. Các phản ứng được dùng để định tính và định
lượng đường, đặc biệt là với thuốc thử Fehling, monosacarid sẽ khử Cu++ thành Cu+ dưới
dạng oxyd đồng I (Cu2Ơ) tủa màu đỏ gạch. Còn monosacarid bị oxy hóa thành acid.
- Monosacarid có thể bị oxy hóa hay ở chức alcol bậc 1 của c cuối để tạo nên acid
tưong ứng.
COOH

Ví dụ: glucose bị oxy hóa ở C1


tạo acid gluconic,
ở Cô tạo acid glucuronic.
Acid-D-fllucuronic

Acid glucuronic có vai trò quan trọng trong sự khử độc cho cơ thể và cũng là thành
phần của polysacarid tạp.

1.3.2. Tỉnh oxy hóa hay bị khử


Các monosacarid có thể bị khử tạo thành các chất đa rượu (polyalcol). Polyalcol tạo
thành có tên gọi như monosacarid tương úng nhung thay ose bang it hoặc itol.
CH2OH

c—
Ví dụ: Glucose + H2
Sorbitol —c
Fructose
c—
0—

CH2OH

10

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.3.3. Tác dụng của acid vô cơ mạnh (tạo furfural)


Các acid vô cơ mạnh (như H2SO4 đậm đặc, HC1 đậm đặc) làm mất nước của
monosacarid, biến đổi monosacarid thành các furfural hay dẫn xuất của furfural. Các
chất này sẽ kết hợp với những chất thuộc loại phenol để cho những hợp chất màu đặc
biệt dùng cho việc định loại các monosacarid. Ví dụ: phản ứng Molish, phản ứng
Seliwanoff, phản ứng định lượng glucose bằng ortho-toluidin.

1.3.4. Phản ứng tạo este


Với các acid vô cơ hoặc hữu cơ (CH3COOH, H2SO4, H3PO4...), quan trọng nhất là
các este-phosphat.
0

Glucose - 6 - phosphat

1.3.5. Phản ứng tạo glycosid


Liên kết glycosid hình thành do nhóm -OH bán acetal của MS kết họp với 1 nhóm
-OH của 1 chất khác (R-OH), tạo liên kết O-glycosid, họp chất tạo thành có tên chung
là các glycosid. Mỗi loại monosacarid cho glycosid tương ứng. Các N-glycosid hiếm
hơn, do kết hợp với nhóm NH2 của 1 chất khác (R-NH2).
Vỉ dụ: nucleosid.

Liên kết O-Glycosid

O-Glycosid

MS
Liên kết N-Glycosid

N-Glycosid

Hình 1.4. Liên kết glycosid.

Liên kết glycosid cũng chính là liên kết nối các monosacarid lại với nhau để tạo
thành disacarid, polysacarid.

11
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.4. Một số monosacarid thường gặp và các dẫn xuất của monosacarid

1.4.1. Triose
D-glyceraldehyd và dioxyaceton là những sản phẩm chuyển hóa trung gian của
glucid.

1.4.2. Pentose
Hai pentose quan trọng là ribose, tham gia cấu tạo acid ribonucleic (ARN) và
deoxyribose (là ribose mất oxy ở C2), tham gia cấu tạo acid deoxyribonucleic (ADN).
Ngoài ra, các D-ribulose và D-xylulose là những sản phẩm chuyển hóa trung gian của
glucid, gặp nhiều trong con đường hexose monophosphat, chu trình pentose.

1.4.3. Hexose
- D-glucose (còn gọi là đường nho, dextroseỴ. có nhiều trong nho, là thành phần
cấu tạo của nhiều glucid quan trọng ở động vật và người như: sacarose, lactose, tinh bột,
glycogen, cellulose, ở người, glucose có ở khắp các mô và dịch, là cơ chất chuyển hóa
chủ yếu của glucid.
- Fructose (đường quả): có nhiều trong trái cây, mật ong.
- Galactose: là đồng phân êpime của glucose ở C4, tham gia cấu tạo lipid tạp, sữa
(lactose).
- Manose: là đồng phân êpime của glucose ở C2.
Trong tự nhiên, các monosacarid thường gặp nhiều nhất là pentose và hexose, đặc
biệt là glucose.

H CH2OH CH2OH
ỉ CH2OH I 1
0 = 0 I 0 = 0 0 = 0
I 0 = 0 I 1
H—C—OH I HC—OH HO—CH
í CH2OH 1 1
CH2OH HC—OH HC—OH
Dloxyaceton 1 1
D-Giyceraldehyd CH2OH CH2OH
D-Ribtđose D-Xylulose

Hình 1.5. Một sô monosacarid thường gặp.

12
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.4.4. Các dẫn xuất của monosacarid

- Các acid uronic như acid galacturonic, acid glucuronic đóng vai trò sinh học
quan trọng trong cơ thể, tham gia cơ chế khử độc, liên hợp bilirubin tại gan, là thành
phần cấu tạo của polysacarid tạp.
- Este phosphat: các este phosphat của các monosacarid, đặc biệt là glucose, là
những sản phẩm chuyển hóa trung gian và là dạng hoạt hóa của các cơ chất chuyến hóa
của glucid.
- Osamin: nhóm -OH của monosacarid được thay bằng nhóm amin (-NH2), các
osamin có thể được acetyl hóa. Glucosamin tham gia cấu tạo nhiều polysacarid tạp.
Galactosamin tham gia cấu tạo glycolipid và polysacarid tạp của sụn (chondroitin sulfat).
- Các acid sialic: là các dẫn xuất N-acyl của acid neuraminic, là thành phần cấu
tạo của các polysacarid màng tế bào động vật. Acid neuraminic gồm D-manosamin và
acid pyruvic.
COOH
I
c=o Gốc acid pyruvic
I
CH2
I
HC-OH
I
H3C—CO—HNCH
I
CH2OH HO—CH
I
HC—OH
I
HC-OH
I
NH? CHỉOH
Glucosamin Acid N-acetyl-neuraminic

2. DISACARID
Disacarid do hai monosacarid nối với nhau. Neu cả hai nhóm -OH bán acetal (hoặc
bán cetal) của hai monosacarid đều tham gia tạo liên kết glycosid, disacarid tạo thành
không còn tính khử. Neu -OH thứ hai tham gia tạo liên kết glycosid là một -OH alcol
của monosacarid thứ hai, disacarid tạo thành còn tính khử. Các disacarid thường gặp và
quan trọng là maltose, lactose, sacarose.

2.1. Maltose
Maltose gồm hai phân tử a-D-glucopyranose kết hợp với nhau bằng liên kết 1, 4-
gỉucosid, là phần tử có tính khừ. Maltose có trong mầm lúa, men bia, kẹo mạch nha, là
sản phẩm do sự thủy phân tinh bột...

13
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2.2. Lactose (đường sữa)

Lactose do một phân tử P'D-galactopyranose nối với một phân tử O.-D-


glucopyranose bằng liên kết 1, 4-ộ gaiactosid, là phân tử có tính khử. Lactose có nhiều
trong sữa.

2.3. Sacarose (đường mía)

Sacarose do một phân tử a-D-glucopyranose nối với một phân tử 0-D-


fructopyranose bằng liên kết 1, 2-a, (3-glucosid, là phân tử không có tính khử. Sacarose
có nhiều trong mía, củ cải đường.

Sacarose

Liên kết 1,2


a, p-glucosid

Lactose
p-D-glucopyranosyl-(1 ->4)-D-glucopyranose a-D-glucopyranosyl-(1 ->• 2)-p-D-fructofuranosid

Hình 1.6. Một số disacarid thường gặp.

3. POLYSACARID
3.1. Polysacarid thuần

3.1.1. Tinh bột


Tinh bột là thức ăn glucid chính của người, là thức ăn dự trữ của thực vật, có nhiều
trong các loại củ (khoai lang, khoai tây...), các loại hạt ngũ cốc (lúa, ngô...) tích tụ trong
tế bào dưới dạng hạt, có hình dạng kích thước cấu tạo khác nhau tùy nguồn gốc. Tác
dụng với iod cho màu xanh tím đặc trưng.
Cấu tạo bởi hai loại phân tử amylose (20%) và amylopectin (80%), có công thức
tổng quát là (C6HioOs)n. Amylose tan trong nước, cho màu xanh với iod, có cấu tạo
chuỗi thẳng do các đon vị a-D-glucose nối với nhau bằng liên kết (X ỉ —> 4 giucosid.

14
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Mạch amylose có thể xoắn, mỗi chu kỳ xoắn gồm sáu đơn vị glucose. Amylopectin
không tan trong nước, gây tính keo cho hồ tinh bột, gồm các đơn vị ơ-D-glucose nối với
nhau bằng liên kết ơ 1 —> 4 glucosid và a 1 —> 6 glucosid nên có nhiều mạch nhánh (nơi
các chỗ phân nhánh là liên kết a 1 —> 6 glucosid). Tinh bột không có tính khử.
Tinh bột bị thủy phân (bởi acid vô cơ và nhiệt hoặc bởi enzym amylase trong đường
tiêu hóa) tạo thành các sản phẩm trung gian gọi là dextrin cho màu khác nhau với iod,
cuối cùng cho maltose, rồi glucose. Hai chất này không cho màu với iod. Các hạt tinh bột
không tan trong nước lạnh, khi đun nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

3.1.2. Glycogen
Glycogen là dạng glucid dự trữ của động vật, có nhiều trong gan, cơ, là nguồn cung
cấp năng lượng chính của người và động vật. cấu tạo giống như amylopectin gồm rất
nhiều gốc a-D-glucopyranose nối với nhau bằng liên kết ơ-1,4 glucosid và liên kết
a-1,6 glucosid nơi chỗ phân nhánh. Phân tử glycogen gồm các chuỗi phân nhánh phức
tạp có kết cấu nằm thành một dạng hình cầu, trọng lượng phân tử rất lớn. Tác dụng với
iod cho màu đỏ nâu.
CH2ŨH

Liên kết a-1,4-glucosid


Liên kết glucosid trong phân tử tinh bột và Glycogen

Cấu trúc phân nhánh của glycogen

Hình 1.7. Một số polysacarid thường gặp.

15

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.1.3. Cellulose
Cellulose là thành phần cấu tạo chính của thực vật, do sự kết hợp ở vị trí 1 —> 4 của
các phân tử P-D-glucose, không có mạch nhánh.
Cellulose không có vai trò dinh dưỡng trong cơ thể người và dịch tiêu hóa không có
enzym thủy phân liên kết p 1—> 4 glucosid. Tuy nhiên, cellulose ăn vào hàng ngày, từ hoa
quả, các loại rau... giúp thức ăn dễ được tiêu hóa hơn do kích thích các nhu động ruột,
giúp ruột già phế thải những chất bã chống lại sự táo bón. ở động vật ăn cỏ, loài nhai lại
như bò, có các vi sinh vật trong ống tiêu hóa sản xuất enzym thủy phân cellulose.
Ngoài ra, còn có một số polysacarid thuần khác như dextran là polysacarid thuần
phân nhánh, gồm các gốc ơ-D-glucose nối với nhau bằng liên kết ct 1—> 6 glucosid.
Dung dịch có độ nhớt rất cao, được dùng làm chất thay thế huyết tương trong y học.
Inulin là polysacarid thuần, gồm các gốc fructose nối với nhau. Trong y học, được dùng
để thăm dò mức lọc cầu thận.

3.2. Polysacarid tạp


Polysacarid tạp là những phân tử lớn có cấu trúc phức tạp, có nhiều trong tự nhiên
và đóng nhiều vai trò sinh học quan trọng, trong thành phần có các monosacarid khác
loại, dẫn xuất của monosacarid hay có thêm các chất khác, như ozamin, acid uronic,
acid sialic, acid neuraminic, acid sulfuric, acid acetic...

3.2.1. Mucopolysacarid (glycosaminoglycan và proteoglycan)


Mucopolysacarid là những họp chat carbohydrat phức tạp, có thành phần là những
đường amin (ozamin) và acid uronic. Khi có gắn với protein chúng được gọi là
proteoglycan, là thành phần của các chất căn bản trong các mô động vật, chủ yếu có
trong các mô liên kết, mô nâng đỡ (xương, sụn) là thành phần trong các dịch nhầy. Một
số chất quan trọng như:
- Acid hyaluronic: ở thủy tinh dịch, dịch khớp xương, có tính rất nhờn nên dịch ở
các khớp xương giúp khớp xương chuyển vận dễ dàng.
- Chondroitin sulfat: tùy theo thành phần hóa học có 3 loại A, B và c. Có nhiều trong
sụn, các mô hên kết, mô bảo vệ và mô nâng đỡ như: da, gân, van tim, thành động mạch.
- Heparin: có nhiều ở gan, phổi, máu, là một chất chống đông máu được sản xuất
ở gan. Heparin tổng hợp được dùng làm chất chống đông máu dùng trong y khoa.

3.2.2. Mucoprotein (glycoprotein)


Mucoprotein là các protein có gắn những chuỗi oligosacarid. Thành phần glucid
trong cấu trúc của glycoprotein có thể là các monosacarid, osamin, acid sialic, acid
neuraminic...

16

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Glycoprotein gặp trong các dịch, mô, màng tế bào. Nhiều hormon có bản chất là
glycoprotein như LH, FSH, TSH của tuyến yên trước, nhiều glycoprotein giữ vai trò
quan trọng ở màng tế bào, ví dụ như các kháng nguyên nhóm máu A, B, o ở màng hông
cầu. Các dịch sinh lý trong cơ thể (máu, nước tiểu, nước bọt...) cũng chứa glycoprotein.
Ngoài ra, cấu trúc màng tế bào còn chứa polysacarid tạp dưới dạng glycolipid.

Acid p-D glucuronic và


N-acetyl P-D glucosamin
nối vị trí 1-3; các đơn vị
nối với nhau vị trí 1-4).
Acid hyaluronic

Chứa N, acetyl
galactosamin (A, B, C)
Chứa acid glucuronic (A,
C) hay acid iduronic (B)
Nhóm sulfonic (—SO3H)
gắn vào C4 (A, B) hay
c6 (C)
Chondroitin sulfat A, B, c

HO3S CH2OH

NH
I
B) Dermatan Sulfat CO—CH3 n

17
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Công thức này là:


A. a-D-glucose CH2OH

B. a-D-galactose
c. a-D-mannose
D. a-D-fructose

ch2oh ch2oh
2. Công thức này là:
A. Saccarose
B. Lactose
c. Maltose
D. Cellulose
3. a-D-glucose là:
A. Aldopentose B. Cetopentose
c. Cetohexose D. Aldohexose
4. Đường nào sau đây được gọi là đường sữa?
A. Galactose B. Fructose
c. Glucose D. Lactose

5. Đường nào sau đây không có tính khử?


A. Glucose B. Fructose
c. Lactose D. Sacarose
6. Đường nào sau đây tham gia vào thành phần cấu tạo của ADN, ARN?
A. Galactose và glucose B. Fructose và lactose
c. Ribose và ribulose D. Deoxyribose và ribose
7. Các chất sau đây, chất nào được dùng để thăm dò chức năng lọc của cầu thận?
A. Heparin B. Cellulose
c. Inulin D. Insulin

8. Chất nào sau đây thường dùng để thay thế huyết tưoìig?
A. Inulin B. Glucose
c. Cellulose D. Dextrin
9. Chất nào sau đây khi thủy phân không cho ra phân tử glucose?
A. Heparin B. Amylose
c. Maltose Đ. Amylopectin

18
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

10. Glucose và fructose khi bi khử (+2H) sẽ cho chất nào sau đây?
A. Ribitol B. Sorbitol
c. Alcol etylic D. Mannitol

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Đỗ Đình'Hồ (2005). Hóa sinh Y học, Nhà xuất bản Y học.
2. Lê Xuân Trường (2015). Hóa sinh Y học, Nhà xuất bản Y học.

Tiếng Anh
3. Victor w. Rodwell, David A. Bender, Kathleen M. Botham, Peter J. Kénnelly, p.
Anthony Weil (2015). Harper's Illustrated Biochemistry, LANGE, McGraw-Hill
Medical..

19

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương II
HÓA HỌC LIPID

ĐẠI CƯƠNG
Lipid là những họp chất hữu cơ phổ biến trong tự nhiên và trong cơ thể động vật,
thực vật và vi sinh vật. Lipid có đặc tính không tan trong nước hoặc ít tan trong nước
(nói chung là dung môi phân cực), nhưng lại dễ tan trong dung môi hữu cơ (dung môi
không phân cực). Không phải mọi lipid đều hòa tan như nhau trong tất cả các dung môi
nói trên, mà mỗi lipid hòa tan Long một dung môi tương ứng, nhờ đặc tính này người ta
có thể phân tích riêng từng loại. Chất béo không hòa tan với nước, chúng có thể tạo
thành dung dịch nhũ tương.
Tên gọi lipid (bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “lipos” tức là mỡ) dùng để chỉ chung các
loại mỡ, dầu và các chất béo giống mỡ ở động vật và thực vật.
Lipid có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Tham gia cấu tạo màng tế
bào, lipid ở trạng thái liên kết với protein tạo thành họp chat lipoprotein, chính nhờ tính
chất này đã tạo cho màng sinh vật có được tính thấm thấu chọn lọc, tính cách điện. Đó
là những thuộc tính hết sức quan trọng của tế bào sinh vật. Màng tế bào gồm phần ưa
nước (hydrophilic) và phần kỵ nước (hydrophobic), giúp bảo vệ cơ quan bên trong tế
bào. Lipid là chất dự trữ năng lượng, cung cấp 20-30% năng lượng cho các hoạt động
song. Lipid là dung môi hòa tan nhiều vitamin quan trọng như vitamin A, D, E, K. Vì
the, nếu khẩu phần ăn thiếu lipid lâu ngày thì động vật dễ mắc các bệnh thiếu vitamin kế
trên. Lipid dưới da của động vật có tác dụng gối đệm và giữ ấm cho cơ thể nhờ tính êm,
dẫn nhiệt kém. Ngoài ra, lipid còn là tiền chất của các họp chất sinh học quan trọng
như: hormon steroid, acid mật, vitamin D, prostaglandin...
Có nhiều cách phân loại lipid (dựa vào thành phần, tính chất, vai trò, nguồn gốc...).
Dựa vào thành phần hóa học tính chất, lipid có thể phân loại như sau:
- Lipid thủy phân được (lipid thật, lipid xà phòng hóa được) có chứa liên kết este
Long phân tử. Gồm lipid đơn giản (lipid thuần) chứa các nguyên tố c, H, o (ví dụ:

20

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
glycerid, cerid, sterid). Và lipid tạp ngoài chứa các nguyên tố c, H, 0 còn có các
nguyên tố p, N, s ... (ví dụ: phosphatid, sphingolipid, glycolipid...).
- Lỉpid không thủy phân được (lipoid, lipid không xà phòng hóa được) không
chứa liên kết este trong phân tử (ví dụ: acid béo tự do, acol mạch dài, alcol mạch vòng
và dẫn xuất như: acid mật, muối mật, hormon sinh dục...).
Ngoài ra, có thể phân loại dựa vào vai trò, chức năng của lipid.

1. ACID BÉO

1.1 Cấu trúc

Acid béo là acid hữu cơ monocarboxyl, công thức chung R-COOH. Acid béo có
thể ở dạng tự do hoặc dạng liên kết este hoặc amid.
Các acid béo thường gặp trong thiên nhiên thường có số c chẵn, đa số có tù’ 14 - 22 c.
Tuy nhiên, cũng có thể gặp acid béo mạch ngắn hoặc có số c lẻ (acid béo có 11 c là acid
undecylenic do tuyến nhờn da đầu tiết ra ở tuổi dậy thì...).
Có 2 loại acid béo là acid béo chưa bão hòa có một hay nhiều liên kết đôi và acid
béo bão hòa không có liên kết đôi (Hình 2.1).
Ngoài ra, còn có acid béo mạch thẳng, acid béo mạch nhánh hoặc acid béo mạch vòng.

Acid béo bão hòa

Acid béo chưa bão hòa

OH
Hình 2.1. Công thức cấu tạo của acid béo bão hòa và acid béo chưa bão hòa.

21

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Các acid béo bão hòa CnHin+iCOOH (Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Các acid béo bão hòa


Tên acid béo Công thức
Acid acetic CH3COOH
Acid propionic CH3CH2COOH
Acid butyric CH3CH2CH2COOH
Acid palmitic C15H31COOH
Acid stearic C17H34COOH
Acid arachidic C19H39COOH
Acid lignoceric C23H47COOH

Các acid béo chưa bão hòa:

h2 h2 H2 H H h2 Hi h2 9
Acid oleic HsC cX c\ cX c-cX ,c c c C-OH
C18H34O2 \ / / / * \ \ \

c c c c c c c c
H2 h2 H; H2 h2 H; h, h2

Hi H2 H H H H Hi Hỉ H2 0
Acid linoleic c p c p-p c c c c OH
\ / X / Xu /
C18H32O2 Hat/
c c c c c c c
H2 H; h2 Hi H2 H; Hj

H H H H Hl Hi H2 s
Acid linolenic H H
H3C c=c c=c c=c c c c c OH
C18H30O2 NX x •k J? \ X / \

c c c p. p. p. p.
H2 Hl H;. H2 H:■ H2 Hi

Hình 2.2. Các acid béo chưa bão hòa.


1.2. Danh pháp
Có thể gọi tên acid béo bằng tên thông thường hoặc tên hệ thống gồm tên mạch
carbon theo số c của chuỗi thêm đuôi “oic”. Ví dụ: C15H31COOH, tên thông thường là
acid palmitic, tên hệ thống là acid hexadecanoic.
Cách viết ký hiệu của acid béo, độ dài acid béo được ký hiệu bằng số nguyên tử c,
còn số liên kết đôi được ký hiệu bằng số đứng sau dấu giữa chúng. Vị trí liên kết đôi
được ký hiệu bởi dấu delta trong ngoặc đon (A), đứng sau ký hiệu acid béo và vị trí liên
kết đôi viết phía trên bên phải. Acid béo được ký hiệu: X: Y (a’b’c)
Trong đó, X là số c của chuỗi, Y là số liên kết đôi; a, b, c là vị trí liên kết đôi được
tính từ Cl.
Ngoài ra, acid béo còn được viết theo cách khác, tính theo vị trí liên kết đôi đầu tiên
(tính theo chiều Cn -> Cl), AB chia thành 4 họ: 7 (n-7), 9 (n-9), 6 (n-6), 3 (n-3).

22

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Vỉ dụ: acid linoleic dài 18 c, có 2 liên kết đôi ở vị trí 9 và 12, ký hiệu là 18:2(9’12).
- Một so acid béo thường gặp:

Bảng 2.2. Một số acid béo thường gặp


Tên gọi Công thức Nơi có nhiều
Acid butylic CH3(CH2)2COOH Mỡ sữa (bơ)
Acid caproic CH3(CH2)4COOH Bơ, dừa
Acid caprylic CH3(CH2)6COOH Bơ, dừa, não cá
Acid palmitic CH3(CH2)14COOH Dầu mỡ động, thực vật
Acid steanic CH3(CH2)i6COOH Dầu mỡ động, thực vật
Acid arachidic CH3(CH2)18COOH Dầu lạc

1.3. Phân loại


Acid béo cơ bản được phân loại theo chiều dài và liên kết đôi, gốc R... gồm: acid
béo mạch ngắn (< 8 C), acid béo trung bình (8-14 C), acid béo mạch dài (> 16 C),
thường gặp là các acid béo có 16, 18, 20 c và acid béo mạch rất dài (> 22 C).
Một so acid béo mạch ngắn và trung bình:

Bảng 2.3. Một số acid béo mạch ngắn và trung bình


Tên Tên Công thức Nhiệt độ
số c
thông thường hệ thống hóa học nóng chảy
Butyric Acid butanoic CH3(CH2)2COOH C4:0 -8
Caproic Acid hexanoic CH3(CH2)4COOH C6:0 -3
Caprylic Acid octanoic CH3(CH2)6COOH C8:0 16-17
Capric Acid decanoic CH3(CH2)8COOH C10:0 31
Lauric Acid dodecanoic CH3(CH2)ioCOOH C12:0 44-46
Myristic Acid tetradecanoic CH3(CH2)i2COOH C14:0 58,8

Một số acid béo khác:


- Acid béo có nhóm OH

OH
- Acid béo mạch nhánh ở vi khuẩn Gram dương
CH3 - CH - (CH2)13 - COOH
I
CH3
- Acid béo mạch vòng ở động vật có vú, prostaglandin có nhiều ở các tế bào...

23
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
0

Hình 2.3. Acid prostanoic.


1.4. Tính chất

1.4.1. Lý tính
- Tính chất vật lý của acid béo phụ thuộc chiều dài và độ no của bộ khung carbon:
bộ khung carbon càng dài, càng no thì độ hòa tan trong nước càng thấp.
- ở nhiệt độ phòng, acid béo có độ dài từ 12-24 c ở dạng rắn (dạng sáp), còn các
acid béo chưa no có cùng độ dài thì dạng lỏng. Điều này được giải thích acid béo no có
bộ khung c dễ dàng xoay xung quanh các liên kết C-C tạo nên sự sắp xếp ổn định của
đầu phân cực và đuôi kỵ nước trong một tập hợp cấu trúc chặt do đó ở nhiệt độ phòng
chúng ở dạng rắn. Trong khi liên kết đôi ở dạng đồng phân cis làm phân tử acid béo
chưa bão hòa bị gấp khúc, tạo nên sự sắp xếp lỏng lẻo nên dễ bị phá vỡ nên ở nhiệt độ
phòng ở dạng lỏng.
- Chiều dài, độ no của acid béo cũng ảnh hưởng đến điểm nóng chảy.
Ví dụ: acid stearic (18) có F =70°C
acid oleic (18:1) có F=13,4°c

1.4.2. Hóa tính


- Giống như các acid hữu cơ khác.
+ Phản ứng tạo xà phòng (trung hòa):

R-COOH + KOH --—> R-COOK + H2O
+ Phản ứng tạo este:
R-COOH + HO-CH2-R'------ ► R-C-O-CH2-R' + H2O
O
- Phản ứng khử (acid béo chưa no): khi có mặt platin (paladi), ở nhiệt độ thường
có thể khử acid béo chưa no dễ dàng.
ửng dụng: trong công nghiệp, người ta dùng phản ứng trên để chế biến dầu thành
magarin (bơ thực vật).
- Phản ứng oxy hóa: sản phẩm tạo thành tùy thuộc số liên kết đôi của mạch R và
chất oxy hóa.

24

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

+ Chất oxy hóa là O2:


R-CH=CH-R'-COOH + 20: ------- ► R-COOH + HOOC-R-COOH
+ Chất oxy hóa là ozon O3:
,0
R—HC=CH— R' + O3 -—*• R-HC XCH-R'
\ I
0-0

R- c—H 4- H- C-R' + H£u


ỊỊ lĩ -z
0 0
- Phản ứng halogen hóa:
R-CH=CH-R’ + h------ > R-CHI-CHI-R'
Chỉ sổ ỉổt\ số gam iốt có thể được hấp thu bởi 100g chất béo (cho biết độ chưa no
của acid béo).

2. GLYCERID (acylglycerol)
2.1. Cấu tạo

Glycerid là este của glycerol và acid béo.


H 9
Ị II
H-C-0-C-R1
0 I
R2-C-O-C-H 0
1 II
H — c—0 —c—R3
I
H

Triglycerid

Rl, R2, R3 là gốc acid béo giống nhau hoặc khác nhau, no hoặc chưa no và sắp xếp
bất kỳ.
- Tùy theo số và vị trí nhóm OH của glycerol được este hóa, glycerid có các loại sau:

• — RI •—RI * ----- RI

o— R2 o---- R2

i— R2 • ----- R3

Hình 2.4. Monoglycerid, diglycerid, triglycerid.

25
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 2.5. Triglycerid (Triacylglycerol).

- Tùy theo thành phần và vị trí của các acid béo, các glycerid có thể có các dạng
đồng phân D và L.
- Các chất béo trong thiên nhiên thường là những hồn hợp phức tạp của nhiều loại
glycerid. Mỡ là glycerid động vật có nhiều acid béo no, dầu thực vật là glycerid chứa
nhiều acid béo chưa no.

2.2. Tính chất

2.2.1. Lý tính
- Độ nóng chảy tăng theo số lượng và độ dài của mạch acid béo no. Ở nhiệt độ
bình thường, glycerid của động vật (mỡ) chứa nhiều acid béo no (thể đặc), còn glycerid
của thực vật chứa nhiều acid béo chưa no (thể lỏng).
- Tính hòa tan: không tan trong nước (dung môi phân cực). Monoglycerid và
diglycerid có nhóm OH tự do nên phần nào có tính phân cực hom triglycerid, tạo các
micel tan trong dung môi không phân cực.
- Mùi vị: không màu, không mùi, không vị.

2.2.2. Hóa tỉnh

- Phản ứng thủy phân (xà phòng hóa)


ch2-o- C-Rì Ri COOK
ĩ " 0 ■ . _ _t° H2C—OH
I
CH -0 -C-r2 + 3K0H HC—OH + R2COOK

I ° I
H2C—OH R3COOK
ch2 -0 -c-r3
0
- Chỉ số xà phòng hóa', số mg KOH dùng để xà phòng hóa 1 g chất béo.
Ý nghĩa: phân tử lượng trung bình của các acid béo tham gia thành phần của chất
béo đem phân tích (chỉ số này tăng khi mạch acid béo càng ngắn).

26

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3. PHOSPHATID
3.1. Cấu tạo
- Thuộc loại lipid xà phòng hóa được (có liên kết este).
- Là lipid phức tạp.
- Là dẫn xuất của acid L-phosphatidic, cấu tạo gồm acid phosphatidic và nhóm
chất hữu cơ base nitơ.

CH-— 0—C —■R1 CHọ-0 —c -FL


, II , 2 II 1
0 1 °
R£__c -O-CH ——* R2—c —0—CH
oi 2 n 1 0
° 1 II 0 2
CH2-O-Fj>-'0H CH2—0 —p — base nitơ
OH
0'
acid L - phosphatidic phosphatid
Hình 2.6. Cấu tạo phosphatid

-Tùy theo loại base ni tơ, có nhiều loại phosphatid:

Bảng 2.4. Một số loại phosphatid

0
CH2-00CR
0 CH2-0-C-R1
II 1 R’COO-QH 0
R2-C-0-CH ọ 1 _ ỊỊ _ _. . 3. ,
Óh2 -0 -ệ -0 - CH2CH2NH3 CH2 —0 - P - 0- CH2CH2N(CFhJ3
ờ~
0“

Phosphatidyl ethanolamin Phosphatidyl cholin

0
0 h2c —0—c —r2
0
II ~ 1. ĩ
R<—C—0—CH 0
.] ĩl . 0 H2C — 0 — c—R,
h2c —0—P—0
R2—c—0—CH 0
ó~
h2c—0—P—0—ch2—ch—nh3+

0’ C00

Phosphatidyl inositol Phosphatidyl serin

27
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.2. Tính chất

- Các phospholipid không hòa tan trong nước nhưng có thể tạo dung dịch keo giả.
Các lecithin tan trong hầu hết các dung môi chất béo, chỉ tủa trong aceton. Các cephalin
cùng tan trong các dung môi chất béo khác nhưng lại tủa trong aceton và trong ethanol.
- Do có tính phân cực nên các phospholipid có khả năng tạo thành các hạt micelle,
lớp màng đôi.

Đầu ưa nước

Đầu ưa nước
Lớp đôi lipid

Hình 2.7. Mô hình phân tử phospholipid.

- Các phospholipid bị thủy phân bed phospholipase A, B, c, D; các phospholipase


trên được dùng để xác định thành phần câu tạo của các phospholipid.

3.3. Vai trò


Phospholipid là thành phần cấu tạo của màng tế bào, đặc biệt là lớp màng đôi.
Cephalin là nguồn cung cap acid phosphoric để tạo tế bào mới trong cơ thể. Đặc biệt,
lecithin còn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các phức hợp lipoprotein huyết
tương, vận chuyển các lipid giữa gan và các mô. Chúng là chất “kết nối” các protein và
những chất ít phân cực nhất. Dipalmitoyl lecithin làm cho màng phổi không bị dính lại.
Lecithin có vai trò trong sự đông máu ở giai đoạn tạo thromboplastin (phức hợp
cephalin-protein). Phosphatidylinositol diphosphat là tiền chất tạo tín hiệu thông tin nội
bộ, có vai trò quan trọng trong chuyển hóa calci.

4. SPHINGOLIPID
Sphingolipid là amid của aminoalcol sphíngosin và acid béo. Dựa vào thành phần
cấu tạo, sphingolipid gồm: sphingophosphatid và sphingoglycolipid.

4.1. Sphingophosphatid
Khi thủy phân hoàn toàn sphingomyelin sẽ cho rượu sphingosin, acid béo, H3PO4
và cholin hoặc ethanolamin. Sphingomyelin gặp nhiều trong não và mô thần kinh.

28

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

SphínsỊosin
CH3( ch, ) p CH=CH-CH- OH

/\A/wwl?NH’ĩH „L„„ .,-,2°lhI


Add béo o CH2.o-p-acH2-CH2-N1'(CH3)3
O'

4------—-------------------- >
X: phần thay đổi

Hình 2.8. Cấu tạo của sphingomyelin.

4.2. Sphingoglycolipid
Trong thành phần cấu tạo khác với sphingophosphatid là không có H3PO4, phần X
được thay thế bằng thành phần đường, như cerebrosid, gangliosid, sulfatid.
- Cerebrosid đặc biệt có nhiều ở não, thần kinh, khi thủy phần sẽ cho ra sphingosin,
acid béo (nervonat, cerebronat, lignocerat) và galactose. Chủ yếu tìm thấy ở động vật có
xương sống. Trong bệnh Gaucher, lượng cerebrosid trong các tế bào lưới nội mô rất cao
và đặc biệt là trong phân tử kerazin, galactose được thay thế bởi đường glucose.
- Sulfatid có nhiều ở thực vật, là dẫn xuất của cerebrosid, galactose được este hóa
ở C3, với một phân tử H2SO4.
- Gangliosid được tìm thấy nhiều ở đầu dây thần kinh, có nhiệm vụ dẫn truyền
luồng thần kinh qua nơi tiếp hợp. Khác với cerebrosid, trong các phân tử gangliosid
ngoài glucose, galactose còn có các dẫn xuất N-acetylglucosamin, N-
acetylgalactosamin, đặc biệt có acid sialic (hay acid neuraminic) dưới dạng N-acetyl
hoặc N-glycosyl hóa.

5. SÁP

5.1. Cerid (sáp thật)


Là este của acid béo (no và chưa no, có 14-36 C) và alcol mạch dài từ 16-30 c.
Ví dụ: sáp ong
h61C30 C — o—C15H31
o
- Ở nhiệt độ thường, sáp ở thể rắn, không tan trong nước, ít tan trong rượu, tan frong
dung môi hữu cơ và chỉ thủy phân trong môi trường kiềm. Điểm sôi từ 60-100°C.
- Ở một số loài động vật và sinh vật phù sinh ở biến, sáp là chất dự trữ năng lượng
chủ yếu.

29

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
- Trong tự nhiên, sáp là chất chống thẩm sinh học rất phổ biến. Ở thực vật, phần
lá, thân quả của nhiêu thực vật ở vùng nhiệt đới thường được bao phủ bởi một lớp sáp
mỏng có tác dụng bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn xung quanh và bảo vệ chống
sự bốc hơi nước. Trong dược phấm và mỹ phâm, sáp tự nhiên hiện đang được dùng làm
sáp bôi, phấn son, phụ gia.

5.2. Sterid (steryl este)

Là este của alcol vòng (sterol) và acid béo.


Ví dụ: cholesterid (hay cholesterol este), là este của cholesterol và acid béo.

R O'

6. STEROID VÀ DẪN XUẤT


Là một nhóm lớn trong tự nhiên, gồm các chat lipoid (không thủy phân được) và có
nhân steran (cyclopentanoperhydrophenanthren).

6.1. Nhân steran

13
D >16
1 9
2/" 14

4 6
Hình 2.9. Cấu tạo của nhân steran.

Các steroid trong tự nhiên thường có nhóm CH3- ở vị trí C10 và C13. Các steroid
quan trọng ở động vật gồm: cholesterol và các dẫn xuất như acid mật, muối mật,
vitamin D, hormon steroid...

6.2. Sterol
Là dẫn xuất của nhân steran với phần lớn mạch nhánh ở C17 (có 5-10 C).

30

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

6.3. Cholesterol
Có trong hầu hết tế bào của cơ thể, đặc biệt nhiều trong mô thần kinh, sỏi mật, thế
vàng của buồng trứng. Trong cơ thể, cholesterol có thể ở dạng tự do hoặc dạng este hóa
với acid béo (cholesterid hay cholesterol este hóa).

Hình 2.10. Cấu tạo của cholesterol.

Là tiền chất của nhiều steroid có hoạt tính sinh học quan trọng (acid mật, muối mật,
vitamin D, hormon sinh dục, hormon vỏ thượng thận).

6.4. Các steroid khác

6.4.1. Acid mật, muối mật


Là những dẫn xuất của acid cholanic (24 C). Tùy theo vị trí của nhóm —OH ở vị trí
C3, C7 và C12, sẽ có các loại acid mật khác nhau:

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Acid cholic

Hình 2.12. Cấu tạo của một số acid mật.

Khi acid mật liên kết amid (hay glycin/taurin) sẽ tạo thành muối mật tương ứng:
acid glycocholat, acid taurocholic, taurocholat...

32

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

6.4.2. Hortnon steroid


Là dẫn xuất từ cholesterol. Tùy theo số c, hormon steroid có 3 nhóm chính gồm:
hormon sinh dục nữ (18 c tạo nên các estrogen), hormon sinh dục nam (19 c tạo nên các
androgen) và hormon vỏ thượng thận (21 c tạo nên các corticoid hay corticosteroid).

Testosteron
Hình 2.14. Cấu tạo của một số hormon steroid.

7. LIPOPROTEIN
7.1. Cấu tạo

Hình 2.15. Cấu tạo của lipoprotein.

Vì đặc tính kỵ nước, không tan trong nước, các lipid máu được vận chuyến bằng
cách kết hợp với protein tạo thành các lipoprotein huyết tưomg. Các protein vận chuyến
lipoprotein gọi là apoprotein (“apo”: bên cạnh, trên). Các apoprotein giúp ổn định cấu
trúc các lipoprotein, giúp cho lipoprotein phân tán, vận chuyển được Long máu. Đồng
thời, apoprotein còn có vai trò là chất nhận diện các thụ thể màng tế bào và có chức
năng điều hòa hoạt tính các enzym tham chuyển hóa của các lipoprotein và apoprotein
dễ dàng trao đổi phần lipid giữa các lipoprotein.

33
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Lipoprotein là đại phân tử hình cầu, có kích thước nhỏ hơn hồng cầu, chức năng
vận chuyến lipid, cấu tạo hai lóp gồm lớp lõi trung tâm (lipid kỵ nước gồm triglycerid
và cholesterol este) và lớp áo bề mặt (các protein và các lipid phân cực gồm cholesterol
và phospholipid).
Dựa vào thành phần các loại lipid và các apoprotein, có nhiều loại lipoprotein
(Hình 2.16).
í 1

vtni

Chylomicrol

HDL LDL

Hình 2.16. Cấu tạo của các loại lipoprotein.

Bảng 2.5. Các thành phần của lipoprotein


CM VLDL LDL HDL
Tỷ trọng < 0,95 0,95- 1,006 1,019-1,063 1,063- 1,210
Thành phần
Protein 2 8 22 40-45
Triacylglycerol 86 55 6 4
Cholesterol ester 3 12 42 12-20
Phospholipid 7 18 22 25-30
Apoprotein A-l, A-ll, B-48, B-100, c-l, B-100 A-l, A-ll, c-l,
B-100, c-l, C-ll, C-lll C-ll, C-lll, E c-ll, c-lll, D, E

- Do sự khác nhau về tỷ lệ, thành phần lipid và protein nên các lipoprotein có tỷ
trọng và khả năng tích điện khác nhau, người ta có thể tách riêng các loại lipoprotein
bằng phương pháp siêu ly tâm hoặc điện di.

34

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

7.2. Vai trò


Lipoprotein tham gia thành phần màng sinh học, có vai trò bảo vệ tế bào (cơ học).
Tăng tính hòa tan, giúp cho lipid dễ dàng vận chuyển trong máu. Hoạt hóa enzym (C-II
hoạt hóa lipoprotein lipase, A-I hoạt hóa LCAT). Đặc hiệu trong các thể nhận lipoprotein
của tế bào (apo B100 đặc hiệu đối với LDL, apo A-I đặc hiệu đối với HDL...). Nghiên
cứu thành phần lipoprotein, apolipoprotein huyết tương sẽ giúp phân loại chính xác các
trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Lipid tan trong?


A. Nước
B. Dung môi không phân cực
c. Dung dịch đệm trong nước
D. Dung dịch acid
2. Thành phần cấu tạo của một lipid có thể chỉ gồm có?
A. Glycerol và cholamin
B. 1 acid béo và 1 alcol có trọng lượng phân tử cao
c. 1 alcol và 1 acid phosphoric
D. 1 alcol và 1 acid acetic
3. Chất nào dưới đây không phải là dẫn xuất của cholesterol:
A. Acid mật
B. Hormon vỏ thượng thận
c. Vitamin D
D. Sphingomyelin
4. Lipid không có chức năng nào sau đây?
A. Tham gia cấu trúc màng
B. Dự trữ năng lượng
c. Vận chuyển
D. Chứa thông tin di truyền
5. Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các lipid thủy phân được?
A. Glycerid, acid linoleic, cholesterol este
B. Lecithin, acid palmitic, vitamin E
c. Cholesterol, terpen, sterid
D. Tripalmitin, sphingomyelin và cholesterid
6. Tập hợp nào sau đây chỉ gồm acid béo bão hòa?
A. Acid oleic, acid palmitic, acid arachidonic

35

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
B. Acid stearic, acid linoleic, acid propionic
c. Acid butyric, acid oleic, acid linolenic
D. Acid stearic, acid palmitic, acid butyric
7. Tập hợp nào chỉ gồm các lipid đon giản?
A. Monoglycerid, cerid, cephalin
B. Diglycerid, sáp, sterid
c. Lecithin, triglycerid, cholesterol este
D. Cholesterol, muối mật, cerebrozid
8. Nhóm nào sau đây chỉ gồm các lipid có chứa acid phosphoric?
A. Cephalin, serin phosphatid, cerebrozid
B. Lecithin, sterid, cerebrozid
c. Lecithin, sphingomyelin, sulfatid
D. Lecithin, cephalin, sphingomyelin
9. Acid nào sau đây là tiền chất của prostaglandin, thromboxan, leucotrien?
A. Acid deoxycholic
B. Acid eicosapentaenoic
c. Acid arachidonic
D. Acid docosahexaenoic
10. Cholesterol có nhiều trong lipoprotein nào?
A. HDL
B. Chylomicron
c. VLDL
D. LDL

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Đỗ Đình Hồ (2005). Hóa sinh Y học, Nhà xuất bản Y học.
2. Lê Xuân Trường (2015). Hóa sinh Y học, Nhà xuất bản Y học.

Tiếng Anh
3. Victor w. Rodwell, David A. Bender, Kathleen M. Botham, Peter J. Kennelly, p.
Anthony Weil (2015). Harper's Illustrated Biochemistry, LANGE, McGraw-Hill
Medical.

36

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương lĩĩ
HÓA HỌC PROTID

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Phân ỉoạỉ và viết được công thức cấu tạo của 20 acid amỉn thường gặp trong
phân tử protein.
2. Phân tích được các dạng ion, đẳng điện và sự di chuyển trong điện trường của
acid amin.
3. Liệt kê được một số peptỉd có hoạt tỉnh sinh học.
4. Nêu được các dạng liên kết trong chuỗi polypeptid và phân tử protein.
5. Mô tả được bốn bậc cấu trúc và phân loại protein.
6. Trình bày được tỉnh chat của protein và một số kỹ thuật phân tách acid amin và
protein.

GIỚI THIỆU CHUNG


Protid là thuật ngữ để chỉ nhóm các phân tử hữu cơ bao gồm: acid amin, peptid và
protein. Khi quan sát một tế bào sống dưới kính hiển vi hay phân tích các hoạt động sinh
hóa cũng như sinh lý của tế bào, thực chất chúng ta quan sát các phân tử protein. Protein
cấu tạo nên hầu hết trọng lượng khô của tế bào và không chỉ là đơn vị cấu tạo của tế bào,
protein còn thực hiện hầu hết chức năng của tế bào. Các phản ứng hóa học xảy ra trong tế
bào phần lớn có sự xúc tác của enzym, bản chất là protein. Protein gắn vào màng bào
tương tạo nên những cấu trúc dạng kênh vận chuyển hay dạng bơm vận chuyển cho phép
các phân tử nhỏ đi ra và đi vào bên trong tế bào. Có những protein thì lại mang thông tin
từ tế bào này sang tế bào khác hay đóng vai trò tích hợp và chuyển tiếp tín hiệu từ màng
tế bào tới nhân tế bào. Kinesin là một protein tham gia vào quá trình chuyển động của tế
bào. Topoisomerase là protein giúp phân tử ADN không bị xoan quá mức trong quá trình
nhân đôi. Những protein có vai trò đặc biệt hơn nữa là các kháng thể, độc chất, hormon,
các phân tử chống đông, những sợi tơ đàn hồi hay là các chất phát huỳnh quang. Trước
khi chúng ta khám phá gen hoạt động như thế nào, cơ chế của sự co cơ, cơ chế sự truyền
tín hiệu thần kinh, bào thai phát triển ra sao hay kháng thể hoạt động như thế nào chúng ta
cần xem xét sâu hơn về protein. Cho đến nay, protein là đại phân tử có cấu trúc phức tạp
và chức năng tinh tế nhất mà chúng ta biết được.
Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát cẩu tạo hóa học, cấu trúc cũng như tính
chất của protein đi kèm với một vài ví dụ cụ thể. Protein là polymer hay còn gọi là

37
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
chuỗi polypeptid được cấu tạo bởi các monomer là các acid amin. Người ta tìm thấy có
sự tham gia của 20 loại acid amin trong thành phần của protein.

Hình 3.1. Đạm động vật và thực vật bản chất là protein.

Acid amin Peptid Protein


Hình 3.2. Protid.

Hình 3.3. Protein tham gia cấu tạo màng tế bào sinh học.

1. ACID AMIN
1.1. Cấu tạo chung
Acid amin tự do là các phân tử hữu cơ có chứa ít nhất một nhóm carboxyl (-COOH)
và một nhóm amin (-NH2), trừ prolin (acid imin) chì có nhóm -NH, là sản phẩm thủy
phân cuối cùng của protein hoặc tồn tại trong tự nhiên. Có 20 loại acid amin thường gặp

38

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

trong thành phần cấu tạo của protein nên người ta gọi là 20 acid amin cơ bản. Ngoài ra,
còn có một số acid amin ít gặp, chúng có thể có trong thành phần cấu tạo của protein (ví
dụ: selenocystein có trong thành phần cấu tạo một số enzym như: glutathion peroxidase)
hoặc tồn tại dưới dạng tự do trong tự nhiên hay là dẫn xuất của acid amin thường gặp
(ví dụ: 4-hydroxy prolin có trong thành phần cấu tạo của collagen). Trong 20 acid amin
cơ bản, cơ thể không tổng hợp được một số acid amin mà các acid amin này lại rất cần
thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể nên phải bổ sung từ thức ăn, chúng được gọi là acid
amin thiết yếu (hay acid amin cần thiết). Có nhiều cách phân loại acid amin, nếu dựa
vào khả năng tổng hợp của cơ thể thì có thể chia làm 2 loại: acid amin thiết yếu (cần
thiết phải bổ sung từ thức ăn) và acid amin không thiết yếu (không cần thiết bô sung từ
thức ăn, cơ thể tự tổng hợp được) (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Acid amin thiết yếu (cần thiết) và acid amin không thiết yếu (không cần thiết bổ sung
từ thức ăn)
Acid amin không thiết yếu Acid amin thiết yếu
Alanin Arginin
Asparagin Histidin
Acid aspartic Isoleucin
Cystein Leucin
Acid glutamic Lysin
Glutamin Methionin
Glycin Phenylalanin
Prolin Threonin
Serin Tryptophan
Tyrosin Valin

Cho dù đó là acid amin thiết yếu hay không thiết yếu đối với cơ thể, có trong thành
phần cấu tạo của protein hay không có trong thành phần cấu tạo của protein thì các acid
amin đều có công thức cấu tạo tổng quát như sau:

Hình 3.4. Công thức tổng quát của acid a-amin.

- Riêng cho từng acid amin: R (gốc hydrocarbon)


- Chung cho tất cả các acid amin:

39
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
+ Nhóm carboxyl: -COOH
+ Nhóm amin: -NH.
2
Cùng gắn vào carbon a (Ca). Quy ước đánh số carbon như sau:

€ 8 7 3 a
6 5 4 3 2 1
-ch2 -ch2 -ch2 — CH — coo-
1 2
+NH3 +nh3

Lysin
Hình 3.5. Cách đánh số carbon của lysin.

Bảng 3.2. Các acid amin phổ biến hay các acid amin cơ bản
Tên acid amin Các nhóm hóa Tên viết tắt 3 Tên viết tắt 1 Trọng lượng
học đặc biệt chữ cái chữ cái phân từ
Glycin Gly G 77
Alanin Ala A 89
Valin Val V 117
Leucin Leu L 131
Isoleucin He 131
Serin Hydroxyl Ser s 105
Threonin Hydroxyl Thr T 119
Cystein Sulfhydryl Cys c 121
Methionin Thioester Met M 149
Asparagin Amid Asn N 132
Glutamin Amid Glu Q 146
Acid aspartic Beta-carboxyl Asp D 133
Acid glutamic Gama-carboxyl Glu E 147
Lysin Epsilon-amino Lys K 146
Arginin Guanidium Arg R 174
Phenylalanin Benzen Phe F 165
Tyrosin Phenol Tyr Y 181
Tryptophan Indol Trp w 204
Histidin Imidazol His H 155
Prolin (acid amin) Pyrrolidin Pro p 115

1.2. Phân loại

Như ở trên đã đê cập, có nhiêu cách phân loại acid amin, tùy vào từng tác giả và tùy
vào mục đích phân loại. Neu dựa vào thành phần cấu tạo và tính chất của gốc R thì các
acid amin được chia làm 2 loại:

40
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
- Acid amin mạch thẳng
- Acid amin mạch vòng

1.2.1. Acid amin mạch thẳng


Đen lượt nó các acic amin mạch thẳng ỉại chia làm 3 nhóm nhỏ hơn tùy theo số
nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amin (-NH2) có trong thành phần cấu tạo:
- Acid amin trung tính (acid monoamine monocarboxylic): acid amỉn trung tính
được chia làm 3 nhóm nhỏ (dưới nhóm):
+ R là chuỗi hydrocarbon no: Gly, Ala, Vai, Leu, lie
+ R có chứa nhóm hydroxyl (-OH): Ser, Thr
+ R có chứa lưu huỳnh (-S): Cys, Met
- Acid amin acid (acid monoamine dicarboxylic): Asp, Asn, Glu, Gin
- Acid amin kiem (acid diamine monocarboxylic): Lys, Arg

1.2.2. Acid amin mạch vòng

Acid amin mạch vòng chia ra 3 loại:


- Acid amin có nhân thơm: Phe, Tyr
- Acid amin có nhân thơm dị vòng:
+ R có nhân imidazol: His
+ R có nhân indol: Trp, Pro
Riêng prolin là một acid imin, nhưng vẫn được xếp vào 20 acid amin chuẩn, vì nó
thường gặp trong thành phần cấu tạo phân tử protein như 19 acid amin còn lại.
Một vài điểm đặc biệt:
- Cystin là một dipeptid chứa 2 phân tử cystein và có công thức như sau:

H H

H,N—C—COOH H-jN—C—COOH

H—C—s------- —S—C—-H

H H

(Cys-S-S-Cys, C-C)
Hình 3.6. Cystein.

- Selenocystein được gọi là acid amin thứ 21, vì nó được tìm thấy trong thành
phần cấu của một số enzym như: glutathion peroxidase, tetra-iodothyronine 5'
deiodinase, thioredoxin reductase, formate dehydrogenase, glycin reductase,
selenophosphat synthetase 2, methionin-R-sulfoxide reductase Bl và trong một

41

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
vài hydrogenase. Selenocystein chỉ khác cystein ở chồ lưu huỳnh (S) bị thay thế bởi
selen (Se) và có công thức như hình bên dưới.

Hình 3.7. Selenocystein.

Selenocystein không được mã hóa bởi bộ 3 nucleotide mà kết hợp với phân tử
protein trong quá trình chỉnh sửa sau dịch mã.
Ngoài cách phân loại như trên, người ta còn phân loại acid amin theo tính phân cực
và không phân cực của gốc R.

Bàng 3.3. Acid amin phân cực và acid amin không phân cực

Không phân cực Phân cực


Ala Asp
He Glu
Leu Arg
Met Asn
Phe Cys
Pro Glu
Trp Gly
Val His
Lys
Ser
Thr
Tyr

42

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.3. Acid amin hiếm


Ngoài 20 acid amin thường gặp trong phân tử protein kể trên, còn có một so acid
amin hiếm gặp trong phân từ protein, đó là các dẫn xuất của acid amin thường gặp và
đôi khi có vai trò sinh học đặc biệt. Ví dụ trong collagen (protein) và một so protein
thực vật có dẫn xuất của prolin là 4-hydroxy prolin và dẫn xuất của ly sin là 5-hydroxy
lysin. Trong globulin của tuyến giáp có monoiodotyrosin và diiodotyrosin (dẫn xuất của
tyrosin), là tiền chất của hormon giáp trạng (thyroxin T3, T4).
Một so acid amin không gặp trong thành phần cấu tạo của protein, là dẫn xuất hoặc
là sản phẩm chuyển hóa trung gian của 20 acid amin cơ bản. Một vài acid amin có vai
trò sinh học đặc biệt như hormon, chất điều hòa miễn dịch, kháng sinh. GABA là chất
dẫn truyền thần kinh, p-alanin là một thành phần của coenzym A. Homoserin và
omithin là sản phẩm chuyển hóa trung gian của Thr, Asp, Met. Citrullin là sản phâm
chuyển hóa trung gian của chu trình urê. Epinephrin, histamin, serotonin là hormon.
Penicillamin, chloramphenicol là chất kháng sinh.

Acid amin đơn HJN—CH— coo


giản Gỉytìn

HýC. CHS

Acid amin phân


nhánh H3N---- CH—coo CHj

Lewctn
I
ỌH
r r*
CH?
Acid amin chứa I. Acid amin chứa
CH—coo HJN—Ch—COQ-
nhóm hydroxyl Serin
lưu huỳnh Cytíeỉn

Acid amin chứa


nhân thơm


coo- Iệ—hỉH,
COO-
L
CH*
I
Acid amin acid và dẫn L L L
xuất của chúng kiềm h;n—CH—coo HXN—CH— coo —CH—coo-
Aspartaỉ Asparagsí GAỉamat GVtarrvn

r ÒH?
I
CHạ
Acid amin kiềm H’N—CH— coo Acid amin vòng
Lystn Argrsn Proftn

Hình 3.8. Công thức và tên gọi 20 acid amin cơ bản (Principle of Biochemistry 3rd Ed, Gerhard
Meisenberg, 2012).

43
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1.4. Hóa học lập thể của các acid amiĩi
Theo công thức tống quát của acid amin, ngoại trừ glycin với R (mạch hydrocarbon)
là hydro, tất cả 4 nhóm liên kết với carbon a của các acid amin đều khác nhau, do đó
chúng có ít nhất 1 carbon bất đối xứng cho nên các acic amin đều có tính quang hoạt (khả
năng quay mặt phang ánh sáng phân cực sang phải hoặc trái). Tính quang hoạt được biểu
hiện bằng góc quay đặc hiệu ƠD20 (D là độ dài sóng ánh sáng đơn sắc). Góc quay của acid
amin phụ thuộc vào pH dung dịch. Tương tự như đối với glucid, khả năng quay mặt
phang ánh sáng phân cực sang phải ký hiệu là (+) và sang trái là (-) và được gọi là đồng
phân quang học của các acid amin. Thêm vào đó, tùy theo sự sắp xếp của 4 nhóm liên kết
với carbon ơ các acid amin có cấu hình dạng D hay L (gọi là đồng phân lập thể). Nếu như
quy ước lấy glyceraldehyd làm chất tiêu chuẩn đê so sánh gọi tên các đồng phân lập thể
của glucid, thì đối với acid amin người ta lay serin.
coo- coo-
COOH COOH

H2N —C —H ;==+ H—c —NH2 or H C —■ NHỈ

CH2OH CH2OH
R R
L-Serin D-Serin L-Amino acid D-Amino acid

Hình 3.9. Dạng đồng phân D và L của Serin.

Theo quy ước acid amin thuộc dạng đồng phân L khi có nhóm amin ở bên trái sườn
carbon (R) và dạng đồng phân D khi có nhóm amin nằm bên phải sườn carbon (R).
Trong thành phần cấu tạo của protein các acid amin thường ở dạng L, dạng D chỉ gặp ở
thành tế bào của một số vi khuẩn như D-glutamic ở B. subtiỉỉs. Các acid amin tổng hợp
bằng phương pháp hóa học ở cả 2 dạng D và L. Ký hiệu D và L biểu thị dạng cấu trúc,
không chỉ chiều quay của ánh sáng phân cực. Dạng D và L của cùng 1 acid amin có góc
, 20
quay đặc hiệu băng nhau nhưng trái dâu. Ví dụ: D (-) alanin có a = -1,8 và L (+)
20
alanin CÓ a =+1,8.
D
20
Trong đó: a là góc quay đặc hiệu của từng acid amin, phụ thuộc pH. D là độ dài

sóng ánh sáng, số đồng phân lập thể = 2 (n = số carbon bất đối c*). Đa số acid amin
thường gặp chỉ có 1 c* nên có 2 đồng phân lập thể. Threonin và isoleucin có 2C* suy ra
có 4 đồng phân lập thể.

44

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.5. Các dạng tích điện hay tính lưỡng cực của acid amin
Các acid amin mang ít nhất 2 nhóm chức -COOH và -NH2 nên trong dung dịch,
tùy thuộc vào pH môi trường acid amin có khả năng phân ly hoặc nhận H+.

R-COOH o R-COO- + H+
R-NH3+ o R-NH2 + H+

ở dạng R-COOH và R-NH34" acid amin thể hiện tính acid yếu qua khả năng
phóng thích proton (phân ly H+). Khi ở dạng R-NH2 và R-COO' acid amin thể hiện
tính base liên họp qua khả năng nhận proton (nhận H+). Mặc dù R-COOH và R-
NH3+ là những acid yếu, R-COOH có tính acid mạnh hơn R-NH3+ gấp ngàn lần. Ở
pH máu (7,4) và pH gian bào (7,1) nhóm carboxyl ở dưới dạng R-COO' và nhóm
amin ở dưới dạng R-NH3+.

Dạng A Dạng B
Hình 3.10. Dạng A: dạng lưỡng cực của acid amin. Dạng B: mô tả cấu tạo.

Như vậy, thực sự trong các dịch sinh vật acid amin hiện diện dưới dạng ion
lưỡng cực (dạng A - Hình 3.10). Dạng B không hiện diện ở bất kỳ pH nào, mà chỉ
dùng để mô tả công thức cấu tạo của acid amin mà thôi và tổng điện tích của các
nhóm sẽ là điện tích của acid amin đó. Acid amin có thể tích điện âm hay dương tùy
thuộc vào pH môi trường. Ở môi trường kiềm, acid amin thể hiện tính acid, phóng
thích H+ và ở dưới dạng anion:

R — COOH <=> R — cocr + H+

R —NH3 R —NH2 +H+


ở môi trường acid, acid amin thể hiện tính kiềm, nhận H+.

Trong nước, acid amin luôn tồn tại dưới cả 3 dạng ion: cation, anion và ion lưỡng
cực (zwitterion).

45
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
ion dương ion lưởng tính ion âm
cation zwitterion anion
®Nlh N 11 ■
! pKi
R - ( -coon R — c — COO
I I
H H H

pH acid (pH = 1-2) pH trung tính (pH = 7,0-7,4) pH kiềm (pH = 10-12)

Hình 3.11. Ba dạng ion của acid amin ở môi trường pH khác nhau.

Có 3 trường họp xảy ra khi thay đổi pH môi trường:


1. pH đẳng điện: là pH mà tại đó acid amin lưỡng cực là nhiều nhất, acid amin có tổng
điện tích âm bằng tổng điện tích dương và bằng 0 và acid amin không di chuyển
trong điện trường. pH đẳng điện còn được gọi là pHi (isoelectric) hay PI.
2. pH môi trường lớn hơn pHi (pH kiềm hơn pHi): acid amin vẫn tồn tại dưới 3
dạng ion, nhưng anion chiếm nhiều nhất nên tổng điện tích của acid amin là âm
và acid amin có khả năng di chuyển về cực dương trong điện trường.
3. pH môi trường nhỏ hơn pHi (pH acid hơn pHi): acid amin vẫn ở 3 dạng ion,
nhưng cation chiếm ưu thế và tổng điện tích của acid amin lúc đó là dương, acid
amin có khả năng di chuyển về cực âm trong điện trường.
Chúng ta có phương trình Henderson-Hassenlbalch thể hiện tính acid và base của
acid amin (khả năng phân ly H+) như sau:

H-ÍT' ---.*■*? H+ + A

[H+][A-]
K = ———-—
[HA]

pKt = - log10 Kt
Henderson-Hasseỉbalch equation:
pKa = pH + log [HA] / [A ]

Ka = hệ số phân ly H+
Như vậy, pKa là pH môi trường mà tại đó từng proton của acid amin sẽ được
tách ra.
Dựa vào khả năng tích điện khác nhau của từng acid amin tùy thuộc vào pH môi
trường so với pHi của nó, người ta có thể phân tách từng acid amin ra khỏi hồn họp

46

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
bằng phương pháp điện di. Ví dụ: một hồn hợp acid amin gồm arginin, alanin và
aspartat pha trong môi trường pH 6.0, sau khi chạy điện di trên giấy sẽ cho kết quả:

H,NCNHCH,CH,CH,CHCO- CH,CHCQ- OCCH,CHCO-


J.NHj J.NH, J.
+NH,
arginin alanin aspartat
pl = 10.76 pl = 6.02 pl = 2.98

Hình 3.12. Hình ảnh điện di trên giấy và kết quả sau khi chạy điện di hỗn hợp 3 acid amin:
arginin, alanin và aspartat.

1.6. Tính chất vật lý và một vài ví dụ về acid amin trong đòi sống

1.6.1. Tỉnh hòa tan


Các acid amin dễ tan trong nước nhờ khả năng phân ly và nhận H+ của 2 nhóm
chức và các nhóm carboxyl cũng như nhóm amin trên gốc R. Độ tan trong nước phụ
thuộc gốc R. Theo đó, glycin dễ tan nhất với R chỉ là 1 hydro. Leucin và isoleucin (R=4
C) ít tan. R có nhóm -OH, -COOH, -NH2 tan dễ hơn các acid còn lại.

Các acid amin ít tan trong alcol, ether (dung môi hữu cơ), ngoại trừ prolin và
hydroxyprolin. Các acid amin tan trong acid, kiềm loãng tạo thành các muối của acid
amin, ngoại trừ tyrosin (tan ít).

1.6.2. Vị
Các acid amin có vị ngọt, leucin không vị, isoleucin và arginin có vị đắng. Muối
natri của acid glutamic có vị ngọt kiểu đạm (nên thường được dùng trong thực phấm
như bột ngọt).

1.6.3. Tỉnh quang hoạt


Hầu hết các acid amin đều có ít nhất một trung tâm dị lập thể (trung tâm bất đối)
Cơ nên đều có khả năng quay mặt phang ánh sáng phân cực (trừ glycin) sang phải hoặc
20
sang trái. Góc quay đặc hiệu của từng acid amin được gọi là ƠD , phụ thuộc pH. D là độ

dài sóng ánh sáng.

1.6.4. Phổ hấp thu

Các acid amin không hấp thu ánh sáng thường hoặc tia ƯV có bước sóng À > 240
nm, ngoại trù’ acid amin vòng. Tyrosin, tryptophan, phenylalanin hấp thu mạnh ở vùng

47
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
uv (240-280 nm). Cystein hấp thu yếu ở À=240 nm. Các acid amin khác hấp thu ở
X=220 nm. Tyrosin có trong thành phần cấu tạo của hầu hết protein nên có thể định
lư<ạng protein ở X=280 nm. Trong sinh học phân tử, sau khi ly trích ADN người ta kiểm
tra độ tinh sạch bằng cách đo mật độ quang của ADN ở bước sóng 260 nm và 280 nm.
Tỷ so OD260/OD280 cho biết trong mẫu ADN có lẫn protein hay không.

Hình 3.13. Phổ hấp thu ánh sáng của tryptophan, tyrosin và phenylaìanin.

- Một vài ví dụ về acid amin trong đời sống: trong thành phần nước mắm có chứa
hỗn họp acid amin, có thể dùng sắc ký hoặc điện di để phân tích. Trong y khoa, dung
dịch acid amin được truyền cho bệnh nhân thay thế chế độ ăn bằng đường tiêu hóa.

1.7. Tính chất hóa học


Tính chất hóa học của một acid amin phụ thuộc vào khả năng tham gia phản ứng
của hai nhóm chức amin và carboxyl cũng như gốc R của nó.

1.7.1. Phản ứng có sự tham gia của cả a-carboxyl và a-amin

- Phản ứng Ninhydrin: là phản ứng xác định acid a-amin tự do hiện diện trong
dung dịch. Nguyên tắc phản ứng: acid amin tác dụng với ninhydrin ở nhiệt độ cao (trên
100°C) cho ra CO2, NH3, aldehyde ngắn đi một carbon so với acid amin gốc và phân tử
ninhydrin bị khử.

48
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ninhydrin

Ninhydrin thứ hai

Hai dạng cấu trúc cộng


hưởng từ của 2 phân tử
ninhydrin bị khử đều cho
màu tím

Hình 3.14. Nguyên tắc phản ứng Ninhydrin.

Sau đó, phân tử ninhydrin bị khử tác dụng với NH3 vừa tạo thành và một phân tử
ninhydrin chưa bị khử cho ra phức họp màu đỏ tía (purple). Phức hợp tạo thành có màu
đỏ tía hay màu xanh tím phụ thuộc vào lượng NH3 tạo thành. Phản ứng này được sử
dụng rộng rãi trong các kỹ thuật như sắc ký hay điện di. Sau khi chạy sắc ký trên giấy,
ninhydrin được phết lên hay phun lên giấy để phát hiện vệt acid amin. Với phương pháp
này có thể định lượng từng acid amin (với lượng rất ít, khoảng 1 pg) bằng cách cắt các
vệt màu đỏ tím, ngâm trong dung dịch cho màu thôi ra và đem đo mật độ quang, cường
độ màu tỷ lệ với lượng acid amin có trong dung dịch. Các acid amin khác không phải
acid a-amin cũng phản ứng với ninhydrin, nhưng không giải phóng CO2. NH3 và peptid
cũng cho phản ứng với tốc độ chậm hơn. Riêng prolin và hydroxy prolin tạo thành phức
màu vàng khi tác dụng với ninhydrin.
- Phản ứng ngưng tụ tạo liên kết peptỉd: đây là tính chất quan trọng của các acid
amin tự do, có thế ngưng tụ với nhau đế tạo nên chuỗi polypeptid luôn luôn có một đầu
N-tận và một đầu C-tận.

49

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Acid amin Acid amin

H o H O
Hai acid amin I
tự do H------ N------ c------ c------ OH H------N------ C-------C------ OH

H Ó2

Loại đi 1 phân
tử nước H2O

H Ọ HỌ

Liên kết peptid H...... 14- 1 1 .. 1 I


*c----- c------ H----- Q------ O— OH
I
T Rj H R2
Rất nhiều liên kết peptid
được tạo thành

Đầu tận Đầu C-tận

p?ly p®p?d ,vf' H JNI - - AA- AA - AA, - AA. • AA 2 - - AA - AA- - - COOH


đầuN-tậnvà y I 2 ? * n-2 rvi ìn
C-tận

Hình 3.15. Nguyên tắc phản ứng ngưng tụ tạo liên kết peptid.

Nguyên tắc phản ứng: nhóm a-carboxyl của một acid amin tác dụng với nhóm a-
amin của một acid amin tự do khác, loại đi một phân tử nước, tạo thành liên kết amid
hay còn gọi là liên kết peptid. Nhiều acid amin liên kết với nhau tạo thành chuồi
polypeptid và một chuỗi polypeptid luôn luôn có một đầu N-tận và một đầu C-tận.
Để xác định sự hiện diện của liên kết peptid trong dung dịch, người ta thường dùng
phản ứng biurê. Nguyên tắc phản ứng biurê: biurê tác dụng với ion đồng hóa trị 2 trong
môi trường kiềm, cho phức chất màu tíưi hồng. Tương tự như vậy, protein hay chuỗi
polypeptid có từ 3 acid amin trở lên (mang 2 liên kết peptid -CO-NH-) cũng cho phức
màu tím hồng với ion Cu2+ trong môi trường kiềm. Cường độ màu tỷ lệ với lượng
protein (hay số liên kết peptid) trong dung dịch, ứng dụng của phản ứng biurê ngoài
xác định sự có mặt của liên kết peptid, còn được dùng để định lượng protein toàn phần
trong huyết thanh.

50

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
NH Ị HjN
o y
NH ' , HN
MH 2
0«»(
h2n 180X ° Cu2'___ _ NH 2 'Cu 2+ h2n
)»=0 MH IMH 3
HjN

It

1
i
0

Y Ỵ

r
X >=0

J
MH 2 ' HN
J>=0

°
H?N

£
Ure Biure Phức tím hồng
(Phức gồm 4 phân tử biure và ion Cu2+)

Cu2+
Protein

Peptid
(> 3 aa) OH-
NH NH
Phức tím hồng (phức protein với ion Cu2+)
Hình 3.16. Nguyên tắc phản ứng biurê.

1.7.2. Phản ứng do nhóm a-amin


- Phản ứng với aldehyd tạo base schiff. được Sorensen dùng để định phân acid
amin trong nước tiểu bằng NaOH.

R HỊ R
H — ộ—N H? 1 1
-4- 0—u
I kJ R
c—11 ___ * H — U—N=UH-H + H90
ĩ
COOH
Foocmaldehyt COOH

Acid amin Aldehyd Base schiff

Khóa nhóm -NH2 của acid amin, định lượng -COOH bằng phương pháp chuẩn
độ, từ đó suy ra hàm lượng acid amin.
- Phản ứng Sanger, acid amin phản ứng với DNFB (2,4-dinitrofluorobenzen),
trong môi trường kiềm yếu. Frederick Sanger đã dùng phản ứng này đế xác định acid
amin ở đầu N-tận của chuỗi polypeptid.
Bước A: DNFB tác dụng với -NH2 của acid amin đầu N tận, loại đi HF
Bước B: thủy phân acid, tách rời các acid amin ra khỏi chuỗi peptid, kể cả DNP-
acid amin (có màu vàng).

51
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

DNP-aa (dãn xuất màu vàng)


Hình 3.17. Nguyên tắc phản ứng Sanger.

- Phản ứng Edman: đầu tiên phenylisothiocyanat (PITC) phản ứng với nhóm -NH?
của acid amin trong môi trường kiềm nhẹ tạo thành dẫn xuất phenylthiocarbamyl-peptid
(PTC-peptid).

PTH-acid amin ATZ-acid amin Chuôi peptid ngăn đi 1 acid amin


e C d

Hình 3.18. Phản ứng Edman.

Ở môi trường acid và nhiệt độ cao, acid amin đầu N-tận gắn PICT tách ra khỏi
chuồi peptid dưới dạng ATZ-acid amin (dẫn xuất cùa thiazolinon) và chuỗi polypeptid
ngắn đi một acid amin. Thiazolinon-acid amin(ATZ-acid amin) được Í3.C h ra một cách
chọn lọc bằng dung môi hữu cơ (nitrometan) và xử lý với acid để tạo dạng vòng
phenylthiohydrantoin (PTH-acid amin) bền vững. Những dẫn xuất của PTH-acid amin

52

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
không màu, dễ tách biệt và phát hiện bằng sắc ký và điện di. Phản ứng cứ như vậy tiếp
diễn để xác định acid amin thứ hai, thứ ba cho đến hết chuỗi polypeptid. Phản ímg được
phát triển bởi Pehr Edman dùng để xác định acid amin ở đầu N-tận của chuỗi
polypeptid. Một hạn chế của kỹ thuật này là chỉ xác định được trình tự một chuỗi
polypeptid tối đa 60 acid amin (thông thường chỉ được 30 acid amin). Người ta thường
cắt nhỏ chuồi polypeptid trước khi đưa vào giải trình tự acid amin để đạt độ chính xác
cao nhất. Ưu điểm của phương pháp giải trình tự Edman là chỉ cần dùng 10-100
picomol (pmol) peptid để thực hiện phản ứng. Phản ứng Edman được đưa vào tự động
hóa năm 1967 và được sử dụng rộng rãi vào năm 1973.

Phenylthiohydantoin
(PTH)

Hình 3.19. Cơ chế phản ứng Edman.

ơ pH 8.0: 2 điện tử của nhóm NEE đâu N tận của peptid chuyên sang c của PITC
trong thuốc thử Edman làm cho liên kết đôi giữa c và N bị cắt đứt. Sau đó, 2 điện tử
chuyển sang cho H+ của acid amin, H+ chia sẽ 1 cặp điện tử với N tạo NH, N dư 2 điện
tử -Ạ chia sẽ lại với c của PITC tạo liên kết đôi, lúc đó c lại dư điện tử nên liên kết đôi
với s trong PITC bị cắt đứt. Hai điện tử chuyển qua Ca của acid amin, chia sẽ điện tử
với Ca tạo liên kết giữa Ca và s của PITC đóng vòng 5 cạnh. Cặp điện tử mới từ HOH
của môi trường chuyển qua cho H, chuyển tiếp vào liên kết giữa o của OH, điện tử còn
dư của Ca chuyển sang cắt đứt liên kết giữa Ca và NH, NH chia sẽ cặp điện tử với H+
trong môi trường tạo NH2.
- Phản ứng với acid nitrơ HNO2: được dùng để định lượng acid amin theo lượng
khí N2 tạo thành. Các acid amin, trừ prolin và hydroxyprolin là 2 imin, còn lại đều tác
dụng với HNO2 giải phóng N2 Van-Slyke dùng để định hrợng N2 của acid amin.

53

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1.7.3. Phản ứng do nhóm a-carboxyỉ
- Phản ứng khử nhóm a-carboxyl bởi hóa chất. Sodium borohydride (NaBỈỈ4)
cùng với sự hiện diện của iod và tetrahydropholate (THF) khử nhóm carboxyl của acid
amin cho ra alcol a-amin.


R JL . NaBH4
Y^OH „
NHj í THF

Hình 3.20. Phản ứng tạo alcol a-amin.

- Phản ứng khử a-carboxyl do enzym decarboxylase', mỗi một acid amin có một
decarboxylase tương ứng (đặc hiệu cơ chat). Decarboxylase có coenzym là pyridoxal
phosphat, xúc tác sự chuyển hóa chuyên biệt của một so acid amin tạo thành các sản
phẩm có chức năng sinh học đặc biệt.

Acid amin
decarboxylase

NH2
Amin
Acid amin

Histidin Histamin

Hình 3.21. Khử carboxyl của acid amin.

1.7.4. Phản ứng của gốc R


Tính đặc hiệu của các acid amin phụ thuộc vào gốc R. R có chứa những nhóm hóa
học khác nhau và cho các phản ứng hóa học đặc trưng như phản ứng khử (nhóm -SH
của cystein), phản ứng oxy hóa, phản ứng tạo muối. Dưới đây là bảng liệt kê một số
phản ứng hóa học của gốc R cho màu đặc biệt, được dùng để định tính acid amin, xác
định sự hiện diện của acid amin trong thành phần cấu tạo protein.

54

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Bảng 3.4. Phản ứng phát hiện acid amin
Tên phản ứng Màu sắc Đặc hiệu acid amin
Sakaguchi Đỏ Arg (-NH2 của R)
Nitroprussid Đỏ Cys (-SH của R)
Sulivan Đỏ
Millon Đỏ cam (hay nâu đỏ) Tyr (vòng thơm của R) và Trp
Pauly Đỏ Tyr, Trp, His (Vòng phenol hay nhân
imidazol của R)
Hopkins Cole Tím Try
Adamkiewicz Vòng tím
Xanthoproteic Vàng Phe

Ví dụ: nguyên tắc phản ứng Millon xác định tyrosin như sau:

Thuốc thử
Millon
- cHNO i
------>

Phức màu đỏ

Hình 3.22. Nguyên tắc phản ứng Millon.

1.8. Phân tách hỗn hợp acid amin


Đe phân tách một hỗn họp acid amin có nhiều phương pháp như: sắc ký (trên giấy,
trao đổi ion, bản mỏng...), điện di (trên giấy, trên gel polyacrylamid, acetat cellulose...)
hay phưong pháp vi sinh vật. Một phương pháp đơn giản dễ thực hiện là phương pháp
sắc ký trên giấy. Đe chạy sắc ký trên giấy cần chuẩn bị dụng cụ bao gồm: buồng sắc ký,
giấy sắc ký (giấy lọc Whatman). Dung môi cần 2 pha: pha di động (thường là phenol)
và pha đứng yên (thường là nước), ví dụ: phenol bão hòa nước. Thuốc thử: Ninhydrin
đế phát hiện vệt acid amin. Hỗn họp acid amin chuẩn. Dung dịch chứa acid amin cần
định danh. Bút chì để đánh dấu vạch xuất phát và vị trí acid amin chạy được. Điều kiện

55

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
chạy phải đảm bảo nhiệt độ và độ bão hòa dung môi không thay đổi. Tốc độ di chuyển
của acid amin phụ thuộc vào điện tích của từng acid amin, trọng lượng phân tử (độ dài
mạch hydrocarbon của gốc R) và tính chất vật lý của acid amin.

Buồng sắc ký

Acid amin không


phân cực
Kết quả sắc ký trên giấy
O
I • I
amin phân cực|
Xuất phát

Kết quả chạy hỗn hợp gồm 3 acid amin Leu, Ala và Glu

Hình 3.23. Hình ảnh sắc ký trên giấy.

Hỗn hợp acid amin Sắc ký 1 chiều

Hình 3.24. sắc ký hai chiều.

56

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2. PEPTID
Peptid hay chuỗi polypeptid là polymer, do nhiều acid amin liên kết với nhau bởi
liên kết peptid. Theo quy ước trọng lượng phân tử của peptid nhỏ hơn 6.000 Dalton,
khoảng từ 2-100 acid amin. Peptid có thể ở dạng tự do hay là sản phấm thủy phân dở
dang của protein.

2.1. Cấu tạo và danh pháp

Liên kết peptid giữa các acid amin được tạo thành do có sự tham gia của nhóm a-
carboxyl của acid amin thứ nhất với nhóm ơ-amin của acid amin thứ hai loại đi một
phân tử nước. Cứ như vậy, nhóm a-carboxyl của acid amin thứ hai lại liên kết với nhóm
a-amin của acid amin thứ 3... tạo nên chuỗi polypeptid. Chính vì vậy, liên kết peptid là
liên kết quan trọng nhất giữ cấu trúc bậc I của peptid và protein. Nếu peptid cấu tạo bởi
hai acid amin, người ta gọi là dipeptide (ví dụ: cystin), cấu tạo bởi ba acid amin gọi là
tripeptid (ví dụ: glutathion), bởi bốn acid amin gọi là tetrapeptid và oligopeptid khi có
sổ acid amin nhỏ hơn 10. Polypeptid là chuồi có trên 10 acid amin. Peptid có thể được
gọi theo tên riêng (tên thông thường), theo số lượng acid amin hay tên gốc acid amin.

Liên kết peptid

Chuỗi acid amin

Hình 3.25. Một vài ví dụ cách viết cấu trúc chuỗi polypeptid.

Ví dự. một hormon peptid có tên thông thường là glucagon. Chuỗi polypeptid có 29
acid amin. Có thể gọi theo gốc acid amin đầy đủ tên:
H2 N-Histidin-Serin-Glutamin-Threonin-................-Threonin-COOH
- Ký hiệu 3 chữ: H2N-His-Ser-Gln-Thr-............. -Thr-COOH

- Ký hiệu 1 chữ: H2N-HSQT....... T-COOH

57

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 3.26. Glucagon

Nguyên tắc gọi tên là giữ nguyên tên acid amin đầu C-tận, các acid amin còn lại
thay bằng đuôi -yl. Như vậy ta có tên gọi chuỗi glucagon:
H2N-Histidyl-Seryl-Glutamyl-ThreonyI-............... -Threonin-COOH
Neu các acid amin của một đoạn nào đó chưa được xác định thứ tự thì thường
được để trong ngoặc: His-Ser-Glu-Thr- (Ala, Asp, Lys)- Thr-Cys

2.2. Tính chất của peptid

- Khả năng tích điện:


Mỗi phân tử peptid có một pHi tưcmg ứng:
+ pH môi trường > pHi: Peptid tích điện (-)
+ pH môi trường < pHi: Peptid tích điện (+)
Dựa vào đó ta có thể chạy điện di, sắc ký... đê phân tách peptid ra khỏi một hỗn hợp.
- Phản ứng nhận biết liên kếtpeptid: phản ứng biurê (xem Hình 3.17) được ứng
dụng để định lượng protein trong dung dịch hay trong huyết thanh.
- Phản ứng Edman, Sanger: ứng dụng khả năng tham gia phản ứng Edman,
Sanger của peptid, có thể dùng hai phản ứng này để xác định trình tự chuồi polypeptid
từ đầu N-tận.

2.3. Một số peptid có hoạt tính sinh học

- Neuropeptid: có mặt ở não bộ, ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh trung
ương, chủ yếu do tuyến yên và vùng hạ đồi sản xuất. Ví dụ: Enkephalin (5 acid amin),
endorphin (15 acid amin); oxytocin...
- Hormon peptid:
Insulin (51 acid amin); glucagon (29 acid amin); gastrin (16 acid amin)...

58

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chuỗi c

Chuỗi tín hiệu


Preproinsulin Proinsulin Insulin
Hình 3.27. Hormon peptid insulin.

Vùng gen mã hóa insulin dài 1.430 bp, mang mã di truyền cho 4 chuỗi polypeptid:
chuỗi tín hiệu, chuỗi B, Chuỗi c và chuỗi A. Trên đó có chứa 2 intron: một nằm giữa
chuỗi tín hiệu và chuỗi B, intron thứ hai nằm giữa đoạn gen mã hóa c. Chuỗi tín hiệu
giúp preproinsulin đi qua được màng lưới nội chất (ER), tại màng lưới nội chất chuỗi c
bị cắt bỏ để tạo nên insulin hoàn chỉnh có chức năng. Như vậy, insulin (hormon làm hạ
đường huyết sau khi ăn) là một peptid hormon có 2 chuỗi A và B.
- Peptid kháng sinh: do vi khuẩn, nấm tạo ra; chứa cả acid amin L và D, thậm chí
chứa cả acid amin không có trong thành phần cấu tạo protein. Ví dụ: Gramicidin s (Bacillus
brevisy. tác dụng trên vi khuẩn Gram (+), làm hư màng phospholipid của vi khuân.
- Peptỉd tham gia hệ thong oxy hóa - khử:
Glutathion: là một tripeptid, được cấu tạo bởi glutamyl-cysteinyl-glycin (3 acid
amin). Có nhiều ở gan, thận, lá lách.

Liên kết peptid

2 G-SH <5. 2 G-S-S-G


+2H
Hình 3.28. Glutathion.

3. PROTEIN
Protein là đại phân tử sinh học, là polypeptid, do hàng ngàn đến hàng trăm ngàn
acid amin liên kết với nhau bằng liên kết peptid. Phân tử protein có thể do một chuỗi
polypeptid hoặc nhiều chuỗi xoắn cuộn với nhau tạo thành cấu trúc bậc III, bậc IV có
chức năng.

59

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.1. Các loại ỉỉêri kết có trong peptid và protein

- Liên kếtpeptid: là liên kết cộng hóa trị, bản chất là liên kết amid (giữa nhóm a-
carboxyl của acid amin này với nhóm a-amin của acid amin kề tiếp, loại đi một phân tử
nước). Là liên kết quan trọng nhất giữ cấu trúc bậc I của peptid và protein. Liên kết
peptid thực tế tồn tại dưới 2 dạng:

Xung quanh liên kết peptid là 4 nhóm: 0', H+, Cal và Ca2, tạo nên một mặt phẳng,
liên kết peptid không quay trong mặt phẳng đó. Tuy nhiên, giữa 4 acid amin sẽ có 2 mặt
phẳng của 2 liên kết peptid, và 2 mặt phẳng đó quay xung quanh carbon a với 2 góc
khác nhau ký hiệu là <x> và T. Chuồi polypeptid được cho là có nhiều mặt phẳng và có 2
góc quay giữa mỗi mặt phang. Đáng ra hai góc O và T quay tự do, nhưng do ảnh hưởng
không gian nên <x> và T quay hạn chế, tạo cấu hình cis và trans (cấu hình không gian)
cho phân tử protein.

Đặc điểm liên kết cộng


hóa trị hai C=N (liên kết
R' amid)

Ví dụ 3 mặt phẳng của 3 liên kết


peptid trong chuỗi polỵpeptid Hình học của liên kết
peptid với góc lịi và (p
Hình 3.29. Liên kết peptid tạo khung cho phân tử protein.

- Liên kết disulfid: là liên kết cộng hóa ưị quan trọng thứ hai, giữ vai trò tạo hình
và chức năng cho phân tử protein. Liên kết disulíid có thể tạo thành giữa hai cystein ở
hai chuỗi polypeptid khác nhau, cũng có thể tạo thành giữa hai cystein ở trên cùng một
chuồi hay liên kết chéo giữa các phần khác nhau của cùng 1 chuồi polypeptid hoặc 2

6C

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
chuỗi khác nhau. Là liên kết quan trọng giữ cấu trúc bậc III của protein. Khi muốn phân
tích protein, phải phá vỡ liên kết này.

H H
, 1
HSN c.. coo H,N-C-COO

Ch? ỘH;

ầu $
Oxy hóa
SH ===== s • 2H + 2e
Khừ
CH? CH?
HịN-Ộ-COO H..N -C-COO
H H

Cystesn Cystỉn

Hình 3.30. Liên kết disylíid được hình thành giữa hai cystein qua 2 nhóm thiol (-SH) ở đầu gốc
R. Liên kết disulfid trong phân tử insulin. Liên kết disulfid có thể bị cắt đứt bởi chất khử hoặc
chất oxy hóa.

- Liên kết hydro: là lực hút tĩnh điện giữa một nguyên tố mang điện tích âm với
một nguyên to hydro đang ở trong nối cộng hóa trị với một nguyên tố khác. Trong phân
tử protein có rất nhiều liên kết hydro do các nguyên tố ở gốc R của acid amin liên kết
với nhau. Liên kết hydro là một liên kết yếu, tuy nhiên nó quan trọng trong việc giữ cấu
trúc bậc II của protein. Liên kết hydro có thể hình thành hay bẻ gãy ở nhiệt độ thường.

Cấu trúc bậc II


Cấu trúc lá gấp beta
1 /n .LT , _LLn
(p-pleated sheet) ®*».
Vfc « °**
LU t ọ*n - J-ct
Mu * Ỉ1Ĩ * ÌaĨ • r
ạ Ịị* Ị
Đơn nguyên ọ 1A Ọ L ọ è „ ọ i H
acid amin Ặxl,
c <ựxz * VY * VY -
t * •*
« a
Liên kết ■ Ìỉ-H C'C Ìí-H ®*c' '
cộng hóa trị '
0-€v 7 jo-cI ( *-* Xoắn alpha
»5« MO*
»-Xộ.c
(a-helix)
Liên kết hydro o'c, Vm 0»c,
A

Hình 3.31. Liên kết hydro và cấu trúc bậc 2 của protein.

- Liên kết muối (liên kết ion): là lực hút tĩnh điện giữa các nhóm carboxyl (-COO-)
ở gốc R của acid amin acid (Glu, Asp, Gln) và nhóm amin (NH3+) ở gốc R của acid amin
kiềm (Lys, Arg). Tương tác được hình thành giữa những nhóm mang điện tích trái dấu khi

61
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
chúng ở gần nhau tương đối khoảng 0,3 nm. Liên kết ion có AG = -4 k-T/mol. Là liên kết
yếu, nhưng quan trọng trong việc giữ cấu trúc bậc cao của protein (bậc II, III, IV),

Lysine Lysine

Tương tác tĩnh điện


(liên kết muối)

Acid glutamic Acid glutamic

Hình 3.32. Liên kết muối và liên kết hydro giữa Lys và Glu.

- Tương tác van der Waals: là lực hút tĩnh điện giữa nhân của nguyên tố này với
lớp điện tử bên ngoài của nguyên tố bên cạnh khi chúng ở khoảng cách khá gần nhau và
có xu hướng kéo hai nguyên tố lại gần nhau. Là tương tác cực kỳ yếu và có thể bị phá
vỡ khi khoảng cách giữa hai nguyên tố xa nhau. Đóng vai trò trong việc giữ cấu trúc bậc
cao của protein (bậc II, III, IV).
Phân tử thứ nhất

Cơ hội tách điện tích

Phân từ
thứ hai

Sự tách điện tích


gây ra bởi phân tử
thứ nhất
Tương tác Van Der Waals
Hình 3.33. Tương tác Van der Waals giữa hai nguyên tố ở gần nhau một khoảng cách
nhất định.

- Tương tác kỵ nước: là tương tác giữa các gốc không phân cực (gốc R của acid
amin) trong phân tử protein. Thể hiện xu hướng liên hợp của những nhóm kỵ nước với
nhau, loại nước ra khỏi phân tử protein dẫn đến tăng entropy (S).

62

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tương tác kỵ nước (tổng


hợp các nhóm kỵ nước) và
I tương tác Van Der Waals
1 . 1.
ch2 HjC ch3 .__ __ Chuỗi polypeptide
Liên kết ậ V xương sống
hydro ị

C —OH — CH,—S— s— CH,—

?Ha Cầu nối disulfid

# Ễ
o
il- CH,
... - CH,
... .....
CH, - CH, -NH,* ~O- C
1
CH, -

Liên kết ion (liên kết muối)


' 's B . . . ị

Hình 3.34. Tương tác giữa các gốc kỵ nước (hydrophobic interaction) của acid amin trong
chuỗi polypeptid.

3.2. Các bậc cấu trúc của protein


Phân tử protein vừa tổng hợp xong thường ở cấu trúc bậc I (trình tự các acid amin
nối dài), sau đó protein trải qua quá trình chỉnh sửa sau dịch mã và cuộn khúc tạo thành
protein có chức năng (khi chuỗi polypeptid cuộn khúc lại nó sẽ trở thành các bậc cấu
trúc cao hơn).
- Cấu trúc bậc I: thứ tự acid amin trong chuỗi polypeptid thẳng
- Cấu trúc bậc II: chuỗi polypeptid ở dạng xoắn a và lát gấp p
- Cấu trúc bậc III: chuỗi polypeptid xoắn và gập khúc
- Cấu trúc bậc IV: sự kết họp của nhiều chuỗi polypeptid có cấu trúc bậc III lại
với nhau (ví dụ: hemoglobin).
Cấu trúc sơ cấp (bậc I)
H H

>Acid
R-vộ-H H
amin 1

►Acid cáu trúc bậc cấu trúc bậc


amin 2 III IV

Chuỗi p-globin
Acid
R-©-H '>amin 3
@=O_

Acid
^min 4
o=© Phân tử Hemoglobin
I

Hình 3.35. Bốn bậc cấu trúc của protein.

63
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.3. Tính chất của protein

3.3.1. Tỉnh chất vật lý


Protein tan được trong nước nhờ sự phân cực của gốc R của các acid amin. Tuy
nhiên, khi hòa tan vào nước protein ở dạng dung dịch keo, dung dịch có kích thước hạt
chất tan lớn, dao động từ 1 đến 100 nm chứ không phải dung dịch thực như khi ta hòa
tan NaCl vào nước. Các phân tử protein kích thước lớn, khuếch tán chậm trong dung
dịch và không qua được màng bán thấm (hay còn gọi là màng thẩm tích).
- Khả năng khuếch tán: ứng dụng tính chất vật lý của protein không đi qua được
màng bán thấm, người ta có thể dùng phương pháp thẩm tích để loại muối ra khỏi dung
dịch có lẫn protein và muối, để tinh sạch protein, ứng dụng trong y khoa: chạy thận
nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc (dùng màng bụng để lọc).

Túi thẩm tích

Dung dịch thẩm tích

Dung dịch đệm


hoặc nước

Hình 3.36. Thẩm tích loại muối khỏi dung dịch có protein và muối.

- Tạo áp suất thẩm thấu:


Một trong những chức năng quan trọng của protein huyết tương là tạo áp suất keo
của máu. Các phân tử protein đều mang điện tùy thuộc vào pH môi trường. Trong môi
trường huyết tương có pH=7,36; chúng mang điện âm và ở dạng proteinat. Do có những
dấu điện tích khác nhau ở mặt ngoài, nên protein có khả năng giữ nước nhiều hay ít
quanh phân tử. Vì vậy, protein huyết tương đã giữ được nước ở trong lòng mạch. Lực
giữ nước tạo nên áp suất keo. Thành phần quan trọng nhất của protein huyết tương là
albumin. Các protein nói chung hay albumin nói riêng đều do gan sản xuất và đưa vào
máu. Khi giảm chức năng gan, protein huyết tương giảm, nước không được giữ lại ở

64

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
trong mạch mà vào khoảng gian bào, gây ra hiện tượng phù (phù do thiếu protein huyết
tương). Trong nhiều trường hợp điều trị, muốn giữ nước ở trong lòng mạch để duy trì
huyết áp và khối lượng máu lưu hành người ta thường truyền dịch có chứa các hợp chất
hữu cơ có phân tử lượng cao (có áp lực keo cao).
Trong một phút có khoảng 70% dịch huyết tương được trao đổi với dịch kẽ, do đó
nồng độ nước và các chất điện giải của huyết tương và dịch kẽ gần giống nhau. Sự khác
nhau duy nhất giữa hai dịch này là nồng độ protein trong huyết tương cao hơn trong
dịch kẽ. Áp suất thẩm thấu do các chất hòa tan ở huyết tương và dịch kẽ là như nhau.
Áp suất thẩm thấu do keo (cũng gọi là áp suất keo) chỉ chiếm 0,5% tức là bằng 28
mmHg, nhưng do các protein không qua được thành mao mạch, chúng ở lại trong huyết
tương và duy trì một bậc thang nồng độ protein từ máu ra dịch kẽ để tác động lên sự vận
chuyến của nước và các chất hòa tan giữa huyết tương và dịch kẽ.

3.3.2. Tính chất tạo hệ đệm


Đe duy trì pH/máu ở mức 7,35-7,45, có 3 hệ thống cơ bản điều hòa nồng độ ion H+
trong dịch cơ thể là: hệ đệm (buffer system) trong máu; điều hòa hô hấp và thận. Hệ
đệm trong máu không thể trực tiếp loại bỏ H+ ra khỏi cơ thể nên tác dụng tạm thời như
là chất thu hút H+ làm giảm nồng độ ion H+ tự do trong máu. Hệ đệm protein là một
trong ba hệ đệm của máu. Hệ đệm protein được tạo từ các protein tế bào và huyết
tương. Nhờ nhân imidazole của histidin (trong protein) có pKa = 6,8 nên hoạt động hiệu
quả trong môi trường pH sinh lý 7,4.

3.3.3. Tính chất lưỡng tính


Protein là chất lưỡng tính do cấu trúc phân tử của chúng có nhóm -NH2 và nhóm -
COOH. Các protein có các gốc acid tự do -COOH có khả năng phân ly thành COO' và
H+ tùy thuộc pH môi trường, trong môi trường kiềm protein tích điện âm:

R-COOH + OH- -> R-COO + H2O

Đồng thời, các protein cũng có các gốc kiềm, trong môi trường acid protein tích
điện dương:

R-NH2 + H+ R-NH3+

Dựa vào tính chất lưỡng tính và khả năng di chuyển trong điện trường phụ thuộc
hình dạng và kích thước protein, người ta điện di đê tách từng thành phân protein
huyết thanh.

65
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Kết quả bình thường


Kết quả bình thường

Hình 3.37. Một vài hình ảnh điện di protein huyết thanh.

3.3.4. Tính chất hòa tan và kết tủa


Như chúng ta đã biết protein tan trong nước tạo dung dịch keo nhờ mang điện tích
ở lớp vỏ ngoài cùng và nhờ lóp áo nước bao bọc xung quanh nó. Khi làm mất một trong
hai yếu tố hoặc cả hai thì protein sẽ kết tủa. Những yếu tố ảnh hưởng độ hòa tan của
protein bao gồm:
- pH. khi pH môi trường gần với pHi, protein không tích điện, tổng điện tích
dương bằng tổng điện tích âm và bằng không. Các tiểu phân protein không tích điện tụ
lại với nhau tạo tủa. khi pH môi trường khác pHi độ tan của protein gia tăng.
- Nhiệt độ: từ o°c đến 40°C độ tan của protein gia tăng, từ 45-70°C protein bắt
đầu bị biến tính mất đi tính bền vững.
- Dung môi: alcol, ceton, amoni sulfat làm giảm độ tan của protein
- Nồng độ muối: muối trung tính. Nồng độ muối thấp sẽ làm tăng độ tan (ví dụ:
NaCl 5%) của protein, người ta gọi đó là hiện tượng salting-in. ở nồng độ muối cao,
protein giảm độ tan, có thể kết tủa, hiện tượng đó gọi là salting-out hay diêm tích (kết
tủa protein bằng muối), ứng dụng: chiết xuất và tinh chế protein ra khỏi cơ chất. Khi
protein bị kết tủa đơn thuần bằng dung dịch muối trung tính có nồng độ khác nhau hoặc
bang alcohol, aceton ở nhiệt độ thấp thì protein vẫn giữ nguyên được mọi tính chất của
nó kể cả tính chất sinh học và có thể hòa tan trở lại gọi là kết tủa thuận nghịch, các yếu
tố kết tủa thuận nghịch được dùng để thu nhận chế phẩm protein.
Các protein khác nhau tủa ở những nồng độ muối khác nhau. Ví dụ: albumin thuộc
loại protein cầu (bề ngang và bề dài bằng nhau) tan trong nước và dung dịch muối loãng

66
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
NaCl 5%, tủa trong amonisulfat bão hòa. Còn globulin thuộc loại protein sợi (bề ngang
nhỏ hơn chiều dài khoảng 10 lần) tan trong dung dịch muỗi NaCl 5% và tủa trong
amonisulfat bán bão hòa.

pH cao

Hình 3.38. Các trạng thái hòa tan và kết tủa của protein.
A. Các tiểu phân protein có tổng điện tích dương bằng âm, không tích điện hoặc các điện tích
trái dấu hút nhau tạo tủa. B. NaCI là chất điện giải, sẽ trung hòa điện tích protein làm protein
không tích điện tụ lại tạo tủa. c. ở pH thấp tiểu phân protein tích điện dương cùng dấu, đầy
nhau, tan. ở pH cao tiểu phân protein tích điện âm, cùng dấu, đẫy nhau, tan.

3.3.5. Sự biến tỉnh protein


Là sự thay đổi so với tính chất ban đầu do sụ thay đổi cấu trúc bậc cao của protein
(bậc III và bậc IV). Dưới tác dụng của nhiệt độ, pH, chất tẩy, acid mạnh, kim loại nặng,
tia X... protein bị biến tính các liên kết yếu giữ cấu trúc bậc III, IV bị phá vỡ. cấu trúc
ban đầu đảo lộn, chỉ còn liên kết peptid (cấu trúc bậc I không bị phá vỡ), các gốc kỵ
nước quay ra ngoài, gốc ưa nước quay vào trong làm giảm khả năng hòa tan, tăng độ
nhớt, giảm sức căng bề mặt, mất hoạt tính sinh học cũng như tính chất tự nhiên khác.
Phân biệt hai loại biến tính: hoàn nguyên và không hoàn nguyên. Một so enzym
(ribonuclease) bị biến tính khi cho thêm urêa và mercaptoethanol vào môi trường. Ở
dạng tự nhiên ribonuclease có hoạt tính, khi cho thêm urê và mercaptoethanol vào làm
thay đổi cấu hình không gian của ribonuclease: liên kết disulfide bị cắt đứt, đảo lộn cấu
trúc bậc III của ribonuclease, mất hoạt tính. Khi loại bỏ urê và mercaptoethanol liên kết
disulfid lại tạo thành, ribonuclease trở lại cấu hình không gian ban đầu, có hoạt tính xúc
tác. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới cấu trúc bậc cao (bậc III và bậc IV) của protein, thông
thường các enzym (bản chất là protein) hoạt động tốt ở 25-40°C, khi nhiệt độ xa dần

67
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
khoảng tối ưu nhỏ hơn 25°c và lớn hơn 40°C, thì hoạt tính enzym bị giảm rõ rệt, do cấu
trúc đã có sự biến tính. Tuy nhiên, khi đưa về nhiệt độ thích hợp như nhiệt độ phòng thì
enzym lại trở về trạng thái hoạt động bình thường, người ta gọi là biến tính hoàn
nguyên, ứng dụng: bảo quản enzym ở 0-4°C, tránh mất hoạt tính. Khi cần sử dụng, lấy
ra để nhiệt độ phòng enzym sẽ có hoạt tính xúc tác trở lại.
Biến tính không thuận nghịch là khi protein không thể trở lại trạng thái ban đầu (vz'
dự. luộc trứng chín).
Khi chiết xuất và tinh chê protein phải tiến hành trong những điều kiện thích hợp
tránh làm biến tính protein. Đê bảo quản enzym tốt nhất là ở dạng đông khô, vì ở 0-4°C
thì enzym cũng dần mất hoạt tính. Tính chất biến tính của protein trong môi trường acid
hay muối kim loại nặng cũng được ứng dụng trong kỹ thuật xét nghiệm sinh hóa để loại
tạp protein ra khỏi huyết tương.

Trạng thái
nguyên thủy,
có hoạt tính

Cho thêm ure và


mercaptoethanol

Liên kết disulfid


bị phá vỡ, mất
cấu trúc bậc III,
mất hoạt tính

Loại bỏ ure và
mercaptoethanol

Trở lại trạng thái


ban đầu, tái lập
liên kết disulfid,
có hoạt tính

Hình 3.39. Biến tính thuận nghịch của ribonuclease.

3.4. Phân loại protein


Có nhiều cách phân loại protein. Có thể phân loại protein theo nguồn gốc, theo
chức năng, theo cấu trúc, theo tính chất vật lý hay theo thành phần hóa học. Dưới đây là
các cách phân loại protein và một vài ví dụ.

68

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3.4.1. Theo nguồn gốc


Người ta chia ra protein động vật và protein thực vật. Ví dụ: gluten là hỗn hợp
protein thực vật gồm prolamin (gliadin) và glutenin, tạo độ dính và độ đàn hồi cho các
loại bột nhào. Gluten được tìm thấy trong nhiều loại bột, ngũ cốc, như lúa mạch, lúa mì,
yến mạch. Gluten có thể gây dị ứng ở người không dung nạp gluten hay còn gọi là bệnh
Celiac. Khi người bệnh ăn thức ăn có chứa gluten, hệ thống miễn dịch của họ sẽ tấn
công và gây tổn thương những mô lót trong ruột non. Ruột non không thế hấp thụ một
số chất dinh dưỡng và người bệnh có thể trở nên suy dinh dưỡng. Protein có nguồn gốc
động vật: ví dụ globulin trong huyết thanh người.

3.4.2. Theo chức nàng


Protein được chia ra làm nhiều nhóm khác nhau như: enzym, hormon, cấu tạo, dinh
dưỡng, dự trữ, vận động, bảo vệ, điều hòa.
Thuộc nhóm enzym xúc tác, ví dụ: ribonuclease, pepsin, trypsin, amylase. Protein
cấu tạo: actin, collagen, proteoglycan. Protein vận động: actin-myosin. Protein vận
chuyển: albumin, lipoprotein. Protein bảo vệ: các kháng thể imunoglobulin IgG, IgM.
Protein điều hòa: histon điều hòa biểu hiện gen. Protein dự trữ: ferritin.

3.4.3. Theo cấu trúc


- Protein cầu: dễ tan trong nước, nhạy với thay đổi pH. Chiều dài bằng chiều
rộng do protein cuộn lại. Thường là protein chức năng xúc tác (enzym), vận chuyến các
chất không tan (albumin, lipoprotein) hay protein dự trữ (ferritin).

Metaloprotein:
ferritin chứa sắt
Ribonuclease

Hình 3.40. Protein cầu: ferritin và ribonuclease.

- Protein sợi: không tan trong nước, bền với thay đổi pH. Chiều dài lớn hơn chiều
rộng 10 lần (globulin). Thường là protein cấu trúc. Ví dụ: collagen, silk, keratin.

69
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Phân tử collagen cấu tạo
bởi 3 chuỗi polypeptid
Sợi tơ nhồ collagen xoắn lại

Keratin
Thành phần của lông, tóc, móng Colagen - protein thuần của mô liên kết

Hình 3.41. Protein sợi.

3.4.4. Theo thành phần hóa học: đây là cách phân loại phổ biến nhất. Protein được
chia làm 2 nhóm: protein thuần và protein tạp.

- Protein thuần: chỉ chứa các acid amin.


+ Albumin: pH 4,6^4,7 - phân tử lượng 35.000-70.000. Có trong sữa, trứng,
huyết thanh. Tan ưong nước, tủa trong (NH4)2SƠ4bão hòa.
+ Globulin: pH 5,2-6,8 - phân tử lượng 90.000-150.000. Có trong huyết
tương, mô và các dịch sinh vật. Không tan trong nước, tan trong dung dịch
muối loãng, tủa trong (NEL^SƠịbán bão hòa.
+ Hỉston: pH 9-11, chứa nhiều acid amin base. Protein kiềm, có trong nhân tế
bào động vật.
+ Keratin: phân tử lượng > 2 triệu - chứa nhiều cystin. Protein sợi, có chủ yếu
trong lông tóc, móng, sừng.
+ Collagen: thủy phân tạo gelatin; phân tử lượng 350.000. Protein sợi của mô
liên kết.
+ Prolamin và glutelin: protein thực vật, có nhiều trong các hạt (lúa mì).
Không tan trong nước, cồn tuyệt đối, dung dịch muối. Tan trong cồn 70-80%.
Glutenin tan trong acid loãng hoặc NaOH 2%.
- Protein tạp: protein thuần cộng thêm nhóm ngoại.
+ Nucleoprotein: là hợp chất. Gồm một hoặc nhiều phân tử protein kết hợp với
acid nucleic (nucleohiston).
+ Cromoprotein: có nhóm ngoại là chất màu. Ví dụ: hemoglobin (nhóm ngoại
là hem gồm porphyrin + Fe2+).
+ Lipoprotein: nhóm ngoại là lipid (phospholipid, cholesterol, cholesterol ester,
triglycerid). Là dạng vật chat lipid trong máu.

70

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

+ Glycoprotein: nhóm ngoại là glucid hay dẫn xuất của glucid. Ví dụ:
mucoprotein có nhóm ngoại là mucopolysaccharide ở xương, sụn, mô liên
kết. Ví dụ: glycosaminoglycan (glucosamin) gắn lưu huỳnh vào sụn.
4- Metaloprotein. protein có chứa kim loại (Fe, Cu, Zn, Mg....)
Ví dụ: ferritin của gan và lách có chứa 20% Fe3+

Ferritin chứa sắt

Hình 3.42. Một vài hình ảnh protein tạp.

3.5. Một vài kỹ thuật làm việc với protein

3.5.1. Nghiên cứu cấu trúc protein


- Tỉnh thể học tia X (X-ray crystallography): cung cấp cho chúng ta hình ảnh
tĩnh của protein. Là kỹ thuật nghiên cứu sự sắp xếp của các nguyên tử bên trong một
tinh thể, dựa vào sự phân tán của tia X sau khi chiếu vào các electron của tinh thế đe thu
thập mật độ các electron trong tinh thể, vị trí của nguyên tử, các liên kết hóa học. Đầu
tiên, người ta phải phân lập được protein quan tâm, tinh sạch và tinh thể hóa nó. Sau đó,
mới cho vào máy chiếu tia X và máy sẽ cho kết quả là một bản đồ mật độ điện tử và sau
khi máy xử lý kết quả chúng ta sẽ có một mô hình cấu trúc của protein mà ta quan tâm.

’***■ Tinh thể


Chiếu tỉa X

Hình ảnh
nhiễu xạ

Bản đồ mật
độ electron

Mô hình
nguyên tử

Hình 3.43. Nguyên tắc kỹ thuật tinh thể học tia X.

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy):
Cung cap hình ảnh động học về cấu trúc protein trong dung dịch, cấu hình và các tuông
tác của protein. Là một trong những kỹ thuật vật lý quan trọng trong nghiên cứu cấu
trúc phân tử, xác định thành phần hóa học trong một mẫu chất, nghiên cứu động học và
cơ chế phản ứng.

3.5.2. Phân tách và tinh sạch protein


Những hiểu biết của chúng ta về cấu trúc và chức năng của protein là kết quả
nghiên cửu từ rất nhiều protein đơn lẻ. Đe nghiên cứu chi tiết, cụ thể từng protein,
chúng ta phải tách chiết được và tinh sạch được protein. Các kỹ thuật sắc ký và điện di
thường được dùng.
Tóm lại, protein là một trong những đại phân tử sinh học quan trọng đối với sự tồn
tại của tế bào và cơ the. Protein được cấu tạo từ các đơn nguyên là các acid amin, có 20
acid amin cơ bản tham gia vào thành phần cấu tạo của protein. Peptid là thuật ngữ để
chỉ những chuỗi polypeptide có trọng lượng phân tử nhỏ hơn protein. Nắm được cấu tạo
hóa học và tính chất của acid amin, peptid và protein sẽ giúp chúng ta đi sâu nghiên cứu
và hiểu được cơ chế hoạt động cũng như vai trò chúng đối với cơ thể.

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ


1. Acid amin nào sau đây là acid amin kiềm?
A. Arginin
B. Valin
c. Threonin
D. Glycin
2. Công thức này là của acid amin nào?
ox H
'ỹc —-C —bZ
HO I 'h
I 2
ch2
Ộh2

nh2

A. Lysine
B. Arginin
c. Threonin
D. Leucin

72
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3. Acid amin nào sau đây có chứa nhóm imin?


A. Prolin
B. Glycin
c. Valin
D. Tyrosin
4. Globulin và albumin thuộc loại protein nào?
A. Protein cầu
B. Protein sợi
c. Protein thuần
D. Protein tạp
5. Glutathion được cấu tạo bỏi nhóm acid amin nào sau đây?
A. Glycin, valin, cystein
B. Glycin, methionin, valin
c. Glutamat, cystein, glycin
D. Glutamat, methionin, cystein
6. Liên kết hydro quan trọng trong cấu trúc bậc mấy của protein?
A. I
B. II
c. III
D. IV
7. Liên kết van der Waals là gì?
A. Lực hút giữa hydro và một nguyên tố mang điện tích âm
B. Lực hút giữa 2 nguyên tố trái dấu
c. Lực hút tĩnh điện giữa 2 nguyên tố gần nhau
D. Lực hút tĩnh điện giữa các mạch R kỵ nước
8. Keratin thuộc nhóm protein nào sau đây?
A. Protein cầu
B. Protein sợi
c. Protein chức năng
D. Protein tạp
9. Peptid nào sau đây là neuropeptid?
A. Insulin
B. Glucagon
c. Enkephalin
D. Glutathion

73
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
10. Kỹ thuật nào sau đây đùng để nghiên cứu cấu trúc động của protein?
A. Điện di
B. Sắc ký
c. Tinh thể học tia X
D. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Hóa sinh - Đại học Y Dược TPHCM (2005), Hóa sinh Y học, Nhà xuất bản
Y học, Chi nhánh Tp HCM.
2. Murray RK & et al. Harpers (2011), Illustrated Biochemistry, Me Graw-Hill
Medical, 28th edition.
3. Nelson DL & Cox M.MLehninger (2008), Principles of Biochemistry, New York:
W.H Freeman and Company.
4. Meisenberg Gerhard & Simmons William (2012), Principle of Medical
Biochemistry, Elservier Sounders

74

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương IV
HÓA HỌC HEMOGLOBIN

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Mô tả được cẩu tạo của hem và globin; phân tích được sự kết họp giữa hem và
globin.
2. Phân tích được vai trò của Hb trong việc vận chuyển các khí oxy (<O2) và carbon
dỉoxyd (CO2).
3. Mô tả được khả năng tạo carbon monoxyd Hb và khả năng oxy hóa Hb.
4. Nêu được tính chat enzym của Hb.
5. Mô tả được bản chat và ỷ nghĩa lâm sàng của HbAlC.

ĐẠI CƯƠNG
Hồng cầu là các tế bào có hình đĩa lõm hai mặt có đường kính khoảng 7 micron.
Hồng cầu tồn tại khoảng 120 ngày trong máu ngoại vi và trong thời gian này chúng di
chuyển khoảng 160 km. Ở một người 70 kg, có khoảng 25 X 1012 hồng cầu và 750 g
hemoglobin (Hb). 100 ml máu chứa khoảng 14,5 g Hb. Hồng cầu trưởng thành thì
không có nhân, không có ty thể và không có các enzym của chu trình Krebs. Tuy nhiên,
con đường đường phân thì hoạt động, cung cấp năng lượng và 2,3-bisphosphoglycerat
(2,3-BPG). Con đường HMP cung cấp NADPH. Erythropoietin là một glycoprotein (34
kD) và là chất hoạt hóa chính cho quá trình tạo hồng cầu. Chất này được tổng hợp ở
thận và được giải phóng đáp ứng với tình trạng giảm oxy huyết (hypoxia). Sự tổng hợp
hồng cầu ở tủy xương cần các acid amin, sắt, đồng, acid folic, vitamin Bl2, vitamin C,
pyridoxal phosphat và acid pantothenic. Trong thực hành lâm sàng, các chất này được
dùng như các thuốc bổ máu.
Một trong những chức năng quan trọng của máu là vận chuyên oxy. Oxy trong
không khí được hít vào phổi, từ phổi oxy được vận chuyển theo dòng máu đến các mô
và cung cấp cho mô. ở các mô, máu nhận CO2, sản phẩm của quá trình chuyến hóa,
đem trở lại phổi để thải ra ngoài. Trung bình mỗi ngày, qua nhiều vòng tuần hoàn, máu
vận chuyển được khoảng 600 lít oxy từ phổi đến các mô. Khả năng vận chuyển oxy của
máu lớn như vậy, nhưng lượng oxy hòa tan lại rất ít, 100 ml máu chỉ hòa tan trực tiếp
được 0,39 ml oxy, trong khi đó 100 ml máu ở động mạch phổi chứa đến 20 ml oxy.
Phần lớn oxy còn lại được vận chuyển nhờ một chất vận chuyên các khí quan trọng
trong máu, đó là HEMOGLOBIN.

75
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Hemoglobin là huyết cầu tố (ký hiệu Hb), một protein tạp có nhóm ngoại là chất
màu (còn gọi là cromoprotein), ở frong hồng cầu động vật bậc cao. Chính xác hơn thì
Hb là một porphyrinoprotein, bao gồm một protein thuần GLOBIN và nhóm ngoại
HEM. Hồng cầu của người chứa khoảng 32% là Hb, tương ứng với 15,5 ± 1 g/100 ml
máu toàn phần ở nam và 14,5 ± 1 g/100 ml máu toàn phần ở nữ. Hemoglobin ở trong
hồng cầu và được màng hồng cầu bảo vệ.
Trong thiên nhiên có nhiều loại Hb, mỗi loài sinh vật đều có một loại Hb khác
nhau, sự khác nhau này tùy thuộc vào nhóm globin, do vậy khi kết tinh, các Hb sẽ kết
tinh dưới dạng tinh thể khác nhau tùy theo loài.
- Đôi dòng lịch sử: Marcello Malpighi mô tả hồng cầu năm 1665. Felix Hoppe-
Seyler vào năm 1862 phân lập được hemoglobin tinh khiết. Christian Bohr khám phá
rang hemoglobin là chất vận chuyển oxy vào năm 1904. Năm 1912, Kuster thiết lập cấu
trúc Hb. Hans Fischer tổng hợp hem trong phòng thi nghiệm năm 1920 (giải Nobel,
1930). Perutz (giải Nobel, 1962) đã nghiên cứu cấu trúc 3D của Hb.

1. HEMOGLOBIN
Hem là một dẫn xuất của porphyrin. Ngoài hiện diện trong hemoglobin, hem còn có
ở myoglobin, các cytochrom, peroxidase, catalase, tryptophan pyrrolase, nitric oxid
synthase. Hem được tạo thành do sự kết họp của sắt và vòng porphyrin. Chlorophyll,
hay chất diệp lục là một sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá ở thực vật và là phức họp
porphyrin-magiê.

1.1. Porphyrin
1.1.1. Cấu tạo hóa học của porphyrin
Porphyrin là một họp chất phức tạp, có cấu tạo bắt nguồn từ vòng pyrol.
- Pyrol là một dị vòng 5 cạnh có công thức như sau:

HC-------- CH

HC CH
N

H
Hình 4.1. Công thức đầy đủ và công thức viết tắt của vòng pyrol.

76

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
- Bổn vòng pyrol liên kết với nhau qua bốn cầu nối methenyl (-CH=) tạo nên
porphin.

Hình 4.2. Công thức cấu tạo của porphin.

Chú ỷ:
■ Đánh số thứ tự vòng pyrol I, II, III, IV theo chiều kim đồng hồ.
■ Đánh dấu cầu nối: methenyl a (giữa pyrol I và pyrol II), p (giữa pyrol II và
pyrol III), Ỵ (giữa pyrol III và pyrol IV) và ỗ (giữa pyrol IV và pyrol I).
a Đánh số các đỉnh của porphin (mà sau này là vị trí của các nhóm thế):
1,2,3,4,5,6,7,8.
- Porphyrin là porphin được gắn thêm các gốc hóa học nhất định ở các vị trí
1,2,3,4,5,6,7,8.

Bảng 4.1. Các gốc thế có thể gặp của porphyrin

Tên gốc thế Công thức Ký hiệu

Methyl - ch3 -M

Ethyl - CH2-CH3 -E

Hydroxyethyl - CH2-CH2OH -EOH

Vinyl - ch=ch2 -V

Gốc acetyl - CH2-COOH -A

Gốc propionyl - CH2-CH2-COOH -p

- Công thức cấu tạo của một số porphyrin

77
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Protoporphyrin IX Uroporphyrin I Uroporphyrin III

Coproporphyrin III Coproporphyrin I Hematoporphyrin

Hình 4.3. Công thức của một số porphyrin.

Loại in là loại nổi bật nhất trong các hệ thống sinh học. Loại này cũng gọi là loại
IX, do Fischer - một người tiên phong trong hóa học porphyrin đã xếp chúng vào vị trí
thứ 9 trong loạt 15 isomer có thể có.

1.1.2. Tính chất của porphyrin


Tùy theo các loại nhóm thế khác nhau mà ta có các loại porphyrin khác nhau. Tuy
nhiên, trong thực tế rất ít các loại porphyrin được tìm thấy, ở người chỉ có 3 loại
porphyrin là protoporphyrin, uroporphyrin và coproporphyrin được xác định có ý nghĩa
về mặt lâm sàng. Porphyrin là các họp chất có màu. ở điều kiện sinh lý, tính tan của
một loại porphyrin phụ thuộc vào số lượng nhóm carboxyl the, uroporphyrin có 8 nhóm
carboxyl nên tan tốt nhất trong nước, protoporphyrin có 2 nhóm carboxyl nên ít tan
trong nước, nhưng tan mạnh trong lipid và coproporphyrin có 4 nhóm carboxyl nên có
tính tan trung gian so với 2 loại porphyrin trên. Điều trên giúp giải thích tại sao
uroporphyrin được thải qua đường nước tiểu, protoporphyrin được thải qua đường mật
và phân, còn coproporphyrin có thể được thải ra bằng cả hai con đường trên tùy theo tốc
độ tạo thành và pH nước tiểu.

1.2. Hem
Hem được tạo thành từ isomer có tên protoporphyrin IX (thực chất là tetrapyrol gắn
với 8 gốc thế gồm 4 gốc methyl ở các vị trí 1,3,5,8; 2 gốc vinyl ở các vị trí 2,4; và 2 gốc
propionyl ở các vị trí 6,7) gắn với sắt.

78
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

h3c ch3

HO-C-H2C-H2C ch=ch2

h2c ch3
h2c
0=0
OH

Hình 4.4. Protoporphyrin IX (bên trái) và Hem (bên phải).

Nhân protoporphyrin IX gắn với một nguyên tử sắt hóa trị hai (Fe2+) bởi 4 liên kết
giữa Fe2+với 4 nitơ (N) của bốn vòng pyrol (trong đó có hai liên kết cộng hóa trị và hai
liên kết phối trí). Khi hem bị oxy hóa sẽ biến thành tinh the hematin, Fe2+ trở thành Fe3+.
Hematin có thể tách riêng dưới dạng muối clohydrat gọi là tinh thể hemin, tinh thể này
có màu tím và được tạo ra bằng cách đun Hb với một hỗn hợp muối NaCl và acid
acetic. Tinh thể hemin (hay còn gọi là tinh thể Teichman) được sử dụng trong pháp y để
xác định vết máu tại hiện trường.

HEM > HEMATIN > HEMIN (tím)


_ +2
Fe (tinh thể Teichman)

Hình 4.5. Công thức của hematin và hemin.

79
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 4.6. Tinh thể Teichman.

Xét nghiệm xác định tinh thể Teichman (Teichman test): trong lĩnh vực pháp y,
người ta dùng dùng xét nghiệm Teichman để xác định dấu vết nghi ngờ tại hiện trường
có phải là vết máu hay không. Xét nghiệm có độ nhạy cao, phản ứng dương tính chỉ với
0,001 ml máu hay 0,1 mg Hb. Tuy nhiên, phản ứng này dựa trên phần hem của Hb của
tất cả các loài nên không xác định được đó là máu người hay không.

1.3. Globin
Người ta đã xác định được nhiều loại Hb khác nhau và trình tự của các acid amin
trên mỗi loại Hb đó. ở người trưởng thành, đa số Hb là HbA (95 đến 98%). Globin của
HbA gồm 4 chuồi polypeptid, gồm hai chuỗi a (mồi chuồi gồm 141 acid amin) và hai
chuỗi p (mỗi chuồi gồm 146 acid amin). Toàn bộ phân tử HbA chứa 574 acid amin
(AA). Ngoài ra, còn một phần rất nhỏ là HbA2 (2 chuỗi a và 2 chuỗi ỗ) chiếm từ 2 đến
3% và HbF (2 chuồi ơ và 2 chuỗi y) dưới 1%. Tuy nhiên, còn một số kiểu Hb khác xuất
hiện trong quá trình phát triển phôi thai. Tất cả các loại Hb này đều có phần globin chứa
4 chuỗi polypeptid.

Bảng 4.2. Trình tự acid amin của globin


Thứ tự acid amin trên chuỗi
Chuỗi 1 58 63 87 92 141 145 146
globin
Alpha Val His xa - His gần - AA cuối (Arg)
Beta Val - His xa - His gần - Tyr AA cuối (His)
Gamma Gly - His xa His gần - Tyr AA cuối (His)
Delta Vai - His xa - His gần - lyr AA cuối (His)

80

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

về cấu trúc bậc II của Hb, các chuỗi a và p có hơn 70% acid amin tạo nên 7 xoắn a
(chuỗi a) hoặc 8 xoắn a (chuỗi P), mồi xoắn có chiều dài từ 7 đến 20 acid amin. Băt đâu
từ đầu acid amin N tận, xoắn a đầu tiên được ký hiệu A, xoắn a thứ hai là B... và cuối
cùng xoắn a thứ 8 ký hiệu là H. Những đoạn acid amin không xoắn nối giữa các đoạn
xoắn được ký hiệu bởi hai mẫu tự của hai đoạn xoắn ở hai đầu của chúng (ví dụ khoảng
giữa xoắn A và xoắn B là AB, tương tự ta sẽ có các khoảng BC, CD...). Trong cấu trúc
bậc III của Hb, các chuỗi a và p cuộn khúc tại các đoạn acid amin không xoắn (khoảng
giữa các xoắn), và cấu trúc bậc III của các chuỗi a và p rất giống cấu trúc bậc III của
myoglobin (protein dự trữ cho cơ). Mỗi một chuỗi polypeptid xoắn và cuộn khúc kết
hợp với một Hem tạo thành một bán đơn vị của Hb. Bốn bán đơn vị của Hb họp lại tạo
thành một phân tử Hb có cấu trúc bậc bốn (Hình 4.7).
Với cách ký hiệu như trên, người ta dễ dàng gọi tên của các acid amin trên các chuỗi
polypeptid, ví dụ acid amin Asp Gl: acid amin aspartic nằm ở vị trí thứ nhất trên đoạn
xoắn thứ 7 (G), acid amin His F8: histidin nằm ở vị trí thứ 8 trên đoạn xoắn thứ 6 (F)...

Cấu trúc bậc 1

Hình 4.7. Bốn bậc cấu trúc của hemoglobin.

Để xác định thành phần acid amin trong cấu trúc bậc I của các loại Hb khác nhau,
năm 1954, Vemon Ingram và cộng sự đã dùng kỹ thuật “in dấu ngón tay-
fingerprinting”, đầu tiên ông dùng trypsin cắt Hb thành các đoạn peptid ngắn khoảng 20
acid amin tại các vị trí đặc hiệu, sau đó phân tích các đoạn peptid đó bằng các kỹ thuật

81
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
sắc ký trên giấy và điện di. Kỹ thuật này được gọi là “dấu ấn ngón tay” vì mỗi đoạn
polypeptid thì sẽ cho ra một hình ảnh đặc trưng của nó trên sắc ký hoặc điện di đồ. Khi
so sánh giữa hình ảnh “dấu ấn ngón tay” Hb của người bình thường (HbA) và Hb của
bệnh nhân hồng cầu liềm (sickle cell hemoglobin-HbS), người ta phát hiện ra sự khác
biệt giữa HbA và HbS chỉ xảy ra ở một acid amin trong chuỗi p của globin.
- HbA: ở vị trí thứ 6 trên chuỗi p là acid glutamic.
- HbS: cũng ở vị trí thứ 6 trên chuỗi p, valin thay cho acid glutamic.
HbS là Hb bất thường của bệnh nhân thiếu máu hồng cầu liềm, chứa 2 chuỗi a
giống 2 chuỗi a của HbA bình thường và 2 chuỗi p đột biến. Chính sự thay thế acid
glutamic ở vị trí thứ 6 trên chuỗi p của HbA bằng valin làm thay đổi tính phân cực của
chuỗi bên dẫn tới làm giảm tính tan của dạng deoxy Hb nhung không ảnh hưởng đến
tính tan của oxy Hb. Deoxy Hb tạo thành dạng sợi, làm biến dạng hồng cầu thành hồng
cầu liềm. Hồng cầu bị phá hủy tạo nên một bệnh cảnh lâm sàng là thiếu máu tiêu huyết
mạn tính. Bệnh hồng cầu liềm gặp ở 5-20% dân số da đen.
Sau đó với phương pháp trên, người ta tiếp tục tìm ra nhiều loại Hb khác như HbC
(hồng cầu hình bia) có 2 chuỗi a bình thường và 2 chuỗi p đột biến với acid amin thứ 6
là lysin, HbD, HbE, HbM... Chỉ một acid amin bị thay đổi dẫn tói các tình trạng bệnh
lý khác nhau nên Pauling coi đó là bệnh lý phân tử.

Hình 4.8. Hình dạng của Hồng cầu bình thường (bên trái) và Hồng cầu hình liềm (bên phải).

Ký hiệu của các loại Hb


Hiện nay, Hb được ký hiệu theo chuỗi polypeptid:
HbA: a2Ap2A

HbS: ơ2Ap2S <->0C2Ap26glu^val

HbC: a2Ap2C <-» a2Ap26g,u^lys

2. Sự KẾT HỢP CỦA HEM VÀ GLOBIN


Trong hem, nguyên tử Fe có 4 liên kết vói 4 N của 4 vòng pyrol trong nhân
protoporphyrin IX (gồm 2 liên kết cộng hóa trị và 2 liên kết phối trí).

82
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Mỗi chuỗi polypeptid của globin kết hợp với một hem qua hai liên kết phối trí giữa
Fe2+ của hem với nitơ (N) của nhân imidazol thuộc acid amin histidin E7 và với N của
nhân imidazol thuộc acid amin histidin F8 trong chuỗi polypeptid (His E7 thuộc đoạn
xoắn thứ 5, vị trí thứ 7 và His F8 thuộc đoạn xoắn thứ 6, vị trí thứ 8).
Người ta biểu diễn hem trên một mặt phang thì hai liên kết phối trí của Fe2+ với
globin nằm về hai phía của mặt phang. Neu phía trên mặt phang là His E7 thì dưới mặt
phẳng là His F8. His F8 còn gọi là His gần (proximal) và His E7 gọi là His xa (distal) vì
His F8 có khoảng cách đến nguyên tử Fe2+ gần hơn so với His E7. Khi Hb kết họp với
một phân tử oxy thì liên kết phối trí giữa His E7 và Fe2+ bị đứt vì His E7 nằm xa hơn,
liên kết này dễ bị gãy hơn, oxy gắn vào thế chỗ His E7. Vậy khi kết họp với oxy, sắt của
hem vẫn có hóa trị hai (dạng ferrous), đó là sự gắn oxy (oxygenation) chứ không phải là
phản ứng oxi hóa (oxidation) (Hình 4.9). Hb bị oxy hóa sẽ tạo thành Met-Hb, khi đó sắt
sẽ hóa trị ba (dạng ferric) và Hb mất khả năng vận chuyển oxy.

HIS (E7) N N

N------ Fẹ-------- N N------ Fe -- ------ N


N N
Te( / N \ / N 'o2
N N

HIS(F8) HIS (F8)

Hình 4.9. Mô hình tự do và kết hợp với oxy của một bán đơn vị của Hb.

(+)O2

Hb-06 Hb-Os;
Dạng T Gạch nối giữa các bán đơn vị của Hb: liên kết muối; BPG: 2,3-bisphosphoglycerat Dạng R

Hình 4.10. Mô hình Hb ở trạng thái T và R. Vị trí gắn BPG của Hb là khoang tích điện dương
giữa các bán đơn vị p của Hb ở trạng thái T (không gắn oxy).

Hb hiện diện ở 2 dạng: T (tense hoặc taut) và R (relaxed). Trong các trường họp pH
thấp, nồng độ CƠ2 cao hay nồng độ 2,3-BPG (hay 2,3-DPG (diphosphoglycerat)) trong
mô cao thì Hb thường ở dạng T, tại đó ái lực Hb với oxy thấp, oxy dễ được phóng thích

83
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
(như ở mô). Ngược lại, trong trường hợp pH cao, nồng độ CƠ2 thấp hay nồng độ 2,3-
BPG thấp thì Hb thường ở dạng R, có ái lực cao với oxy, dễ nhận oxy (như ở phổi).
Phân tử Hb hoàn chỉnh là một protein hình cầu có đường kính khoảng 55A° (5,5
nm) và phân tử lượng là 64.456. Hb gồm 4 bán đơn vị giống nhau từng đôi một, liên kết
với nhau bằng các liên kết không đồng hóa trị. Mồi bán đơn vị gồm một chuỗi
polypeptid của globin kết hợp với một hem, về mặt không gian, chuồi globin tự nó cuộn
lại tạo thành một cái khe nhỏ chứa hem, đây chính là vị trí gắn và nhả oxy. Có 4 vị trí
gắn oxy trên toàn phân tử Hb (Hình 4.11). Tỷ lệ sắt trong Hb là 0,34%.

Hình 4.11. Mô hình phân tử Hb hoàn chỉnh.

3. TÍNH CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA HEMOGLOBIN


Hb ở trong hồng cầu của động vật có xương sống thực hiện hai chức năng vận
chuyển chính, đó là vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp tới các mô và vận chuyển CO2,
proton H+ từ mô tới cơ quan hô hấp để thải ra ngoài theo đường thở.

3.1. Vận chuyển oxy


Hb kết hợp với oxy (O2) tạo oxyhemoglobin (Ơ2Hb), đây là phản ứng gắn oxy (chứ
không phải là phản ứng oxi hóa) và thuận nghịch. Phân tử oxy gắn lỏng lẻo với nguyên
tử Fe2+ qua cầu nối với liên kết phối trí vì vậy mà Hb gắn và nhả oxy một cách dễ dàng.
Hb + 02 <—> O2Hb
Một nguyên tử sắt của một hem gắn được với một phân tử oxy, nên một phân tử Hb
sẽ gắn được với 4 phân tử oxy. Phân tử gam của Hb là 64.456 g vận chuyển được 4x
22.400 ml O2, nên 1 gam Hb gắn được 1,39 ml O2.
Sự kết hợp và phân ly giữa O2 và Hb được xác định bởi phân áp của oxy (PO2) ở
môi trường xung quanh Hb. Tại phổi, PO2 cao (100 mmHg), phản ứng xảy ra theo chiều
thuận, 97-98% Hb bão hòa với oxy tạo thành Ơ2Hb theo dòng máu tới mô. ở các mô,
PO2 thấp (40 mmHg), phản ứng xảy ra theo chiều nghịch, Ơ2Hb phân ly nhả O2 cho mô

84

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
trở thành Hb mất oxy gọi là deoxy Hb (HHb). Nhờ tính chất trên mà Hb đóng vai trò
quan trọng trong hô hấp và vận chuyển Ơ2 từ phổi đến mô.

Deoxy
Hb + 402 Oxy Hb

Hình 4.12. Hb vận chuyển oxy từ phổi tới mô.

Giữa PO2 và độ bão hòa của Hb có mối tưong quan được biểu diễn bằng đường
cong phân ly oxy-Hb, đường biểu diễn này có dạng sigma còn được gọi là đường cong
Barcroft, cho thấy việc gắn oxy của Hb theo cơ chế hiệp đồng (cooperative), nghĩa là
việc gắn oxy vào hem thứ nhất làm dễ dàng gắn oxy vào hem thứ hai và cứ kế tiếp như
vậy, đồng thời việc phóng thích oxy ở một hem sẽ làm dễ dàng phóng thích oxy ở các
hem khác, nói một cách khác có sự thông tin (communication) giữa các hem của phân
từ Hb, được gọi là tương tác HEM-HEM (Hình 4.13). Chính đường biểu diễn dạng
sigma đã chứng minh vai trò của Hb trong hô hấp là lấy oxy tối đa tại phối và phân phối
oxy tối đa tại mô.

Hình 4.13. Đường cong phân ly Hb-Oỉ (bên trái) và cơ chế hiệp đồng (bên phải).

85
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Đe biểu thị ái lực của Hb một loại máu đối với oxy, người ta dùng trị số P50, là phân
áp oxy cần thiết để 50% Hb loại máu đó bão hòa với oxy. Bình thường, trị so P50 của Hb
người là 26,8 mmHg. P50 tăng thì ái lực của Hb và oxy giảm, khả năng phân ly oxy của
Hb tăng và ngược lại. Các yếu tố ảnh hưởng lên ái lực của Hb đối với oxy là nhiệt độ,
pH, nồng độ CO2 trong hồng cầu và cấu trúc của Hb. Ngoài ra, ái lực của Hb đối với
oxy còn được điều hòa bởi một hợp chất phosphat là 2,3-BPG, một phân tử nhỏ với mật
độ tích điện âm cao và có nhiều trong hồng cầu. Khi nồng độ BPG trong hồng cầu cao
sẽ làm giảm đáng kể ái lực của Hb với oxy và làm tăng nhả oxy của ChHb cho mô, còn
khi nồng độ BPG thấp quá trình trên sẽ ngược lại. Ái lực cao với oxy của HbF (Fetal
Hb, Hb của thai) là do chuỗi gamma không kết hợp được với 2,3-BPG. Đường cong
phân ly Hb-Ơ2 sẽ lệch phải (giảm ái lực Hb với oxy, nên dễ dàng phân ly oxy) trong các
trường họp tăng nhiệt độ, nồng độ BPG trong hồng cầu tăng cao, pH giảm, hay tăng
PCO2 hay Hb s, và sẽ lệch trái (tăng ái lực của Hb với oxy, nên khó phân ly oxy từ
HbCh) trong trường họp HbF, pH tăng hay nồng độ BPG trong hồng cầu thấp.
Anh hưởng của pH hoặc pCƠ2 lên ái lực của Hb và oxy gọi là hiệu ứng Bohr.

Carbonic anhydrase
co2 + > H2CO3 -> H+ +
h20-------------- hco3-

HbO2 + H’ -= HbH + O2
Oxyhemoglobin Deoxyhemoglobin
Khi pCƠ2 cao hoặc pH thấp phương trình sẽ theo chiều thuận (giải phóng O2) và
ngược lại.
Sự thích ứng với độ cao:
- Tăng số lượng hồng cầu
- Tăng nồng độ Hb trong hồng cầu
- TăngBPG
Bình thường, nồng độ deoxy-Hb thấp hơn 5% trên tổng so Hb. Neu nồng độ này
tăng lên sẽ gây ra tình trạng tím trên bệnh nhân (cyanosis).

3.2. Vận chuyển carbon dioxyd (CO2)


CO2 là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng ở các mô, được máu vận chuyển để thải ra
ngoài bằng con đường hô hấp. Ở trạng thái nghỉ, mỗi phút có khoảng 200 ml CO2 được
tạo thành ở các mô. CO2 có thể được mang tới phổi để thở ra ngoài theo 3 cách sau đây:

3.2.1. Dạng hòa tan: Với PO2 40 mmHg ở 37°c chỉ có 2,9 ml CO2 hòa tan trong huyết
tương, vậy phần còn lại phải được vận chuyển dưới nhiều dạng khác nhau. Trong đó, Hb
tham gia vận chuyển trực tiếp (15-20%) và gián tiếp (70%) trong tổng số CO2 tạo thành.

86
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.2.2. Hb kết hợp trực tiếp vởi CO2 qua nhóm arnin tự do (-NH2) của globin tạo thành
carbamỉno hemoglobin.
Hb-NH3+ + C02 <—> 2H+ + Hb-NH-COO' (dẫn xuất carbamyl)
Phản ứng này thuận nghịch và xảy ra theo chiều nào là tùy theo áp suất của CO2 so
với môi trường xung quanh, ở mô, phân áp của CO2 cao (PCO2 46 mmHg), phản ứng
xảy ra theo chiều thuận, CO2 Hb được tạo thành theo máu tới phối. O phổi thì ngược lại,
phân áp của CO2 thấp (PCO2 36 mmHg), phản ứng xảy ra theo chiều nghịch, phân ly
CO2 và CO2 được thải ra ngoài.

3.2.3. Hb vận chuyển CO2 một cách gián tiếp


Đây là dạng vận chuyển CO2 theo con đường thủy hóa xảy ra nhanh và mạnh trong
hồng cầu vì sự có mặt của enzym carbonic anhydrase (CA). CO2 từ mô được tái hấp thu
vào máu, dưới tác dụng của CA hồng cầu, các phản ứng xảy ra như sau:
CƠ2 + H2O <—> H2CO3 H+ + HCO3-
HCO3' được khuyết tán vào huyết tương và ion H+ thì được đệm bởi deoxy-Hb
(được gọi là hiệu ứng Haldane). H+ gắn với đầu N tận của histidin tận cùng của chuỗi p.
Để duy trì cân bang ion, ion Cl' được lấy vào trong hồng cầu.
ớ phổi

Thở ra

2CO2*2H2O

CA
ờ mô
2H.CCL
2 -■

Hình 4.14. Vận chuyển CO2 gián tiếp.

87

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.3. Kết hợp vói carbon monoxyd (CO) tạo carbon monoxyđ hemoglobin (COHb)
hay carboxy Hb
Carbon monoxyd là một chat khí không màu và không mùi. Nó là sản phâm của
quá trình đốt cháy chậm không hoàn toàn, hiện diện trong khí thải của các động cơ no
của xe cộ, đám cháy, khói thuốc lá... Carbon monoxyd gắn vào Hb tại những diêm găn
của oxy, nhưng co lại có ái lực với Hb lớn hơn oxy khoảng 200 lần. Do đó, co cạnh
tranh với oxy để gắn vào Hb, đồng thời co còn có khả năng đẩy được oxy ra khỏi
Ơ2Hb. COHb tạo thành rất bền vững, không vận chuyển được oxy mà còn làm cho
02Kb khó nhả oxy hơn.

Hb + CO -> COHb
O2Hb + CO -> O2 + COHb

Ngộ độc khí CO là tai nạn nghề nghiệp chính của các thợ mỏ. Hít khí thải động cơ
hoặc khí tạo ra khi đốt than để sưởi trong một không gian kín là nguyên nhân thường
gặp của ngộ độc khí co. Mức carboxy Hb ở người bình thường là 0,16%. 0 người hút
thuốc lá lượng carboxy Hb tăng thêm 4%. Một điếu thuốc phóng thích khoảng 10-20 ml
khí CO vào trong phổi. Khi mức carboxy Hb vượt quá 20% sẽ xuất hiện các triệu chứng
như khó thở, đau đầu, buồn nôn, nôn và đau ngực, ở độ bão hòa 40-60%, có thế tử
vong. Trong trường họp ngộ độc co, người ta phải giữ thông khí tốt cho bệnh nhân,
cho ngửi oxy nồng độ cao hay điều trị bằng oxy cao áp để phân ly COHb.

3.4. Oxy hóa hemoglobin tạo methemoglobin (MetHb)


MetHb là Hb có nguyên tử Fe2+ của hem bị oxy hóa biến thành Fe3+. 0 dạng này
Hb mất khả năng gắn oxy nên không còn chức năng vận chuyển oxy nữa. Bình thường
trong cơ thể, có một lượng rất nhỏ Hb ở dưới dạng MetHb (< 1%), việc duy trì nồng độ
MetHb dưới 1% là nhiệm vụ của các hệ thống khử ở hồng cầu. Khoảng 75% hoạt động
khử là nhờ hệ thống enzym sử dụng NADH và cytochrom b5, 20% là nhờ hệ thống phụ
thuộc NADPH (NADPH dependent Met-Hb-reductase), còn lại khoảng 5% là nhờ hoạt
động của hệ thống khử phụ thuộc glutathion (glutathione dependent Met-Hb-reductase)
để tái tạo HHb (deoxy Hb).
Nhiều chất oxy hóa như: sodium nitrit, thuốc nhuộm anilin, clorat, ferricyanua,
nitrobenzen, nitrophenol, polyphenol và một số các thuốc điều trị bệnh như: sodium
nitroprussiat, nitroglycerin, paracetamol... oxy hóa Fe2+của Hb thành Fe3+theo sơ đồ:
Hb <—> MetHb + e

88

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bình thường thì hồng cầu có khả năng khử rất mạnh nhưng khi có nhiều chất oxy
hóa, vượt quá khả năng khử MetHb của hồng cầu, MetHb trong hồng cầu sẽ tăng lên,
gây nên tình trạng thiếu oxy mô. Tím tái xuất hiện khi nồng độ MetHb > 1,5%, nguyên
nhân có thể do bẩm sinh hay mắc phải.
Methemoglobin bấm sinh có the do sự hiện diện của các biến thể HbM. Tình trạng
thiếu hụt enzym cytochrom b5 reductase có đặc điểm là tím tái từ khi sinh. Ở các bệnh
nhân này 10-15% Hb có tồn tại dưới dạng MetHb. Methylen blue đường uống, 100-300
mg/ngày hoặc acid ascorbic 200-500 mg/ngày có thể làm giảm mức MetHb xuống 5-
10% và giảm đi tình bạng tím tái của bệnh nhân.
HbM là một nhóm các biến thể của Hb, khi có sự thay đổi ở histidin gần hay
histidine xa của chuỗi a hoặc chuồi p.
Alpha 58 His —» Tyr (Hb M Boston)
Beta 92 His Tyr (Hb M Hyde Park)
Ket quả là hem có khuynh hướng dễ bị oxy hóa tạo hemin, hình thành nên MetHb.
Methemoglobin mắc phải hay do ngộ độc các chất hoặc thuốc nêu trên. Đối với
bệnh nhân thiếu enzym G6PD (glucose 6-phosphat dehydrogenase), tình trạng ngộ độc
có thể biểu hiện ngay cả với liều thấp của các thuốc trên, ở các bệnh nhân này, NADPH
không có sẵn trong hồng cầu vì thế bệnh dễ xảy ra hon. Sử dụng leukomethylen blue 2
mg/kg để thay thế NADPH có thể có hiệu quả trong điều trị.
Biểu hiện lâm sàng đặc trưng bởi tình trạng tím sô-cô-la (chocolate cyanosis) (màu
xanh ở da và niêm mạc, máu có màu nâu) là kết quả của methemoglobin sậm màu. Các
triệu chứng liên quan đến tình trạng giảm oxy (hypoxia) ở mô, bao gồm cảm giác lo
lắng, đau đầu, khó thở hoặc có thể hôn mê và tử vong.

3.5. Tính chất enzym của Hb

Hb có tính chất của một oxidoreductase xúc tác phản ứng oxy hóa khử.
- Tính chất của một peroxidase rõ rệt

H2O2 + AH2 -> 2 H2O + A

- Có hoạt tính của catalase yếu

2H2O2 —> 2 H2O + 02

89
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
4. Sự GLYCATE HÓA HEMOGLOBIN

Hình 4.15. Tình trạng tăng nồng độ glucose và sự tạo thành HbA1c.

ở điều kiện sinh lý, quá trình glycate hóa HbA (glycation, ngung tụ với một hexose
không cần enzym) xảy ra chậm và phụ thuộc vào nồng độ của hexose trong huyết
tuơng. Dạng Hb được glycate hóa phổ biến nhất là HbAlc. HbAlc có nhóm glucose
gắn với nhóm amin của acid amin valin ở đầu N tận của chuỗi p (Schiff base), quá trình
này có thể đảo ngược và glucose có thể tách ra khỏi Hb. Sau đó, sự tái sắp xếp Amadori
xảy ra và hình thành các ketoamin, quá trình này sẽ không thể đảo ngược được nữa. Tất
cả phản ứng này gọi là phản ứng Maillard, một khi xảy ra thì glucose không thể tách
khỏi Hb. Do đó HbAlc tồn tại trong hồng cầu trong suốt đời sống của hồng cầu. O bệnh
nhân đái tháo đường, số lượng HbAlc tăng trong hồng cầu do HbA bị tiếp xúc với nông
độ glucose cao (Hình 14.5). Các Hb được glycate hóa được gọi chung là HbAl, trong
đó 80% là HbAlc, ngoài ra còn có HbAlal (gắn fructose 1,6-bisphosphat) và HbAla2
(gắn glucose 6-phosphat). Khi sự glycate hóa xảy ra ở acid amin lysin bên trong chuồi a
hoặc (3 sẽ tạo thành HbAld. Trên lâm sàng, có thể xác định nồng độ HbAl bằng phương
pháp sắc ký. Hb tích điện dương bình thường sẽ gắn với resin tích điện âm, nhưng
HbAl (phần tích điện bị che lấp bởi glucose) sẽ đi qua cột. Ngày nay, cũng có thê định
lượng các Hb gắn đường bằng phương pháp đo độ đục miễn dịch
(immunoturbidomctry).
Mức HbAlc phản ánh nồng độ glucose trung bình trong khoảng thời gian 10-12
tuần trước đó và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hoặc sự thay đổi đường huyết mới
đây. Xét nghiệm này có thể được thực hiện mồi 3 tháng ở các bệnh nhân đái tháo đường
để theo dõi quá trình điều trị. Bình thường, mức HbAlc thấp hơn 6%. Ở bệnh nhân đái
tháo đường, nếu mức HbAlc dưới 7% cho thấy sự kiểm soát đường huyết tôt.
Glycohemoglobin tăng cho thấy sự kiểm soát kém tình trạng đái tháo đường. Nguy cơ

90
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
các biến chứng như bệnh võng mạc đái tháo đường hay biến chứng thận tăng tỷ lệ với
giá trị HbAlc. Giảm 1% HbAlc sẽ giảm các biến chứng lâu dài lên tới 30%. Sự dao
động của HbAlc cũng có thể liên quan tới các biến chứng của đái tháo đường.
Khi định lượng HbAlc bằng phương pháp sắc ký, HbF cũng có thể qua cột tương
tự như HbAlc. Do đó, giá trị HbAlc cao bất thường có thể gặp ở trẻ sơ sinh bình
thường hoặc ở các bệnh nhân thalassemia. Mặt khác, dạng glycate hóa của HbS hoặc
HbC bị giữ lại trong cột nên giá trị HbAlc đo được có thể thấp bất thường dù bệnh nhân
có bị đái tháo đường. HbAlc cũng có thể thấp ở các trường hợp thiếu máu tán huyết do
đời sống hồng cầu bị ngắn đi. Những nhược điểm này của phương pháp sắc ký có thể
tránh được nếu đo bằng phương pháp đo độ đục miễn dịch mới hơn.

5. MYOGLOBIN
Myoglobin là loại huyết sắc tố của cơ vân (cơ tim và cơ xương), cũng được cấu tạo
bởi một chuỗi polypeptid và một nhóm ngoại là hem. Myoglobin là một đơn phân tử
hình cầu, phân tử lượng 17.000, gồm 153 acid amin. Các acid amin của myoglobin tạo
thành 8 đoạn xoắn và tạo thành các cấu trúc bậc II và bậc III giống như cấu trúc của
chuỗi Ị3 trong phân tử Hb.

Hình 4.16. Mô hình của myoglobin (A) và vị trí gắn oxy (B).

Mối tương quan giữa phân áp oxy (pOi) và độ bão hòa của myoglobin được biếu
diễn bằng đường cong gắn hay phân ly oxy có dạng hyperbol. Khi ở phối, PƠ2 100
mmHg thì 97-98% myoglobin bão hòa oxy. ở máu tĩnh mạch, pƠ2 40 mmHg và khi ở
các mô hoạt động mạnh như cơ pƠ2 chỉ còn khoảng 20 mmHg, thì ái lực của myoglobin
với oxy vẫn còn tương đối cao, nên oxymyoglobin không thể cung cấp một lượng lớn
oxy nó mang cho mô, vì vậy oxymyoglobin không được coi là một thành phần mang
oxy từ phổi đến cung cấp cho mô như oxyhemoglobin. Tuy nhiên, khi có hiện tượng
mất nhiều oxy như trong lao động nặng làm cho pƠ2 của mô cơ giảm, dao động ở
khoảng 5 mmHg, thì ái lực của myoglobin với oxy giảm, oxymyoglobin mới phóng
thích oxy của nó để ty thể của cơ sử dụng tổng họp ATP, quá trình này được gọi là quá

91

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
trình tổng họp ATP phụ thuộc oxy (oxy-dependent). Vì vậy, myoglobin được coi là
protein dự trữ oxy cho cơ.

Hình 4.17. Mô hình mối tương quan giữa pƠ2 và độ bão hòa oxy của myoglobin và Hb.

Độ bão hòa oxy của myoglobin hoặc hemoglobin có thể thay đổi tử 0 đến 100% (tất
cả các vị trí đều gắn Ch). Trên lâm sàng, pulse oximetry là một phương pháp không xâm
lấn, gián tiếp đo độ bão hòa oxy của máu động mạch dựa trên sự khác biệt về độ hấp thu
ánh sáng của oxy-Hb và deoxy-Hb.

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hemoglobin?


A. Hb A là Hb chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở người lớn bình thường
B. Máu thai có ái lực với oxy thấp hơn so với máu người lớn vì HbF có ái lực cao với
2,3-bisphosphoglycerat
c. Thành phần globin của HbF là O.2Ô2
D. HbAlc khác với HbA ở 1 vị trí acid amin
2. Khi nói về tình trạng toan máu (acidosis), phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tình trạng toan máu làm giảm độ hòa tan của HbS
B. Toan máu làm tăng ái lực của Hb với oxy
c. Toan máu có khuynh hướng chuyển Hb từ dạng T sang dạng R
D. Toan máu làm đường cong phân ly oxy-Hb lệch trái

92

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự gắn oxy vói Hb?
A. Trong hiệu ứng Bohr, ái lực với oxy thấp ở nồng độ pH cao
B. Carbon dioxid làm tăng ái lực của Hb với oxy bằng cách kết hợp với nhóm c tận
của chuỗi polypeptid
c. Ái lực với oxy tăng khi % bão hòa tăng
D. Phân tử hemoglobin bậc 4 gắn với 4 phân tử 2,3-bisphosphoglycerat
4. p-Lysin 82 ở HbA có vai trò quan trọng trong sự kết họp vói 2,3-
bisphosphoglycerat. Trong Hb Helsinki, acid amin này bị thay bằng methionine.
Phát biểu nào sau đây đúng về Hb Helsinki?
A. Có khuynh hướng ổn định ở dạng T hơn là dạng R
B. Tăng ái lực với oxy và do đó giảm phân phối oxy cho mô
c. Đường cong phân ly oxy-Hb lệch phải so với HbA
D. Dần tới thiếu máu
5. Một người đàn ông 67 tuổi đến cấp cứu với bệnh sử 1 tuần bị đau ngực và thở
nông. Bệnh nhân than phiền về màu da xanh ở mặt và các chi. Tiền sử có co’n đau
thắt ngực ổn định đã điều trị vói isosorbide dinitrate và nitroglycerin. Khi lấy máu
để xét nghiệm thấy máu có màu nâu. Chẩn đoán nào sau đây phù họp nhất?
A. Tăng carboxy Hb trong máu
B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm
c. Met Hb
D. p-Thalassemia
6. Hb chứa nhiều acid amin nào sau đây?
A. Histidin
B. Arginin
c. Prolin
D. Leucin
7. Nồng độ cao của 2,3-bisphosphoglycerat khi kết họp vói Hb sẽ gây ra hiện tượng
nào sau đây?
A. Dịch chuyển đường cong phân ly oxy-Hb sang trái
B. Dịch chuyển đường cong phân ly oxy-Hb sang phải
c. Không ảnh hưởng đường cong phân ly oxy-Hb
D. Tăng ái lực của Hb với oxy
8. Liên kết giữa Fe2+ của hem vói nhân imidazol của histidin của globin là liên kết gì?
A. Cộng hóa trị
B. Phối trí

93

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
c. Hydro
D. Este
9. về hemoglobin, câu nào sau đây SAI?
A. Hb gồm 4 đơn vị, mỗi đơn vị gồm một chuỗi polypeptid gắn với một hem
B. Hb kết hợp với oxy và co lần lượt tạo oxyHb và carboxyHb qua Fe2+ của hem
c. Sự oxy hóa Fe2+ của Hb thành Fe3+ biến Hb thành MetHb không còn chức năng
hô hấp
D. Đường cong phân ly oxy của Hb có dạng hyperpol
10. Methemoglobin có thể được khử trở lại thành Hb nhờ chất nào sau đây?
A. Vitamin B12
B. Glutathion
c. Creatinin
D. FADH

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Hóa Sinh (Đại học Y Dược TPHCM). Hóa sinh Y học. Nhà xuất bản Y học 2014
2. Murray RK (2009), Harper's Illustrated Biochemistry, New York: McGraw-Hill.
3. Nelson DL & Cox MM (2008), Lehninger Principles of Biochemistry, New York:
W.H. Freeman and Company.
4. Denise R. Ferrier (2017), Lippincott’s Illustrated Reviews: Biochemistry,
Philadelphia: Wolters Kluwer.

94

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chưong V
HÓA HỌC NUCLEOTID VÀ ACID NUCLEIC

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Viết được công thức của ribose, deoxyribose, các base purin và pyrimidỉn.
2. Phân biệt được cấu tạo của nucỉeosỉd, nucleotỉd và acid nucleic.
3. Viết được cấu tạo và nêu được vai trò của một so nucleosid di và trỉphosphat.
4. Trình bày được cấu trúc của ADN và ARN, những điểm khác biệt về cẩu trúc
của 2 loại phân tử này và quy luật bố sung đôi base.
5. Nêu được vai trò sinh học của các loại ARN.

ĐẠI CƯƠNG

Chương này giới thiệu các base purin và pyrimidin có nhân thơm dị vòng và những
dẫn xuất chính của những base này, đó là các nucleosid và nucleotid, những chất này
ngoài vai trò là tham gia cấu tạo acid nucleic, còn có nhiều vai trò khác trong đời sống
và sức khỏe. Acid nucleic là chất liệu quan trọng của sự sống, gồm acid
deoxyribonucleic (ADN) và acid ribonucleic (ARN), chiếm 5-15% trọng lượng khô của
tế bào và ở dưới dạng nucleoprotein. Gọi là acid nucleic vì được phát hiện đầu tiên ở
nhân tế bào (nucleus) bởi F. Miescher (1869). Thật ra, acid nucleic không những có ở
nhân tế bào (ADN, ARN) mà còn có ở bào tương (ARN).

1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NUCLEOTID VÀ ACID NUCLEIC


Nucleotid và acid nucleic có 3 loại yếu tố cấu tạo: acid phosphoric, pentose và base
có nitơ.

1.1. Acid phosphoric


Công thức là H3PO4, là acid vô cơ, tạo nên tính acid cho acid nucleic và hiện diện ở
cả ADN và ARN.

1.2. Pentose
Acid nucleic có 2 loại đường pentose:
- D-Ribose, hiện diện ở ARN
- 2'-deoxy-D-ribose, hiện diện ở ADN
Trong nucleotid, cả 2 loại pentose này đều ở dạng P-furanose (Hình 5.1).

95

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Khi pentose được liên kết với base trong nucleotid hay nucleosid, các nguyên tử
carbon của nó được đánh sổ kèm dấu phẩy ('): cr, C2', C3', C4', C5' để phân biệt với
những nguyên tử được đánh số trên base nitơ.
H

C=O
ĩ
H—C-OH
I
H—C-OH
ĩ
H— C-OH
ĩ
CH2OH
Aldehyd /3~Faranose
Ribose Deoxyribose

Hình 5.1. Ribose và deoxyribose.

Trong dung dịch, ribose tự do có thể ở dạng thẳng (aldehyd) và dạng vòng (P-
furanose) với tỷ lệ như nhau. Pentose trong ARN chỉ ở dạng vòng P-D-ribofuranose,
tương tự, trong ADN chỉ có P-2'-deoxy-D-ribofúranose.
Việc có hay không có nhóm -OH ở vị trí C2' của đường pentose ảnh hưởng tới độ
bền của acid nucleic trong môi trường kiềm. ARN chứa đường ribose có nhóm -OH ở
C2' dễ dàng bị thủy phân trong môi trường kiềm để tạo ra một hỗn hợp các 2 và 3
nucleotid. Trong khi đó, ADN chứa đường deoxyribose thì không bị thủy phân nên nó
rất bền vững so với ARN.

Hình 5.2. Ảnh hưởng cùa môi trường kiềm đối với ADN và ARN. Những sợi ADN vẫn nguyên
vẹn và chỉ bị tách ra. ARN bị thủy phân thành các nucleotid.

96

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.3. Base có nito


Gồm 2 loại, base purin và base pyrimidin.

H
c
n; 5 ch Nr 5
8 CH
HC 2 1 JCH HC* 9/
N
N H
Pyrimidin Purin

1.3.1. Base purin


Là loại base có nhân purin, gồm adenin và guanin (Hình 5.3).
Ở thực vật, có nhiều base purin có chứa một sổ gốc methyl. Một so base này có
dược tính. Ví dụ: cà phê chứa cafein, trà chứa theophylin và ca-cao chứa theobromin
(Hình 5.4).
NH2 o
I Ị!
,c N N
N C'^ ỵ HN C"^ 'X
I ị CH I Ị CH
HC C./ c C^ /
N ,N H2N N
H H
Adenin Guanin

Hình 5.3. Base purin: adenin và guanin.

Cafein Theophylin Theobromin


(1,3,7-trimethỵl-xanthin) (1,3-dimethyl-xanthin) (3,7-dimethyl-xanthin)

Hình 5.4. Một số base purin có chứa gốc methyl.

1.3.2. Base pyrimidin


Là loại base có nhân pyrimidin, gồm: cytosin, uracil và thymin (Hình 5.5).

97
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Cỵtosin Thỵmin Uracil


(ADN) (ARN)

Hình 5.5. Base pyrimidin: cytosin, uracil và thymin.

1.3.3. Tính chất vật lý và hóa học của các base purìn và pyrimidỉn
- Tính đồng phân:
Các base đều có các dạng đồng phân tautome: dạng keto (lactam) - enol (lactim) và
amin - imin, tùy thuộc vào điều kiện pH. Dạng amin và lactam ben horn và vì thế ở điều
kiện sinh lý bên trong hầu hết các tế bào, hai dạng này chiếm đa số (Hình 5.6).

98

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Guanin

Thymin

Uracil

H H
Lactam Lactim

Hình 5.6. Các dạng đồng phân tautome.

Uracil có các dạng đồng phân lactam, lactim và double lactim.

OH

Double lactim

- Tính hòa tan:


Các base nitơ là các base yếu, và tương đối ít tan trong nước ở pH sinh lý. Tuy
nhiên, trong tế bào, hầu hết purin và pyrimidin là thành phần cấu tạo của nucleotid và
polynucleotid, những hợp chất này có tính tan cao hơn. ở pH trung hòa, guanin ít hòa
tan nhất.
- Sự hấp thu ánh sáng:
Các base purin, pyrimidin hấp thu ánh sáng vùng tử ngoại và acid nucleic có cực
đại hấp thu ở bước sóng khoảng 260 nm.

99

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1.3.4. Các base hiếni

Ngoài các base chính kê trên, acid nucleic còn có thể chứa các base hiếm hay base
lượng ít: chúng chiếm tỷ lệ thấp và đa số là những dẫn xuất của base lượng nhiều nhờ
sự methyl hóa (chủ yếu), acetyl hóa hoặc hydroxymethyl hóa (Hình 5.7).

5-Methylcytosin

<a) /A-Methylguanin 5-Hydroxymethylcytosin (b) 7-Methylguanosin 4-Thiouridin

Hình 5.7. Các base hiếm, (a) các base hiếm trong ADN; (b) các base hiếm trong ARNt, dưới
dạng nucleosid.

Sau đây là bảng so sánh thành phần hóa học giữa ADN và ARN:

Bảng 5.1. So sánh thành phần hóa học giữa ADN và ARN

Thành phần cấu tạo ADN ARN

Base purin Adenin (A) Adenin (A)


Guanin (G) Guanin (G)
Base pyrimidin Cytosin (C) Cytosin (C)
*
Thymin (T) *
Uracil (U)
Đường pentose Deoxyribose * Ribose *
Acid phosphoric H3PO4 H3PO4

*Mậc dù ADN và ARN có 2 điểm khác biệt: đường pentose và thành phần base
(base thymin ở ADN, uracil ở ARN), chính đường pentose mói là yếu tố quyết định.
Neu acid nucleic chứa đường deoxyribose thì đó chính là ADN, dù cho trong thành
phần base có thể có uracil.

100

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2. NUCLEOSID VÀ NUCLEOTID

2.1. Nucleosid
Nucleosid là sản phẩm thủy phân không hoàn toàn của acid nucleic, gồm 2 thành
phần: base nitơ và pentose, nối với nhau bằng liên kết p-N-glycosid giữa N9 của purin
hoặc NI của pyrimidin với cr của pentose (Hình 5.8). Liên kết này được hình thành
bằng cách loại bỏ 1 phân tử nước (nhóm OH từ pentose và H từ base).
Tùy theo base, ta có nucleosid purin và nucleosid pyrimidin. Tùy theo pentose, ta
có ribonucleosid và deoxyribonucleosid (Bảng 5.2).

Guanosin

Hình 5.8. Liên kết glycosid giữa base nitơ và đường pentose trong các ribonucleosid.

Liên kêt glycosid xoay hạn chê và tạo thành 2 dạng câu trúc: syn và anti. Trong các
nucleosid pyrimidin và acid nucleic, dạng anti chiếm ưu thế.
NH,

Hình 5.9. Dạng syn và anti của adenosin.

101
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Các nucleosid được đặt tên bằng cách thêm đuôi -idin vào tên gốc của base
pyrimidin và đuôi - osin vào tên gốc của base purin (Bảng 5.2).

Bảng 5.2. Các nucleosid

Base Ribonucleosid Deoxyribonucleosid

A (adenin) Adenosin Deoxyadenosin


G (guanin) Guanosin Deoxyguanosin
c (cytosin) Cytidin Deoxycytidin
u (uracil) Uridin
T (thymin) Deoxythỵmidin

ở dạng tự do, các nucleosid có lượng rất ít trong đa số các tế bào. Nucleosid dễ tách
biệt và xác định bằng sắc ký, chúng bị thủy phân bởi nucleosidase. Trong hầu hết các
trường hợp, nucleosid chỉ có vai trò cấu tạo nên nucleotid, ngoại trừ adenosin. ở động
vật có vú, adenosin hoạt động như một hormon tại chỗ giúp làm giãn mạch, co cơ trơn,
phóng thích chất dẫn truyền thần kinh, điều hòa nhịp tim... Adenosin có thể được dùng
trong điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất (Adenocard ®). Adenosin cũng có vai trò
điều hòa giấc ngủ, khi ngủ mức adenosin giảm. Cafein giúp tỉnh táo hơn là do ngăn cản
adenosin tác dụng lên thụ thể của nó.

2.2. Nucleosid monophosphat (NMP): nucleotid


Nucleosid monophosphat còn được gọi là mononucleotid, là đơn vị cấu tạo của acid
nucleic và gồm có base nitơ, pentose và acid phosphoric (Hình 5.10).
Acid phosphoric nối với pentose bằng liên kết ester, thường là ở vị trí C5' đôi khi
có thể ở C2' hay C3'. Nếu liên kết phosphoester vừa ở vị trí C2' và C3' hoặc C3' và C5',
lúc đó mononucleotid có dạng vòng (Hình 5.11).

Hình 5.10. Nucleosid monophosphat (NMP): (a) deoxyribonucleotid; (b) ribonucleotid.

102

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 5.11. Monoribonucleotid vòng.

Trong nucleosid polyphosphat và polynucleotid, gốc phosphat có thể được viết tắt
là “p” và nucleosid có thể được viết tắt dạng 1 chữ thể hiện base nitơ của các nucleosid
này. Tùy theo vị trí “p” được viết so với chữ viết tắt của nucleosid sẽ cho biết vị trí của
liên kết ester giữa acid phosphoric và đường pentose. Ví dụ: pA là 5'-adenylat, dAp là
3'-deoxyadenylat, và pppA là ATP.
Tùy theo base nitơ và pentose cụ thể mà ta có các NMP tương ứng (Bảng 5.3).

Bảng 5.3. Các nucleosid monophosphat (NMP)

Base Ribonucleosid 5'-monophosphat Deoxyribonucleosid 5'-monophosphat

A Adenosin monophosphat Deoxyadenosin monophosphat

(AMP, acid adenylic) (dAMP, acid deoxyadenylic)

G Guanosin monophosphat Deoxyguanosin monophosphat

(GMP, acid guanỵlic) (dGMP, acid deoxyguanylic)

c Cytidin monophosphat Deoxycytidin monophosphat

(CMP, acid cytidylic) (dCMP, acid deoxycytidylic)

u Uridin monophosphat

(UMP, acid uridylic)

T Deoxythymidin monophosphat

(dTMP, acid deoxythymidylic)

Những acid trên có thể được biểu thị bằng muối của chúng như adenylat, guanylat,
cytidylat, uridylat, deoxyadenylat...
Các nucleosid monophosphat là đơn vị cấu tạo của acid nucleic.
ARN có 4 đơn vị cấu tạo chính là: AMP, GMP, CMP, UMP.
ADN có 4 đơn vị cấu tạo chính là: dAMP, dGMP, dCMP, dTMP.
Sau đây là một vài ví dụ về NMP:

103

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2'-Deoxyadenosin 5'-monophosphat 2'-Deoxyguanosin 5'-monophosphat


(Deoxyadenylat, dAMP) (Deoxyguanylat, dGMP)

2'-Deoxycytidin 5'-monophosphat 2'-Deoxythymidin 5'-monophosphat


(Deoxycytidylat, dCMP) (Thymidylat, dTMP)

Các nucleotid trong ADN hấn thu ánh sáng cực tím và có thể gây biến đổi cấu trúc
hóa học của ADN. Điều này có thể giải thích khả năng gây đột biến của tia cực tím. Phố
hấp thu tùy thuộc vào pH, ở pH = 7 tất cả các nucleotid thường gặp đều hấp thu ánh
sáng có bước sóng gần 260 nm. Do đó, nồng độ nucleotid và acid nucleic thường được
đo ở bước sóng này.

2.3. Nucleosid di và triphosphat (NDP, NTP)


Đó là những nucleosid có gắn thêm hai hoặc ba gốc phosphat bằng liên kết
phosphoanhydrid (liên kết pyrophosphat) (Hình 5.12).
Trong phân tử ATP, thủy phân liên kết ester giữa phosphat-pentose giải phóng chỉ
khoảng 14 kJ/mol, trong khi phản ứng thủy phân liên kết phosphoanhydrid giải phóng
khoảng 30 kJ/mol.
Tùy theo base nitơ và pentose cụ thể mà ta có các NMP và NTP tương ứng (Bảng 5.4).

104
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ester
o o R5 I
o—p—O—P—O—-p—o—CH. I Adenin I

[0____ Oj o . H \
Anhydrid Vh
Anhydrid T. . ""ll-T|
NDP OH OH
I__ _ _______ ______________________ _ _______ 1 ATP
NTP

Hình 5.12. Nucleosid mono, di và triphosphat và cấu tạo ATP (một nucleosid triphosphat) với 2
liên kết phosphoanhydrid.

Bảng 5.4. Các ribonucleosid và deoxyribonucleosid mono, di và triphosphat

Ribonucleosid mono, di và triphosphat Deoxyribonucleosid mono, di và triphosphat


AMP ADP ATP dAMP dADP dATP
GMP GDP GTP dGMP dGDP dGTP
CMP CDP CTP dCMP dCDP dCTP
UMP UDP UTP dTMP dTDP dTTP

3. NHỮNG NUCLEOTID Tự NHIÊN


Những nucleotid tự do, không phải là thành phần cấu tạo của acid nucleic, cũng
được tìm thấy trong các mô. Chúng có những chức năng sinh học khác nhau như: là
chất dự trữ và vận chuyển năng lượng sinh học, là coenzym hoặc là yếu tố truyền thông
tin nội bào. Sau đây là một số nucleotid quan trọng:

3.1. Dần xuất của adenosin

3.1.1. Adenosin dìphosphat (ADP) và adenosin triphosphat (ATP)


ADP và ATP đều lần lượt là cơ chất và sản phấm của sự phosphoryl oxy hóa. Hệ
thống ADP - ATP đóng vai trò quan trọng trong sự tích trữ và vận chuyển năng lượng.
ATP còn là nguồn năng lượng chủ yếu cho đa số các phản ứng trong tế bào, ATP là
nucleotid tự do trong tế bào có nồng độ cao nhất, nồng độ ATP trong phần lớn các tế
bào của loài hữu nhũ là khoảng 1 mmol/1.

3.1.2. AMP vòng (AMPv)

Adenosin 3',5'- monophosphat hay cyclic AMP (cAMP) (Hình 5.13), hiện diện
trong đa số các tế bào động vật. Cơ thể sống nói chung và tế bào nói riêng trả lời tác
động của môi trường bên ngoài sau khi nhận được tín hiệu hormon hoặc tín hiệu hóa

105
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
học khác. Khi đó sẽ xảy ra tương tác giữa các tín hiệu hóa học - thông tin thứ nhất vói
các thụ thể trên bề mặt màng tế bào, tạo ra thông tin thứ hai bên trong tế bào và làm tế
bào thay đối, đáp ứng lại tác động của môi trường bên ngoài. AMP vòng đóng vai trò là
chất vận chuyến thông tin thứ hai trong cơ chế hoạt động của hormon.
AMP vòng được tạo nên từ ATP do một phản ứng xúc tác bởi adenylyl cyclase
(Hình 5.13).

Adenylyl cyclase
PHOSPHODIESTERASE
ATP AMPv 5'-AMP
PPvc
Hình 5.13. Sự thành lập AMPv từ ATP và sự thủy phân AMPv bởi phosphodiesterase.

Nồng độ trong tế bào của AMP vòng vào khoảng 1 nmol/1. Phản ứng thủy phân
AMP vòng thành 5'-AMP được xúc tác bởi AMPv phosphodiesterase.

3.1.3. S- adenosylmethionin (Hình 5.14)


Là dạng methionin “hoạt động”, được dùng như là một chất cung cap methyl trong
nhiều phản ứng methyl hóa, ví dụ như trong sự chuyển hóa lipid.
NH2

Methionin Adenosin

Hình 5.14. S- adenosylmethionin.

106

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3.1.4. Coenzym
Một số dẫn xuất của adenosin đóng vai trò là coenzym. Ví dụ (Hình 3.3): NAD+
(nicotinamid adenin dinucleotid), NADP+ (nicotinamid adenin dinucleotid phosphat),
FAD+ (flavin adenin dinucleotid), coenzym A (CoA), 5'-deoxyadenosylcobalamin
(dạng hoạt động của vitamin B12).

ỏ ỎH

3'-Phosphoadenosin diphosphat
Coenzym A (3'-P-ADP)

Hình 5.15. Một số coenzym chứa adenosin (phần tô màu xám); coenzym A, NAD+ và FAD+.

107
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.2. Dẩn xuất của guanosin

3.2.1. GDPvà GTP


Guanosin diphosphat và guanosin triphosphat, cũng được dùng đến trong một số hệ
thống cần năng lượng. Ví dụ, sự oxy hóa acid a-ketoglutaric thành acid succinic trong
chu trình Krebs là một phản ứng phosphoryl oxy hóa, chuyên chở một phân tử phosphat
đến GDP để tạo thành GTP (xem chương “Chuyển hóa năng lượng”). GTP là chất cần
thiêt cho sự hoạt hóa adenylyl cyclase và cũng là nguồn năng lượng cần cho sự tổng hợp
protein ở polyribosom.

3.2.2. GMP vòng (GMPv)


Guanosin 3',5'-monophosphat, là một tín hiệu nội tế bào hay chất vận chuyển
thông tin thứ hai. GMP vòng được tạo từ GTP trong một phản ứng được xúc tác bởi
guanylyl cyclase và cũng được thoái hóa bởi một phosphodiesterase để tạo 5'-GMP
tương ứng.

3.3. Dẩn xuất của hypoxanthin


Hypoxanthin ribonucleotid (IMP) là tiền chất của ribonucleotid purin, được tạo ra
do sự khử amin từ AMP. Phản ứng amin hóa sẽ tái tạo lại AMP, còn sự khử phosphoryl
từ IMP thì tạo ra nucleosid inosin, một chất trung gian trong quá trình chuyển hóa purin.

3.4. Dẩn xuất của uraciỉ

UDP, UTP: uridin diphosphat và uridin triphosphat, là những coenzym quan trọng
tham gia quá frinh chuyển hóa glucid. UDP-glucose là tiền chất của glycogen. UTP
được dùng trong các phản ứng chuyển hóa galactose thành glucose. Ngoài ra, nó cũng là
tiền chất để tổng hợp ARN. UDP và ƯTP đều là những hợp chất giàu năng lượng.

3.5. Dẩn xuất của cytosin


CDP, CTP: cytidin diphosphat và cytidin triphosphat, cũng là chất giàu năng lượng.
CTP là tiền chất cho sự tổng hợp acid nucleic. Ngoài ra, CTP là chất cần thiết cho sự
tổng hợp một số phosphoglycerid ở mô động vật. CDP-cholin là một trong những chất
tham gia sự tạo thành spingomyelin và sphingosin.

3.6. Oligonucleotid
Oligonucleotid gồm một số nucleotid nối với nhau, chúng là sản phẩm thủy phân
dở dang của acid nucleic.

108
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

4. POLYNUCLEOTID
Nhiều nucleotid kết họp với nhau thành chuồi polynucleotid bằng liên kết cơ bản
3'-5'-phosphodiester, nối nhóm OH ở C3' của nucleotid đứng trước với nhóm OH của
gốc phosphat ở C5' của nucleotid kế tiếp. Một chuỗi polynucleotid gồm bộ xương sống
là các phân tử pentose và phosphat, và các mạch bên là các base nitơ. Chuỗi có 2 đâu,
đầu 3' và đầu 5', ở dưới dạng tự do hoặc kết họp phosphat, không kết hợp với nucleotid
khác. Các gốc phosphat của chuỗi polynucleotid là các gốc acid, chính vì vậy ở pH sinh
lý polynucleotid hay acid nucleic chính là những chuỗi anion (Hình 5.16). Trong
nucleosom, ADN tích điện âm sẽ liên kết với protein histon (rất giàu arginin và lysin)
tích điện dương.
Đầu 5'

Liên kết
3'-5' o
phosphodiester

Liên kết
3'-5'
phosphodiester"

Liên kết
3'-5'
phosphodiester

OH H

Đầu 3'

Hình 5.16. Cấu tạo của một tetranucleotid pdApdGpdTpdC. Các nucleotid liên kết với nhau
bằng liên kết 3',5'-phosphodiester. Nucleotid có nhóm 5'-phosphat tự do được gọi là đầu 5' và
nucleotid với nhóm 3'-OH tự do được gọi là đầu 3'.

109

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Có thể biểu thị ngắn gọn một đoạn polynucỉeotid (oligonucleotid) như Hình 5.17.

Hình 5.17. Một đoạn polynucleotid (có thể được ký hiệu pA-C-G-T-AoH, pApCpGpTpA hoặc
pACGTA).

5. NHỮNG SẢN PHẨM TỔNG HỢP TƯƠNG Tự NUCLEOTID

Những sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong y học. Chúng có thể có một trong
hai tác dụng: (1) ức chế những enzym đặc hiệu của sự tổng hợp acid nucleic, hoặc (2)
tác dụng lên sự kết hợp đôi base. Phần lớn các ứng dụng lâm sàng đều khai thác vai trò
là tiền chất acid nucleic của nucleotid và khai thác thời điểm tế bào phân chia, là lúc
ADN được nhân đôi.
Allopurinol được dùng để điều trị tăng acid uric máu và bệnh gút (thống phong),
nhờ tác dụng ức chế sự tổng họp purin và hoạt động của xanthin oxidase. Người ta dùng
những nucleosid có chứa arabinose thay vì ribose để điều trị ung thư và nhiễm siêu vi.
Ví dụ: cytarabin (arabinosylcytosin hay Ara cytosin). Chất 5-iodo-2'-deoxyuridin được
sử dụng để điều trị viêm giác mạc do siêu vi Herpes. Zidovudin (ZDV), hay còn gọi là
azidothymidin (AZT)) được dùng trong điều trị HIV Chất 5-fluoro-hay 5-iodouracil, 3-
deoxyuridin, 6-thioguanin, 6-azauridin, 8-azaguanin được dùng để điều trị ung thư.
Azathioprin, chuyển hóa thành 6-mercaptopurin, được dùng khi ghép cơ quan nhờ tác
dụng chống thải ghép.

110

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

5-lodo-2'-deoxyuridin

6. ACID NUCLEIC

Acid nucleic gom 2 loại là acid deoxyribonucleic (ADN) và acid ribonucleic


(ARN). Khi thủy phân hoàn toàn acid nucleic, thu được 3 thành phần cấu tạo cơ bản là:
acid phosphoric, đường 5C và base nitơ. Đường 5C gồm 2 loại: ribose và deoxyribose.
Base nitơ gồm 2 nhóm: base purin và base pyrimidin. Base purin gồm: adenin (A) và
guanin (G); base pyrimidin gồm: cytosin (C), thymin (T) và uracil (U).

6.1. ADN (Acid deoxyribonucleic)


ADN là một phân tử polyme, chứa gen là những đơn vị cơ bản của thông thi di truyền.

6.1.1. Thành phần cấu tạo


ADN là một polynucleotid gồm rất nhiều nucleotid, có thể lên đến hàng triệu, nối
với nhau bằng những liên kết 3', 5'-phosphodiester (Hình 6.1). Thành phần hóa học của
ADN gồm có 4 base nitơ A, G, c, T, đường deoxyribose và acid phosphoric. Như vậy,
4 loại nucleotid tham gia cấu tạo phân tử ADN là: deoxyadenylat, deoxyguanylat,
(deoxy) thymidylat, deoxycytidylat.

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
o

Hình 5.18. Một đoạn chuỗi đơn của ADN.

6.1.2. Cấu trúcADN

Mô hình phân tử ADN được Watson, Crick và Wilkins đề nghị năm 1953. Đó là
một phân tử gồm 2 chuồi polynucleotid xoắn đôi theo hai hướng ngược nhau (xoắn đối
song) xung quanh một trục chung (tưởng tượng): một sợi xoắn từ 5' đến 3' và sợi kia
xoắn theo hướng từ 3' đến 5' (Hình 5.19). cấu trúc xoắn của hai chuỗi polynucleotid tạo
cho ADN có một cấu trúc bền vững, hai chuỗi không thể tách ròi khỏi nhau nếu như
không được mở xoắn.

112

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

5' 3'

Hình 5.19. Hai sợi ADN xoắn đối song.

Phân tử ADN xoắn đôi có đường kính 2 nm, mỗi vòng xoắn dài 3,4 nm và có 10
đôi base. Có 2 rãnh liên tục chạy vòng theo phía ngoài của sợi xoắn đôi, gọi là rãnh lớn
và rãnh nhỏ (Hình 5.20). Trong các rãnh, các protein có thể tương tác đặc hiệu với
những nguyên tử của các nucleotid (thường bằng liên kết hydro). Những protein điều
hòa có thể kiểm soát sự biểu hiện gen của những gen đặc hiệu nhờ tương tác đó. Các
nguyên từ đường pentose và các nhóm phosphat xoay ra ngoài, hình thành các liên kết
kỵ nước đảm bảo tính ổn định cho phân tử ADN. Bên trong phân tử ADN, các base
quay vào trong và base của sợi này nối với base của sợi kia bằng liên kết hydro theo quy
luật bô sung đôi base hay nguyên lý bô sung base. A nôi với T băng 2 liên kêt hydro, c
nối với G bằng 3 liên kết hydro (Hình 5.21).

113
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Rãnh nhỏ

Rãnh lớn

5’

2.0 nm

Hình 5.20. Mô hình xoắn đôi của ADN loại B.

Hình 5.21. Liên kết hydro giữa các base.

114

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Do đó, thứ tự các nucleotid của sợi nucleotid bên này sẽ quyết định thứ tự các
nucleotid của sợi bên kia và ngược lại. Thông tin di truyền nằm trong chuỗi nucleotid
trên một sợi được gọi là sợi khuôn', sợi đối diện được gọi là sợi mã hóa vì nó phù hợp
với bản sao là ARN (nhưng uracil thay cho thymin) mã hóa cho protein (Hình 5.22).
Quy luật đôi base có ý nghĩa to lớn vì nhờ đó người ta đã giải thích được cơ chế nhân
đôi của ADN, cơ sở phân tử của quá trình sinh sản.

ADN

SợỊmãhóa_ y—PGGAATTGTGAGCGGATAACAATTTCACACAGGAAACAGCTATGACCATG—3'
Sợi khuôn _ ỹ—ACCAACẬC7CGCCTATĨGĨTAAAGTGỈGTCCTĨTGTCGATACĨGGTAC—5"

Bản sao ARN 5. ppp A u u GU G AG CGG AU A AC A AU uu c AC A c AGG A A AC AGCU A UG A cc A UG 3'


1

Hình 5.22. Trình tự nucleotid của bản sao ARN và gen tương ứng.

6.1.3. Sự cân bang base


Theo nghiên cứu của Chargraff (1949-1953), thành phần base của ADN có đặc
điểm là tổng số base purin bằng tổng số base pyrimidin.

Purin
Pyrimidin

G+T
A+C=G+T
C=G J 1

Phân tử ADN cấu trúc xoắn kép có số lượng base A và T bằng nhau, c và G bằng
nhau. Phân tử ADN có tỷ lệ G, c càng cao, số lượng liên kết hydro càng nhiều thì phân
tử càng bền vững.
Thành phần base của ADN ở một loài nhất định không thay đổi theo tuổi, trạng thái
dinh dưỡng hoặc những biến đổi môi trường, nhưng thay đổi từ loài này sang loài khác
và có tính đặc hiệu theo loài.
Điếm khác biệt ADN của sinh vật prokaryote (tế bào nhân sơ) với sinh vật
eukaryote (tế bào nhân thật) là toàn bộ ADN của prokaryote mang thông tin mã hóa
protein, còn ở sinh vật eukaryote chỉ có một phần ADN mã hóa protein. Phần ADN
mang thông tin di truyền mã hóa protein gọi là các exon, trình tự ADN không mang
thông tin di truyền gọi là intron.

115

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
6.1.4. Tính chất biến tỉnh và hồi tỉnh của ADN

Phân tử ADN bị biến tính (denaturation) khi nhiệt độ tăng, hoặc do tác động của
những tác nhân hóa học (như dung dịch kiềm hoặc urea...). Sự biến tính của ADN được
dùng để phân tích cấu trúc của nó. cấu trúc sợi đôi của ADN trong dung dịch có thể bị
tách ra khi tăng nhiệt độ hoặc giảm nồng độ của muối. Trong dung dịch, phân tử ADN
có tính nhớt và khi ADN ở điều kiện bị biến tính thì tính nhớt này giảm đi. Hai sợi của
một phân tử ADN sẽ bị tách ra ở một khoảng nhiệt độ nào đó. Điểm giữa của khoảng
nhiệt độ này được gọi là điểm nóng chảy (melting temperature hay Tỉrì), hay còn gọi là
nhiệt độ biến tính. Tại nhiệt độ gọi là điểm nóng chảy, Vi số phân tử ADN ở dạng sợi
đơn và ‘/2 số phân tử còn lại vẫn còn dạng xoắn kép. Tm phụ thuộc vào thành phần base
của ADN và nồng độ muối trong dung dịch. ADN có nhiều đôi G - c với 3 liên kết
hydro có nhiệt độ biến tính Tm cao hơn so với ADN có nhiều đôi A - T (Hình 5.24).
Khi hàm lượng G - c trong phân tử ADN giảm 1%, nhiệt độ biến tính Tm giảm 0,4°C.
Formamid có tác dụng làm giảm sự bền vững của liên kết hydro giữa các base, do đó
làm giảm Tm.

Hình 5.23. Nhiệt độ biến tính Tm và mối liên hệ với % G - c của ADN.

ADN có khả năng hồi tính (renaturation). Khi nhiệt độ giảm đến một mức nhất định,
hai mạch đơn đã tách rời nhau liên kết lại với nhau theo nguyên lý bổ sung đôi base tạo
nên chuỗi xoắn kép. Nếu nhiệt độ hạ đột ngột, sự hồi tính không xảy ra, phân tử ADN ở
dạng cuộn vô định hình. Một số tác nhân hóa học gây biến tính vĩnh viễn phân tử ADN
làm cho phân tử ADN không có khả năng hồi tính trở lại cấu trúc ban đầu.
ứng dụng: tổng hợp nhân tạo ADN, công nghệ ADN tái tố hợp.

116

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tách rời Các base bắt cặp


thành 2 theo nguyên lý bổ
sợi đơn sung đôi base

Hình 5.24. Sự biến tính và hồi tính của ADN. Hình 5.25. Phổ hấp thu của sợi đơn và sợi đôi
ADN.

Sự hấp thu ánh sáng vùng tia tử ngoại của các ADN ở trạng thái sợi đơn nhiều hơn
12-40% so với ở trạng thái sợi đôi ADN (Hình 5.26).

6.1.5. Các loại cấu trúc xoan đôi của ADN


Phân tử ADN có nhiều cấu trúc xoắn đôi khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
độ ẩm, các cation hay trình tự các base. Đen nay, người ta đã mô tả được 6 loại: A, B,
c, D, E và Z: chúng được tìm thấy trong những điều kiện thí nghiệm được kiếm soát
triệt để. Mỗi loại được phân biệt bởi:
1. Chiều xoắn (xoắn phải hoặc xoắn trái) (Bảng 5.5)
2. Số đôi base trong mỗi vòng xoắn
3. Khoảng cách giữa mỗi đôi base
4. Khoảng cách lớn nhất giữa hai sợi

Bảng 5.5. Đặc điểm của một số loại cấu trúc xoắn đôi của ADN

Số đôi base trong Khoảng cách giữa Khoảng cách lớn


Loại Chiều xoắn
mỗi vòng xoắn mỗi đôi base nhất giữa hai sợi
A Phải 11 0,256 nm 2,3 nm
B Phải 10 0,338 nm 2 nm
z Trái 12 0,371 nm 1,8 nm

117

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Loại B là loại gặp nhiều nhất trong những điều kiện sinh lý. Loại A tìm thấy khi
môi trường chứa nhiều Na+ hay K+ hom, cấu trúc này được thấy ở dạng bào tử của vi
khuẩn Gram dưong, đây là cơ chế tự bảo vệ của vi khuẩn vì ADN ở dạng này bền vững
vói tia cực tím. Loại c, D, E không hiện hữu in vivo. Loại z được tìm thấy trong nhiễm
sắc thể của ruồi dam Drosophila. Hình 6.3 biểu thị mô hình xoắn đôi của ADN loại B
(theo Watson và Crick).

6.1.6. Các dạng cấu trúc của ADN


ADN có một số dạng cấu trúc khác nhau:
- Dạng xoắn đơn: gặp ở một số virút.
- Dạng xoắn đôi: phổ biến nhất.
- Dạng xoắn đơn vòng: ADN ty thể và 1 số virút.
- Dạng xoắn đôi vòng: dạng nhân đôi của virút hay ADN của virút.

Xoắn đơn Xoắn đôi Xoắn đơn vòng Xoắn đôi vòng

Hình 5.26. Một số dạng cấu trúc ADN.

ở một số sinh vật như vi khuẩn, bacteriophage và nhiều virút động vật có chứa
ADN, thì hai đầu của ADN được nối lại tạo thành một vòng kín. Những vòng kín có thể
ở dạng siêu xoắn hoặc xoắn thường (Hình 5.28). Dạng siêu xoắn xuất hiện khi chính
vòng kín bị xoắn quanh trục của nó.

Xoắn thường Siêu xoắn

Hình 5.27. Dạng xoắn thường và dạng siêu xoắn của ADN.

118

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Siêu xoắn âm được hình thành khi phân tử ADN bị xoắn ngược hướng với cấu trúc
xoay cùng chiều kim đồng hồ của chuồi xoan kép của phân tử ADN loại B. Quá trình
này cần năng lượng, năng lượng này sẽ được tích trữ trong siêu xoắn. Khi phân tử ADN
tháo xoắn, năng lượng này sẽ được giải phóng. Điều này quan trọng trong quá trình
nhân đôi ADN và quá trình phiên mã tổng hợp ARN. Do đó, dạng siêu xoắn là dạng cấu
trúc ưu thế trong hệ thống sinh học. Enzym topoisomerase là enzym xúc tác việc tạo
hay tháo siêu xoắn.

6.1.7. Vai trò của ADN

Thông tin di truyền tích trữ trong một đoạn nucleotid của ADN được sử dụng với hai
mục đích: (1) làm nguồn thông tin cho sự tổng họp tất cả các phân tử protein của tế bào và
của cơ thể; (2) cung cấp thông tin mà các tế bào con cháu được hưởng từ tế bào mẹ.
Như vậy, phân tử ADN được dùng làm khuôn để:
- Phiên mã (transcription) thông tin di truyền cho ARN trong quá trình tổng họp
protein.
- Tái bản (replication) thông tin vào các phân tử ADN con.
Tóm lại, hai vai trò chính của ADN là:
- Mang thông tin di truyền.
- Làm khuôn cho sự phiên mã và tái bản.

6.2. ARN (Acid ribonucleic)

6.2.1.Cấu tạo hóa học của ARN

ARN là một chuỗi polynucleotid, có các đơn vị cấu tạo cơ bản là các
ribonucleotid nối với nhau chủ yếu bằng liên kết 3',5'-phosphodiester (Hình 28). Ngoài
ra, còn có một số liên kết 2',3'-phosphodiester. Mồi ribonucleotid có 3 thành phần chính
là: base nitơ, đường ribose và acid phosphoric. Bốn loại ribonucleotid tham gia cấu tạo
phân tử ARN: AMP (adenosin monophosphat), UMP (uridin monophosphat), CMP
(cytidin monophosphat), GMP (guanosin monophosphat). ARN còn có thể chứa một số
base hiếm, đặc biệt là ở ARN vận chuyển.

119
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
o

Hình 5.28. Một đoạn cấu trúc của ARN.

Tuy có một số đặc điểm giống ADN, song phân tử ARN cũng có một số điểm khác
biệt và đặc hiệu:
1. Trong phân tử ARN, phân tử pentose là ribose.
2. Các base pyrimidin của ARN là cytosin và uracil (trừ trường họp hiếm có chứa
thymin ở ARNt).
3. Phân tử tự nhiên ARN là phân tử một chuỗi, và có thể gập lại được (Hình 5.30).
4. Vì là phân tử một chuỗi nên số lượng G không cần phải bằng số lượng c và số
lượng A cũng không cần phải bằng số lượng u.

Hình 5.29. Hình vẽ một phân tử ARN gập đôi.

120

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

6.2.2. Các loại ARN


Trong các sinh vật đon bào và đa bào, có 3 loại ARN chính: ARN thông tin
(ARNm) có dạng chuỗi dài, ARN vận chuyển (ARNt) có hình lá chẻ ba và ARN
ribosom (ARNr) có 2 bán đơn vị. Các loại ARN này khác nhau về kích thuớc, vai trò và
sự bền vững tổng quát.
ARNm (messenger RNA) là ARN thông tin, chiếm khoảng 5% tổng luọng ARN.
Gồm có 4 base A, G, c, u. Phân tử ARNm là một sợi polynucleotid dài, thẳng, chứa
900-12.000 nucleotid, phân tử luợng khoảng 3 X 105 đến 4 X 106, hệ số lắng 6S-25S
(đơn vị Svedberg). ARNm, đặc biệt là ỏ' tế bào có nhân, có một số đặc điểm hóa học
riêng. Đầu 5' của ARN thông tin mang một phân tử 7-methyguanosin triphosphat và
được gọi là mang “mũ” hay “chóp”. Có lẽ bộ máy giải mã dựa vào mũ đế nhận biết
ARNm và mũ có vai trò bảo vệ ARNm khỏi bị 5'-exonuclease tấn công, ở đầu kia của
hầu hết phân tử ARNm, đầu 3'-hydroxyl, có gắn nhũng nucleotid mang gốc adenylat
với chiều dài 20-250 nucleotid (đuôi poly (Ả)). Tác dụng đặc hiệu của đuôi poly (A)
này chưa được rõ, nhưng dường như nó bảo vệ cho ARNm khỏi sự tấn công của 3'-
exonuclease. Có một số ARNrn không chứa đuôi poly (A). Vì poly (A) có thế cặp đôi
với oligodeoxythymidin khi đoạn polyme này được gắn vào một cơ chất như cellulose,
nên nó có thể được dùng để tách ARNm khỏi các loại ARN khác, ở tế bào hữu nhũ, kể
cả tê bào người, ARNm được tổng họp ở nhân, sau đó được biến đổi rồi chuyển ra bào
tương, một số được tổng hợp ở thể ty. Do đó, trong nhân của loài có vú, thì những sản
phầm từ sự sao chép gen được gọi là ARN không đông nhất ở nhân (heterogenous
nuclear RNA, ARNhn). ARNhn được biến đổi để tạo ra ARNm.
ARNt (transfer RNA) là ARN vận chuyển, chiếm khoảng 10-15% tổng lượng
ARN. Gồm 4 base chính A, G, c, Ư và nhiều base hiếm. Các base hiếm chiếm 10%
tong so base của ARNt. Phân tử chúa 75-90 nucỉeotid, phân tử lượng khoảng 23.000-
30.000, hệ số lắng 4S. ARNt đưọ’c tạo ra tò một phân tử tiền chất trong nhân. Có ít nhất
20 phân tử ARNt cho 20 loại acid amin. ARNt gồm một sợi polynucleotid; cấu trúc bậc
I - tức trình tự chuỗi nucleotid - giúp cho nó gập được và tự kết hợp base trong phân tử
tạo ra một cấu trúc bậc II có dạng như một lá chẻ base. Phân tử ARNt gồm có 4 nhánh
chính và 1 nhánh phụ (Hình 5.31):
- Nhánh tiếp nhận: chứa 7 đôi base liên kết nhau bởi những liên kết hydro. Nhánh
này kết thúc bằng nhóm CCA (theo chiều 5'—>3'). ARNt gắn với acid amin nhờ liên kết
ester giữa nhóm 3'-OH của adenosin (A trong nhóm CCA của ARNt) với nhóm -COOH
của acid amin.
- Nhánh đối mã có 5 đôi base và mang 3 nucleotid đối mã, nó sẽ nhận ra mã base
tương ứng trên phân tử ARNm khuôn.

121
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
- Nhánh D (hay nhánh DHU) có tên từ base dihydrouridin, có 3 hoặc 4 đôi base.
- Nhánh T H7 c, có tên từ thymidin, pseudouridin, và cytidin có 5 đôi base (chú ý,
chỉ có ARNt mới có thymidin, ngoài ra các ARN khác không có).
Ngoài ra, còn có một nhánh phụ bổ sung, có chứa số đôi base thay đổi, giúp chúng
ta phân biệt các nhóm ARNt. Nhóm 1 có một nhánh phụ dài khoảng 3-5 đôi base, nhóm
2 có một nhánh phụ dài từ 13-21 đôi base, cấu trúc bậc II được duy trì nhờ sự cặp đôi
base trong các nhánh.
ARNr (ribosomal RNA): ARN ribosom, chiếm khoảng 80% tổng lượng ARN.
Gồm 4 base chính A, G, c, u. ARNr là một sợi polynucleotid không vòng, có nhiều
khúc cuộn, chứa khoảng 100-1500 nucleotid. Ribosom của loài có vú có phân tử lượng
khoảng 4,2 X 106 và hệ số lắng là 80S. Nó chứa 2 bán đơn vị chính: bán đơn vị lớn, có
phân tử lượng 2,8 X 106 (60S) và bán đơn vị nhỏ có phân tử lượng 1,4 X 106 (40S) (Hình
5.32). ARNr được tổng hợp từ một phân tử ARNr tiền chất nằm ở hạch nhân, rồi được
chuyển ra bào tương.
ARNsn (small nuclear RNA) ARN nhỏ trong nhân, chứa khoảng 100-200
nucleotid, là những ARN được tìm thấy ở tế bào nhân thật. ARNsn cần thiết cho quá
trình biến đổi ARNhn thành ARNm hoàn chỉnh.
Ngoài ra, còn có ARNmi (micro RNA) và ARNsi (small interfering RNA): những
ARN này có kích thước rất nhỏ, chỉ chứa khoảng 21-25 nucleotid, chúng có vai trò ức
chế sự biểu hiện gen.

ARNr

Hình 5.30. Phân tử ARNt mang acid amin. Hình 5.31. ARN ribosom (ARNr).

122

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

6.2.3. Vai trò sinh học của ARN


Hầu hết các loại ARN đều tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein.
ARNm được dùng làm khuôn cho sự sinh tổng họp protein, nó đưa thông tin từ
ADN đến ribosom là nơi sinh tổng hợp protein (Hình 5.33).
ARNr có vai trò cấu trúc, hình thành những ribosom, nơi xảy ra sinh tổng họp
protein. Nghiên cứu cho thấy ARNr có thể có hoạt tính của peptidyl transferase và như
vậy nó là một enzym (ribozym).
ARNt có vai trò vận chuyển acid amin đến ribosom để tổng họp protein.
ARNsn tham gia vào quá trình cắt ARNm (RNA processing) và sự điều hòa gen,
trong số này có những ARNsn là Ư1, Ư2, Ư4, Ư5 và Uó tham gia loại bỏ intron trong quá
trình cắt ARNsn thành ARNm (quá trình cắt nối, splicing).

ADN

ARNm
5' 3'

Quá trình tổng hợp protein trên sợi ARNm

Ribosom
Phân tử protein
hoàn chỉnh

Hình 5.32. ARNm làm khuôn cho quá trình tổng hợp protein.

6.3. Thủy phân acid nucleic bằng nuclease


Nuclease là những enzym có thể thủy phân cắt đứt các liên kết phosphodiester. Có
loại nuclease tác dụng trên cả ADN và ARN, nhưng cũng có loại chỉ tác dụng trên ADN
hoặc chỉ trên ARN.

6.3.1. Theo vị trí hoạt động


- Endonuclease: cắt liên kết bên trong chuỗi polynucleotid.
- Exonuclease: cắt liên kết phosphoester từ đầu chuỗi, đa số là loại 3'—>5'
exonuclease.

123
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Có một số endonuclease được gọi là endonuclease hạn chế (restriction


endonuclease). Thuật ngữ “endonuclease hạn chế” bắt nguồn từ quan sát thấy rằng một
vài loài vi khuẩn có thể hạn chế sự phát triển của một số virút (gọi là thể thực khuẩn,
bacteriophage) nhờ những enzyrn này cắt phân tử ADN thể thực khuẩn một cách đặc
hiệu thành những đoạn ngắn. Những vi khuẩn như vậy đã “hạn chế” sự biểu hiện của
ADNlạ. Ví dụ:
Endonuclease EcoRl, vi khuẩn là E. coli: G A A T T c
CTTAAG
„............................... ..................... ♦ ♦
Endonuclease Hind III, vi khuẩn là Haemophilus influenza'. A A G c T T
TTCGAA
6.3.2. Theo liên kết bị tấn công (Hình 5.34):

Loại a hay 3', cắt liên kết 3'-phosphoester


Loại b hay 5', cắt liên kết 5'-phosphoester.
Ví dụ:
Loại a: phosphodiesterase của nọc rắn, đó là exonuclease đầu 3', cơ chất có thể
là ADN hay ARN.
Loại b: phosphodiesterase của chuột, là một exonuclease đầu 5', cơ chất là
ADN và ARN.

Hình 5.33. Các vị trí liên kết bị nuclease tấn công.

124
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

6.3.3. Theo cơ chất


Neu cơ chất là ADN, thì enzym thủy phân là deoxyribonuclease (DNase). Người ta
thường khảo sát 2 DNase sau đây, đó là những endonuclease:
- DNase tụy (I), khi thủy phân cho ra những oligodeoxyribonucleotid 5'-
monophosphat
- DNase acid (II), thủy phân cho ra những oligodeoxyribonucleotid 3'-
monophosphat.
Neu cơ chất là ARN, thì enzym thủy phân là ribonuclease (RNase). Ví dụ RNase
tụy, là một endonuclease loại b, thủy phân liên kết phosphodiester khi nucleotid phía 3'
là một nucleotid có base pyrimidin (Hình 5.35).

Hình 5.34. Tác dụng của RNase tụy.

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Chất nào sau đây không phải là base purin?


A. Guanin
B. Cafein
C. Adenin
D. Cytosin
2. Base nitơ nào sau đây có nhóm CH3 trong công thức?
A. Cytosin
B. Uracil
C. Adenin
D. Thymin

125
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3. Trong nucleosid, base nitơ vả đường pentose liên kết với nhau bằng liên kết
N-glycosid, liên kết này được thực hiện giữa các thành phần nào sau đây?
A. C5' của pentose và N9 của base purin
B. C5' của pentose và NI của base pyrimidin
c. Cl' của pentose và N9 của base purin
D. cr của pentose và N9 của base pyrimidin
4. Thành phần cấu tạo của một deoxyribonucleotid gồm có những gì?
A. Base nitơ, đường pentose và acid phosphoric
B. Base nitơ và acid phosphoric
c. Base nitơ, đường ribose và acid phosphoric
D. Đường deoxyribose và acid phosphoric
5. Nucleotid KHÔNG CÓ chức năng sinh học nào sau đây?
A. Tham gia cấu tạo một so coenzym
B. Là chất dự trữ và vận chuyển năng lượng
c. Là chất truyền thông tin nội bào
D. Làm khuôn cho sự phiên mã và tái bản
6. Cấu trúc của ADN có những đặc điểm là:
1. Gồm 2 chuồi polynucleotid xoắn với nhau đều đặn, ngược chiều nhau
2. Có chứa các base adenin, guanin, cytosin, thymin với số lượng tương đương nhau
3. Mồi vòng xoắn dài 0,34 nm
4. Quy luật bổ sung đôi base là A-Ư, G-C
5. Liên kết giữa các base nitơ của 2 chuỗi đối diện là liên kết hydro
Tập hợp nào sau đây đúng?
A. 1, 5
B. 1, 2, 3
c. 2, 3,4
D. 3, 4, 5
7. Thông tin di truyền được chứa trong phân tử nào sau đây?
A. ADN
B. ARNm
c. ARNt
D. ARNr
8. Vai trò sinh học của ARNm là gì?
A. Chứa thông tin di truyền
B. Mang thông tin di truyền từ ADN đến ribosom

126
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

c. Hình thành ribosom, là nơi sinh tông hợp protein


D. Vận chuyển acid amin đến ribosom
9. Ở phân tử ARNt, nhánh kết thúc bằng nhóm CCA (chiều 5'—>3') được gọi là gì?
A. Nhánh tiếp nhận acid amin
B. Nhánh đối mã
c. Nhánh TVC
D. Nhánh D
10. Cực đại hấp thu của các acid nucleic thường được đo ờ bước sóng nào sau đây?
A. 260 nm
B. 350 nm
c. 405 nm
D. 500 nm

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Hóa Sinh (Đại học Y Dược TPHCM). Hóa sinh y học. Nhà xuất bản Y học 2008
2. Murray RK (2009), Harper's Illustrated Biochemistry, New York: McGraw-Hill.
3. Nelson DL & Cox MM (2008), Lehninger Principles of Biochemistry, New York:
W.H. Freeman and Company.

127
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương VI
VITAMIN

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày các loại vitamin


r
và chức năng sinhr
học
'
của
r
chúng.
ơ


2. Biện
■ ,r ■
luận được một so bệnh lý liên quan đến sự thiếu hụt các vitamin.

Vitamin là những hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho sự sống. Cơ thể người và động
vật hầu như không tự tổng hợp được vitamin nên phải lấy từ nguồn thức ăn. Vitamin
thường có trong các loại thức ăn thiên nhiên, trái cây và rau là nguồn vitamin phong phú.
Do đó, cần phải chú ý cân bằng thành phần bữa ăn hằng ngày, nếu thiếu nguồn rau xanh
dễ xảy ra thiếu hụt vitamin. Ngoài ra, trong một số quá trình sinh lý và bệnh lý đặc biệt,
nhu cầu cơ thể đòi hỏi tăng cung cấp vitamin nào thì cần phải bổ sung cho phù họp.

Bảng 6.1. Các loại vitamin và chức năng

■■ ■ ■ V
Vitamin Chức năng Bệnh lý khi bị thiêu hụt
A Retinol, Tạo sắc tố võng mạc; điều hòa biểu Quáng gà; khô mắt; sừng hóa
p-caroten hiện gen và biệt hóa tế bào; beta- da
caroten là chất chống oxy hóa
D Calciferol Duy trì cân bằng calci; tăng cường Còi xương, nhuyễn xương
hấp thu lon calci ở ruột và huy động
khoáng xương
E Tocopherol, Chống oxy hóa, đặc biệt ở màng tế Hiếm xảy ra - rối loạn chức
tocotrienol bào năng thần kinh trầm trọng
K Phylloquinon, Coenzym của gama- Rối loạn đông máu, xuất huyết
menaquinon carboxyglutamat tham gia vào quá
trình đông máu và tạo khuôn xương
"’“bí" Thiamin Coenzym cua pyruvat vầ ãlpha- Tổn thương thần kinh ngoại
cetoglutarat, dehydrogenase, biên (beriberi) hoặc hệ thần
transcetolase; chức năng dẫn kinh trung ương (hội chứng
truyền thần kinh còn chưa rõ Wernicke-Korsakoff)
b2 Riboflavin Coenzym của các phản ứng oxy Tổn thương góc miệng, môi và
hóa khử; thuộc nhóm các lưỡi; viêm da tiết bã nhờn
flavoprotein
pp Acid nicotinic, Coenzym của các phản ứng oxy . Pellagra - viêm da nhạy cảm
nicotinamid hóa khử, một phần chức năng của Ị với ánh sáng, rối loạn tâm thần
NAD và NADP trầm cảm

128

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Bô Pyridoxine, Coenzym của vận chuyển nhóm Rối loạn chuyển hóa acid
pyridoxal, amin và khử carboxyl, glycogen amin, co giật
pyridoxamin phosphorylase; đóng vai trò trong
hoạt động của hormon steroid
Acid folic Coenzym vận chuyền các đoạn Thiếu máu nguyên hống cẫu
gồm 1 carbon khổng lồ
B12 Cobalamin Coenzym vận chuyển đoạn 1 Thiếu máu ác tính = thiếu máu
carbon và chuyển hóa acid folic nguyên hồng cầu khổng lồ với
sự thoái hóa của tủy sống
Acid Một phần chức năng của CoA và
pantothenic protein vận chuyển nhóm acyl tổng
hợp và chuyển hóa acid béo
H Biotin Coenzym của phản ứng gắn nhóm Rối loạn chuyển hóa acid béo
CƠ2 trong quá trình tân tạo glucose và glucid, viêm da
và tổng hợp acid béo
c Acid ascorbic Coenzym gắn nhóm -OH cua Scotbur - giảm sự lành vểt
proline và lysin trong sinh tổng hợp thương, mất men răng, xuất
collagen; chống oxy hóa; tăng huyết dưới da
cường hấp thu sắt

Trước đây, vitamin được đặt tên theo vần A, B, c... nhưng ngày nay cấu tạo hóa
học của các vitamin đều được hiểu rõ, nên ngoài tên thông thường người ta còn gọi tên
chúng theo bản chất hóa học.
Các vitamin có bản chất hóa học khác nhau, dựa vào tính chất hòa tan chúng được
chia làm hai loại lớn là vitamin tan trong dầu, mỡ (lipid) gồm các vitamin A, D, E, K và
vitamin tan trong nước gồm các vitamin thuộc nhóm B, vitamin c (Bảng 6.1).
Vitamin có vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt
nhiều loại vitamin tan trong nước tham gia cấu tạo và hoạt động của nhiều enzym, cụ
thế là chúng tham gia cấu tạo phần coenzym của đa so enzym có coenzym. Các vitamin
tan trong dầu mỡ thường được hấp thụ ở ruột cùng với các chất dầu mỡ trong thức ăn,
do vậy khi chức năng hấp thụ của ruột bị rối loạn (tiêu chảy kéo dài) hoặc thiếu tác
dụng của muối mật (trường họp tắc mật kéo dài) thường dẫn đến sự thiếu hụt của các
vitamin trên.

1. VITAMIN TAN TRONG LIPID


1.1. Vitamin A (retinol)
Vitamin A có dạng hoạt động chính trong cơ thể là retinol, (dạng alcol) và các dẫn
xuất là retinal (dạng aldehyd) và acid retinoic.

129

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Trong cơ thể người, vitamin A có nguồn gốc động vật (mỡ, sữa, gan, mỡ cá ...) và
nguồn gốc thực vật. Các loại rau xanh, nhiều loại củ và quả có màu vàng như khoai lang
vàng, mơ, gấc chín, cà rốt, cà chua, đều có chứa các tiền chất của vitamin A. Tiền chất
của vitamin A là chất sắc tố màu vàng có tên là Ị3—caroten, gồm 2 phân tử retinal nối với
nhau ở đầu carbon tận, khi vào cơ the được biến đổi thành vitamin A dưới tác động của
p-caroten dioxygenase.

9-c/s-retinoic acid
Hình 6.1. Cấu tạo vitamin A và P-caroten.

Vitamin A có chức năng sinh lý đặc hiệu trong cơ chế của sự nhìn, duy trì tính nhạy
cảm của mắt đối với việc thu nhận ánh sáng. Quá trình thu nhận ánh sáng của mắt phụ
thuộc vào một phức họp protein ở tế bào que của võng mạc là rhodopsin được cấu tạo
bởi retinol. Vitamin A có tác dụng giữ cho biểu mô được toàn vẹn, khi thiếu vitamin
này, biểu mô bị xơ chai và dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm lấn.
Thiếu vitamin A kéo dài nhãn cầu sẽ bị chai cứng sinh ra bệnh khô mắt
(xerophthalmia) có thể đưa tới mù lòa. Bệnh quáng gà (nyctalopia) là sự rối loạn chức
năng nhìn của tế bào que, cũng là một biểu hiện của sự thiếu vitamin A. Vitamin A còn
có vai trò liên quan đến sự tổng họp protein, sự tạo thành glycoprotein
(mucopolysacarid), quá trình phosphoryl-oxy hóa.
Nhu cầu hằng ngày đối với người lớn khoảng 5.000 I.Ư (đơn vị quốc tế), ở người
có thai, cho con bú, trẻ em, bày theo tuổi, nhu cầu có khác hơn.

130
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 6.2. Cấu tạo và hoạt động của phức hợp rhodopsin.

1.2. Vitamin D
Vitamin D là một nhóm các hoạt chất có sterol. Một số các sterol này ở dưới dạng
tiền chất của vitamin D (provitamin D), dưới tác dụng của tia tử ngoại thì biến thành
vitamin D. Có nhiều loại vitamin D nhưng hai loại quan trọng nhất trong dinh dưỡng là
vitamin D2 và vitamin D3. vitamin D2 hay ergocalciferol được tạo từ tiền chất
ergosterol. Vitamin D3 hay cholecalciferol có nhiều trong gan, dầu cá, phủ tạng các loài
cá, được tạo từ các tiền chất là 7-dehydrocholesterol. Sau đây là công thức của 2 loại
vitamin D2 và D3:

131

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 6.4. Sự hình thành vitamin Ds ở da.

Vitamin D3 không phải là dạng hoạt động trong các mô, nó được chuyển thành
25-hydroxy cholecalciferol (25-OH D3) ở gan, rồi thành 1,25-dihydroxy
cholecalciferol (1,25 Di OH-D3 hay Calcitriol) ở thận, có hoạt tính hoạt động mạnh,
làm tăng calci-máu, tăng sự hấp thụ calci và phospho ở ruột, cần thiết cho sự khoáng
hóa của xương.
Trong bệnh còi xương do thiếu vitamin D, xương của trẻ em được khử khoáng
thấp do hiện tượng kém hấp thu calci. vấn đề tương tự xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên
do quá trình tăng trưởng mạnh của họ. Nhuyễn xương ở người lớn là hậu quả từ sự
không khử khoáng của xương ở những phụ nữ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời,
thường là sau khi sinh. Mặt dù vitamin D cần thiết cho phòng ngừa và điều trị chứng
nhuyễn xương ở người cao tuổi, có ít bằng chứng cho thấy nó có lợi trong điều trị
loãng xương.
Thừa vitamin D sẽ gây độc cho cơ thể, một số trẻ sơ sinh nhạy cảm với sự cung cấp
vitamin D ngay cả với nồng độ thấp 50 pg/ngày, kết quả là nồng độ calci huyết tương
tăng cao. Điều này có thể dẫn đến co thắt mạch máu, huyết áp cao và ứ đọng calci ở các
mô mềm. Mặc dù chế độ ăn dư thừa vitamin D là độc hại, tiếp xúc quá mức với ánh
nắng mặt trời không dẫn đến ngộ độc vitamin D vì sự chuyển tiền chất 7-
dehydrocholesterol thành cholecalciferol ở da bị hạn chế.
Nhu cầu hằng ngày vào khoảng 400 IU.

132

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

(calciol;vitamin D3)

Calcidiol-24-hydroxyỉase Caicidiol-24-hydroxylase
OH OH

HO

Hình 6.5. Chuyển hóa của vitamin D.

1.3. Vitamin E (tocopherol)


Vitamin E là một chất chống oxy hóa (antioxidant) tự nhiên quan trọng nhất, có
nhiều trong các sản phẩm thiên nhiên như các loại dầu thực vật: dầu cọ, hướng dương,
ngô, đậu tương, ô liu, các loại quả, hạt hướng dương, mầm lúa mì, ngũ cốc, cá, bơ lạc,
các loại rau lá xanh...
Bản chất hóa học là những chất tocopherol hay tocotrienol, mỗi loại có 4 dạng là
a, p, Ỵ và ỗ tùy thuộc vào gốc R gắn vào, nhưng a-tocopherol có hoạt tính vitaưùn E
mạnh nhất.

Tocopherol

Tocotrienol

Compound RỊ R2

Alpha (a) ch3 ch3


Beta (P) ch3 H
Gamma (y) H ch3
Delta (ơ) H H

Hình 6.6. Cấu tạo Vitamin E.

133

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Chức năng chính của vitamin E là phá vỡ chuỗi phản ứng oxy hóa, loại bỏ các gốc
tự do ở màng tế bào và lipoprotein huyết tương. Vitamin E phản ứng với các gốc
peroxyl (Hình thành nên do phản ứng peroxy hóa cùa các acid béo không no) trước khi
chúng có thế thiết lập một chuồi phản ứng oxy hóa. Sản phẩm tạo thành là gốc
tocopheroxyl không độc hại và các gốc tự do peroxyl được trung hòa. Thông thường các
gốc tocopheroxyl được khử trở lại thành tocopherol nhờ vitamin c (trong huyết tương)
và tiêp tục tham gia phản ứng. Sự on định của gốc tocopheroxyl giúp nó xâm nhập sâu
hơn vào các tế bào và có khả năng tạo phản ứng dây chuyền dập tắt phản ứng của các
gốc tự do peroxyl gây hại cho cơ thể. Do vậy, vitamin E cũng như các chất chống oxy
hóa khác có hoạt động chống oxy hóa, đặc biệt ở nồng độ cao. Điều này giải thích tại
sao nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa nồng độ vitamin E máu cao và tỷ
lệ mắc bệnh xơ vữa động mạch thấp.
Vitamin E còn có tác dụng đối với hệ thống sinh dục, điều hòa quá trình sinh sản.
Khi thiếu vitamin E, các cơ quan sinh sản, quá trình tạo phôi có thể bị ảnh hưởng. Ngoài
ra, cũng thấy cần bổ sung vitamin E cho một số trường hợp thiếu máu và sự giảm đời
sống hồng cầu hoặc sự vỡ hồng cầu ở một số trẻ đẻ non, sinh dưỡng kém.

Chuỗi phản ứng


các goc tự do

PUFA — oo*: Gốc peroxyl


PUFA — OOH: Acid béo không no
TocOH : Tocopherol
TocO- Gổc tocopheroxyi

Hình 6.7. Cơ chế trung hòa các gốc peroxyl của vitamin E.

134

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.4. Vitamin K (Menadion)


Có hai loại vitamin K dạng tự nhiên: vitamin KI hay còn gọi là phylloquinon được
tìm thấy trong thức ăn tự nhiên. Vitamin K2 hay còn gọi là menaquinon. Dạng này được
tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột.
Nguồn gốc: vitamin KI (phytlonadion) có nhiều trong các loại rau xanh (cải, bông
cải...), dầu thực vật (dầu đậu nành), trái cây (bơ, kiwi, nho...), vitamin K2
(menaquinon) được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột. Ngoài ra, còn có
dạng vitamin K3 (menadion) chế phẩm tổng họp.
Vitamin Kl: tham gia tổng họp prothrombin (yếu to II) ở gan các yếu to so VII
(proconvertin), so IX, so X trong quá trình đông máu.
Vitamin K2: kích hoạt protein osteocalcin giúp gắn Ca vào khung xương ngăn ngừa
loãng xương.
Nhu cầu vitamin K ở nam thanh niên ở độ tuổi từ 14 đến 18 cần 75
microgram/ngày và đối với những người trên 19 cần 120 microgram/ngày. Chúng ta có
thể dễ dàng hấp thu vitamin K tự nhiên thông qua các bữa ăn hàng ngày nếu chúng ta ăn
nhiều rau xanh.

Phylloquinon

CH,
1 _
c=o

OH
Menadiol

Menadiolo diacetat
(acetomenaphthon)
Hình 6.8. Cấu tạo các vitamin K.

135
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2. VITAMIN TAN TRONG NƯỚC

Các vitamin tan trong nước gôm các vitamin c và nhóm các vitamin B. Các
vitamin nhóm B gồm: thiamin (vitamin Bl), riboflavin (vitamin B2), niacin hay
nicotinamid (vitamin B3, vitamin PP), acid pantothenic (vitamin B5), pyridoxin,
pyridoxal, pyridoxamin (vitamin Bó), biotin, cobalamin (vitamin Bl2) và các acid folic
(acid pteroyl glutamic). Đặc biệt nhóm các vitamin B đều tham gia cấu tạo phần
coenzym của nhiều enzym.

2.1. Vitamin Bl (Thiamin)


về bản chất hóa học thiamin là 2,5-dimetyl-6-amino pyrimidin kết hợp với 4-
metyl-5-hydroxy etylthiazol, trong cơ thể tham gia cấu tạo coenzym TPP (thyamin
pyrophosphat).

Hình 6.9. Cấu tạo thiamin (vitamin Bl).

Trong cơ thể, thyamin pyrophosphat (TPP) là coenzym của các enzym khử nhóm
carboxyl của các acid a-cetonic, quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucid, ngoài ra
còn tham gia tổng họp acetyl cholin trong sự truyền các xung động thần kinh.
Thiếu vitamin Bl sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh là nơi mà sự chuyển
hóa glucid xảy ra rất mạnh, gây bệnh tê phù (Béribéri), viêm thần kinh. Vì vậy, thiamin
còn được gọi là yếu tố chống bệnh tê phù (aneurine, antiberiberi factor).
Vitamin Bl có rat pho biến trong thiên nhiên, trong nấm men, mầm lúa mì, cám
gạo, gan, tim, thận...
Nhu cầu hằng ngày về vitamin Bl tùy thuộc vào chế độ ăn, nghề nghiệp, trạng thái
sinh lý và bệnh lý... Chế độ ăn nhiều glucid thì nhu cầu vitamin này cũng cao hơn.

2.2. Vitamin Bĩ (riboflavin)


Vitamin B2 hay riboflavin là một họp chất do nhân dimetyl-isoaloxazin kết họp với
một gốc ribitol.
Nguồn cung cap vitamin B2: thịt, trứng, sữa, bơ, các loại rau củ có màu vàng cam...

136
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Vitamin Bí tham gia cấu tạo coenzym FMN (Flavin-mononucleotid) và FAD


(Flavin Adenin Dinucleotid), có vai trò quan trọng trong các phản ứng oxy hóa khử.
về cơ bản riboflavin tham gia vào quá trình trao đổi chất, sự thiếu hụt riboflavin đã
được báo cáo ở hầu hết các quốc gia nhưng nó không gây tử vong vì có sự bảo tồn
riboflavin ở các mô rất hiệu quả. Thiếu hụt riboflavin được đặc trưng bởi sự khô nứt
môi, bong vảy ở lưỡi và viêm da tiết bã nhờn. Tình trạng dinh dưỡng riboflavin được
đánh giá bằng cách đo hoạt độ của glutathione dạng khử của hồng cầu nhờ bổ sung
FAD ở trong ống nghiệm.

OH OH ỌH
CH2-CH -ch —ch CH,OH

Riboflavin FMN

Hình 6.10. Vitamin B2 tham gia cấu tạo của FMN và FAD.

2.3. Vitamin B3 hay vitamin pp (acid nicotinic, nicotinamid)

Vitamin pp là acid nicotinic hoặc dạng amid của nó là nicotinamid.

Hình 6.11. cấu tạo nicotinamid.

Nicotinamid là thành phần cấu tạo quan trọng của coenzym NAD (Nicotinamid
Adenin Dinucleotid) và NADP (Nicotinamid Adenin Dinucleotid Phosphat). Đây là
những coenzym vận chuyển hydro trong các quá trình oxy hóa-khử rất quan trọng của
chuyển hóa các chất.

137
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Vitamin pp còn được gọi là yếu tố chống bệnh pellagra (pellagra preventing
factor), khi thiếu vitamin pp sẽ phát sinh bệnh pellagra. Bệnh pellagra được đặc trưng
bởi viêm da nhạy cảm với ánh sáng, ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có biểu hiện mất
trí nhớ, có thế bị tiêu chảy và nếu không được điều trị bệnh nhân sẽ tử vong.

OH OH

NAD’ NADP+

NAD+ hoặc NADP+ NADHhoậcNADPH

Hình 6.12. Cấu tạo NAD và NADP và cơ chế nhận nhả hydro của NAD và NADP.

2.4. Vitamin Bi (acidpantothenic)


Acid pantothenic do sự kết họp giữa acid pantoic và P-alanin.
Các thực phẩm giàu vitamin B5: thịt, trứng, gạo, lúa mạch, đậu phông...
Acid pantothenic là một thành phần cấu tạo của coenzym A, có chức năng cơ bản
trong chuyển hóa tế bào, còn là thành phần quan trọng của ACP, một protein vận
chuyển gốc acyl trong quá trình tổng họp acid béo.
Khi thiếu vitamin Bs, có thể có những triệu chứng về tiêu hóa như: viêm dạ dày,
viêm ruột, tiêu chảy, rụng tóc...

138
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

o=c ~0H o~c HMH-CH2~CH2“SH

ch2 ch2

ch2 ch2
I
NH NH

c=0 c=0

CHOH CHOH
I nh2
h3c “C~ch3 h3c -c ~ch3 0' 0 N X.KJ

ch2oh ch2-o-p -0 “P “O-ch2^o N'anx

0 0 \ 7 "
Acid pantothenic Coenzym A (CoASH) J)

o-p =0

Hình 6.13. Vitamin Bsvà coenzym A.

2.5. Vitamin Bó
Trong tự nhiên, vitamin Bó thường là một hỗn hợp của ba chất pyridoxin, pyridoxal
và pyridoxamin, chúng có thể chuyển đổi qua lại lẫn nhau. Vitamin Bó có nhiều trong
gan bê, thịt lợn, thịt gà, ngô, cá, trứng...
ch2oh ____ ? ch2oh
HOCH2x1\OH O^OCHji^oH
VcH, ồ 'sTch,

Pyridoxin Pyridoxin phosphat

Ịox/DASE I
HC=O ______ ? HC=O
HOCH,. I^OH ^scl O=POCH,^^,.OH
SAch, imosfflmsgi & Ụk

Pyridoxal Pyridoxal phospha!

[AMINOTRANSFERASES] [oxidase I

CH2NH2 _______ , J ch>nh2


O = kcH2^XZoH
hoch2JỵOH

|P,HOSPH4T4Sg] o
*n'"ch3 1— *.... - " ** wfi 2

Pyridoxamin Pyndoxamin phosphat

Hình 6.14. Sự chuyển đổi qua lại giữa các vitamin Be.

139

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Pyridoxal phosphat là một coenzym của nhiều enzym tham gia vào quá trình
chuyển hóa acid amin, đặc biệt là quá trình vận chuyển nhóm amin và khử nhóm

carboxyl. Nó cũng là cofactor của enzym glycogen phosphorylase, nơi xảy ra xúc tác
gắn nhóm phosphat. Mặt khác, vitamin Bó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của
hormon steroid, giúp loại bỏ phức hợp hormon-thụ thể từ liên kết ADN, làm chấm dứt
hoạt động của hormon. Khi thiếu hụt vitamin Bó, sẽ có hiện tượng tăng độ nhạy trong
hoạt động (mặc dù với nồng độ thấp) của estrogen, androgen, cortisol và vitamin D.
Trên lâm sàng, bệnh nhân có các triệu chứng bất thường về tóc, lông, da và niêm mạc.

2.6. Biotin (vitamin Hhay vitamin B7)

Biotin là một dẫn xuất của imidazol, có phô biến trong các loại thức ăn tự nhiên.
Biotin tham gia cấu tạo coenzym của carboxylase góp phần quan trọng trong quá trình
tổng họp acid béo.

Hình 6.15. Cấu tạo biotin.

2.7. Vitamin Bn (cobalamin)

Do vi khuẩn tong hợp từ thiên nhiên, sau đó mới đi vào chu trình thức ăn của các
động vật, chủ yếu từ các động vật ăn cỏ.
Động vật và thực vật không tự tổng hợp được vitamin B12.
Có nhiều trong thịt dê, thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi,
sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành...

140

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 6.16. Cấu tạo vitamin B12.

Cấu trúc phân tử của vitamin B12 phức tạp, gồm một hệ thống vòng trung tâm và một
nucleotid. Hệ thống vòng gần giống với cấu trúc của porphyrin, có một nguyên tử coban ở
giữa nên vitamin B12 có màu đỏ. Phần nucleotid có base nitơ là 5,6-dimetylbenzimidazol.
Vitamin B12 có nhiều dạng tùy theo gốc R gắn vào nguyên tử coban.
Gốc R có thể thay đổi tạo nhiều dạng khác nhau của vitamin B12. Thí dụ: R=CN
trong cyanocobaiamin; R=OH trong hydroxocobalamin; R=5'-deoxyadenosyl trong 5'-
deoxyadenosylcobalamin; R=CH3 trong methyl cobalamin. Với vai trò coenzym,
vitamin B12 kích thích tạo máu, tham gia các coenzym đồng phân hóa (isomerase), khử
nhóm formyl, chuyển nhóm methyl (methyltransferase). Vitamin B12 tham gia phản ứng
tổng hợp thymin, một thành phần trong phân tử ADN.
Thiếu máu ác tính phát sinh khi thiếu vitamin B12 sẽ ức chế chuyển hóa acid folic,
dẫn đến thiếu hụt folat có chức năng. Điều này làm giảm sự tạo hồng cầu, đưa đến tình
trạng giải phóng các tế bào tiền hồng cầu chưa trưởng thành vào hệ tuần hoàn (thiếu
máu nguyên hồng cầu khổng lồ). Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu ác tính là sự
giảm khả năng hấp thu vitamin B12 chứ không phải do thức ăn thiếu hụt vitamin B12.
Nguyên nhân này có thể do giảm bài tiết yếu tố nội của dạ dày gây ra bởi bệnh tự miễn
của tế bào thành dạ dày hoặc do sự hình thành các kháng thể kháng yếu tố nội.

141
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2.8. Acid folic (vitamin B9)
Thành phần cấu tạo acid folic gồm có base pteridin gắn với acid paraaminobenzoic
(APAB) và acid glutamic nên được gọi là pteroyl glutamat.

acid Pteroic acid Glutamic


X———---- >

„ A . . .... p-Aminobenzoic
2-Amino-4-oxo-pteridin a

Hình 6.17. Cấu tạo acid folic.

Acid folic tham gia coenzym vận chuyển và sử dụng nhóm một carbon, như gốc
formyl-CHO, formimino-CH=NH.
Acid folic có vai trò trong sự tăng trưởng và sinh sản của tế bào (trong sự tông họp
nhân purin và thymin là thành phần base nitơ của ADN), thiếu acid folic thường ảnh
hưởng sớm ngay đến sự tạo thành hồng cầu.
Acid folic đặc biệt có nhiều trong men bia, có nhiều trong các loại rau xanh, gan,
thận, nấm men, ngũ cốc...

2.9. Vitamin c (acid ascorbic)


Cấu trúc hóa học của vitamin c giống như cấu trúc một monosacarid. Sau đây là
công thức của 2 dạng khử và dạng oxy hóa của acid ascorbic.

Hình 6.18. Cấu tạo vitamin c.

142

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Các cơ chế hoạt động của vitamin c còn chưa được rõ ràng.
Tham gia quá trình tổng hợp collagen, camitin (thành phần vận chuyến acid béo
vào trong ty thể ưong quá trình thoái hóa acid béo) và tyrosin (thành phần quan trọng
trong tổng họp dopamin, epinephrin, norepinephrin).
Hoạt động như một chất chống oxy hóa trong môi trường nước của cơ thể. Phối họp
với các enzym chống oxy hóa khác như: glutathion peroxidadase, catalase, superoxid
dismutase.
Vitamin c còn hỗ trợ, tăng cường hiệu lực của vitamin E.
Vitamin c được xem như chất kháng histamin tự nhiên, tác dụng vừa làm giảm sự
phóng thích histamin vừa giảm tác động của nó.
Đóng vai trò quan trọng trong phản ứng của cơ thể với stress, nhiễm trùng.
Vitamin c có nhiều trong các loại rau xanh, cam, chanh, bưởi, cà chua...
Dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin c thể hiện trong bệnh Scorbut, bao gồm da thay
đổi, mao mạch dễ vỡ, tổn thương nướu răng, mất răng và gãy xương. Các triệu chứng
này có thể được quy là do thiếu tổng họp collagen.

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Tập họp nào sau đây gồm các vitamin tan trong nước?
A. Vitamin B, pp, E, B6
B. Vitamin Bl, thiamin, c, cholecalciferon
c. B2, retinol, cobalamin, acid pantothenic
D. Thiamin, c, B3, B6
2. Tập họp nào sau đây là nhóm vitamin tan trong dầu?
A. E, A, K, acid folic
B. D, E, K,B1
c. K, D, A, tocopherol
D. A, D, c, B6
3. Vai trò chủ yếu của vitamin Bó:
A. Tham gia vào cơ chế nhìn của mắt
B. Chống bệnh pellagra
c. Tham gia vào quá trình đông máu
D. Là coenzym của những enzym xúc tác cho phản ứng trao đối amin và decarboxyl
4. Vitamin D cần thiết cho:
A. Quá trình chuyển hóa Ca2+ và phospho
B. Chuyến hóa muối nước

143

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
c. Chuyến prothrombin thành thrombin
D. Quá trình tạo máu
5. Vitamin A có tác dụng chính là:
A. Chống bệnh Beri Beri
B. Chống bệnh Scorbut
c. Chuyển opsin thành rhodopsin
D. Tham gia cấu tạo coenzym của enzym xúc tác cho phản ứng đồng phân hóa
6. Vitamin pp có tác dụng:
A. Chống bệnh Beri - Beri
B. Chống bệnh Scorbus (bệnh chảy máu chân răng)
c. Chuyển opsin thành rhodopsin
D. Chống bệnh pellagra
7. Vitamin tham gia cấu tạo coenzymA là:
A. Vitamin E
B. Vitamin B5
c. VitaminA
D. VitaminB
8. Thiếu nicotỉnamỉd có thể bị bệnh:
A. Tê phù Beri Beri
B. Scorbus
c. Pellagra
D. Xerophtalmic (xơ giác mạc)
9. Vitamin nào sau có vai trò bảo vệ thượng bì:
A. Vitamin c
B. Vitamin A
c. Vitamin Bl
D. Vitamin B12
10. Thiếu vitamin A biểu hiện các rối loạn sau:
A. Quáng gà (nightblindness), không nhìn rõ khi trời tối.
B. Tăng sự phát triển
c. Ăn ngon, tăng vị giác
D. Chống nhiễm trùng

144

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Đình Hồ (2003). Hóa sinh y học, Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Hữu Chấn (2001). Hóa sinh, Nhà Xuất bản Y học.
3. Marks DB, Marks AD, Smith CM (2004). Basic Medical Biochemistry. 2sd edition,
Lippincott William & Wilkins.
4. Muray R et all (2011). Harpers Illustrated Biochemistry, 28th edition, Me Graw-Hill Medical.
5. Swanson TA, Kim SI, Glucksman MJ (2009). Biochemistry, Molecular Biology and
Genetics, 5th edition, Lippincott William & Wilkins.

145

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương VII
ENZYM

Enzym là những xúc tác sinh học, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Các
quá trình trao đổi chất có thể diễn ra thuận lợi nhờ mỗi tế bào đều được trang bị hệ thống
enzym cho riêng mình. Do đó, có thể thực hiện được các chu trình chuyển hóa các chất.
Enzym cũng tham gia vào nhiều cơ chế điều hòa trao đổi chất để đáp ứng với các
thay đổi của môi trường. Hầu như tất cả các enzym là protein. Tuy nhiên, cũng có dạng
enzym là acid ribonucleic hoạt động, các "ribozym".

1. TỔNG QUAN VỀ ENZYM

1.1. Hoạt tính enzym

Hoạt tính của enzym được đo bằng cách xác định sự gia tăng tốc độ phản ứng trong
điều kiện nhất định. Sự khác biệt giữa sản phẩm tạo thành klii có và không có enzym
xúc tác trong một thời gian cụ thể được gọi là hoạt tính của enzym. Thông thường, tốc
độ phản ứng được xác định dựa vào sự thay đôi nồng độ cơ chất hoặc sản phẩm tạo
thành trên một đơn vị thời gian (molds’1).
Đơn vị được sử dụng cho phép đo hoạt độ các enzym thường là lượng sản phẩm tạo
thành trong một đơn vị thời gian, được thể hiện trong katal (kat, mol S'1). Tuy nhiên,
đơn vị quốc tế IU vẫn thường được sử dụng (là số pmol sản phẩm được hình thành
trong 1 phút, 1U= 16,7 nkat).

1.2. Tính đặc hiệu của enzym

Các hoạt động của enzym thường là rất đặc hiệu. Không chỉ đặc hiệu cho loại phản
ứng xúc tác (phản ứng đặc trưng), mà còn đặc hiệu với các cơ chat. Enzym có độ đặc

146
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
hiệu cao xúc tác sự phân cắt của chỉ một loại cầu nối và chỉ tác động trên một loại cơ
chất duy nhất. Các enzym có đặc hiệu phản ứng hẹp, nhưng độ đặc hiệu cơ chất rộng.

1.3. Trung tâm hoạt động của enzym

Là bộ phận hoạt động đặc hiệu của phân tủ’ enzym. Trung tâm hoạt động gồm
những nhóm hóa học tiếp xúc trực tiếp với cơ chất, hoặc tuy không trực tiếp tiếp xúc
với cơ chất nhưng tham gia trực tiếp trong quá trình phản ứng. Phần còn lại của enzym
được coi như bộ khung để giữ trung tâm hoạt động. Trung tâm hoạt động quyết định
tính đặc hiệu của cơ chất, xúc tác cho cơ chất gì, phản ứng gì...

❖ Quan hệ giữa trung tâm hoạt động của enzym và cơ chất:


Trước đây, người ta quan niệm rằng cơ chất phải có 1 cấu trúc phân tử thích họp
với trung tâm hoạt động của enzym đe tạo thành phức hợp enzym - cơ chất. Có thế ví sự
tương ứng enzym - cơ chất giống như “ổ khóa” với chìa khóa.

Phức hợp enzym - cơ chất

Hình 7.1. Sự tương ứng cấu trúc giữa enzym và cơ chất.

Mô hình này không giải thích được một số tính chất của enzym. về sau, qua quá
trình nghiên cứu và thực nghiệm, các tác giả đã đưa ra một mô hình linh động hơn, cho
rằng trung tâm hoạt động của enzym không có hình dạng duy nhất mà có thể thay đổi
trong quá trình xúc tác. Khi tiếp xúc với cơ chất, enzym biến đổi hình dạng phân tử làm
cho những gốc acid amin và các nhóm chức năng của trung tâm hoạt động di chuyến
một cách chính xác để gắn cơ chất và thực hiện quá trình xúc tác. Như vậy, theo thuyết
này, trung tâm hoạt động của enzym chỉ thực sự được hình thành trong quá trình tiếp
xúc giữa enzym và cơ chất. Người ta gọi mô hình này là mô hình tiếp xúc cảm ứng.

147
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Enzym BỔ sung
các liên
kết

Enzym tự do Phức hợp chuyển tiếp

Các sản phẩm

Phức hợp enzym - cơ chất Enzym ban đầu

Hình 7.2. Trung tâm hoạt động và quá trình xúc tác phản ứng.

1.4. Đặc điểm chung của enzym

Tất cả các enzym đều có bản chất là protein.


Mọi tế bào đều tổng họp enzym theo nhu cầu chuyển hóa của tế bào. Các enzym đó
hoạt động bên trong tế bào và được gọi là enzym nội bào. Một số tế bào tông họp những
enzym và bài xuất chúng ra ngoài tế bào nhằm thực hiện chức năng nhất định cho cơ
thể. Đó là những enzym ngoại bào, ví dụ các tuyến tiêu hóa tiết ra các enzym tiêu hóa
trong các dịch tiêu hóa.
Theo điều kiện hoạt động, người ta chia enzym ra làm hai loại:
- Enzym không cần cộng to (cofactor): đó là các enzym có bản chat protein thuần,
chúng gồm các enzym thủy phân, ví dụ amylase, pepsin, trypsin...
- Enzym cần cộng tố gồm 2 phần: phần protein được gọi là apoenzym và phần
cộng tố có bản chất không phải là protein. Apoenzym kết họp với cộng tố thì chúng tạo
thành enzym đầy đủ (holoenzym) có hoạt tính xúc tác. Khi tách riêng thì apoenzym và
cộng tố không có hoạt tính xúc tác của enzym. Cộng tố có thể là ion kim loại (ví dụ
Zn2+, Mg2+, Mn2+...) hoặc chất hữu cơ. Trường hợp cộng tố là chất hữu cơ thì nó được
gọi là coenzym. Nhóm các enzym có coenzym là nhóm enzym quan trọng, trong đó có
những enzym có coenzym gắn chặt với apoenzym và có những coenzym gắn lỏng lẻo
với apoenzym.

148

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Apoenzym là protein, không chịu được nhiệt và nó quyết định tính đặc hiệu của
enzym (mỗi apoenzym ứng với một cơ chất nhất định).
Coenzym là phân tử hữu cơ tương đối nhỏ, chịu được nhiệt, có thể thẩm tích được
(trường họp coenzym gắn lỏng lẻo với apoenzym), trực tiếp tham gia vận chuyển điện
tử, hydro hoặc nhóm hóa học trong phản ứng do enzym xúc tác, thường có vitamin tan
trong nước tham gia cấu tạo.

Hình 7.3. Hai dehydrogenase Ẽ1 và Ẽ2 có apoenzym khác nhau


và có cùng một loại coenzyme.

Mỗi enzym có một apoenzym tương ứng và có cơ chất tương ứng nhưng nhiều
enzym khác nhau có thể có cùng một loại coenzym. Ví dụ hai enzym khử hydro
dehydrogenase có hai apoenzym khác nhau, nhưng có cùng một loại coenzym, chúng
xúc tác hai phản ứng khử hydro của hai cơ chất khác nhau.

2. PHÂN LOẠI ENZYM

Hơn 2.000 loại enzym khác nhau hiện đã được biết đến. Một hệ thống phân loại đã
được phát triển dựa trên tính đặc hiệu phản ứng và độ đặc hiệu cơ chất của enzym. Mỗi
enzym còn được ký hiệu bằng bốn con số: số thứ nhất chỉ loại, số thứ hai chỉ nhóm, số
thứ ba chỉ phân nhóm, số thứ tư chỉ thứ tự của bản thân từng enzym trong phân nhóm.
Trước 4 chữ số có chữ EC (Enzym Committee: ủy ban enzyrn).
Vỉ dụ: lactat dehydrogenase: được ký hiệu EC 1.1.1.27.

149

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Theo IUB (International Union of Biochemistry), căn cứ vào loại phản ứng mà
enzym xúc tác, người ta chia enzym ra làm 6 loại lớn:

2.1. Oxidoreductase: xúc tác phản ứng oxy hóa khử.

Ví dụ: dehydrogenase là những enzym xúc tác phản ứng trao đổi hydro,

2.2. Transferase: xúc tác phản ứng vận chuyển.

Ví dụ: methyltransferase là những enzym vận chuyển nhóm methyl.

2.3. Hydrolase: xúc tác phản ứng thủy phân.

Enzym này thủy phân các liên kết ester, peptid, glycosid...

Cholinesterase
Ví dụ: Acetyl cholin + H2O ------------------ > Cholin + Acid acetic

2.4. Lyase: enzym phân cắt, xúc tác phản ứng chia cắt phân tử lớn thành những phân tử
nhỏ không có sự tham gia của nước.

Aldolase
Ví dụ: F 1.6 di-® ©-Glyceraldehyd + Dihydroxyaceton-®

2.5. Isomerase: xúc tác phản ứng đồng phân:


-L <-> D (quang học)
- Cis <-> Trans (Hình học hay vị trí)
- Aldehyd <-> Ceton

Isomerase
Ví dụ: glucose < ■> fructose

2.6. Lygase: (Synthetase) xúc tác phản ứng tổng họp

Ví dụ: glutamat + NH3 ------ > glutamin

* Tên riêng: người ta gọi tên chúng theo cách riêng. Ví dụ: pepsin, trypsin,
chymotrypsin...

150

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

— A. Hoạt tính enzym

1 Kataỉ (Kat): lượng enzym làm


tăng 1 mol sản phẩm trong 1s
1 • ■■ ■ ■ -
■ -

- c. Phân loại enzym

Nhóm Cơ chế phản ứng Phân nhóm quan trọng

□ Dehydrogenase
rƯV Oxíốases. peroxidase
1 Oxidoreductase 2 -Ị
Reductase
Monooxygenase
j ^kh B ox ^ox i5kh Dioxygenase

CrTransferase
2 Transferase + □ Glycosyl transferase
<=z±* - Aminotransferase
Phosphotransferase
1 A-B c A B-C
-
5
Esterase
3 Hydrolase Glycosidase
’ —» 11 Peptidase
Amidase
•vT h20 A-H 3-OH

C-C-Lyase
C-0-Lyase
4 Lyase - C-N-Lyase
(“synthases”) C-S-Lyase
A B A-B

A - r
Epimerase
ỂỄi i'M'l cis trans isomerase
5 Isomerase Intramolecular
Illi ■ iBIib transferases
A SC-A

I 3 X-A.G.U.C
XDP C-C-Ligases
C-O-Ligases
L C-N-ligases
■ (“synthetase') C-S-ti gases
©
ị . A XTP
A-B

Hình 7.4. Phân loại enzym.

151

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3. XÚC TÁC ENZYM
Enzym là những chất xúc tác cực kỳ hiệu quả. Chúng có thể làm tăng tốc độ của
một phản ứng xúc tác lên 1012 lần hoặc nhiều hơn. Đe hiểu rõ các cơ chế liên quan đến
xúc tác enzym, trước tiên chúng ta bắt đầu khảo sát các phản ứng không có xúc tác.

3.1. Phản ứng không được xúc tác

Xét phản ứng A + B -> c + D


Trong dung dịch, chất phản ứng A và B được bao quanh bởi các phân tử nước (lớp
vỏ hydrat hóa) và chúng di chuyển theo các hướng ngẫu nhiên do kích thích nhiệt. Phản
ứng chỉ có thể xảy ra khi chúng va chạm với nhau theo một hướng thuận lợi và khả
năng xảy ra là rất khó khăn.
Ngoài ra, trước khi chuyển đổi thành các sản phẩm c và D, phức hợp AB còn phải
thông qua một trạng thái chuyển tiếp, mà thông thường đòi hỏi một lượng lớn năng lượng
hoạt hóa. Chỉ có một số rất ít phức họp AB có thể sản xuất được mức năng lượng này,
nên số lượng sản phẩm tạo thành thậm chí còn ít hơn so với một phức họp va chạm.
Với những hạn chế như trên, khi không có sự hiện diện của chất xúc tác, các phản ứng
hiếm khi xảy ra, tốc độ phản ứng rất thấp, ngay cả với phản ứng sinh nhiệt, khi AG < 0.

3.2. Phản ứng xúc tác bởi enzym


Enzym có khả năng kết dính các cơ chất phản ứng tại trung tâm hoạt động của
enzym. Trong quá trình phản ứng, các chất nền được định hướng theo trạng thái thuận
lợi để kết họp tạo thành phức họp AB (1-3). Ngoài ra, các cơ chất đều được loại bỏ lớp
vỏ hydrat hóa khi gắn với enzym, việc loại trừ nước này làm điều kiện phản ứng giữa
các cơ chất tại trung tâm hoạt động của enzym rất khác so với trong dung dịch.
Một yếu tố quan trọng thứ ba là sự ổn định của trạng thái chuyển đổi, như kết quả của
sự tương tác giữa các acid amin của protein với cơ chất (4). Điều này làm giảm năng lượng
hoạt hóa cần thiết để tạo thành trạng thái chuyển đổi. Nhiều enzym còn giữ lại các nhóm
chất từ các cơ chất hoặc chuyển giao chúng cho các cơ chất trong quá trình xúc tác.
Quá trình trao đối proton đặc biệt phố biến. Các phản ứng acid-base được xúc tác bởi
enzym hiệu quả hơn nhiều so với việc ưao đối proton giữa acid và base trong dung dịch.
Trong nhiều trường họp, các nhóm hóa chất được liên kết tạm thời với các acid amin của
enzym hoặc coenzym bằng những liên kết cộng hóa trị trong suốt chu trình xúc tác. Hiệu
ứng này được gọi là xúc tác kết cộng hóa trị (ví dụ các enzym ưansaminase).
Rất khó để đánh giá hiệu quả xúc tác enzym, người ta cho rằng tác dụng ổn định
trạng thái chuyển đổi của enzym là yếu tố quan trọng nhất trong phản ứng xúc tác. Quan
trọng không phải là sự gắn chặt các cơ chất, vì nó chỉ làm tăng thêm năng lượng hoạt

152

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
hóa phản ứng, quan trọng là phải gắn chặt trạng thái chuyển đổi. Kết luận này được hỗ
trợ bởi rất nhiều enzym có ái lực rất lớn với trạng thái chuyển tiếp.
Một ví dụ đon giản nhằm minh họa cho vấn đề trên là để chuyển những quả bi kim
loại (chất phản ứng) từ vị trí EA (trạng thái chất nền) thông qua trạng thái chuyển đổi
năng lượng cao đến EP (trạng thái sản phẩm), các nam châm (chất xúc tác) được định
hướng sao cho lực tác động ở ngay trên trạng thái chuyển đổi chứ không phải ở EA.

p- A. Phản ứng không xúc tác

— B. Phản ứng xúc tác bởi enzym

c. Xúc tác enzym —

a. Định hướng các cơ chất

b. Loại bỏ lớp áo nước

c. Ổn định trạng thái chuyển đổi

d. Chuyển các nhóm chất

Hình 7.5. Xúc tác enzym.

153

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
4. ĐỘNG HỌC ENZYM

Động học của 1 phản ứng enzym, đó là xác định tốc độ phản ứng và ảnh hưởng của
những thông số vật lý, hóa học khác nhau có the làm biến đổi tốc độ phản ứng này.
Tốc độ phản ứng này tương ứng với số lượng cơ chất bị biến đổi hay sản phẩm hình
thành bởi một đơn vị thời gian.
kl k2

E + s ES < >E + p
k-1 k-2

(E: enzym, S: Substrat, P: Product)

4.1. Động học Michaelis-Menten, ý nghĩa của Km

Phản ứng xúc tác bởi enzym được khái quát như sau:
k1 k2

E + s r..... - ES <.......... > p + E


k-1 (k-2)

kl, k2, k-1 là hằng số tốc độ, k - 2: không đáng kể.


kl: hằng số tốc độ phản ứng thuận.
k-1: hằng số tốc độ phản ứng nghịch.
k2: hằng số tốc độ phản ứng tạo sản phẩm p.
Nồng độ enzym toàn phần (Etp) bằng tổng nồng độ enzym tự do (Etd) và nồng độ
phức họp ES: [Etp] = [Etd] + ES.
Gọi tốc độ phản ứng tạo ES là V1.
Tốc độ phản ứng phân hủy ES là V2.
Vi=kl[Etd] [S]
v2 = k2 [ES] + k -1 [ES] = (k2 + k -1)[ES].
Khi phản ứng cân bằng tức là khi tốc độ hình thành và tốc độ phân hủy [ES] bằng
nhau thì sẽ có trạng thái ổn định V1 = V2.

kl[Etd] [S] = (k2 + k-l)[ES]


k2 + k-l _ _
~k\ _ [^5] ~ M (1)
Km: gọi là hang so Michaelis, đặc trưng cho mồi enzym.
Ta biết Etp= Etd + ES.

154
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Tốc độ hình thành sản phẩm của phản ứng enzym phụ thuộc vào nồng độ ES. Do
đó, có thể sử dụng phương trình liên hệ tốc độ phản ứng với [ES].
V = k2 [ES]
Khi sử dụng, nồng độ cơ chất [S] rất lớn so với nồng độ enzym sao cho tất cả mọi
enzym có mặt đều ở dưới dạng ES, nghĩa là [ES] = [Etp] thì tốc độ phản ứng sẽ đạt tới
cực đại.
Vậy: Vmax = k2 [Etp]

v _ [£5]
V max [Etp]
(2)

Vì Etd = Etp - ES
'Etp-ES^
Thế vào (1): I ES ) IS} = Km (3)

Từ (2) và (3) ta có: rx=-ii[Si=K„


k V J

V max[S]
K„+[S]
Suy ra:

Gọi là phương trình Michaelis - Menten: tốc độ phản ứng enzym phụ thuộc vào
nồng độ cơ chất.
Ở phương trình này, có 3 trường họp xảy ra:

(1) : [S] » Km: bỏ qua Km không tính toán.


V = Vmax: tốc độ phản ứng enzym đạt được tốc độ tối đa.

(2) : [S] « Km: V = ——-: tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ cơ chất.

(3) : [S] = Km: — —max . tẶc độ phản ứng enzym đạt được nửa tốc độ tối đa.

155

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
* Phương trình Lineweaver Burk:
' . T, Fma rs] ,
Phương trình r = ——-— với đô thị là 1 đường cong hyperbol nên việc

khảo sát nồng độ cơ chất làm cho V = Vmax là khó khăn. Do đó, Lineweaver và Burk đã
chuyển thành phương trình có đồ thị dạng tuyến tính bằng cách biến đổi như sau:

1 ,.XM+[S] T 1 | 1
V LJV] [S]

Đây là phương trình đường thẳng có dạng y = ax + b, gọi là phương trình


Lineweaver-Burk. Đồ thị được biểu diễn như sau:

Hình 7.6. Đồ thị Lineweaver-Burk.

Phương trình Lineweaver và Burk biểu diễn 1/v theo 1 /[S] với a là KWVmax và b là
1/Vmax
Đường thẳng biểu diễn này cắt trục tung tại điểm có giá trị l/Vmax, cắt trục hoành
tại điểm có giá trị -1/Km
Dạng phương trình này tiện lợi hơn để tính Km và Vmax của phản ứng enzym và
cũng giúp phân biệt giữa chất ức chế cạnh tranh và ức chế không cạnh tranh.
Đe đo hoạt độ enzym, hiện nay người ta dùng kỹ thuật động học đo quang, biểu thị
bằng đơn vị quốc tế IU (international unit) là lượng enzym gây ra sự biến đổi 1
micromol cơ chất trong 1 phút với điều kiện tối ưu.

156

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
A. Động học Michaelis - Menten
Phản ứng không xúc tác
Phản ứng xúc tác bởi enzym >I Phản ứng xúc tác bởi enzym

Phản ứng 1
Phản ứng 2
Hình thành phức hợp
enzym - cơ chất EÀ Tạo sản phẩm từ EA

^EA Km ^cat
ÍE.Aj + B
iAỈ
9 ’ Km + | v ]

Hằng số Michaelis
Vmax-kcafíElg(^-l-1-s
kcatỉE]g ■ {A]

ỈA]

w LO

8 0.8
o
6 0.6

4 0.4 o O
O
o ■v*m
~ o
Q
C0
y1 "‘iv-ix
0 Jr f K* 0.0
0 4 6 8 10 90 95 ‘00 .0 -0.5 0.0 0.5 '.0 1.5 2.0
[A] (mM)
1. Phương trình Michaelis - Menten 2. Lineweaver-Burk

Hình 7.7. Động học enzym.

- Ý nghĩa của hằng số Km


+ Km là nồng độ cơ chất cần thiết để tốc độ phản ứng enzym đạt được nửa tốc
độ tối đa.

Vmaxx
Khi[S]=KM, v= -----------
2

157

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

+ Km biếu thị ái lực của enzym đối với cơ chất, Km càng nhỏ thì ái lực càng lớn,

khả năng phản ứng càng cao và ngược lại.


+ Km đặc trưng cho từng enzym. Neu một enzym xúc tác cho nhiều cơ chất thì

cứ một cơ chất có một hằng số Km riêng.


+ Muốn cho phản ứng enzym đạt tới cực đại thì phải có [S] lớn gấp 100 lần Km.
+ Enzym chịu sự chi phối bởi những yếu tố khác nhau như: pH, t°, ion... Nếu
yếu tố nào làm tăng Km thì ức chế hoạt động enzym, giảm Km thì hoạt hóa
enzym.

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzym

Khác với chất xúc tác vô cơ, enzym hoạt động trong các điều kiện tương đối nhẹ
nhàng: áp suất trung bình (1 atmosphere), nhiệt độ dưới 49°c, pH gần trung tính trừ một
số trường hợp đặc biệt.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzym: nồng độ cơ chất, nồng độ
enzym (nồng độ enzym tăng thì tốc độ phản ứng enzym tăng), nhiệt độ, pH, chất hoạt
hóa, chức ức chế.

4.2.1. Nhiệt độ

Đây là yếu tố quan trọng nhất vì enzym có bản chất là protein nên nói chung chúng
không bền với nhiệt, đa số mất hoạt tính ở nhiệt độ trên 70°C. Mỗi enzym có 1 nhiệt độ
thích họp nhất (To: Toptimum) ở đó hoạt độ của enzym cao nhất.
Từ nhiệt độ o°c đến To, khi nhiệt độ tăng, hoạt tính enzym tăng. Thông thường từ
o°c đến khoảng 50°C, mỗi khi nhiệt độ tăng lên 10°C, tốc độ phản ứng sẽ tăng khoảng
10 lần. khi tăng trên To hoạt tính enzym giảm dần, đến khoảng 60°C-70°C phần lớn các
enzym mất hẳn hoạt tính, do sự biến tính của protein.
To của những enzym ở động vật thường ở khoảng 40°C, cá biệt có một so enzym
chịu nhiệt rất cao như myokinase, ribonuclease. Nhiều enzym vi sinh vật và thực vật có
To khá cao, như enzym của các vi sinh vật sống trong các suối nước nóng chịu tới gần
nhiệt độ sôi của nước. To của amylase động vật khoảng 37°c trong khi a-amylase của
vi sinh vật và hạt thực vật vào khoảng 70°C, của papain (thực vật) là 80°C.
Đối với nhiệt độ rất thấp, như ở o°c hoạt tính của nhiều enzym còn lại rất thấp,
nhưng enzym không bị biến tính ở nhiệt độ lạnh, nên khi tăng nhiệt độ lên thì hoạt tính
enzym lại tăng lên. Người ta sử dụng đặc tính này để bảo quản enzym. Enzym thường
được bảo quản ở o°c hoặc -20°C, -30°C.

158
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

f(°C)

4.2.2. Tác dụng của pH (nồng độ H+)


Các enzym rất nhạy cảm với pH của môi trường, những thay đổi pH (tức thay đổi
nồng độ ion H+) dù rất nhỏ cũng ảnh hưởng đến hoạt tính của enzym. Mỗi enzym có
một trị số pH thích hợp nhất (gọi là pHo), ở đó enzym có hoạt tính cao nhất. Với những
pH nhỏ hon hay lớn hon pHo vận tốc của phản ứng enzym giảm dần.
Ảnh hưởng của pH đối với hoạt tính enzym có thể do nhiều loại tác dụng khác nhau
lên enzym và lên cơ chất. Thay đổi pH ảnh hưởng đến trạng thái ion hóa của phân tử
enzym (nhất là các nhóm hoạt động, trung tâm hoạt động của enzym), đến trạng thái ion
hóa của cơ chất, đến độ bền vững của phân tử enzym và phức hợp enzym - cơ chất, đến
sự kết họp giữa phần apoenzym và coenzym của enzym, thậm chí các pH quá acid hay
quá base có thể gây biến tính hoàn toàn enzym.
Có những enzym có pHo ở vùng trung tính, nhưng cũng có các enzym hoạt động ở
vùng rat acid hoặc rat base. Sau đây là pHoCÙamột so enzym (Bảng 7.1):

Bảng 7.1. pH của một số enzym


Enzym Nguồn gốc pHo
Pepsin Dịch vị 1,8
Trypsin Dịch tụy 8
Chymotrypsin Dịch tụy 8,1 -8,6
Amylase Nước bọt, dịch tụy 7,0
Lipase Dịch tụy 7,0-7,5
Phosphatase acid Tuyến tiền liệt 5,0-5,6
Phosphatase base Xương, gan 8,6-9,1

Trong các kỹ thuật thí nghiệm có liên quan đến enzym luôn luôn phải đảm bảo pH
thích họp nhất cho sự hoạt động của enzym cần nghiên cứu, muốn vậy thường phải sử
dụng các dung dịch đệm thích họp để giữ vững pH cần thiết cho enzym.

159
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

pH

4.2.3. Chất hoạt hóa


Là chất làm tăng hoạt tính của enzym, chúng có bản chất hóa học rất khác nhau (Ví
dụ: anion Cl“ đối với ơ-amylase, glutathion đối với nhiều protease thực vật...) chất hoạt
động dị lập thể đối với enzym dị lập thể dương.

4.2.4. Chất ức chế

Là chất làm giảm hoạt tính của enzym do làm giảm ái lực của enzym với cơ chất
hoặc làm enzym mất khả năng kết họp với cơ chất.
Cần phân biệt:
- Chất ức chế không đặc hiệu: gây biến tính phân tử enzym (denaturation), thậm
chí gây hủy protein (degradation), có tác dụng trên bất kỳ phân tử enzym nào, thường
thị tác dụng đột ngột nhanh, không thuận nghịch.
Ví dụ: tác dụng của các ion kim loại nặng, các acid hoặc base mạnh, đậm đặc, các
anion hữu cơ...
- Chất ức chế đặc hiệu: tác dụng vào những trung tâm phản ứng đặc hiệu của từng
enzym một. Tùy theo cách tác dụng, chia ra 2 nhóm: chất ức chế cạnh tranh
(competitive inhibitors, let) và chất ức chế không cạnh tranh (noncompetitive inhibitors,
I không Ct).
Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học gần giống cơ chất nên kết hợp được với
trung tâm hoạt động của enzym, nên tranh chỗ của cơ chất, làm giảm hoạt tính
enzym.Ict và cơ chất tranh giành nhau để chiếm chỗ trên trung tâm hoạt động của
enzym, nếu tăng nồng độ cơ chat [S] có thể đẩy Ict khỏi enzym. ít làm tăng Km (làm
giảm ái lực của enzym với cơ chất) nhưng không làm thay đổi Vmax của phản ứng.
Độ ức chế của Ict tùy thuộc vào nồng độ của cơ chất, của chất ức chế, tùy thuộc vào
ái lực của enzym với cơ chất và với chất ức chế.

160
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ES -> E+P

El

- Chất ức chế cạnh tranh có tính đặc hiệu cao, chỉ ức chế đối với một enzym
nhất định.
Ví dụ: malonat là chất ức chế cạnh tranh đối với enzym succinat dehydrogenase, có
cấu trúc gần giống với succinat là cơ chất của enzym trên. Ngoài malonat còn có oxalat
cũng có cấu trúc gần giống với succinat, cũng là Ict của enzym trên, tuy nhiên malonat
khả năng ức chế mạnh nhất.
ứng dụng: những chất ức chế cạnh tranh được sử dụng trong điều trị, chống một số
loại vi khuẩn, loài ký sinh, giống cây cỏ có hại...chủ yếu do ức chế đặc hiệu một phản
ứng enzym đặc biệt quan trọng ở sinh vật mà ta muốn chống lại, mà không ảnh hưởng
đến những sinh vật xung quanh và ký chủ.

Succinat

coo- COO- COO- coo-


ộ =0
I COO- + H3N-- c d
ch2
Oxalat
coo- CH2 CH2
Malonat I
ch2 C00-
Oxaloacetat
coo-
Glutamat

Ví dụ: sulfamid được dùng như một loại thuốc kháng khuẩn ở người, có cấu trúc
gần giống acid para-aminobenzoic (PABA), PABA rất cần cho một số vi trùng, dùng đế

161

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
tổng họp acid folic, coenzym cho sự vận chuyển các đơn vị một cacbon. Sulfamid đưa
vào sẽ cạnh tranh với PABA trên trung tâm hoạt động của một enzym ở vi khuẩn xúc
tác cho sự chuyển PABA thành acid folic.

Sulfanilamid PABA

Trong phương pháp hóa trị liệu điều trị diệt các tế bào ung thư, người ta hay dùng
các chất kháng chuyển hóa (antimetabolit), thường là những chất có cấu trúc tương tự
các base purin và pyrimidin, là các cấu tử của sự tổng hợp acid nucleic. Các chất này sẽ
cạnh tranh, ức chế sự sinh tổng họp các acid nucleic, kết quả là ngăn chặn sự phân chia
phát triển của các tế bào ung thư.
- Chất ức chế không cạnh tranh
Có cấu tạo hóa học khác cơ chất, độ ức chế không phụ thuộc vào [S], vị trí gắn vào
enzym không nhất định, không gắn vào trung tâm hoạt động của enzym, làm giảm
Vmax của phản ứng và không thay đổi Km, gồm:
Một số chất có phản ứng đặc biệt đối với một số nhóm hóa học nào đó của enzym,
như iodoacetat đối với nhóm -SH, diisopropylíluorophosphat đối với nhóm -OH của
serin, HCN đối với Fe2+, Cu2+ của enzym oxy hóa khử...
Chất ức chế dị lập thể với enzym dị lập thể âm. Chất ức chế dị lập thể bám vào
trung tâm dị lập thể, làm giảm ái lực của enzym với cơ chất (làm tăng Km), nhưng
không có sự cạnh tranh giữa chất ức chế và cơ chất trên trung tâm hoạt động của enzym.
Có thể phân biệt các loại ức chế kể trên bằng cách nghiên cứu tác dụng của chất ức
chế đối với động học của enzym.

162

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

r- Các dạng chất ức chế

Cạnh tranh Không ức chế Không cạnh tranh

4. Thay đôi câu trúc

2. Tương đồng cơ chất

3. Tương đồng trạng 5. “Chất nền tự sát”


thái chuyển đổi

Hình 7.8. Chất ức chế enzym.

163
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
4.3. Tính đặc hiệu của enzym
Đây là một tính chât quan trọng phân biệt enzym với chất xúc tác vô cơ. Phân biệt
ba khía cạnh:
- Đặc hiệu cơ chất: một enzym tác dụng đặc hiệu lên một chất hoặc một số chất có
cấu tạo phân tử gần giống nhau.
Urease: urê + H2O -ì CO2 + NH3
Sacarase: sacarose + H2O fructose + glucose
Amylase: tinh bột, glycogen + H2O maltose + glucose
- Đặc hiệu lập the: enzym chỉ tác dụng lên một trong hai dạng đồng phân hoạt quang.
Ví dụ: hầu het enzym chuyển hóa acid amin chỉ tác dụng lên acid amin L mà không
tác dụng lên acid amin D.
- Đặc hiệu phản ứng: một cơ chất biến hóa theo nhiều phản ứng khác nhau, mồi
phản ứng có enzym đặc hiệu.

5. ĐIÈU HÒA HOẠT ĐỘNG ENZYM


Sự điều hòa hoạt động của enzym góp phần chủ yếu trong sự điều hòa nội môi, giữ
ổn định cho mọi hoạt động chuyển hóa trong tế bào, trong cơ thể, phù họp với nhu cầu
của cơ thể, đáp ứng với sự biến động của môi trường sống bên ngoài.
Sự điều hòa hoạt động enzym the hiện qua nhiều phương thức:

5.1. Enzym dị lập thể (allosteric enzym)


Một so enzym là enzym dị lập thể, ngoài trung tâm hoạt động còn có trung tâm dị lập
thể. Trung tâm dị lập thể có thể tiếp nhận một phân tử nhỏ tương ứng gọi là chất tác dụng
(effector), khi đó cấu trúc enzym và trung tâm hoạt động bị thay đổi khiến trung tâm hoạt
động dễ hoặc khó tiếp nhận cơ chất và do đó hoạt tính của enzym tăng hoặc giảm.

164

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Enzym dị lập thể dương: ứng với cơ chế dị lập thể dương hay hoạt hóa dị lập thể,
chất tác dụng trong trường họp này gọi là chất hoạt hóa dị lập thế.
Enzym dị lập thể âm: ứng với cơ chế dị lập thể âm hay ức chế dị lập thể, chất tác
dụng trong trường họp này gọi là chất ức chế dị lập thế.

TT hoạt
động Enzym

■>

TT dị lập
thề

(a) Cơ chế dị lập thể âm

Hình 7.9. Enzym dị lập thể.

Trong cơ thể sống, cơ chế dị lập thể âm rất quan trọng và phố biến, nhât là ở vi sinh
vật. Nó thường thể hiện ở cơ chế ức chế ngược, một chuỗi phản ứng liên tiếp gồm n phản
ứng và n enzym xúc tác. A là chất phản ứng đầu tiên, z là sản phẩm cuối cùng. Trong cơ
chế ức chế ngược z là chất ức chế dị lập thể, enzym đầu tiên E1 là enzym dị lập thê duy
nhất của chuỗi phản ứng. Khi chuồi phản ứng xảy ra nhiều thì z được sinh ra nhiều, quay
trở lại ức chế E1 nên ức chế toàn bộ chuỗi phản ứng, z không sinh ra thêm.

165
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 7.10. ức chế dị lập thể.

Sự ức chế ngược đảm bảo cho tế bào không sản xuất chất nào thừa so với nhu cầu.
Đây là cơ chế điều hòa chuyến hóa nhanh.

5.2. Điều hòa sinh tổng hợp enzym


Với bản chất là protein đặc hiệu, các phản ứng enzym trong cơ thế sống đều được
tống hợp dưới sự điều khiến của các gen, do vậy cấu trúc phân tử của enzym là do các hệ
gen quyết định. Cơ chế sinh tổng họp enzym cũng chính là cơ chế sinh tổng họp protein.
Enzym có thể được tổng họp tăng số lượng khi cần thiết, do chất gây cảm ứng được đưa
vào cơ thể, được gọi là hiện tượng cảm ứng tổng họp enzym. Enzym cũng có thể bị kìm
hãm, làm chậm hoặc ngừng sự tổng họp khi sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa
tăng đến mức quá thừa, chính sản phấm này sẽ đóng vai trò chất kìm hãm.

5.3. Các dạng đặc biệt của enzym


5.3.1. Isoenzym
Viết gọn là isozym, đó là các dạng phân tử khác nhau của một enzym do chúng có
thành phần và sự sắp xếp khác nhau của các bán đơn vị, chúng xúc tác cho cùng một
phản ứng nhưng khác nhau về cấu trúc bán đơn vị và tính chất lý hóa.

166

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Ví dụ: lactat dehydrogenase xúc tác phản ứng biến pyruvat thành lactat có 4 bán
đcm vị thuộc 2 loại: H (Heart: tim) và M (Muscle: cơ). Dạng H có nhiều ở cơ tim và
dạng M có nhiều ở cơ vân. Người ta dùng phương pháp điện di và phép nhuộm đặc biệt
để phân tách 5 isozym của LDH.

0 OH
11 LDH I

CH-
3
—C—COOH >
CH-—
3
CH—COOH
MADH KAĐ4-

Pỵruvat Lactat

LDH ISOENZYM

Cả 5 isozym đều xúc tác phản ứng trên nhưng hiện diện ở các mô khác nhau. Vì
vậy, việc xác định isozym đồ của một so enzym trong huyết thanh có ý nghĩa lớn trong
việc xác định những trạng thái bệnh lý nhất định của các mô hoặc cơ quan nhất định.

5.3.2. Dạng không hoạt động và hoạt động của enzym


Một số enzym có 2 dạng: dạng không hoạt động, khi được hoạt hóa thì trở thành
dạng hoạt động, khi đó có sự thay đổi về cấu trúc.
Ví dụ: enzym thủy phân protein (protease, peptidase) trong dịch tiêu hóa. Các
enzym này được các tuyến tiêu hóa sản xuất đưa ra dịch tiêu hóa dưới dạng enzym
không hoạt động gọi là zymogen (hay proenzym hay preenzym). Các zymogen này
được hoạt hóa trong ống tiếu hóa, mất đi một số peptid và trở thành enzym hoạt động.
Hiện tượng tổng họp ra các zymogen có một ý nghĩa sinh học quan trọng, như trường
họp các protease trong ống tiêu hóa được tổng họp qua giai đoạn trung gian như vậy
chính là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể vì nếu không thì chính các tuyến đã tống hợp nên
các loại enzym này sẽ bị tiêu hủy bởi chính những enzym do chúng tông hợp ra.

167

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

HCI
Tuyến dạ dày ->Pepsinogen
Một số

Enterokinase
Tụy tạng ■^Trypsinogen “ ĩtypsin
Hexapeptìd

Glycogen

Glycogen
synthesis

Glycogen phosphorylase: phân giải glycogen có 2 dạng: a (dạng hoạt động) và b


(dạng không hoạt động), khi được kích hoạt sẽ chuyển từ dạng b chuyển sang dạng a
nhờ gắn thêm gốc phosphat vào.
Glycogen synthase: tổng hợp glycogen có 2 dạng, dạng b (không hoạt động)
chuyển sang dạng a (hoạt động) nhờ tách một gốc phosphat.

5.3.3. Hệ thong multienzym


Bao gồm các enzym xúc tác một chuỗi phản ứng gồm n phản ứng liên tiếp:
A^B^C^D...^Z
Hệ thống multienzym của chuỗi phản ứng trên gồm: El + E2 + E3 + ...+ En; trong
đó, sản phẩm của E1 là cơ chất cho E2, sản phẩm của E2 là cơ chất cho E3...
Hệ thống multienzym có thể ở dưới 3 dạng:
- Hòa tan: các enzym ở trạng thái hòa tan lẫn lộn trong bào dịch (Ví dụ: các
enzym trong quá trình đường phân).
- Phức hợp: các phân tử enzym kết hợp thành một phức hợp phân tử phức tạp (Ví
dụ: phức họp acid béo synthetase gồm 7 enzym).
- Gắn với màng: các enzym của chuỗi hô hấp tế bào gắn vào màng frong ty thể.

6. ĐỊNH LƯỢNG ENZYM


Enzym đóng vai trò quan trọng trong xét nghiệm hóa sinh. Trong cơ thể sinh vật,
trong các dịch cơ thể, thậm chí một lượng nhỏ của một enzym cũng có thể được phát
hiện bằng cách đo hoạt tính xúc tác của nó. Tuy nhiên, các enzym cũng được sử dụng

168
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
như thuốc thử đế xác định nồng độ chất chuyển hóa, ví dụ đo đường huyết trong máu.
Hầu hết các kỹ thuật định lượng enzym sử dụng phương pháp quang phổ.

6.1. Nguyên tắc đo quang


Nhiều chất hấp thụ ánh sáng trong vùng nhìn thấy được hoặc vùng tử ngoại của
quang phổ. Tính chất này có thể được sử dụng để xác định nồng độ của một chất. Mức
độ hấp thụ ánh sáng phụ thuộc vào loại và nồng độ của chất và chiều dài sóng của ánh
sáng được sử dụng. Ánh sáng đơn sắc (ánh sáng với bước sóng xác định được lọc ra từ
ánh sáng trắng sử dụng một bộ lọc đơn sắc) với cường độ lo được chiếu qua một vật
chứa hình chữ nhật được làm bằng thủy tinh hoặc thạch anh (cuvet), chứa dung dịch của
chất cần đo. Mức hấp thu của dung dịch được xác định bằng cách lấy logarit cơ số 10
của thương số I/Io. Định luật Beer-Lambert quy định rằng A là tỷ lệ thuận với nồng độ
c chất hấp thụ và d độ dày của các dung dịch nó đi qua. Như đã trình bày trước đó, hệ
số hấp thụ £ phụ thuộc vào loại cơ chất và bước sóng sử dụng.

6.2. Đo hoạt tính của iactat dehydrogenase


Định lượng lactate dehydrogenase (LDH) có lợi thế khi mức giảm coenzym NADH H+
hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 340 nm, trong khi thể oxy hóa NAD+ thì không. Mức hấp thụ
ánh sáng (đường biếu diễn của A so với bước sóng) cho các chất nền và coenzym của phản
ứng LDH được hiển thị trong Hình 7.10. Sự khác nhau trong sự hấp thu ánh sáng giữa
NAD+ và NADH (300 nm và 400 nm) do những thay đổi trong vòng nicotinamid trong quá
trình oxy hóa. Đe đo hoạt tính của LDH, một cuvet chứa dung dịch gồm lactat và NAD+,
mức hấp thụ được ghi nhận liên tục ở bước sóng 340 nm. Phản ứng LDH không được xúc
tác diễn ra rất chậm. Chỉ khi bo sung enzym, số lượng NADH được hình thành và tăng hấp
thu. Theo định luật Beer-Lambert, tỷ lệ gia tăng hấp thu AA/At tỷ lệ thuận với tốc độ phản
ứng Ac/At. Hệ số hấp thụ tại bước sóng 340 nm hoặc phương pháp so sánh vói một dung
dịch chuẩn có thể được sử dụng để tính toán hoạt tính LDH.

6.3. Định lượng glucose bằng phương pháp enzym


Một số khó khăn khi sử dụng phương pháp đo quang là hầu hết các phân tử sinh
học không hấp thụ ánh sáng trong quang phố nhìn thấy được hoặc tia cực tím. Ngoài ra,
chúng thường kết hợp với các chất khác thành các dạng phức họp trong quá trình phản
ứng hóa học. Hai vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng một loại enzym
thích họp để biến chất cần đo thành một loại thuốc nhuộm màu chọn lọc. Sau đó, có thể
được đo sự hấp thu của thuốc nhuộm.
Một quy trình (1) thường được sử dụng để đo glucose khi theo dõi lượng đường trong
máu liên quan đến hai phản ứng liên tiếp. Enzym phân hủy glucose được sử dụng ở đây là

169

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
glucose oxidase (thu được từ nấm) đâu tiên sẽ phân hủy glucose tạo hydrogen peroxid,
H2O2. Sau đó, trong phản ứng thứ hai được xúc tác bởi peroxidase, H2O2 oxy hóa một tiền
chất không màu thành một loại thuốc nhuộm có màu xanh lá cây (2). Khi tất cả lượng
glucose trong mẫu đã được sử dụng hết, số lượng thuốc nhuộm được hình thành có thể đo
được trên cơ sở hấp thụ ánh sáng của nó tương đương với số lượng glucose ban đầu.

A. Nguyên tắc đo quang------------------------------------------------------------------ ị

Ánh sáng trắng Ánh sáng đơn Ánh sáng đơn


sắc cường độ lo sắc cường độ I

Độ hầp thụ

Hấp thu Dung dịch mẫu


ánh sáng ■ có nồng độ c

Độ hấp thụ A = _|Og—L-e-c-d BeerLambert


'0

- c. Định lượng glucose bằng phương pháp enzym

Hình 7.11. Định lượng enzym.

170

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1. COENZYM
Trong nhiều phản ứng enzym, điện tử hay nhóm nguyên tử được chuyển từ cơ chất
này sang một cơ chất khác. Loại phản ứng này cũng luôn liên quan đến các thành phân
bổ sung, giúp thu nhận các nhóm chức tạm thời. Phân tử này được gọi là coenzym. Với
việc chúng không có khả năng xúc tác, gọi tên là cosubstrat sẽ thích hợp hơn, tuy nhiên
tên gọi này lại ít được sử dụng. Khác với các cơ chất của một enzym nhất định thường
đặc hiệu, coenzym có thể liên kết với nhiều enzym khác nhau. Coenzym được phân chia
thành 2 nhóm: nhóm chuyển đổi nhóm chức và nhóm oxy hóa khử.
Tùy thuộc vào loại tương tác với enzym, mà ta phân ra coenzym hòa tan và coenzym
có nhóm giả. Coenzym hòa tan (1) liên kết chặt chẽ với enzym như cơ chất trong quá trình
phản ứng, trải qua một sự thay đổi hóa học và sau đó được tái tạo trở lại. Hình thức ban đầu
của coenzym được tái tạo bởi một phản ứng khác độc lập với phản ứng enzym xúc tác. Mặt
khác, coenzym nhóm giả (2), liên kết chặt chẽ với enzym và vẫn hên kết với nó trong quá
trình phản ứng, phần cơ chất liên kết với các coenzym sau đó được chuyển đến một cơ chất
khác hoặc coenzym khác của enzym cùng loại (Hình 7.11).

7.1. Coenzym oxy hóa khử (Hình 7.11)

Tất cả oxidoreductase đều cần có coenzym. Các coenzym oxy hóa khử quan trọng được
trình bày ở phần sau, chúng có thể hoạt động ở dạng hòa tan (S) hoặc dạng nhóm giả (P).
Các nhân pyridin NAD+ và NADP+ (1) phân bố rộng rãi như coenzym của
dehydrogenase. Chúng vận chuyển ion hydro (2e và 1H+) và luôn luôn hoạt động ở
dạng hòa tan. NAD+ sinh ra từ chu trình chuyển hóa của chuỗi hô hấp tế bào và do đó
góp phần vào sự chuyển hóa năng lượng. Ngược lại, NADP + là chất khử quan trọng
nhất tham gia vào quá trình sinh tổng hợp.
flavin coenzym FMN và FAD (2, 3) chứa flavin isoalloxazin, là một nhóm oxy hóa
khử. Đây là nhóm chất có 3 vòng, hệ thống vỏng chứa N có thể nhận tối đa hai electron
và hai proton trong quá trình phản ứng. FMN mang ribitol (đường rượu được
phosphoryl hóa tại vòng flavin). FAD tạo thành khi FMN liên kết với AMP. Hai
coenzym có chức năng tương tự. Chúng được tìm thấy trong dehydrogenase, oxidase,
và monooxygenase. Khác với các nhân pyridin, flavin phản ứng làm sinh ra các hoạt
chất trung gian. Để phòng thiệt hại cho các thành phần tế bào, các flavin luôn luôn liên
kết như các nhóm giả trong protein enzym.
Ubiquinon (coenzym Q, 4) được sinh ra trong chuỗi hô hấp tế bào. Trong quá trình
phản ứng quinon được chuyển đổi thành hydroquinon (ubiquinol). Các chuỗi bên
isoprenoid của ubiquinon có thể có độ dài khác nhau. Chúng giúp cho ubiquinon bám
được vào trong màng, nơi nó có thể di chuyển tự do. Coenzym tương tự cũng được tìm

171

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
thấy trong quá trình quang tổng hợp (plastoquinon). Vitamin E và K cũng thuộc hệ
thống quinon/hydroquinon.
Acid L-ascorbic (vitamin c, 5) là một chất khử mạnh, tác dụng chống oxy hóa, nó bảo
vệ cơ the không đặc hiệu chống lại tác nhân oxy hóa. Acid ascorbic cũng là một đồng yếu
tố cần thiết cho nhiều monooxygenase và dioxygenase. Acid ascorbic tham gia hydroxyl
hóa prolin và lysin trong quá trình sinh tổng hợp collagen, trong tổng hợp của catecholamin
và acid mật, cũng như trong quá trình phân hủy tyrosin. Dạng khử của coenzym này là
muối của một acid mạnh, muối ascorbat. Dạng oxy hóa là acid dehydroascorbic. Sự kích
thích hệ miễn dịch gây ra bởi acid ascorbic vẫn chưa được lý giải một cách đầy đủ.
— A. Coenzym

— B. Coenzym oxy hóa khử

Trao EOI
Coenzym ' Dạng oxy hóa Dạng khử Kiểu
đổi (V)
HJ H H L -0.32
H.
_ k.---
Oe H-c' "h ?
H D H '
I CH-O-P-O-P-CCH? V 'l'
o 1 ‘ It H 1 .0.
w S"

H *
OK. red.

2. Flavin
mononucleotìd
n L V ụ p 2)Hi -0.3
to
(FMN) -0.2
HjC N u ^0 ^0

Hz H
H— c —OH

H—C—OH
Rfctoi (Rit) !
ox. red. H—C-OH 0
[ _ 1»
H;C-O~p-

3.
________

Ravin p 2ỊHỊ -0.3


K
O ssự

aderán to
ý,
X

djnudeobd *0.2
(FAD)
H-c' ụ £
X

x -x
o
%-

o-

ox. red.

CH OH

4. Ubiquincn 0 OH L 2[H] -0
(coenzym Q) H<c< JL yCH, to
H>CCk
OH I X TjQ *0.2
0 ộ
H1CO Ĩ H>co' i I
H3L ><
OH : i

5. Ascorbic ■ JH° HOX 0


I 2ỊHÌ *0.1
acid
HO-Ax°

HO-C—H HO-C—H

CHjOH

Hình 7.12. Coenzym (1).

172

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Trong Hình 7.12, acid lipoic (6), cầu nối disulíĩd nội phân tử hoạt động như một cấu
trúc oxy hóa khử. Kết quả của quá trình khử, nó được chuyển đổi thành dithiol tương ứng.
Là một nhóm giả, acid lipoic thường được liên kết cộng hóa trị với lysin (R) của enzym,
gọi là lipoamid. Lipoamid chủ yếu là tham gia vào quá trình oxy hóa khử carboxyl của
acid. Coenzym glutathion cũng có một cấu trúc disulíĩd/dithiol tương tự như thế.
Cấu trúc liên kết sắt-lưu huỳnh (7) hoạt động như nhóm giả trong nhóm
oxidoreductase, chúng cũng được tìm thấy trong lyase, aconitase và các enzym khác.
Cấu trúc liên kết sắt-lưu huỳnh bao gồm từ 2-4 ion sắt được liên kết với cystein của
protein (-SR) và với một ion sulfid hữu CO’ (S). cấu trác này chỉ ổn định duy nhất bên
trong các protein. Tùy thuộc vào số lượng cì các ion sắt và s lfua, mà ta phân ra
[Fe2S?], [FesS4], và [PerSẠ Những cấu trúc này tham gia rất nhiều vào chuỗi hô hấp tế
bào và được tìm thấy trong tất cả các khi ohứchợp ng trừp
Coenzym hem (8) với các chức năng oxy hóa khử trong chuối hô hâp tê bào, trong
quang hợp và trong monooxygenase và peroxidase. Hem có chứa protein với các chức
năng oxy hóa khử còn được gọi ỉà cytochrom. Cytochrom khác với hemoglobin và
myoglobin, phân tử sắt thay đổi hóa trị của nó (thường là giữa +2 và +3). Có nhiều lóp
của hem (a, b, và c), trong đó có các loại nhóm the khác nhau: RI đen R3. Hemoglobin,
myoglobin, và các enzym hem chứa hem b. Hem a có trong cytochrom c oxidase, trong
khi hem c chủ yếu trong cytochrom c, nơi nó được liên kết cộng hóa trị với cystein của
protein thông qua cầu nối thioester.

7.2. Coenzym chuyển nhóm chất

Các nucleosid phosphat (1) không chỉ là tiền chất cho quá trình sinh tống hợp acid
nucleic, chúng còn có chức năng coenzym. Chúng giữ vai trò dự trữ năng lưọng và khi
giải phóng các cầu nối cao năng lượng này sẽ cung cấp năng lượng cho các quá trình
phản ứng có thể xảy ra. Chất chuyển hóa thường thực hiện được nhiều phản ứng ("kích
hoạt") sau khi khử phosphat (phosphoryl hóa). Liên kết với nucleosid diphosphat (chủ
yếu là UDP và CDP) cung cấp các tiền chất kích hoạt cho poỉysaccharid và lipid.
Nhóm khử acyl thường được kích hoạt băng cách chuyến đến coenzym A (2).
Coenzym A, pantethein được liên kết với 3'-phospho-ADP bằng cầu nối phosphoric
acid anhydrid. Pantethein bao gồm ba thành phần liên kết với nhau bằng cầu nối amid:
acid pantoic, E-alanin và cysteamin. Hai thành phần sau là các amin được tổng họp bởi
decarboxy hóa aspartat và cystein. Phức hợp đưọư hình thành từ acid pantoic và p~
alanin (acid pantothenic) có đặc điểm như vitamin cho con người. Phản ứng giữa nhóm
thiol của cysteamin và acid cacboxylic sinh ra thioester như acetyl-CoA. Phản ứng này
là thu nhiệt mạnh mẽ nên nó phải được xảy ra cùng với quá trình tỏa nhiệt. Thioester đại
diện cho các thể hoạt động của acid cacboxylic, bởi vì chất khử acyl có một tiềm năng

173

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
hóa học cao và có thể dễ dàng chuyển cho các phân tử khác. Tính chất này thường được
khai thác trong quá trình trao đôi chất.
Thiamin diphosphat (TPP, 3), phối họp với các enzym, có thể kích hoạt aldehyd hoặc
ceton hóa như các nhóm hydroxyalkyl và sau đó chuyển chúng cho các phân tử khác. Loại
chuyển nhượng là quan trọng ưong phản ứng transketolase. Chất khử hydroxyalkyl cũng tạo
thành trong quá trình decarboxyl hóa acid 0X0. Trong trường hợp này, chúng được phóng
thích như là aldehyd hoặc chuyên cho nhóm khử lipoamid của 2-oxoacid dehydrogenase. Các
thành phần chức năng của TPP là lưu huỳnh và nitơ có chứa vòng thiazol.
r—A. Coenzym oxy hóa khử (tt) -------------------------------------------------
I Coenzym
Dạng oxy hóa Dạng khử Kiểu Trao đổi E°:

■ 6. Lipoamid p 2’H. -0.29 ị


ỉ HCX >-CHX ,s s. V
HC x ,c H sv/\<(Z\z X

Oxy hỏa Khử

|Fe2S2r p le® -0.6


7. Cấu trúc
sắt - lưu to
RS"-fe -5 -fe^ss -0.5
huỳnh
R5^ "'S*' '■'SR
SR

8. Hem p ' le® 0 ■


R, Rị 0'3 to I
-0.5 ị

Ị\ýj
<
Q ’Q »•-( ;

Oxy hóa Khử !

cooộ coo9 coo9 C00’

~ B. Coenzym chuyển nhóm chất —

Coenzym Dạng tự do Dạng liên kết Các enzym


Nhỏm thế
quan trọng

1. Nudeosid Phospho­
phosphat transferase
p 0’9 ọ Base B-Rib Nucleotidyl­
^O-P-O-P-O-P-O-CH, transferase
L ù L 1 0. B-Rib- (5 (2.7.n.n)
,y Ligase
B-Rib- ®® (ểĩn.n.n)

OH On

11 H CH.
2. Coenzym A Acyl Acyl trans­
residue ferases
."•'j 0 CH O’j 0 (23.n.n)
t Ỵ r X Y ■
H-N •' -.A
CoA trans- ;
■ ferases
■ o (2.8.3.n)
h H 1 £

SH CKJ X-Uc

Ii
3. Thiamin R Hydroxy* ị Decarboxy-
di phosph at Ị alkyl lases(4,Ll.n) ị
residue . Oxoacid de- '
hydrogenases
(12.4 n)’
1 ■ ĨPP J
Transketolase :
{2.2.1.1 j

Hình 7.13. Coenzym (2).

174

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Hình 7.13 cho thấy pyridoxal phosphat (4) là coenzym quan trọng nhất trong quá trình
chuyển hóa acid amin. Pyridoxal phosphat cũng tham gia trong các phản ứng khác liên
quan đến acid amin, chẳng hạn nhu decarboxyl hóa và khử nước. Thể aldehyd của
pyridoxal phosphat được hiển thị ở đây (bên trái) không thường được tìm thấy ở dạng tự do.
Khi không có cơ chất, nhóm aldehyd liên kết cộng hóa trị với nhóm e-amino của nhóm khử
lysin như một aldimin (“dạng Schiff'). Pyridoxamin phosphat (phải) là một trung gian của
phản ứng chuyển amin. Nó trở lại với dạng aldehyd bằng cách phản ứng với 2-oxoacid.
Biotin (5) là coenzym của carboxylase. Giống pyridoxal phosphat, chúng liên kết
amid vói phần khử ly sin của carboxylase thông qua nhóm carboxyl. Liên kết này được
xúc tác bởi một enzym đặc biệt. Sử dụng ATP, biotin phản ứng với hydro cacbonat
(HC03') để hình thành N-carboxy biotin. Từ dạng hoạt động này, carbon dioxid (CCh)
sau đó được chuyển cho các phân tử khác, thành một nhóm carboxyl. Ví dụ về các phản
ứng phụ thuộc biotin bao gồm sự hình thành của acid oxaloacetic từ pyruvat và tống
họp malonyl-CoA từ acetyl-CoA.
Tetrahydrofolat (THF, 6) là một coenzym có thể chuyển phần khử C1 trong nhiều
phản ứng oxy hóa khác nhau. THF sinh ra tìr acid folic. Các đơn vị C1 được chuyển
giao thường liên kết với N-5, N-10, hoặc cả hai. Các dẫn xuất quan trọng nhất là:
a) N5-formyl-THF và N10-formyl-THF; trong đó, formyl khử cho phản ứng oxy
hóa acid cacboxylic
b) N5-methylen-THF, C1 khử cho phản ứng oxy hóa của aldehyd
c) N5-methyl-THF, trong đó nhóm methyl khử cho phản ứng oxy hóa của alcohol.
Cl được chuyển giao từ THF đóng vai trò trong nhiều quá trình tổng họp, như
trong tổng họp methionin, purin nucleotide và dTMP. Do vai trò trung tâm của các dẫn
xuất THF trong sinh tổng họp các tiền chất của ADN, các enzym tham gia trong quá
trình trao đổi chất THF là mục tiêu chính cho các loại thuốc ức chế sự tăng trưởng.
Các cobalamin (7) có cấu trúc hóa học phức tạp nhất trong các coenzym. Chúng
cũng đại diện duy nhất cho các chất tự nhiên có chứa cobalt (Co). Sinh vật bậc cao là
không thể tự tổng họp cobalamin và do đó phụ thuộc vào một nguồn cung cap vitamin
B12 được tổng họp bởi vi khuẩn.
Thành phần trung tâm của cobalamin là vòng corrin, một thành viên tetrapyrrol, nơi
chứa ion cobalt. Đầu tận của một trong các chuỗi bên của vòng mang một nucleotid với
một base hiếm gặp là dimethylbenzimidazol. Các phối hr cho các ion cobalt là bốn
nguyên tử N của vòng pyrol, nitơ từ dimethylbenzimidazol và nhóm X, được liên kêt
với nhau chủ yếu bằng liên kết cộng hóa trị.
Trong methylcobalamin, X là một nhóm methyl. Phức hợp này hoạt động như là
một coenzym cho nhiều methyltransferase và trong một số chất khác có liên quan đến

175
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
sự tổng hợp methionin từ homocystein. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi chất của con
người, methionin là một acid amin thiết yếu, phản ứng này không xảy ra.
Adenosylcobalamin (coenzym Bl2) mang một adenosyl liên kết cộng hóa trị với
các nguyên tử kim loại. Đây là một coenzym của nhiều isomerase khác nhau, xúc tác
cho phản ứng sắp xếp lại các gốc tự do. Gốc tự do phát sinh ở đây thông qua việc chia
tách homolytic của liên kết giữa kim loại và nhóm adenosyl. Phản ứng quan trọng nhất
của nhóm này trong quá trình trao đổi chất của động vật là sắp xép lại methylmalonyl-
CoA để tạo thành succinyl-CoA, hoàn thành việc phá vỡ các acid béo có số c lẻ và của
acid amin phân nhánh valin và isoleucin.
~A. Coenzym chuyển nhóm chất (tt) ----- -

; Coenzym Dạng tự do Dạng liên kết Nhóm chuyển Các enzym


quan trọng

Hình 7.14, Coenzym (3).

176

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Vai trò xúc tác của enzym trong các phản ứng là?
A. Giảm năng lượng hoạt hóa
B. Tăng năng lượng hoạt hóa
c. Tăng sự tiếp xúc giữa các phân tử cơ chất
D. Ngăn cản phản ứng nghịch
2. Các enzym trong cơ thể có nhiệt độ hoạt động tối ưu là bao nhiêu?
A. 25°c B. 30°C c. 37°c D. 40°C
3. Amylase tuyến nước bọt hoạt động tối ưu ở pH bao nhiêu?
A. 5 B. 6 c. 7 D. 8
4. Khi Km càng lớn, điều này cỏ nghĩa là?
A. Ái lực của enzym đối với cơ chất càng lớn
B. Ái lực của enzym đối với cơ chất càng nhỏ
c. Ái lực của enzym không phụ thuộc vào nồng độ cơ chất
D. Tốc độ phản ứng càng cao
5. Phương trình Michaelis Menten là:
A. p - ưaxH

B. y_ Myl

c.

D. r- ™'

+|s|
6. Acid amin 1 + Acid ơ cetonic 2 -*—► Acid amin 2 + Acid a cetonic 1 được xúc tác
bởi một enzym mà coenzym là:
A. Vitamin pp B. Pyridoxal phosphat
c. Vitamin B2 D. Acid lipoic
7. NAD+, NADP+ là coenzym của những enzym xúc tác cho phản ứng
A. Trao đổi amin B. Trao đổi điện tử
c. Trao đổi hydro D.Trao đổi nhóm -CH3
8. Sulfamid có tác dụng ức chế vi khuẩn do nguyên nhân nào sau đây?
A. ức chế tổng hợp protein
B. Làm rối loạn chuyển hóa acid amin
c. Giảm quá trình tổng hợp glucid vi khuẩn
D. Cạnh tranh với acid para aminobenzoic trong tổng hợp acid folic

177
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
9. Trong bệnh lý về tim, isoenzym nào tăng ưu thế trong máu:
A. LDH 1 B. LDH 2 c. LDH 3 D. LDH 4
10. Muốn tốc độ phản ứng đạt đến cực đại thì nồng độ cơ chat s lớn gấp bao nhiêu lần
so với Km
A. 10 lần B. 20 lần c. 50 lần D. 100 lần

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đỗ Đình Hồ (2003). Hóa sinh y học, Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Hữu Chấn (2001). Hóa sinh, Nhà Xuất bản Y học.
3. Marks DB, Marks AD, Smith CM (2004). Basic Medical Biochemistry. 2sd edition,
Lippincott William & Wilkins.
4. Muray R et all (2011). Harpers Illustrated Biochemistry, 28th edition, Me Graw- Hill
Medical.
5. Swanson TA, Kim SI, Glucksman MJ (2009). Biochemistry, Molecular Biology and
Genetics, 5th edition, Lippincott William & Wilkins.

178

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương VIII
HORMON

MỤC TIÊU HỌC TẶP


■ ? '

1. Phân loại hormon theo cẩu tạo hóa học.


2. Trình bày cơ chế hoạt động của hormon. Kjjj
:'v
3. Mô tả tác dụng của một sổ hormon.
* • •

Hormon là những chất thông tin hóa học được tổng hợp bởi những tế bào đặc biệt,
những tế bào này thường liên họp lại thành những tuyến nội tiết. Hormon được phóng
thích thẳng vào máu và di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan đích. Tại các cơ quan
đích, hormon thể hiện chức năng điều hòa sinh lý, sinh hóa của mình. Trái với những
hormon nội tiết, hormon tổ chức chỉ hoạt động tại vùng lân cận của mô bài tiết nó.
Sự khác biệt giữa hormon và các chất thông tin khác (chất trung gian, chất dẫn
truyền thần kinh và yếu tố tăng trưởng) là sự di động:
- Chất trung gian là những chất mang thông tin không được tổng hợp từ những tế
bào bài tiết hormon đặc hiệu, mà được tổng họp từ nhiều loại tế bào khác nhau. Chúng
thể hiện hiệu ứng giống hormon ở những tế bào phụ cận.
- Hormon thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh là những chất thông tin được sản
xuất và phóng thích bởi những tế bào thần kinh.
- Yếu tố tảng trưởng và cytokin chủ yếu tác động đến sự tăng trưởng và biệt
hóa tế bào.

1. TÔNG QUAN
Cơ thể động vật có hơn 100 loại hormon và các chất giống hormon, có thể phân loại
dựa vào cấu trúc hoặc dựa theo chức năng sinh học của chúng, về mặt hóa học, hầu hết
hormon là dẫn xuất của acid amin, peptid hoặc protein và steroid. Hormon có tác dụng
điều hòa các quá trình sau:
- Phát triển và biệt hóa tế bào, mô và cơ quan: bao gồm quá trình tăng sinh, phát
triển phôi thai và quá trình biệt hóa giới tính... các quá trình diễn ra trong một thời gian
dài và đòi hỏi sự tổng họp của nhiều protein. Do đó, hầu hết hormon steroid với chức
năng điều hòa quá trình dịch mã chịu trách nhiệm cho quá trình này.
- Quá trình chuyển hóa: chủ yếu là điều hòa sự tổng họp và thoái hóa các chất dự
trữ (glycogen, acid béo...) và quá trình chuyển hóa năng lượng. Sự điều hòa quá trình

179

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
này yêu cầu các hoạt động đáp ứng nhanh. Nhiều hormon đáp ứng thông qua sự biên
đổi các enzym.
- Quá trình tiêu hóa: thường được điều hòa bởi các peptid tại chỗ, nhưng những
chất trung gian, các peptid thần kinh cũng có thể tham gia vào quá trình này.
- Sự trao đổi ion: nồng độ các ion Na, K, C1 trong dịch cơ thể và những thay đổi
sinh lý liên quan đến chúng (ví dụ huyết áp...) được điều hòa nghiêm ngặt. Cơ quan
đích của hoạt động điều hòa này chủ yếu là thận, nơi hormon gây tăng hay giảm sự tái
hấp thu ion và nước. Nồng độ ion Ca và phosphat (rất cần cho răng và xương) cũng
được điều hòa một cách chính xác.
Nhiều hormon tác động lên các quá trình trên một cách gián tiếp bằng cách điều
hòa sự tổng hợp và bài tiết các hormon khác.

1.1. Hệ thống hormon


Hormon là một hệ thống thông tin hóa học có ở thực vật, côn trùng, đặc biệt phát
triển ở động vật có vú, nhất là người. Te bào nội tiết tổng họp hormon từ các tiền chất,
được dữ trữ (trong một số trường họp) và các hormon này ngấm thẳng vào máu (không
thông qua các ống dẫn như các tuyến ngoại tiết, chẳng hạn gan tiết ra mật qua các ống
dẫn mật xuống ruột non...); máu vận chuyển các hormon tới các tế bào đích của mô
đích hay các cơ qua đích, với những hormon ít tan trong nước, sẽ kết hợp với các
protein trong huyết thanh còn được xem như các chất vận chuyển hormon. Mồi loại
hormon có những loại tế bào đích tương ứng, ở tế bào đích có thụ thể đặc hiệu đối với
các hormon; việc kết hợp đặc hiệu giữa hormon và thụ thể là sự bắt đầu của hàng loạt
các phản ứng tiếp theo dẫn đến đáp ứng sinh lý của té bào và của cơ thể.

1.2. Động học hormon


Hormon tồn tại trong máu ở nồng độ rất thấp (từ 10'12 đến 10’7 mol/L). Nồng độ này
thay đổi có tính chu kỳ theo “nhịp” thời gian trong ngày, tháng hay năm hoặc theo chu
kỳ sinh học của cơ thể.
Thời gian tồn tại của hormon trong máu rất ngắn tính bằng phút hoặc giây vì chúng
luôn bị phân hủy (hormon peptid bị phân giải bởi những protease trong máu và mô,
catecholamin bị phần giải bởi nhiều enzym khác nhau...).
Vê sự hoạt động có tính chu kỳ của hormon, đầu tiên phải kể đến nhịp sinh học 24
giờ của cortisol. Với vai trò kích hoạt quá trình dự trữ glycogen, cortisol được phóng
thích chủ yếu vào buổi sáng khi mà lượng glycogen dự trữ tại gan đang xuống thấp.
Nồng độ cortisol máu sẽ giảm dần trong ngày.
Nhiều hormon được phóng thích theo quy luật đáp ứng. Cơ thể đáp ứng với sự tăng
đường huyết sau khi ăn bằng cách tiết insulin. Cơ thể điều hòa quá trình tổng hợp,

180

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
phóng thích, thoái hóa hormon sao cho nồng độ hormon luôn được điều tiết một cách
chính xác, vừa đủ nhờ vào quá trình kiểm soát ngược (feedback).
Thời gian phát huy tác dụng của hormon khác nhau tùy loại hormon. Có hormon
tác dụng nhanh, ví dụ adrenalin: sau khi tiết hoặc tiêm vào máu một thời gian tính bằng
giây thì đã làm cho gan giải phóng glucose tự do vào máu, gây tăng đường huyết.
Ngược lại một số hormon có tác dụng chậm, ví dụ hormon giáp trạng, hormon sinh dục
gây đáp ứng ở mô đích sau khi được tiết hoặc tiêm vào máu hàng giờ hoặc hàng ngày.
- Khái quát về hormon

Chuyển hóa Tiêu hóa

Insulin
Gastrin
Glucagon Secretin
Cortisol CCK...
Thyroxin
Epínephrỉn

Hình 8.1. Tổng quan về hormon và hệ thống điều hòa hormon.

181
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1.3. Quá trình kiểm soát ngược (feedback control)
Sự điều hòa phản hồi âm được thực hiện qua những chất chuyển hóa hay cơ chất
mà nồng độ của chúng thay đổi do hormon tác dụng lên mô đích. Ví dụ quá trình tổng
hợp và phóng thích insulin bởi tế bào beta tuyến tụy được kích hoạt bởi nồng độ glucose
máu cao (> 5 mM). Insulin được giải phóng sẽ kích thích quá trình bắt giữ và sử dụng
glucose của tế bào cơ và các mô khác. Ket quả là đưa lượng glucose máu về giá trị bình
thường và ức chế quá trình phóng thích insulin. Trong một số trường họp bệnh lý, sự
đáp ứng tiết insulin quá mức gây ra trạng thái hạ đường huyết, điều này lại gây ra đáp
ứng sinh lý giải phóng catecholamin (adrenalin), hormon tăng trưởng, glucagon, ACTH,
tất cả đều có tác dụng gây tăng đường huyết. Như vậy, có một mạng lưới phức tạp tham
gia điều hòa nồng độ glucose trong máu - một chất chuyển hóa quan trọng cần cho hoạt
động của các mô, đặc biệt là não.
Tương tự, nồng độ của Ca2+ trong máu ảnh hưởng đến sự tiết hormon cận giáp và
thyrocalcitonin.
Bên cạnh đó cũng có sự kiêm soát phản hồi dưomg (positive feedback control). Ví
dụ estrogen và progesteron cần cho sự chế tiết nhanh và nhiều LH gây ra rụng trứng và
thành lập hoàng thể cùng với sự sản xuất tiếp theo của các hormon đó.
Trong nhiều trường họp vòng kiểm soát phản hồi chưa được xác lập thường là do
chưa biết sản phẩm cuối cùng của tác dụng hormon.

1.4. Hệ thống điều hòa vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến nội tiết
Hệ thống hormon thường có những tác động liên kết với nhau, gây kích thích hay
ức chế một hormon khác ở một mô đích khác... Hệ thống điều hòa vùng dưới đồi -
tuyến yên - tuyến nội tiết được kiểm soát bởi hệ thần kinh trung ương là một hệ thống
quan trọng trong điều hòa hoạt động hormon.
Te bào thần kinh “chỉ đạo” vùng dưới đồi tiết ra liberin (hormon giải phóng) hay
statin (hormon ức chế) để kích thích hay ức chế tuyến yên tiết ra những tropine (hormon
kích thích), những hormon này lại kích thích tuyến nội tiết khác tiết ra hormon hoạt
động có tác dụng trên tế bào đích và gây đáp ứng sinh lý. Nếu hormon hoạt động được
tiết ra quá nhiều, nồng độ của chúng trong máu cao, chúng sẽ ức chế sự tổng họp
hormon giải phóng ở vùng dưới đồi và sự tổng họp hormon kích thích ở tuyến yên theo
cơ chế phản hồi âm. Ngược lại, nếu nồng độ hormon hoạt động thấp thì sự ức chế đó
được giải tỏa và quá trình bài tiết hormon giải phóng và hormon kích thích lại diễn ra
bình thường. Hormon kích thích của tuyến yên có thể ức chế hormon giải phóng tương
ứng ở vùng dưới đồi theo cơ chế phản hồi âm.

182

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.5. Phân loại hormon


Có nhiều cách phân loại hormon, có thể dựa vào cấu tạo hóa học, cơ chế tác dụng,
tính chât hòa tan trong nước... Căn cứ vào cấu tạo hóa học có thể chia hormon thành 3
loại: hormon peptid, dẫn xuất của acid amin và steroid:
- Loại peptid gồm hormon peptid có từ 3 đến 200 acid amin, đó là các hormon của
vùng dưới đồi (hypothalamus), tuyến yên (hypophyse), insulin và glucagon của tuyến tụy.
Hormon là dẫn xuất của acid amin: có nhóm amin, kích thước nhỏ, hòa tan trong
nước, bao gồm catecholamin của tuỷ thượng thận và thyroid của giáp trạng.
Hormon steroid: không hòa tan trong nước, gồm hormon của vỏ thượng thận,
hormon sinh dục.

2. HORMON LIPID
Bao gồm hormon steroid, hormon giáp và acid retinoid. Chúng đều là các phân tử
có trọng lượng phân tử nhỏ (300-800 Da), ít tan trong nước.

2.1. Hormon steroid


Progesterone: hormon steroid sinh dục nữ thuộc họ progestin, được tống họp từ
buồng trứng, nồng độ progesterone máu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Progesterone
có tác dụng làm phát triển niêm mạc tử cung (chuẩn bị nuôi dưỡng phôi). Sau khi thụ
tinh, nhau thai cũng bắt đầu tổng họp progesterone phục vụ cho các giai đoạn phát triên
của thai nhi. Ngoài ra, progesterone còn tác dụng lên sự phát triển của tuyến vú.
Estradiol: là estrogen quan trọng nhất, được tổng hợp từ buồng trứng và nhau thai.
Vai trò quan trọng với chu kỳ kinh nguyệt, ngoài ra còn làm dày niêm mạc tử cung và
giúp phát triển các đặc tính sinh dục nữ thứ phát (ngực, sự phân bố mỡ...).
Testosteron: hormon sinh dục nam quan trọng nhất, được tổng họp từ tế bào
Leydig của tinh hoàn. Có vai trò kiểm soát sự phát triển và hoạt động của hệ sinh dục
nam và giúp phát triển các đặc tính sinh dục nam thứ phát (cơ, tóc, râu...).
Cortisol: là glucocorticoid quan trọng nhất, được tổng họp bởi vỏ thượng thận, vai
trò quan trọng trong quá trình điều hòa chuyển hóa protein và cacbonhydrat, gây thoái
hóa protein và tăng cường chuyển acid amin thành glucose. Glucocorticoid tổng hợp
được sử dụng như thuốc kháng viêm và ức chế miễn dịch.
Aldosteron: là mineralocorticoid, cũng được tổng họp bởi vỏ thượng thận, tác
dụng tại thận gây tái hấp thu Na+ bằng cách tác dụng lên Na+K+ATPse và kênh Na+,
đồng thời tăng thải K+. với tác dụng này gây hạ huyết áp.

183
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Calcitriol: là dẫn xuất của vitamin D. Khi tiếp xúc với tia cực tím, tiền hormon
cũng xuất hiện ở da. Calcitonin được tổng hợp ở thận, nó có tác dụng tăng tái hâp thu
calci ở ruột và làm tăng nồng độ Ca+ trong máu.

Hormon Cơ quan tổng quản Tác dụng

Phát triển niêm mạc tử cung


(chuẩn bị nuôi dưỡng phôi)

Phát triển tuyến vú

Vai trò trong chu kỳ kinh nguyệt

Phát triển xương

Phát triển các đặc tính sinh dục


nữ thứ phát

Biệt hóa giới tính nam Phát triển các đặc tính sinh dục
nam thứ phát
Tinh hoàn Vai trò sinh tinh và quá
Tăng tổng hợp protein
trình phóng tinh

Testosteron

Tăng thoái hóa protein


Tuyển thượng thận Tăng cường chuyển amino
(vừng tủy) acid thành glucose

Cortisol Giảm hoạt động của hệ miễn dịch

Tăng tái hấp thu Na+


Tuyến thượng thận
(vùng tụy) Tăng thải K+
Aldosteron
Tăng huyết áp

Bone Tăng hấp thu Ca từ ruột


Thân |A

▼I Tăng Ca2+ trong máu

Calcitriol

Tuyến giáp
CH H2O
Phát triển, tăng trưởng và
trưởng thành thai nhi

Tăng chuyển hóa cơ bản


ADP+P, Q ATP.Heat
Thyroxin Phôi

Hình 8.2. Các hormon steroid.

184

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2.2. Hormon tuyến giáp

Tuyên giáp chế tiết hai hormon có bản chất là acid iodoamin: 3,5,3'-triiodothyronin
(Tỉ) và 3,5,3',5'-tetraiodothyronin (T4, thyroxin). Chúng không tan trong nước, thụ thể
của chúng hầu hết nằm trong nhân tế bào đích.
Thyroglobulin (một protein iod-hóa và glycosyỉ-hóa, chứa 5.000 acid amin, trọng
lượng phân tử 660 kDa) là tiền hormon của T3, T4. Nó chứa nhiều tyrosin iod-hóa
(monoiodotyrosin = MIT và diiodotyrosin = DIT), từ đó tạo nên các gốc iodothyronin,
tức T3, T4 nằm trong phân tử thyroglobulin. Thyroglobulin được dự trữ trong chất keo
của các nang tuyến giáp.
Thyroglobulin bị thủy phân nhờ các protease và peptidase thành các acid amin
trong đó có T3, T4. Chúng được vận chuyến trong máu dưới dạng kết hợp thuận nghịch
với protein thyroxin binding globulin (TBG) và thyroxine binding prealbumin (TBPA).
T3, T4 tách khỏi protein vận chuyển, đi vào tế bào đích và kết họp với thụ thể trong bào
tương của nhân tế bào. Phức họp hormon - thụ thể này có tác dụng điều hòa biểu hiện
gen (tổng hợp protein).
Hormon giáp trạng có tác dụng tăng trưởng và phát triển cơ thể, tăng hấp thụ
glucose ở ruột non và tăng phân giải glycogen, tăng phân giải lipid, tăng sử dụng oxy và
chuyển hóa cơ bản, tăng tổng họp protein. Ngoài ra, còn góp phần điều hòa tổng họp
ATP tại ty thể.

2.3. Sinh tổng hợp hormon steroid


Tất cả hormon steroid đều được tổng hợp từ cholesterol, nguồn cung cấp
cholesterol cho quá trình tổng hợp này có thể được lấy từ LDL lipoprotein rồi đưa vào
tế bào hay được tổng họp từ acetyl-coA.
Pregnenolon là hợp chất trung gian quan trọng của quá trình sinh tổng họp hormon
steroid, là nguyên liệu để tổng họp progesteron. Ngoại trừ calcitriol thì tất cả các
hormon steroid khác đều chuyển hóa từ progesteron.

2.4. Thoái hóa hormon steroid


Các hormon steroid hầu hết đều bị bất hoạt tại gan, bị biến đổi, tiếp tục hydroxyl
hóa, kết họp với acid glucuronic hay sulfate trước khi bị đào thải qua thận và một phần
qua đường mật. Sự biến đổi tại vòng A trong cấu trúc các hormon steroid làm bất hoạt
hầu hết đặc tính hormon của chúng.

185
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Thiểu hụt bẩm sinh trong quá trình sinh tổng hợp các hormon steroid gây nên nhiều
biến đổi nghiêm trọng trong quá trình phát triển. Ví dụ trong hội chứng tăng sản thượng
thận bẩm sinh (congentinal adrenal hyperplasia), cơ thể bị thiếu hụt enzym 21-
hydroxylase, enzym cần thiết cho quá trình tổng hợp cortisol và aldosteron từ
progesteron. Sự giảm tổng hợp hai hormon này dẫn đến sự tăng hoạt testosteron, gây
nam hóa ở các bé gái. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh có thể phòng tránh bằng cách
điều trị hormon trước sinh.

2.5. Cơ chế hoạt động của hormon lipid


Các hormon lipid được các protein vận chuyển trong máu đến các tế bào đích, có
nhiều loại protein khác nhau đảm trách việc vận chuyển này. Khi đến tế bào đích, các
hormon tách ra dưới dạng tự do và đi xuyên qua màng tế bào và kết hợp với các thụ thể
đặc hiệu trong nhân hay trong tế bào chất. Thụ thể là những protein hiếm, chỉ hiện diện
với nồng độ rất thấp (khoảng 103 -104 phân tử/tế bào), chúng tạo sự kết nối đặc hiệu và
ái lực cao với các hormon (Kd= 10'8 -10’10M). Phức hợp hormon - thụ thể hoạt động như
một yếu tố kiếm soát promoter của gen đặc hiệu, từ đó tác động đến quá trình sao mã
của gen.
Ví dụ thụ thể của cortisol là những thụ thể tự do hiện diện trong bào tương như một
monomer, gắn với yếu tố hsp90. Khi cortisol gắn vào phức hợp, kích hoạt quá trình đáp
ứng làm phóng thích hsp90, phức hợp biến đổi, bộc lộ vùng kết nối ADN, từ đó mới có
thể tác động lên sự sao mã, tổng hợp protein, thể hiện vai trò hormon của cortisol.
Phức họp hormon - thụ thể thường gắn với những vùng đặc biệt của ADN nhân tế
bào gọi là vùng đáp ứng hormon (hormon response element = HRE), mỗi thụ thể chỉ
nhận biết đặc hiệu với HRE của riêng mình nên chỉ tác động chuyên biệt lên gen mang
HRE đó và tác động lên sự sao mã tổng hợp ARNm, từ đó tác động lên sự tổng họp
protein (trong đó có enzym) và gây đáp ứng sinh lý.

186

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Sinh tống hợp hormon steroid

C19 H: Hydroxylation A
Đ: Dehydrogenation
I: Isomerization
Y: Hydrogenation
S: Cleavage
A: Aromatization

c18

Hình 8.3. Sinh tổng hợp hormon steroid.

187
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Cơ chế hoạt động của honnon lipid

_ ____ ____ — Chuyển mã

m ĩ |ĩ|c NnHHdAHc! a|

— Receptor của hormon lipid

Hình 8.4. Cơ chế hoạt động của hormon lipid.

188

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3. HORMON TAN TRONG NƯỚC


Hormon tan trong nước có bản chất là acid amin, peptid hay protein. Là những
hormon nội tiết, được sản xuất và dự trữ tại các tuyến nội tiết, khi cơ thể có nhu cầu sẽ
được phóng thích vào máu. Do bản chất dễ tan trong nước, các hormon này di chuyển
không can protein vận chuyển. Chúng bám vào các thụ thể tại màng tế bào đích, truyền
tải tín hiệu vào trong tế bào. Một số hormon trong nhóm này có cơ chế cận tác, chúng
chỉ tác động đến các tế bào phụ cận.

3.1. ì ĩ or mon amin


Bao gồm: histamin, melatonin và catecholamin (dopamin, norepinephrin và
epinephrin), có bản chất là acid amin. Ngoài vai trò hormon, chúng còn hoạt động như
một chất dẫn truyền thần kinh.
Histanùn: là chất trung gian và dẫn truyền thần kinh, được dự trữ chủ yếu trong các
đại thực bào ở mô và tế bào ái kiềm trong máu. Histamin có vai trò trong cơ chế viêm
và phản ứng dị ứng. Histamin tác dụng thông qua nhiều loại thụ thể khác nhau. Kết họp
với thụ thể H1, gây co thắt cơ trơn khí quản, giãn tĩnh mạch mao quản và tăng tính thấm
của chúng. Khi kết hợp với thụ thể H1, histamin làm giảm nhịp tim, tăng bài tiết HC1 ở
dạ dày. Tại não, histamin hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh.
Epinephrin: được tổng hợp tại tuyến thượng thận từ tiền chất là tyrosin. Tác dụng
trên mạch máu, tim và sự chuyển hóa. Làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp (thông
qua thụ thể al và a2). Tăng hoạt động của tim (qua thụ thể (32), gây giãn phế quản (qua
thụ thể (32). Ngoài ra, epinephrin còn làm tăng thoái hóa glycogen thành glucose tại gan
và cơ (qua thụ thể (32).

3.2. Hormon peptid và hormon protein


Chiếm số lượng lớn nhất trong số các yếu tố dẫn truyền thông tin. Hormon peptid
nhỏ nhất là thyroliberin (362 Da), là một tripeptid. Hormon protein có thể đạt trọng
lượng phân tử trên 20 kDa (thyrotropin 28 kDa).
Thyroliberin (thyrotropin releasing hormon, TRH): là một trong những hormon
thần kinh của vùng dưới đồi, kích thích tuyến yên sản xuất thyrotropin (TSH).
Thyrotropin (thyroid stimulating hormon, TSH) và hai hormon liên quan là
lutropin (luteinizing hormon, LH) và follictropin (follicle stimulating hormon, FSH) đều
có nguồn gốc từ vùng dưới đồi, chúng có bản chất là glycoprotein với trọng lượng phân
tử trung bình khoảng 28 kDa. Thyrotropin kích thích tuyến giáp tổng hợp và bài tiết
thyroxin.

189
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Insulin: được tổng hợp và bài tiết bởi tế bào p của tuyến tụy. Insulin được phóng
thích khi nồng độ glucose máu tăng cao. Insulin làm giảm nồng độ đường trong máu
bằng cơ chế tăng tiêu thụ glucose, tăng tổng hợp glycogen và tăng chuyển hóa glucose
thành acid béo. Ngoài ra, nó còn ức chế quá trình phân giải glycogen.
Glucagon: là hormon peptid gồm 29 acid amin, được sản xuất bởi tế bào a của
tuyến tụy. Là chất đối kháng của insulin, tác dụng chủ yếu trên sự chuyển hóa glucid và
lipid. Glucagon có tác dụng đối nghịch với insulin, cơ chế tác dụng chủ yếu thông qua
chất dẫn truyền thông tin thứ hai là cAMP.

r Chất dẫn truyền thông tin nguồn gốc acid amin

Hormon Nơi tổng hợp Mô đích Tác dụng

Co khí quản
© Histamin
h3n-ch2
Giãn mạch
Đại thực bào Tăng tính thấm thành mạch

Tăng tiết acid tại dạ dày


H

Bạch cầu hạt ái toan


Histamin

Tăng sức co bóp cơ tim


Tuyến thượng thận Co thắt mạch máu
(Vùng tủy) Tăng huyết áp

Chuyển hóa:
Tăng ly giải glycogen
Tăng glucose máu
Táng thoái hóa lipid

— Một số hormon peptid và protein

Hạ đồi Tuyến yên 1 Tăng tiết thyrotropin


Thyroliberin
(TRH)
3 AA
:v T Hoạt động dẫn truyền thần kinh
Não ' TSH

Thyrotropin
(TSH) Tuyến giáp Psz7 'Ị Tăng tổng hợp và
a chain 92 AA bài tiết thyroxin
p chain 112 AA Adeno­
hypophysis Thyroxin

Insulin Glucose -*i Tâng sử dụng glucose


A chain 21 AA o| Chất
ở tế bào
B chain 30 AA Giảm glucose máu
Glycogen Protein béo
fị về dự trữ:
tị t|
Glucose AB Tăng tổng hợp
Add
Giảm thoái hóa
amin
Chất
Glycogen béo Tăng ly giải glucose
Glucagon Ỉ
29 AA
ị Tăng tổng hợp
Glucose *-■Acid AB glucose từ acid amin
amin Tăng glucose máu
1
Tăng thể keton
Thể keton

Hình 8.5. Chất dẫn truyền thần kinh nguồn gốc acid amin, hormon peptid, protein.

190
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.3. Chuyên hóa của hormon pepticỉ
Các hormon và chât truyền tin tan trong nước có nhiều con đường chuyển hóa khác
nhau. Dan xuất acid amin hình thành qua quá trình chuyển hóa đặc hiệu hoặc sự biến
đổi sau phiên mã. Proteohormon, giống như tất cả các protein, là sản phẩm từ sự phiên
mã của ribosome. Phần lớn các hormon peptid nhỏ và peptid thần kinh có chứa 3-30
acid amin, được giải phóng từ tiền protein nhờ enzym phân giải protein.

3.3.1. Sinh tông hợp hormon peptỉd


Một ví dụ điển hình cho quá trình tổng họp các hormon peptid có trọng lượng phân
tử nhỏ từ tiền chất là protein proopiomelanocortin (POMC). POMC được tổng họp tại
tuyến yên trước, sau quá trình chuyển hóa trong mạng lưới nội bào và thể golgi, nó cung
cấp cho cơ thể 2 hormon thuộc họ opiat (met-enkephalin và P-endorphin), 3 hormon
kích thích tổng họp melanin (a, p, Ỵ MSH-melanocyte stimulating hormon) và 1
corticotropin (ACTH). Ngoài ra, trong quá trình thoái hóa POMC còn cho ra 2
lipotropin là p và y-LPH.
Tùy thuộc vào vị trí cắt trên POMC sẽ cho ra các hormon tương ứng và các hormon
có trọng lượng phân tử lớn trong hệ thống vẫn có khả năng phân giải thành các hormon
có trọng lượng phân tử nhỏ hơn. Ví dụ ACTH khi phân cắt sẽ cho ra a-MSH và CLIP
(corticotropin-like intermediary peptid). Quá trình thủy phân protein [3-LPH tạo ra Ỵ-
LPH và P-endorphin, tiếp tục thoái hóa thì P-endorphin lại cho ra met-enkephalin. Do
khả năng tạo ra nhiều sản phẩm có chức năng sinh lý sinh hóa quan trọng, POMC còn
được gọi là poly-protein.
Quá trình sinh tổng họp và phóng thích các hormon peptid và hormon protein chịu
sự kiểm soát của hệ thống điều hòa cao hơn. lon Ca2+ là chất thông tin thứ 2 thường
nhât của quá trình điêu hòa này, khi gia tăng nông độ Ca2+ sẽ kích thích quá trình tông
họp và giải phóng các hormon này.

3.3.2. Thoái hóa và bất hoạt hormon peptid


Quá trình thoái hóa hormon peptid diễn ra ngay trong huyết thanh, tại các thành
mạch và đặc biệt mạnh mẽ tại thận.
Các peptid có cầu nối disulfua có thể bị bất hoạt khi cầu nối này bị phá vỡ.
Hormon peptid hay protein có thể bị huỷ bởi các peptidase (exopeptidase căt tại 1
đầu tận còn endopeptidase cắt tại vùng trung tâm). Quá trình phân hủy protein tạo ra
nhiều thành phần nhở hơn, một số trong số đó lại có tác dụng sinh học.
Một số hormon peptid hay protein bị loại khỏi huyết thanh bằng cách gắn với
thụ thể màng của chúng, sau đó sẽ đi vào quá trình tiêu hóa nội bào diễn ra tại

191

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
lysosome, thoái hóa tận cùng tạo thành các acid amin, chúng có thê lại tham gia quá
trình tổng hợp.

3.4. Cơ chế hoạt động hormon tan trong nước


Thông tin được vận chuyển bởi các chất truyền tin tan trong nước và được dẫn
truyền vào trong tế bào đích. Sự kết họp giữa hormon và thụ thể đặc hiệu tại màng tế
bào sẽ kích hoạt hệ thống tín hiệu thứ 2, thường là hoạt hóa các enzym hay các kênh
ion, tạo ra các đáp ứng bên trong lòng tế bào.

3.4.1. Cơ chế hoạt động


Các thụ thể màng được chia làm 3 nhóm:
- Thụ thể 1-Helix'. là protein xuyên màng chỉ có một xoắn ơ. ở mặt nội bào, chúng
có những domain hoạt động như enzym dị lập thể, thường gặp nhất là enzym tyrosin.
Insulin, yếu tố tăng trưởng và cytokin là những hormon có thụ thể dạng này. Khi
hormon gắn vào thụ thể, sẽ kích hoạt enzym kinase nội bào tự phosphoryl hóa bằng
cách sử dụng năng lượng từ ATP, đồng thời phosphoryl hóa tyrosin của một protein
khác. Protein này chịu trách nhiệm chuyển thông tin sang các protein kinase khác để
tiếp tục cho quá trình đáp ứng của cơ thể.
- Kênh ion: các thụ thê này bao gồm một kênh đóng-mở ion. Khi các chất truyền
tin gắn vào chúng sẽ mở các kênh ion như: Na+, K+, Ca2+ và Cl~. Đây là cơ chế chính
của các chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholin và GABA.
- Thụ thế 7-helix'. là một nhóm lớn các protein màng, vận chuyển thông tin vào nội
bào đến protein đáp ứng với sự trợ giúp của protein G, từ đó làm thay đổi nồng độ ion
và chất truyền tin thứ 2.

3.4.2. Sự truyền tín hiệu của protein G


Protein G truyền tín hiệu từ thụ thể 7-helix đến protein đáp ứng. Protein G có cấu
trúc trimer với 3 bán đơn vị ơ, p và Ỵ. Bán đơn vị a có khả năng gắn kết với GDP hay
GTP (nên được gọi là protein G) và có chức năng GPTase.
Protein G được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào tác dụng của chúng. Protein G
kích thích (Gs) là thường gặp nhất, chúng hoạt hóa adenyl cyclase hoặc tác động đến
kênh ion. Protein G ức chế (Gi) tác dụng ức chế adenyl cyclase. Ngoài ra, còn họ
protein Gq, tác dụng kích hoạt một enzym khác là phospholipase c.
Khi chất dẫn truyền thông tin gắn vào thụ thê 7-helix sẽ gây biến đổi cấu trúc thụ
thể tạo thuận lợi cho G protein có thể kết nối vào thụ thể ở mặt trong màng tế bào. Điều
này giúp phân tử GDP gắn tại tiểu đơn vị ơ được biến đổi thành GTP. Sau đó, protein G
nhanh chóng phân ly khỏi thụ thể và tách đôi thành 2 tiểu đơn vị ơ và đơn vị Py. Cả 2

192

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

tiêu đơn vị này tiếp tục gắn vào những protein màng khác và thể hiện tác động của
chúng: kênh ion sẽ được mở hay đóng, enzym được kích hoạt hay bất hoạt.
O trường hợp thụ thể của p2-cathecholamin, tiểu đơn vị a của protein Gs gắn vào
enzym adenyl cyclase, kích hoạt quá trình tổng hợp chất truyền tin thứ 2 là cAMP.
cAMP kích hoạt protein kinase A, gây tác dụng kích thích hay ức chế các protein khác.
Đơn vị py của protein G kích hoạt một kinase khác (PARK) gây phosphoryl hóa
thụ thể, làm giảm ái lực của hormon với thụ thể và tạo thuận lợi cho sự gắn kết của
“protein khóa” là arrestin. Chức năng GTPase của tiểu đơn vị a sẽ tác động biến đổi
GTP trở lại GDP trong vài giây đến vài phút và kết thúc tác động của G protein lên
adenyl cyclase.
— Sình tổng hợp ----------------------- —------------------- —---------------------- ---- ----------------------------------_

L—. v, 87 ~3900 151 ”2 8 0 0


___
834 Base pair -J,

TATA*\ : Iintron Exon

/ - ilOOXuc.eotic
I i :_______ I _________ : 1 AA A A—
Kappe i 4 PoỉyịA)
Bit đầu dịch mẵ Kct thúc <hch mà sequence

Phân cắt signal


peptid khỏi chuỗi

Prohormon Pro-ACTH

Thủy phân
giới hạn
protein

Hermon ACTH
(Cortico­
tropin)

^Endorphin
và cảc Pcptld
khác

— Bất hoạt và thái hỏa


Thoái hỏa nội bào

4. Gắn với receptor


màng sau đó được
tiêu hóa nội bào tại
Lysosome

Liên kểt disulfua

Hình 8.6. Sinh tổng hợp hormon peptid và protein.

193
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Cơ chế hoạt động

1. 1-Helix receptor 2. Kênh ion 3. 7-Helix


receptor
Adenyỉat cydase
Phospholipase c
và A2
Guanyiat cyciase

Tế bào chất >


G protein 7 Trans- G protein Ị
helice
Tyrosin màng tế bào Chuyển dạng
ỉdnase i

Nồng độ ion Chất truyền tin thứ 2


Receptor Ca2ỹ Cạ2®
n substrat Na® NO
ATP ADP LỊ ae
DAG
ín$P3
u.a.

Protein kinase (PKs)


Enzymkhác PhosPhoí*lat Protein phosphatase
PK’A
PK-G
PK-C

Điều
Yếu tố bắiẻn mã hòa

Chuyển mã QT trao đổi chất Bộ xương tế bào

3.

Hình 8.7. Cơ chế hoạt động một số hormon tan trong nước.

3.5. Chất truyền tin thứ 2


Là những chất thông tin hóa học nội bào, nồng độ được điều hòa bởi hormon, chất
dẫn truyền thần kinh và một số chất thông tin ngoại bào khác. Chúng được tạo thành dễ
dàng với những cơ chất có sẵn trong nội bào và có thời gian bán huỷ ngắn. Chất truyền
tin thứ 2 quan trọng nhất là: AMP vòng, GMP vòng, Ca2+, inositol triphosphat (InsP3),
diacylglycerol (DAG) và NO.

194
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3.5.1. AMP vòng (cAMP)

Được tông hợp từ ATP bởi sự xúc tác của adenylat cyclase, enzym bám ở mặt trong
màng tế bào. Hoạt tính của adenylat cyclase được điều hòa bởi G protein (Gs và Gi),
bản thân G protein lại nhận tín hiệu từ nhũng chất dẫn truyền thông tin ngoại bào thông
qua 7-helix thụ thể. Ngoài ra, Ca2+ calmodulin cũng kích hoạt được adenylat cyclase.
Sự thoái hóa cAMP thành AMP được xúc tác bởi phosphodiesterase (enzym này bị
ức chế bởi methylxanthin - có nhiều trong cafein).
cAMP kích hoạt protein kinase A, enzym tác dụng phosphorin hóa serin và
threonin, cơ chất cho hàng trăm protein, enzym và quá trình sao mã. Bình thường ở
trạng thái bất hoạt, protein kinase A (PKA) ở dạng tetramer (C2R2), tiểu đơn vị hoạt
động c bị khóa bởi tiểu đơn vị điều hòa R. Khi cAMP bám vào tiếu đơn vị điều hòa R,
sẽ phóng thích tiểu đơn vị hoạt động c trở thành enzym có hoạt tính.

3.5.2.Inositol 1,4,5 trisphosphat (InsP3) và diacyglycerol (DAG)


Họ protein Gq kích hoạt enzym phospholipase c, enzym này chuyển hóa
phosphatidylinositol diphosphat của lớp màng đôi thành 2 chất truyền tin thứ 2 là
inositol 1,4,5 trisphosphat (InsP3) và diacyglycerol (DAG). InsP3 di chuyển vào mạng
lưới nội bào, kích thích mở các kênh Ca2+ cho phép Ca2+ vào trong bào tương. Còn
DAG tan trong lipid nên ở lại lóp màng tế bào, kích hoạt enzym protein kinase c,
enzym phosphoryl hóa protein với sự hiện diện của ion Ca2+ và chuyến tín hiệu vào
trong tế bào.

3.5.3. lon Ca2+


Cũng là chất truyền thông tin, bình thường nồng độ Ca2+ trong tế bào chất rất thấp
(10-100nM), nhờ sự hoạt động của bơm Ca2+ và kênh Na+/Ca2+.
Khi có những tín hiệu đặc biệt (ví dụ như chất truyền tin thứ 2 InsP3 hay cAMP)
khởi phát một sự tăng đột ngột nồng độ Ca2+ lên đến 500-1.000 nM nhờ mở các kênh
Ca2+ ở màng tế bào hay ở màng của mạng lưới nội bào.
Tác dụng sinh hóa của Ca2+ trong tế bào chất thể hiện qua các protein gắn Ca2+ (còn
gọi là calcium sensor). Các protein này bao gồm: annexin, calmodium và troponin c.
Calmodium là một protein trọng lượng phân tử nhỏ (17 kDa) có mặt trong tất cả tế bào
động vật. Khi gắn kết 4 ion Ca2+ vào biến calmodium thành yếu tố điều hòa, bằng cách
chuyển hóa qua lại giữa 2 trạng thái (2a và 2b), Ca2+-caỉmodium gây tác động qua lại
với các protein khác. Đây là cơ chế điều hòa hoạt động các enzym, bơm ion của Ca2+.

195
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
— AMP vòng
7 Helix receptor I 1 I Adenylat cyclase 4.6.1.1 cAMP

Phosphodiesterase 3.1.4.17

/CD G protein CẠy


Caffe in
Gs r l.)Gi OH

ATP m <cAMP Enzym


A Các yếu tố phiên mã
PPi H2O S Kênh ion

3 I Protein kinase A

ADP

r-B. Inositol 1,4,5-trisphosphat _ diacylglycerol

7 Helix
receptor Q i DAG (Diacyiglycerol)

[ Phospholipid ’ c N I —ứrJ\ Protein


.... I/ kinase c
G protein (Gq)
(Acyl residue i)"p |_|2Q

(Acyl residue 2)^

(p)-| Inositolj

PlnsPj
m Phospholipase C3.1.4.3

Hình 8.8. Các chất truyền tin thứ 2.

3.6. Nitrogen monoxid (NO)


Hoạt động như một hoạt chất trung gian tại chỗ. NO là sản phẩm thoái biến từ
arginin ở các tế bào thuộc lóp màng trong mạch máu, được khởi phát nhờ Ca2+-
calmodium. NO khuếch tán từ lóp màng trong xuống lóp cơ trơn mạch máu, tại đây
khởi phát hoạt tính cho guanylate cyclase tổng họp chất truyền tin thứ 2 là cGMP.
cGMP lại hoạt hóa enzym protein kinase G, khởi phát quá trình giãn cơ trơn mạch máu,
gây giãn mạch, hạ huyết áp.

196

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tương tự, tác dụng của atrionatriuretic peptid (ANP) cũng qua trung gian cGMP
gây giãn mạch, hạ huyết áp.
Thuốc niưoglycerin (glyceryl trinitrat) dùng trong điều ưị cơn đau thắt ngực, có cơ
chế tác dụng là giải phóng NO trong dòng máu, tác dụng giãn mạch giúp cho quá trình
tưới máu dễ dàng hơn, đặc biệt là ở lớp cơ tim.

“ Cơ chẻ truyền tin của insulin

'O Protein kinase X hoạt

Protein phosphatase ./'hoar hoa


-- _____-- ________-- .-- _J

Hình 8.9. Cơ chế truyền tin của insulin và nitrogen monoxid.

197
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
4. NHỮNG CHÁT MANG THÔNG TIN KHÁC

4.1. Eicosanoid
Là nhóm các chất dẫn truyền thông tin được tổng hợp từ acid arachidonic (20:4) do
đó thường có cấu trúc gồm 20 c (tiếng Hy Lạp eicosa = 20). Với thời gian tồn tại ngắn,
eicosanoid chỉ tác dụng tại vùng phụ cận với tác dụng cận tác.
Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều có thể tổng họp eicosanoid. Phospholipid màng
chứa acid béo không no acid arachidonic là tiền chất để tổng hợp các eicosanoid.

4.1.1. Sinh tổng hợp eicosanoid

Acid arachidonic dưới sự xúc tác của prostaglandin synthase, tạo thành
prostaglandin H2, đây là tiền chất để tổng họp nên prostaglandin, prostacyclin và
thromboxan.
Mặt khác, với tác dụng của lipoxygenase, acid arachidonic được tổng họp thành
leukotrien.
Eicosanoid tác dụng thông qua thụ thể màng trên các tế bào lân cận nơi nó được
tống họp (cận tác) và tác dụng cả lên tế bào tổng họp ra nó (tự tác). Nhiều tác dụng của
eicosanoid được thể hiện thông qua chất truyền tin thứ 2 là cAMP và cGMP.
Eicosanoid có nhiều tác dụng sinh lý, kích thích hay co thắt cơ trơn, tùy thuộc vào
chât tác động, ảnh hưởng lên huyết áp, hô hấp, và sự hoạt động của ruột non, tử
cung.. .Tại dạ dày, prostaglandin ức chế sự chế tiết HC1 thông qua protein Gi, đồng thời
còn tác động lên sự tiết chất nhờn, cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày trước HC1. Ngoài ra
prostaglandin còn tác động lên hệ thần kinh giao cảm, hệ miễn dịch (prostaglandin có
vai trò quan trọng trong cơ chế kháng viêm, chúng lôi cuốn các bạch cầu đến vùng
viêm, cũng là yếu tố quyết định trong sự phát triển cơn đau và sốt). Thromboxan tác
dụng gây kết tập tiểu cầu và các quá trình khác trong cơ chế đông máu.

4.1.2. Thoái hóa


Eicosanoid bị bất hoạt chỉ sau vài giây tác dụng bởi các enzym đặc hiệu, do quá
trình thoái biến rất nhanh này mà tác dụng của chúng cũng rất hạn chế.
Acetyl acid salicylic và kháng viêm non-steroid (NSAID): ức chế chọn lọc
cyclooxygenase của prostaglandin synthase, tác dụng ức chế sự tổng hợp hầu hết các
eicosanoid. Đây là cơ chế của tác dụng giảm đau, hạ sốt của nó. Làm giảm quá trình
đông máu do ức chế thromboxan. Tác động lên dạ dày: NSAID gây tăng tiết HC1 đồng
thời ức chế sự sản xuất chất nhày; do đó, sử dụng NSAID thời gian dài sẽ gây tổn
thương niêm mạc dạ dày.

198

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Eicosanoid

-----------[ phospholipid \
I AB thiết yếu
1 r .
I acid Linoleic Ị
.j... Hormon và các chất
LịJ . .——— truyền tin khác
! acid Linolenic
-*Lyso phospholip id

I acid Arachidonic
T

Peroxidase

I2 j Prost a- Ị 3 Ị Lipoxygenase
Cyclooxy­ synthase
genase Acetylsalicylic ị
acid 4 Hydroxy và
hydroperoxy hóa AB

T
Prostaglandin H? Leukotrien

o H
?>4^_.-^cooe

0 H H 0H
Prostaglandin H2 Leukotrien Dq

Prostacyclin Prostaglandin Thromboxan

Prostacyclin lọ Prostaglandin F2a Thromboxane 8-7

Tác dụng: hoạt hóa


Kiểm soát sự hoạt động của lipid
Sự co thắt cơ trơn Kết tập tiểu cầu
Sih tổng hợp steroid hormon Phản ứng đau
Bài tiết dịch dạ dày Đáp ứng viêm

ị rn Phospholipase A2 3.1.1.4 2 ■ Prostaglandin H-synthase [heme]


~ (dioxygenase ’ peroxidase) 1.14.99.1

3 j Arachidonat lipoxygenase 1.13.11. n

Hình 8.10. Sinh tổng hợp eicosanoid.

4.2. Cytokin

Cytokin là những peptid hay protein có chức năng thông tin như hormon, nhưng
được tổng hợp và phóng thích từ những tế bào của hệ thống miễn dịch và một số loại tế
bào khác. Chúng có nhiều chức năng sinh học quan trọng, có thể chia làm 3 vai trò chính:
1. Điều hòa sự phát triển và cân bằng hệ miễn dịch.

199

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2. Kiếm soát hệ thống hemotopoietic.
3. Kích hoạt hệ thống bảo vệ không đặc hiệu: quá trình viêm, đông máu, huyết áp...
Một cách tông quát, cytokin điêu hòa sự tăng trưởng, biệt hóa và tôn tại của tê bào,
và chịu trách nhiệm về quy trình chết theo lập trình của tế bào.
Một lượng cực kỳ lớn các cytokin đã được phát hiện, trong phạm vi bài này chỉ
trình bày một số loại có vai trò quan trọng: interleukin (IL), lymphokine, monokine,
chemokine, interferon (IFN), colony-stimulating factor (CSF yếu tố kích thích tạo tế bào
máu), với interleukin, các tế bào miễn dịch kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của
các tê bào miễn dịch khác, interferon đựơc sử dụng trong điều trị một số trường họp
nhiễm virus và một số bệnh khác.
Mặc dù các cytokin hiếm khi có cấu trúc tương đồng nhưng tác dụng của chúng
thường khá giống nhau. Cytokin khác với hormon ở một số điểm như: chúng được
phóng thích từ nhiều loại tế bào khác nhau chứ không phải từ các tế bào tuyến đặc hiệu,
và chúng tác dụng điều hòa lên nhiều loại tế bào đích khác nhau so với hormon chỉ tác
dụng lên những tế bào đích xác định.
- Cơ chê truyền tin của cytokin
Giống hormon peptid hay protein, cytokin thuộc loại chất truyền tin tan trong nước
nên tác dụng theo cơ chế bám vào thụ thể trên bề mặt tế bào, trải qua nhiều bước trung
gian để cuối cùng tác động lên sự sao mã của gen đặc hiệu.
Khác với thụ thể của insulin hay GF, thụ thể của cytokin không gắn với tyrosin
kinase. Sau khi gắn kết với cytokin, phức họp thụ thể - cơ chất này sẽ gắn với protein
chuyển tín hiệu (signal transduction protein - STP) tạo thành dimer. Cytokin thụ thể
nhóm I liên kết với 3 STP khác nhau (gpl30, Pc và Ỵc). các STP tự thân không gắn với
cytokin nhưng dẫn truyền tín hiệu cho tyrosin kinase. Thực tế thì các cytokin khác nhau
có thể cùng hoạt động trên cùng một STP thông qua các thụ thể của chúng, điều này lý
giải vì sao các cytokin có hoạt tính sinh học giống nhau.
Ví dụ với IL6: sau khi IL6 bám thụ thể, phức họp này sẽ gắn kết với STP gpl30 tạo
thành dimer, sau đấy dimer này bám vào tyrosin kinase đặc hiệu trong tế bào chất
(Janus kinase) và hoạt hóa chúng. Janus kinase phosphoryl hóa cytokin thụ thể, STP và
các protein liên quan, trong đó có yếu tố phiên mã ST AT (signal transducers and
activators of transcription). STAT thuộc so các protein có nhóm SH2 tự do, có the ket
nối được với phosphotyrosin, sau khi STAT kết nối với cytokin thụ thể đã được
phosphoryl hóa, STAT cũng tự phosphoryl hóa bản thân chuyển thành dạng hoạt động
và tạo thành STAT dimer, dimer này tách khỏi phức họp và di chuyển vào trong nhân tế
bào, chúng bám vào chất hoạt hóa của gen rương ứng (như các protein như yếu tố phiên
mã) và điều hòa quá trình phiên mã.

200

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Bất hoạt và thoái hóa


Hoạt tính của các cytokin thụ thể bị bất hoạt bởi enzym protein phosphatase. Một
số các cytokin thụ thể có khả năng cắt phần bám dính ngoại bào bằng quá trình thủy
phân protein, phần ngoại bào này sau đó xuất hiện trong máu và cạnh tranh với các
cytokin làm giảm tác dụng của các cytokin.
Cytokin----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

IL-1 Interleukin 1 G-CSF Granulocyt colony-stimulating factor


IL-2 Interleukin 2 GM-CSF Granulocyt /macrophage colony-stimulating
IL-3 Interleukin 3 factor
IL-4 Interleukin 4 MIF Macrophage migration inhibitory factor
IL-5 Interleukin 5 M-CSF Monocyt colony-stimulating factor
IL-6 Interleukin 6 TNFa Tumor necrosis factor- a
IFN-CZ Interferon a TNFp Tumor necrosis factor- p
IFN-p Interferon p
IFN-7 Interferon 7

.,»■ Hệ thống miễn dịch

------- ► Hệ thống tạo máu


Cytokin
cc bảo vệ không đặc hiệu

Bài tiết từ những tế Peptid hay protein Tác động trên


bào chuyên biệt mang thông tin nhiều loại tế bào

-Cơ chế truyền thông tin của cytokin

Nhân Transcriptional cọntro-

Hình 8.11. Các cytokin.

201

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Phân loại dựa theo bản chất hóa học, hormon được phân làm bao nhiêu loại?
A. 2 loại
B. 3 loại
c. 4 loại
D. 5 loại
2. Insulin do loại tế bào nào tiết ra?
A. /3 tuyến tụy B. tủy thượng thận c. gan D. yên trước
3. Vị trí thụ thể của hormon steroid là?
A. Thụ thể nằm trên bề mặt tế bào
B. Thụ thể nằm trong màng tế bào
c. Thụ thể nằm trong tế bào
D. Thụ thể nằm trong ty thể
4. Tuyến yên tiết ra
A. ACTH, GH, TSH, FSH, LH, prolactin, MSH
B. ACTH, GH, TSH, prolactin, LH, CRF
c. ACTH, GH, MRF, prolactin, LH, CRF
D. PIF, GH, TSH, prolactin, LH, MSH
5. Adrenalin sau khi gắn vào receptor có tác dụng hoạt hóa trực tiếp: (nhớ)
A. ATP B. Adenyl cyclase
c. Proteinkinase D. Phosphorylase
6. Hormon tuyến tụy thuộc nhóm:
A. Peptid B. Glucid c. Amin D. Steroid
7. Hormon tuyến giáp được tổng họp từ:
A. Tyrosin tự do B. Tyrosin trong phân tử globulin
c. Tyrosin trong phân tử albumin D. Tyrosin trong phân tử fibrin
8. Tuỷ thượng thận tiết ra:
A. Mineralcorticoid B. Glucocorticoid
c. Insulin D. Catecholamin
9. 17 ceto steroid là sản phẩm thoái hóa của:
1. Cortisol, cortison 4. Pregnenolon
2. Aldosteron, corticosteron 5. Progesteron
3. Hormon sinh dục vỏ thượng thận
Chọn tập họp đúng: A. 1, 3 B. 2, 3. c. 3, 4. D. 4, 5.

202
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

10. Receptor có tác dụng:


A. Xúc tác như một enzym
B. Gắn với hormon đặc hiệu
c. Tạo thành khe hở cho hormon đặc hiệu xuyên qua
D. Tạo phức hợp để tăng độ hòa tan của hormon

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đồ Đình Hồ (2003). Hóa sinh y học, Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Hữu Chấn (2001). Hóa sinh, Nhà Xuất bản Y học.
3. Marks DB, Marks AD, Smith CM (2004). Basic Medical Biochemistry. 2sd edition,
Lippincott William & Wilkins.
4. Muray R et all (2011). Harpers Illustrated Biochemistry, 28th edition, Me Graw- Hill
Medical.
5. Swanson TA, Kim SI, Glucksman MJ (2009). Biochemistry, Molecular Biology and
Genetics, 5th edition, Lippincott William & Wilkins.

203

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương IX
KHÁI NIỆM VỀ CHUYÊN HÓA CÁC CHẤT

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày được các khải niệm về chuyến hóa các chất, chuyển hóa trung gian.
2. Phân tích được các đặc điếm của đồng hóa và dị hóa, moiquan hệ giữa đồng
hóa và dị hóa.
3. Trình bày được các đặc điểm của con đường chuyển hóa.
4. Trình bày được các phương pháp nghiên cứu chuyến hóa.

1. CHUYỀN HÓA CÁC CHẤT VÀ CHUYỀN HÓA TRUNG GIAN


Chuyển hóa các chat bao gồm tất cả các quá trình hóa học xảy ra bên trong cơ thể
kể từ khi thức ăn được đưa vào cơ thể đến khi chất cặn bã được thải ra ngoài môi
trường. Cơ thể lấy thức ăn từ môi trường và thải chất cặn bã ra môi trường, chất cặn bã
là sản phẩm của các quá trình biến đổi hóa học (chuyển hóa) của các chất trong thức ăn,
nên quá trình chuyển hóa các chất còn được gọi là quả trình trao đổi chất (giữa cơ thể
sống và môi trường).
Chuyển hóa trung gian bao gồm các phản ứng và quá trình hóa học xảy ra trong tế
bào. Đó là khâu quan trọng và phức tạp nhất của chuyển hóa các chất. Sở dĩ gọi là chuyển
hóa trung gian là vì các quá trình hóa học diễn ra qua nhiều khâu trung gian và nhiều chất
trung gian. Các chất này được gọi là chat chuyên hóa hay sản phấm chuyến hóa.
Như vậy, chuyển hóa các chất bao hàm quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các sản
phẩm tiêu hóa và chuyển hóa trung gian. Tuy nhiên, thông thường người ta ít dùng thuật
ngữ chuyển hóa trung gian, mà hay dùng thuật ngữ chuyên hóa (chuyến hóa các chất,
chuyển hóa glucid, chuyển hóa lipid...).

2. ĐỒNG HÓA VÀ DỊ HÓA


Chuyển hóa các chất có 2 vai trò cơ bản: tạo năng lượng cho các hoạt động sống và
tổng hợp các phân tử sinh học. Để đạt được các mục tiêu này, cơ thể thực hiện 2 quá
trình tương phản nhau: dị hóa và đồng hóa.
Dị hóa là quá trình thoái hóa oxy hóa các phân tử dinh dưỡng phức tạp (glucid,
lipid, protid) có được từ môi trường bên ngoài hoặc từ dự trữ tế bào. Quá trình này tạo

204

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

thành các phân tử đơn giản hơn như acid lactic, carbon dioxid, urea... Phản ứng dị hóa
thường phát năng, khoảng 40% năng lượng này được bắt giữ ở dạng ATP, 60% còn lại
tỏa ra dưới dạng nhiệt làm ấm bên trong tế bào và mô xung quanh. Do phần lớn các
phản ứng dị hóa là oxy hóa nên một phần năng lượng hóa học được giữ trong các điện
tử giàu năng lượng chuyển đến các coenzym NAD+ và NADP+. Năng lượng giải phóng
do oxy hóa NADH được ghép với phản ứng phosphoryl hóa ADP ở tế bào hiếu khí, còn
NADPH là nguồn năng lượng cần cho các phản ứng sinh tổng hợp. Theo các nguyên lý
nhiệt động lực học, năng lượng cần cho sinh tổng hợp bất cứ chất nào luôn vượt quá
năng lượng có được từ dị hóa chất đó.
Đồng hóa là quá trình các phân tử sinh học phức tạp (protein, acid nucleic,
polysaccharid, lipid) được tổng họp từ các tiền chất đơn giản hơn. Quá trình tổng họp
này cần tạo nhiều liên kết cộng hóa trị mới và cần được cung cấp năng lượng hóa học.
ATP hình thành từ dị hóa cung cấp nguồn năng lượng này. NADPH cũng là chất vận
chuyến điện tử giàu năng lượng từ các phản ứng oxy hóa của dị hóa cung cấp cho các
phản ứng khử của đồng hóa.
Mặc dù có vai trò khác nhau, đồng hóa và dị hóa liên quan với nhau theo cách sản
phấm của quá trình này cung cấp cơ chất cho quá trình kia (Hình 9.1). Hai quá trình này
có chung nhiều chất trung gian chuyển hóa và tiền chất cần cho con đường đồng hóa có
trong số các sản phẩm của dị hóa.

Chất dinh dưỡng cung Đại phân tử tế bào


cấp năng lượng Protein
Glucid Lipid
Lipid Polysaccharid
Protein Acid nucleic

ATP
Dị hóa I
(oxy hóa, I
<ADPH
ATP
Năng lượng NADPH
I Đồng hóa
v B(khử, thu
phát năng) hoáhọc
-jnang)
ATP ATP
NADPH ATP
NADPH
Sản phẩm cuối nghèo Phân tử tiền chất
năng lượng Acid amin
H2O Monosaccharid
CỠ2 Acid béo
NH3 Base nitơ

Hình 9.1. Mối quan hệ giữa dị hóa và đồng hóa.

205

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Đông hóa và dị hóa không loại trừ lân nhau mà xảy ra đồng thời trong tế bào.
Te bào xử lý xung đột giữa hai quá trình này theo hai cách: (i) tế bào duy trì sự
điều hòa chặt chẽ và riêng biệt cho dị hóa và đồng hóa, nên nhu cầu chuyển hóa
được đáp ứng tức thì và có trật tự; (ii) các con đường chuyển hóa cạnh tranh nhau
thường được đặt ở các khoang tế bào khác nhau. Thí dụ: enzym dị hóa acid béo
(con đường oxy hóa acid béo) tồn tại bên trong ty thể; ngược lại, quá trình tổng
hợp acid béo xảy ra ở bào tương.
Quá trình dị hóa các chất khác nhau đều quy về một vài sản phẩm cuối là carbon
dioxid, nước và ammonia (trong điều kiện hiếu khí). DỊ hóa hiếu khí được chia thành 3
giai đoạn (Hình 9.2). ở giai đoạn 1, các đại phân tử dinh dưỡng bị phá vỡ thành các đơn
vị cấu tạo tương ứng. Các đại phân từ ban đầu rất phong phú và đa dạng, nhưng các đơn
vị cấu tạo của chúng chỉ giới hạn trong một số sản phẩm, như protein cho 20 acid amin
thành phần, polysaccharid cho các đơn vị cấu tạo có thể chuyển thành glucose, lipid cho
glycerol và acid béo.
ở giai đoạn 2, các sản phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục thoái hóa đế tạo các chất
trung gian chuyển hóa ít hơn về số loại và đơn giản hơn về cấu trúc. Khử amin của
các acid amin tạo thành bộ khung carbon a-ceto acid. Một số các a-ceto acid là chất
trung gian của chu trình acid citric và trực tiếp đi vào giai đoạn 3 thông qua chu
trình này. số còn lại được chuyển thành a-ceto acid 3 carbon là pyruvat hoặc thành
nhóm acetyl của acetyl-CoA. Glucose và glycerol từ lipid cũng tạo pyruvat. Acid
béo được cắt thành các đơn vị 2 carbon dưới dạng acetyl-CoA. Pyruvat cũng tạo
thành acetyl-CoA. Do đó, quá trình thoái hóa các đại phân tử quy về sản phấm cuối
chung là acetyl-CoA.
ở giai đoạn 3, nhóm acetyl trong acetyl-CoA bị oxy hóa trong chu trình acid citric
và tiếp theo đó là quá trình phosphoryl oxy hóa tạo các sản phẩm cuối cùng là CƠ2 và
H2O. Đây cũng là quá trình phát sinh phần lớn năng lượng của tế bào.
Ngược lại với dị hóa, các con đường đồng hóa chỉ bắt đầu từ một số giới hạn các
tiền chất đơn giản để tổng hợp được hầu như mọi thành phần của tế bào, gồm có:
protein, acid nucleic, lipid, polysaccharid. Tất cả các chat này được hình thành từ các
đơn vị cấu tạo thích họp. Các đơn vị cấu tạo này (acid amin, nucleotid, monosaccharid,
acid béo) được sinh ra từ các chất chuyển hóa trong tế bào, thí dụ như acid amin được
tạo thành từ sự amin hóa bộ khung carbon a-ceto acid tương ứng, pyruvat được chuyên
thành hexose dùng để tông họp polysaccharid.

206
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3 -ị

Hình 9.2. Ba giai đoạn của dị hóa.

Một số con đường trong chuyển hóa trung gian phục vụ cả hai mục đích đồng hóa
và dị hóa, thí dụ như chu trình acid citric. Các con đường này được gọi là lưỡng hóa,
đóng vai trò liên kết đồng hóa và dị hóa.
Các con đường đồng hóa và dị hóa tưong ứng của một chât thì khác nhau. Cả hai
con đường có thể có chung một số sản phẩm trung gian, nhưng khác nhau ở các phản
ứng enzym và các chất chuyển hóa đặc trưng. Thí dụ: con đường đường phân dị hóa
glucose thành pyruvat có 10 enzym, còn con đường tân tạo đường tống hợp glucose tò
pyruvat chỉ sử dụng 7 enzym đường phân theo chiều ngược lại và thêm 4 enzym đặc
hiệu cho tổng họp glucose. Một lý do cho việc cần những con đường khác nhau cho các
hướng ngược nhau là để chúng được điều hòa độc lập với nhau.

3. CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA

Con đường chuyển hóa là một chuỗi các phản ứng trong đó sản phấm của phản ứng
trước là cơ chất cho phản ứng sau. Con đường chuyển hóa có thế gồm từ 2 bước cho
đến hơn chục bước. Điểm bắt đầu và kết thúc của con đường chuyển hóa thường được
quy ước theo truyền thông hoặc đê dê nghiên cứu. Các phản ứng và con đường chuyên

207

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
hóa khác nhau có thê liên kết lại với nhau. Mồi con đường chuyến hóa có thể ở dạng (i)
đường thắng, là dạng thường gặp nhất (thí dụ: con đường tổng hợp serin, Hình 9.3a); (ii)
chu trình, các chất trung gian được tái tạo ở mồi chu kỳ (thí dụ: chu trình acid citric,
Hình 9.3b); (iii) đường xoắn ốc, sử dụng cùng một nhóm enzym để kéo dài hay cất ngắn
phân tử (thí dụ: sinh tổng hợp acid béo, Hình 9.3c).

Acetyl-CoA

3-Phosphoglycerat

3-Phosphohydroxypyruvat

Fumarat Isocitrat

3-Phosphoserin
Aco2
Succinat d-Cetoglutarat

Serin Succinyl-CoA QQ2

Hình 9.3. Các dạng con đường chuyển hóa.

Môi trường nội bào khá ổn định. Các phản ứng trong tế bào xảy ra ở nhiệt độ và
áp suất vừa phải, ở nồng độ khá thấp và pH gần trung tính. Các điều kiện này đòi hỏi
một lượng chất xúc tác khá lớn và các con đường chuyến hóa thường gồm nhiều
bước. Một trong những lý do khiến con đường chuyến hóa cần nhiều bước là tính
đặc hiệu có giới hạn của enzym. Mỗi enzym chỉ xúc tác được một bước trong con
đường. Việc tổng hợp hay thoái hóa một phân tử được quy định bởi lượng enzym
cần thiết có sẵn. Phản ứng do một enzym duy nhất xúc tác thường một lúc chỉ phá
vỡ hoặc tạo thành một vài liên kết cộng hóa trị. Một lý do khác khiến có nhiều bước
trong con đường chuyển hóa là để kiểm soát việc nhập và xuất năng lượng. Năng
lượng được chuyển trong một phản ứng ít khi vượt quá 60 kJ/mol. Các con đường
sinh tổng hợp cần chuyển năng lượng thành nhiều bước, mồi phản ứng cần năng
lượng tương ứng với một bước. Thí dụ: tổng họp glucose từ carbon dioxid và nước
cần ~2.800 kj/mol, không thể thực hiện qua một bước mà cần nhiều bước. Tương tự,
quá trình dị hóa cũng giải phóng năng lượng thành nhiều bước thay vì thành một “vụ
nổ” lớn không hiệu quả. Hiệu suất chuyển năng lượng ở mỗi bước không bao giờ đạt
100%, nhưng đủ để dự trữ năng lượng ở dạng thích họp.
Các enzym xúc tác cho một chuồi phản ứng, gọi là hệ thong đa enzym, được tô
chức theo một số cách: (i) chúng có thể tồn tại như những thực thể hòa tan riêng
biệt, sản phẩm trung gian khuếch tán để vào enzym kế tiếp; (ii) các enzym của cùng

208

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

con đường tập họp lại tạo thành phức hợp đa enzym, cơ chât bị biên đôi liên tục khi
đi từ enzym này sang enzym khác, nhờ đó tránh được việc sản phâm trung gian bị
pha loãng hay bị mât do khuêch tán; (iii) các enzym chung con đường chuyên hóa
cùng nằm trong một hệ thống gắn màng, các enzym và cơ chất phải khuêch tán trong
không gian chỉ có 2 chiều của màng đế tương tác với nhau. Từ các nghiên cứu về tô
chức siêu cấu trúc của tế bào, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thay ngay cả các
hệ thống enzym hòa tan cũng tập họp lại về mặt thực thế trong một phức hợp chức
năng. Phức họp đa enzym của con đường chuyên hóa được gọi là metabolon (đơn vị
chuyển hóa).
Các con đường chuyển hóa không xảy ra ngẫu nhiên mà được điều hòa chặt chẽ.
Cơ thể phản ứng với sự thay đổi của môi trường, như tính có sẵn của năng lượng, chất
dinh dưỡng. Cơ thể cũng đáp ứng với chỉ th ' ợc lập trình săn vê mặt di truy ê 11.
Các đáp ứng này có thể chỉ ở mức tinh chính cho đên rộng lớn tái tô chức các quá trình
chuyên hóa.
Có sự thong nhất căn bản về chuyến hóa trong thê giời sinh vật. 'Phí dụ thoái hóa
glucose căn bản giống nhau ở người và nấm men, chỉ khác nhau ỏ’ giai đoạn cuối (ở
người sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O; ở nấm men là ethanol).

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CHUYỂN HÓA TRUNG GIAN


Một con đường chuyến hóa có thế được tìm hiêu ở các cấp độ:
- Trình tự các phản ứng xảy ra từ cơ chất ban đầu đến sản phẩm cuối và năng
lượng của sự chuyển đổi đó.
- Cơ chế của sự chuyển đổi từ chất này sang chất khác trong con đường đó.
Quá trình này đòi hỏi phân lập và xác định đặc điểm của enzym đặc hiệu xúc tác
phản ứng.
- Cơ chế điều hòa dòng chuyển hóa qua con đường đó. Cơ chế này bao gồm
quan hệ giữa các cơ quan nhằm điều chỉnh hoạt động chuyển hóa đáp ứng nhu cầu
cơ thể.
Các nghiên cứu chuyển hóa đầu tiên sử dụng toàn bộ cơ thể, thường là nấm men,
nhưng cũng đã sử dụng cả động vật làm nghiên cứu. Thí dụ Frederick Banting và
Charles Best xác lập vai trò của tụy trong đái tháo đường vào năm 1921 bằng cách cắt
bỏ cơ quan này khỏi cơ thể chó và con vật trở nên bị mắc bệnh này. Các kỹ thuật nghiên
cứu chuyển hóa ngày càng tinh tế hơn, trải từ toàn bộ cơ quan, lát cắt mô mỏng sang
nuôi cấy tế bào và bào quan được phân lập. Một hướng nghiên cứu gần đây là xác định
gen hoạt động và sản phấm protein của chúng.

209

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
4.1. Đánh dấu chất chuyển hóa

Người ta có thể theo dõi một con đường chuyên hóa bằng cách theo dõi một chất
chuyến hóa được đánh dấu trong con đường đó. Thí dụ trong một thí nghiệm vào năm
1904, Franz Knoop cho chó ăn acid béo được đánh dấu hóa học với nhóm phenyl và
phân lập các sản phấm cuối chứa nhóm the phenyl trong nước tiếu. Bằng cách quan sát
sự khác biệt giữa các sản phấm cuối này tùy theo nhóm phenyl được gắn vào acid béo
ban đầu có so carbon chẵn hay lẻ, Knoop suy luận rang acid béo được thoái hóa thành
những đơn vị 2 carbon (Hình 9.4).

Acid béo trong thức ăn Sản phẳm thoái hóa Sản phẩm bài tiết
p o
I ’ //
> ' ( H,—(CH2CH2)„—CH2—c --------- -------------- - c—NH—CH2—COOH

OH (n + l)C2 Gốc glycin

Acid béo mạch lẻ Acid benzoic Acid hippuric

.0 ọ

ch2—ch2—< ch2ch2 ch2—c c — NH—CH2—COOH


\
OH
Gốc glycin
Acid béo mạch chẵn Acid phenylacetic Acid phenylaceturic

Hình 9.4. Thí nghiệm kinh điển của Knoop cho thấy acid béo được oxy hóa ở nguyên tử
carbon p.

Nhược điểm của đánh dấu hóa học là tính chất hóa học của chất được đánh dấu bị
thay đổi so với bình thường. Đen thập kỷ 1940 kỳ thuật đảnh dẩu bằng chất đồng vị
giúp vượt qua trở ngại này và đã cách mạng hóa việc nghiên cứu chuyển hóa. Năm
1945, David Shemin và David Rittenberg nuôi chuột với một số loại acid amin chứa
15N, sau đó tách lấy hem trong máu chuột và phân tích bằng phương pháp đo phổ tìm
thành phần 15N. Chỉ có chuột được nuôi bằng [15N]glycin mới có hem chứa 15N, nghĩa
là nguyên tử nitơ trong hem có nguồn gốc từ glycin chứ không phải một acid amin khác.
Bằng cách dùng l4C, người ta cũng xác định được rằng tất cả các nguyên tử carbon của
cholesterol đều có nguồn gốc từ acetyl-CoA. Đồng vị phóng xạ trở nên gần như không
thể thiếu trong việc xác định nguồn gốc các chất chuyển hóa phức tạp.
Một kỹ thuật khác theo dõi số phận của chất chuyển hóa được đánh dấu là cộng
hưởng từ hạt nhân (NMR). Đây là một kỳ thuật không xâm lấn, phát hiện các chất đồng
vị như 'H, 13c và 31p bởi spin hạt nhân đặc trưng của chúng. Vì phổ NMR của một hạt
nhân cụ thể thay đổi tùy theo môi trường hóa học tại chồ, người ta có thể xác định đỉnh
tương ứng với nguyên tử cụ thế ngay cà trong hồn họp phức tạp. Thí dụ 3IP được dùng
để nghiên cứu chuyển hóa năng lượng ở cơ bằng cách theo dõi các họp chất phosphoryl

210
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
hóa như ATP, ADP và creatin phosphat (Hình 9.5). Đánh dấu nguyên tò của chất
chuyển hóa với 13c (chỉ có 1,1% trong tự nhiên) cho phép theo dõi tiến trình chuyển hóa
của nguyên tử này bằng NMR 13c, như trong nghiên cứu dùng D-[1-13C] glucose cho
thấy 13c vào gan và được tích hợp vào glycogen.

Độ dời hóa học

Hình 9.5. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân theo dõi hợp chất phosphoryl hóa ở cơ.

4.2. Làm nhiễu loạn hệ thống


Làm nhiễu loạn hệ thống theo cách nào đó và quan sát tác động của nó lên con
đường chuyển hóa giúp nghiên cứu đặc điểm các chất trung gian và enzym tham gia con
đường đó. Một trong những cách làm nhiễu loạn một con đường là thêm chất ức chế
chuyển hóa ngăn chặn một điểm nào đó trên con đường đó, dẫn đến các chất trung gian
trước đó tích tụ lại. Kỹ thuật này được áp dụng để khảo sát sự chuyển glucose thành
ethanol ở nấm men do đường phân. Tương tự vậy, sử dụng chất ức chế vận chuyến điện
tử ở các vị trí khác nhau giúp suy luận trình tự vận chuyển điện tử trên chuỗi vận
chuyển ở ty thể.
Khiếm khuyết di truyền cũng khiến tích tụ các chất trung gian chuyến hóa, từ đó
góp phần làm sáng tỏ con đường chuyển hóa. Thí dụ, người mắc bệnh alcapton niệu
(một bệnh di truyền khá lành tính) khi ăn phenylalanin hay tyrosin sẽ tiết ra acid
homogentisic trong nước tiểu là do gan thiếu enzym xúc tác quá trình thoái hóa acid
homogentisic.
Thao tác di truyền làm thay đổi quá trình chuyển hóa. Tính giống nhau ở các con
đường chuyển hóa cơ bản trên hầu hết các loài sinh vật đã tạo thuận lợi cho nghiên cứu
các phản ứng chuyển hóa. Một đột biến gây mất hoạt tính hoặc mất một loại enzym có
the không phát hiện được ở sinh vật bậc cao, nhưng người ta có thể dễ dàng tạo đột biến

211

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
đó (bằng hóa chất, tia X, kỳ thuật di truyền) ở vi sinh vật sinh sản nhanh, từ đó dễ dàng
phát hiện tác động của đột biến trên chuyển hóa. Vi sinh vật bị đột biến sẽ không tạo ra
được sản phẩm cuối và cần được cung cấp chất đó vào môi trường nuôi cấy.
Bằng cách làm mat (knockout) một gen cụ thể nào đó trên sinh vật bậc cao người ta
có thể khảo sát vai trò của gen đó trong chuyển hóa. Kỳ thuật di truyền ngày nay đã có
thế làm mất một gen chỉ ở một mô chọn lọc nào đó. Điều này có ích khi sản phấm của
gen đó cần thiết cho sinh vật phát triển nên không thể xoá hoàn toàn được. Bên cạnh đó,
người ta có thể tạo những sinh vật chuyển gen để biểu hiện các gen mà lúc đầu chúng
không có.

4.3. Sinh học hệ thống


Gần đây, một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu chuyển hóa là sinh học hệ thống
nhờ vào toàn bộ genome đã được xác định, sự phát triển các kỹ thuật nhanh và nhạy
trong phân tích đồng thời số lượng lớn các bản phiên mã gen, protein và chất chuyển
hóa, và sự phát triển các công cụ điện toán và toán học mới. Khác với cách truyền thống
dựa trên lập giả thuyết, sinh học hệ thống dựa trên việc khám phá: thu thập và tích hợp
lượng lớn dữ liệu vào một cơ sở dữ liệu tìm kiếm được, từ đó phân tích thuộc tính và
động học của toàn bộ mạng lưới sinh học. Từ đó, con đường từ kiểu gen đến kiểu hình
được hiểu rõ hơn. Tương ứng với luận thuyết trung tâm, mối quan hệ giữa kiểu gen và
kiểu hình trở thành genome, transcriptome, proteome và metabolome.
về lý thuyết, mọi hoạt động chuyển hóa của tế bào đều có thể được tái cấu trúc từ
trình tự ADN. Thí dụ phân tích trình tự genome của Vibrio cholerae (gây bệnh tả) cho
thấy lượng lớn các gen mã hóa protein vận chuyển và enzym xúc tác dị hóa nhiều loại
dưỡng chất khác nhau. Điều này phù họp vói lối sống phức tạp của vi khuẩn này: sống
một mình, song kèm sinh vật phù du, sống trong ống tiêu hóa người.
Xác định toàn bộ bản phiên mã của một loại tế bào cho biết gen nào đang hoạt động
trong tế bào. Nghiên cứu này được thực hiện dùng kỹ thuật ADN microarray. Thí dụ
ADN microarray được sử dụng để xác lập kiểu biểu hiện gen của tế bào khối u vì các
loại khối u khác nhau tổng họp protein khác nhau về loại và số lượng, từ đó hỗ trợ lựa
chọn biện pháp điều trị.
Lượng ARNm không luôn luôn tương ứng với lượng sản phẩm protein của chúng.
Vì vậy, khảo sát proteome của tế bào giúp đánh giá biểu hiện gen chính xác hơn. Các
protein được tách ra bằng điện di hai chiều, sau đó từng protein được xác định dựa trên
trình tự acid amin so với cơ sở dữ liệu trình tự protein.

212

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Phát biểu nào SAI về chuyển hóa các chất?


A. Chuyển hóa các chất còn gọi là quá trình trao đôi chât.
B. Quá trình chuyển hóa trung gian xảy ra trong dịch tiêu hóa.
c. Dị hóa có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào.
D. Dị hóa cung cấp cơ chất cho đồng hóa.
2. về dị hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dị hóa là quá trình khử các chất dinh dưỡng phức tạp.
B. Phần lớn năng lượng của dị hóa được tích trữ ở dạng ATP.
c. Dị hóa cung cấp điện tử giàu năng lượng cho NAD+, NADP+.
D. NADPH từ dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình phosphoryl ồxy hóa.
3. về chuyển hóa các chất, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chu trình acid citric là con đường lưỡng hóa.
B. NADH cung cấp điện tử giàu năng lượng cho đồng hóa.
c. Acetyl-CoA là sản phẩm thoái hóa cuối ở giai đoạn 3 của dị hóa.
D. Quá trình tổng hợp acid béo cần năng lượng nên xảy ra ở ty thê.
4. về chuyển hóa các chất, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phần lớn năng lượng tế bào được phát sinh ở giai đoạn 2 của dị hóa.
B. Giai đoạn 1 của dị hóa tạo ra sản phẩm trung gian của chu trình acid citric.
c. Chu trình acid citric xảy ra trong dị hóa yếm khí.
D. Quá trình đồng hóa tạo nhiều liên kết cộng hóa trị.
5. Đặc điểm của con đường chuyển hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong con đường hình xoắn ốc, các sản phẩm trung gian được tái tạo nhiều lân.
B. Dạng thường gặp nhất là chu trình.
c. Điểm đầu và điểm cuối thường được quy ước theo truyền thống.
D. Thường cần nhiều bước do phải thích ứng với môi trường nội bào hay biên động.
6. về hệ thống đa enzym, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hệ thống đa enzym có thể gồm các thực thể hòa tan riêng biệt.
B. Một hệ thống đa enzym xúc tác cho nhiều con đường chuyển hóa khác nhau.
c. ở phức họp đa enzym, sản phẩm trung gian khuếch tán vào môi trường đê đên
enzym kế tiếp.
D. Sản phẩm trung gian bị pha loãng trong phức hợp đa enzym.
7. về các phương pháp nghiên cứu chuyển hóa trung gian, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Cộng hưởng từ hạt nhân là kỹ thuật làm nhiễu loạn hệ thống.
B. ADN microarray giúp xác định toàn bộ genom.

213

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
c. Nghiên cứu sinh học hệ thống dựa trên việc chứng minh giả thuyết.
D. Khiếm khuyết di truyền giúp làm sáng tỏ con đường chuyển hóa.
8. Quá trình nào thuộc giai đoạn thoái hóa chung của các chất?
A. Phân giải protein thành acid amin
B. Đường phân glucose thành pyruvate
c. Beta oxi hóa acid béo
D. Chu trình acid citric
9. Quá trình nào thuộc giai đoạn 2 của dị hóa?
A. Đường phân glucose thành pyruvate
B. Chu trình acid citric
c. Phosphoryl oxy hóa
D. Phân giải protein thành acid amin
10. Chuỗi hô hấp tế bào thuộc giai đoạn nào của di hóa?
A. Giai đoạn 1
B. Giai đoạn 2
c. Giai đoạn 3
D. Giai đoạn 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Hóa sinh (Đại học Y Dược TPHCM). Hóa sinh y học. Nhà xuất bản Y học 2008
2. Murray RK (2003), Harper's Illustrated Biochemistry, New York: McGraw-Hill.
3. Nelson DL & Cox MM (2008), Lehninger Principles of Biochemistry, New York:
W.H. Freeman and Company.

214

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương X
CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP

ỉ. Trình bày được vai trò của nhiệt động lực học trong quyết định chiều của phản ứng.
2. Trình bày được đặc điếm của ATP và các hợp chất giàu năng lượng, phản ứng
chuyên nhóm phosphoryl.
3. Trình bày được khái niệm về phản ứng oxy hóa khử sinh học.
4. Trình bày được các giai đoạn và vai trò của chu trình acid citric.
5. Trình bày được quả trình vận chuyển điện tử và tổng hợp A TP trong ty thể.

1. NÀNG LƯỢNG SÍNH HỌC VÀ NHIỆT ĐỘNG Lực HỌC


Năng lượng sinh học là ngành học nghiên cứu về sự chuyển dạng năng lượng xảy ra
trong các phản ứng hóa sinh. Sự chuyển dạng năng lượng sinh học tuân theo các nguyên
lý của nhiệt động lực học.

1.1. Hệ thống nhiệt động lực học


Hệ thống nhiệt động học (gọi tắt là hệ) là tập họp vật chất trải qua một quá trình
hóa học hoặc vật lý cụ thể; nó có thể là một cơ thể, một tế bào hay hai hợp chất đang
tham gia phản ứng. Hệ và môi trường xung quanh nó tạo nên vũ trụ. Hệ cô lập không
thể trao đổi vật chất và năng lượng (nhiệt và công) với môi trường xung quanh. Hệ kín
cỏ thể trao đổi năng lượng, nhưng không trao đổi vật chất với môi trường xung quanh.
Hệ mở có thể trao đổi vật chất, năng lượng, hoặc cả hai, với môi trường xung quanh. Te
bào sống và sinh vật là hệ mở, trao đổi chất (thức ăn, chất thải) và năng lượng (như
nhiệt năng từ chuyển hóa) với môi trường xung quanh.

1.2. Đại lượng trạng thái nhiệt động lực học


Nội năng, u, của một hệ là tổng năng lượng của hệ đó, gồm động năng (do chuyến
động của các hạt bên trong hệ) và thế năng (do cấu trúc vật chất, lực tĩnh điện giữa các
nguyên tử và liên kết hóa học). Theo định luật 1 nhiệt động lực học, tổng năng lượng
của một hệ cô lập được bảo tồn. Nội năng của hệ chỉ thay đổi khi có dòng năng lượng
vào hoặc ra khỏi hệ dưới dạng nhiệt hay công. Do đó, biến thiên nội năng của một hệ từ
trạng thái 1 sang trạng thái 2 là:
ầU = u2 - Ư = q + w (1)

215

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Trong đó, q là nhiệt năng hệ hấp thụ từ môi trường xung quanh, w là công do môi
trường xung quanh thực hiện lên hệ. ở hệ hóa học và hóa sinh học, công thường liên
quan đến áp suất (P) và thể tích (P). Công cơ học thực hiện lên hệ được định nghĩa là
w = — PEV. Công có thể xảy ra ở nhiều dạng như cơ, điện, từ và hóa học.
Neu chỉ xét công cơ học, và không có thay đổi về the tích (như khi nhấc một vật
nặng nhưng không nhấc nổi), Eư chỉ là nhiệt năng được trao đổi ở thể tích ổn định,
ầU = q. Vì vậy, AN là đại lượng có ích trong các quá trình thể tích ổn định. Tuy nhiên,
các quá trình hóa học, nhất là hóa sinh học, thường xảy ra trong điều kiện áp suất ổn
định, khi đó AN không nhất thiết là lượng nhiệt được truyền. Từ đó, người ta đưa ra
khái niệm enthalpy, H, của một hệ với định nghĩa:
H = u + PV (2)
PV tương đương với năng lượng cần để giữ áp suất môi trường không đổi. Với áp
suất ổn định, ta có:
AN = Aơ + PAE = q + w + PEV = q- PEV + PEV = q (3)
Như vậy, AN là nhiệt năng được truyền ở điều kiện thể tích không đổi, còn AN' là
nhiệt năng được truyền ở điều kiện áp suất không đổi. Các phản ứng hóa sinh thường
xảy ra trong môi trường lỏng và rắn hơn là khí, nên sự thay đổi thể tích thường rất nhỏ,
do đó enthalpy và nội năng thường gần như bằng nhau. Với phản ứng phát nhiệt, lượng
nhiệt có trong sản phấm ít hơn trong chất phản ứng. Do đó, theo quy ước, AN mang dấu
âm. Phản ứng hấp thu nhiệt từ môi trường xung quanh có EH dương.
Entropy, s, biểu thị mức độ vô trật tự hay ngẫu nhiên của hệ. Trạng thái càng vô
trật tự thì entropy càng tăng. Entropy đạt cực đại khi hệ đạt trạng thái cân bằng. Theo
định luật 2 nhiệt động lực học, để một quá trình xảy ra tự phát thì tổng entropy của hệ
phải tăng.
Năng lượng tự do Gibbs (gọi tắt là năng lượng tự do), G, biểu thị phần năng lượng
có thế thực hiện công của một hệ ở nhiệt độ và áp suất không đổi. Năng lượng tự do
được định nghĩa:
G = H - TS (4)
Biến thiên năng lượng tự do của phản ứng A # B ở nhiệt độ và áp suất không đổi là
AC = AN - TAS (5)
Với AG’ là biến thiên năng lượng tự do Gibbs (J/mol hay cal/mol), EH là biến thiên
enthalpy của hệ (J/mol hay cal/mol), T là nhiệt độ tuyệt đối (Kelvin, K), và A5 là biến
thiên entropy của hệ (J/mol'K hay cal/mol-K). Neu EG âm, phản ửng xảy ra tự phát kèm
giải phóng năng lượng tự do (phản ứng phát năng); và nếu giá trị EG đủ lớn, phản ứng
xảy ra hoàn toàn và không đảo ngược được. Neu EG dương, phản ứng chỉ xảy ra nếu
được cung cấp năng lượng tự do (phản ứng thu năng); và nếu giá trị EG đủ lớn, hệ trở

216
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
nên ổn định và phản ứng không xảy ra. Tuy nhiên, giá trị của AG không cho biết tốc độ
phản ứng nhanh hay chậm. Neu AG' bằng 0, hệ đạt cân bằng và không có thay đối tống
thê (phản ứng xảy ra không phát năng cũng không thu năng).
Từ biểu thức (5), nếu AS của phản ứng âm (sản phẩm trật tự hơn chất phản ứng), thì
với AH âm đủ lớn vượt quá mức giảm entropy sẽ đưa đến AG âm. Tương tự, nếu A/7
dương (lượng nhiệt trong sản phẩm cao hơn trong chất phản ứng), thì với AS dương đủ
lớn vượt quá mức tăng enthalpy cũng khiến AG âm; quá trình này gọi là do entropy dẫn
hướng, gặp trong gấp cuộn protein và hình thành lóp lipid kép (các quá trình này dẫn
đến giảm entropy ở phân tử protein và lớp lipid kép, nhưng mức giảm entropy này được
bù trừ bởi sự tăng entropy của các phân tử nước từng bám vào các cấu trúc đó).

1.3. Liên quan giữa biển thiên năng lượng tự do chuẩn và hằng số cân bằng phản ứng
Thành phần của một hệ phản ứng (hỗn họp chất phản ứng và sản phẩm) có khuynh
hướng tiếp tục thay đổi cho đến khi đạt trạng thái cân bằng. Tại trạng thái cân bằng, tốc
độ phản ứng theo chiều thuận và nghịch bằng nhau và không có thay đổi tổng thể trong
hệ thống. Với phản ứng tổng quát:
aA + bB # cC + dD
Trong đó, a, b, c, d là số phân tử A, B, c, D tham gia phản ứng, hằng số cân bằng
phản ứng là:
[C]c[D]d
eq [A]a[B]b
Trong đó, [A], [B], [C], [D] là nồng độ mol của các thành phần trong phản ứng ở
điểm cân bằng.
Một hệ phản ứng chưa đạt cân bằng sẽ có một lực thúc đẩy phản ứng đi về trạng
thái cân bằng. Cường độ của lực đó chính là biến thiên năng lượng tự do của phản ứng,
Aơ. ở điều kiện chuẩn (298 K = 25 °C), khi nồng độ ban đầu của chất phản ứng và sản
phẩm là 1 M, hoặc, đối với chất khí, áp suất riêng phần là 101,3 kPa (1 atm), lực thúc
đẩy phản ứng về phía trạng thái cân bằng được định nghĩa là biến thiên năng lượng tự
do chuẩn, Aơ°. Gibbs chứng minh rằng AG' (biến thiên năng lượng tự do thực tế) của
phản ứng phụ thuộc vào AG° và một số hạng biểu thị nồng độ ban đầu của các chất
phản ứng và sản phẩm:
AG = AG” + fiTlngEli (6)

Với R là hằng số khí (8,314 J/mol-K).


Với định nghĩa điều kiện chuẩn bên trên, phản ứng có hydro tham gia có [H+] = 1 M,
tức pH 0. Tuy nhiên, hầu hết các phản ímg hóa sinh xảy ra trong dung dịch được đệm ở
pH gần 7 nên người ta đưa ra điều kiện chuẩn hiệu chỉnh với [H+] = 10“7 M (pH 7),

217

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
[H2O] = 55,5 M. Với phản ứng cần Mg2+ (thường khi có ATP tham gia), [Mg2+] là 1
mM. Các hằng số theo điều kiện chuẩn hiệu chỉnh được ký hiệu có dấu phay (') đi kèm.
Biểu thức (6) được viết lại trong điều kiện chuẩn hiệu chỉnh (gọi tắt là điều kiện chuẩn):
AG = AG'» + Rnnffi21i (7)
1/M LDJ
Aơ cho biết phản ứng cách vị trí cân bằng bao xa. Khi phản ứng đạt trạng thái cân
bằng, Aơ = 0 và [C]c[D]d/[A]a[B]b = /<éq (hằng số cân bằng ở điều kiện chuẩn). Thay
vào biểu thức (7), ta được:
ầG'° = -ATlnK'q (8)
hoặc viết theo logarit cơ số 10:
AG'° = —2,303/?Tlog10Kéq (9)
hay:
K'q = 10-AG'7(2.303«T) (10)
Thế trị số R = 8,314 J/mol-K và T = 298 K (25 °C):
K'q = 10-AG'75705,8 (11)

Như vậy, biến thiên năng lượng tự do chuẩn chỉ là một cách biểu diễn toán học
khác của hằng số cân bằng. Kéq có thể đo bằng thực nghiệm nên từ đó xác định được
AG'°. Neu hằng số cân bằng là 1,0, biến thiên năng lượng tự do chuẩn của phản ứng là
0,0. Nếu Kéqlớn hơn 1,0, AG'° sẽ âm. Nếu Kéqnhỏ hơn 1,0, AG'° sẽ dương. Vì quan hệ
giữa AG'° và Kéq tuân theo luật số mũ nên một thay đổi nhỏ của AG'° ứng với thay đổi
lớn hơn của Kén.
Tiêu chuẩn để một phản ứng có xảy ra tự phát hay không là giá trị của AG, chứ
không phải AG'°. AG'° là hằng số, đặc trưng cho phản ứng, cho biết hướng và khoảng
cách tới điểm cân bằng ở điều kiện chuẩn. Một phản ứng với AG'° dương vẫn có thê xảy
ra theo chiều thuận nếu Aơ âm. Điều này xảy ra khi tỷ số [sản phẩm]/[chất phản ứng]
nhỏ hơn 1 sao cho giá trị RT In ([sản phẩm]/[chất phản ứng]) có giá trị âm và trị số
tuyệt đối lớn hơn AG'°.
Một số phản ứng thuận lợi về nhiệt động lực (có AG'° lớn và âm) lại không xảy ra ở
tốc độ quan sát được. Thí dụ như củi khi đốt cháy sẽ biến gỗ thành các sản phẩm ổn
định hơn gồm CO2, H2O và phát năng (ánh sáng và nhiệt) nên rất thuận lợi về mặt nhiệt
động lực học. Tuy nhiên, củi vẫn ổn định hàng năm trời vì năng lượng hoạt hóa cần cho
phản ứng đốt cháy cao hơn năng lượng có sẵn ở nhiệt độ phòng. Khi cung cấp năng
lượng hoạt hóa (như dùng que diêm đang cháy), phản ứng đốt cháy củi sẽ xảy ra. Nhiệt
năng vừa được phát ra sẽ hoạt hóa vùng lân cận để tiếp tục đốt cháy củi (phản ứng tự
duy trì). Như vậy, các hằng số nhiệt động lực học như AG'° cho biết trạng thái cân bằng

218

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
của phản ứng nằm ở đâu, nhưng không cho ý niệm gì về tốc độ để đạt được trạng thái
cân bằng. Tốc độ phản ứng được kiểm soát bởi các thông số động học của phản ứng.
0 tế bào sống, những phản ứng có tốc độ cực kỳ chậm khi không được xúc tác sẽ
xảy ra nhờ enzym làm giảm năng lượng hoạt hoá, chứ không phải nhờ vào việc cung
cấp thêm nhiệt. Enzym cung cấp con đường phản ứng thay thế có năng lượng hoạt hóa
thấp hon so với khi phản ứng không được xúc tác, từ đó làm tăng tốc độ phản ứng một
cách đáng kế. Biến thiên năng lượng tự do của phản ứng không phụ thuộc vào con
đường phản ứng xảy ra; nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nồng độ ban đầu của các
chất tham gia phản ứng và sản phẩm cuối. Vì vậy, enzym không thể làm thay đổi hằng
số cân bằng; nhưng nó có thể làm tăng tốc độ phản ứng theo hướng nhiệt động lực học
quy định.

1.4. Tính cộng được của biển thiêìa ỉìăng lượng tự do chuẩn
Giả sử có hai phản úng liên tiếp A # B và B # c, mỗi phản ứng có hằng số cân
bằng riêng và biến thiên năng lượng tự do chuẩn lần lượt là Aổ(° và Aổ2°. B được sử
dụng hết trong chuỗi phản ứng nên phản ứng tổng là A A c, có hằng số cân bằng riêng
và biến thiên năng lượng tự do chuẩn AG(gn Giá trị Aổ'0 của các phản ứng hóa học
liên tiếp có tính cộng được. Do đó: AGt'gng = AGÍ° + Aổ2°.
Tính chất này giúp giải thích các phản ứng không thuận lợi về nhiệt động lực học
(thu năng) có thể xảy ra theo chiều thuận bằng cách ghép với phản ứng phát năng thông
qua chất trung gian. Thí dụ phản ứng tổng hợp glucose 6-phosphat ở giai đoạn đầu của
quá trình sử dụng glucose ở nhiều sinh vật có Aố'° >0 nên phản ứng không xảy ra tự
phát ở điều kiện chuẩn:
Glucose + Pi —> glucose 6-phosphat + H2O AGÍ° = 13,8 kj/mol
Một phản ứng khác thủy phân ATP thành Pi và tỏa nhiệt mạnh:
ATP + H2O ADP + Pi A 6 2° = -30,5 kj/mol
Hai phản ứng trên có chung các chất trung gian là Pi và H2O nên có thể kết họp
thành phản ứng tống
ATP + glucose —> ADP + glucose 6-phosphat
Năng lượng tự do của phản ứng tổng bằng tổng các năng lượng tự do thành phần:
AứtTng = 13,8 + (—30,5) = -16,7 kj/mol
Như vậy, phản ứng tổng phát năng. Năng lượng tích trữ trong ATP được dùng để
tổng họp glucose 6-phosphat.
Hằng số cân bằng của các phản ứng thành phần (theo biểu thức (11); H2O không
được tính vì được xem là có nồng độ không đổi (55,5 M) trong phản ứng):
K' = ] = 3,9 X10-3 M-1
ecl1 [glucose] [Pj]

219

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
K'
e<12
= iA[ATP]
rDXnfi] = 2-° X 105 M

Hằng số cân bằng khi hai phản ứng trên được ghép lại:
_ [glucose 6-phosphat][ADP][Pj]
eQtổng [glucose] [Pj][ATP]
= (Xéqi)(íq2) = (3,9 X 10-3 M-1)(2,0 X 105 M)

= 7,8 X 102
Như vậy, khác với ầG'°, Kẻq của phản ứng tổng là tích các /cẻq của từng phản ứng
thành phần.

2. ATP VÀ PHẢN ỨNG CHUYỂN NHÓM PHOSPHORYL

2.1. Năng lượng tự do của ATP

Phản ứng thủy phân ATP giải 000


phóng năng lượng tự do tương đối 0—I Rib ]—I Aden in

ATP'-
lớn ở điều kiện chuẩn là nhờ (Hình
10.1):
Cắt đứt liên kết anhydrid acid “O-Ỉ>-OH Thủy phân,
giảm lực đẩy
phosphoric tĩnh điện
Pi
(phosphoanhydrid) ở đầu tận, A

@ổn định
cộng hưởng
tách một trong ba phosphat
8- n 3-
tích điện âm, từ đó làm giảm
lực đẩy tĩnh điện bên trong
ATP.
Sản phẩm Pi được ổn định
bằng cách tạo thành các dạng cộng
hưởng vốn không tồn tại trong phân
tử ATP.
Sản phẩm ADP2- ion hóa
ngay tức thì, giải phóng H+ vào môi
trường có [H+] rất thấp (~10“7 M).
Pi và ADP có độ hydrat hóa ATP4" + h20 —> ADP3- + pf- + H+
cao hon ATP, nên ổn định hon ATP. AG'° = -30,5 kJ/mol

Biến thiên năng lượng tự do của Hình 10.1. Cơ sở hóa học của biến thiên năng
lượng tự do trong phản ứng thủy phân ATP.
phản ứng thủy phân ATP thành ADP
là -30,5 kJ/mol ở điều kiện chuẩn. Trong tế bào sống, biến thiên năng lượng tự do thực
tế của phản ứng thủy phân ATP, còn được gọi là thế năng phosphoryl hoá, AGp, lớn hơn

220

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
biến thiên năng lượng tự do chuẩn. Thí dụ như ở hồng cầu người có nồng độ ATP, ADP
và Pi lần lượt là 2,25, 0,25 và 1,65 mM thì AGp (từ biểu thức (7) với pH 7, ở 37°C) là
-52 kJ/mol. Hơn nữa, Aơp ở từng tế bào còn phụ thuộc vào tình trạng chuyển hóa ảnh
hưởng lên nồng độ ATP, ADP, Pi và H+.
Trong tế bào, ATP và ADP (cũng như các nucleosid diphosphat và triphosphat
khác) tạo phức họp với Mg2+ (một số ít trường hợp với Mn2+) tại phân tử oxy của các
nhóm phosphat (a và p, p và Ỵ, hay a và Ỵ trong phân tử ATP, xem Hình 10.2). Do đó,
trong hầu hết các phản ứng enzym có ATP tham gia cung cấp nhóm phosphoryl, ATP
tồn tại thực tế ở dạng MgATP2-.

Hình 10.2. Mg2+ vàATP.

Bên cạnh tính chất hóa học nội tại, ATP còn được giữ ở nồng độ cao hơn nồng độ
cân bằng của phản ứng thủy phân để duy trì khả năng điều khiển các phản ứng chuyển
hóa và các quá trình cần năng lượng.
Trong dung dịch, về nhiệt động lực học ATP không bền nên là chất cung cấp nhóm
phosphoryl tốt, nhưng ATP lại ổn định về động hóa học. Trong điều kiện không xúc tác,
năng lượng hoạt hóa cần để cắt liên kết phosphoanhydrid trong ATP khá lớn (200-400
kJ/mol) nên ATP không tự động cung cấp nhóm phosphoryl cho nước hay các chất tiêp
nhận khác trong tế bào. Chỉ khi nào có enzym đặc hiệu làm giảm năng lượng hoạt hóa
thì sự chuyển nhóm phosphoryl từ ATP mới xảy ra.

2.2, Các họp chất phosphoryl hóa giàu năng lượng khác và thioester
Các hợp chất phosphoryl hóa trong cơ thể sinh vật có thể được chia làm 2 nhóm
dựa trên năng lượng tự do chuẩn của phản ứng thủy phân. Hợp chất “giàu năng lượng”
có AG'° của phản ứng thủy phân âm hơn -25 kJ/mol; hợp chất “nghèo năng lượng” có
AG'° âm ít hơn. Liên kết phosphoanhydrid trong họp chất giàu năng lượng, ký hiệu ~p,
được gọi là “liên kết giàu năng lượng” theo nghĩa năng lượng tự do được giải phóng khi
liên kết đó bị thủy phân đến từ sản phẩm có năng lượng tự do thấp hơn chất phản ứng

221

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
chứ không phải do phá vỡ liên kết đó (bản thân sự phá vỡ liên kết cần cung cấp năng
lượng). Các khái niệm này cũng được áp dụng cho những họp chất không chứa
phosphat.
Phosphoenolpyruvat (PEP, Hình 10.3A) chứa liên kết ester phosphat, thủy phân
cho pyruvat ở dạng enol. Sản phẩm này ngay lập tức tautomer hóa thành dạng ceto ổn
định hơn. Như vậy, chất phản ứng (PEP) chỉ có 1 dạng (enol), còn sản phẩm có 2 dạng
nên sản phẩm ổn định hơn chất phản ứng. Phản ứng này có Aổ'° = —61,9 kj/mol.
1,3-Biphosphoglycerat (Hình 10.3B) chứa liên kết anhydrid giữa C-l nhóm
carboxyl và acid phosphoric, khi thủy phân tạo sản phẩm trực tiếp acid 3-
phosphoglyceric. Sản phẩm này mat proton trở thành ion carboxylat, 3-phosphoglycerat,
có 2 dạng cộng hưởng nên được ổn định hóa. Phản ứng thủy phân acyl phosphat này có
Aổ'° = -49,3 kj/mol.
Phosphocreatin (Hình 10.3C) có liên kết p—N, thủy phân cho creatin tự do và Pi.
Creatin được ổn định hóa nhờ cộng hưởng. Phản ứng này có A6'° = —43,0 kj/mol.
Cả 3 phản ứng thủy phân trên đều giải phóng Pi. Các dạng cộng hưởng của Pi (Hình
10.1) giúp ổn định hóa sản phẩm này so với chất phản ứng, đóng góp vào biến thiên
năng lượng tự do âm.
A ;v
H2O
"O-C "O-C OH

PEP Pyruvat Pyruvat


(dạng enol) (dạng ceto)

PEP3- + H2O ---- > pyruvar + p?-


Aỡ'°= -61,9kJ/mol

B -0 0
s~ ổn định
Qk pZ 'o~ O, OH cộng
Y y hưởng
2ốHOH f‘ ốHOH ốHOH
X -Ạ k 12
Ị _ Ị
Thủy phân __ I _ ion hóa
~O— p=o "O—p=o "O-P=O
ồ’ ồ" ồ-

1,3-Bisphosphoglycerat Acid 3-Phosphoglyceric 3-Phosphoglycerat

1,3-Bisphosphoglycerat4 + H2O---- > 3-phosphoglycerat3 + p? + H+


= -49,3 kJ/mol

222

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
c coo- coo- coo-
o H ÌIỈ2 H2O ch2 H2ị; Ốh2
-O—P—N—C—N—CH3 ------- H2N—C—N—CH3 ------------------ > V=N—CH3
I II T.,, 4 ' II ổn định Hots ô>
0- -NH2 Thủy phân p. NH2 cộng hưởng 4'
Phosphocreatin Creatìn

Phosphocreatin2” 4- H2O ---- > creatin 4- P2-


AG'° = -43,0 kJ/mol

CoASH
z° ổn định
CH3-C CHs-c' CH3—cf cộng
XS-CoA h20 XOH
Thủy phân ion hỏa
Acetyl-CoA Acid acetic Acetat

Acetyl-CoA 4- H2O —4> acetate 4- CữA + H+


AG'° — —31,4 kJ/mol
Hình 10.3. Phản ứng thủy phân của một số hợp chất giàu năng lượng.

Thioester là họp chất trong đó nguyên tử lưu huỳnh thay thế oxy trong liên kết
ester. Thủy phân thioester cũng giải phóng năng lượng tự do cao. Thủy phân thioester
hay oxy ester đều tạo acid carboxylic, sau đó bị ion hóa và cho ra các dạng cộng hưởng
(ổn định hóa cộng hưởng) (Hình 10.3D). Lưu huỳnh và oxy thuộc cùng nhóm trong
bảng tuần hoàn, nhung các điện tử không chia trên nguyên tử lưu huỳnh trong thioester
không bất định xứ hiệu quả như các điện tử không chia trên oxy trong oxy ester, nên
thioester kém ổn định cộng hưởng hon oxy ester. Do đó, thioester có mức khác biệt
năng lượng tự do giữa chất phản ứng và sản phẩm cao hon oxy ester (Hình 10.4). Đối
với phản ứng thủy phân acetyl-CoA, AG'° là -31,4 kJ7mol.
ỊThioester I .Chênh lệch độ ổn định của
_ _z oxy ester do cộng hưởng
CH3—C
S—R Oxy
o
L ester
d ổn định ổ
■0 0 cộng hưởng
ý
AG của phản ch3—c' ch3—cỊ
O)
c ứng thủy phân xo-—R Vr
&
5
thioester
CT)
c AG của phản ứng
>03 thủy phân oxy ester
z
o
CH3—c 4- R— SH CH3—4- R-OH
XOH \)H

Hình 10.4. Nàng lượng tự do trong phản ứng thủy phân thioester và oxy ester.

223

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Bảng 10.1 trình bày năng lượng tự do chuẩn của phản ứng thủy phân đối với một
số họp chất quan trọng về mặt sinh học.

Bảng 10.1. Năng lượng tự do chuẩn của một số hợp chất phosphat và
acetyl-CoA

ÁG'°

(kJ/mol) (kcal/mol)

Phosphoenolpyruvat -61,9 -14,8

1,3-biphosphoglycerat

(—> 3-phosphoglycerat + Pi) -49,3 -11,8

ATP H AMP + PPi) -45,6 -10,9

Phosphocreatinin -43,0 -10,3

ADP (-> AMP + Pi) -32,8 -7,8

Acetyl-CoA -31,4 -7,5

ATP (-> ADP + Pi) -30,5 -7,3


Glucose 3-phosphat -20,9 -5,0

PPi H 2Pi) -19,2 -4,0

Fructose 6-phosphat -15,9 -3,8

AMP (—► adenosin + Pi) -14,2 -3,4

Glucose 6-phosphat -13,8 -3,3

Glycerol 3-phosphat -9,2 -2,2

2.3. Phản ứng chuyển nhóm phosphat


Các phản ứng có ATP tham gia cung cấp năng lượng thường được trình bày dưới
dạng một bước (Hình 10.5a), theo đó dường như ATP chỉ tham gia phản ứng thủy phân
đơn giản; trong đó, phân tử nước thay thế Pi (hay PPị). Tuy nhiên, thủy phân ATP đơn
thuần chỉ giải phóng nhiệt, không thể thúc đẩy quá trình hóa học xảy ra trong hệ đẳng
nhiệt. Trong thực tế, phản ứng này gồm 2 giai đoạn (Hình 10.5b): đầu tiên, một phần
của phân tử ATP (nhóm phosphoryl, pyrophosphat hay gốc adenylat (AMP)) được
chuyến vào phân tử cơ chất hoặc vào gốc acid amin trong enzym, gắn vào đó bằng liên
kết cộng hóa trị và làm tăng năng lượng tự do. Tiếp theo, gốc chứa phosphat (được
chuyển vào ở bước 1) bị thay thế, giải phóng Pi, PP1 hay AMP.

224

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

(a) Được trình bày ở dạng phản ứng một bước

coo coo

y-Glutamyl phosphat gắn


enzym

(b) Phản ứng thực tế gồm hai bước

Hình 10.5. Phản ứng tổng hợp glutamin từ glutamat và ammonia.

Tuy nhiên, ATP (hay GTP) có thể được thủy phân trực tiếp để cung cấp năng lượng
trong một số tình huống, như ở chu trình chuyển dạng qua lại của một so protein để tạo
chuyển động cơ học (sự co cơ, enzym chuyên động dọc theo ADN, ribosom chuyên
động dọc theo ARNm...).

225

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Vì biến thiên năng lượng tự do của chuỗi phản ứng liên tiếp có tính cộng được
(Phần 1.4) nên các hợp chat phosphoryl hóa có thể được tổng hợp bằng cách ghép với
phản ứng phá vỡ họp chat phosphoryl hóa khác có năng lượng tự do của phản ứng thủy
phân âm hon. Thí dụ như thủy phân phosphoenolpyruvat giải phóng Pi và năng lượng tự
do (Hình 10.3A):
PEP + H2O -+ pyruvat + Pi; AG'° = -61,9 kj/mol
Năng lượng tự do được giải phóng này nhiều hon mức cần thiết để ngưng tụ Pi vào
ADP:
ADP + Pi ATP + H2O; AG'° = +30,5 kj/mol
Vì vậy, phản ứng chuyển trực tiếp nhóm phosphoryl từ PEP vào ADP (được xem là
tổng của 2 phản ứng trên, nhưng thực tế là phản ứng riêng biệt và không có sự tham gia
của Pi) là thuận lọi về nhiệt động lực học:

PEP + ADP -> pyruvat + ATP; Aổ'° = -31,4 kj/mol

Khả năng chuyển nhóm phosphoryl của một hợp chat phosphoryl hóa được gọi là
thế năng chuyển nhóm phosphoryl (gọi tắt là thế năng chuyển nhóm). Thế năng chuyển
nhóm cao hay thấp phụ thuộc vào năng lượng tự do chuẩn của phản ứng thủy phân
(Bảng 10.1).

2.4. Các sản phẩm từ sự phân cắt ATP

Mỗi vị trí trong 3 phosphat của ATP có thể bị tấn công ái nhân từ oxy của alcol hay
carboxylat, hoặc nitơ của creatin hay chuỗi bên arginin, histidin. Mồi vị trí bị tấn công
sẽ cho ra các loại sản phẩm khác nhau (Hình 10.6).
Alcol tấn công ái nhân tại vị trí Ỵ tách nhóm phosphoryl khỏi ADP và tạo phosphat
ester mới. Vị trí tấn công này gặp trong chuyển nhóm phosphoryl từ ATP sang
glutamat, glucose.
Tấn công tại vị trí p tách nhóm pyrophosphoryl khỏi AMP và chuyển sang tác nhân
ái nhân. Phản ứng này gặp trong tạo 5 -phosphoribosyl-1-pyrophosphat (chất trung gian
quan trọng trong tổng hợp nucleotid) từ ribose.
Tấn công ái nhân tại vị trí a của ATP tách PPi và chuyển nhóm adenylyl
(nucleotidyl), gọi là phản ứng adenylyl hóa. PPi tiếp tục được thủy phân bởi enzym
pyrophosphatase vô cơ có phong phú ưong tế bào. Do đó, cả 2 liên kết
phosphoanhydrid của ATP đều bị phá vỡ. Vì vậy, phản ứng adenylyl hóa rất thuận lợi
về nhiệt động lực học và được dùng để ghép năng lượng cho các phản ứng rất không
thuận lợi, như trong hoạt hóa acid béo.

226

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Adenin

R180 R18Õ R180

0 0 o o
R180—1-0—0-
R180—?—o- R180——O— Rib — Adenin
i- o-
o o-
+ + +
ADP AMP PPi
J??!!". Chuyển £huy!.n.
phosphoryl pyrophosphoryl adenylyl
(a) (b) (b)
Hình 10.6. Ba vị trí tấn công của tác nhân ái nhân R18o trôn ATP.

2.5. Chuyển nhóm phosphoryl giữa các nucleotid


Tất cả các nucleosid triphosphat khác (GTP, UTP, CTP) và tất cả các deoxytnucleosid
triphosphat (dATP, dGTP, dTTP, dCTP) đều có mức năng lượng tương đương ATP. Các
nucleosid triphosphat (NTP) khác này được tạo thành và duy trì nhờ vào sự chuyển
phosphoryl vào nucleosid diphosphat (NDP) và monophosphat (NMP) tương ứng.
Nucleosid diphosphat kinase, có ở mọi tế bào, xúc tác phản ứng chuyển nhóm
phosphoryl từ ATP sang các nucleotid khác. Đây là enzym không đặc hiệu theo base có
trong NDP và hoạt động trên cả dNDP lẫn NDP:

ATP + NDP (hay dNDP) - ADP + NTP (hay dNTP); Aố'° « 0


Phản ứng xảy ra thuận nghich hoàn toàn. Vì tỷ số [ATP]/[ADP] trong tế bào tương
đối cao nên dẫn hướng phản ứng theo chiều sang phải. Phản ứng này cũng xảy ra theo 2
bước (tương tự Hình 5b): đầu tiên nhóm phosphoryl chuyển từ ATP sang gốc His hoạt
tính trên enzym, sau đó nhóm phosphoryl tách khỏi His để sang NDP. Phản ứng chuyển
nhóm phosphoryl từ ATP sang NMP để tạo NDP cần enzym nucleosid monophosphat
kinase đặc hiệu theo base.
Khi nhu cầu ATP tăng cao (như khi cơ hoạt động mạnh), ADP tích tụ càng lúc càng
nhiều. Tế bào làm giảm nồng độ ADP bằng cách chuyển lại thành ATP bởi enzym
adenylat kinase:
Mg2+
2ADP “ ■ - ATP + AMP; AG'° « 0
Phản ứng này xảy ra thuận nghịch hoàn toàn, do đó khi nhu cầu cao về ATP chấm
dứt, AMP được chuyển thành ADP để sau đó ADP được phosphoryl hóa trong ti thể tạo
ATP. GMP được chuyển thành GDP sử dụng ATP và thông qua enzym guanylat kinase.

227

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Phosphagen là dạng dự trừ phosphoryl, gồm phosphocreatin (ở động vật có xương
sống) và phosphoarginin (ở động vật không xương sống). Đây là các phosphoamid và
có thế năng chuyển nhóm cao hơn ATP. Nồng độ phosphocreatin (PCr, còn gọi là
creatin phosphat) trong cơ vân khoảng 30 mM, gấp gần 10 lần nồng độ ATP, còn trong
các mô khác như: cơ trơn, não, thận khoảng 5-10 mM. Enzym creatin kinase xúc tác
phản ứng thuận nghịch:
Mg2+
ADP + PCr ' ATP + Cr; AG'° = -12,5 kj/mol
Khi nhu cầu năng lượng tăng đột ngột làm cạn kiệt ATP, kho PCr được dùng để bổ
sung ATP có tốc độ nhanh hơn con đường dị hóa. Khi nhu cầu năng lượng dịu bớt, ATP
từ dị hóa được dùng để tổng họp PCr.

3. PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ SINH HỌC

3.1. Phản ứng oxy hóa khử


Phản ứng oxy hóa khử đóng vai trò hung tâm trong cung cấp năng lượng sinh học.
Trong phản ứng oxy hóa khử, điện tử được chuyển từ chất này sang chất khác. Chất cho
điện tử là chất khử; chất nhận điện tử được gọi là chất oxy hóa. Sự oxy hóa là sự mất
điện tử; chất bị oxy hóa sẽ có ít điện tử hơn khi phản ứng kết thúc. Sự khử là sự nhận
điện tử; chất bị khử sẽ có thêm điện tử khi phản ứng kết thúc. Phản ứng oxy hóa và
phản ứng khử luôn xảy ra cùng lúc với nhau. Chất oxy hóa và chất khử của cùng phản
ứng oxy hóa khử được gọi chung là cặp oxy hóa khử liên hợp. Sự thay đổi trạng thái của
mỗi chất trong phản ứng oxy hóa khử được gọi là bản phản ứng. Thí dụ: sự oxy hóa sắt
(II) bởi đồng (II)
Fe2+ + Cu2+ Fe3+ + Cu+
gồm 2 bán phản ứng:
Fe2+ -■* ’ Fe3+ + e
Cu2+ + e~ Cu+

3.2. Phản ứng oxy hóa khử sinh học


Điện tử được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác theo một trong bốn cách:
1. Trực tiếp là điện tử. Thí dụ: cặp oxy hóa khử Fe2+/Fe3+ có thể chuyển một điện
tử đến cặp oxy hóa khử Cu+/Cu2+:
Fe2+ + Cu2+ Fe3+ + Cm
2. Nguyên tử hydro. Trong nhiều phản ứng oxy hóa sinh học, chất khử mất 2 điện
tử và 2 ion hydro (tức là 2 nguyên tử hydro); các phản ứng này được gọi là khử hydro
và enzym xúc tác được gọi là dehydrogenase. Phương trình phản ứng tổng quát:

228

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

AH2 + B A + BH2
Trong đó, AH2 (hay cặp oxy hóa khử A/AH2) khử chất B (hay cặp oxy hóa khử
B/BH2) bằng cách chuyển 2 nguyên tử hydro.
3. lon hydrid (:H“), có 2 electron. Gặp trong các dehydrogenase gắn NAD.
4. Gán trực tiếp với oxy. Oxy kết họp với chất khử hữu cơ và được gắn vào sản
phấm bằng liên kết hóa trị. Thí dụ: phản ứng oxy hóa hydrocarbon thành alcol:
R—CH3 + |o2 —R—CH2—OH

Hydrocarbon là chất cho điện tử và nguyên tử oxy là chất nhận điện tử.
Trong tế bào xảy ra cả 4 cách chuyển điện tử trên. Thuật ngữ đương lượng khử
được dùng chung để để chỉ một electron được vận chuyển dù theo cách thức nào. Các
phân tử nhiên liệu sinh học thường được khử hydro mất 2 đương lượng khử cho mỗi
lần, và mỗi nguyên tử oxy nhận 2 đương lượng khử, nên các nhà hóa sinh quy ước đơn
vị của phản ứng oxy hóa khử sinh học là 2 đương lượng khử đi từ cơ chất đến oxy.

3.3. Thế khử


Thế khử (còn gọi là thế oxy hóa khử) đo lường khuynh hướng nhận điện tử (bị khử)
của một chất. Thế khử có đơn vị là volt, được đo bằng pin điện hoá, trong đó mỗi bán
phản ứng xảy ra ở một bán pin. Thế khử chuẩn, E°, được đo ở điều kiện chuẩn: 25°c,
mỗi chất tan ở nồng độ 1 M, mỗi chất khí ở áp suất 101,3 kPa, kim loại ở trạng thái tinh
khiết. Thế khử chuẩn của một cặp oxy hóa khử được xác định tương đối theo điện cực
tham chiếu là điện cực hydro chuẩn (H+/H2) có thế khử chuẩn quy ước là 0,00 V. Theo
quy ước, E° dương nếu cặp oxy hóa khử nhận điện tử từ điện cực hydro chuấn, và E°
âm nếu cặp oxy hóa khử cho điện tử đến điện cực hydro chuẩn.
Phương trình Nemst cho thấy mối liên hệ giữa thế khử thực sự (E) với E° ở nồng
độ chất oxy hóa và chất khử nhất định trong tế bào sống:
E=£»+gln^it°yh°al (12)
nF [chất khử]
Trong đó, n là số điện tử được vận chuyển cho mỗi phân tử, F là hang so Faraday
(96.480 J/V-mol). Ở 25°c, biểu thức trên được viết lại:
£ _ £0 Ị 0,026 In [chất oxy hoá]
n [chất khử]
Tương tự định nghĩa Aổ'°, điều kiện chuẩn hiệu chỉnh của phản ứng oxy hóa khử
được định nghĩa ở pH 7. Thế khử ở điều kiện chuẩn hiệu chỉnh được ký hiệu là E'°. Theo
quy ước, EE'° của phản ứng oxy hóa khử là hiệu số của E'° chất oxy hóa và E'° chất khử.
Bảng 10.2 trình bày thế khử chuẩn E'° ở một bán phản ứng oxy hóa sinh học quan
trọng. Mỗi giá trị E'° là sự khác biệt điện thế giữa cặp oxy hóa khử ở điều kiện chuẩn
hiệu chỉnh so với điện cực hydro ở điều kiện chuẩn (pH 0).

229

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Bảng 10.2. Thế khử chuẩn ở một số bán phản ứng sinh học quan trọng
Bán phản ứng khử E'° (V)
Acetyl CoA + CO2 + H* + 2e“ —> pyruvat + CoA -0,48
Ferredoxin (Fe3+) + e’ —> ferredoxin (Fe2+) -0,43
2H+ + 2e“ -> H2 (ở pH 7) -0,42
a-Cetoglutarat + CO2 + 2H+ + 2e~ -4- isocitrat -0,38
Lipoyl dehydrogenase (FAD) + 2H+ + 2e~ —» lipoyl
dehydrogenase (FADH2) -0,34
NADP+ + 2H+ + 2e- -+ NADPH + H+ -0,32
NAD+ + 2H+ + 2e~ NADH + H+ -0,32
Acid lipoic + 2H+ + 2e~ -+ acid dihỵdrolipoic -0,29
Glutathion (bị oxy hóa) + 2H+ + 2e~2 glutathion (bị khử) -0,23
FAD + 2H+ + 2e' FADH2 -0,22
FMN + 2H+ + 2e- -» FMNH2 -0,22
Acetaldehyd + 2H+ + 2e~ —t ethanol -0,20
Pyruvat + 2H+ + 2e’ —>■ lactat -0,18
Oxaloacetat + 2H++ 2e~ —» malat -0,17
Cytochrom Ò5 (Fe3+) + e’ —> cytochrom Ò5 (Fe2+) (vi thể) 0,02
Fumarat + 2H+ + 2e~ —> succinat 0,03
Ubiquinone (Q) + 2H+ + 2e~ —t ubiquinol (QH2) 0,04
Cytochrom b (Fe3+) + e’ —> cytochromb (Fe2+) (ti thể) 0,08
Cytochrom C1 (Fe3+) + e" —> cytochrom C1 (Fe2+) 0,22
Cytochrom c (Fe3+) + e’ —> cytochrom c (Fe2+) 0,25
Cytochrom a (Fe3+) + e~ —> cytochrom a (Fe2+) 0,29
O2 + 2H+ + 2e~ —> H2O2 0,30
Cytochrom a3 (Fe3+) + e~ —> cytochrom a3 (Fe2+) 0,35
Fe(CN)|“ (ferricyanid) + e~ —> Fe(CN)g~ (ferrocyanid) 0,36
Cytochrom f (Fe3+) + e~ —> cytochrom í (Fe2+) 0,36
NO^~ + 2H+ + 2e’ -> NO3 + H2O 0,42
Fe3+ + e" -> Fe2+ 0,77
|Ũ2 + 2H+ + 2e~ —> H2O Q Q2

3.4. Liên hệ giữa biến thiên thế khử chuẩn và biến thiên năng lượng tự do chuẩn
Khi nối 2 bán pin với nhau, điện tử có khuynh hướng di chuyển sang bán pin có thế
khử cao hon. Khuynh hướng này tỷ lệ với chênh lệch thế khử AE. Năng lượng có được
từ dòng di chuyến điện tử này (AG của phản ứng oxy hóa khử) tỷ lệ với AE:
Aố = —nFAF hay Aố'° = -nFầE'° (14)
Trong đó, n là số điện tử được chuyển trong phản ứng. Phương trình này giúp tính
được biến thiên năng lượng tự do thực sự của bất kì phản ứng oxy hóa khử nào tò giá trị
ầE'° (Bảng 10.2) và nồng độ các chất tham gia phản ứng.

230
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
4. CHƯ TRÌNH ACID CITRIC
Acetyl-CoA là chất trung gian chuyển hóa quan trọng được tạo thành từ pyruvat
hoặc các hợp chất khác (như acid béo, một so acid amin). Acetyl-CoA cung cấp nhóm
acetyl cho hợp chất 4 carbon oxaloacetat (acid dicarboxylic) tạo thành citrat có 6 carbon
(acid tricarboxylic). Citrat tiếp tục được oxy hóa qua nhiều bước để tạo lại oxaloacetat,
chuyển điện tử đến một số cộng tố tạo đương lượng khử và giải phóng 2 phân tử CƠ2.
Oxaloacetat tái kết hợp với một phân tử acetyl-CoA khác và các phản ứng oxy hóa citrat
được lặp lại (Hình 10.7). Con đường này được gọi là chu trình acid citric, chu trình acid
tricarboxylic (chu trình TCA, viết tắt từ tiếng Anh tricarboxylic acid), hay chu trình
Krebs (theo tên người phát hiện chu trình là Hans Krebs vào thập kỷ 1930).

4.1. Các giai đoạn cảa chu trình adđ citric


Acetyl-CoA

0 -C—COO

ch2-coo
Khử hydro Oxaloacetat

dehydrogenase
COO

HO-CH
V
1 ™
Ờ--COO
Malat CH-2
COO C- coo

Hydrat hóa
Lĩ :
fumarase aconitase
NADH
H2O Hydrat hóa

COO’ ỌH2—COO
CH H-C-COO
Fumarat Ịị
HC FADH, HO-ệ-H Isocitrat
COO
COO
succinat isocitrat (3)
dehydrogenase dehydrogenase Khử carboxyl
w oxy hóa
Khử hydro
ch-2- COO co2
Phức hợp I
a-Cetoglutarat Ỹ -
dehydrogenase C=O
CH2—COO
Ộh2 COO
Ơ-Cetoglutarat
C—S-CoA CoA-SH
Õ
CO2
Succinyl-CoA
+ P.
Phosphoryl hóa Khử carboxy!
mức cơ chất oxy hóa

Hình 10.7. Các phản ứng trong chu trình acid citric.

231

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
4.1.1. Tạo citrat
Trong phản ứng đầu tiên của chu trình acid citric, acetyl-CoA phản ứng với
oxaloacetat (2-oxosuccinat) để tạo thành citrat dưới sự xúc tác của citrat synthase:

S-CoA

coo* c=o COO*

C=O
S-CoA L CH, H,0 CH,
T
CH,
I 0
1 \
HO—c —coo* > HO —c —coo*+ HS-CoA + H +
CH3
COO* CH, CH2

Oxaloacetat Acetyl-CoA COO' COO*


Citroyl-CoA Citrat

AG'° = —32,2 kj/mol

Biến thiên năng lượng tự do chuẩn của phản ứng mang dấu âm và có trị số lớn
nhằm bảo đảm chu trình acid citric xảy ra theo chiều oxy hóa acetyl-CoA vì bình
thường oxaloacetat trong tế bào có nồng độ rất thấp. Oxaloacetat gắn vào enzym làm
thay đối cấu hình enzym tạo vị trí gắn acetyl-CoA. Trình tự này làm giảm khả năng gắn
acetyl-CoA khi chưa gắn oxaloacetat, từ đó tránh được sự thủy phân vô ích liên kết
thioester trong acetyl-CoA. Citrat synthase là một lyase và phản ứng không kèm theo sự
thủy phân ATP.

4.1.2. Tạo isocitrat thông qua cis-aconitat


Aconitase (tên hệ thống: aconitat hydratase) xúc tác phản ứng chuyển dạng thuận
nghịch citrat (alcol bậc 3) thành isocitrat (alcol bậc 2), thông qua sản phẩm trung gian
gắn trên enzym là acid tricarboxylic cữ-aconitat:

COO* COO’ COO’

CH, Ộh2 H2O CH,


H2O
■ ^ >
HO —C —COO' C — COO" -——> HC —coo*
' ỳ
CH2 /C HO —CH
hÓo h20 1
H coo~
COO* COO*
Citrat c/s-Aconitat Isocitrat
AG’° = 13,3 kj/mol
Mặc dù tại pH 7,4 và 25°c hỗn họp cần bằng của phản ứng chứa isocitrat với tỷ lệ
dưới 10%, trong tế bào phản ứng xảy ra theo chiều sang phải vì isocitrat nhanh chóng
được tiêu thụ ở bước tiếp theo. Aconitase chứa trung tâm sắt-lưu huỳnh đóng vai trò gắn

232
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
cơ chất và xúc tác. Khi sắt cạn kiệt trong tế bào, aconitase mất trung tâm sắt-lưu huỳnh,
phần apoenzym (apo-aconitase) có vai trò điều hòa thăng bằng săt (tông họp ferritin và
thụ thể transferin) ở mức dịch mã.

4.1.3. Oxy hóa isocitrat tạo a-cetoglutarat và CO2


Isocitrat dehydrogenase xúc tác phản ứng khử carboxyl oxy hóa isocitrat tạo a-
cetoglutarat (2-oxoglutarat):
COO' COO" COO"
CHọ
L_
ch2 NAD(P)+ NAD(P)H + H+ CH2
ĩ J3 \ / ỉ co2 I
------------------------ > H~C~H
-c-cr^ _ —----- ------------------
Isocitrat ĩ
i v dehydrogenase
C==Q
® T
c Mn2d
í ái săp xêp sán // \
Isocitrat bi oxy hóa bằng cách Khử carboxyl
o 0“ chuyển nhóm hybrid (từ H 0 b" được hỗ trợ nhờ phẩm trung gian o 0“
Isocitrat gắn carbon) đến NAD+ hoặc Oxalosuccinat Mn2+ hút điện tử. enol tạo a-Cetoglutarat
NADP+ (tùy vào isozym) a-cetoglutarat

ầG'° = -~8,4kJ/moỉ
Mn2+ ở vị trí hoạt động tương tác vói nhóm carbonyl của sản phâm trung gian
oxalosuccinat gắn enzym. Mn2+ cũng ổn định hóa enol được tạo thành thoáng qua do
khử carboxyl.
Có 2 dạng isocitrat dehydrogenase ở mọi tế bào: một loại cần NAD+ và loại kia cần
NADP+ làm chất nhận điện tử. ở tế bào nhân thật, enzym phụ thuộc NAD+ có ở chất
nền ti thể và đóng vai trò trong chu trình acid citric. Enzym phụ thuộc NADP+ có ở cả ti
thể và bào tương, đóng vai trò tạo NADPH cần cho các phản ứng khử đồng hóa.

4.1.4. Oxy hóa a-cetogỉutarat tạo succỉnyỉ-CoA và co2


Phản ứng này được xúc tác bởi phức họp a-cetoglutarat dehydrogenase. NAD+
đóng vai trò là chất nhận điện tử và CoA là chất mang nhóm succinyl:
CoA-SH
ỌH2—coo~ \NAD+ CH,—coo~
Ị \ \ NADH ĩ
ỘH2 '\ \ / ỘH2 + co2
I ----- ---------------------------- > [
C— coo Phức hợp C—S-CoA
Ậ a-cetoglutarat Ậ
dehydrogenase
a-Cetoglutarat Succinyl-CoA
AG'° = -33,5kJ/mol

Phản ứng này tương tự với phản ứng khử carboxyl oxy hóa pyruvat thành acetyl-
CoA do phức họp pyruvat dehydrogenase (PDH) xúc tác. Hai phức họp enzym này
giông nhau về cấu trúc và chức năng. Ba enzym thành phần của phức họp a-cetoglutarat
dehydrogenase gồm: a-cetoglutarat dehydrogenase (El, cấu trúc tương tự E1 của phức

233

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
hợp PDH, cùng mang coenzym thiamin pyrophosphat (TPP), nhưng khác về trình tự
acid amin và tính đặc hiệu cơ chất), dihydrolipoamid succinyl transferase (Ẽ2, rất giống
E2 của phức họp PDH, đều chứa coenzym lipoamid), và dihydrolipoamid
dehydrogenase (E3, cùng là E3 của phức họp PDH, chứa flavin adenin dinucleotid
(FAD)). Ngoài 3 coenzym là nhóm phụ trên, cả hai phức họp enzym này còn chứa các
coenzym đồng cơ chất: coenzym A (CoA) và nicotinamid adenin dinucleotid (NAD).

4.1.5. Chuyến succinyl-CoA thành succinat


Tương tự acetyl-CoA, succinyl-CoA có liên kết thioester với năng lượng tự do
chuẩn của phản ứng thủy phân âm mạnh (AG'° ~ -36kJ/mol). Phản ứng chuyển
succinyl-CoA thành succinat là phản ứng thuận nghịch do succinyl-CoA synthetase
(còn gọi là succinic thiokinase) xúc tác. Năng lượng do phá vỡ liên kết thioester được
dùng để tổng họp liên kết phosphoanhyrid trong GTP hoặc ATP, nên Aổ'° chung cuộc

LG'° = —2,9kJ/mol
Succinyl-CoA synthetase có 2 tiểu đơn vị a (chứa gốc His và vị trí gắn CoA) và 2
tiểu đơn vị p (mang vị trí gắn nucleotid). Succinyl-CoA synthetase ở tế bào động vật có
2 loại isozym khác nhau ở tiểu đơn vị p, đặc hiệu cho ADP hoặc GDP. GTP được tạo
thành có thể cung cấp gốc phosphoryl cho ADP để tạo ATP, dưới sự xúc tác của
nucleosid diphosphat kinase:

234

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

GTP + ADP GDP + ATP; Aổ'° « 0


Như vậy, 2 isozym của succinyi-CoA synthetase đều có kết quả chung là bảo tồn
năng lượng ở dạng ATP.

4.1.6. Oxy hóa succinat thành fumarat

Phản ứng được xúc tác bởi succinat dehydrogenase:


COO"
FAD FADH2 Hx /C00"
ch2 Y

ch2 .c.
Succinat
"OOC" H
COO" dehydrogenase

Succinat Fumarat

ầG'° = OkJ/mol
ở tế bào nhân thật, succinat dehydrogenase gắn chặt vào màng trong ti the. Enzym
này chứa 3 cụm sắt-lưu huỳnh và một phân tử FAD gắn đồng hóa trị. Điện tử từ
succinat đi qua FAD và các trung tâm sắt-lưu huỳnh rồi vào chuỗi vận chuyển điện tử ở
màng trong ti thể. Malonat, chất tương tự succinat nhưng bình thường không hiện diện
trong tế bào, là chất ức chế cạnh tranh mạnh đối với succinat dehydrogenase, từ đó cản
trở hoạt động của chu trình acid citric.

CH2 ch2
1
ý
ZA\___ ch2
I 2
o 0“ 1

Malonat Succinat

4.1.7. Hydrat hóa fumarat thành malat


Fumarase (fumarat hydratase) xúc tác phản ứng gắn nước đặc hiệu lập thể trans
vào nối đôi của fumarat:

R /C00’ OH- /COO- u+ X/COQ-


c H H-C
ị —k_____ . ĩ
/C"... OH .... OH
"OOC H fumarase QQC^ \ fumarase “OOC \
H H
Fumarat Trạng thái chuyển L-Malat
tiếp carbanion

Aố'° = —3,8kJ/mol

235

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

4.1.8. Oxy hóa malat thành oxaloacetat


Bước cuối cùng của chu trình acid citric là phản ứng oxy hóa L-malat tạo
oxaloacetat dưới sự xúc tác của L-malat dehydrogenase gắn NAD:
COO- NAD+ NADH + H+ COO-
HO—C—H 0=0
ch2 ch2
L-malat
COO- dehydrogenase COO"
L-Malat Oxaloacetat

LG'° = 29,7 kj/mol


Trạng thái cân bang của phản ứng lệch trái ở điều kiện nhiệt động lực học chuẩn,
nhưng trong tế bào oxaloacetat liên tục được sử dụng bởi phản ứng citrat synthase phát
năng (bước 1), khiến cho nồng độ oxaloacetat trong tế bào cực kỳ thấp (< 10-6 M) dẫn
đến phản ứng malat dehydrogenase xảy ra về phía tạo thành oxaloacetat.

4.2. Vai trò của chu trình acid citric

4.2.1. Tạo các đưứng lượng khử, GTP (ATP) và CO2


Phản ứng tổng quát của chu trình acid citric:
Acetyl-CoA + 3 NAD+ + FAD + GDP (ADP) + Pi + 2 H2O
2 co2 + 3 NADH + FADH2 + GTP (ATP) + +2 H+ + CoA
Tóm tắt các phản ứng trong phưong trình trên:
- Hai nguyên tử carbon từ nhóm acetyl đi vào chu trình bằng cách kết hợp với
oxaloacetat. Hai nguyên tử carbon rời chu trình ở dạng CO2 từ sự oxy hóa isocitrat và a-
cetoglutarat.
- Bốn cặp nguyên tử hydro rời chu trình trong 4 phản ứng oxy hóa khử. Hai phân
tử NAD+ bị khử trong phản ứng khử carboxyl oxy hóa isocitrat và a-cetoglutarat, một
phân tử FAD bị khử trong phản ứng oxy hóa succinat, và một NAD+ bị khử trong phản
ứng oxy hóa malat.
- Một họp chất có thế năng chuyển nhóm phosphoryl cao (ATP hoặc GTP) được
tạo thành tự sự cắt liên kết thioester trong succinyl-CoA.
- Hai phân tử nước bị tiêu thụ: một dùng trong thủy phân citroyl-CoA để tạo citrat
và một trong hydrat hóa fumarat.
Các khảo sát dùng chất đồng vị cho thấy 2 nguyên tử carbon trong CO2 không cùng
là 2 nguyên tử carbon trong nhóm acetyl đi vào chu trình. Hai nguyên tử carbon đi vào
chu trình sẽ được giải phóng ở dạng CO2 trong những chu trình tiếp theo.
NADH và FADH2 có thể được oxy hóa trong chuồi vận chuyển điện tử và tạo ATP.
Điện tử từ các chất này được vận chuyển đến O2 dẫn đến hình thành gradient proton qua

236
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

màng trong ti thể, từ đó tạo năng lượng phát sinh ATP: 2,5 ATP được tạo cho mỗi
NADH, và 1,5 ATP cho mỗi FADH2. Do đó, oxy hóa hoàn toàn một phân tử acetyl-
CoA trong chu trình acid citric tạo ra được 10 phân tử ATP. Oxy phân tử không tham
gia trực tiếp vào chu trình acid citric, nhưng chu trình acid citric chỉ xảy ra trong điều
kiện hiếu khí vì NAD+ và FAD chỉ được tái tạo trong ti thể thông qua cách vận chuyển
điện tử tới oxy phân tử.
Trừ succinat dehydrogenase gắn màng, các enzym khác trong chu trình acid citric
được xem là các thành phần hòa tan trong chất nên ti thể. Tuy nhiên, ngày càng có
nhiều bằng chứng cho thấy các enzym này tồn tại trong các phức hợp đa enzym. Các
phức hợp đa enzym bảo đảm chuyển hiệu quả sản phẩm của enzym này sang enzym kế
tiếp. Các phức họp đa enzym này còn được gọi là metabolon.
Đột biến xảy ra ở các enzym trong chu trình acid citric có thể dẫn đến ung thư: đột
biến ở gen fumarase gây u cơ trơn và thận; đột biến ở succinat dehydrogenase gây u
tuyến thượng thận (u tế bào ưa chrom). Cơ chế có thể do tình trạng thiếu oxy giả. Các
gen này đóng vai trò là gen ức chế khối u.

4.2.2. Tạo các chất trung gian sinh tong hợp

Bên cạnh vai trò trong dị hóa thông qua oxy hóa acetyl-CoA, chu trình acid citric
còn đóng vai trò trung tâm trong chuyển hoá, làm ngả ba đường cho các con đường
chuyến hóa. Một số chất trung gian trong chu trình acid citric là tiền chất quan trọng cho
các con đường sinh tổng hợp và một số con đường dị hóa cũng tạo các sản phẩm trung
gian của chu trình acid citric (Hình 10.8).
Citrat, a-cetoglutarat, succinyl-CoA và oxaloacetat tham gia các con đường sinh
tổng hợp. Citrat tham gia vào tổng họp acid béo và steroid, a-cetoglutarat chuyển đổi
thuận nghịch thành glutamat. Glutamat được tích họp vào protein, hoặc dùng để tổng
hợp acid amin hay nucleotid. a-cetoglutarat cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển
hóa nitơ. Succinyl-CoA có thể ngưng tụ với glycin để khởi đầu sinh tổng họp các
porphyrin như nhóm hem đóng vai trò vận chuyển oxy (trong hemoglobin và
myoglobin) hay vận chuyển điện tử (trong cytochrom). Oxaloacetat là tiền chất tạo
glucose thông qua tân tạo đường. Oxaloacetat cũng chuyển đổi qua lại với aspartat sử
dùng trong tổng họp urea, acid amin và nucleotid pyrimidin.
Tốc độ chuyển hóa acetyl-CoA của chu trình acid citric cực kỳ nhạy với sự thay đổi
nồng độ các chất trung gian. Các sản phẩm chuyển hóa bị lấy đi cho sinh tổng họp cần
được bù đắp bằng các phản ứng đổ đầy. Bổ sung một chất trung gian trong chu trình thì
các chất trung gian khác cũng tăng nồng độ theo. Phản ứng đổ đầy quan trọng nhất ở
gan và thận động vật có vú là carboxyl hóa thuận nghịch pyruvat tạo oxaloacetat, được
xúc tác bởi pyruvat carboxylase phụ thuộc biotin:

237
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Pyruvat + CƠ2 + ATP + H2O ----- -- oxaloacetat + ADP + Pi
Phản ứng này cũng thuộc con đường tân tạo đường. Acetyl-CoA là chất điều hòa dị
lập thế dương tính đối với pyruvat carboxylase. Acetyl-CoA dư thừa sẽ kích thích
enzym này tạo ra nhiều oxaloacetat cung cấp cho chu trình acid citric.

.Succinat a-Cetoglutamin Glutamat

Purin
Succinyi-CoA

Một số acid amin Propionyl-CoA •Acid béo mạch lẻ

Porphyrin

Hình 10.8. Các con đường đến và rời chu trình acid citric.

Thoái hóa một số acid amin và acid béo đóng góp succinyl-CoA vào chu trình
acid citric. Chuyển đổi qua lại giữa oxaloacetat và aspartat, a-cetoglutarat và glutamat
cũng cung cấp hoặc lấy đi các chất trung gian của chu trình.

4.3. Điều hòa chu trình acid citric


4.3.1. Điều hòa sự hình thành acetyl-CoA bởi phức hợp pyruvat dehydrogenase
Pyruvat dehydrogenase có thể được điều hòa theo cơ chế dị lập thể và đồng hóa trị.
Theo cơ chế dị lập thể, ATP, acetyl-CoA, NADH và acid béo mạch dài ức chế phức hợp
PDH, trong khi AMP, CoA, NAD+ hoạt hóa enzym này. Như vậy, hoạt động của phức

238

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
họp PDH bị ức chế khi tế bào có nguồn năng lượng phong phú từ acetyl-CoA, acid béo
và khi các tỷ lệ [ATP]/[AMP], [NADH]/[NAD+] trong tế bào cao; và được kích hoạt khi
nhu cầu năng lượng của tế bào cao, cần thêm acetyl-CoA đi vào chu trình acid citric.
ở động vật có vú, phức họp PDH còn được điều hòa theo cơ chế biến đổi protein
đồng hóa trị. Ngoài các enzym El, Ẽ2, E3, phức họp PDH còn chứa 2 protein điều hoà:
pyruvat dehydrogenase kinase (PDK) xúc tác sự phosphoryl hóa Ei; từ đó bất hoạt Ei;
pyruvat dehyrogenase phosphatase (PDP) xúc tác sự khử phosphoryl và hoạt hóa E1.
NADH và acetyl-CoA hoạt hóa dị lập thể đối với PDK. Ngược lại, NAD+, CoA và ADP
ức chế PDK. Ngoài ra, còn có sự tham gia của Ca2+ trong vai trò hoạt hóa PDP.

4.3.2. Điêu hòa các phản ứng trong chu trình acid citric

In vitro, ATP ức che citrat synthase, nhưng tác dụng này không được phát hiện in
vivo, nên ATP có thể không là chất điều hòa trong điều kiện sinh lý. ở một số vi khuẩn,
enzym này được hoạt hóa bởi a-cetoglutarat và bị ức chế bởi NADH.
Ớ động vật có vú, isocitrat dehydrogenase được hoạt hóa dị lập thể bởi Ca2+, ADP và
bị ức chế bởi NADH nhưng không có cơ chế biến đổi đồng hóa trị (xảy ra ở vi khuẩn).
Mặc dù có cấu trúc giống với phức họp pyruvat dehydrogenase, phức họp a-
cetoglutarat dehydrogenase không có các enzym kinase và phosphatase. Ca2+ gắn vào E1
của phức họp này, làm giảm Km của enzym đối với a-cetoglutarat, từ đó làm tăng tốc độ
hình thành succinyl-CoA. NADH và succinyl-CoA là các chất ức chế phức họp này ỉn
vitro, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy chúng đóng vai trò quan trọng trong tế bào sống.

5. VẬN CHUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ TÔNG HỢP ATP

Điện tử tích trữ trong các coenzym bị khử (NADE1 và FADH2) được vận chuyển
qua một chuồi các protein và coenzym có tổ chức cao và phức tạp gắn ở màng trong ti
thế, gọi là chuỗi vận chuyển điện tử, cuối cùng đến O2 (oxy phân tử). Trong quá trình
vận chuyến điện tử, gradient proton được hình thành xuyên qua màng trong ti thể cung
cấp năng lượng tổng họp ATP. Quá trình này được gọi là phosphoryl oxy hóa hay hô
hấp tế bào.

5.1. Các chất nhận điện tử chung

Điện tủ’ từ các phản ứng khử hydro được tích trữ trong các chất nhận điện tử
chung, gồm các nucleotid nicotinamid (NAD+, NADP+) và nucleotid flavin (FMN,
FAD).

239

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Trong các dehydrogenase gắn nucỉeotid nicotinamid, NAD(P)+ bị khử, nhận một
ion hydrid ở mặt trước (mặt A) hay mặt sau (mặt B) của vòng nicotinamid (Hình 10.9).
Các phản ứng này là thuận nghịch. NADH mang điện tử từ các phản ứng dị hóa vào
chuỗi hô hấp tế bào. NADPH cung cấp điện tử cho các phản ứng đồng hóa. Trong tế
bào, tỷ lệ [dạng bị oxy hóa]/[dạng bị khử] cao đối với NADH và thấp đối với NADPH.
Các coenzym này gắn tương đối lỏng lẻo với dehydrogenase và đóng vai trò chất mang
điện tử hòa tan trong nước, khuếch tán từ enzym này sang enzym khác. NADH và
NADPH không qua được màng trong ti thể. NADH từ đường phân trong bào tương
chuyển oxaloacetat thành malat (do malat dehydrogenase bào tương xúc tác). Malat vào
chất nền ti thể qua kênh malat-a-cetoglutarat, tái tạo NADH và oxaloacetat (malat
dehydrogenase chất nền ti thê xúc tác). Oxaloacetat chuyển amin thành aspartat
(aspartat aminotransferase xúc tác) và ra bào tương (qua kênh glutamat-aspartat) tái tạo
oxaloacetat. Hệ thống này được gọi là con thoi malat-aspartat, xảy ra ở gan, thận, tim.
Cơ vân và não chuyển đương lượng khử vào FADH2 ở mặt ngoài màng trong ti thể nhờ
con thoi glycerol 3-phosphat.

ở NADP+ nhóm hydroxyl này


được ester hóa với phosphat

Hình 10.9. NAD và NADP.

Flavin nucleotid (FMN hoặc FAD) gắn rất chặt trong flavoprotein, đôi khi tạo liên
kết cộng hóa trị với nó. Flavin nucleotid bị khử có thể nhận 1 điện tử (tạo dạng
semiquinon) hoặc 2 điện tử (tạo FADFI2 hoặc FMNH2) (Hình 10.10). Thế khử chuẩn
của flavin nucleotid phụ thuộc vào protein gắn với nó.

240
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ch3

CH; N
R
FADH* (FMNH*) FADH2 (FMNH2)
(seminquinon) (bị khử hoàn toàn)

Flavin adenin dinucleotid (FAD)


và flavin mononucleotid (FMN)

Hình 10.10. FAD và FMN.

5.2. Các chất vận chuyển điện tử gắn màng

Ubiquỉnon (còn gọi là coenzym Q,


hoặc chỉ là Q) là benzoquinon có mạch
Ubiquinon (Q)
bên isoprenoid dài (Hình 10.11). (bị oxy hóa
hoàn toàn)
Ubiquinon có thể nhận 1 điện tử (tạo gốc
semiquinon, *QH) hoặc 2 điện tử (tạo
quinol, QH2). Phân tử ubiquinon nhỏ và
kỵ nước nên có thể khuếch tán tự do bên
Gốc semiquinon
trong lóp lipid kép của màng trong ti thể
(QH)
và làm con thoi mang đương lượng khử
qua lại giữa các chất vận chuyển điện tử
khác kém di động hơn. Nó mang được cả
điện tử và proton nên đóng vai trò trung
tâm trong ghép dòng điện tử với sự di Ubiquinon (QH2)
(bị khử hoàn toàn)
chuyển của proton.
Cytochrom là các protein có đặc tính
hấp thụ mạnh ánh sáng nhìn thấy được do Hình 10.11. Ubiquinon.

241

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
nhóm phụ hem chứa sắt (Hình 10.12). Ti thể chứa 3 lớp cytochrom, a, b và c, tùy theo
phổ hấp thụ ánh sáng. Các cộng tố của cytochrom a và b gắn chặt với protein của
chúng, nhưng không tạo liên kết cộng hóa trị. Hem của cytochrom c liên kết cộng hóa
trị với gốc cys. Thế khử chuẩn của nguyên tử sắt trong hem khác nhau giữa các
cytochrom do phụ thuộc vào tương tác với các chuỗi bên protein. Cytochrom loại a, b
và một số loại c tích họp ở màng trong ti thể. Riêng cytochrom c là protein hòa tan gắn
với mặt ngoài màng trong thông qua tương tác tĩnh điện.

ate CHoCHoCOQ-

Hem A
(trong cytochrom loại a)

CH3 zCH=CH2


CH2=CH _ ch3
N-Ậ--ỉ/
y 1
L/\ __ XCH2CH2COO
ch3

ch3 CH2CH2COO“

Hem B (sắt protoporphyrin IX) Hem c


(trong cytochrom loại b) (trong cytochrom loại c)

Hình 10.12. Các nhóm phụ của cytochrom.

Protein sảt-lưu huỳnh có nguyên tử sắt nối với lưu huỳnh vô cơ hoặc lưu huỳnh
của gốc cys trong protein, hoặc cả hai, từ đơn giản đến phức tạp (Hình 10.13). Trong
protein sắt-lưu huỳnh Rieske, sắt nối với 2 gốc his thay vì cys. Các protein sắt-hru
huỳnh tham gia vận chuyển 1 điện tử trong đó một nguyên tử sắt của cụm sắt-lưu huỳnh
bị oxy hóa hoặc khử. Thế khử của các protein Fe-S thay đổi từ -0,65 đến +0,45 V, phụ
thuộc vào vi môi trường của sắt bên trong protein.

242

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
(a) (b) (c) SjCys

s.
Cys-S. ,SX ^S—Cys ~Cysy-S„ ------
X 5—s \
WT
Cys-pSx ,S"~Cys >»/ CysyS-FeJ'"” s
I Z\ 1 xsz \ 'Fe -S -Cys
Cys-J-S sJ-Cys Cys—s' s —Cys »

Protein

1 Fe 2Fe-2S 4Fe-4S

Hình 10.13. Các trung tâm sắt-lưu huỳnh (chỉ tính số nguyên tử lưu huỳnh vô cơ).

5.3. Các phửc hợp đa enzym


Các chất vận chuyển điện tử của chuỗi hô hấp được tổ chức thành các phức họp
siêu phân tử gắn màng và có thể tách rời về mặt vật lý. Mỗi phức họp xúc tác một phần
riêng biệt trong quá trình dẫn truyền năng lượng. Các phức hợp này được đánh số từ I
đến IV. Phức họp V là ATP synthase. Dòng điện tử qua các thành phần của chuỗi vận
chuyển điện tử theo chiều tăng thế khử (Hình 10.14).

Các đồng tố trong vận chuyển điện tử


Fe~s'
NADH —> FMN —* Fe-S—> Q Cyl C|----- * Cyl c—>Cyt a—> Cyt a3—>o2
Cyt b
Succinat FAD —» Fe-S-----

Hình 10.14. Vận chuyển điện tử qua các phức hợp.

243

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
5.3.1. Phức hợp I: Từ NADH đến ubỉquinon

Phức hợp I còn được gọi là NADH:ubiquinon oxidoreductase hay NADH


dehydrogenase. Đây là một enzym lớn gồm 42 chuỗi polypeptid khác nhau; trong đó, có
flavoprotein chứa FMN và ít nhất 6 trung tâm Fe-S. Phức họp có cấu trúc hình L với
một cánh tay trong màng và một cánh tay vươn vào chất nền (Hình 10.15). NADH cung
cấp điện tử ở mặt trong của màng cho phức hợp I. FMN nhận 2 điện tử mồi lần ở dạng
ion hydrid từ NADH và một proton từ chất nền, tạo FMNH2. Sau đó, FMNH2 được oxy
hóa 2 bước, mỗi lần giải phóng 1 điện tử lần lượt vào cụm Fe-S. Ubiquinon (Q), gắn với
phức họp I ở bên trong màng, nhận lần lượt từng điện tử chuyến đến từ các cụm Fe-S,
trở thành ubiquinol (QH2).
ứng với mỗi cặp điện tử di chuyển từ NADH đến QH2 có 4 proton chuyển từ chất
nền ra khoảng gian màng (2 proton sử dụng cho QH2 không được giải phóng ra ngoài).
Cơ chế di chuyển proton ở phức hợp I chưa được biết rõ, có thể liên quan đến chu trình
Q tương tự trong phức họp III. Phản ứng tổng quát cho cả hai quá trình trên:
NADH + 5 + Q —> NAD+ + QH2 + 4 Hp
Với p là phía tích điện dương của màng trong (khoảng gian màng), N là phía tích
điện âm (chất nền).

Hình 10.15. Vận chuyển điện tử từ NADH, succinat, acyl-CoA acid béo và glycerol 3-
phosphat đến ubiquinon.

244

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

5.3.2. Phức hợp II: Từ succinat đến ubiquinon

Phức hợp II còn được gọi là succinat:ubiquinon oxidoreductase, hay succinat


dehydrogenase. Đây cũng là enzym xúc tác một phản ứng trong chu trình acid citric.
Phức hợp II nhận điện tử từ succinat và xúc tác sự khử Q thành QH2 (Hình 10.15). Mặc
dù nhỏ và đơn giản hơn phức hợp I, phức hợp II chứa 5 nhóm phụ (gồm 2 loại) và 4 tiểu
đơn vị protein khác nhau. Các tiểu đơn vị c và D gắn màng, chứa 1 hem b và 1 vị trí
gắn ubiquinon. Các tiểu đơn vị A và B nhô vào chất nền, chứa 3 trung tâm 2Fe-2S, gắn
FAD, và 1 vị trí gắn cơ chất (succinat). Điện tò di chuyển từ vỊ trí gắn succinat vào
FAD, sau đó qua các trung tâm Fe-S đến vị trí gắn Q. Hem b không tham gia trực tiếp
vận chuyển điện tử, mà có lẽ đóng vai trò làm giảm nguy cơ “rò rỉ” điện tử khỏi hệ
thống. Năng lượng giải phóng từ phức hợp II rất ít nên không kèm theo sự vận chuyển
proton qua màng.
Một số cơ chất khác của các dehydrogenase trong ti thể chuyển điện tử trực tiếp vào
chuỗi hô hấp ở mức ubiquinon nhưng không qua phức hợp II. Flavoprotein acyỉ-CoA
dehydrogenase xúc tác bước đầu tiên trong quá trình p oxy hóa acyỉ-CoA acid béo,
chuyển điện tử từ cơ chất sang FAD của dehydrogenase, sau đó đến flavoprotein vận
chuyển điện tử (electron-transfercing flavoprotein hay ETF). Điện tử từ ETF chuyển vào
ubiquinon của chuỗi hô hấp bởi ETFmbiquinon oxidoreductase. Glycerol 3-phosphat
dehydrogenase nằm ở mặt ngoài màng trong, chứa FAD và xúc tác phản ứng oxy hóa
glycerol 3-phosphat (có nguồn gốc từ glycerol do thoái hóa triacylglycerol hoặc do khử
dihydroxyaceton phosphat trong đường phân). Enzym này cũng chuyển điện tử vào
chuỗi hô hấp thông qua khử ubiquinon.

5.3.3. Phức hợp III: Từ ubìquinon đến cytochrom c

Phức hợp III còn được gọi là ubiquinokcytochrom c oxidoreductase hay phức hợp
cytochrom bc\. Phức hợp này ghép sự vận chuyển điện tử từ ubiquinol sang cytochrom
c với sự vận chuyển proton từ chất nền ra khoảng gian màng.
Phức họp III là dimer gồm 2 monomer giống nhau, mỗi monomer có 11 tiểu đơn vị
khác nhau. Phức họp này có 3 hem trong 2 tiểu đơn vị cytochrom: hem ồL (L: ái lực
thấp) và hem ốH (H: ái lực cao) thuộc cytochrom b và một hem thuộc cytochrom C1
(Hình 10.16a). Ngoài ra, enzym này còn chứa protein sắt-lưu huỳnh Rieske vởi trung
tâm 2Fe-2S. Mỗi phức hợp có 2 vị trí gắn Q: Qn (ở phía N của màng, gần ồh) và Qp (ở
phía p, gần trung tâm 2Fe-2S và Ól).

245
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Nửa đầu của chu trình Q Nửa sau của chu trình Q
Khoảng
Khoảng gian màng gian màng

QH2- QH2

Q-

Chất nền

2 H+

a. Sơ đồ phức hợp b. Chu trình Q trải qua 2 bước


III

Hình 10.16. Cơ chế hoạt động của phức hợp III.

Điện tử và proton di chuyển qua phức họp này theo chu trình Q (Hình 10.16b). Hai
phân tử QH2 lần lượt gắn vào phức hợp tại Qp, mỗi phân tử cho 2 điện tử và 2 H+. Hai
proton này được phóng thích ra mặt ngoài màng. Hai điện tử di chuyển theo hai hướng
khác nhau. Một điện tử đi vào cụm 2Fe-2S Rieske, sau đó đến cytochrom Cỉ, chuyển
một phân tử cytochrom c bị oxy hóa thành dạng bị khử tiếp tục tham gia chuỗi hô hấp.
Điện tử thứ hai của phân tử QH2 thứ nhất đi qua hem ỎL rồi sang hem ốH của cytochrom
b, khử một ubiquinon (Q) tại vị trí Qn thành anion gốc semiquinon (*Q“). Điện tử thứ
hai của phân tử QH2 thứ hai cũng qua 2 nhóm hem của cytochrom b đến ubiquinon bị
khử một phần tại Qn. Khi tiếp nhận điện tử thứ hai, phân tử này nhận 2 proton từ chất
nền để tạo thành QH2. Việc lấy 2 proton từ chất nền góp phần tạo gradient proton. Một
chu trình Q có thể biểu diễn bởi phương trình:
2 QH2 + Q + 2 cyt c (bị oxy hóa) + 2 »
2 Q + QH2 + 2 cyt c (bị khử) + 4 Hp
hay viết gọn lại:
QH2 + 2 cyt c (bị oxy hóa) + 2 Hn —> Q + 2 cyt c (bị khử) + 4 Hp
Chu trình Q hỗ trợ sự chuyển đổi từ chất vận chuyển 2 điện tử ubiquinon sang các
chất vận chuyển 1 điện tử.
Cytochrom c là protein hòa tan trong khoảng gian màng. Sau khi hem duy nhất của
nó nhận điện tử từ phức họp III, cytochrom c di chuyển đến phức họp IV để cung cấp
điện tử cho trung tâm đồng hai nhân.

246
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

5.3.4. Phức hợp IV: Từ cytochrom c đến O2


1. Hai phân tử cytochrom c 2. Cub và sắt trong hem a3 bị
lần lượt chuyển điện tử đến khử gắn 02, tạo cầu peroxid.
khử Cub và hem S3.
2 Cytochrom c

2 H+ 4 H+

4. Thêm 2 proton dẫn đến 3. Thêm 2 điện tử và 2 proton


giải phóng phân tử nước. cắt cầu peroxid.

Hình 10.17. Cơ chế hoạt động của phức hợp IV.

Phức hợp IV, còn được gọi là cytochrom c oxidase, gồm 13 tiểu đcm vị, chứa 2
nhóm hem, hem a và hem <23, và 3 ion đồng. Hai ion đồng tạo phức hợp với các nhóm
—SH của 2 gốc Cys tạo trung tâm hai nhân Cua tưong tự trung tâm 2Fe-2S của protein
sắt-lưu huỳnh. Hem Ũ3 cùng với ion đồng còn lại, Cub, tạo trung tâm hai nhân thứ hai,
nhận điện tử từ hem a để chuyển đến O2 gắn trên hem <73. Điện tử từ cytochrom c được
chuyển đến trung tâm Cua, đến hem a, đến trung tâm hem íZ3-Cub, và cuối cùng đến O2
(Hình 10.17).

247
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ứng với mỗi 4 điện tử đi qua phức họp này, enzym tiêu thụ 4 proton “cơ chất” từ
chất nền khi chuyển Ơ2 thành 2 H2O. Nó cũng dùng năng lượng của phản ứng oxy hóa
khử này đế bơm 1 proton ra ngoài vào khoảng gian màng cho mỗi điện tử di chuyển
qua. Phản ứng tổng quát của phức họp IV:
4 cyt c (bị khử) + 8 Hn + O2 —> 4 cyt c (bị oxy hóa) + 4 Hp +2 H2O

5.4. Năng lượng của sự vận chuyển điện tử


Sự chuyển điện tử từ NADH qua chuỗi hô hấp đến oxy phân từ có thể được viết:
NADH + H+ +102 -> NAD+ + H2O

Theo biểu thức 14 và Bảng 10.2:


AG'° = -nFLE'°
= -2(96,5 kj/v • mol)(0,82 V - (-0,32 V))
= -220 kj/mol (của NADH)
Ở ti thể hoạt động hô hấp tích cực, các dehydrogenase giữ tỷ lệ [NADH]/[NAD+]
thực tế cao hơn 1 nhiều, nên biến thiên năng lượng thực tế của phản ứng trên âm hơn
-220 kJ/mol đáng kể. Tương tự, biến thiên năng lượng tự do chuẩn của sự oxy hóa
succinat là -150 kJ/mol.
Phần lớn năng lượng này được dùng để bơm proton ra khỏi chất nền. Phương trình
tổng quát đối với NADH:
NADH + 11 Hj$ +|O2 NAD+ + 10 Hp + H2O

Năng lượng do gradient nồng độ proton được gọi là sức proton động (tương tự sức
điện động do điện tử di chuyển trong điện hóa). Sức proton động có 2 thành phần: (1)
thế năng hóa học do khác biệt nồng độ H+ ở 2 vùng ngăn cách bởi màng, và (2) thế năng
điện học do phân ly điện tích xảy ra khi proton di chuyển qua màng mà không trao đổi
với ion khác. Đối với màng trong ti the, pH chất nền kiềm hơn khoảng gian màng
khoảng 0,75 đơn vị và chênh lệch điện thế 0,15 đến 0,20 V (bên trong âm hơn); từ đó,
người ta tính được AG của 1 proton qua màng trong vào chất nền là khoảng -19 kJ/mol.
Như vậy, mỗi cặp điện tử từ NADH đến O2 bơm 10 proton ra khoảng gian màng dự trữ
được khoảng 200 kJ ở dạng gradient proton.

5.5. Tổng họp ATP


Thuyết hóa thẩm thấu cho rang gradient nồng độ proton (sức proton động) cung cấp
năng lượng cho sự tổng họp ATP khi proton di chuyển trở lại vào chất nền qua kênh
proton trên ATP synthase.

248
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
ATP synthase, còn gọi là phức hợp V, là
một ATPase loại F, có hình quả đấm và cuống,
gồm 2 thành phần: Fo (o: nhạy oligomycin) gắn
màng, chứa kênh proton xuyên màng, và F1 nhô
vào chất nền, chứa các tiểu đơn vị xúc tác (Hình
10.18). Dòng proton di chuyển qua kênh từ bên
ngoài màng vào bên trong được ghép với sự
tổng họp ATP bởi thành phần F1. Thành phần F1
tách rời thể hiện hoạt tính ATPase (xúc tác phản
ứng thủy phân ATP).
Thành phần F1 có 9 tiểu đơn vị thuộc 5 loại: H+

asPsyỗs. Mỗi tiểu đơn vị p có vị trí xúc tác tổng Hình 10.18. Mô hình phức hợp ATP
synthase ti thể.
hợp ATP. Phần hình quả đấm của F1 gồm các
tiểu đơn vị a và p xếp xen kẽ thành hexamer. Thành phần Fo có 3 tiểu đơn vị a, b, c theo
tỷ lệ ab2Cio-i2. Các tiểu đơn vị c rất kị nước, sắp xếp thành nền hình trụ bên trong màng.
Hexamer (X3P3 nối vào các tiểu đơn vị c bằng cuống tạo bởi y và £. Tiểu đơn vị y có cấu
trúc bất đối xứng, gồm một trục chạy xuyên qua F1 và một vùng tiếp xúc với một trong
ba tiểu đơn vị p. Đơn vị c-E-y tạo “rotor” quay bên trong màng. Các tiểu đơn vị a, b và ỗ
tạo cánh tay gắn thành phần Fo vào 013P3. Đơn vị a-b-ô-ơ3p3 được gọi là “stator.” Proton
di chuyển từ khoảng gian màng có nồng độ proton cao đến chất nền có nồng độ proton
thấp qua kênh ở giao diện giữa c và a khiến rotor quay theo một chiều tương đối với
stator. Toàn bộ cấu trúc này được gọi là motor phân tử.
Sự tổng họp ATP được giải thích theo cơ chế xúc tác quay vòng (Hình 10.19). Đầu
tiên, một tiểu đơn vị p nhận ADP và Pi từ môi trường, tạo cấu hình P-ADP lỏng lẻo.
Tiếp theo, tiểu đơn vị này thay đổi cấu hình sang dạng P-ATP giữ chặt và ổn định hóa
ATP, phản ứng theo chiều ngưng tụ ADP + Pi. Cuối cùng, tiểu đơn vị này đổi sang cấu
hình p-trống (mở), có ái lực rất thấp với ATP và ATP rời khỏi bề mặt enzym. Sau đó
tiểu đơn vị này lại tiếp tục một vòng xúc tác mới. Với mồi lần quay giật khúc 120°
ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ chất nền), y tiếp xúc với mồi tiểu đơn vị p khác nhau
và khiến tiểu đơn vị p đó có cấu hình P-trống. Trong 3 tiểu đơn vị p, 1 có cấu hình p~
trống, 1 có cấu hình P-ADP và tiểu đơn vị còn lại có cấu hình p-ATP. Mồi vòng quay
của tiếu đơn vị y sẽ khiến từng p chuyển đổi qua cả 3 cấu hình này, và 3 ATP được tổng
họp giải phóng khỏi bề mặt enzym. Mỗi tiểu đơn vị c quay một vòng cần dẫn bởi 1
proton. Neu vòng c có 10 tiểu đơn vị thì cần 10 proton cho mỗi vòng quay, tương đương
chuyển vị khoảng 3 proton cho mỗi ATP được tổng họp.

249

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 10.19. Cơ chế tổng hợp ATP của ATP synthase.


Mũi tên tương ứng phần trên tiểu đơn vị Y tiếp xúc với tiểu đơn vị p.

Adenin nucleotid translocase vận chuyển ADP3- từ khoảng gian màng vào chất nền
bằng cách trao đổi với ATP4- theo chiều ngược lại. Quá trình đối vận này khiến chất
nền mất 1 điện tích âm, được hỗ trợ bởi sự khác biệt điện tích qua màng trong (bên
ngoài dương hơn), tức là phần điện tích trong sức proton động.
Chất vận chuyển phosphat là phosphat translocase đồng vận chuyển 1 H2 POỊ và 1
H+ vào chất nền. Quá trình này được hỗ trợ bởi sự khác biệt về nồng độ qua màng, tức
là phần hóa học trong sức proton động. Tổng năng lượng tiêu hao cho quá trình vận
chuyển ATP ra ngoài và ADP, Pi vào trong xấp xỉ với 1 proton đi vào. Như vậy, tổng
họp 1 ATP bằng ATP synthase cần 4 proton từ khoảng gian màng đi vào chất nền.

5.6. Tỷ số p/o
Tỷ số p/o là tỷ lệ giữa số phân tử ATP được tạo thành trên số nguyên tử oxy bị
khử. Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa sự tiêu thụ oxy và tổng hợp ATP. cần 2 điện
tử để khử 1 nguyên tử oxy (1/2 O2) nên tỷ số p/o tương đương tỷ lệ giữa so proton được
bơm ra khỏi chất nền cho mỗi cặp điện tử đi qua chuỗi hô hấp trên số proton di chuyển
vào chất nền để tổng hợp 1 ATP. Mồi cặp điện tử đi từ NADH đến O2 có 10 H+ được

250
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
bơm ra ngoài và 4 H+ di chuyển trở lại chất nền cho mỗi phân tử ATP bào tương nên chỉ
số p/o là 10/4 = 2,5. Tỷ số p/o đối với succinat là 6/4 = 1,5.

5.7. Các gốc oxy hoạt động


Trong quá trình khử Ơ2, 4 điện tử được chuyển đến O2 tạo sản phẩm an toàn là
nước H2O, nhung nếu chỉ khử một phần sẽ tạo ra các sản phẩm nguy hiểm. Chuyển 1
điện tử đến O2 tạo ra anion superoxid CO2), còn chuyển 2 điện tử tạo ra peroxid (O2):
02 -02 O2
Superoxid, hydro peroxid và sản phẩm của chúng là gốc hydroxyl (*OH) được gọi
chung là các gốc oxy hoạt động. Chúng là các sản phẩm không mong muốn, làm tổn
thương enzym, lipid màng và acid nucleic. Trong chuỗi hô hấp, 0,1-4% O2 được dùng
đế tạo ’07. Te bào sử dụng enzym superoxid dismutase để nhanh chóng chuyển 2 'Oĩ
thành hydroperoxid và oxy phân tử:
2 '62 + 2 H+ —> H2O2 + Ơ2

H2O2 hình thành từ phản ứng này và các quá trình khác được dọn dẹp bởi catalase:
2 H2O2 -» 2 H2O + Ơ2
Glutathion peroxidase cũng đóng vai trò trong loại bỏ H2O2:
2 GSH + H2O2 -> GSSG + 2 H2O
Các hệ thống bảo vệ khác của tế bào chống lại tổn thương oxy hóa gồm các vitamin
chống oxy hóa (vitamin c và E).

5.8. Điều hòa phosphoryl oxy hóa


Quá trình phosphoryl oxy hóa được điều hòa theo nhu cầu năng lượng của tế bào.
Nồng độ ADP phản ánh nhu cầu ATP của tế bào; điều hòa tốc độ của quá trình
phosphoryl hóa theo nồng độ ADP nội bào được gọi là kiểm soát chất nhận. Bên cạnh
đó, tỷ so tác dụng khối lượng của hệ ATP-ADP ([ATP]/([ADP][Pi])) cũng là một yếu tố
điều hoà. Bình thường, tỷ số này được giữ ở mức rất cao; khi tế bào cần năng lượng, tỷ
số này giảm khiến tốc độ hô hấp tăng lên.
Ó tình trạng thiếu oxy, sự vận chuyển điện tử đến oxy chậm lại làm giảm sức
proton động. Khi đó, ATP synthase có thể hoạt động theo chiều ngược lại, thủy phân
ATP để bơm proton ra ngoài. Chất ức chế protein IF1 ngăn chặn hoạt động này, chống
lại sự giảm mạnh nồng độ ATP.

5.9. Các chất ức chế phosphoryl oxy hóa


Rotenon (thuốc trừ sâu), piericidin A (chất kháng sinh), amytal (thuốc barbiturat),
chế phấm chứa thủy ngân, demerol (thuốc giảm đau) ức chế dòng điện tử từ các trung
tâm Fe-S của phức họp I đến ubiquinon (Hình 10.20). 2-Thenoyltrifluoroacetone và

251

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
carboxin ức chế đặc hiệu lên phức hợp II. Antimycin A (chất kháng sinh) gắn vào Qn và
myxothiazol gắn vào Qp, từ đó ức chế phức hợp III. Cyanid (CN~), azid (N3) bám chặt
lên dạng ferric của cytochrom ÍZ3 trong phức hợp IV, còn carbon monoxid (CO) chỉ gắn
lên dạng ferrous. Tác động ức chế của cyanid và azid tại vị trí này rất mạnh, còn độc
tính của CO chủ yếu do ái lực với sắt trong hemoglobin.
Dicyclohexylcarbodiimide (DCCD) và oligomycin ngăn chặn dòng proton qua Fo
của ATP synthase, dẫn đến ức chế phức hợp này.

Cyanid
Gradient Azid
proton Carbon
Antimycin A monoxid

Phức hợp I Phức hợp II Phức


hợp IV
/Succtnat:Qs
oxido-
reductase
Q:cyt c
NADH:Q oxido-
oxido-
reductase
reductase

Phức hợp III

Succinat
Chất phá ghép: Rotenon
/ 2,4-Dinitrophenol Piericidin A
Thenoyltri-
fluoroacetone
DCCD Dimacurol NADH Amytal
FCCP Carboxin
Oligomycin
Valinomycin thủy ngân
Thermogenin Demerol

Hình 10.20. Vị trí tác động của một số chất ức chế phosphoryl oxy hóa.

Một nhóm chất phá vỡ sự ghép chặt chẽ giữa vận chuyển điện tử và phosphoryl hóa
mà không tác động trực tiếp lên các protein của chuỗi vận chuyển điện tử và ATP
synthase được gọi là các chất phá ghép. Các chất này vận chuyển proton từ mặt ngoài
qua màng trong ti thể vào chất nền làm giảm gradient proton. Như vậy, quá trình vận
chuyển điện tử vẫn bình thường nhưng ATP không được tạo thành, dẫn đến tăng tiêu
thụ O2 và NADH, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt. 2,4-dinitrophenol,
dicumarol và carbonylcyanid-/2-trifluoromethoxyphenylhydrazon (FCCP) là những chất
kỵ nước và có proton phân ly được nên chúng mang được proton qua màng.
Valinomycin là chất phá ghép vì giữ vai trò làm kênh vận chuyển K+ từ ngoài vào chất
nền. Một số động vật thích ứng với lạnh, động vật ngủ đông và thú mới sinh có thể tạo
lượng nhiệt lớn bằng cách phá ghép bởi chat thermogenin (hay protein phá ghép 1,
UCP-1) nội sinh trong ti thể, có nhiều ở mô mỡ (mỡ nâu, do màu của ti thể) của những

252

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

động vật này. Thermogenin tạo kênh proton thụ động cho phép proton từ bào tương vào
chất nền.
Atractylosid (một glycosid) và acid bongkrekic (chất kháng sinh) ức chế adenin
nucleotid translocase dẫn đến ức chế trao đổi ATP-ADP và làm ngưng quá trình
phosphoryl oxy hóa.

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Phát biểu nào sau đây đúng về năng lượng tự do?


A. Phần năng lượng tế bào không sử dụng được gọi là năng lượng tự do.
B. Năng lượng tự do của một hệ tỷ lệ thuận với entropy của hệ đó.
c. Phản ứng xảy ra tự phát có năng lượng tự do giảm.
D. Entropy thấp nhất khi hệ đạt trạng thái cân bằng.
2. Họp chất nào KHÔNG là họp chất giàu năng lượng?
A. Glucose 6-phosphat
B. Phosphoenolpyruvat
c. Acetyl-CoA
D. 1,3-Biphosphoglycerat
3. về phản ứng chuyển nhóm phosphoryl, phát biểu nào sau đây SAI?
A. Tất cả các NTP và dNTP đều có mức năng lượng tương đương ATP.
B. Trong tế bào bình thường, tỷ số [ATP]/[ADP] khá cao.
c. Các phản ứng chuyển nhóm phosphoryl có sự tham gia của ATP cần Mg2+ hoặc
Mn2+.
D. Nucleosid diphosphat kinase đặc hiệu theo base nitơ.
4. Phát biểu nào sau đây đúng về thế khử?
A. Thế khử đo lường khuynh hướng cho điện tử (khử) của một chất.
B. Thế khử chuẩn âm nếu cặp oxy hóa khử cho điện tử đến điện cực hydro chuẩn.
c. o pH 7, thế khử chuẩn của điện cực hydro chuẩn là 0,00 V.
D. Thế khử chuẩn được đo ở 37°c.
5. Phản ứng nào giải phóng CƠ2 từ chu trình acid citric?
A. Isocitrat —> a-cetoglutarat
B. Malat —■ oxaloacetat
c. Succinyl-CoA -* succinat
D. Fumarat -*■ malat

253
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
6. Trong chu trình acid citric, các đưong lượng khử được hình thành ở các giai
đoạn nào?
A. 1,3,4
B. 2,5,7
c. 1,6,8
D. 4, 6, 8
7. Sản phẩm nào KHÔNG phải của chu trình acid citric:
A. co2
B. NADH
c. FADH2
D. H2O
8. Chu trình Q xảy ra ở phức hợp nào?
A. I
B. II
c. III
D. IV
9. Chất nào KHÔNG là chất vận chuyển điện tử gắn màng?
A. Coenzym Q
B. NADH
c. Cytochrom
D. Protein Fe-S
10. Sự tổng hợp ATP bằng ATP synthase có đặc điểm nào?
A. Cần 3 proton từ khoảng gian màng vào chất nền để tổng họp được 1 ATP bào tương.
B. Các tiểu đơn vị a, p và Ỵ tham gia trong cấu tạo rotor.
c. Mồi vòng quay của tiểu đơn vị ỵ tổng họp được 3 ATP.
D. Mỗi vòng c quay cần 1 proton.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Hóa sinh (Đại học Y dược TPHCM). Hóa sinh y học. Nhà xuất bản Y học 2008
2. Murray, R.K. Harper's Illustrated Biochemistry. New York: McGraw-Hill, 2003.
3. Nelson, D.L., Cox, M.M. Lehninger Principles of Biochemistry. New York: W.H.
Freeman and Company, 2008.

254

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương XI
CHUYÊN HÓA GLUCID

đoạn của con đười ỈDP vai Sự


ỉg tạo thành.
Ig HMP, đặc biệt lt tạo thành

lỉactose aci
òa của glucid, lipid và

gỉucid. ở các mô.


thay đổi bệnh lý <

ĐẠI CƯƠNG

Gucid chiếm lượng lớn trong thức ăn hàng ngày. Nguồn glucid chủ yếu là thực vật
như: tinh bột (trong gạo, ngô, khoai...), đường sacarose (mía, củ cải đường...), maltose
(mạch nha), glucose (nho), fructose (trái cây). Cũng có nguồn gốc glucid động vật
nhưng không nhiều như lactose (sữa), glycogen (gan, cơ).
Tiêu hóa glucid là quá trình thủy phân các oligosacarid và polysacarid thành các
monosacarid không bị thủy phân (Hình 11.1).

Thực vật (chứa tinh bột, sacarose, maltose, MS)


Động vật (chứa lactose, glycogen...)

MS-----
Thức ăn
OSJPS MS (sản phẩm tiêu hóa
cuối cùng)
Hydrolase tiêu hóa

Hình 11.1. Tiêu hóa glucid.

255

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Hydrolase tiêu hóa gồm các loại a-endoglucosidase (ví dụ: ơ-amylase,
oligosacaridase), disacaridase (ví dụ: maltase, lactase...). Tiêu hóa glucid bắt đầu từ
miệng, nhưng xảy ra chủ yếu ở ruột non, đặc biệt là ở tá tràng và phần trên hỗng tràng.

Amylase ở động vật là a amylase (a-1,4 glucanhydrolase) có trong nước bọt và dịch
tụy, thủy phân liên kết cc-l,4-glucosid bất kỳ của amylose và amylopectin (của tinh bột)
và của glycogen thức ăn tạo thành một hỗn hợp gồm: oligosacarid, maltooligosacarid
(chủ yếu là maltotriose) và isomaltose (Hình 11.2).

Hình 11.2. Thủy phân tinh bột và glycogen thức ăn bởi a-amylase.
(LK: liên kết).

Các sản phẩm thủy phân bởi a-amylase kể trên cùng với các disacarid thức ăn
(maltose, lactose, sacarose) tiếp tục bị thủy phân ở ruột non nhờ những disacaridase
(maltase, lactase, sacarase) và oligosacaridase gắn trên màng tế bào niêm mạc ruột non.
Sản phẩm tiêu hóa cuối cùng của glucid chủ yếu là glucose (vì tinh bột chiếm lượng
thức ăn glucid chủ yếu của bữa ăn). Ngoài ra, còn có fructose, galactose, pentose.
Chúng được hấp thu ở niêm mạc ruột non, ở phần trên hỗng tràng rồi giảm dần. Những
monosacarid khác nhau có những cơ chế hấp thu khác nhau. Glucose và galactose được
chuyển vào tế bào niêm mạc nhờ một quá trình tích cực cần năng lượng với sự tham gia
của một protein tải đặc hiệu và đồng chuyển với ion Na+. Glucose và galactose rời tế
bào niêm mạc ruột non vào tĩnh mạch cửa nhờ cơ chế vận chuyển được tạo thuận và sự
khuếch tán đơn thuần. Còn biết ít về chất tải fructose. Galactose và glucose được hấp
thu nhanh hơn fructose và pentose.
Cellulose (liên kết P-l, 4) không được tiêu hóa ở người vì không có P-
endoglycosidase và được thải ra phân.
Quá trình tiêu hóa và hấp thu glucid sơ lược trình bày ở sơ đồ sau (Hình 11.3).

256

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Celulose
*
Phân
Hình 11.3. Tiêu hóa và hấp thu glucid.

Vận chuyển và phân bố glucose sau hấp thu (Hình 11.4).

Hình 11.4. Vận chuyển và chuyển hóa glucose (G) sau hấp thu.
TMC: tĩnh mạch cửa; DK: dịch kẽ; DNTB: dịch ngoài tế bào
DTTB: dịch trong tế bào; DTTB và DNTB đều chứa khoảng 15 g/mỗi dịch.

257

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Dạng glucid dự trữ ở động vật là glycogen, tỷ lệ cao nhất ở gan (trung bình 2,5-5%,
có khi 10-12% ở gan tươi) là dạng dự trữ chung cho toàn cơ thể. Cơ chứa 1-3%
glycogen nhưng vì khối lượng cơ lớn nên chứa lượng glycogen nhiều nhất, gần bằng ’/2

tông lượng glycogen của cơ thê. Glycogen trong cơ chỉ dự trữ riêng cho cơ mà thôi.
Dạng glucid vận chuyển trong các dịch chủ yếu là glucose khoảng 15 g ở dịch ngoài tế
bào và 15 g dịch trong tế bào.
Cơ chất của chuyển hóa glucid là glucose dưới 2 dạng tự do và kết hợp trong
glycogen. Mốc chuyển hóa quan trọng là glucose 6-phosphat (G-6P), dạng hoạt hóa của
glucose. Vai trò của chuyến hóa glucid cung cấp khoảng 60% tổng năng lượng của cơ
thế, là nguồn năng lượng không thể thay thế hoàn toàn được, nhờ con đường HDP
(hexose diphosphat) và cung cấp những chất tham gia cấu trúc tế bào cơ thể (ribose của
acid nulceic; glucose, galactose trong polysacarid tạp; vai trò khử độc của acid
glucuronic).
Có thể tóm tắt các con đường chuyển hóa glucid trong bảng sau đây (Hình 11.5).
Đặc điểm của chuyển hóa glucid gồm nhiều quá trình chuyển hóa nhưng không tách
riêng từng nhóm phản ứng hóa học rời nhau mà có sự liên quan, trùng lắp, thuận nghịch.
Chuyển hóa glucid liên quan với các chuyển hóa khác, trung tâm là con đường HDP.
- Một số thuật ngữ
+ Sự lên men - sự đường phân và sự hô hấp.
Sự thoái hóa glucid có thể xảy ra trong điều kiện yếm khí (không có oxy tham
gia) gọi là sự lên men. Sản phẩm của sự lên men có thể là alcol ethylic (sự lên men
rượu) ở vi sinh vật như nấm men hay acid lactic (sự lên men lactic).

+ Đường phân (glycolysis): thoái hóa glucose tới pyruvat.


+ HDP, HMP: thoái hóa glucid theo con đường HDP, HMP.
+ Sự thoái hóa glucid trong điều kiện hiếu khí (có oxy tham gia) gọi là sự hô hấp.

+ Glycogen phân (glycogenolysis) là quá trình phân giải glycogen thành


glucose, glucose thoái hóa tiếp thành CƠ2, H2O.
+ Tổng hợp glycogen (glycogenesis) là quá trình tổng hợp glycogen từ glucose
và các monosacarid khác.
+ Tân tạo glucid (gluconeogenesis) là quá trình tổng hợp glucose hay glycogen
từ những chất không phải là glucid (pyruvat, lactat, acid amin, glycerol) và
những chất trung gian có thể chuyển hóa qua pyruvat hay chu trình acid citric.

258
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

G = glucose HMP: hexosemonophosphat, HDP: hexose diphosphat,


F: fructose, Gal: galactose, Man: manose, vsv: vi sinh vật,
đv: động vật, HHTB: hô hấp tế bào, PGA: phosphoglyceraldehyd,
ĐP: đường phân

259

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1. THOÁI HÓA GLUCID THEO CON ĐƯỜNG HDP

Quá trình này có sự tạo thành hexose diphosphat (HDP), đó chính là fructose 1, 6-
diphosphat (Fl, 6-DP) (Hình 11.6).

260
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.1. Diễn biến của con đường HDP


Gồm ba giai đoạn, có 14 phản ứng:
- Giai đoạn 1: phosphoryl-hóa glucose và sự tạo thành HDP là Fl, 6-DP, tiêu thụ
ATP.
- Giai đoạn 2: oxy hóa, từ Fl, 6-DP đến pyruvat, tạo ATP và NADH, H+.
- Giai đoạn 3: sự biến đổi tiếp theo của acid pyruvic trong điều kiện yếm khí (tiêu
thụ NADH, H+ tạo lactat) hoặc hiếu khí (tạo H2O, CO2, ATP).

1.1.1. Giai đoạn 1


Giai đoạn hoạt hóa từ phản ứng 1 đến phản ứng 5.
* Phản ứng 1: phân ly glycogen, nhờ sự phối họp của ba enzym:
- Glycogen phosphorylase (gọi gọn là phosphorylase)
- Oligo (a l,4->a-> l,4)-glucantransferase (oligotransferase).
- 1,6-glucosidase (enzym cắt nhánh).
Phosphorylase có coenzym là pyridoxal phosphat, gồm 2 dạng là dạng a hoạt động
mạnh và dạng b không hoạt động; b chuyển thành a nhờ sự phosphoryl-hóa những gốc
serin trong phân tử enzym. Sự khử phosphoryl (nhờ phosphorylase phosphatase tách
phosphat) đưa dạng a về dạng b (Hình 11.7).

Hình 11.7. Dạng hoạt động (a) và dạng không hoạt động (b) của phosphorylase.

Phosphorylase (một phosphotransferase) cắt liên kết 1,4-glucosid, tách dần từng
glucose từ đầu không khử của mạch (đầu có -OH tự do ở C4) bằng cách gắn gốc
phosphat vào vị trí C1 tạo thành glucose 1-phosphat (G1P), đó là sự phosphoryl phân,
tức phân ly nhờ phosphoryl hóa. Sự tạo 1 liên kết este nghèo năng lượng nhờ năng
lượng giải phóng do sự cắt đứt liên kết 1,4 (Hình 11.8).

261
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CH2OH CH2OH
Glycogen (Gn)

Pvc
Đầu không khử PHPa

CH2OH CH

Glycogen (Gn-i)G
Kém 1G

G1P Pve PHPa

Hình 11.8. Hoạt động của phosphorylase (PHP).

- Phosphorylase cắt dần từng glucose từ đầu mạch đến khi còn khoảng 4 glucose
tính từ chồ phân nhánh (liên kết 1,6-glucosid), lúc đó phosphorylase ngưng hoạt động.
Sản phẩm còn lại là dextrin giới hạn.
- Oligotransferase có tên đầy đủ là oligo-a(l,4)-oc (l,4)-glucantransferase, tên
thông thường là glucosyl (4:4) transferase. Oligotransferase cắt oligosacarid gồm ba gốc
glucose của mạch ngắn của dextrin giói hạn và chuyển chúng sang gắn vào đầu không
khử của mạch kế bên bằng liên kết 1, 4: mạch này được kéo dài thêm và lại chịu tác
dụng của phosphorylase.
- Amylo-a(l,6)-glucosidase thủy phân liên kết 1,6-glucosid của gốc glucose còn
lại sau tác dụng của oligo transferase tạo glucose tự do (Hình 11.9).

Hình 11.9. Hoạt động của amylo-a(1,6)-glucosidase.

262
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Oligotransferase và amylo-a(l,6)-glucosidase là hai vùng của một polypeptid, đó là


enzym cắt nhánh.
Tóm lại, hoạt động của phosphorylase chủ yếu giải phóng 9/10 số gốc glucose
trong glycogen dưới dạng glucose 1-phosphat, còn 1/10 số gốc glucose được
glucosidase giải phóng dưới dạng glucose tự do. Hoạt động phối họp của ba enzym cho
9/10 glucose 1-phosphat và 1/10 glucose tự do (Hình 11.10).

Hình 11.10. Sự phân ly glycogen nhờ ba enzym (phosphorylase, oligotranseferase và


amylo-a(1,6)-glucosidase).

263
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
* Phản ứng 2: chuyển vị trí gốc p nhờ phosphoglucomutase (có coenzym là Gl,
6-DP) (Hình 11.11).

Hình 11.11. Sự chuyển đổi qua lại giữa G1P và G6P nhờ phosphoglucomutase
có coenzym là glucose 1,6-diphosphat (G1.6-DP).

* Phản ứng 3: phosphoryl hóa G thành GÓP nhờ glucokinase và đặc biệt là
hexokinase.
6CH2OH CH2OP
ADP
Hexokinase
Glucokinase
G G6P
Hexokinase và glucokinase có những đặc điểm sau (Bảng 11.1).

Bảng 11.1. Những đặc điểm của hexokinase và glucokinase


Đặc điểm Hexokinase Glucokinase
Phân bố ở mô Đa số các mô Gan và tế bào p của tụy
Km Thấp (0,1 mmol/K = 2 mg %) Cao (10 mmol/L = 200 mg %)
Vmax Thấp Cao
ức chế bởi G6P Có Không

Hexokinase có tính đặc hiệu rộng (phosphoryl hóa được nhiều hexose), có Km thấp
(nên có ái lực cao với glucose, phosphoryl hóa glucose ngay cả khi nồng độ glucose
thấp), có Vmax thấp (nên không thể phosphoryl hóa lượng lớn glucose).
Glucokinase có tính đặc hiệu đối với glucose, chỉ hoạt động khi nồng độ glucose
nội bào cao (ở tế bào gan), chẳng hạn sau bữa ăn giàu glucid có Vmax cao (khiến cho
gan có thể thu nhận có hiệu quả dòng glucose theo tĩnh mạch cửa).

264

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

* Phản ứng 4: đồng phân hóa GÓP thành F6P nhờ phosphohexoisomerase (PHI) hay
phosphoglucoisomerase (PGI) dạng pyranose (GÓP) lên thành dạng furanose (F6P)
không bền.
6CH2OP

G6P (aldose)

Hình 11.12. Đồng phân hóa G6P.

* Phản ứng 5: phosphoryl hóa F6P thành F 1,6-DP nhờ phosphofructokinase (PFK
hoặc PFK-1). PFK-1 là một enzym dị lập thể. Phản ứng không thuận nghịch là phản ứng
giới hạn tốc độ đường phân (kiểm soát đường phân). Phosphofructokinase-1 xúc tác sự
tạo thành F 2,6-DP. PFK-1 bị ức chế dị lập thể bởi nồng độ ATP cao và nồng độ citrat
cao (chứng tỏ tế bào đã có nhiều năng lượng dự trữ), được hoạt hóa bởi nồng độ AMP
cao (tế bào thiếu năng lượng dự trữ) và bởi F 2,6-DP.

Hình 11.13. Phosphoryl hóa F6P.

Tóm lại, qua năm phản ứng trong giai đoạn 1, có sự phosphoryl hóa hexose tạo
hexose diphosphat dễ phân giải. Sự phosphoryl hóa có tác dụng hoạt hóa hexose và cần
dùng ATP. Tính từ glucose tự do thì cần hai ATP (phản ứng 3 và 5), nếu từ glucose
trong glycogen thì cần một ATP. Giai đoạn này có hai enzym tham gia kiểm soát quá
trình đường phân là hexokinase và đặc biệt là PFK-1.

1.1.2. Giai đoạn 2


Giai đoạn oxy hóa gồm các phản ứng từ 6 đến 12 (7 phản ứng).

265
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

* Phản ứng 6: cắt đôi F 1,6-DP (6C) thành hai triose phosphat (3C) là
phosphodioxyaceton (PDA) và phosphoglyceraldehyd (PGA) nhờ fructo 1,6-diphosphat
aldolase (F 1,6-DP aldolase hay aldolase A).

CH2O© CHO
I
c=o (- CHOH
I
F1.6-DP aldolase CH2O© CH2O@

F1.6-DP
PDA PGA
(cetose) (aldose)
Hình 11.14. Phản ứng phân cắt F 1,6-DP.

* Phản ứng 7: đồng phân hóa aldose-cetose đối với PDA-PGA; chỉ PGA tiếp tục
thoái hóa.

CH2O (g) 1 CHO

CO 2 CHOH
I Phosphotriose I
CH2OH isomerase 3 CH2O (g)

PDA PGA

Hình 11.15. Phản ứng đồng phân hóa PDA.

* Phản ứng 8: phosphoryl-oxy hóa PGA nhờ phosphoglyceraldehyd


dehydrogenase (PGAD).

CHO 1 COO ~(p)

CHOH CHOH
I
CH2O@ 3 CH2O -©
PGA dehydrogenase

PGA 1,3 DPG


(1,3-diphosphoglycerat)
Hình 11.16. Phản ứng phosphoryl-oxy hóa PGA.

Ở phản ứng 8 có sự phosphoryl-oxy hóa ở mức cơ chất:


Ngay khi sự oxy hóa xảy ra (tách cặp hydro khỏi cơ chất PGA đến NAD+) đã giải
phóng năng lượng đủ tạo 1 liên kết phosphat giàu năng lượng trên, vì độ chênh lệch thế

266
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

năng oxy hóa khử giữa PGA và NAD" cao là 0,25 V (-0,57 và -0,32). Năng lượng này
được chuyển sang tạo 1 ATP ở phản ứng tiếp theo. Như vậy, thực chất sự phosphoryl
oxy hóa PGA tạo được 3,5 ATP, vì còn 2,5 ATP tiềm tàng trong NADH, H+ trong điều
kiện hiếu khí NADH, H+ sẽ đi vào chuỗi hô hấp tế bào và tạo 2,5 ATP.
* Phản ứng 9: chuyển phosphat, tạo 1 ATP.

COO-© ADP ATP COOH

CHOH _____-------------------------- CHOH

CH2O-(p) Phosphoglycerat CH2O -(p)


kinase
1,3-DPG 3-PG (3-phosphoglycerat)
Hình 11.17. Phản ứng chuyển phosphat của 1,3-DPG.

* Phản ứng 10: chuyển vị trí phosphat.

COOH COOH

CHOH 2 CHO-P

3 CH2O -©
Phosphoglycerat CH2OH
mutase
3-PG 2-PG

Hình 11.18. Phản ứng chuyển vị trí phosphat của 3-PG.

* Phản ứng 11: khử nước tạo enol nhờ enolase (phosphopyruvat hydratase).

COOH COOH
-H2O
2 CHO-(F) C-O-@
enolase, Mg2+ II
CH2OH ch2

2-PG PEP (phosphoenolpyruvat)


F"
Hình 11.19. Phản ứng khử nước của 2-PG.

Phản ứng trên chuyển 1 liên kết phosphat nghèo năng lượng (estephosphat trong
2-PG) thành 1 liên kết giàu năng lượng (enolphosphat trong PEP); enolase bị ức chế
bởi ílorua (Fỳ) đe ngăn chặn quá trình đường phân.

267
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
* Phản ứng 12: chuyển phosphat, tạo 1 ATP.

COOH ADP ATP COOH COOH


Tự
\ Mq2AX
phát
CO C-OH CO
II Pyruvat kinase II
ch2 â CH2 CH3
PEP Pyruvat Pyruvat
(enol) (éeton)
F1.6-DP

Hình 11.20. Phản ứng chuyền vị trí phosphat của PEP

Phản ứng trên là phản ứng phosphoryl hóa ở mức cơ chất không thuận nghịch, ở
gan pyruvat kinase được hoạt hóa bởi F 1,6-DP (sản phẩm của PFK-1) đó là sự điều hòa
tiến tới (feedforward regulation).
Tóm lại, từ phản ứng 6 —> 12:
- Fructose 1,6-diphosphat bị cắt đôi thành 2 phosphoglyceraldehyd.
- Có sự phosphoryl oxy hóa PGA tạo NADH, H+ và liên kết phosphat giàu năng
lượng được chuyển qua ADP tạo ATP.
- Giai đoạn 2 cho 2 NADH, H+ và 4 ATP.
- Sản phẩm của giai đoạn 2 là pyruvat.

1.1.3. Giai đoạn 3


* Phản ứng 13: trong điều kiện yếm khí (không có oxy tham gia) pyruvat bị khử
hóa (nhận 2H) thành lactat nhờ lactat dehydrogenase (LDH). Phản ứng, xảy ra nhiều
nhất ở mô cơ. ở một số vi sinh vật cũng có phản ứng này, nó được gọi là sự lên men
lactic (ví dụ khi muối dưa cà).

COOH NADH,H NAD

HOC-H
LDH
CH3 CH3
Pyruvat L(+)-Lactat
Hình 11.21. Phản ứng nhận hydro của pyruvat.

* Phản ứng 14: trong điều kiện hiếu khí (có oxy tham gia) pyruvat biến thành
acetyl-CoA nhờ phản ứng khử carboxyl-oxy hóa xúc tác bởi phức hợp pyruvat
dehydgenase (PyD).

268
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CŨ2 HSCoA
CHsCOCOOH CH3CO~SCoA

Pyruvat NAU FAD NADH,HT Acetyl CoA


(AcCoA)
PyD
Hình 11.22. Phản ứng carboxyl-oxy hóa của pyruvat

Phản ứng không thuận nghịch và xảy ra trong ty thể. Hoạt động của ba enzym trong
phức hợp PyD như sau:

NAD+ NADH,H+

Hình 11.23. Hoạt động của 3 enzym trong phức hợp PyD.

1. Pyruvat dehydrogenase (hay decarboxylase)


2. Dihydrolipoyltransacetylase
3. Dihydrolipol dehydrogenase

Sản phẩm của phản ứng trên là NADH, H+ và acetyl-CoA. NADH, H+ vào chuỗi hô
hấp tế bào (tạo H2O và 2,5 ATP), acetyl-CoA vào chu trình acid citric (tạo 10 ATP)
hoặc tham gia tổng hợp acid béo.

269

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1.2. Năng lượng dự trữ phát sinh trong con đường HDP (Hình 11.24)

1 PT glucose tự do 1 PT glucose từ glycogen


Yếm khí Hiếu khí Yếm khí Hiếu khí
G G-glycogen G-glycogen
ATP-> ATP > Pvc -♦ Pvc -►
ATP-* ATP-* .. ATP^ ATP~»
F1.6-DP F1.6-DP F1,6-DP F1.6-DP

2PGA 2PGA 2PGA 2PGA


-+2NADH, H+ -+2NADH, H+ ->2NADH, H+ >2NADH, H+
s 5ATP x 5 ATP
-► 2 ATP 2 ATP > 2 ATP -» 2ATP
-» 2 ATP > 2 ATP 2ATP - 2ATP
2 Pyruvat 2 Pyruvat 2 Pyruvat
-♦2NADH, H+ ->2NADH, H+
5ATP 5ATP

2AcCoA 2AcCoA
2 Lactat

* 2ATP 32 ATP + 3ATP + 33 ATP

Hình 11.24. Tổng kết năng lượng dự trữ (ATP) phát sinh trong con đường HDP.
AcCoA: acetyl-CoA

Phản ứng tổng quát của HDP yếm khí (1) và HDP hiếu khí (2) của glucose tự do.
(1) G + 2ADP + 2 Pvc 21actat + 2ATP + 2H2O
(2) C6H12Ơ6 + 602 + 32ADP + 32Pvc -y 6CO2 + 6H2O + 32ATP
Glucose
Như vậy, HDP yếm khí tạo năng lượng dự trữ ít (2 ATP) nhưng vẫn là nguồn năng
lượng có giá trị trong một số điều kiện: khi cung cấp oxy bị hạn chế, cơ hoạt động mạnh
và những tế bào và mô có ít hoặc không có ty thế (hồng cầu, bạch cầu, vùng tủy của
thận, thủy tinh thể, tinh hoàn).

1.3. Số phận của pyruvat


Biến thành ethanol ở nấm men và một số vi sinh vật khác, kể cả vi khuân ở ruột quá
trình đường phân cũng giống như ở động vật, nhưng pyruvat biến thành ethanol trong
điều kiện yếm khí.

270

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CŨ2 NAHD,H+ NAD+


CH3COCOOH------- ---------------- - CH3CH0-------- ------------------ ► CH3CH2OH
Pyruvat decarboxylase alcol dehydrogenase Ethanol
(TPP)
Hình 11.25. Phản ứng pyruvat biến thành ethanol

Biến thành oxaloacetat (OA)


COOH CO2 ATP ADP + Pvc COCOOH
I I
CO CH2COOH
Pyruvat carboxylase
CH3
Pyruvat Oxaloacetat
Hình 11.26. Phản ứng pyruvat biến thành oxaloacetat.

Biotin là nhóm ngoại của pyruvat carboxylase. Oxaloacetat cần cho sự tái tạo chu
trình acid citric. Phản ứng pruvat tạo thành oxaloacetat được hoạt hóa bởi acetyl-CoA
và xảy ra ở ty thể.

1.4. Điều hòa quá trình đường phân (HDP)

Có ba phản ứng (Hình 11.27).

Hình 11.27. Ba phản ứng điều hòa đường phân.

271
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2. THOÁI HÓA THEO CON ĐƯỜNG HMP (Hexose monophosphat)
Hexose (glucose) chỉ được phosphoryl hóa một lần tạo hexose monophosphat
(G6P). Gồm hai giai đoạn:

2.1. Giai đoạn 1


Oxy hóa trực tiếp glucose 6-phosphat thành pentose phosphat.
Do có sự tạo thành pentose phosphat nên con đường HMP còn được gọi là con
đường pentose phosphat.
Giai đoạn này có hai phản ứng oxy hóa (tách 2H) tạo thành NADPH, H+ xúc tác bởi
glucose 6-phosphat dehydrogenase (G6PD) và 6-phosphogluconat dehydrogenase
(6-PGD).

G6P pentose 5P + CŨ2

* Bước 1: Oxy hóa và khử carboxyl oxy hóa

(oxy-hóa) 6-phosphoglucono-S-lacton
H2O
Gluconolactonase

CO2 NADPH,H+ NADP+


+
1 CH2OH
I 6-phosphogluconat
0=0 dehydrogenase
(khử carboxyl- 6-phosphogluconat
oxy-hóa)
5 CH2O ©

Ribulose 5 ©

* Bước 2: Đồng phân hóa ribulose p thành ribose 5P và xylulose 5P

272
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
CHO

Một phân tử G6P qua giai đoạn 1 sẽ tạo thành một phân tử CƠ2 và một trong ba
pentose phosphat kể trên.

2.2. Giai đoạn 2

Chu trình pentose:


Gồm những phản ứng không oxy hóa thuận nghịch xúc tác bởi transcetolase (TC)
và transaldolase (TA) (Hình 11.28).

273
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
* Đặc điểm con đường HMP:
- Xảy ra ở bào dịch, cung cấp phần lớn NADPH.Hr của tế bào đặc biệt quan trọng
ở gan và tuyến vú (tổng hợp acid béo), vỏ thượng thận (tông họp steroid).
- HMP được điều hòa trước hết ở G6PD: NADPH,H+ là chất ức chế cạnh tranh
của G6PD, NADP+ hoạt hóa G6PD khi tế bào dùng nhiều NADPH,H+ thì NADPH,H+
giảm, NADP+ tăng và tỷ số NADPH,H+/NADP+ giảm, G6PD được hoạt hóa và HMP
tăng, tái tạo NADPH,H+. Khi tế bào cần ribose 5P hơn là NADPH,H+ thì F6G và PGA
lấy từ đường phân tạo thành ribose 5P nhờ những phản ứng ngược của transcetolase và
transaldolase.
Liên quan giữa con đường HMP và con đường HDP (Hình 11.29).

Hình 11.29. Liên quan HDP, HMP.

Các sản phẩm của con đường HDP (F5P, FGA...) có thể tạo pentose 5P (ribose...)
theo những phản ứng không oxy hóa thuận nghịch.

3. TỔNG HỢP GLUCID

3.1. Tổng họp glycogen từ glucose


Nhờ hai enzym là glycogen synthase và enzym tạo thành.
Glycogen synthase (GS) có 2 dạng là dạng a (không bị phosphoryl hóa) hoạt động
(còn gọi là dạng I-independent) và dạng b (được phosphoryl hóa) không hoạt động (còn
gọi là dạng D-dependent, phụ thuộc vào nồng độ GÓP).

274

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ATP ADP

Hình 11.30. Dạng hoạt động và không hoạt động của glycogen synthase.

Sự tổng hợp glycogen xảy ra ở bào dịch với cơ chất là a-D-glucose và ATP, UTP.
Hai enzym hoạt động lần lượt và xen kẽ.
a) Glycogen synthase (GS) hay UDP-glycogen transglucosylase: xúc tác sự gắn
từng gốc glucose vào mạch glycogen bằng liên kết 1,4; tác dụng kéo dài mạch. Glucose
được gắn vào từ dạng hoạt hóa UDP-G (Uridin Diphosphat Glucose) (Hình 11.31).

275

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
b) Khi mạch glycogen được kẻo dài đến một mức nào đó (từ 6 đến 11 glucose) thì
enzym tạo nhánh tức amylo-a(l,4) —> a(l,6)-transglucosidase hay glucosyl ơ-4, 6
transferase chuyển một đoạn gồm từ 5 đến 8 gốc glucose sang mạch bên cạnh bằng liên
kết 1 —> 6 tạo nên mạch nhánh mới (Hình 11.32).

Hình 11.32. Tổng hợp glycogen từ glucose.

Glycogen synthase không thể chuyển G từ UDP-G sang glucose tự do được, nó chỉ
có thể kéo dài nhánh glycogen. Vì vậy, khi tế bào cạn kiệt glycogen thì cần có một đoạn
glycogen gọi là đoạn moi (primer) với sự tham gia của một protein đặc hiệu là
glycogenin. Nhóm hydroxyl-OH của tyrosin của glycogenin là nơi gắn gốc glucose đầu
tiên với sự xúc tác của glycogen synthase khởi đầu (glycogen initiator synthase). Bản
thân glycogenin có thể chuyển vài gốc glucose thêm tạo nên một nhánh a-l,4-glucosyl.
Đó là đoạn mồi có thể tiếp nhận những gốc glucose tiếp theo nhờ glycogen synthase
(Hình 11.33).

3.2. Tân tạo glucid


Là sự tạo thành glucose và glycogen từ những chất không phải là glucid như lactat,
pyruvat, chất trung gian trong chu trình acid citric, glycerol, nhiều acid amin (acid amin
sinh đường).
Glucose cung cấp nguồn năng lượng lớn cần thiết cho cơ thể. Ngay cả trong trường
họp cơ thể có thể sử dụng nguồn năng lượng từ lipid và protid, vẫn luôn luôn có một
mức yêu cầu căn bản về glucose. Vì vậy, nếu thức ăn không cung cấp đủ glucose cơ thể
phải tạo glucose từ các chất khác bằng sự tân tạo glucose.

276

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tân tạo glucose quan trọng ở não và hồng cầu, vì nguồn năng luợng ở đó hầu như
chỉ là glucose. Khi bị đói glycogen dự trữ ở gan chỉ đủ cung cap glucose cho não
khoảng nửa ngày. Do đó, tân tạo glucose là đặc biệt quan trọng trong thời gian đói hoặc
hoạt động nhiều: từ acid amin do thoái hóa protein, glycerol do thoái hóa lipid.

277
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Nói chung, quá trình tân tạo glucose diễn ra ngược với đường phân (HDP) với 3
phản ứng không thuận nghịch (phải nhờ enzym khác hoặc con đường khác cho phản
ứng ngược) (Hình 11.34).

Hình 11.34. Các phản ứng không thuận nghịch của con đường tân tạo glucose.
G6Pase: glucose 6-phosphatase
F1,6DPase: fructose 1,6-diphosphatase
Phản ứng (1) và phản ứng (2) xảy ra ờ bào dịch
Phản ứng (3) một phần xảy ra ở bào dịch, một phần ờ ty thể

278
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Trong ty thể có enzym pyruvat carboxylase biến đổi pyruvat thành oxaloacetat. ớ
ngoài ty thể có enzym phosphoenol pyruvat carboxykinase biến đổi oxaloacetat thành
phosphoenol pyruvat. Phosphoenol pyruvat tạo thành đi ngược lại sự đường phân. Tuy
nhiên, vì oxaloacetal không qua màng ty thể được nên phải biến đổi thành một chất
trung gian có thể qua màng ty thể được (malat, aspartat, citrat...) nhờ phản ứng của chu
trình acid citric hoặc phản ứng chuyển nhóm amin (Hình 11.35).

Hình 11.35. Sự tân tạo glucose từ những sản phẩm của chu trình acid citric (CAC).
PEPC: phosphoenol pyruvat carboxỵkinase.

4. MỘT SỐ CON ĐƯỜNG CHUYÊN HÓA KHÁC


4.1. Chuyển hóa fructose
Fructose hấp thụ theo hệ tĩnh mạch cửa về gan được đường phân nhanh hon là đối với
glucose. Phần lớn chuyển hóa theo đường fructose 1 -phosphat nhờ enzym fructokinase, một
phần nhỏ thành F5P. Hai triosephosphat (PGA và PDA) thoái hóa theo sự đường phân hoặc
chủ yếu sẽ được chuyển thành glucose, glycogen (Hình 11.36).

279

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Thức ăn

ALRe: aldose reductase, SDH: sorbitol dehydrogenase


Hex: hexokinase, GAK: glyceraldehyd kinase
-------- >: biểu thị mức độ thấp
X: fructose niệu vô căn
Y: không dung nạp fructose di truyền

Sự nhập fructose vào tế bào không phụ thuộc insulin và fructose không kích thích
chế tiết insulin.
Hexokinase (ở nhiều mô) có ái lực thấp (Km cao) đối với fructose, nên phản ứng
fructose biến thành F6P xảy ra ít. Fructokinase (ờ gan, thận, ruột non) chuyển phần lớn
fructose thành F1P. F1P bị phân cắt nhờ aldolase B (có nhiều ở gan) thành
phosphodioxyaceton (PDA) và glyceraldehyd. Glyceraldehyd được phosphoryl hóa nhờ
glyceraldehyd kinase và ATP thành phosphoglyceraldehyd (PGA).

280

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Tốc độ chuyển hóa fructose nhanh hon glucose vì nó vượt qua phản ứng
phosphofructokinase (phản ứng hạn chế tốc độ của đường phân). Sự tăng fructose thức
ăn làm tăng đáng kể sự tổng hợp lipid.
Manose (một thành phần quan trọng của glycoprotein và một thành phần nhỏ trong
thức ăn glucid) biến thành fructose qua các bước tạo manose 6-phosphat (nhờ
hexokinase) và đồng phân hóa nó thành F6P (nhờ phosphomanose isomerase).
Glucose cũng biến thành fructose qua 2 bước: tạo sorbitol (glucitol) - một polypol
nhờ aldose reductase (ở nhiều mô như thủy tinh thể, võng mạc, tế bào Schwann của thần
kinh ngoại biên, thận, nhau thai, hồng cầu và tế bào mã buồng trứng và túi tinh) và
chuyển sorbitol thành fructose nhờ sorbitol dehydrogenase (ở gan, buồng trứng, tinh
dịch và tế bào túi tinh). Sorbitol thức ăn qua con đường này mà vào quá trình đường
phân và tân tạo glucid.
Khi đường huyết tăng cao (trong bệnh tiểu đường không được kiểm soát) lượng
sorbitol nội bào tăng lên và có thể bị ứ đọng tế bào (ví dụ của võng mạc, thủy tinh thể,
thận và thần kinh), gây tăng áp suất thẩm thấu nội bào kéo nước vào dẫn đến những
biến chứng (đục thủy tinh thể, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thận, bệnh võng mạc).
Rối loạn chuyển hóa fructose có hai bệnh di truyền. Fructose niệu vô căn do thiếu
fructokinase: bệnh lành tính, không triệu chứng, fructose xuất hiện trong nước tiểu
không dung nạp fructose di truyền (ngộ độc fructose) do thiếu aldolase B, nên ứ đọng
F1P nội bào, gây hạ đường huyết nặng, nôn, vàng da và chảy máu, có thể gây suy gan.

4.2. Chuyển hóa galactose (Hình 11.37)

UDP
Lactose
Glycogen
Ĩsetose synthase
UDP-Gal -4 Glycolipid
Glycoprotein
G G1P ƯI IE Glycosaminoglycan

ƯDPG Lactose
ADP . ATP Lactase
Gai ƯT
G
Gal IP zC. .. g. Gal
UHE : ƯDP-hexose epimerase Galactokinase
Gal LT : galactose 1-phosphat NADHjr
uridyhransferase ALRe
Gal : galactose Galactitol
ALRe : aldose reductase NAD*

Hình 11,37. Chuyển hóa galactose.


X: bệnh thiếu galactokinase, Y: bệnh thiếu Gaỉ UT.

281

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Nguồn galactose là lactose (galactosyl-pl,4-glucose) trong sữa và các sản phẩm của
sữa. Lactase (P-galactosidase) ở mang tế bào niêm mạc ruột non thủy phân lactose
thành galactose và glucose. Galactose cũng được giải phóng từ phần glucid của
glycoprotein, glycolipid nhờ enzym ở lysosom. Sự nhập của galactose vào trong tế bào
không phụ thuộc insulin.
Đa số các mô có galactokinase xúc tác sự tạo galactose 1-phosphat. Bệnh thiếu
galactokinase gây galactose huyết và galactose niệu, sự tích tụ galactitol nếu galactose
có trong khẩu phần.
Bệnh galactose huyết cổ điển là do thiếu glucose 1 phosphat galactose 1 phosphat
uridyl transferase (gọi gọn là galactose 1 -phosphaturidyl transferase): bệnh rối loạn lặn
nhiễm sắc thể thường, gây galactose huyết và galactose niệu, tích tụ galactose 1-
phosphat và galactiol ở mô thần kinh, thủy tinh thể, gan và thận, gây tổn thương gan,
chậm phát triển tinh thần nặng và đục thủy tinh thể.
Galactose là nguồn carbon cho đường phân và tân tạo glucid nhờ phản ứng UDP-
hexose 4-epimerase chuyển UDP-galactose thành ƯDP-glucose.
UDP- galactose cung cap galactose cho sự tổng hợp lactose ở tuyến sữa và
glycoprotein, glycolipid, glycosaminoglycan ở nhiều mô.
Aldose reductase có ở gan, thủy tinh thể, mô thần kinh, túi tinh; bình thường không
quan trọng trong chuyển hóa galactose trừ trường hợp nồng độ galactose cao (như trong
bệnh galactose huyết) sự tăng galactitol có thể gây đục thủy tinh thể.

4.3. Chuyển hóa acid uronic và acid ascorbic

Acid uronic giữ vai trò khử độc tạo các polysaccarid tạp.

Hình 11.38. Chuyển hóa acid uronic và acid ascorbic (AA).


X: L-gulonolacton oxidase không có ở loài linh trưởng và chuột lang.
Y: thiếu xylitol dehydrogenase phụ thuộc NADP+ gây pentose niệu vô căn.

282
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
L-gulonolacton oxidase không có ở linh trưởng (kể cả người) và chuột lang, nên đối
với chúng acid ascorbic (vitamin C) cần phải có trong thức ăn. Ở cơ thể người, acid
ascorbic thức ăn chuyển hóa thành acid dehydroascorbic và cuối cùng thành acid oxalic.

5. QUAN HỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUYẾN HÓA GLUCID Ở CÁC MÔ


Chuyển hóa glucid ở các mô có những điểm chung và những nét riêng. Ví dụ:
glycogen đều có ở gan, cơ, mô thần kinh, nhưng do đặc điểm chuyển hóa khác nhau mà
có tỷ lệ glycogen khác nhau: 2,5-5% và có khi tới 10-12% ở gan (gan dự trữ glycogen
cho toàn cơ thể); 1,3% ở cơ (cơ dự trữ glycogen cho riêng cơ); 0,1% ở não (não chủ yếu
sử dụng nguồn glucose từ máu).

5.1. Gan và cơ
Gan (chức năng glycogen của gan) là bộ máy điều hòa, dự trữ và cung cap glucose
cho toàn cơ thể. Gan nhận glucose từ máu để tổng hợp glycogen khi cơ thể có nhiều
glucose cần dự trữ. Khi cơ thể cần, glycogen ở gan bị phân ly thành glucose nhờ sự
phosphoryl phân (9/10 so glucose ở dạng glucose 1-phosphat) và bị thủy phân nhờ
glucosidase (1/10 so glucose ở dạng tự do). Glucose 1-phosphat được đồng phân hóa
thành glucose 6-phosphat bị thủy phân nhờ glucose 6-phosphatase ở gan thành glucose tự
do và Pvc. Glucose tự do vào máu và được máu chuyển đi các mô (Hình 11.39).
Cơ và các mô khác chỉ có khả năng nhận glucose từ máu để tổng họp glycogen dự
trữ riêng cho chúng, không có khả năng cung cap glucose cho máu vì không có enzym

Hình 11.39. Chu trình Cori (chu trình acid lactic).


(1) = glucose 6-phosphatase.

283
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Glucose thoái hóa tạo năng lượng cho cơ hoạt động theo con đường HDP (hiếu khí
và yếm khí). Khi cơ hoạt động nhiều cả hai con đường đều tăng lên nhưng đường yếm
khí tăng nhiều hơn, tạo nhiều lactat. Lactat vào máu, về gan, ở gan, qua pyruvat tân tạo
lại glucose, cung cấp tiếp glucose tự do vào máu cho cơ hoạt động hoặc tái tạo glycogen
dự trữ. Quan hệ chuyển hóa trên giữa gan và cơ được gọi là chu trình Cori hay chu trình
acid lactic (Hình 11.39).

5.2. Mô thần kinh, não

Ở các tổ chức thần kinh và não, nguồn năng lượng sử dụng do quá trình thoái hóa
theo đường hiếu khí là nguồn duy nhất, chủ yếu là từ glucose tự do trong máu (lượng
glycogen não thấp) trong điều kiện bình thường, trường hợp nhịn đói lâu ngày, ở trẻ sơ
sinh, có thể từ ceton.
Trong trạng thái nghỉ ngơi não sử dụng 20% lượng oxy dù chỉ chiếm 2% thân
trọng. Điều này giải thích tại sao các tổn thương thần kinh thường xảy ra do hạ đường
máu và sự nhạy cảm rất cao của não đối với tình trạng thiếu oxy (gây hôn mê, tốn
thương không hồi phục...).

5.3. Hồng cầu

Hồng cầu chứa lượng lớn hemoglobin (có chức năng vận chuyển oxy từ phổi tới
các mô) và không có ty thể (nên không có chuỗi hô hấp tế bào và chu trình acid citric).
Trong hồng cầu, glucid chuyển hóa theo con đường HDP yếm khí với sản phấm cuối
cùng là lactat, đồng thời có nhánh chuyển hóa tạo 2,3-diphosphoglycerat (2,3-DPG) và
nhánh chuyển hóa theo con đường HMP và NADPH,H+ có tác dụng bảo vệ glutathion
dạng bị khử (G-SH) (Hình 11.40).
Một phân tử 2, 3- DPG gắn vào một phân tử Hb gây ra sự giảm ái lực của Hb đối với
oxy, nó có tác dụng duy trì dạng khử oxy của Hb, giúp oxyhemoglobin (HbCh) nhả oxy.
Thiếu hụt hexokinase khiến giảm lượng 2,3-DPG và do đó làm tăng ái lực của Hb
đối với oxy, giảm sự cung cấp oxy cho tế bào.
Thiếu hụt pyruvat kinase làm ứ đọng 2,3-DPG, do đó làm giảm ái lực của Hb đối
vói oxy, khiến HbƠ2 dễ nhả oxy cho tế bào.
NADPH,H+ phát sinh trong con đường HMP nhờ glucose 6-phosphat
dehydrogenase (G6PD) có tác dụng giữ glutathion ở dưới dạng G-SH, do đó có tác dụng
bảo vệ cấu trúc hồng cầu (Hình 11.41).

284
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Thiếu hụt G6PD là một bệnh di truyền đặc trưng bởi thiếu máu huyết tan do mất
khả năng khử độc những tác nhân oxy hóa (H2O2) và những gốc tự do, peroxyd, hồng
cầu dễ bị vỡ, bệnh nhân dễ bị những con tiêu huyết nặng sau khi uống một số thuốc có
tính oxy hóa như: thuốc sốt rét, sulfamid...

285
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
6. ĐIÈU HÒA CHUYÊN HÓA GLUCID
Trong cơ thể bình thường, chuyển hóa glucid luôn được điều hòa theo nhu cầu của
cơ thể thể hiện quan trọng và rõ rệt nhất là sự điều hòa đường huyết. Bình thường
đường huyết 0,7-1,2 g/L hay 70-120 mg% hay 4,22-6,67 mmol/L. Đường huyết luôn
ổn định nhờ sự cân bằng giữa hai nguồn bổ sung, cung cấp glucose vào máu. Nguồn
glucid ngoại sinh từ thức ăn, nguồn nội sinh do phân giải glycogen và tân tạo glucose ở
khoảng giữa các bữa ăn sử dụng glucose ở các tổ chức, quan trọng nhất là mô cơ, mô
mỡ, mô thần kinh và tổng hợp glycogen dự trữ ở tất cả các tổ chức (nhiều nhất ở gan và
cơ). Glucose được liên tục lọc qua quản cầu thận và được tái hấp thu hoàn toàn qua ống
thận. Khi lượng glucose máu vượt quá ngưỡng thận (khoảng 180 mg%) thì glucose
được thải ra qua nước tiểu (đường niệu).
Gan đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa đường huyết nhờ chức năng
glycogen của gan. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết và các yếu tố đó tác
động trước hết đến chức năng glycogen của gan và chuyển hóa glucid ở cơ và các mô
khác. Hệ thống nội tiết điều hòa chính xác và nhanh chóng qua hệ thần kinh trung ương,
gồm hai hệ thống đối lập nhau làm giảm đường huyết chủ yếu là insulin và làm tăng
đường huyết chủ yếu là adrenalin, glucagon và hormon của các tuyến khác (giáp trạng,
vỏ thượng thận, yên trước).
Biểu hiện tăng đường huyết có thể do thiếu insulin hay thừa các hormon tăng
đường huyết (cường năng các tuyến tương ứng, giảm đường huyết có thể do thừa
insulin hay thiểu năng các tuyến tương ứng).
Các rối loạn chuyển hóa glucid sẽ thể hiện qua lâm sàng và các xét nghiệm. Các
nghiệm pháp động học nhằm thăm dò khả năng đáp ứng của các hệ thống điều chỉnh
đường huyết khi ta gây tăng hoặc giảm đường huyết (nghiệm pháp tăng đường huyết,
nghiệm pháp tiêm adrenalin...) hoặc nhằm đánh giá chức năng chuyển hóa chuyên biệt
của cơ quan (nghiệm pháp galactose niệu).
- Adrenalin và glucagon: khi đường huyết giảm thì glucagon được tế bào a của
tụy tiết ra và tác động lên gan kích thích gan phân giải glycogen thành glucose vào
máu. Sự co cơ hoặc sự kích thích thần kinh (đáp ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”) khiến
tủy thượng thận giải phóng adrenalin, adrenalin kích thích gan phân giải glycogen
thành glucose vào máu và kích thích cơ tăng phân giải glycogen cung cấp năng lượng
cho cơ hoạt động. Xét tác dụng của adrenalin. Adrenalin gắn vào thụ thể (gọi là thụ
thể p hướng adrenalin-p-adrenergic) trên màng của tế bào đích, chẳng hạn tế bào gan.
Điều này kích thích adenylat cyclase xúc tác sự tạo AMPv từ ATP. AMPv hoạt hóa
protein kinase thành dạng hoạt động (protein kinase A). Sau đó là hàng loạt phản ứng
(Hình 11.42).

286
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Insulin-, do tế bào p đảo Langerhans tuyến tụy. Tác dụng làm tăng tính thấm của
màng tế bào đối với glucose, làm tăng sự sử dụng glucose ở tất cả các mô cơ thể (nhất là
tế bào cơ xương, tim, mô mỡ) bằng cách kích thích sinh tổng hợp các enzym chìa khóa
của sự đường phân, tăng sự tổng hợp glycogen bằng sự tăng hoạt glycogen synthase;
làm giảm sự phân ly glycogen ở gan, cơ. Do đó làm giảm đường huyết.
Đối với lipid, insulin làm tăng tổng hợp các acid béo từ glucose, nhất là tổng hợp
lipid dự trữ ở mô mỡ.
Bệnh lý về rối loạn chuyển hóa glucid chủ yếu và phổ biến là bệnh tiểu đường (tăng
đường huyết và có thể có đường niệu) do giảm hoặc thiếu insulin.
- Thyroxin: hormon tuyến giáp làm tăng hấp thụ glucose ở ruột, tăng phân ly
glycogen ở gan, do đó làm tăng đường huyết.
- Glucocorticoid: hormon vỏ thượng thận làm tăng đường huyết bằng cách tăng
tân tạo glucose, tăng hấp thụ glucose ở ruột, ức chế tiêu dùng glucose ở các mô ngoài
gan, tăng phân ly glycogen.
- Hormon trưởng thành: hormon của yên trước làm giảm sự thấm glucose vào các
mô, giảm tổng hợp glycogen, tăng phân ly glycogen, do đó làm tăng đường huyết.
- ACTH của tuyến yên trước: ACTH kích thích vỏ thượng thận tiết hormon steroid
trong đó có glucocorticoid (gây tăng đường huyết).

287

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Sự phosphoryl hóa cơ chất đầu tiên trong quá trình đường phân có đặc điểm
nào sau đây?
A. Tạo sản phẩm là 3-phosphoglycerat
B. Tạo ADP từ AMP
c. Không đảo ngược được
D. Xúc tác bởi phosphofructokinase
2. Enzym chuyển nhóm phosphat thêm vào fructose 6-phosphat trong đường phân
có đặc điểm nào sau đây?
A. Là phosphofructokinase-2
B. Xúc tác phản ứng thuận nghịch trong điều kiện sinh lý
c. Tạo sản phẩm fructose-2, 6-diphosphat
D. Kiểm soát quá trình đường phân
3. Chất nào sau được sản xuất ở tế bào cơ trong điều kiện yếm khí?
A. ATP
B. Pyruvat
c. Lactat
D. Acetyl-CoA
4. Một người lúc nào cũng thấy thiếu năng lượng. Qua kiểm tra, người ta thấy ty
thể của người này chỉ có thể sử dụng acid béo, acid amin để hô hấp và tế bào sản
xuất nhiều lactat hơn bình thường. Giải thích thích hợp nhất cho tình trạng của
người này là?
A. Ty thể thiếu protein vận chuyển đưa pyruvat qua màng ngoài ty thể
B. Te bào không đưa được NADH từ đường phân vào trong ty thể
c. Te bào thiếu enzym trong quá trình đường phân tạo pyruvat
D. Te bào khiếm khuyết chuỗi vận chuyển electron
5. Trong chuyển hóa yếm khí, pyruvat được chuyển thành lactate, quá trình này
đã tạo ra một phân tử nào?
A. NAD+
B. ATP
c. FAD
D. H2O
6. Enzym chuyển phosphodiaceton thành phosphoglyceraldehyd thuộc loại nào?
A. Oxidoreductase
B. Hydrolase

288

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
c. Lyase
D. Isomerase
7. Trình tự nào thích hợp trong hô hấp hiếu khí?
A. Vận chuyển electron, chu trình Krebs, acetyl-CoA, đường phân
B. Đường phân, acetyl-CoA, chu trình Krebs, vận chuyên electron
c. Chu trình Krebs, đường phân, vận chuyển electron, acetyl-CoA
D. Acetyl-CoA, vận chuyển electron, đường phân, chu trình Krebs
8. Trình tự các chất trung gian và enzym tham gia trong quá trình đường phân?
A. Glucose 6-phosphat, phosphofructokinase-1, phosphoenoIpyruvat, glyceraldehyd
3-phosphat
B. Hexokinase, phosphodioxyaceton, fructose 6-phosphat, glyceraldehyd 3-
phosphat
c. Glucose 6-phosphat, glyceraldehyd 3-phosphat, pyruvate kinase,
phosphoenolpyruvat
D. Hexokinase, phosphofructokinase-l, phosphodioxyaceton, phosphoenolpyruvat
9. Enzym nào đóng vai trò quan trọng trong điều hòa đường huyết sau ăn?
A. Glucokinase
B. Glucose 6-phosphatase
c. Phosphofructokinase
D. Pyruvat kinase
10. Chất chủ yếu ờ cơ và kích thích tạo cAMP để kich thích phân giải glycogen và
ức chế tổng họp glycogen là?
A. Epinephrine
B. Glucagon
c. Insulin
D. Glucose

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Đỗ Đình Hồ (2005). Hóa sinh y học, Nhà xuất bản Y học.
2. Lê Xuân Trường (2015). Hóa sinh y học, Nhà xuất bản Y học.

Tiếng Anh
3. Victor w. Rodwell, David A. Bender, Kathleen M. Botham, Peter J. Kennedy, p.
Anthony Weil (2015). Harper's Illustrated Biochemistry, LANGE, McGraw-Hill
Medical.

289

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương XII
CHUYỂN HÓA LIPID

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Phân tích được sơ đồ thoải hóa và tổng hợp bình thường các chat lỉpỉd cơ bản
trong cơ thể (acid béo, gỉycerid, phospholipid, sphingolipid, cholesterol và các
dãn xuất có hoạt tính sinh học).
2. Tính năng lượng tạo thành từ /3- oxy hóa một acid béo no.
3. So sánh và phân biệt được sự khác nhau giữa các loại lipoprotein máu về cấu
trúc và vai trò.
4. Trình bày được các đặc điếm tiêu hóa hấp thu lipid, chuyển hóa lipid của các
mô gan và mỡ.

ĐẠI CƯƠNG
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một khẩu phần ăn hợp lý cung cấp
khoảng 25-30% năng lượng cơ thể. Là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất trong cơ thể.
Tham gia cấu trúc cơ thể và là bản chất của một số hợp chất sinh học quan trọng. Theo
các nghiên cứu, nhu cầu lipid cần thiết cung cấp cho cơ thể khoảng 1 g/1 kg trọng lượng
cơ thể trong một ngày (khoảng 60-100 g đối với người trưởng thành). Ta thấy 1 g lipid
cung cấp khoảng 9,1 kcal (hơn hẳn so với glucid và protid). Nhu cầu lipid có thể thay
đổi theo chế độ ăn, theo hoạt động thể lực và theo tuổi thọ. Ngoài ra, nhu cầu lipid còn
tăng khi cần chống lạnh. Nói chung cần có một tỷ lệ thích hợp giữa các loại acid béo no,
chưa no (một liên kết đôi và nhiều liên kết đôi) và giữa lipid, glucid và protid. Trong cơ
thể, lipid chủ yếu có các dạng sau như lipid dự trữ chủ yếu là triglycerid (TG), tham gia
cấu tạo lớp mỡ dưới da, lớp mỡ bao quanh một số cơ quan, có tác dụng bảo vệ cơ thể,
tích trữ và cung cấp năng lượng. Khi ăn dư thừa thức ăn, lượng mỡ dự trữ tăng. Ngược
lại, khi đói mỡ dự trữ được oxy hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Lipid
dự trữ vượt quá 30% trọng lượng cơ thể là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiếu đường,
tim mạch.. .Sự phân bố mỡ cũng liên quan đến bệnh tật như mỡ tập trung nhiều ở bụng
làm tăng tỷ số vòng eo/vòng hông (tỷ so Waist Híp) tăng là một yếu tố nguy cơ.
Lipid màng chủ yếu là phospholipid, cholesterol, glycolipid tham gia cấu trúc màng
tế bào, màng bào quan trực tiếp ảnh hưởng đến đặc tính chủng loại, tính miễn dịch của
mô, cơ quan. Lipid màng có tỷ lệ không thay đổi, chiếm 10%) trọng lượng khô tổ chức.

290

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Lipid vận chuyển (lipid hòa tan) trong máu dưới dạng kết họp với protein như phức
họp acid béo với albumin; giữa cholesterol, phospholipid, triglycerid với các apoprotein
tạo thành các hạt lipoprotein và giữa các hormon steroid với protein màng.
Các dạng lipid trên có mối liên quan mật thiết với nhau trong chuyển hóa.
Ngoài những nét chung, chuyển hóa lipid ỏ’ một số mô như gan, mô mỡ có những
điểm riêng.

1. QUÁ TRÌNH TIÊU HÓA VÀ HẤP THU LIPID

1.1. Tiêu hóa


Lipid từ thức ăn xuống ruột non được nhũ tưoTig hóa nhờ muối mật giúp làm giảm
sức căng bề mặt và tăng diện tích tiếp xúc chất béo để các enzym lipase thủy phân chất
béo dễ dàng. Quá trình tiêu hóa lipid thực chất là quá trình thủy phân lipid.

1.1.1. Thủy phân triglycerid



i R c -OH I
H c OOR HỌOH
lipase Ọ
H V OOR ìỉ _ +
R1 COH
M c On
H-ẹ-OOR” H-ẹ-OH
1

H ỈI H
RsXC"OH

TG 3AB Glycerol
Hình 12.1. Phản ứng thủy phân triglỵcerid.

Ớ hành tá tràng, dưới tác dụng của lipase tụy triglycerid bị thủy phân. Quá trình
thủy phân có những đặc điểm sau:
- Lipase chỉ tác dụng đặc hiệu trên liên kết este ở C1 và C3 của phân tử triglycerid
nên acid béo ở vị trí C2 cần chuyển đến vị trí C1 (nhờ enzym đồng phân hóa isomerase)
trước khi thủy phân.
- Sự thủy phân triglycerid ở hành tá tràng không hoàn toàn tạo thành 1 hỗn hợp
các sản phẩm trung gian gồm: triglycerid, diglycerid, monoglycerid, acid béo, glycerol.

1.1.2. Thủy phân phospholipid và sterid


Phosphodiestease của ruột đặc hiệu với liên kết este giữa acid phosphoric và X
hoặc giữa acid phosphoric và glycerol tạo diglycerid, acid phosphoric...
Phosphomonoesterase tiếp tục thủy phân các sản phẩm trên.
Cholesterol esterase thủy phân steroid thành acid béo và cholesterol.

291

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Phospholipase A1

H2C—o—c—R-t

HO c — R2
Q Phospholipase A2

h2c—o p-v-o-x
Phospholipase c o Phospholipase D

Hình 12.2. Phản ứng thủy phân phospholipid.

1.2. Hấp thu


Glycerol và acid béo chuồi ngắn (< 10 C) xuyên qua thành ruột non vào tĩnh mạch
cừa tới gan. Các acid béo chuỗi dài, monoglycerid và diglycerid được dùng làm nguyên
liệu để tổng hợp triglycerid ở màng ruột. Các lipid mới tổng hợp như: triglycerid,
cholesterol este... kết hợp vói một protein và tạo thành lipoprotein. Lipoprotein qua
bạch mạch rồi vào máu đến gan.

Apolipoprotein
T riacylglycerol

Cholesteryl''"!®
Este Phospholipid

Hình 12.3. Mô hình câu trúc của chylomicron.

2. CHUYỀN HÓA ACID BÉO

2.1. Thoái hóa acid béo


Trước tiên là hoạt hóa acid béo thành dạng hoạt động acyl-CoA. Sau đó, chuyến
các acyl-CoA từ bào tương vào trong ty thể.

292

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2.1.1. Thoái hóa acid béo bão hòa có số c chẵn
- Đầu tiên, hoạt hóa acid béo ở ngoài ty thể nhờ năng lượng của ATP tạo acyl-CoA.

o CọA-SH
R-CH,-CH,-Ơ-OH R-CH;-CH.,-C-S-CoA

ATP AMP+PPị
Acid béo acvl CoA
Hình 12.4. Phản ứng hoạt hóa acid béo.

- Sau đó, vận chuyển acid béo vào trong ty thể. Acid béo mạch ngắn (4-10 C) qua
màng ty thể dễ dàng. Acid béo mạch dài (> 12 C) phải nhờ hệ thống camitin và enzym
camitin acyltransferase. Camitin este hóa với acid béo tạo thành acyl camitin nhờ
enzym camitin acyltransferase I. Gốc acyl trong acylcamitin được chuyển đến CoA ở
bên trong ty thể nhờ enzym camitin acyltransferase II.

ATP + CoA AMP + pp,

Acylcamitin Acyl-CoA

Hình 12.5. Sơ đồ vận chuyển acyl-CoA vào trong ty thể.

Quá trình oxy hóa


Sau khi hoạt hóa, acyl-CoA vào ty thể để oxy hóa. Mỗi lần oxy hóa cắt ra một mẫu
2C dưới dạng acetyl-CoA. Acetyl-CoA tiếp tục vào chu trình acid citric để tạo năng
lượng. Các giai đoạn của oxy hóa:

293

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

acyl CoA
R-CH-CH “CH ~cf Oxyhóalần1
,0
FADH,
acyl CoA SCoA
acetyl Co A \ ,
SCoA
thiolysis
H\ /
CoASH -------
o p R-CHj-C
2// c SCoA

R-CH2-C—CH,-C H trans-k2 enoyl Co A


3-ketoacyl CoA SCoA H.o
hydration
OH H p
NADH, H+
Oxy hóa lần 2 R CH? c c C\ L-3-hydioxyacyl CoA
NAD*
H H SCoA

Hình 12.6. Sự oxy hóa acid béo.

Số phân tử ATP tạo thành khi oxy hóa hoàn toàn 1 phân tử acid béo có số c chẵn
(2n): [4(n-l) +10n]-2=14n-6
Trong đó:
n: phân tử acetyl-CoA oxy hóa đến cùng trong chu trình acid citric cho ÍOn phân tử
ATP
n-1: vòng oxy hóa cho 4(n-l) ATP
trừ 2 ATP được dùng trong quá trình hoạt hóa acid béo
Ví dụ:
Năng lượng của oxy hóa acid palmitic (Cl6)
Giai đoạn hoạt hóa: 2ATP
Giai đoạn oxy hóa (7 vòng): 4*7 = 28 ATP
Acetyl-CoA vào chu trình Krebs tạo: 8*10 =
80 ATP
Tổng cộng có: 28 + 80 - 2 = 106 ATP được
tạo ra khi oxy hóa palmitic

Hình 12.7. p - oxy hóa acid béo.

294

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2.1.2. Thoái hóa acid béo bão hòa có sô c lẻ
Cũng trải qua quá trình oxy hóa như trên nhưng vòng oxy hóa cuối cùng tạo thành
acetyl-CoA và propionyl-CoA. Propionyl phải trải qua nhiều biến đối đế tạo thành
succinyl-CoA có thể vào chu trình acid citric.

ATP+ ẰMP +
H o pp coo
* o
HịC-c.. -c H 3C— c C
propionyl-CoA SCoA
H SCoA
carboxylase
propionyPCoA D-methyímaionyl-CoA
41
methylmalonyl-
CoA ôpimerasê

F
methylmaíonyl-
o CoA mutase
H o
ooc -C-C - c H3C—Ó-C'
H H SCoA COO'SCoA

Succinyl’CoA L-methỵlmalonyl-CoA

Hình 12.8. Quá trình carboxyl-hóa propionyl CoA.

2.1.3. Thoái hóa acid béo không bão hòa


Oxy hóa tương tự như acid béo bão hòa nhưng phải chuyển dạng cis sang dạng
trans, dạng D sang dạng L, các liên kết đôi ở những vị trí khác nhau lần lượt chuyển
sang vị trí 2. số lượng ATP tạo thành thấp hơn.
Sự thoái hóa của acid béo không bão hòa cần hai enzym khác biệt nhau là enoyl-
CoA isomerase (xúc tác phản ứng sắp xếp lại acid CZ53 thành acid trans2) và 2,4 dienoyl-
CoA reductase (chuyển acid trans2 cis4 thành acid trans2)

Enoyl-CoA
isomerase

Hình 12.9. Thoái hóa acid béo không bão hóa.

295

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Ỉ.4.
2. Thoái hóa acid béo tạo lập thể ceton
Sau khi thoái hóa acid béo, acetyl-CoA có thể oxy hóa hoàn toàn trong chu trình
acid citric, tham gia tổng họp cholesterol hoặc các thể ceton.
Các the ceton gồm ba chat: acid acetoacetic, acid P-hydroxybutyric và aceton.

OH
acid p-hydi-oxybutìric CHq-CH-CHo-COO'

o
acid acetoacetic JI ..
CH3-C-CH2-COO
o
aceton CH3-Ổ-CH3

Hình 12.10. Các thể ceton.

Quá trình sinh tổng họp các thể ceton được thực hiện trong ty thể tế bào gan.

ỌII
2CH3-C~S-CoA
acetyl CoA \\
ọ ọ
vo A CH.3-C-CH
CoA* il 2-C ~ S-CoA
acetoacetyl CoA
acetoacetyl CoA p-hydroxy-0-
> methy IQI
X CoA
acetyl CoA ỵ utaryI Co A
+ ^0 X
> acetyl Co A
NADH + H+ acetoacetat H*
NAD*
p-hydroxybutyrat CO2
A aceton
Hình 12.11. Quá trình sinh tổng hợp các thể ceton.

Các thể ceton có tính acid cao. Bình thường, nồng độ ceton máu dưới lmg/dl, nước
tiểu không có ceton. Mức ceton tăng cao bất thường trong các trường họp như đói ăn

296

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
lâu ngày, suy dinh dưỡng, đái tháo đường. Nhiễm ceton có thể gây nhiễm toan nặng.
Khi nồng độ thể ceton trong máu tăng tăng cao >70 mg/dl thì có thể phát hiện thể ceton
trong nước tiểu. Khi nồng độ thể ceton trong máu vượt quá 100 mg/dl thì hoi thở có mùi
của ceton.
Chuyển hóa của các thể ceton như sau:
Acetoacetat và hydroxybutyrat được sản xuất đầu tiên ở gan; khuếch tán vào máu
đến các mô tim, não; rồi chuyển thành acetyl-CoA; đi vào chu trình acid citric tạo năng
lượng cho mô hoạt động. Aceton chỉ sản xuất một số lượng nhỏ; bài tiết ra nước tiểu,
hơi thở khi cơ thể nhiễm toan.

2.2. Tổng họp acid béo

2.2.1. Đại cương


Thức ăn không phải là nguồn acid béo duy nhất.
Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có thể tổng hợp acid béo để dự trữ năng lượng
lâu dài và dùng trong cấu trúc màng tế bào. Tổng họp acid béo xảy ra mạnh mẽ ở mô
gan, mỡ, niêm mạc ruột; ít hơn ở cơ, da, thần kinh. Xảy ra ở bào tương, một phần ít xảy
ra ở trong ty thể và microsom.
Tổng hợp acid béo đơn giản hơn thoái hóa. Có sự khác nhau giữa tổng hợp và thoái
hóa acid béo, tổng họp xảy ra ở bào tương, còn thoái hóa acid béo chỉ xảy ra ở ty thể.
Một protein vận chuyển acyl (ACP-acyl carrier protein) được sử dụng trong suốt quá
tổng họp như điểm kết nối. Tất cả sự tổng họp đều có sự xúc tác của một phức họp
enzym là multienzym acid béo synthetase. NADH,H+ và FADH2 được tạo thành trong
thoái hóa; NADPH được sử dụng cho tổng họp.
về tổng thể, quá trình tổng họp palmitic từ acetyl-CoA gồm hai giai đoạn:
- Tạo 7 maỉonyl-CoA:
7Act CoA + 7CO1 + 7ATP —► 7mak>nyi-CoA + 7ADP + 7Pi

- Trùng ngưng và khử:


Act CoA + 7malonyl-CoA + 14NADPH + 14HT—> palmitat + 8C0A + 14NADP- + 7H2O
Phương trình tổng quát:

8Act CoA + 7ATP + 14NADPH + 14H*


—► paỉmitat + 8C0A + 7H2O + 7ADP + 7Pi + 14NADP~

2.2.2. Tông hợp acid béo không bão hòa


Xảy ra trong lưới nội bào của tế bào gan, mô mỡ, cần có oxy phân tử và cytocrom b5.

297

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
ở động vật, liên kết đôi được tạo thành theo quy luật sau: liên kết đôi đầu tiên luôn
ở vị trí c9; liên kết đôi kết tiếp tạo thành giữa liên kết đôi trước và nhóm COOH và cách
liên kết đôi trước 3C.
Các acid béo không bão hòa nhiều liên kết đôi trong cơ thể động vật đều có nguồn
gốc từ 4 tiền chất là: palmitoleic C169, oleic C189, linoleic C189’12, linolenic C189’12’15.
Acid linoleic và acid linolenic CƠ the không tong họp được phải lay từ thức ăn nên
được gọi là acid béo cần thiết (hay vitamin F), có nhiều trong dầu thực vật hay dầu cá,
chuyển thành acid arachidonic và eicospetanoic để tống họp eicosanoid (prostaglandin,
leucotriens, thromboxan).

2.3. Điều hòa sinh tổng họp acid béo


Quá trình điều hòa rất phức tạp, tốn kém về mặt năng lượng và được điều hòa chặt
chẽ. Tổng họp acid béo tùy thuộc vào nhịp độ thành lập triglycerid và phosphoglycerid
vì lượng acid béo tự do không thể tích tụ lại trong tế bào một cách vô giới hạn. Quá
trình sinh tổng họp acid béo được điều hòa bởi cơ chế sau:
- Mô nào có hệ thống HMP hoạt động mạnh cũng sẽ là nơi có sinh tống họp acid
béo vì NADPH,H+ được cung cấp nhiều nhất (mô mỡ, gan, ruột...).
- Tình trạng dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh tổng họp acid
béo: ăn nhiều glucid, tăng tạo các sản phẩm Act-CoA, NADPH,H+ dẫn đến tăng sinh
tổng họp acid béo, song nồng độ acid béo tự do trong máu không tăng, thậm chí giảm vì
quá trình sử dụng acid béo đó cho tổng hợp triglycerid cũng tăng.
- ở động vật, quá trình này được điều hòa bởi nồng độ cholesterol nội bào. Điểm
điều hòa quan trọng nhất là phản ứng biến đổi HMG-CoA thành mevalonat do enzym
HMG-CoA reductase xúc tác. Enzym này bị ức chế bởi các dẫn xuất của cholesterol và
hormon glucagon, được hoạt hóa bởi insulin.
- Ảnh hưởng của hormon: bệnh đái tháo đường thiếu insulin lượng glucose vào tế
bào giảm nên sinh tổng hợp acid béo cũng giảm, tuy nhiên lượng acid béo tự do trong
máu lại tăng.
- Anh hưởng của cơ chế cạnh tranh, dị lập thể...

3. SINH TỔNG HỢP CHOLESTEROL


Cholesterol được tổng họp (cholesterol nội sinh) chủ yếu ở gan, vỏ thượng thận,
lách, niêm mạc ruột, phổi, thận.

3.1. Các giai đoạn tổng họp cholesterol


Gồm ba giai đoạn:

298

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Acetyl CoA + Acetoacetyl CoA

Giai đoạn 1
pHMG

Acid mevalonic CH2—CH2—c—CIỈ2—COOH
ị 1’ '
I ÒH CH3
Giai đoạn 2 si'

Squalen (30c)

Giai đoạn 3

Cholesterol (27C)

Giai đoạn 1: tổng hợp mevalonat, xảy ra trong ty lạp thể của tế bào gan.
2 Act CoA
Thiolase HSCoA
AcetoạcetylCoA
HMG-CoA __ ActCoA
synthetase __
HSCoA
HOOC-CH2—c—CH2—C—SCoA
CHS* XOH ó

pHMGCoA
* HMG-CoA ^-2NADPH,H+
Reductase .
2NADP+, HSCoA
HOOC — CH2 —. C — CH2 — CH2OH
CH3/XOH
HMG Reductase (bị ức chế do cholesterol)

Giai đoạn 2: tổng hợp squalen.


Đây là một loạt các phản ứng trùng ngưng. Từ mevalonat tạo ra đơn vị 5C
isopentenyl pyrophosphat.
ATP -ADP ATP. ADP
A. mevalonic —* 5’-Phosphomevalonic a »• 5-Pyroph.osphat mevalonic
kinase kinase
ATP ADP £02, Pvc
, 3’’P-5’-Pyrophosphat mevalonic —-—► Isopentenylpyrophosphat (5C)
kinase decarboxylase
Trùng ngưng các phân tử isopentenyl pyrophosphat tạo squalen.

299

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Geranyl (p) + isopentenyl (p)


Cio\ / C6

Famesyl pyro (p) + Famesyl pyro (p)


C15 C15

2P-P

NADPH,H+

NADP+
Squalen

Giai đoạn 3: đóng vòng squalen tạo cholesterol.

Đây là phản ứng đặc biệt trong hóa sinh, có ĩt nhất 20 enzym phản ứng trong quá
trình này. Cholesterol di chuyển trong máu, đặc biệt trong thành phần P-lipoprotein.
Trong máu và đặc biệt ở gan, cholesterol bị èste hóa tạo thànhicholestérol este theo
những cơ chế sau:

300

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

lecithin Lysolecithin

4- Trong máu
LCAT (lecithin - cholesterol acyl transferase)
Acyl CoA HSCoA

+ Tại gan Q —------ h C.E


ACAT (Acyl CoA - Cholesterol - Acyl transferase)

Nồng độ cholesterol toàn phần (CT = c + CE) trong máu khoảng ~ 2g/L có xu
hướng tăng theo quá trình tích tuổi nhưng từ 60 tuổi trở lên cholesterol có chiều
hướng giảm. Bình thường tỷ lệ CE/CT ~ 2/3. Trong những bệnh tổn thương gan, tỷ
lệ này giảm.
Khi quá trình chuyển hóa hoặc vận chuyển cholesterol bị rối loạn, nồng độ
cholesterol máu có thể tăng. Đó là một trong những yếu tố nguy cơ đối với bệnh xơ vữa
động mạch (atherosclerosis).

3.2. Cholesterol là tiền chất của nhiều chất có hoạt tính sinh học quan trọng
Cholesterol là tiền chất của nhiều chất có hoạt tính sinh học quan trọng như các
acid mật, muối mật, viatmin D3, nội tiết tố steroid.

3.2.1. Các acid mật, muối mật


Con đường chính để phân giải cholesterol là biến đổi thành các các acid mật.

3,7,12 — OH — add cholic


3,12 —» OH — add deoxycholic
3,7 — OH — a. chenodeoxycholic
3 — OH — a. litocholic

Cholesterol -> acid cholanic các acid mật. Tùy theo vị trí oxy hóa (tạo nhóm
hydroxyl) sẽ có những acid mật tương ứng. ở người quan trọng nhất là acid cholic, acid
deoxycholic với tỷ lệ 3 : 1. Các acid mật thường ở dưới dạng liên hợp với glycin hay
taurin tạo nên muối mật tương ứng glycocholat, taurocholat hoặc glycodeoxycholat,
tauro-deoxycholat. Muối mật tạo ở gan, được tiết vào ruột, giúp tiêu hóa, hấp thu lipid,
phần lớn được tái hấp thu qua tĩnh mạch cửa về gan, phần nhỏ theo phân ra ngoài.
Những bệnh lý về gan mật thường có rối loạn về chuyển hóa sac tố mật, muối mật.

301
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.2.2. Vitamin D

Dưới tác dụng của tia cực tím, vitamin D được tạo thành từ cholesterol.

3.2.3. Nội tiết tố steroid


Hormon sinh dục nữ: estrogen-18C, còn gọi chung là các phenol steroid, được tổng
họp trong các buồng trứng, nang chín, hoàng thể, vỏ thượng thận, nhau, tinh hoàn.

Có 3 chất chính,
Estron : 1,3,5 Estratrien 3ol 17 op
Estradiol: 1,3,5 Estratrien 3,17 diol
Estriol: 1,3,5 Estratrien 3,16,17 triol

Hormon sinh dục nam: androgen-19C, được tổng hợp trong tinh hoàn, vỏ thượng
thận, buồng trứng.
Có 2 chất chính :
Ạ4 Androsten 17ol 3on
Androsteron : Androstan 3ol, 17on

Androsteron

Corticoid: corticosteroid-21 c, hormon vỏ thượng thận. Tại vỏ thượng thận có ba


nhóm hormon được tổng hợp là glucocorticoid, mineralocorticoid, progesteron.
- Glucocorticoid (vai trò trong chuyển hóa đường).

302

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
- Corticosteron (hormon B)
OH
A4 - pregnen 11, 21 diol 3-20 dion
- Cortison (hormon E)
A4 - pregnen 17, 21 diol 3, 11,20 trion HO

- Cortisol (hormon F)
A 4 - pregnen 11,17,21 triol 3,20 dion
- D.o.c (Deoxycorticosteron)
A4 - pregnen 21 ol 3-20 dion

- Aldosteron Hormon
A4 - pregnen 11, 21 điol 3-20 dion.

- Mineralocorticoid (vai trò trong chuyển hóa muối nước).


Ọ OH
ĩ „
C—H

Aldosteron

- Progesteron có 21C, hormon sinh dục nữ ở vỏ thượng thận, là chất trung gian
trong quá trình tổng họp các steroid vỏ thượng thận. Được tổng họp ở vỏ thượng thận,
nang trứng, thể vàng, nhau.

4. CHUYỂN HÓA TRIGLYCERID, PHOSPHOLIPID VÀ CÁC LIPID KHÁC

4.1. Thoái hóa triglycerid và phospholipid

4.1.1. Thoái hóa triglycerid

AB AB
Triglycerid —------ ► OG —► Glycerol + AB
ATP\ ZNAD++

-NADH.H

PDA

HDP

Chu trình acid citric

Hình 12.12. Sơ đồ thoái hóa TG.

303

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Acid béo được tách ra tù’ triglycerid ở mô mỡ, có thể tùy theo nhu cầu mà acid béo
tham gia tổng hợp lại triglycerid hoặc vào máu kết hợp với albumin để vận chuyển đến
các mô khác. Glycerol cũng vào máu đến các mô khác biến thành PDA tham gia tổng
họp glucose hay oxy hóa thành acetyl-CoA vào chu trình citric.

4.1.2. Thoái hóa phospholipid

Dưới tác dụng của phospholipase A, B, c, D các phospholipid bị thủy phân thành
acid béo, glycerol, acid phosphoric, base nitơ.

Hình 12.14. Sơ đồ thoái hóa phospholipid.

304

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

4.2. Tổng hợp triglycerid và phospholipid


Xảy ra mạnh mẽ ở mô gan và mô mỡ. Các chất tham gia tổng hợp đều ở dạng hoạt
hóa: acyl-CoA, glycerol-P và CDP base nitơ.

4.2.1. Hoạt hóa các chất tham gia sinh tổng hợp triglycerid và phospholipid
- Acyl-CoA lấy tù' sản phẩm của quá trình tổng họp acid béo.
- a-Glycerol phosphat (a-GP) có hai nguồn gốc khác nhau tùy mô.
- Ở mô mỡ, mô cơ a-glycerol phosphat có nguồn gốc từ thoái hóa glucid.
HDP
Glucose -» PDA * Glycerol 3 (P) (ct GP)
NADH.H’ NAD4
0 mô gan, thận, ruột, tuyến sữa với sự có mặt của enzym glycerol kinase, ct-
glycerol phosphat được tạo thành từ glycerol (sản phẩm của quá trình thủy phân
triglycerid).
Quá trình hoạt hóa các base nitơ cần thiết cho sinh tổng họp phospholipid xảy ra
như sau:

CTP p-p

Chữlin <P) CDP Ctalin


12}

hoặc
Elhanolamiri Phosphoethanolami n

CDP • Ethanolânùn

4.2.2. Sơ đồ tống hợp triglycerỉd và phospholipid


- S-adenosyl methionin viết tắt là S.A.M có nhiệm vụ cung cấp nhóm methyl -
CH3 hay còn gọi là methyl hoạt hóa, có được từ phản ứng sau:

305
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
ATP ADP

Methionin s - Adenosyl Met


CHj - s - CH: - CH: - CH COOH
I! i
Adenosyl NH:

Sinh tổng hợp triglycerid xảy ra mạnh mẽ ở gan và mô mỡ, sinh tổng hợp
phospholipid xảy ra chủ yếu ở gan được vận chuyển qua máu đến các mô khác, tham
gia cấu tạo màng tế bào hoặc thoái hóa cho năng lượng.

306

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
4.3. Sphingolipid

4.3.1. Thoái hóa sphingolipid

Được phân giải trong lysosom của các thực bào, đặc biệt là đại thực bào của hệ
thống lưới nội mô nằm chủ yếu ở gan, lách, tủy xương. Thiếu hụt những enzym nhất
định của lysosom có thể sinh ra những bệnh ứ đọng sphingolipid.

4.3.2. Tổng họp sphingolipid


Tất cả đều được hình thành từ ceremid.

5. VẬN CHUYỂN LIPID MÁU

5.1. Cấu trúc lipoprotein


Có 4 loại lipoprotein huyết tương chính vận chuyển lipid máu là: chylomicron,
VLDL, LDL, HDL. Thành phần các lipoprotein thường giống nhau, được cấu tạo gồm:
triglycerid, cholesterol este, cholesterol, phospholipid nhưng có sự khác nhau về tổng
lượng và tỷ trọng các loại lipid trên.
Tất cả các lipoprotein đều có cấu trúc theo nguyên tắc, các phân tử hay nhóm ưa
nước (phân cực) quay ra ngoài làm lớp vỏ bao bọc, phần nhân là các phân tử, các gốc kỵ
nước (không phân cực).
Theo nguyên tắc này, phần phân cực của phospholipid, cholesterol tự do ở ngoài
vỏ. Chuỗi hydrocarbon của phospholipid quay vào trong (triglycerid, cholesterol este ở
trong nhân).
........... Cholesterol
Phospholipid

Nhân gồm
triglỵcerid và
cholesterol este

Apolipoprotein

Hình 12.16. Cấu trúc lipoprotein.

307

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
5.2. Phân loại lipoprotein
Các lipoprotein có tỷ lệ lipid và protein khác nhau nên chúng có tỷ trọng, điện tích
khác nhau và có thể tách riêng các loại lipoprotein bằng phương pháp siêu ly tâm hoặc
điện di.
Đưỡng đặt HT
HT : huyết thanh
ị : chiều di chuyển

CM : chylomicron)
p LP : p lipopotein
pre-P-LP : pre-0-lipoprotein
aLP : a — lipoprotein
VLDL : very low density LP
LDL : low density LP
HDL : high density LP
Hình 12.17. Các loại lipoprotein bằng phương pháp siêu ly tâm và điện di.

Bảng 12.1. Nồng độ lipid huyết tương

Thành phần mg% mmol/L

Triglycerid 140 1,6 (0,9-2,0)

Phospholipid 210 3,2 (1,8-5,8)

Cholesterol 200 5,2 (2,8-8,3)

Cholesterol tự do 55 1,4 (0,7-2,7)

Acid béo tự do 12 0,4 (0,2-0,6)

Bảng 12.2. Tỷ lệ protein và lipid trong lipoprotein máu

Thành phần (%)_______


Lipoprotein Tỷ trọng
Protein Phospholipid Cholesterol Triglycerid

CM <1,006 2 9 4 85

VLDL 0,95-1,006 10 20 20 50

LDL 1,006-1,063 23 20 45 12

HDL 1,063-1,210 55 24 17 4

308

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
5.3. Vận chuyển lipid máu

- Chức năng của lipoprotein:


+ Chylomicron: chuyển triglycerid từ thức ăn về gan
+ VLDL: chuyển triglycerid nội sinh từ gan về ngoại biên
+ LDL: chuyển cholesterol đến các tế bào ngoại biên
+ HDL: chuyển cholesterol từ tế bào ngoại biên về gan
Đe đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch, trên lâm sàng các xét nghiệm thường được
chỉ định: cholesterol, triglycerid, cholesterol trong HDL (HDL-C), trong LDL (LDL-C)
và tỷ lệ HDL-C/LDL-C, cholesterol/ HDL-C.

6. ĐẶC ĐIẺM CHUYỂN HÓA LIPID Ở MỘT SỐ MÔ

6.1. Chuyển hóa lipid ở mô mỡ

6.1.1. Chuyển hóa triglycerid

Tại mô mỡ, triglycerid liên tục thủy phân hay tái tổng họp tùy theo nhu cầu, điều
kiện cơ thể (tình trạng dinh dưỡng, hoạt động của hormon...). Quá trình thủy phân
triglycerid giải phóng glycerol tự do và acid béo có thể tái tổng hợp trở lại thành
triglycerid cùng với glycerol-P có nguồn gốc từ chuyển hóa đường. Vì mô mỡ không có
enzym glycerol kinase để biến glycerol thành glycerol-P nên glycerol tự do ở mô mỡ
phải theo máu về gan, thận để tái tổng hợp triglycerid và phospholipid tại các mô đó.

309
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
6.1.2. Anh hưởng của hormon đối với chuyển hóa lipid tại mô mỡ

Insulin có tác dụng làm tăng hấp thu glucose vào tế bào, tăng thoái hóa glucose tạo
glycerol-P, tăng sinh tổng hợp triglycerid. Insulin ức chế hoạt động của lipase; vì vậy,
trong bệnh tiểu đường do thiếu insulin, glucose trong máu tăng do không vào được tế
bào đồng thời acid béo tự do trong máu cũng tăng do quá trình thoái hóa triglycerid.

AB AB AB
TG ■£> - > Glycerol
Triglycerid lipase hoạt động
Protein kinase
Triglycerid lipase không hóạt động
ATP -- -———► AMPv ------- ► 5’ AMP
Adenylcyclase Phosphodiesterase
Adrenalin
Noradrenalin
Glucagon >
Insulin
ACTH
TSH J
Thyroid hormon
Hình 12.19. Ảnh hưởng của hormon đối với sự thủy phân TG.

6.2. Chuyển hóa lipid ử gan

Gan là noá tạo mật, thoái biến và tổng họp acid béo, phospholipid, cholesterol este
và triglycerid. Tống họp acid béo, oxy hóa acid béo xảy ra chủ yếu ở gan, tạo ra acetyl-
CoA, một phần nhờ tiếp tục đốt cháy trong chu trình citric tại gan, phần lớn acetyl-CoA
được vận chuyển trong máu dưới dạng các thể ceton đến các mô khác, để tiếp tục đốt
cháy cho ra năng lượng tại các mô đó.
Phospholipid được tổng họp chủ yếu tại gan, đóng vai trò vận chuyển, đưa mỡ ra
khỏi gan.
Bình thường, triglycerid được tổng họp ở gan (từ glycerol-P từ sự thoái hóa glucid
và acid béo tự do từ máu do mô mỡ phóng thích), không tích tụ trong gan mà được vận
chuyển nhanh ra khỏi gan cùng với phospholipid, cholesterol, cholesterol este và
apoprotein dưới dạng VLDL.

310
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Phản ứng sau đây được xúc tác bỏi enzym nào?
Phospholipid + H2O —> Lysophospholipid + acid béo
A. Lipase
B. Amylase
c. Phospholipase - A2
D. Reductase
2. Lipoprotein lipase có nhiều nhất ở đâu?
A. Lòng ruột non
B. Gan
c. Thành mạch máu
D. Tụy tạng

311

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3. So với kỹ thuật điện di, thành phần nào sau đây tương ứng vói P-lipoprotein?
A. LDL
B. VLDL
c. HDL
D. Apo B-48
4. Lipoprotein nào sau đây chỉ được tổng hợp ở ruột non?
A. HDL
B. LDL
C. VLDL
D. Chylomicron
5. Trong phương pháp điện di, thành phần nào sau đây tương ứng với HDL ở
phương pháp siêu ly tâm?
A. Chylomicron
B. P-lipoprotein
c. Pre-ị3-lipoprotein
D. a-lipoprotein
6. Thành phần lipid nào sau đây có nhiều trong chylomicron?
A. Phospholipid
B. Cholesterol
c. Triglycerid nội sinh
D. Triglycerid ngoại sinh
7. Thành phần lipid nào sau đây có nhiều trong HDL?
A. Phospholipid
B. Cholesterol tự do
c. Triglycerid
D. Acid béo tự do
8. Dựa vào kích thước (đường kính) của các loại lipoprotein - huyết tương, hãy
chọn tập họp đúng?
A. Chylomicron > LDL > VLDL > HDL
B. Chylomicron > VLDL > LDL > HDL
c. HDL > LDL > VLDL > chylomicron
D. HDL > VLDL > LDL > chylomicron
9. Sau bữa ăn khoảng 2 giờ, huyết tương đục là do sự hiện diện nhiều của phân tử
nào?
A. HDL
B. LDL

312

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

c. VLDL
D. Chylomicron
10. Tổng hợp cholesterol diễn tiến theo thứ tự nào sau đây?
A. Acetyl-CoA - mevalonat - lanosterol - squalen - cholesterol
B. Acetyl-CoA - squalen - mevalonat - lanosterol - cholesterol
c. Acetyl-CoA - mevalonat - squalen - lanosterol - cholesterol
D. Lanosterol - mevalonat - squalen - cholesterol

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Đỗ Đình Hồ (2005). Hóa sinh y học, Nhà xuất bản Y học.
2. Lê Xuân Truờng (2015). Hóa sinh y học, Nhà xuất bản Y học.

Tiếng Anh

3. Victor w. Rodwell, David A. Bender, Kathleen M. Botham, Peter J. Kennelly, p.


Anthony Weil (2015). Harper's Illustrated Biochemistry, LANGE, McGraw-Hill
Medical.

313

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CHƯƠNG XIII
CHUYÊN HÓA PROTID

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trĩnh bày được các enzym thủy phân protein và cơ chế tác động của chủng.
2. Viết được các phản ứng khử amin, khử carboxyl, trao đối amin của các acid
amin cùng các cơ chế của chủng.
3. Mó tả được các giai đoạn của chu trình urê.
4. Mô tả điĩợc sự biến hóa của acid a-cetonỉc.
5. Trình bày được sự thoái hóa riêng biệt của các acid amỉn.
6. Trình bày được nguyên tắc chung để tổng hợp acid amin.
7. Ke tên được một vài bệnh lý di truyền liên quan den CH acid amin.

GIỚI THIỆU CHUNG

Trong chương này, chúng ta sẽ xem con đường đi của protein sau khi được đưa vào
cơ thể từ thức ăn sẽ như thế nào. Protein là chất hữu cơ chứa nitơ; vì vậy, có khái niệm
sự cân bằng nitơ khi nói đến chuyển hóa protein, ở một người trưởng thành bình
thường, lượng nitơ đưa vào cơ thể bằng lượng nitơ thải ra, người ta nói rằng có sự cân
bằng nitơ. Neu lượng nitơ đưa vào cơ thể lớn hơn lượng thải ra, người ta nói rằng có sự
cân bằng dương, thường gặp ở cơ thể đang phát triển hay phụ nữ mang thai. Ngược lại,
nếu lượng nitơ nhập bé hơn lượng nitơ xuất, chúng ta có cân bằng nitơ âm, gặp ở người
bệnh sau phẫu thuật, ung thư tiến triển, cơ thể suy yếu. Chúng ta cũng sẽ xem xét nitơ
của acid amin chuyến hóa thành urê như thế nào đế đào thải ra ngoài. Trong tất cả các tế
bào sống, sự thoái hóa protein và tổng hợp protein luôn luôn xảy ra đồng thời đó là sự
luân chuyển không ngừng. Mồi ngày, chúng ta xoay vòng khoảng 1-2% tổng lượng
protein của cơ thể, chủ yếu là protein của cơ. Protein thoái hóa thành acid amin tự do,
acid amin tự do không được dự trữ trong cơ thể, nên nếu protein thoái hóa quá nhiều,
acid amin sẽ chuyển hóa thành sản phẩm đào thải hoặc tham gia sinh tổng hợp protein
mới. Sườn carbon của acid amin sẽ chuyển hóa thành các sản phẩm chuyển hóa trung
gian, có thể đi vào các con đường chuyển hóa khác, nhóm amin sẽ đi vào chu trình urê
tạo sản phẩm đào thải. Chương này cũng đề cập đến một số bệnh di truyền hiếm liên
quan tới khiếm khuyết một so enzym của chu trình urê cũng như sự rối loạn chuyển hóa
chuyên biệt của một so acid amin.

314
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1. ĐẠI CƯƠNG
Mỗi ngày, cơ thể cần 30-60 g protein để: tổng họp những protein cấu trúc và chức
năng (collagen, myosin); tổng họp những protein có hoạt tính sinh học (enzym,
hormon); tống họp những chất có hoạt tính sinh học (histamin, serotonin); cung cấp
năng lượng (protein cung cấp 12% tổng năng lượng của cơ the). Protein té bào luôn
được đối mới. Quá trình thoái hóa protein tế bào nhờ enzym catepsin A, B, c... trong
lysosom của tế bào. Trong cơ the, protein được dự trữ một cách lỏng lẻo khoảng 8,25 kg
chủ yếu trong máu, gan và cơ. Lượng protein ở tim và não là cố định, khi can protein từ
cơ sẽ bổ sung cho tim và não. Protein ở gan và huyết tương có thể thay đổi chút ít phụ
thuộc vào chế độ ăn. Người ta ước tính sự quay vòng protein trong cơ thế người trưởng
thành trong 24 giờ là khoảng 250 g.
Protein đưa vào từ thức ăn qua quá trình tiêu hóa và hấp thu sẽ cung cấp nguồn acid
amin tự do cho cơ thể. Trong cơ thể có 2 nguồn acid amin: ngoại sinh (từ thức ăn) và
nội sinh (sản phẩm của quá trình thủy phân protein tế bào nhờ catepsin hay được tống
họp trong cơ thể). Acid amin tự do được hấp thu qua tế bào niêm mạc ruột vào máu,
theo tĩnh mạch cửa tới gan, đi tới tế bào và mô. Trong tế bào, acid amin tự do không
được dự trữ mà được dùng để sinh tổng họp mới protein cho tế bào, đi vào con đường
thoái hóa hoặc tham gia sinh tổng họp các chất có hoạt tính sinh học.

Peptid tiêu hóa ---------- co2, H2O, Urê, Q


—► Acid amin
Protein] hấp thu
Sản phẩm sinh học
.
Protein
đặc

biệt

Ống tiêu hóa Tế bào

Hình 13.1. Sơ đồ tổng quát chuyển hóa protein và acid amin.

2. TIÊU HÓA PROTEIN


Tiêu hóa protein (thức ăn) chính là quá trình thủy phân chuỗi polypeptid thành
oligopeptid và cuối cùng thành acid amin tự do nhờ các enzym proteinase trong dịch
tiêu hóa. Proteinase bản chất là các peptidase xúc tác phản ứng cắt đứt các liên kết
peptid với sự tham gia của nước.

315

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2.1. Các enzym thủy phân protein ở ống tiêu hóa
Lúc đầu các peptidase trong dịch vị, dịch tụy và dịch ruột được tiết ra dưới dạng
không hoạt động (proenzym), sau đó trở thành hoạt động trong ống tiêu hóa đế xúc tác
sự thủy phân protein. Proteinase ở ống tiêu hóa chia thành 2 nhóm: endopeptidase và
exopeptidase.

2.1.1. Endopeptidase', là những enzym xúc tác thủy phân liên kết peptid bên trong
chuỗi polypeptid.

Liên kết peptid

HỉN—CH..... HN—CH—co HN-CH-CO.... CH-COOH


I I HO H I I
R R’ R* R”
Peptidase
Đầu N tận Đầu c tận

H2N—CH HN—CH—COOH + H2N-CH-C0.... CH-COOH

R R* R" . R”

Dịch vị
Pepsinogen Pepsin
(không hoạt động) HCI (pH : 1-2) (hoạt động)

h2n-O Q-COOH

AA Đầu • AA Cuối

AminopeiDtidase Pef)sin Tryp sin Chyrrlotrysin Carbox’/peptidase

Hình 13.2. Các enzym thủy phân protein và peptid (Sách Hóa sinh Y học, Chủ biên GS. Đỗ
Đình Hồ, 2005).

Trong phần này sẽ giới thiệu 3 endopeptidase là pepsin, trypsin và chymotrypsin.


- Pepsin: được tiết ra từ tế bào niêm mạc dạ dày, là enzym đầu tiên thủy phân
protein thức ăn. Pepsin được tiết ra dưới dạng proenzym là pepsinogen, sau đó
dưới tác dụng của môi trường acid trong dạ dày, pepsin tự thủy phân đoạn

316

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
oligopeptid che khuất trung tâm hoạt động để trở thành dạng hoạt động là pepsin.
Pepsin hoạt động mạnh ở pH 1.7-2 và đặc hiệu với những liên kết peptid có sự
tham gia của nhóm amin của acid amin gốc R có chứa nhân thơm (tyrosin,
phenylalanine). Pepsin cắt phân tử protein thành những proteose hay pepton với
trọng lượng phân tử còn khá lớn.
- Trypsin: là enzym quan trọng của tuyến tụy, tiết ra ở tụy, đổ vào ruột dưới dạng
proenzym là trypsinogen sau đó trở thành dạng hoạt động trypsin. Trypsin hoạt động tốt
nhất ở pH = 8. Tính đặc hiệu của trypsin là thủy phân liên kết peptid có sự tham gia của
nhóm carboxyl của acid amin kiềm (Arg và Lys).

Arg-CO-rNH - val........ CO-NH - Lys - co 4 NH

Hình 13.3. Trypsinoge và Trypsin với vị trí cắt đặc hiệu của nó.

- Chymotrypsin: tiết ra ở tuyến tụy dưới dạng proenzym là chymotrypsinogen.


Trypsin xúc tác cắt đứt chuỗi oligopeptid dư thừa biến chymotrypsinogen thành dạng
enzym hoạt động chymotrypsin. Chymotrypsin hoạt động mạnh nhất ở pH = 8. Tính đặc
hiệu rộng hơn trypsin: thủy phân liên kết peptid của Tyr, Phe, Trp, Met, Leu.
Chymotrypsin thuộc nhóm enzym serin protease.

317

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Rãnh ky nước X <•$(/


của enzyme , , cj-ai, ~^Đầu N-tận
t sv '
I195-CH-C- cơ chât là chuỗi
J ' i.polypeptid--------- .
■ -d V .
C-tận

Phức Enzym - cơ chất Giai đoạn chuyển đổi Phức hợp trung gian
đầu tiên Acyl-Enzym

Giai đoạn chuyển đổi


thứ hai

Hình 13.4. Cơ chế hoạt động của chymotrypsin.

2.1.2. Exopeptidase: là nhóm enzym xúc tác phản ứng thủy phân liên kết peptid ở hai
đầu tận của chuỗi polypeptid. Đầu tiên, protein được tiêu hóa bởi các endopeptidase, cắt
thành các mẫu proteose nhỏ hơn, sau đó exopeptidase sẽ làm nhiệm vụ cắt dần và giải
phóng từng acid amin tự do từ hai đầu. Có 2 loại exopeptidase là carboxypeptidase và
aminopeptidase.
- Carboxypeptidase: là nhóm enzym có so EC 3.4.16 - 3.4.18, được tiết ra bởi
tuyến tụy hoặc ngoài tụy. Carboxypeptidase hoạt động mạnh ở môi trường kiềm, đặc
hiệu cho acid amin tận cùng là: Phe và không đặc hiệu cho prolin và hydroxyprolin.
Carboxypeptidase thuộc nhóm metalloexopeptidase (có chứa Zn2+). Phân loại dựa trên
cơ chế của trung tâm hoạt động (TTHĐ): chia làm 2 nhóm
+ "serin carboxypeptidases" (EC 3.4.16).
+ "Cystein carboxypeptidase" (hay "thiol carboxypeptidases") (EC 3.4.18).
Phân loại dựa trên cơ chất mà nó có khả năng xúc tác:
+ Carboxypeptidase A (A viết tắt cho aromatic/aliphatic: vòng thơm hoặc kỵ
nước); chia nhóm nhỏ từ CP AI đến CP A6
■ Exopeptidase tuyến tụy (CPA1 và CPA2)
■ Exopeptidase không thuộc tuyến tụy (CPA3-CPA6)

318
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
■ Thủy phân liên kết peptid của acid amin đầu C- tận có R là vòng thơm
hoặc kỵ nước mạch dài (aliphatic)
+ Carboxypeptidase B (B viết tắt cho basic - kiềm):
H Thủy phân liên kết peptid của acid amin có R mang điện tích dương
(arginin, lysin)
+ Carboxypeptidase E: hay carboxypeptidase H (CPH)
■ Thủy phân liên kết peptid của acid amin đầu C-tận là arginin hoặc lysin
0 CPE tham gia vào quá trình sinh tổng hợp neuropeptid và hormon peptid.

Carboxypeptidase B

R
À JL , o
ĩf Y
o
Chuỗi pdypeptid n đơn Chuỗi pờypeptid Acid amin
nguyên n-1 dơn nguyên
R’ = Arg, Lys và Omithin

Hình 13.5. Carboxypeptidase B.

- Aminopeptidase: là nhóm enzym xúc tác thủy phân liên kết peptid của acid amin
đầu N-tận của chuỗi polypeptid, có trong dịch ruột, hoạt động trong môi trường kiềm.
Ngược lại với carboxypeptidase aminopeptidase thủy phân liên kết peptid của các acid
amin đầu N-tận chuỗi polypeptid.

Leucin Aminopeptidase
* H?o

Pct-ypep&d in te&du } Amro Aod Pctypepfcd in-1 resxki )

R = Lev (preferred). A ? Arg and Lys

Hình 13.6. Leucin aminopeptidase.

- Dipeptidase: là nhóm enzym cuối cùng xúc tác cắt một mẩu 2 acid amin thành 2
acid amin tự do. Dipeptidase có trong dịch ruột.

319

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
BH

O'
Hình 13.7. Dipeptidase.

2.2. Enzym thủy phân protein trong tế bào


Protein trong tế bào thủy phân bởi enzym catepsin.
- Catepsin: là enzym có trong lysosome của tế bào, thuộc nhóm enzym tiêu hóa
protein, nhiệm vụ của nó là thủy phân những protein già yếu hết chức năng, protein
không được biến đổi hoàn chỉnh sau dịch mã, hay những protein được đưa vào tế bào
qua nhập bào. Người ta xác định được 3 loại catepsin: A, B và c. Cơ chế tác dụng của
chúng tương tự như pepsin, trypsin và chymotrypsin. Trong tế bào cũng có
carboxypeptidase và amiopeptidase. Bình thường, catepsin nằm trong túi lysosome, khi
lysosome bị phân hủy giải phóng ra catepsin và rất nhiều enzym chứa trong đó gây ra
hiện tượng tự tiêu tế bào. Khi tế bào già yếu hay chết vì lý do nào đó, hiện tượng tự tiêu
xảy ra nhờ sự góp mặt của catepsin. ứng dụng trong y khoa và trong thực phẩm: muốn
ngăn cản sự tiêu hủy tế bào và mô, người ta thường ngâm thực phẩm hay tổ chức cần
bảo quản vào formol hoặc cồn để làm biến tính và ức chế hoạt động của protein trong
đó có catepsin (ví dụ: ướp xác).

Hình 13.8. Quá trình tiêu hủy protein trong tế bào nhờ catepsin trong lysosome.

320

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3. HẤP THU

Sau quá trình tiêu hóa, thực chất là thủy phân protein dưới tác dụng của enzym
trong ống tiêu hóa, các acid amin tự do được giải phóng và qua quá trình hấp thu. Quá
trình hấp thu không phải là khuếch tán đon thuần. Các acid amin L được vận chuyển
tích cực, đồng thuận với Na+ qua kênh Na+/K+ -ATPase qua thành ruột vào máu. Quá
trình này cần ATP và pyridoxal phosphat. Các acid amin D thì khuếch tán tự do qua
thành ruột. Các acid amin hấp thu một cách cạnh tranh, nghĩa là một acid amin ăn vào
quá thừa sẽ cạnh tranh sự hấp thu của acid amin khác. Các acid amin theo tĩnh mạch cửa
về gan và theo máu tới các mô và tế bào.

Lòng ruột Tế bào niêm mạc ruột Máu

Acid
Lòng ruột amih N„.
Riềm bàn chài
Vận chuyển
tích cực
AĨP
ADP
N«’
Huyết tương Vặn chuyển
L - acid amin D-acid amin Acid amin tộo thuận
’Tĩnh mạch cửa

Hình 13.9. Hấp thu acid amin qua tế bào niêm mạc ruột vào máu.

Tại tế bào, các acid amin sẽ được thoái hóa tạo urê, CƠ2, H2O, cung cấp một phần
năng lượng hay được sử dụng để tổng họp các phân tử sinh học quan trọng (enzym,
hormon...) cũng như được dùng làm nguyên liệu sinh tổng họp mới protein cho tế bào.
Sản phẩm đào thải là các hợp chất chứa nitơ, chủ yếu là urê.

321

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
4. THOÁI HÓA ACID AMIN

4.1. Những phản ứng thoái hóa chung của các acid amin

COOH Khử carboxyl amin


Acid amin

Hình 13.10. Sơ đồ tổng quát quá trình thoái hóa chung của tất cả acid amin.
Những phản ứng thoái hóa chung của acid amin bao gồm: khử amin oxy hóa (deamination),
chuyển nhóm amin (transamination), khử carboxyl oxy hóa (decarboxylation) và thoái hóa sườn
carbon (R).

4.1.1. Thoải hóa a-carboxyl của acid amìn (khử carboxyl oxy hóa):

Là phản ứng khử carboxyl của acid amin tạo amin tương ứng, thường là các amin
có hoạt tính sinh học. Có sự tham gia của phức họp enzym decarboxylase với coenzym
là vitamin B6.

R— CH—'coold —R—CH2-NH2

NH2
decarboxylase am in
(pyridoxal phosphat )

Ví dụ:
■ Khử carboxyl oxy hóa Trp tạo thành serotonin
■ Khử carboxyl oxy hóa Tyr tạo thành epinephrin và norepinephrin
■ Khử carboxyl oxy hóa Glu tạo thành GABA (y-aminobutyrat) - chất dẫn truyền
thần kinh.
- Mỗi một acid amin có một decarboxylase đặc hiệu với nó.

322
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Gluts mat Ghi decarboxylase Gamma amino butyrat GABA


Điêu hòa hoạt đỏng cùa hệ thân kinh

Có tác dụng giãn


Hístỉôsn mạch, co thắt phế
quản, tăng tinh thấm
thành mạch...
Hình 13.11. Khử carboxyl oxy hóa của Glu và His.

4.1.2. Thoái hóa a-amin của acid amin (khử amỉn oxy hóa)

Quá trình thoái hóa a-amin của acid amin ở động vật bậc cao bao giờ cũng là quá
trình khử amin oxy hóa tạo thành acid cc-cetonic và NH2 đuợc tách ra dưới dạng NH3.
Quá trình này xảy ra qua 2 giai đoạn:
- GIAI ĐOẠN 1: khử hydro dưới tác dụng của dehydrogenase với coenzym là FAD
-2H
R—CH—COOH ----------------------- R—c—COOH
Dehydrogenase
NH2 NH
FAD FADH2
a Imino acid
- GIAI ĐOẠN 2: Thủy phân tự phát
R—c—COOH + H2O R— c— COOH + NH3
II
NH O
a Imino acid Cl ceto acid

Hình 13.12. Khử amin oxy hóa acid amin.

- Khử amin oxy hóa của L-glutamat trong 20 acid amin co bản, riêng L-
glutamat được khử bởi enzym L-glutamat dehydrogenase hoạt động mạnh Ở pH sinh lý
cơ thể (7.3) và có coenzym là NAD hay NADP+ (tùy loại tế bào) nên có thể khử amin
trực tiếp. Còn lại các acid amin khác có dehydrogenase đặc hiệu hoạt động ở pH 10 và
coenzym là FMN hoặc FAD nên không khử acid amin trực tiếp được, phải qua phản
ứng chuyển amin. Nhóm amin thường được chuyển qua chất a-cetoglutarat, để tạo
thành L-glutamat, rồi mới được khử amin, gọi là khừ amin oxy hóa gián tiếp.

323

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
a-cetoglutarat (hay ơ-cetoglutaric acid), sản phẩm khử amin cùa L-glutamat hay
dạng a-cetonic acid của L-glutamat, được xem là chất con thoi vận chuyển nhóm amin
trong phải ứng chuyển amin cho các acid amin còn lại.

COO- C00’
Ổh2
CH2 NAD(P)+ ?.AD(P)H H20 nh4+
ch2 ùs— Ộh2
Glutamat Glutamat
H—C—NH3+ dehydrogenase dehydrogenase c=o

COO’ C00’

Glutamat a-lminoglutarat ữ-Ketoglutarat

Hình 13.13. Khử amin oxy hóa của L-glutamat.

Đây là phản ứng thuận nghịch, theo chiều thuận là phản ứng khử amin oxy hóa của
L-glutamat, theo chiều nghịch là phản ứng gắn amin (amin hóa - khử oxy) tái tạo lại L-
glutamat (đặc biệt quan trọng). Phản ứng gắn amin là một trong những con đường chính
đế cố định NH3 vào một hợp chất hữu cơ (a-cetoglutarat), là sự tổng hợp lại acid amin
tử a-cetonic acid và NH3. Mặt khác, sự chuyển hóa từ acid glutamic sang a-cetoglutaric
acid (sản phấm của chu trình acid citric) là mối liên quan giữa chuyển hóa protid và
chuyển hóa glucid.
ơ động vật bậc cao, glutamat dehydrogenase giữ vai trò thoái hóa là chính (xúc tác
phản ứng theo chiều thuận - khử amin) với coenzym là NAD, ngược lại ở vi khuẩn L-
glutamat dehydrogenase lại hoạt động mạnh theo chiều nghịch (sinh tổng hợp acid
amin) với coenzym là NADPH, nên vi khuẩn có xu hướng tổng hợp acid amin hơn là
thoái hóa.
- Khử gián tiếp amin (chuyển và khử amin) các acid amin còn lại:

324

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Phản ứng chuyên amin:

Rí -KA R1
ệ=o + Ộh-nhJ
CH-NHJ + C-O

COO" COOT COO" COO"


amino acid 1 too acid 2 too acid 1 amino acid 2

Hình 13.14. Sơ đồ phản ứng khử và chuyển nhóm amin.

Phản ứng chuyển amin được xúc tác bởi enzym nhóm transaminase, có coenzym là
pyridoxal phosphat (vitamin B6). Transaminase có nhiều ở cơ quan nào mà quá trình
chuyển hóa ở đó xảy ra mạnh mẽ, trong đó quan trọng là gan và tim. Có 2 loại
transaminase chính được tìm thấy ở gan và tim là: GOT (glutamat oxaloacetat
transaminase) hay AST (aspartat amino transferase) và GPT (glutamat pyruvat
transaminase) hay ALT (alanin amino transferase).
n
CH?-C
I Yr
Ộh2
CH?-C
I O" in-NHy

COO" coo COO" COO"


Aspartat Oxoglutarat Oxaioacetat Glutamat
a Cetogiuĩaraỉ

,o
CH?-C
I Y)~
CH2
ẻH-NH-t

COO"

Aỉanúi Oxogỉutarat Pyruvat Glutamat

Cetogiutarat

Hình 13.15. Hai phản ứng chuyển amin xúc tác bởi GOT và GPT.

325
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Chất kiềm xúc tác

PLP cùa GPT

Hình 13.16. Cơ chế phản ứng chuyển nhóm amin của coenzym PLP.
Pyridoxal phosphat (PLP) đóng vai trò như chất trung gian vận chuyển nhóm amin tại trung tâm
hoạt động của enzym aminotransferase (hay transaminase).

PLP trải qua sự chuyển đổi qua lại giữa các dạng aldehyd và pyridoxal phosphat,
dạng mà nó có thể gắn với nhóm amin của acid amin và dạng pyridoxamine phosphat,
có thể chuyển nhóm amin sang a-cetoglutarat. PLP thường gắn với trung tâm hoạt động
của enzym qua liên kết aldimine (còn gọi là Schiff base) với nhóm amin của lysin (acid
amin tại trung tâm hoạt động của enzym).
Ví dụ: phản ứng chuyển amin từ acid glutamic sang acid pyruvic (GPT xúc tác) xảy
ra qua 2 GIAI ĐOẠN:
1. A. glutamic + Pyridoxal phosphat (coenzym) —> A. ketoglutaric + Pyridoxamin
phosphat
2. Pyridoxamin Phosphat + A. Pyruvic —>Pyridoxal phosphat + Alanin
- ứng dụng lâm sàng:
GOT và GPT là các enzym nội bào, nồng độ của chúng trong huyết tương là ổn
định và rất thấp < 40 U/L (Giá trị tham khảo: bình thường GOT từ 15-29 U/L; GPT từ
11-26 U7L). Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý làm hủy hoại tế bào và mô thì
2 enzym này phóng thích và tăng cao trong máu. Thường người ta xác định hoạt độ
GOT và GPT trong máu gọi là xét nghiệm SGOT và SGPT và lập chỉ số GOT/GPT,
trong các trường họp bệnh lý tim, gan hay cơ vân. Trong nhồi máu cơ tim: chủ yếu tăng
GOT, chỉ số GOT/GPT > 1. Viêm gan siêu vi: tăng cả GPT và GOT; GPT tăng nhiều,

326

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
GOT/GPT < 1. Trong viêm gan cấp do virus, nhiễm độc GPT có thể tăng tới 100 lần,
GOP tăng ít hom. Thường GPT tăng rất sớm, từ thời kỳ ủ bệnh, trước khi xuất hiện vàng
da nên còn có giá trị trong khảo sát dịch tễ học viêm gan do virus.
- Sự vận chuyển NHỉ.
NH3 sau khi được tách ra khỏi acid amin một cách trực tiếp hay gián tiếp sẽ được
vận chuyển trong máu tới gan. NH3 tự do độc đối với cơ thể nên nó sẽ được gắn với
acid glutamic, dưới tác dụng của enzym glutamin synthetase tạo thành glutamin không
độc đối với cơ thể. Như vậy, glutamin là dạng vận chuyến NH3 tự do trong máu.

glutamin + H2O = glutamaỉ + NH/

Hình 13.17. Sự tạo thành glutamin.

NH3 có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. NH3 ngoại sinh là sản phấm thoái hóa
protein của vi khuẩn đường ruột, còn NH3 nội sinh là sản phẩm quá trình khử amin oxy
hóa acid amin trong tế bào hoặc là sản phẩm quá trình thoái hóa base purin và
pyrimidin. NH3 được vận chuyển dưới dạng glutamin theo máu tới gan. Tại bề mặt tế
bào gan NH3 sẽ được tiếp nhận đưa vào trong và đi vào chu trình urê tạo urê (phân tử
không độc) thải ra ngoài theo nước tiểu. Một phần nhỏ glutamin đến thận và NH3 được
đào thải ra ngoài dưới dạng muối amon (NHG).
Glutamin không độc, nồng độ trong máu từ 60-100 mg/1. Glutamin được tạo thành
ở hầu hết các tổ chức (cơ, não, các tuyến). Trong trường hợp toan huyết, tăng sự thủy
phân glutamin ở thận tạo NH3, đào thải ra nước tiểu dưới dạng NỈỈ4+, giúp đào thải H+,
giúp cân bang acid - base. Kiềm huyết thì ngược lại, giảm sự thủy phân glutamin.
Glutamin synthetase
Glutamin
Glutaminase

NH3 (Từ huyết tương)

I
NH/ . Đào thải ra nước tiểu

Hình 13.18. Tăng thủy phân glutamin trong toan huyết.

327

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
NH3 còn được vận chuyên theo chu trình glucose - alanin: alanin vận chuyển NH3
dưới dạng NEU+ và sườn carbon (pyruvat) về gan để tái tạo glucose và glucose lại được
vận chuyển qua máu đến sử dụng ở cơ, quá trình này mang tính chất có lợi cho cơ thể
sống (tiết kiệm năng lượng).

Glutamat u-ketoglutarat

nh2 o
ch3 ch3 ch C-OH

pyrưvat AJanin

Hình 13.19. Chu trình glucose-alanin.

- Tổng hợp glutamin tại não:


Là cơ chế khử độc NH3 chủ yếu của não mặc dù não cũng có thể tổng họp một
lượng ít urê. Hàm lượng NH3 trong máu ở não cao nhưng lượng acid glutamic máu cung
cấp cho não không đủ để tạo glutamin, não phải tổng họp acid glutamic để đáp ứng nhu
cầu cao của não. Tiền chất để tổng họp acid glutamic là acid ơ-cetoglutaric, sản phẩm
chuyển hóa trung gian của chu trình Krebs (phản ứng khử amin oxy hóa theo chiều
ngược lại). Điều đó lý giải tại sao NH3 trong máu tăng cao lại gây tổn thương tế bào
thần kinh. Tăng tạo glutamin vận chuyển NH3 tại não, gây thiếu ơ-cetoglutarat ở não,
hậu quả làm giảm oxaloacetat, ảnh hưởng chu trình Krebs, gây thiếu năng lượng cho
não. Nguyên nhân thứ hai, giảm dự trữ glutamat dẫn đến giảm tổng hợp GABA, chất
dẫn truyền thần kinh. Nguyên nhân thứ 3, tăng glutamin não, thay đổi chất gây thấm
thấu trong tế bào hạch glial gây phù não.
NH3 trong máu tăng trong một số trường họp: suy tế bào gan nặng (xơ gan giai
đoạn cuối, nhiễm độc, nhiễm virus gây hoại tử cấp...), nối thông cửa chủ (trong điều trị
hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa), bệnh di truyền do thiếu enzym của chu trình urê.
- Ngoài não, NH3 cũng được nhiều mô khác của cơ thể sử dụng để tổng họp lại
acid glutamic, tiếp đó là tổng họp nhiều acid amin khác.
- NH3 được cơ thể sử dụng để tổng hợp carbamyl phosphat trong chu ừình urê.
- NH3 còn là tiền chất để sinh tông họp mới hoàn toàn các nucleotide có thành
phần base pyrimidin.

328

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
4.2. Chu trình tạo urê (còn được gọi là chu trình ornithin của Krebs và Henseỉeit)
Vào năm 1932, Krebs và Henseleit đã chứng minh bằng thực nghiệm sự tạo thành
urê bằng cách cho mô gan tiếp xúc với dung dịch muối NHC loãng trong một luồng khí
oxy, quan sát thấy một lượng nhỏ urê tạo thành. Sau đó, Ratner và Cohen đã xác định
chi tiết các phản ứng enzym của chu trình urê.
Chu trình urê xảy ra ở gan qua 3 giai đoạn với 5 phản ứng.
- Giai đoạn 1: sự tạo thành họp chat carbamoyl phosphat từ CƠ2 và NH4 nhờ
enzym Carbamoyl phosphat synthase I (CPS I), xảy ra trong ty thể.
Phản ứng 1: cần năng lượng từ ATP
2 ATP 2 ADP

carbamoylphosphat synthetase 1 [CPS1J

Hình 13.20. Tổng hợp carbamyl (hay carbamoyl) phosphat

CPS1 được hoạt hóa bởi N-acetylglutamat, kiểm soát sự tổng họp urê nói chung.
CPS1 bị thiếu sẽ dẫn đến tăng ammoniac máu (hyperammonemia).
Phản ứng 2: cũng xảy ra trong ty thể tế bào gan, nhờ enzym omithin
transcarbamylase (OTC) xúc tác chuyển nhóm carbamyl phosphat tới omithin tạo thành
citrulin, citrulin rời ty thể ra bào tương.

CH2-NH-b
p
CH2-NH3 ____ Q-
I ~ NH2
Ộh2 ?’ [“Õ“1O=Ệ-OH
CH2 —
I o=p-o4< ỐH
ch2 ó- h nh2| j CH2

CH-NH3 ................... ---------------------- CH-NHÍ


Ofni thin iranscarbamyỉơse
COO" COO"
oniithìn citrul lin

Hình 13.21. Gắn carbamyl (hay carbamoyl) phosphat vào ornithin tạo citrullin.

- Giai đoạn 2: gắn nguyên tử N thứ hai.


Phản ứng 3: xảy ra ở gan và thận, ngoài bào tưong. Citrulin tác dụng vói aspartat,
có sự tham gia của ATP và xúc tác bởi ASS, tạo argininosuccinat. Aspartat cung cấp
nguyên tử N thứ 2 cho phân tử urê sắp hình thành. N thứ nhất có nguồn gốc từ glutamat.

329

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ch2-nh-
LN-)-— CHCOO"
I
nh2 ch2coo'

argininosuccinat
CH2

CH-NH3

COO’
citrullin ATP AMP

Arginino-Succinaĩ Synthetase (ASS)

Hình 13.22. Aspartate gắn vào citrulline tạo argininosuccinat.

Phản ứng 4: xảy ra tại gan và thận, ngoài bào tương. Sau khi gắn N vào
argininosuccinat, sườn carbon gồm 4C của aspartat được tách ra khỏi argininosuccinat
dưới dạng fumarat, nhờ sự xúc tác của argininosuccinate lyase, tạo thành arginin.
Fumarat được tạo thành ở bào tương sẽ được thủy phân tạo L-malat, đi vào chu trình
Krebs tạo oxaloacetat, sau đó được amin hóa tái tạo lại aspartat và aspartat lại đi vào
chu trình urê, cung cấp N cho sự hình thành dần dần phân tử urê. Đây là mối liên quan
giữa chu trình Krebs và chu trình urê.

_ ,N— CHCOO” ,NH2


ch2-nh-c' L ch2-nh-(T
nh2 I ^2 COO*
ch2coo’ *ooc H I
ộh2 CH2 C + H2O —► HO— C-H
Fumarase

<p<2 arginino-succinat lyase Ộh2 C


H COO' I
Ộh-NHị ----- -» Ộh-NHị COO’
Fumarat Ỉ-Malat

COO" COO"
argininosuccinat furnarat arginin fumarat + H2O = malat
Hình 13.23. Tạo arginin từ sự tách fumarate khỏi argininosuccinate.

- Giai đoạn 3: thủy phân arginin tạo urê


Phản ứng 5: thủy phân arginin tạo urê và giải phóng omithin, dưới sự xúc tác của
arginase. Omithin lại đi vào một chu trình urê mới nên chu trình urê còn có tên gọi là
chu trình omithin. Chu trình urê kết thúc ở phản ứng 5.

330

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ch2-nh CH 2 - NHÍ

CH 2
0h2

0h2 0h2

CH-NH^ ỘH-NH3

coo" arginase coo"


arginin omithin

Hình 13.24. Phản ứng tạo urê và giải phóng ornithin.

Phương trình tổng quát của tổng hợp urê là:

2NH3 + CO2 + 3 ATP +2H2O -> Urê + 2 ADP + AMP + 4Pvc

Hình 13.25. Con đường chuyển hóa aspartat-argininosuccinat-malat thể hiện mối liên quan
giữa chu trình urê và chu trình Krebs (chu trình citric acid).

- ứng dụng trong lâm sàng:


Tóm lại, gan là nơi duy nhất tổng hợp urê đưa vào máu vận chuyển tới thận để đào
thải ra ngoài. Nồng độ urê bình thường đo được trong máu khoảng từ 0,2-0,4 g/1 (3,3-
6,7 mmol/1). Trị số bình thường trong nước tiểu: 166-581 mmol/24 giờ. Hàng ngày,
trung bình mồi người đào thải chừng 7-10 g urê (117-167 mmol/1). Nồng độ urê trong
máu thay đổi phụ thuộc chút ít vào chế độ ăn, nhưng đó chỉ là sự tăng giảm nhất thời.
Neu nồng độ urê tăng kéo dài, đó là một dấu hiệu bệnh lý. Urê là một chất không độc,

331

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
nhưng sự ứ đọng của nó trong cơ thể thường kèm theo sự ứ đọng những sản phẩm
chuyển hóa độc như NH3.
+ Urê huyết tăng cao trong các trường hợp:
B Suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu...
B Chế độ ăn nhiều protein.
■ Xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng nặng...
■ Tăng dị hóa protein: sốt, bỏng, suy dinh dưỡng, bệnh lý u tân sinh...
■ Ngộ độc thủy ngân.
+ Urê huyết giảm trong:
■ Suy gan, xơ gan, viêm gan nặng cấp hay mạn tính làm giảm tổng họp urê.
■ Chế độ ăn nghèo protein, hòa loãng máu, hội chứng thận hư...
■ Hội chứng tiết ADH không thích họp.
■ Có thai.
■ Hội chứng giảm hấp thu.
Xét nghiệm urê trong máu và nước tiểu là để đánh giá chức năng gan, thận và một
số bệnh khác. Một xét nghiệm khác liên quan đến định lượng nitơ trong máu là BUN
(blood urea nitrogen) cũng thường được chỉ định và công thức chuyển đổi giá trị định
lượng giữa urê và BUN như sau: urê/BUN =60/28.
Bên cạnh đó, rối loạn chuyển hóa liên quan đến các phản ứng của chu trình urê
cũng có thể gặp trong các bệnh lý di truyền liệt kê dưới đây:
Tăng amoniac máu kiểu 1 (thiếu carbamyl phosphat synthetase)
Tăng amoniac máu kiểu 2 (thiếu omithin carbamyl transferase)
Tăng citrulin máu và nước tiểu (thiếu arginosuccinat synthetase)
Tăng arginosuccinat máu, dịch não tủy và nước tiếu (thiếu arginosuccinase)
Tăng arginin máu và dịch não tủy (ít arginase trong hồng cầu)
Triệu chứng của các bệnh lý di truyền do khiếm khuyết một trong các enzym của
chu trình Urê thường xuất hiện ngay sau sinh gồm: co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, bú
kém, thậm chí hôn mê hay tử vong nếu không được phát hiện. Nặng nhất là khiếm
khuyết carbamoyl phosphat synthetase.

4.3. Chuyển hóa của a-cetonic acid


Sau khi khử amin oxy hóa, tách NH2 dưới dạng NH3, phần còn lại của acid amin là
acid a-cetonic. Ví dụ dạng acid ơ-cetonic của L-glutamat là oxoglutarat hay a-
cetoglutarat.

332

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

JD
CH2- CH9-C
,0 ,0 I XO“
CHo-C ch2 p-%-
Ộh2
1 O“
CH-NH^ 4- c=o «---------
—► C-O + CH-NH^
1
1 I _
COO" COO" COO' coo"
Aspaỉtaí ơxogiutarat Oxaloacetaí Glutamai

a Cetoglutarat
Hình 13.26. Dạng a-cetonic acid của L-glutamat: a-cetoglutarat hay oxoglutarat.
Protein nộ bão

Protein thức an —— >

Sinh tổng hợp acid ■'> Sườn carbon

amin, nucleotid và
amin có hoạt tính
sinh học
Carbamoyl ư -Keto
phosph at acid

Hình 13.27. Sơ đồ tổng quát chuyển hóa acid amin và mối liên quan giữa chu trình urê và chu
trình citric acid. (Murray R.K; et al (2003). Harpers Biochemistry. McGraw-Hill).

Các con đường đi của a-cetonic acid:


1. Chuyển hóa thành sản phẩm trung gian trong chu trình acid citric, qua nhiều
bước tạo thành sản phẩm cuối cùng là CƠ2 và H2O.
2. Chuyển hóa lại thành acid amin qua phản ứng gắn amin
3. Chuyển hóa thành glucid: qua acid pyruvic hoặc succinyl-CoA, hoặc acid
oxaloacetic qua nhiều bước sinh tổng họp mới glucose, sau đó là sinh tổng họp
glycogen ở gan.
4. Một so a-cetonic acid chuyển thành acetyl-CoA, sau đó tạo thể ceton hoặc sinh
tổng hợp acid béo tự do.
5. Phe, Tyr, Try, lie, Lys vừa có khả năng tham gia sinh tổng hợp mới glucid vừa
có khả năng tạo thể ceton (chuyển hóa lipid)
Sau khi khử amin oxy hóa, sườn hydrocarbon của acid amin được tái sử dụng nhờ
hệ thống multienzym (trên 20 enzym). Hình bên dưới mô tả các acid amin có khả năng

333
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
sinh đường (vẽ trong ô màu hồng) và acid amin có thể tạo thể ceton (trong ô màu xanh).
Có nghĩa là mạch hydrocarbon của các acid amin đó được tái sử dựng để tổng họp nên
những sản phẩm chuyển hóa trung gian của chu trình citric acid hoặc các sản phẩm
chuyến hóa trung gian của chuyển hóa lipid hay con đường đường phân (pyruvat).

Leucin Arginin

Hình 13.28. Sơ đồ tổng quát các acid amin sinh đường và acid amin tạo thể ceton. (Nelson,
D.L; Cox M.M; (2008). Lehninger Principles of Biochemistry.)

4.4. Chuyển hóa chuyên biệt của một số acid amin

Các acid amin ngoài 2 phản ứng thoái hóa chung là khử carboxyl và khử amin oxy
hóa, chúng còn có sự chuyển hóa chuyên biệt tùy thuộc vào mạch hydrocarbon và khả
năng chuyển hóa thành một loạt các sản phẩm sinh học đặc biệt.

4.4.1. Tryptophan-, ngoài khả năng tham gia vào sinh tổng hợp protein, tryptophan còn
có thể đi vào nhiều con đường chuyển hóa khác như tham gia vào sinh tổng họp
glucose, lipid, niacin. Đặc biệt tryptophan là tiền chất để sinh tổng họp các chất có hoạt
tính sinh học như serotonin (chất dẫn truyền thần kinh), melatonin (hormon sinh ra từ
tuyến yên, liên quan tới giấc ngủ và nhịp sinh học).

334

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Sinh tông họp serotonin từ tryptophan:

Tryptophan 5-Hydroxy- co2 5-Hydroxy-


tryptophãn tryptamin (5-HT);
(Trp)
Serotonin

Hình 13.29. Tổng hợp serotonin từ tryptophan.

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh, gây cảm giác hạnh phúc và điều hòa nhu
động ruột. Tác dụng: co mạch, tăng huyết áp. Có nhiều ở đường ruột, có ít trong máu.
Tăng cao trong các hội chứng u ruột. Trp dưới tác dụng vi khuẩn ruột chuyển thành một
loạt sản phẩm đào thải qua phân như indol, scatol (mùi đặc biệt của phân). Trp còn là
tiền chất, qua nhiều bước trung gian để sinh tổng hợp niacin (vitamin pp hay vitamin
B3). Khi cơ thể thiếu vitamin pp sẽ dễ bị bệnh viêm da nhạy cảm ánh sáng pellagra, có
thể phòng ngừa bằng cách bổ sung thực phẩm cỏ chứa tryptophan hoặc vitamin pp.

4.4.2. Phenylalanin và tyrosin

Phenylalanin có khả năng chuyển thành tyrosin nhờ enzym phenylalanin


hydroxylase có ở gan động vật có vú, không có ở mô khác. Tyrosin qua một loạt phản
ứng tạo thành fumarat và acetoacetat. Bên cạnh đó, tyrosin còn là tiền chất để sinh tổng
họp thyroxin (hormon giáp trạng), dopamin và melanin (sac to da). Neu con đường
chuyển hóa của hormon giáp trạng bị rối loạn thì hormon này sẽ bị thiếu, dẫn đến bệnh
đần độn (trẻ em bị chậm phát triển về thể lực và thần kinh).
Melanin là sắc tố đen có ở vi khuẩn, thực vật, động vật. Ở người, melanin là sắc tố
màu có ở da, tóc, lông với lượng thay đổi. Melanin là dẫn xuất của phenylalanin và
tyrosin mặc dù melanine có chứa nhân indol còn Phe và Tyr lại có vòng phenol. Thiếu
melanine sẽ bị bệnh bạch tạng (albinism), nguyên nhân là do thiếu enzym tyrosinase,
không hydroxyl hóa tyrosin thành dopamin được hoặc thiếu enzym oxy hóa dopamin.

335

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
- Tổng hợp catecholamin từ tyrosin:

Sinh tổng hợp catecholamin


Cytosol
Catechol
Tyíostn

Dopamin

norepinephrin
Dopamn
(noradrenalin

ĩ ■ ™

Adrenaln
Epinephrin OH H CH

(adrenalin ) Granul

Hình 13.30. Tổng hợp catecholamin từ tyrosin.

Catecholamin là nhóm hormon đáp ứng với stress, bao gồm: dopamin,
noradrenalin, adrenalin. Sinh tổng hợp catecho lamin phụ thuộc vào sự khử nhóm -OH
của tyrosin. Vị trí tổng hợp ở tủy thượng thận và hệ thần kinh giao cảm. Adrenaline làm
tăng huyết áp, cũng làm tăng tốc độ và lực co bóp cơ tim, làm thư giãn các cơ trơn của
phế quản...Noradrenalin làm co mạch toàn thân dẫn đến tăng huyết áp. Catecholamin
tan trong nước, 50% gắn protein huyết thanh. Thời gian bán hủy khoảng vài phút.
- Sinh tông hợp thyroxin từ tyrosin:
Thyroxin là hormon của tuyến giáp, là các họp chất có chứa iod. Thyroxin có tác
dụng trong điều hòa chuyển hóa, nó có khả năng bám vào thụ cảm trong nhân tế bào
(nuclear receptor) và điều hòa biểu hiện gen. Tùy thuộc số iod gắn trên vòng phenol,
thyroxin sẽ có tên gọi Tl, T2, T3 và T4. Thyroxin (T4) là prohormon và triiodothironin
(T3) là hormon (ở 2 dạng: hoạt động và không hoạt động). Trong máu tỷ lệ T4/T3 =
14/1 (có thể lên đến 20/1), 99% ở dạng gắn protein chỉ có < 1% là ở dạng tự do và có
thế đo được trong xét nghiệm. Sự thiếu T3 và T4 ở thời kỳ bào thai và sau khi sinh có
thể dẫn đến trẻ chậm phát triển thể lực và trí tuệ. Bệnh thường phổ biến ở những vùng
lưu hành bệnh bướu cổ do thiếu iod.

4.4.3. Sự tạo thành creatin


Creatin là sản phấm chuyên hóa chuyên biệt của 3 acid amin glycin, arginin và
methionin. Quá trình tổng họp creatin xảy ra qua 2 bước. Tại thận: arginin tác dụng với
glycin tạo guanidoacetat và omithin. Guanidoacetat theo máu tới gan, tại gan nó tác dụng

336
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

với methionin ở dạng hoạt hóa S-adenosyl methionin (SAM) để tạo nên creatin. Creatin
được vận chuyển theo máu tới cơ, tại đây nó có khả năng gắn với ATP tạo thành creatin-
phosphat (Createine~P), một họp chất giàu năng lượng. Khi cơ cần năng lượng cho hoạt
động của cơ (như sự co cơ), creatin~p sẽ bị thủy phân phosphat, cắt đứt liên kết giàu năng
lượng. Sản phẩm thủy phân của creatin~p được khử nước và đóng vòng tạo thành một
chất đào thải có tên gọi creatinin. Creatinin được vận chuyển theo máu tới thận và đào
thải hoàn toàn qua nước tiểu. Khi creatinin máu giảm thì cho biết tình trạng suy thận.

Tại thận ® NH?


ĩ <9 ——
ộ-NHj 7^
HÌUc;
ÚH / \ CH2-coo®
I / \ guanidoacetat
CH2 1 À
17
ĩ
gỉycin ornithin
S-adenosyl
methionin Tại gan
1 Â.
CH-NH3
COO® s-adenosyl- >
arginin hcmocy stein

s ^2
H2Ú=C
'NH-CHj-COO®
H 1.
Phản ứng không cần enzym ATP . CH3
N-C s creatin
HM=Ố
ADP
...xXcreatin
N-CH2
3hc' phosphokinase
p, 4 H;O
creatinln
HM=C

CH3
creatin phosphat

Hình 13.31. Sơ đồ tổng hợp creatin và tạo thành creatinin.

Creatin được vận chuyển khoảng 98% về cơ, trong đó 70-80% sẽ gắn với ATP
trong ty thể tế bào cơ và 20% sẽ ở dạng tự do. Khoảng 1,5% creatin sẽ chuyển hóa
thành creatinin trong một ngày (tương đương 1,8 g). Lượng creatinin trong máu (có thế
định lượng được) phụ thuộc vào khối lượng cơ, tuổi và giới tính (nam thường cao hơn
nữ, vận động viên thường cao hơn người bình thường). Vì là sản phẩm đào thải hoàn
toàn qua thận ra nước tiểu, không phụ thuộc chế độ ăn, nên creatinin thường là xét
nghiệm song song với urê để đánh giá chức năng lọc của cầu thận. Một trong những xét
nghiệm đánh giá chức năng lọc cầu thận là “độ thanh thải creatinin” so sánh nồng độ

337
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
creatinin trong nước tiểu 24 giờ với nồng độ creatinin trong máu. Ccreatinin = (Ư X V)/C
(U: nồng độ creatinin/nước tiểu, V thể tích nước tiểu/phút, C: nồng độ creatinin máu).

4.4.4. Chuyển hóa methionỉn thành S-adenosyl methionỉn (SAM)


- S-adenosyl methionin là dạng hoạt hóa của methionin. Khi methionin gắn với
ATP qua lưu huỳnh của gốc R, liên kết giữa nhóm CH3 - S- trở thành liên kết giàu năng
lượng và -CH3 dễ dàng tách ra cung cap methyl cho những cơ chất cần methyl hóa (ví
dụ: trong chuyển hóa lipid giúp chuyển hóa ethanolamin thành cholin hay noradrenalin
thành adrenalin; trong chuyển hóa acid nucleic: methyl hóa sợi ADN mới được sinh
tổng họp). SAM là chất cung cấp nhóm -CH3 chủ yếu cho cơ thể.
o<3
S - adenoirtn

Dạng khử carboxyl của SAM

Hình 13.32. Sự tổng hợp methionin và S-adenosỵl methionin.

Cơ thể không tổng họp được homocystein, nên methionin là acid amin thiết yếu
phải đưa vào từ thức ăn.
- Quá trình thoái hóa methionin cũng là quá trình tạo cystein trong cơ thể. Cystein
tham gia vào sinh tổng họp protein và tripeptid glutathion.

Sinh tổng hợp glutathion

Hình 13.33. Sơ đồ chuyển hóa methionin.

338
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

4.4.5. Sự tạo thành glutathion tại gan


Glutathion là tripeptid được tổng họp từ 3 acid amin: Glu, Cys và Gly, qua 2 bước.
Bước 1: glutamat tác dụng với cystein tạo thành Ỵ-glytamylcystein
Bước 2: Ỵ-glutamylcystein tác dụng với glycin tạo thành glutathion.
Glutathion tồn tại dưới 2 dạng: dạng khử còn được viết tắt là GSH và dạng oxy hóa
GSSH. Glutathion dạng khử có khả năng trung hòa điện tích các gốc tự do bằng cách
cho H+ từ nhóm thiol (-SH) của cystein.

Glutamat

Ỵ-GI ut a mylCy stein


£ử
I
m

; SH
o CH- o
c - N H—ồ H c —- N H — c H

CH- Glutathion coo°


CH 2
I
CH —
coo° Glutathỉon disulfide (GSSG)
Dạng oxh cóịthề trở Dạng oxy hóa
dạng khừ nhờ Gỉutathion
reductase (GSR)
Hình 13.34. Tổng hợp glutathion - dạng khử và dạng oxy hóa.

Nhờ cấu tạo đặc biệt (dạng khử dễ dàng cho H+), glutathion tham gia vào hệ thống
oxy hóa khử, chống lại tác nhân oxy hóa có khả năng gây độc cho tế bào và cơ thế. Sau
khi cho H+, glutathion ở dạng oxy hóa, tạo liên kết disulfide giữa 2 cystein, không còn
khả năng khử độc, nó cần các đương lượng khử như NADPH, H+ (sản phấm của con
đường chuyển hóa pentose phosphat) cung cap hydro để trở lại dạng khử. Trong bệnh lý
di truyền, nếu đứa trẻ thiếu enzym GóPD, chuyển hóa glucose trong hồng cầu không đi
theo con đường pentose phosphat được, kết quả là không tạo ra NADPH, H+ cần thiết
để chuyển glutathion dạng oxy hóa thành dạng khử được và glutathion không thế khử
độc các gốc tự do trong hồng cầu (như sản phẩm chuyển hóa H2O2) dẫn đến tán huyết
do vỡ hồng cầu. Hiện nay, xét nghiệm tìm đột biến gen GóPD đã được triến khai như
một xét nghiệm tầm soát trước sinh và cho trẻ sơ sinh.

4.4.6. Chuyên hóa glycin và serin


- Tạo glycin:
Ở gan, serin có thể chuyển hóa thành glycin, glycin tham gia các quá trình liên quan
đến tổng họp acid mật, creatinin, hem, base purin, glutathion.

339
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
CH2OH u cho h
1 -H2 .......... I + H2O I
H2N-ỘH -------- ------ >H2N—ỘH --------- “* H2N-ỘH + HCOOH

COOH COOH COOH


Serin Glycin Acid formic

NH2 ____ o [O], _ ? co2


+l/2O2 .. L.
H-CH-COOH —* H-CH-COOH —* o -CH-COOH -2-* H- COOH
- J\n3
H
Glycin Acid glyoxylic Acid oxalic
H2O + co2

Hình 13.35. Chuyển hóa serin và glycin.

- Tạo acid mật, muối mật:


Ví dụ: taurin kết họp với acid cholic tạo thành muối mật taurocholat hay
taurocholic acid. Muối mật có trong thành phần dịch mật, tiết xuống ruột sau các bữa
ăn, giúp tiêu hóa lipid và hấp thu vitamin A, D, E, K.

Taurocholat (Taurocholtc acìd)

Hình 13.36. Tổng hợp taurocholat.

- Tạo porphyrỉne:
Hb, Myoglobin
Glycin —r—7. Porphyrin,—S HEM Cvtocronie
Chlorophyl

- Tạo purine và pyrimỉdỉn:


Gly, Asp, Gln £===> Purin
Asp EES2Ệ> Pyrimiclỉn

5. TỔNG HỢP ACID AMIN Ở NGƯỜI


Là quá trình gắn nhóm amin vào sườn hydrocarbon tương ứng, như vậy để tổng
họp acid amin cần có nhóm -NH2 và khung hydrocarbon. Tổng hợp acid amin ở người
thực chất là quá trình ngược lại với thoái hóa acid amin (ngược lại với khử amin oxy
hóa). Nhóm amin có nguồn ngoại sinh (từ thức ăn: vi sinh vật, thực vật, động vật), sau
đó được sử dụng tạo acid amin mới dưới dạng nhóm amin của glutamin hoặc glutamat.
Khung hydrocarbon lấy từ sản phẩm chuyển hóa trung gian.

340

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

n2
no2
Thực vật
Vi khuẩn
Alpha-cetoglutarat
>
\ ****
R - c ~ COOH \
Thức ăn động vật / \ / Acid alpha-amirr
Protein, acid amin và NH !Glutamat
dehydrogenase J. Aminotransferase

°
Tiêu hóa và GLUTAMAT R-C-COOH
Hấp thu Acid alpha-ceto/
Glutamin \
synthase/
Glutarriỉn

Protein người

NADPH + H* NADP*

NHI*
4
+ a-ketoglutarat glutamat

Hình 13.37. Tổng hợp glutamat từ nhóm amin ngoại sinh và sườn carbon acid a-cetonic.

- Tổng hợp acid amin nhờ phản ứng amin hóa (ngược với khử amin) đối với acid
cc-cetonic. Ví dụ:

Pyruvat + NH3 + H? Alanin


-H2O

Oxaloacetat + NH3 + H2 , Glutamat


-H2O

a Cetoglutarat + NH3+ H? glutamat


-H2O

Thực vật và vi khuẩn có khả năng tổng hợp tất cả 20 acid amin cơ bản, động vật có
xương sống và người thì không. Người chỉ có khả năng tổng hợp 10 acid amin từ các
acid amin khác hoặc từ sườn carbon của các sản phẩm chuyển hóa trung gian của glucid
và lipid gọi là acid amin không cần thiết phải đưa vào từ thức ăn. Còn lại 10 acid amin
cơ thể không tổng hợp được, thuộc nhóm acid amin cần thiết phải bố sung từ thức ăn.

341
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Khái niệm acid amin cần thiết và không cần thiết, có thể hiểu trong dinh dưỡng học là
cần thiết hay không bổ sung từ thức ăn, còn tất cả 20 acid amin cơ bản đều cần thiết cho
quá trình sinh tổng hợp protein và quá trình sống của cơ thể. (Xem Bảng 3.1 trong bài
Hóa học protid).
Trong nhóm acid amin không cần thiết, glutamat được tái tổng họp nhờ gắn nhóm
amin vào a-cetoglutarat, và nó là tiền chất để tổng họp glutamin, prolin và arginin.
Alanin và aspartat (kể cả asparagin) đều được tông họp từ pyruvat và oxaloacetat, qua
phản ứng chuyển nhóm amin. Mạch hydrocarbon của serin thì lại có nguồn gốc từ 3-
phosphoglycerat. Serin là tiền chất của glycin; carbon (3 của serin được chuyển qua
tetrahydrofolat. ở vi khuẩn, cystein được tổng họp từ serin và lưu huỳnh (sản phẩm khử
nhóm sulfat từ môi trường). Động vật có xương sống thì tổng hợp cystein từ methione
và serin qua hàng loạt phản ứng có sự tham gia của SAM và cystathionin.
Trong nhóm acid amin cần thiết, các acid amin có vòng thơm (Phe, Tyr, Trp) được
tống họp từ chorismat. Phosphoribosyl pyrophosphat là tiền chất của tryptophan và
histidin. Con đường tổng họp histidin liên quan với con đường tổng họp purin. Tyrosin
cũng có thể được tổng hợp qua hydroxyl hóa phenylalanin (nên nó được xem là acid
amin bán cần thiết). Con đường tổng họp các acid amin cần thiết khác khá là phức tạp.
Thông thường, sinh tổng họp acid amin được điều hòa thông qua cơ chế ức chế dị lập
thể ngược (sản phẩm cuối cùng quay trở lại ức chế enzym đầu tiên của quá trình); trong
nhiều con đường sinh tổng họp acid amin quá trình điều hòa thường là phối họp chặt
chẽ với nhau.
O
O2CCH2CH2CCO2-
a Keto-glutarat

Nhận một
nhóm amin

V nh3-
o2cch2ch2chco2-
Glutamat

I Glutamin HjNCH2CH2CH2CHCO2- Ornìth'n


f synthase
Chu trình ure


ỉl V
v ỉnhJ3*
♦ imh2 nh? Arginin
H2NCCH2CH2CHCO2‘
H2N=C-HNpH2CH2CH2CHCO J
Glutamín

Hình 13.38. Tổng hợp các acid amin từ a-ketoglutarat.

342
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Asparagển

Aspartaí

Glutamin

Gtutamaỉ Gkỉtamat semíaldehyd


/ \
GDH Prchn Ằrginin

Hình 13.39. Sơ đồ tổng quát sinh tổng hợp acid amin không cần thiết.

Gỉutamat Gìutamat

<*~Ketogìutarat "* <x -Ketoglutarab

Tyrosin Phenyìalanin

(T) chorismat mutase


Qlj prephenat de hy drogvna se
dehydratase

Hình 13.40. Tổng hợp Tyr và Phe từ chorismat ở vi khuẩn và thực vật.

343
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Glutamat a-ketoglutarat

o oọ „ * 9 NH2 9
II lí li
HO-C-CH2-C-C-OH
b6


"
IL . L., T
HO-C-CH2-CH-C-OH
Glutamat aminotransferase
Oxaloacetat Aspartat

NH3
Glutamin Glutaniat
0 XH CH2-CH-COO’
%c - CH..- CH C00-
"0 ) Aspartat

Glutamat (Ấ-ketoglutarat

nh2 ọ
L k
GH CF. Ị— C“OH
Glutamat aminotransferase
Pyruvat Alanin

Hình 13.41. Sinh tổng hợp acid amin thông qua phản ứng chuyển nhóm amin.

NHa
CH:1—CH-CH—coo Threonin
OH

/------ >(x)

O
CH3—CH-2—-C—coo a-Ketobutyrat

5 bước
ị NH3

--CH;,-CH2—ch ch--coo Isoleucin


CH;i
Hình 13.42. Điều hòa ức chế dị lập thể ngược trong sinh tổng hợp isoleucine.

6. BỆNH LÝ DI TRUYỀN LIÊN QUAN RỐI LOẠN CHUYỀN HÓA ACID AMIN
Chuyển hóa acid amin cũng như chuyển hóa các sinh chất khác của cơ thể bao gồm
3 con đường chính: thoái hóa, tổng hợp và tái sử dụng. Trong 3 con đường chuyển hóa

344
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

đó, hầu hết các phản ứng đều có sụ xúc tác của enzym. Enzym bản chất cũng là protein,
trình tự acid amin của enzym được quy định bởi trình tự nucleotid trên ADN. Rối loạn
chuyển hóa acid amin liên quan chặt chẽ tới khả năng sinh tổng hợp enzym của cơ thể,
một cách gián tiếp liên quan đến gen. Thường các bệnh lý di truyền là hiếm gặp, khởi
phát sớm, tuy nhiên nếu được chẩn đoán sớm thì khả năng duy trì cuộc sống cho bệnh
nhân là hoàn toàn có thể. Phần này sẽ giới thiệu một vài bệnh lý di truyền liên quan đến
chuyển hóa acid amin đã được biết đến và nghiên cứu khá rõ.
OH
fVcH2-CH-COO-
C-CH2-COO~
c=c r—----------------- Homo^entỉsat
Phenylôlanín

NADH ♦ H +
phenyiaỉanln
tetrahydrobỉoptenn homogentisat
hydroxylase
1,2 dioxygenase

- OGC-C=C«~C~CH2-C~CH2~COO'
NH} H H I
0 0
HO CH2CH—coo Maleyiacetoacetat

c=c maleylacetoaceut
Tyrosỉn isomerase

fi’Ketoglutarat H
ĩyroslnemia tyrosin ’ ooc—CH2-C~CH2 -coo~
II aminotransferase H I ì
0 0
Ọ Fumarylacetoacetat
/~\ _ ĩ
HO“Ậ y-CH2~C~COO' fV ma ry lac etoacetase ĩyrosỉnemia
c=c
p-Hydroxyphenylpyruvat H
'OOC-~C=C-COO"f CH3-C-CH2~COO~
H Jĩ
Ổ Acetoacetat
Tyrosinemia p-hydroxyphenylpyruvat
Fumarat
III dioxygenase
3-ketoacyỉ'CoA

CH3~C~CH2--C~S-CoA

0 o
AcetoacetyKoA

Hình 13.43. Các bệnh lý di truyền liên quan chuyển hóa acid amin.

1. Bệnh phenylceton niệu (PKU): do thiếu enzym phenylalanin hydroxylase


2. Bệnh tăng tyrosin máu kiểu II: do thiếu enzym tyrosin aminotransferase
3. Bệnh tăng tyrosin máu kiểu III: do thiếu enzym p-hydroxyphenylpyruvat dioxygenase
4. Bệnh alcapton niệu (Alkaptonuria): thiếu homogentisat 1,2-dioxygenase
5. Bệnh tăng tyrosin máu kiểu I: thiếu fumarylacetoacetase
6. Bệnh thiếu enzym BCKAD (Branched-chain ketoacid dehydrogenase): maple syrus
urine disease.

345
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

6.1. Bệnh lý tăng tyrosin trong máu (tyrosinemia): là bệnh di truyền khi con đường
chuyển hóa tyrosin bị gián đoạn tại nhiều bước, tyrosin có trong thành phần cấu tạo của
hầu hết protein. Nếu không được điều trị, tyrosin và sản phẩm chuyển hóa trung gian
của nó sẽ tích ựi lại trong mô và cơ quan dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Có 3
loại bệnh lý tăng tyrosin máu (loại I, II và III), phân biệt bởi triệu chứng và nguyên
nhân di truyền. Tăng tyrosin máu loại I là bệnh nặng nhất, dấu hiệu và triệu chứng xuất
hiện vài tháng sau sinh. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân do không hấp thụ được, thức ăn giàu
protein gây ói mửa và tiêu chảy. Trẻ cỏ biểu hiện vàng da, mắt trắng, có mùi bắp cải và
ưa chảy máu cam. Tyrosinemia loại I có thể dẫn đến suy gan và thận, làm mềm và làm
suy yếu xương (còi xương), và tăng nguy cơ ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan).
Một số trẻ bị ảnh hưởng có khủng hoảng thần kinh lặp đi lặp lại bao gồm những thay
đối về trạng thái tinh thần, giảm cảm giác ở cánh tay và chân (đau thần kinh ngoại vi),
đau bụng và suy hô hấp. Những cuộc khủng hoảng này có thể kéo dài từ 1 đến 7 ngày.
Không được điều trị, trẻ em bị tyrosinemia loại I thường không sống sót qua tuổi 10.

Tyrosinemia loại II có thể ảnh hưởng đến mắt, da và phát triển tâm thần. Các dấu
hiệu và triệu chứng thường bắt đầu từ khi còn nhỏ và bao gồm đau mắt và đỏ, chảy
nước mắt quá mức, nhạy cảm bất thường với ánh sáng (sợ ánh sáng), da dày lên gây đau
trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Khoảng 50% những người bị bệnh tyrosinemia loại
II có một số mức độ khuyết tật trí tuệ.
Tyrosinemia loại III là loại hiếm nhất trong ba loại. Các tính năng đặc trưng của
loại này bao gồm khuyết tật trí tuệ, co giật và mất cân bằng định vị.
Khoảng 10% trẻ sơ sinh tạm thời tăng nồng độ tyrosin (bệnh tyrosin máu thoáng
qua). Trong những trường họp này, nguyên nhân không phải là di truyền. Các nguyên
nhân rất có thể là thiếu hụt vitamin c hoặc men gan chưa trưởng thành do sinh non.
Tần suất mắc bệnh: trên thế giới khoảng 1/100.000 người, tuy nhiên tyrosinemia
loại I phổ biến ở Quebec, Canada, nơi nó xảy ra trong khoảng 1 trong 16.000 cá nhân.
Tyrosinemia type II xảy ra ở dưới 1 trong 250.000 người trên toàn thế giới. Tyrosinemia
loại III là rất hiếm; chỉ một vài trường họp đã được báo cáo.
Là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường.

6.2. Phenylketon niệu (Phenylketonuria - PKU)


Phenylketonuria là chứng rối loạn về chuyển hóa phenylalanin (Phe) thành tyrosin
(Tyr) do thiếu hụt enzym phenylalanin hydroxylase. Tyrosin là tiền chất quan trọng để
sản xuất serotonin, các catecholoamin (chất dẫn truyền thần kinh), hormon tuyến giáp
và melanin.

346
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Người bị bệnh này phải kiểm soát lượng Phe trong thức ăn được đưa vào để ngăn ngừa
sự tích tụ của phenylalanin trong cơ thể. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm
(ngay từ những tuần đầu của thai kỳ) sẽ có nồng độ Phe trong máu rất cao (> 20 mg/dl và
tích tụ phenylceton), dẫn đến sự chậm phát triển trí tuệ, ảnh hưởng hệ thần kinh nghiêm
trọng và một số vấn đề y tế khác. Tuy nhiên, với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt (không có
Phe và được bổ sung đầy đủ Tyr) và được áp dụng sớm, nghiêm nghặt thì những đứa trẻ bị
bệnh vẫn có thể phát triển và có tuổi đời bình thường.

Chuyển hóa Phenylalanỉn thành Tyrosin


Phenylalanin Ị
hydroxylase
Phenyỉaianin
D< hydro Bf op term
Of hydro Bíopterm
1

Phenyl ceton
niệu NADP NADPH + H

cl Í Hydro
I > I O| »t <rr 111

tyroMĨi I

Hình 13.44. Chuyển hóa Phe thành Tyr.

Nguyên nhân là do đột biến gen PAH (NST 12q22-24), mã hóa cho enzym
phenylalanin hydroxylase, làm giảm hoạt tính của enzym. PAH enzym thường hoạt
động cùng với tetrahydro biopterin (BH4) để chuyển hóa Phe thành Tyr.
PKU là một loại bệnh thuộc nhóm bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường,
bệnh chuyển hóa đơn gen ở người, trong đó gen bệnh là gen quy định việc tổng họp nên
enzym. Tùy theo tính chất nặng hay nhẹ của các gen bị đột biến mà enzym tương ứng
có thể không tổng họp được hay có được tổng họp nhưng không đảm bảo chất lượng do
bị giảm hoạt tính xúc tác. Khi đó, Tyr trở thành acid amin cần thiết phải bổ sung từ thức
ăn, Phe tăng cao trong máu, acid phenyllactic và acid phenylacetic tăng cao trong nước
tiểu. Tần suất: 1:20.000 trẻ sơ sinh (có thể giao động tùy vùng lãnh thổ).

347
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
6.3. Alcapton niệu (alkaptonuria)

Alkaptonuria là một tình trạng di truyền khiến nuớc tiểu chuyển sang màu đen khi
tiếp xúc với không khí. Ochronosis, sụ tích tụ của các sắc tố tối trong các mô liên kết như
sụn và da, cũng là đặc trưng của chứng rối loạn này. sắc tố màu đen-xanh này thường
xuất hiện sau 30 tuổi. Những người bị nhiễm độc niệu thường phát triển viêm khóp, đặc
biệt là ở cột sống và khớp lớn, bắt đầu ở tuổi trưởng thành sớm. Các tính năng khác của
tình trạng này có thể bao gồm các vấn đề về tim, sỏi thận và sỏi tuyến tiền liệt.
Tyr —>—> Homogentisat —>■ Fumarat + Acetoacetat
Homogentisat oxidase

Đột biến trong gen HGD gây ra alkaptonuria. Gen HGD liên quan đến sinh tổng
họp enzym homogentisate oxidase. Enzym này giúp phá vỡ các acid amin phenylalanin
và tyrosin, những đơn vị cấu tạo quan trọng của protein. Những đột biến trong gen
HGD làm giảm vai trò của enzym trong quá trình chuyển hóa Phe và Tyr. Kết quả, một
chất được gọi là acid homogentisic, sản phẩm chuyển hóa trung gian của phenylalanin
và tyrosin, tích lũy trong cơ the. Acid homogentisic dư thừa và các họp chất có liên
quan lắng đọng trong các mô liên kết, gây sụn và da sẫm màu. Theo thời gian, sự tích tụ
chất này trong khớp sẽ dẫn đến viêm khóp. Acid homogentisic cũng được bài tiết trong
nước tiểu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu tối khi tiếp xúc với không khí.
Đây cũng là bệnh di truyền hiếm, di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường với tần
suất 1/250.000 người (thậm chí 1/1 triệu). Alkaptonuria phổ biến hơn ở một số khu vực
nhất định của Slovakia (nơi có tỷ lệ mắc khoảng 1 trong 19.000 người) và ở Cộng hòa
Dominica.

6.4. Thiếu enzym BCKAD (Branched-chain ketoacid dehydrogenase): còn gọi là


bệnh “maple syrus urine disease” (bệnh tiếu đường si rô).

Bệnh nước tiểu dạng đường si rô là một rối loạn di truyền trong đó cơ thể không thể
chuyển hóa acid amin có gốc R phân nhánh (leucin, isoleucin, valin) một cách chính
xác. Tình trạng này được đặt tên từ mùi thơm đặc trưng của nước tiểu của trẻ bị ảnh
hưởng. Nó cũng được đặc trưng bởi ăn kém, nôn mửa, thiếu năng lượng (thờ ơ), chuyển
động bất thường và phát triển chậm. Neu không được điều trị, có thể dẫn đến co giật,
hôn mê và tử vong.
Bệnh nước tiểu dạng si rô thường được phân loại theo các dấu hiệu và triệu chứng
của nó. Dạng bệnh phổ biến và nghiêm trọng nhất là loại cổ điển, gặp ngay sau khi sinh.

348

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Các dạng biến thể của bệnh gặp ở thời thơ ấu và thường nhẹ hơn, nhưng chúng vẫn dẫn
đển chậm phát triển và các vấn đề sức khỏe khác nếu không được điều trị.
Nguyên nhân là do thiếu enzym khử hydro của dạng cetonic acid có mạch
hydrocarbon phân nhánh, BCKAD (Branched-chain ketoacid dehydrogenase). Các đột
biến ở các gen BCKDHA, BCKDHB và DBT có thể gây ra bệnh thiếu enzym BCKAD.
Ba gen này liên quan đến sinh tổng hợp các protein hoạt động cùng nhau trong một
phức hợp enzym. Phức họp protein là rất cần thiết để phá vỡ các acid amin leucin,
isoleucin, và valin, có mặt trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm
giàu protein như sữa, thịt và trứng.
Các đột biến ở bất kỳ một trong ba gen này làm giảm hoặc loại bỏ chức năng của
phức họp protein, ngăn ngừa sự phân hủy bình thường của leucin, isoleucin và valin.
Ket quả, các acid amin và các sản phẩm phụ của chúng tích tụ trong cơ thê. Bởi vì các
chất này độc hại đối với não và các cơ quan khác, sự tích tụ của chúng dẫn đến các vấn
đề sức khỏe nghiêm trọng.
Các nhà khoa học đang quan tâm nghiên cứu các gen khác (gen panel) liên quan
đến cùng một phức họp protein có thể cũng liên quan đến bệnh tiểu đường si rô.
Đặc điểm cận lâm sàng: tăng leucin, isoleucin và valin (acid amin có nhánh) trong
huyết tương và trong nước tiểu. Xuất hiện các dạng oxo-acid bất thường/nước tiếu (mùi
lạ). Điều trị: nhanh chóng làm giảm leucin và các acid amin phân nhánh khác. Cung cấp
đủ năng lượng, các thực phẩm dinh dưỡng không chứa acid amin phân nhánh cho trẻ.

6.5. Tầm soát trước sinh và sơ sinh các bệnh di truyền

- Sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trẻ sơ sinh là thực hành thử nghiệm tất cả các em bé
trong những ngày đầu đời vì một số rối loạn và điều kiện nào đó có thể cản trở sự phát
triển bình thường của chúng. Thử nghiệm này là bắt buộc trong mọi tiếu bang ở Mỹ và
thường được thực hiện trước khi em bé rời khỏi bệnh viện. Các điều kiện bao gồm trong
tầm soát trẻ sơ sinh có thế gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bắt đầu từ giai đoạn
trứng nước hoặc thời thơ ấu. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các khuyết
tật về trí tuệ và thể chất và các bệnh đe dọa tính mạng.
Các xét nghiệm trong sàng lọc trẻ sơ sinh khác nhau tùy từng tiểu bang ở Mỹ. Hầu
hết các tiểu bang kiểm tra tất cả các điều kiện được chỉ định bởi Cơ quan Quản lý Tài
nguyên và Dịch vụ sức khỏe (HRSA). Các test này bao gồm phenylketonuria (PKU), xơ
nang, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tim bẩm sinh quan trọng, mất thính giác và những
bệnh khác. Một số tiểu bang kiểm tra các rối loạn bổ sung ngoài những bệnh này.

349
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Hầu hết các xét nghiệm tầm soát trẻ sơ sinh là những bệnh di truyền có thể gây ra
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu điều trị không được bắt đầu ngay sau khi sinh. Việc
xác định và quản lý kịp thời các bệnh lý này có thể ngăn ngừa các biến chứng đe dọa
tính mạng. Ví dụ: bệnh PKU nếu được phát hiện sớm, với một chế độ dinh dưỡng đặc
biệt (không có Phe và được bổ sung đầy đủ Tyr) và được áp dụng sớm, nghiêm ngặt thì
những đứa trẻ bị bệnh vẫn có thể phát triển và có tuổi đời bình thường.
- Sàng lọc trước sinh, thử thai trước khi sinh. Thử nghiệm trước khi sinh được sử
dụng để phát hiện những thay đổi về gen hoặc nhiễm sắc thể của thai nhi trước khi sinh.
Loại xét nghiệm này được cung cấp trong thời gian mang thai nếu có nguy cơ gia tăng
rằng em bé sẽ bị rối loạn về di truyền hoặc nhiễm sắc thể. Trong một số trường hợp, xét
nghiệm trước khi sinh có thể làm giảm sự không chắc chắn của một cặp vợ chồng hoặc
giúp họ đưa ra quyết định về việc mang thai. Tuy nhiên, nó không thể xác định tất cả
các rối loạn di truyền có thể có và dị tật bẩm sinh. GóPD là một xét nghiệm về gen có
thể được làm trong sàng lọc trước sinh.

Hình 13.45. Lấy 1 giọt máu gót chân em bé làm sàng lọc sơ sinh.

Tóm lại, chuyển hóa acid amin và protein là các quá trình biến đổi protein và acid
amin từ thức ăn đưa vào hay các protein già yếu hết chức năng trong cơ thể tạo thành
những sản phẩm có vai trò sinh học nhất định hoặc để đào thải ra ngoài. Nắm được các
quá trình biến đổi đó (thực chất là các phản ứng hóa học xảy ra trong điều kiện sinh lý
của tế bào hay cơ thể) giúp chúng ta đánh giá được tình trạng bình thường cùa cơ thể
hay một số bệnh lý liên quan.

350
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ


1. Enzym nào sau đây hoạt động ở pH 1-2?
A. Trypsin
B. Pepsin
c. Trypsinogen
D. Pepsinogen
2. Sản phẩm khử carboxyl oxy hóa của Trp là gì?
A. Serotonin
B. Epinephrin
c. Histamin
D. Melanin
3. GABA là chất gì?
1. Là chất dẫn truyền thần kinh
2. Là sản phẩm khử amin oxy hóa của glutamat
3. Là sản phẩm khử carboxyl oxy hóa của glutamat
4. Là sản phấm đào thải
5. Là sản phẩm chuyển hóa sườn carbon của glutamat

Chọn tập họp đúng:


A. 1,2
B. 1,3
c. 3,4
D.3,5
4. Nhóm amin của acid amin được tách ra dưới dạng nào sau đây?
A. NH2
B. NH3+
c. NH4+
D.NH
5. Histamine là sản phẩm chuyển hóa chuyên biệt của acid amin nào sau đây?
A. Histidin
B. Phenylalanin
c. Tyrosin
D. Prolin
6. Glutamat dehydrogenase hoạt động mạnh ở pH bao nhiêu?
A. 1.2
B. 4.6

351
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
c. 7.3
D. 10.2
7. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về alpha cetoglutarat?
1. Là chất vận chuyển nhóm amin
2. Là chất vận chuyển nhóm carboxyl
3. Là sản phẩm khử carboxyl của glutamat
4. Là sản phẩm khử amin của glutamat
5. Là oxoglutarat
6. Là oxaloacetat
Chọn tập họp đúng:
A. 1,4,5
B. 1,3,5
c. 1,4,6
D. 1,3,6
8. Phát biểu nào sau đây đúng về amoniac (NH3)?
1. Được tạo thành ở các mô
2. Được tạo thành ở gan
3. Được tạo thành ở ruột
4. Độc đối với cơ thể
5. Gan albumin để vận chuyển trong máu
6. Vận chuyển trong máu dưới dạng glutamin
Chọn tập họp đúng:
A. 1.4.6
B. 2,4,6
c. 1.3.5
D. 2,3,5
9. Trong chu trình urê, ornithin đóng vai trò gì?
A. Cung cấp nhóm -C=o cho phân tử urê
B. Cung cấp nitơ cho phân tử urê
c. Làm khung để gắn carbamyl phosphat
D. Làm khung để gắn aspartate
10. Liên quan đến rối loạn chuyển hóa chu trình urê, bệnh lý di truyền nào được xem là
nặng nhất?
A. Tăng amoniac máu kiểu I
B. Tăng amoniac máu kiểu II
c. Tăng citruline máu và nước tiểu
D. Tăng arginosuccinat máu và nước tiểu

352

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hóa sinh y học. (2005). Bộ môn Hóa sinh - Đại học Y Dược TPHCM. Nhà xuất bản
Y học, Chi nhánh Tp HCM.
2. Hóa sinh lâm sàng (2010). Bộ môn Hóa sinh - Đại học Y Dược TP HCM. Nhà xuất
bản Y học, Chi nhánh Tp HCM.
3. Murray RK & et al (2011), Harpers Illustrated Biochemistry, Me Graw-Hill Medical.
4. Nelson DL & Cox M (2008), Lehninger Principles of Biochemistry, New York: W.H
Freeman and Company.
5. Gerhard Meisenberg & William Simmons (2012), Principle of Medical
Biochemistry, Elservier Sounders.

353

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương XIV
CHUYỂN HÓA HEMOGLOBIN

MỤC TIÊU HỌC TẬP


Os®
1. Phân tích được các giai đoạn tổng hợp hemoglobin. BBS
2. Phăn tích được các giai đoạn thoải hóa hemoglobin ở lách và ở gan.
3. Ke tên các loại bilirubin cỏ trong huyết thanh và nồng độ bình thường của chúng.
4. Biện luận được một sẻ trường hợp bệnh lý của chuyển hóa hemoglobin.

1. TỔNG HỢP HEMOGLOBIN


Hemoglobin được tổng họp từ sự kết họp giữa hem và 4 chuỗi globin. Hemoglobin
A gồm 2 chuỗi a và hai chuỗi p kết họp với 4 hem. Mồi chuỗi polypeptid của globin kết
họp với một hem nhờ hai liên kết phối trí giữa Fe2+ của hem với các acid amin histidin
trên globin (histidin E7 và histidin F8).

354
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1.1. Tổng hợp globin

Quá trình tống họp globin xảy ra tương tự như các quá trình tổng họp protein khác.
Các gen quyết định cấu trúc của chuồi a và chuồi c, (zeta) được sắp xếp thẳng hàng
nằm trên nhiễm sắc thể thứ 16. Trình tự của các gen đó được biểu hiện theo chiều từ đầu
5' đên 3' gồm: một gen Ị, giống gen a, một vùng gen biến đổi (hypervariable region,
HVR), một cặp gen giả a (gen giống gen a nhưng không có chức năng), một cặp gen a
(al và a2) có chức năng, một gen 0 giống gen a không được biểu hiện và cuối cùng là
một vùng biến đổi thứ hai.
Các gen quyết định cấu trúc của chuỗi y, s, p tạo thành một cụm với nhau nằm trong
một vùng thuộc nhiễm sắc thể thứ 11, còn được gọi là phức hợp gen yôp. Trong đó, có
một gen £ (epsilon) giống gen p, hai gen Gy và Aỵ quyết định cấu trúc của hai chuỗi y,
hai gen này tạo ra hai chuỗi y về cơ bản thì giống nhau chỉ trừ ở vị trí thứ 136: Gy chứa
glycin còn chứa alanin, tiếp theo là một gen ô và một gen p. Ngoài ra, frong cụm gen
này còn có một “khóa” vpp đóng mở nằm giữa ổ gen và ổ gen ô, có vai trò biểu hiện
gen y trong suốt thời kỳ bào thai, chỉ đóng gen y lại vài tuần cuối trước khi sinh và thay
vào đó là cho gen p biểu hiện. Phía trước của các vùng mã hóa cho mỗi một gen globin
là một loạt các yếu tố khởi động và tăng cường. Tùy theo các giai đoạn phát triến của
phôi và bào thai mà các gen được đóng mở để biểu hiện các chuỗi polypeptid khác nhau.

HVR *a2 *a1 q1 Q2 61 HVR


NST16 5, ]—E—I----- EZJ----- □—□-----r~l r~l—Ẽ±i------------- 3,

Hình 14.2. Sơ đồ các gen trên NST 16 mã hóa cho các chuỗi globin.

£ Gy Ay õ P
5' —---- c==l------ =--------------- 1=3------I==1------------- 3’
NST11
Hình 14.3. Sơ đồ các gen trên NST 11 mã hóa cho các chuỗi globin.

Trong suốt quá trình phát triển của con người, các gen mã hóa cho các chuỗi
polypeptid của globin được biểu hiện vào các giai đoạn khác nhau. Hb đầu tiên xuất
hiện trong quá trình tạo phôi là Hb Gower I (gồm 2 chuỗi £ (zeta) giống như 2 chuỗi a
và 2 chuỗi £ (epsilon) giống như 2 chuỗi P: ^2£2). Khi phôi đến tuần thứ 8, gen mã hóa
cho các chuỗi này bị kìm hãm, thay vào đó là các gen mã hóa cho 2 chuỗi a và 2 chuồi y
được biểu hiện. Các chuỗi y có thể có hai kiểu biểu hiện là Gy và Sự kết hợp của 2
chuỗi a với 2 chuỗi y («2Gy2 hoặc (Í2AY2) tạo nên HbF, thay thế cho Hb Gower I và trở
thành Hb chính của bào thai. Trong thời kỳ chuyển từ phôi thai lên đến giai đoạn bào

355

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
thai, người ta có thể phát hiện được một số loại Hb khác như Hb Portland (^272), Gower
II ((X2E2), nhưng các Hb này không quan trọng và chúng biến mất trong thời kỳ sơ
sinh. Chỉ tới 3 tháng cuối của thai kỳ, HbA mới xuất hiện, ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ HbF cao
và sẽ giảm dần sau vài tháng nhường chỗ cho HbA đảm nhận chức năng vận chuyển oxy
và carbon dioxyd trong suốt cuộc đời của người trường thành. Trẻ trên 6 tháng tuổi có
thành phần Hb gần giống như người lớn, chứa 95-97% HbA, 2-3% HbA2, 1-2% HbF.
Hình 14.4 cho thấy tỷ lệ % của các chuỗi globin được tổng hợp và vị trí tổng hợp chủ
yếu của các loại chuỗi globin này theo các tuần tuổi thai và các tuần tuổi sau khi trẻ
được sinh ra.
Túi noãn hoàng

Hình 14.4. Cơ quan tạo máu và tỷ lệ % các chuỗi globin được tổng hợp trong quá trình phát triển.

Hình 14.5. Một số loại Hb được tạo ra trong quá trình phát triển.

356

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1.2. Tổng họp hem

Tất cả các mô đều có khả năng tạo hem ngoại trừ hồng cầu trưởng thành do thiếu ty
thế. Gan và tuỷ xương là hai cơ quan tạo ra nhiều hem nhất, ở tuỷ xương, hem được tạo
ra từ nguyên bào hồng cầu, tiền thân của hồng cầu. Đa số hem này được sử dụng làm
nhóm ngoại của Hb. Dựa vào vị trí xảy ra, quá trình tổng họp hem có thể được chia làm
3 giai đoạn:
1. Tạo acid ô-amino levulinic (AAL hoặc ALA: ô-amino levulinic acid) trong ty thể.
2. Tạo coproporphyrinogen III ở bào tương.
3. Tạo protoporphyrin IX và gắn kết với Fe2+ để tạo hem trong ty thể.
Giai đoạn I: tạo acid S-amino levulinic (Ô-ALA):
Trong ty thể, glycin kết hợp với succinyl CoA là sản phẩm trung gian của chu trình
Krebs để tạo acid a-amino ị3-cetoadipic, sau đó chất này nhanh chóng bị khử carboxyl
để tạo thành acid ỗ-amino levulinic. Chuỗi phản ứng này được enzym của ty thể là ô-
amino levulinic acid synthase (S-ALA synthase) xúc tác, với sự tham gia của coenzym
pyridoxal phosphat (B6) với vai hò hoạt hóa glycin.

Hình 14.6. Tổng hợp ALA từ glycin và succinyl CoA.

Giai đoạn II: tạo coproporphyrinogen III ở bào tuông, gồm ba bước:
Bước 1: tạo porphobilinogen
Ô-ALA tạo thành rời khỏi ty thể nhờ khuếch tán thụ động. Trong bào tương, 2 phân
tử Ỗ-ALA ngưng tụ với nhau, loại nước và đóng vòng pyrol tạo porphobilinogen (PBG)
có sự xúc tác của enzym ALA dehydratase (hay còn gọi là PBG synthase).

357

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

COOH COOH
I I
COOH CH2 COOH CH2
Ị I 2H2O ỉ I
ch2 ch2 CH2 ch2
C------ C
I I
ALẦ
dehydratase Ay ./ÒHy
CH2 ch2 n
I NH Ị H
nh2 NH2

Porphobilinogen
2 phân tư ALA
(vòng pyrol đầu tiên)
Hình 14.7. Tổng hợp PBG

Bước 2: tạo uroporphyrinogen III


Trong bào tương, 4 phân tử PBG trùng hợp với nhau tạo ra uroporphyrinogen. Vì
mỗi vòng pyrol của uroporphyrinogen có hai chuỗi bên khác nhau (1 acetyl và 1
propionyl) nên có thể có 4 dạng isomer của uroporphyrinogen. Thực tế, trong cơ thể chỉ
có hai loại isomer I và III được tạo thành, Hem thuộc isomer loại III. Sự tạo thành
uroporphyrinogen III được xúc tác bởi enzym uroporphyrinogen synthase III và
uroporphyrinogen cosynthase, chỉ khi nào các enzym này bị khiếm khuyết thì isomer
loại I sẽ được tạo ra nhiều thay the isomer loại III.
Bước 3: tạo coproporphyrinogen III
Bốn chuỗi bên acetyl của uroporphyrinogen III được enzym uroporphyrinogen
decarboxylase xúc tác chuyển thành 4 nhóm methyl để tạo thành coproporphyrinogen
III, enzym này hoạt động trên cả 2 loại isomer của uroporphyrinogen I và III, tuy nhiên
chỉ có sản phẩm của isomer loại III là trở thành cơ chất cho enzym ở bước kế tiếp.
Giai đoạn ni: tạo protoporphyrin IX và gắn kết vói Fe2+ để tạo hem trong ty thể
Coproporphyrinogen III vào ty thể, trong ty thể 2 chuồi bên propionyl được biến đổi
thành hai nhóm vinyl để tạo protoporphyrinogen nhờ xúc tác của enzym
coproporphyrinogen oxidase. Trong 15 isomer của protoporphyrinogen có khả năng
xuất hiện thì trên thực tế chỉ có isomer protoporphyrinogen IX được tạo thành.
Protoporphyrinogen IX bị oxy hóa nhờ enzym protoporphyrinogen oxidase tạo
thành protoporphyrin IX, bước oxy hóa này tạo ra một hệ thống các liên kết đôi liên
họp, đặc trưng cho nhân porphyrin. Cả các loại uroporphyrinogen và
coproporphyrinogen khác (khi hiện diện) đều có thể bị oxy hóa tạo thành các porphyrin
tương ứng nhưng trong điều kiện của cơ thể, các sản phẩm trung gian và sản phẩm phụ
này đều bị đào thải hết.
Enzym hem synthase hay ferrochelatase của ty thể xúc tác quá trình gắn ion Fe2+
vào trong protoporphyrin IX, nếu enzym này bị thiếu thì porphyrin sẽ tự phát gắn với
kẽm để tạo thành hem, sau đó hem rời ty thể ra bào tương đến kết họp với globin.

358

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2 = ALA dehydratase
3= PBG deaminase và
UPG-III cosynthase
4= uroporphyrinogen
decarboxylase
5= coproporphyrinogen
oxidase
6= protoporphyrinogen
oxidase
7= hem synthase hay
ferrochelatase
A = acetyl; p = propionyl
M = methyl; V - vinyl

Protoporphyrin IX

Hem

Hình 14.8. Giai đoạn II và III của quá trình tổng hợp hem.

Trong trường hợp ngộ độc chì kẻo dài, chì ức chế hai enzym trên con đường tạo
porphyrin là ALA dehydratase và ferrochelatase. Hậu quả làm tăng ALA trong nước
tiểu, tăng protoporphyrin kẽm trong hồng cầu và coproporphyrin cũng tăng trong
nước tiểu.

359

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 14.9. Tóm tắt các phản ứng trong quá trình tổng hợp hem.

- Điều hòa sự tổng hợp hem


1. Quá trình tống hợp hem được kiểm soát bởi sự điều hòa tổng họp enzym ALA
synthase. Sự tổng hợp enzym ALA synthase được kiểm soát nhờ cơ chế kìm hãm tổng
họp enzym và hem có vai trò là chất đồng kìm hãm (co-repressor) (Hình 14.10A). Do
đó, khi hem có mặt dư thừa so với lượng apoprotein (globin) gắn hem, thì việc tổng họp
enzym ALA synthase sẽ bị ức chế. Khi nhu cầu hem tăng hoặc hem thiếu (trong trường
họp tán huyết hay tổng họp protein chứa hem của gan như cytocrom P450 bị giảm) thì sự
tông họp enzym ALA synthase sẽ tăng lên.
Glycin

ô aminolevuỉinat
Synthase

ỏ ALA

HEM

B
Hình 14.10. A: Sự kìm hãm tổng hợp ALA synthase. B: Cơ chế “ức chế ngược”.

2. ALA synthase cũng bị ức chế bởi hematin nhờ cơ chế ức chế dị lập thể. Khi hem
tự do dư thừa, Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+ (ferric), vì thê hình thành hematin.
3. Một số thuốc như barbiturate làm tăng tổng họp hem. Barbiturate cần cytochrom
p450 (chứa hem) cho quá trình chuyển hóa của thuốc.
4. Chì ức chế enzym ferrochelatase và ALA dehydratase.
5. INH (Isonicotinic acid hydrazid) làm giảm pyridoxal phosphat nên có the ảnh
hưởng quá trình tổng họp hem.

360

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
6. Nồng độ cao của glucose trong tế bào ngăn cản hoạt động của ALA synthase.
Đây là cơ sở của việc dùng glucose trong điều trị bệnh lý porphyria.

2. THOÁI HÓA HEMOGLOBIN

2.1. Tiêu hóa

Hemoglobin hay myoglobin của thức ăn khi vào ruột được enzym tiêu hóa phân
hủy thành hai thành phần là hem và globin. Hem bị oxy hóa thành hematin, khó hấp thu
nên phần lớn bị thải ra ngoài theo phân, một phần nhỏ bị biến đổi dưới tác dụng của vi
khuẩn ruột. Còn globin bị thủy phân thành peptid và acid amin rồi được chuyển hóa tiếp
theo con đường chuyển hóa của protein.

2.2. Thoái hóa hemoglobin


Đời sống trung bình của hồng cầu là khoảng 120 ngày, cuối thời gian này khi hồng
cầu chết sẽ được các đại thực bào mang tới hệ võng nội mô (tủy xương, lách và gan), tại
đây Hb sẽ được thoái hóa. Còn các protein chứa hem khác thì có vòng quay nhanh hơn.
Trong tất cả các trường hợp, hem bị thoái hóa, globin bị thủy phân thành acid amin tự
do rồi tái sử dụng và Fe2+ được thu hồi để sử dụng lại (Hình 14.11).

Hình 14.11. Thoái hóa hemoglobin.

2.2.1. Thoái hóa hem thành bilirubin tự do


Sau khi được giải phóng khỏi globin, hem bị oxy hóa nhờ hệ thống enzym hem
oxygenase (enzym của microsom gắn với cyt P450) ở hệ võng nội mô với sự có mặt của
oxy và NADPH đã mở cầu nối methenyl a giữa vòng pyrol I và II để tạo thành biliverdin
có màu xanh, carbon monoxyd (CO) và giải phóng nguyên tử sắt dưới dạng Fe3+. Sau đó,
biliverdin nhanh chóng bị khử nhờ sự xúc tác của enzym biliverdin reductase có coenzym
là NADPH, tạo thành bilirubin.

361

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 14.12. Thoái hóa Hb tạo bilirubin tự do.

Mặc dù bilirubin chứa hai chuỗi bên là gốc propionyl nhưng nó hầu như không tan
trong nước vì bilirubin có khả năng tạo ra một cấu hình mà trong đó các chuỗi bên tạo ra
các liên kết hydro nội phân tử, nhờ đặc tính không phần cực đó mà bilirubin qua màng tế
bào một cách dễ dàng. Bilirubin là sắc tố có màu vàng, còn được gọi là bilirubin tự do
(chưa kết họp với acid glucuronic ở gan), bilirubin tự do này độc với cơ thể đặc biệt với
hệ thần kinh; cho phản ứng nhận biết Diazo chậm nên còn gọi là bilirubin gián tiếp. Quá
trình thoái hóa Hb thành bilirubin tự do xảy ra ở hệ võng nội mô chủ yếu là lách, một
phần nhỏ ở gan và tủy xương. Sau đó, bilirubin tự do được một loại albumin
(haptoglobin) vận chuyển theo máu tới gan. ở màng tế bào gan, bilirubin tự do tách ra
khỏi phức họp bilirubin-haptoglobin, được các thụ the (receptor) nhận biết và được vận
chuyến tích cực qua màng vào trong tế bào gan. Bình thường, nồng độ bilirubin tuần
hoàn trong máu không vượt quá khả năng chuyên chở của albumin, chỉ trong một số các
trường họp như tan huyết nhiều hay tắc nghẽn một bước trong quá trình chuyển hóa hem
hay một số thuốc có thể cạnh tranh vị trí gắn bilirubin ưên albumin làm giảm khả năng
mang bilirubin của albumin. Trung bình mỗi ngày có khoảng 250 mg đến 300 mg
bilirubin được tạo ra, trong đó 85% có nguồn gốc từ sự phá hủy các hồng cầu già tại hệ
thống võng nội mô, còn lại 15% có nguồn gốc từ sự tạo các nguyên hồng cầu không hiệu

362

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

quả và từ quá trình chuyển hóa của các protein chứa hem như myoglobin, cytocrom và
peroxidase. Bilirubin dư thừa sẽ rời hệ thống tuần hoàn vào mô ngoại mạch, gây vàng da;
nếu bilirubin tích lũy trong não sẽ gây tổn thương não.

2.2.2. Tạo thành bilirubin liên hợp


Tại gan, nhờ enzym bilirubin UDP-glucuronyl transferase xúc tác gắn 1 hoặc 2 gốc
acid glucuronic vào gốc propionyl của bilirubin tự do để tạo nên bilirubin liên họp gồm
bilirubin monoglucuronat (15%) và bilirubin diglucuronat (85%). Bilirubin liên họp
không độc, tan trong nước và cho phản ứng diazo nhanh, còn được gọi là bilirubin trực
tiếp. Bilirubin liên họp tạo thành được gan bài tiết vào các ống dẫn mật trong gan và
theo mật xuống ruột non. Nếu đường dẫn mật bị tắc nghẽn, bilirubin liên hợp sẽ vào
máu và bài tiết ra theo nước tiểu. Trong trường họp bilirubin liên hợp xuất hiện trong
nước tiểu, người ta nói rằng có sắc tố mật trong nước tiểu.

Hình 14.13. Sự tạo thành bilirubin liên hợp.

2.2.3. Sự biến đổi của bilirubin ở ruột


Bilirubin liên họp theo mật đổ vào ruột non. Tại ruột già, dưới tác dụng của enzym
p glucuronidase của vi khuẩn, bilirubin liên họp được thủy phân giải phóng bilirubin tự
do và bilirubin này bị khử trở thành các họp chất không màu gọi chung là urobilinogen.
Một phần urobilinogen (khoảng 20%) được tái hấp thu trở về gan qua tĩnh mạch cửa.
Tại gan, phần lớn urobilinogen này bị oxy hóa tái tạo bilirubin, đổ vào mật (còn gọi là
chu kỳ gan-ruột), còn một phần nhỏ urobilinogen còn lại sẽ vào tuần hoàn chung, qua
thận và đào thải ra nước tiểu, được oxy hóa bởi oxy của không khí để tạo thành urobilin.
Phần lớn urobilinogen còn lại ở ruột sẽ được đào thải ra ngoài theo phân, một phần
bị oxy hóa tại đại tràng tạo thành các họp chất có màu, khi ra ngoài các họp chất không
màu còn lại tiếp tục được oxy hóa bởi oxy không khí thành sản phẩm đậm màu được gọi
là stercobilin.

363
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Chính urobilin và stercobilin là các sắc tố tạo nên màu vàng cho nước tiểu và phân.
- Sắc tố mật và muối mật:
+ Sắc tố mật là bilirubin và biliverdin. Chúng được tạo ra trong quá trình thoái
hóa hem và là các sản phẩm bài tiết vô dụng.
+ Muối mật là các muối natri của các acid mật (glycocholat và taurocholat).
Chúng được tạo thành từ cholesterol và có lợi cho quá trình hấp thu lipid.
+ Cả sắc tố mật và muối mật đều hiện diện trong mật.

Hình 14.14. Sơ đồ thoái hóa nhóm hem.

364
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA HEMOGLOBIN

3.1. Các trường hợp vàng da

Bình thường:
- Bilirubin toàn phần (Bi TP)/huyết thanh: < 10 mg/L
- Bilirubin gián tiếp (Bi GT) hay bilirubin tự do (Bi TD)/huyết thanh: chiếm 85%
Bi TP ~ 2-8 mg/L
- Bilirubin trực tiếp (Bi TT) hay bilirubin liên hợp (Bi LH)/huyết thanh: chiếm
15% Bi TP ~ 0-2 mg/L
Khi bilirubin toàn phần tăng, vượt quá mức 20 đến 25 mg/L, xuất hiện vàng da
(jaundice hay icterus). Nếu tăng bilirubin liên họp, thì bilirubin liên hợp sẽ khuếch tán
qua thành mạch ra các tổ chức, đặc biệt là da và niêm mạc gây vàng da. Neu tăng
bilirubin tự do, thì khi nồng độ bilirubin tự do vượt quá khả năng kết họp của albumin
huyết thanh, phần còn lại sẽ tách khỏi thành mạch và khuếch tán vào các mô và gây sự
lắng đọng ở các mô, chủ yếu là da và niêm mạc gây vàng da. về mặt bệnh học lâm
sàng, người ta thường phân chia bệnh lý vàng da thành các loại vàng da trước gan, vàng
da tại gan và vàng da sau gan.

3.1.1. Vàng da do nguyên nhân trước gan (tăng bilirubin TD)


Chủ yếu gặp trong các trường họp vàng da do tan huyết như các bệnh về
hemoglobin bất thường (HbS, thalassemia, Minkowski-Chauffard...); bệnh di truyền do
thiếu GóPD; bệnh miễn dịch (truyền nhầm nhóm máu, bất đồng nhóm máu-Rhesus...);
bệnh mắc phải (sốt rét, sốt xuất huyết, nhiễm trùng, nhiễm độc các dung môi hữu cơ...).
Xét nghiệm:
- Máu: bilirubin TD tăng cao; bilirubin LH tăng nhẹ hay bình thường
- Nước tiểu và phân: tăng urobilinogen trong nước tiểu và stercobilinogen trong phân.
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh cũng có tăng nồng độ bilirubin tự do trong máu. Tình
trạng này khá phổ biến. Nguyên nhân do hệ thống liên họp, các thụ thể ở màng tế bào
gan cũng như các protein vận chuyển qua màng tế bào gan chưa phát triển bình thường
làm tăng bilirubin tự do trong máu gây vàng da. Thường vàng da xảy ra vào ngày thứ 2
hay thứ 3 sau sinh, đặc biệt hay gặp ở trẻ sinh non.

3.1.2. Vàng da do nguyên nhăn tại gan (tăng bilirubin hon hợp)
- Bệnh di truyền do thiếu hụt enzym liên hợp bilirubin UDP glucuronyl transferase
+ Hội chứng Crigler-Najar loại I, loại II là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể
thường, trong đó hoạt tính của enzym liên họp bilirubin UDP glucuronyl
transferase cũng bị giảm theo các mức độ khác nhau.

365

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

+ Bệnh Gilbert: tan huyết cùng với giảm khả năng thu nhận bilirubin vào tế bào
gan và giảm hoạt tính của enzym bilirubin UDP glucuronyl transferase.
Xét nghiệm máu', bilirubin TD tăng cao
- Bệnh mắc phải, chủ yếu gập trong các bệnh viêm gan do virus, nhiễm độc gan do
hóa chất như chloroform, paracetamol... xơ gan, ung thư gan... Các tổn thương tại gan
gây giảm khả năng liên hợp làm cho bilirubin tự do trong huyết thanh tăng, đồng thời
khả năng tái tạo bilirubin từ urobilinogen giảm sút gây tăng urobilinogen trong nước tiểu.
Tổn thương tại gan còn đồng nghĩa với nhu mô của gan bị phù nề, gây chèn ép các vi quản
mật dẫn đến tắc mật làm cho bilirubin liên hợp không xuống mật và ruột được, tràn vào
máu gây tăng bilirubin liên hợp trong máu và xuất hiện sắc tố mật trong nước tiểu.
Xét nghiêm:
- Máu: bilirubin TD và bilirubin LH đều tăng.
- Nước tiểu: urobilinogen tăng, sắc tố mật (+).
- Phân: stercobilinogen giảm.

3.1.3. Vàng da sau gan (tăng bilirubin liên hợp)


Gặp trong các trường họp tắc đường dẫn mật như sỏi mật, ung thư đầu tụy, hạch to
chèn ép đường mật...
Xét nghiệm:
- Máu: tăng bilirubin LH là chính.
- Nước tiểu: muối mật (+), sắc tố mật (+).
- Phân: nhạt màu. Trong trường hợp tắc mật nặng hay hoàn toàn, phân có thể
bạc màu.

3.2. Các rối loạn trong sinh tổng họp globin

Hàng trăm biến thể của hemoglobin đã được phát hiện. Các biến thể này có thể do
sự thay đổi các acid amin trên chuỗi alpha hay trên chuỗi beta globin. Mặt dù hiếm, các
biến thể trên chuỗi gamma và chuỗi delta cũng đã được mô tả.
- Bệnh hemoglobin (hemoglobinopathy): bất thường trong cấu trúc bậc 1 của
chuỗi globin. Nguyên nhân là đột biến ưên các gen mã hóa chuỗi globin làm thay đổi
một acid amin trên chuồi globin, khi kết hợp với hem sẽ tạo thành các loại hemoglobin
khác nhau. Ví dụ một số bệnh Hb do sự thay đổi một acid amin trên chuỗi polypeptid:
Hb s (P6Glu—>Val), Hb c (p6Glu-»Lys), Hb E (p26Glu->Lys), Hb D (0121Glu-»Gln),
Hb o (P121Glu—>Val).

366
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bàng 14.1. Một sô bệnh hemoglobin quan trọng


Hemoglobin Vị trí đột biến điểm Acid amin Mã ba
HbS Beta 6 Giu —> Vai GAG —» GUG

HbC Beta 6 G!u —> Lys GAG —> AAG

HbE Beta 26 Glu Lys GAG AAG


HbĐ (punjab) Beta 121 Glu-+Gin GAG-> CAG

HbM Histamin gần hoặc His —> Tyr CAC —> UAC
xa trên chuỗi a/p

- Thalassemia: bất thường ở tốc độ sinh tổng hợp chuỗi globin. Trong bệnh
thalassemia, chuỗi globin bình thường nhưng có nồng độ bất thường (thiếu chuỗi alpha
hoặc chuỗi beta). Giảm tổng hợp chuỗi alpha được gọi là alpha thalassemia, trong khi
thiếu chuỗi beta là beta thalassemia. Beta thalassemia thường gặp hơn, đặc trưng bởi sự
giảm hoặc không tổng hợp các chuỗi beta. Hậu quả là sự tống hợp các chuỗi gamma và
delta sẽ tăng lên.

Hình 14.15. Đột biến gen mã hóa chuỗi p (A) và (3-thalassemia (B).

367

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.3. Bệnh do ứ đọng porphyrin (porphyria)
Porphyrias là một nhóm bệnh do rối loạn trong sinh tổng hợp hem. Nguyên nhân là
thiếu hụt những enzym trên con đường tổng hợp hem gây tích tụ và tăng bài tiết các
porphyrin hay tiền chất của porphyrin (ALA, PBG). Bệnh hiếm gặp, phần lớn là bệnh di
truyền theo kiểu trội trên nhiễm sắc thể thường. Porphyrias chia làm 3 loại: porphyrias
gan; porphyrias hồng cầu và porphyrias với bất thường ở cả gan và hồng cầu. Phân loại
này dựa trên vị trí chính biểu hiện sự thiếu enzym (ứ đọng tiền chất của porphyrin xảy
ra ở gan hoặc các tế bào sản sinh hồng cầu của tủy xương). Biểu hiện lâm sàng tùy loại
porphyria, có thể ở da, hệ thống thần kinh hay vừa ở da vừa ở hệ thống thần kinh. Nói
chung, porphyrias thì không liên quan đến tình trạng thiếu máu.

Gtycin + Succinyl CoA


|(Enzym 1)ALA-synthase

Delta amino levulinic add (ALA)


|(Enzym 2)ALA-dehydratase—► ALAD porphyria

PorphobMnogen (PBG)
(3) PBG-deaminase——Acute intermittent porphyria
• B*
(Enzym 3b)UPG-lll-co-synthase—Congenital erythropoietic
' ■ porphyria
Uroporphyrinogen (UPG)
Ỷ (4)UPG-decarboxylase—* Porphyria cutanea tarda

Coproporphyrinogen (CPG)
-|-(5) CPG-oxidase—— Hereditary coproporphyria

Pròtoporphyrinogen (PPG)
•ị-(6) PPG-oxidase—* Porphyria variegata

Protoporphyrin
Ỷ (7) Hem synthase—* Hereditary protoporphyria

Hem
Hình 14.16. Những enzym bị thiếu và porphyrias tương ứng.
ALAD: ALA dehydratase deficiency.

368

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Sang thương da trên bệnh nhân porphyria Nước tiểu bệnh nhân porphyria cutanea tarda
cutanea tarda (phải, màu đỏ) và người bình thường (trái)

Hình 14.17. Một số biểu hiện lâm sàng của một dạng porphyria.

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Liên quan đến nồng độ bilirubin trong huyết thanh, câu nào sau đây đúng?
A. Bình thường, nồng độ bilirubin trực tiếp trong huyết thanh cao hơn nồng độ
bilirubin gián tiếp.
B. Nồng độ bilirubin toàn phần trong huyết thanh người bình thường là: 0,05 - 0,1 g/1.
c. Khi bilirubin tự do cao trong máu sẽ được đào thải qua nước tiểu.
D. Vàng niêm mạc và vàng da bắt đầu xuất hiện trong trường hợp bệnh lý khi
bilirubin toàn phần huyết thanh lớn hơn 20mg/lít
2. Trong số những trường hợp bệnh lý gây vàng da, bệnh nào gây tăng bilirubin
trực tiếp?
A. Sốt rét
B. Truyền nhầm nhóm máu
c. Tắc mật
D. Thiếu men GóPD
3. về đặc điểm của bilirubin tự do, câu nào sau đây đúng?
A. Tan trong nước
B. Cho phản ứng diazo nhanh
c. Ket hợp với albumin khi di chuyển trong máu
D. Không độc
4. về hai loại bilirubin, câu nào sau đây đúng?
A. Bilirubin tự do là bilirubin trực tiếp
B. Bilirubin kết hợp là bilirubin gián tiếp
c. Bilirubin trực tiếp sau khi được tạo thành thi đổ xuống ruột theo đường mật
D. Bilirubin tự do được tạo thành ở gan nhiều nhất

369

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
5. Nồng độ bình thường của bilirubin toàn phần trong huyết thanh là bao nhiêu?
A. < 10 mg/dl
B. < 1 mg/dl
c. < 1 g/1
D. < 1 mg/1
6. Khi phân tích hemoglobin của một trẻ 10 tuổi ta được kết quả sau: HbF 10%,
HbA 90%. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Những giá trị này bình thường
B. Các giá trị này bất thường
c. Có rối loạn trong sự hình thành chuỗi a
D. Có rối loạn trong sự hình thành chuỗi p
7. về hemoglobin, câu nào sau đây SAI?
A. Khi hemoglobin bị oxy hóa sẽ tạo thành COHb không có khả năng gắn oxy
B. Người ta tìm hemoglobin trong nước tiểu bằng cách ứng dụng tính chất enzym
của hemoglobin
c. Hemoglobin ở động vật có vú có trọng lượng phân tử khoảng 65.000D
D. Phân tử hemoglobin ở người gồm 4 chuỗi polypeptid và 4 nhóm hem
8. Khi sắp xếp các thành phần có trong cấu trúc của hemoglobin theo thứ tự từ
đom giản đến phức tạp, thứ tự nào sau đây đúng?
A. Pyrol, porphyrin, porphin, hem
B. Pyrol, porphyrin, hem, porphin
c. Pyrol, porphin, porphyrin, hem
D. Porphin, pyrol, porphyrin, hem
9. Câu nào sau đây đúng về quá trình tổng họp hem?
A. Qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu và cuối xảy ra trong bào tưong, giai đoạn giữa
trong ty thể
B. Quá trình tổng hợp bắt đầu từ 2 chất là ly sin và succinyl Co A
c. Giai đoạn tạo ALA xảy ra trong ty thể
D. Tất cả các câu trên đều đúng
10. Câu nào sau đây SAI về bilirubin liên họp?
A. 15% diglucuronat, 85% monoglucoronat
B. Không độc
c. Phản ứng diazo nhanh —> còn gọi là bilirubin trực tiếp
D. Chiếm khoảng 15% bilirubin toàn phần

370

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Hóa sinh (Đại học Y Dược TPHCM). Hóa sinh y học. Nhà xuất bản Y học
2014
2. Murray RK (2009), Harper's Illustrated Biochemistry, New York: McGraw-Hill.
3. Nelson DL & Cox MM (2008), Lehninger Principles of Biochemistry, New York:
W.H. Freeman and Company.
4. Denise R. Ferrier (2017), Lippincott’s Illustrated Reviews: Biochemistry,
Philadelphia: Wolters Kluwer.

371
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương XV
CHUYỂN HÓA ACID NUCLEIC

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Mô tả được các quá trình tổng hợp nucỉeotidpurin và pỹrỉmỉdỉn.

. 2. Viêt được
• sơ đô quá ọ thoải hóa nucleotid purin và pvrỉmidin.
1 trình
3. Nêu được các đặc điếm chính của quá trình nhân đôi ADN 'và qụătíịĩỉh tong
hợp ARN. Nêu được sự khác biệt của 2 quả trình này ở tế bào nhân sơ và tế bào
11

1. CHUYỂN HÓA NUCLEOTID

1.1. Tổng họp nucleotid


Các nucleotid trong tế bào đến từ 2 nguồn: tổng họp mới từ các tiền chất acid amin,
ribose 5-phosphat, CƠ2 và NH3; và tái sử dụng các base nitơ và nucleosid từ quá trình
thoái hóa acid nucleic.

1.1.1. Tổng họp nucleotỉdpurin


Hình 15.1 trình bày quá trình tổng họp chất trung gian inosinat (IMP) có vòng purin
hoàn chỉnh, ở bước đầu tiên, cũng là bước quy định quá trình tổng hợp, glutamin cung
cấp nhóm amin tại C-l của phosphorybosyl pyrophosphat (PRPP). Tiếp theo, glycin
cung cấp 3 nguyên tử (gồm 2 c và 1 nhóm amin) ở bước 2. Nhóm amin từ glycin được
formyl hóa ở bước 3. Glutamin cung cấp một ni tơ ở bước 4. Bước 5 xảy ra phản ứng
khử nước và đóng vòng imidazol. Phản ứng carboxyl hóa xảy ra thành 2 bước 6 và 7 ở
vi khuẩn và nấm men, nhưng tế bào nhân thật bậc cao hơn chỉ cần 1 bước 6a. Aspartat
cung cấp nhóm amin theo 2 bước 8 và 9. Carbon cuối cùng được N10-
formyltetrahydrofolat cung cấp ở bước 10 trước khi đóng vòng thứ 2 ở bước 11 đế tạo
nhân purin. Nguồn gốc các nguyên tử của vòng purin được tóm tắt ở Hình 15.2. Các
enzym tham gia tổng họp IMP được tổ chức thành các phức họp đa enzym lớn.
Để chuyển inosinat thành adenylat cần thêm 1 nhóm amin có nguồn gốc từ aspartat,
phản ứng xảy ra theo 2 bước và cần năng lượng từ GTP (Hình 15.1). Guanylat được tạo
thành từ quá hình oxy hóa IMP và nhận nhóm amin từ glutamin. ở bước cuối, ATP bị
cắt thành AMP và PPi.
Quá trình tổng hợp nucleotid purin được điều hòa theo 3 cơ chế chính: (1) IMP,
AMP và GMP ức chế enzym glutamin-RPPP aminotransferase theo cơ chế dị lập thế;

372
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

(2) GMP ức chê IMP dehydrogenase, trong khi AMP ức chê adenylosuccinat
synthetase; (3) chuyển IMP thành AMP cần GTP, chuyển IMP thành GMP cần ATP, từ
đó giúp cân bằng tổng họp 2 ribonucleotid này. Ngoài ra, ADP và GDP còn ức chế
enzym tổng hợp PRPP từ ribose 5-phosphat là ribose phosphat pyrophophokinase.

Aspartat •
Gỉycinamid
ribonucleotid (GAR)

>ADP + Pi
< 7V10-Formyl Hị folat
cocr
>H4folat

CH Ar-Succinyl-5-aminoimidLazol-4-
Formylglycinamid
coo carboxaróide ribonucleotid (SAICAR)
ribonucleotid (FGAR)

Fumarat ■

s Glutamat
h2n^ c-A...................................... .
CH 5-Ammounidazol-4-carboxamid
—. ribonucleotide (AICAR)
H^
,>ADP + Pi

r ArW-Formyl H4folat
Formylglycinamidin
ribonucleotiđ (FGAM) SlVolat
o

(FAICAR)
® SADP + Pi
(?) glutanain-PRPP
>h20
amidotransferase
(2) GAR synthetase
5-Aminoỉmidazol__
ribonucleotid (AIR) (3) GAR transformylase
(4) FGAR amidotransferase
(5) FGAM cyclase
(AIR synthetase)
(6) AA-CAIR synthetase
®a) AIR carboxylase
\T) N&-CAIR mutase
(s) SAICAR synthetase
@ SAICAR lyase
(10) AICAR transformylase
@ IMP synthase

Hình 15.1. Hình thành vòng purin của inosinat trong tổng hợp mới nucleotid purin.
R: nhóm 5-phospho-D-ribosyl.

373

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
C02
Glycin

N5,v°-Methenyl-
tetrahydrofolat

Amid
cùa glutamin

Hình 15.2. Nguồn gốc các nguyên tử trên nhân purin.

Hình 15.3. Tổng hợp AMP và GMP từ IMP.

1.1.2. Tổng hợp nucleotidpyrimỉdin


Hình 15.4 trình bày quá trình tổng hợp các nucleotiđ pyrimidin. Vòng pyrimidin
được tạo thành trước khi gắn với ribose 5-phosphat. Quá trình này cần carbamoyl
phosphat bào tương. Trong bào tương, carbamoyl phosphat được tổng họp từ CƠ2,
glutamin và ATP nhờ enzym carbamoyl phosphat synthetase II. ỏ tế bào nhân thật,
carbamoyl phosphat synthetase II, và 2 enzym xúc tác 2 phản ứng đầu tiên trong hình 4
(aspartat transcarbamoylase và dihydroorotase) thuộc về một protein duy nhất có 3 chức
năng khác nhau (gọi tắt là CAD). Protein này có 3 chuỗi polypeptid giống nhau, mỗi
chuỗi đều có những vị trí hoạt động xúc tác cả 3 phản ứng trên.
Sản phẩm cuối CTP ức chế aspatat transcarbamoylase (ATCase), từ đó điều hòa tốc
độ tổng họp nucleotid pyrimidin.

374
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Aspartat

Carbamoyl

aspartat
trans-

Pi

cn,
N- Carbamoylasparta t L
CH-COO-

d ihydruorotase
0
i
''cELj
L-Dihydroorotat 1 CH-COO-

dihydroorotat
dehyd rogen ase

nN'" ''ch
Orotat

-► Tạo thành vòng pyrimidin


PRPP
phosphoribosyl-
transferase
* Gắn với ribose 5-phosphat

Orotidylat ®—O-CH

orotidylat
decarboxylase
co2
ưriđylat (UMP) (£)—

2 ATP
Các kinase IH OH

Uridin õ'-triphosphat (ƯTP)

Glu
cytidylat
synthetase
ATP
NHS

—> ADP + Pi CH
ỈH

©-©-©- O—ch2 o

Cytidin 5'-triphosphat (CTP) H

OH OH

Hình 15.4. Tồng hợp mới các nucleotid pyrimidin.

1.1.3. Tổng hợp nucleotid triphosphat

AMP được phosphoryl hóa thành ADP thông qua enzym adenylat kinase:
ATP + AMP 2 ADP
ADP tiếp tục được phosphoryl hóa thành ATP trong đường phân hoặc qua
phosphoryl oxy hóa.

375
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
ATP cũng tham gia tạo các nucleosid diphosphat khác nhờ các nucleosid
monophosphat kinase. Các enzym này thường đặc hiệu cho base nitơ nhưng không đặc
hiệu cho loại đường ribose hay deoxyribose:
ATP + NMP # ADP + NDP
NDP được chuyển thành NTP nhờ nucleosid diphosphat kinase có nhiều trong tế
bào, không đặc hiệu cho base nitơ và đường:
NTPcho "h NDPnhận V- NDP,cho NTPnhận

1.1.4. Tông hợp deoxyribonucleotid


Deoxyribonucleotid được tạo thành từ sự khử trực tiếp ribonucleotid tương ứng tại
carbon-2' của D-ribose do ribonucleotid reductase xúc tác. Cặp nguyên tử hydro tham
gia phản ứng khử này có nguồn gốc từ NADPH thông qua các chất mang thioredoxin
hoặc glutaredoxin.
XSH
Thioredoxin + I Ribonucleotid
(bị khử) ^SH s reductase
(bị oxy hoá)

/S HSX
Thioredoxin I + Ribonucleotid
(bịoxyhoả) HS z reductase
(bị khứ)

1.1.5. Tổng hợp thymidylat


Hình 15.5 trình bày quá trình tổng hợp thymidylat (dTMP).
Thymidylat synthase xúc tác phản ứng chuyển dUMP thành dTMP (Hình 15.5).
Phản ứng khử này xảy ra kèm phản ứng oxy hóa tetrahydrofolat thành dihydrofolat.
Thiếu acid folic làm giảm tổng họp thymidylat, khiến uracil tích họp bất thường vào
ADN, từ đó ảnh hưởng đến chức năng ADN, tác động lên tim, não và làm tăng đột biến
gây ung thư.
dCTP
nucleosid
ribonucleotid deaminase
diphosphat
reductase
kinase
ƯDP -> dưDP dƯTP
dUTPase Hình 15-5- Tổng hợp
thymidylat (dTMP).
đưMP
I thymidylat
synthase

dTMP

376

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 15.6. Phản ứng


chuyển dUMP thành dTMP.

Tetrahydrofolat

1.1.6. Tái sử dụng base purin và pyrimidin


Các base purin và pyrimidin liên tục được giải phóng từ quá trình thoái hóa nucleotid.
Purin tự do được tái sử dụng để tạo nucleotid theo con đường đơn giản hơn nhiều so với
tổng họp mới. Adenosin phosphoribosyltransferase xúc tác phản ứng tạo AMP:
Adenin + PRPP AMP + PPi
Hypoxanthin-guanin phosphoribosyltransferase (HGPRT) xúc tác phản ứng tái sử
dụng guanin và hypoxanthin theo cách trên. Base pyrimidin cũng được tái sử dụng theo
con đường tương tự, gặp ở vi sinh vật và có thể ở cả động vật có vú.

1.2. Thoái hóa nucleotid


1.2.1. Thoái hóa nucleotidpurin
Ở động vật linh trưởng, chim và một số động vật khác, acid uric là sản phẩm bài
tiết cuối cùng của quá trình dị hóa purin có nguồn gốc tù thức ăn hoặc từ thoái hóa acid

377
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
nucleic (Hình 15.7). ở hầu hết động vật có vú và các loài có xương sống khác, acid uric
tiếp tục được thoái hóa thành allantoin (Hình 15.8). Các động vật khác tiếp tục kéo dài
con đường thoái hóa này tạo allantoat, urea, hoặc NH4.
Acid uric được bài tiết trong nước tiểu. Tốc độ bài tiết acid uric ở người khỏe mạnh
khoảng 0,6 g/24 giờ. Dư thừa acid uric trong cơ thể dần đến bệnh gout với biểu hiện
điển hình là viêm khớp do lắng đọng tinh thể urat trong dịch khớp.
AMP
Bài tiết ở:

5'-nucleotidase I
gsr Động vật linh
GMP Adenosin tepL i Acid uric trưởng, chim, bò
sát, côn trùng
H2O HỘC-N'' "N
adenosìn (
5'-nudeotidase
deaminase k
LNH-
Guanosin ĩnosin

Hầu hết động


vật có vú

H,0
allantoinase

Cá xương

<h20
allantoicase
k*COO“
L-
CHO
Glyoxylat

Động vật lưỡng


cư, cá sụn

X" 2H2O
ase
2CO0
Động vật không
4 NHỊ xương sống biển
Acid uric

Hình 15.7. Dị hóa nucleotid purin. Hình 15.8. Các sản phẩm thoái hóa tiếp
theo của acid uric.

1.2.2. Thoái hóa nucleotidpyrìmidin


Nucleotid pyrimidin ở tế bào được thoái hóa thành các base uracil và thymin
(Hình 15.9). Uracil và thymin tiếp tục được chuyển hóa ở gan thông qua phản ứng
khử. Sản phẩm cuối của dị hóa pyrimidin ngoài NH3, CO2 là P-alanin và p*
aminoisobutyrat tiếp tục được chuyển hóa như các acid amin khác. Chúng tạo thành
malonyl-CoA (tiền chất tổng họp acid béo) và methylmalonyl-CoA (chuyển thành

378
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
succinyl-CoA đi vào chu trình acid citric). Như vậy, ở mức độ giới hạn, dị hóa
nucleotid pyrimidin đóng góp năng lượng cho tế bào.
NHo 0
(CH3)

Rib— (p) (d)Rib—(p)


CMP ƯMP (dTMP)
H20
nucleotidase nucleotidase

cytidin
deaminase ọ
Cytidỉn ưridin (Deoxythymỉdin) 0 ^(CH3)
N ^c— ĩĩ
H2O NHị » "N uridin
y phosphorylase /C—H
(d)Ribose-l-P ° ĨỈ XH
dihydrouracil H 11
dehydrogenase
ưracỉl (Thymin) Dihydrouracil
(Dihydrothymin)
NADPH+ H NADP
H2O hydropyrimidin
hydratase

“OOC ^(CH3)
ọoo
L_
CH — (CH3) CH2
Ị HoN^
ỎH=O
aminotransferase p-ureidopropìonase
Maỉonỉc semỉaldehyd ■« p-Alanin P-Ureỉdopropionat
(Methylmalonic semialdehyd) (p-Aminoisobutyrat) (P-Ureidoỉsobutyrat)
Gỉutamat NHĨ + co2 ư2O
CoA + NAD+ Ơ-Ketoglutarat

V'*NADH + h+

COO’
I
CH — (CH3)
ộ—o
I
s— CoA
Malonyl-CoA
(Methylmaỉonyl-CoA)

Hình 15.9. Thoái hóa nucleotid pyrimidin.

2. CHUYỂN HÓA ADN

2.1. Thoái hóa ADN


Phân tử ADN được phân cắt bởi các enzym nuclease (hay DNase nếu đặc hiệu cho
ADN) thành các mononucleotid (hay nucleotid). Nuclease (tụy) là một
phosphodiesterase, gồm 2 nhóm: exonuclease và endonuclease. Exonuclease phân cắt
acid nucleic từ một đầu của phân tử, thường hoạt động chỉ theo chiều 5'—>3' hoặc 3'—>5'

379

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
của một sợi trong phân tử acid nucleic sợi kép hoặc của ADN sợi đơn. Endonuclease bắt
đầu sự phân cắt ở vị trí bên trong sợi hay phân tử ADN, tạo các mảnh ADN nhỏ hơn.
Một so exonuclease và endonuclease chỉ tác dụng lên ADN sợi đơn. Một số loại
endonuclease chỉ cắt tại các trình tự nucleotid nhất định (như các endonuclease giới hạn,
có vai trò quan trọng trong công nghệ sinh học).
Nucleotidase (ở ruột) là phosphatase, thủy phân nucleotid thành nucleosid và acid
phosphoric. Các phosphat vô cơ được dùng trong phản ứng phosphoryl hóa hoặc thải ra
phân, nước tiểu.
Nucleosidase (ở ruột) là phosphorylase, xúc tác phản ứng phosphoryl phân:
Nucleosid + H3PO4 -<----- ► Base nitơ + Ribose 1-phosphat
Ribose 1-phosphat được đồng phân hóa nhờ phosphoribomutase thành ribose 5-
phosphat, một tiền chất của nucleotid. Một phần base nitơ được tái sử dụng trở lại để tạo
thành nucleotid.

2.2. Nhân đôi ADN


2.2.1. Các đặc điểm cơ bản của sự nhân đôi ADN

2.2.1.1. Chạc ba nhân đôi

Enzym ADN polymerase phụ thuộc ADN (gọi tắt là ADN polymerase) xúc tác sự
nhân đôi của ADN (Hình 15.10). Các enzym này sử dụng ADN sợi đơn làm khuôn để
tống họp sợi bổ sung từ các deoxyribonucleosid triphosphat tương ứng. Gần như tất cả
ADN polymerase chỉ thêm được nucleotid vào nhóm 3'-OH trên polynucleotid đã ghép
cặp base; do đó chuỗi ADN chỉ được kéo dài theo chiều 5'—*3'.

Hình 15.10. Hoạt động của ADN polymerase.

380

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Bằng kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ tự ghi của quá trình nhân đôi ADN (Hình 15.11),
nguời ta thấy xuất hiện cấu trúc “bong bóng” nhân đôi (còn gọi là “mắt” nhân đôi, cấu
trúc 0). Điều này cho thấy ADN sợi kép (dsADN) nhân đôi xảy ra bằng cách tách dần
dần 2 sợi của phân tử ADN mẹ kèm theo tổng hợp các sợi bổ sung để cho ra 2 phân tử
ADN con sợi kép bán bảo tổn. Điểm phân nhánh ở mắt nhân đôi xảy ra sụ tổng hợp
ADN được gọi là chạc ba nhân đôi. Hầu hết quá trình nhân đôi ADN xảy ra theo 2
hướng (có 2 chạc ba nhân đôi ở bong bóng nhân đôi). Người ta cũng nhận thấy vị trí
khởi đầu cho quá ưình nhân đôi là các trình tự giàu A=T một cách bất thường.

Hình 15.11. Mắt nhân đôi và chạc ba nhân đôi trên ảnh phóng xạ tự ghi
của quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể E. coli.

2.2.1.2. Nhân đôi nửa gián đoạn

Ảnh phóng xạ tự ghi cho thấy 2 sợi đối song của ADN sợi kép được nhân đôi đồng
thời với nhau khi chạc ba nhân đôi di chuyển nhưng người ta chỉ tìm thay được các
ADN polymerase kéo dài sợi ADN theo chiềư 5'—>3'. Như vậy, bằng cách nào ADN
polymerase sao chép sợi mẹ mở theo chiều 5'—>3' ở chạc ba nhân đôi? Năm 1968, trong
thí nghiệm nuôi cấy E. colỉ với [3H]thymidin, R. Okazaki nhận thấy ADN vừa mới được
tổng họp có hệ số lắng 7S đến 11S trong môi trường kiềm. Các đoạn này được gọi là
đoạn Okazaki, chỉ gồm 1.000 đến 2.000 nucleotid (100-200 nucleotid ở tế bào nhân
thật). Nhờ đó, cơ chế nhân đôi của ADN được làm sáng tỏ. Sợi ADN mới được tổng
họp liên tục theo chiều 5'—>3' cùng với chiều di chuyến của chạc ba nhân đôi được gọi
là sợi dẫn. Sợi mới tổng họp còn lại, được gọi là sợi sau, cũng được tổng họp theo chiều
5'—*3' nhưng không liên tục mà ở dạng các đoạn Okazaki (Hình 15.12). Các đoạn
Okazaki sau đó được nối cộng hóa trị với nhau dưới sự xúc tác của ADN ligase.

381
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chiều di chuyển

Hình 15.12. Cơ chế nhân đôi ADN nửa gián đoạn.

2.2.1.3. Đoạn mồiARN

ADN polymerase cần nhóm 3'-OH tự do để kéo dài chuồi ADN. Vậy sự tổng hợp
ADN được khỏi đầu như thế nào? Phân tích kỹ các đoạn Okazaki cho thấy đầu 5' của
chúng chứa các đoạn ARN gồm 1 đến 60 nucleotid (tùy theo loài) gắn bổ sung với
chuỗi ADN khuôn. Hai enzym xúc tác sự tạo thành đoạn mồi ARN ở E. coli: ARN
polymerase (-459 kDa) và primase (60 kDa). Primase tổng họp đoạn mồi cho các đoạn
Okazaki; ARN polymerase và primase có tác dụng hiệp đồng trong tổng họp đoạn mồi
cho sợi dẫn. Tổng hợp sợi sau cần nhiều đoạn mồi trong khi tổng họp đoạn dẫn chỉ cần
1 đoạn mồi. ADN trưởng thành không chứa ARN; các đoạn mồi ARN được cắt bỏ và
khoảng trống được thay thế bằng ADN.

2.2.2. Nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ

2.2.2.1. ADNpolymerase

ADN polymerase I (Pol I) là polypeptid monome gồm 928 acid amin. Pol I gắn
dNTP vào khuôn ADN theo cơ chế 3'-OH của chuỗi ADN đang kéo dài tấn công ái
nhân vào a-phosphoryl của dNTP mới. Phản ứng này giải phóng pyrophosphat vô cơ.
(dNMP)n + dNTP -> (dNMP)n+i + PPi
Biến thiên năng lượng của phản ứng này gần bằng 0; nhưng phản ứng xảy ra theo
chiều tổng hợp ADN là nhờ sản phẩm ADN được ổn định hóa bởi sự kết cặp và co cụm
base, cũng như sự thủy phân của sản phẩm pyrophosphat.
Pol I lựa chọn dNTP chủ yếu dựa vào hình dạng của base nitơ để tạo cặp với base
nitơ sợi khuôn, mà không dựa vào tính chất tạo liên kết hydro của base đó. Ngoài hoạt
tính polymerase, Pol I còn có hoạt tính thủy phân: nó có thể hoạt động như là 3'—>5'
exonuclease và 5'—>3' exonuclease. Các hoạt tính này nằm ở những vị trí khác nhau ưên
chuỗi polypeptid của Pol I. Khi cắt bỏ đoạn 5'—>3' exonuclease, phần còn lại có cả hai

382
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

hoạt tính polymerase và 3'—>5' exonuclease được gọi là đoạn Klenow, có vai trò polyme
hóa và đọc sửa. Khi Pol ỉ gắn nhầm 1 nucleotid (không ghép cặp được) ở đầu của chuỗi
ADN đang kéo dài, hoạt tính polymerase bị ức chế và nucleotid gắn sai bị cắt bỏ. Quá
trình này được gọi là đọc sửa. Phản ứng 3'—>-5' exonuclease khác với chiều nghịch của
phản ứng polyme hóa ở chỗ nó giải phóng nước thay vì pyrophosphat. Nhờ cơ chế đọc
sửa mà quá trình nhân đôi ADN do Pol I xúc tác có độ chính xác cao.
5'—>3' Exonuclease của Pol I gắn vào điếm đứt trên một sợi của ADN sợi đôi, từ đó
cắt đầu 5' sợi ADN bị đứt đó thành những mononucleotid hay oligonucleotid (đến 10
đơn vị). Phối hợp với hoạt tính polymerase, các nucleotid mới bố sung đôi base với sợi
khuôn được lắp vào chỗ bị cắt, kết quả là điểm đứt được dịch chuyến về phía đầu 3', gọi
là quá trình dịch chuyển điểm đứt. Cơ chế này được ứng dụng để tổng hợp ADN có hoạt
tính phóng xạ. Sự phối hợp giữa 5'—>3' exonuclease và polymerase cũng đóng vai trò
trong cắt bỏ đoạn mồi ARN ở đầu 5' của ADN mới tổng hợp (đoạn Okazaki). Khi đoạn
mồi ARN được cắt bỏ hoàn toàn, điểm đứt được nối lại bởi ADN ligase.

Hình 15.13. Dịch chuyển điểm đứt do Pol I xúc tác.

Cơ chế xúc tác của ADN polymerase cần sự tham gia của 2 ion kim loại, thường là
Mg2+. Một ion hoạt hóa 3'-OH để tấn công ái nhân vào nhóm a-phosphoryl. lon còn lại
định hướng nhóm triphosphat dẫn đến giải phóng ion PPi.
E. coli có ít nhất 5 ADN polymerase, được đặt tên theo trình tự phát hiện. Mặc dù
chiếm hơn 90% hoạt tính ADN polymerase ở E. coli, Pol I không phải là enzym nhân
đôi chính mà có vai trò dọn dẹp trong quá trình nhân đôi, tái tố họp và sửa chữa. ADN
polymerase II (Pol II) tham gia vào một dạng sửa chữa ADN. ADN polymerase III (Pol
III) là enzym nhân đôi chính của E. coỉi. Đặc điểm của 3 enzym này được so sánh ở
Bảng 15.1. ADN polymerase IV và V tham gia vào một dạng sửa chữa ADN ít gặp.

383
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Bảng 15.1. So sánh 3 loại ADN polymerase ở E. coli
Pol 1 Pol II Pol III
Gen cấu trúc (mã hóa hoạt tính
polymerase) polA polB poic (dnaE)
Tiểu đơn vị (số loại) 1 7 > 10
Khối lượng (kDa) 103 88 791,5
3’—>5' exonuclease + + +
5'—>3' exonuclease + - -
Tốc độ polyme hóa (nucleotid/giây) 16-20 40 250-1.000
Mức trượt (nucleotid thêm vào trước
khi polymerase tách) 3-200 1.500 > 500.000

Lõi xúc tác của Pol III gồm 3 tiểu đon vị: a (mang hoạt tính ADN polymerase), E
(3'—>5' exonuclease) và 0 (Hình 15.14). Hai polymerase lõi nối với một nhóm các tiểu
đon vị, gọi là phức hợp tải kẹp, hay phức hợp Ỵ, gồm 4 loại T2ỴÔỖ', trong đó T đóng vai
trò liên kết các polymerase lõi. Ngoài ra, hai tiểu đon vị X và V cũng gắn vào phức họp
tải kẹp. Toàn bộ 13 tiểu đon vị trên (thuộc 9 loại) được gọi là Pol III*. Pol III* tổng hợp
ADN với tốc độ chậm. Bốn tiểu đon vị p gắn thành cặp ở mồi polymerase lõi, trượt dọc
theo sợi ADN và ngăn cản Pol III tách khỏi ADN, từ đó làm tăng tốc độ nhân đôi một
cách đáng kể. Pol III với tất cả 10 loại tiểu đon vị được gọi là holoenzym Pol III.

Hình 15.14. Holoenzym Pol III (các tiểu đơn vị X và ụ không có trong hình này).

2.2.2.2. Các giai đoạn nhân đôi ADN ở E. coli

Quá trình nhân đôi ADN ở E. coỉỉ có sự tham gia của hon 20 loại enzym và protein
khác nhau. Toàn bộ phức hợp được gọi là hệ thống ADN replicase hay replisom. Các
enzym chính gồm:
1. Helicase: tách các sợi ADN ở chạc ba nhân đôi.
2. ADN topoisomerase: ở tế bào nhân sơ, ADN gyrase (topoisomerase loại HA) tạo
siêu xoắn âm, cần thiết cho quá trình nhân đôi của ADN.

384
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3. Protein ngăn cản các sợi ADN mẹ tái kết hợp trước khi chúng được nhân đôi.
4. Enzym tổng họp đoạn mồi ARN.
5. ADN polymerase.
6. Enzym cắt bỏ ARN mồi và thay thế bằng ADN. ở E. coli, đây là một trong các
chức năng của Pol I.
7. Enzym nối cộng hóa trị các đoạn Okazaki kế tiếp nhau.
Quá trình tổng hợp ADN có thể được chia thành 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và
kết thúc.

a. Giai đoạn khởi đầu


Vị trí khởi đầu nhân đôi của E. coỉi được gọi là oriC, gồm 245 bp và chứa các trình
tự ADN được bảo tồn cao (Hình 15.15A). Trong số các trình tự trên vị trí khởi đầu có 2
loại trình tự đáng chú ý: đoạn R gồm 9 bp lặp lại 5 lần có vai trò làm vị trí gắn cho
protein khởi đầu DnaA, và một vùng giàu cặp base A=T được gọi là yếu tố tháo xoắn
ADN (DUE, DNA unwinding element). Ngoài ra, oriC còn có 3 vị trí I cũng để gắn
DnaA, và các vị trí gắn IHF (integration host factor), FIS (factor for inversion
stimulation). Protein HU (protein giống histon) cũng gắn lên ADN nhưng ở vị trí không
đặc hiệu.
Protein DnaA là thành viên thuộc họ protein AAA+ ATPase (ATPase liên quan đến
các hoạt động đa dạng của tế bào). Nhiều AAA+ ATPase tạo các oligomer và thủy phân
ATP tương đối chậm. Phản ứng thủy phân ATP đóng vai trò như công tắc chuyển đổi
qua lại dựa trên trạng thái hoạt động (gắn ATP đối với DnaA) và không hoạt động (gắn
ADP đối với DnaA).
Tám phân tử DnaA gắn ATP nhận biết trình tự khởi đầu, tạo phức họp bao quanh
các vị trí R và I (R gắn được DnaA ở dạng kết họp ATP và ADP, I chỉ gắn được DnaA
ở dạng kết họp ATP) (Hình 15.15B). Quá trình này hình thành siêu xoắn dương, khiến
vùng DUE giàu A=T gần đó bị biến tính. Phức họp này cũng chứa một số protein gắn
ADN như HU, IHF, FIS. Tiếp theo, một protein khác cũng thuộc họ AAA+ ATPase là
DnaC tải protein DnaB (helicase) vào các sợi ADN đã bị tách ở vùng biến tính. Hai
hexamer dạng vòng của DnaB gắn lên 2 sợi ADN. Sau đó DnaC tách khỏi DnaB. DnaB
di chuyển dọc theo sợi đơn ADN theo chiều 5'—>3', đồng thời mở xoắn ADN. Như vậy,
các DnaB helicase này di chuyển ngược chiều nhau, tạo 2 chạc ba nhân đôi. Tất cả các
protein khác tại chạc ba nhân đôi liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp với DnaB. Holoenzym
Pol III liên kết với DnaB thông qua tiểu đơn vị T. Khi sự nhân đôi bắt đầu, nhiều phân tử
protein gắn ADN sợi đơn (SSB) gắn và làm ổn định các sợi đã được tách; ADN gyrase
(ADN topoisomerase II) làm giảm sức căng cấu hình ở phía trước chạc ba do phản ứng
tháo xoắn gây ra.

385
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 15.15. Các trình tự trên đoạn oriC (A) và giai đoạn khởi đầu nhân đôi ADN ở E. coli.

Giai đoạn khởi đầu được điều hòa để xảy ra chỉ một lần trong chu kỳ tế bào. Trong
quá trình nhân đôi ADN, đây là giai đoạn được điều hòa duy nhất được biết đến cho đến
nay. Mặc dù chưa rõ hoàn toàn, nhưng các nghiên cứu cho thấy có một vài cơ chế điều
hòa riêng biệt.
Khi Pol III đã được tải lên ADN, protein Hda (cũng là một AAA+ ATPase) gắn vào
tiểu đơn vị p của enzym này, kích hoạt quá trình thủy phân ATP của DnaA, từ đó phân
rã phức hợp gắn ở vị trí khởi đầu. Thời gian cần cho chu trình giải phóng ADP và gắn
lại ATP của DnaA là 20 đến 40 phút.
Thời gian cho sự khởi đầu nhân đôi còn bị chi phối bởi quá trình methyl hóa ADN
và tương tác với màng bào tương vi khuẩn. Dam methylase xúc tác phản ứng methyl
hóa V6 của adenin trong trình tự GATC có trên oriC. orỉC là vùng giàu trình tự GATC
(có 11 trình tự này trong số 245 bp, so với tần suất trung bình ở E. coli là 1 trình tự
GATC trong mỗi 256 bp). Ngay sau khi nhân đôi, các sợi mẹ chứa vùng oriC được
methyl hóa, trong khi vùng này trên các sợi mới tổng hợp thì không được methyl hóa.
Vùng oriC bán methyl hóa này được cô lập bằng cách tương tác với màng bào tương
(cơ chế chưa rõ) và gắn với protein SepA. Sau một thời gian, orỉC được giải phóng khỏi
màng bào tương và SepA, ADN cần được methyl hóa hoàn toàn trước khi có thể gắn lại
vói DnaA để khởi đầu lần nhân đôi mới.

b. Giai đoạn kéo dài


Giai đoạn kéo dài gồm 2 hoạt động khác biệt nhưng có liên hệ với nhau: tổng hợp
sợi dần và tổng hợp sợi sau.
Tổng hợp sợi dẫn ít phức tạp hơn, bắt đầu bằng sự tổng hợp đoạn mồi ARN ngắn
(10 đến 60 bp) bởi primase (protein DnaG) theo hướng ngược với hướng di chuyển của
DnaB helicase. Khi DnaB di chuyển trên khuôn sợi sau, nó tương tác với DnaG để tổng
họp đoạn mồi cho sợi dẫn. Sau đó, Pol III (liên kết với DnaB helicase ở sợi đối diện)
thêm các dNTP vào đoạn mồi để tổng họp sợi dẫn.

386
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Tống hợp sợi sau cần các đoạn Okazaki ngắn. Đầu tiên, primase tổng hợp đoạn mồi
ARN nhu ở sợi dẫn. Pol III gắn vào đoạn mồi ARN và thêm các dNTP vào. DnaB
helicase và DnaG primase tạo thành một đơn vị chức năng bên trong phức hợp nhân
đôi, gọi là primosome. Pol III sử dụng một bộ các tiểu đơn vị lõi để tổng hợp sợi dẫn, bộ
các tiếu đơn vị lõi còn lại di chuyển trên các đoạn Okazaki của sợi sau (Hình 15.16).
Khi DnaB helicase di chuyển dọc trên khuôn của sợi sau theo chiều 5'—*3', DnaG
primase từng lúc gắn vào DnaB helicase và tổng họp một đoạn mồi ARN. Phức họp tải
kẹp (cũng là một AAA+ ATPase) của Pol III gắn kẹp p mới vào đoạn mồi. Khi tổng hợp
xong đoạn Okazaki trước, quá trình nhân đôi tạm ngưng, các tiểu đơn vị lõi của Pol III
loại bỏ kẹp p đang mang và gắn vào kẹp p mới, bắt đầu tổng hợp đoạn Okazaki mới.

Hình 15.16. Giai đoạn kéo dài trong nhân đôi ADN.

Sau khi một đoạn Okazaki đã được tổng họp xong, Pol I cắt bỏ đoạn mồi và thay
thế bằng ADN. Điểm nứt được nối lại bằng ADN ligase. ADN ligase xúc tác sự tạo
thành liên kết phosphodiester giữa đầu 3'-OH của một sợi ADN với đầu 5' phosphat của
sợi khác. Nhóm phosphat cần được hoạt hóa bằng phản ứng adenyl hóa, bằng cách sử
dụng ATP (ở virút và tế bào nhân thật) hay NAD+ (ở vi khuẩn).

c. Giai đoạn kết thúc


Hai chạc ba nhân đôi của nhiễm sắc thể vòng của E. coli gặp nhau tại vùng tận chứa
nhiều đoạn Ter gồm 20 bp lặp lại. Các trình tự Ter làm vị trí gắn cho protein Tus
(terminus utilization substance). Chỉ có 1 phức họp Ter-Tus hoạt động cho 1 chu kỳ
nhân đôi. Chạc ba nhân đôi nào gặp phức hợp Ter-Tus trước, nó ngưng lại. Chạc ba kia
ngưng khi gặp chạc ba thứ nhất. Sau đó, vài trăm cặp nucleotid còn lại giữa các phức
họp protein lớn này được nhân đôi (cơ chế chưa rõ). Hai vòng nhiễm sắc thế được căt ra
bởi enzym topoisomerase IV (topoisomerase loại II).

2.2.3. Nhân đôi ADN ở tế bào nhân thật


Các phân tử ADN ở tế bào nhân thật lớn hơn nhiều so với ở vi khuẩn và được tổ
chức thành nucleoprotein phức tạp. Các đặc điểm chính của quá trình nhân đôi ADN ở
tế bào nhân thật tương tự như vi khuẩn với nhiều phức họp protein được bảo tồn câu

387

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
trúc và chức năng. Tuy nhiên, sự nhân đôi ở tế bào nhân thật được điều hòa và phôi họp
với chu kì tế bào, cũng khiến quá trình này phức tạp hon.
Vị trí khởi đầu được xác định rõ ở tế bào nhân thật bậc thấp, nhung ở tế bào nhân
thật bậc cao, vị trí này khó được xác định hon. ở động vật có xưong sống, nhiều trình tự
giàu A=T được dùng khởi đầu sự nhân đôi. Nấm men Saccharomyces cerevisiae có
vùng khởi đầu được xác định rõ, gọi là replicator, kích thước —150 bp.
Sự nhân đôi ADN được điều hòa để mỗi chu kì tế bào chỉ xảy ra một lần với sự
tham gia của phức hợp protein cyclin và kinase phụ thuộc cyclin (CDK). Vào cuối pha
M (nguyên phân), phản ứng ly giải protein phụ thuộc ubiquitin nhanh chóng phá hủy
cyclin dẫn đến thành lập phức họp tiền nhân đôi ở vị trí khởi đầu nhân đôi. Quá trình
này được gọi là “cấp phép” cho tế bào nhân đôi. Tuy nhiên, phức hợp tiền nhân đôi
được cấp phép không tự khởi động quá trình nhân đôi mà nó cần được hoạt hóa trong
pha s. Các phức họp cyclin-CDK (như cyclin E-CDK2) và CDC7-DBF4 gắn và
phosphoryl hóa một so protein trên phức họp tiền nhân đôi, từ đó hoạt hóa sự nhân đôi.
Helicase ở tế bào nhân thật là phức họp heterohexamer gồm các protein MCM2-7
(minichromosome maintenance). MCM2-7 helicase được tải lên ADN nhờ ORC (origin
recognition complex, phức họp nhận biết vị trí khởi đầu, gồm 6 protein). ORC có 5
vùng AAA+ ATPase, chức năng tương tự DnaA vi khuẩn. Các protein CDC6 (cell
division cycle) và CDT1 (CDClO-dependent transcript 1) cũng tham gia tải MCM2-7.
Tốc độ di chuyển của chạc ba nhân đôi ở tế bào nhân thật khoảng 50 nucleotid/giây,
chỉ bằng 1/20 ở E. coỉi. Với tốc độ này, sao chép một nhiễm sắc thể ở người cần hem
500 giờ nếu chỉ có 1 vị trí khởi đầu. Thực tế, quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể người
xảy ra theo 2 hướng từ nhiều vị trí khởi đầu cách nhau 30 đến 300 kbp.
Te bào nhân thật cũng có một số loại ADN polymerase. ADN polymerase a cùng
với ADN polymerase ỗ tham gia vào sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở nhân tế bào. ADN
polymerase a gồm nhiều tiểu đơn vị, có cấu trúc và chức năng giống nhau ở tất cả các tế
bào nhân thật. Một tiểu đơn vị của nó có hoạt tính primase. Tiểu đơn vị lớn nhất
(-180.000 Da) chứa hoạt tính polyme hóa. Enzym này không có hoạt tính đọc sửa
3'—>5' exonuclease. ADN polymerase a được cho là chỉ có chức năng tổng họp các đoạn
mồi ngắn (ARN hoặc ADN) cho các đoạn Okazaki trên sợi sau. ADN polymerase ỗ có
hoạt tính 3'—>5' exonuclease và dường như thực hiện tổng họp sợi dẫn và sợi sau, tương
đương Pol III ở vi khuẩn. Một protein có nhiều trong nhân tế bào đang tăng sinh là
PCNA (kháng thể nhân tế bào tăng sinh, proliferating cell nuclear antigen) có cấu trúc
tương tự tiểu đơn vị p của Pol III, tạo kẹp vòng làm tăng tốc độ polymerase. ADN
polymerase g thay the ADN polymerase ỗ trong một số trường hợp như trong sửa chữa

388

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ADN. ADN polymerase £ cũng hoạt động tại chạc ba nhân đôi, có lẽ có vai trò tương tự
Pol I ở vi khuẩn, cắt bỏ đoạn mồi khỏi các đoạn Okazaki.
Ngoài ra, RPA (protein nhân đôi A) là protein gắn ADN sợi đon ở tế bào nhân thật,
tưong đưong protein SSB ở E. colỉ. RFC (yếu tố nhân đôi C) là chất tải kẹp đối với
PCNA, tưong tụ phức hợp tải kẹp (y) ở vi khuẩn.
Telomer tại các đầu của nhiễm sắc thể có vai trò chấm dứt sự nhân đôi ở tế bào
nhân thật.

2.2.4. Sửa chữa ADN


ADN có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân, tự phát hoặc do tác nhân môi
trường. Bản thân quá trình nhân đôi cũng dẫn đến tổn thương thông tin trong ADN do
bắt cặp base sai. Hệ thống sửa chữa ADN trong tế bào có nhiều về số lượng và chủng
loại, cho thấy tầm quan trọng của việc sửa chữa phân tử ADN khi đang nhân đôi. Nhiều
quá trình sửa chữa ADN rất không hiệu quả về mặt năng lượng—một ngoại lệ trong
chuyển hóa-cũng cho thấy tầm quan trọng của việc giữ toàn vẹn thông tin. Có nhiều cơ
chế sửa chữa ADN, phần lớn sự sửa chữa ADN được thực hiện là nhờ phân tử ADN
gồm 2 sợi bổ sung nhau.

2.2.4.1. Sửa chữa bắt cặp sai

Bắt cặp base sai (không tạo cặp base Watson-Crick bình thường) được hệ thống
sửa chữa bắt cặp sai nhận biết, ở vi khuẩn, sợi ADN mẹ chứa nhóm methyl trên trình tự
GATC. Trong quá trình nhân đôi, sợi mới được tổng hợp không được methyl hóa ngay,
nhờ đó các protein tham gia sửa chữa nhận biết được sợi con và thay the base bắt cặp
sai. Cơ chế nhận biết sợi con ở tế bào nhân thật chưa được biết rõ ràng.

2.2.4.2. Sửa chữa cắt bỏ base

ADN glycosylase nhận biết các biến dạng nhỏ của ADN do tổn thương ở 1 base.
Glycosylase cắt liên kết N-glycosyl để loại bỏ base bị ảnh hưởng. Nơi bị cat base được
gọi là vị trí không purin (apurinic) hay không pyrimidin (apyrimidinic), viết tắt là AP.
Sau đó AP endonuclease cắt mạch đường-phosphat tại vị trí này. Khoảng trống được
lấp đầy bởi Pol I và ADN ligase.

2.2.4.3. Sửa chữa cắt bỏ nucỉeotỉd

Cơ chế sửa chữa cắt bỏ nucleotid nhận biết sự biến dạng cục bộ của cấu trúc xoắn
ADN do pyrimidin dimer hoặc nhóm thế cồng kềnh trên base. Các endonuclease đặc
hiệu (gọi là excinuclease vì cắt mạch ADN tại 2 điểm) cắt bỏ đoạn bất thường. Khoảng
trống được lấp đầy bởi ADN polymerase và ADN ligase.

389
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2.2.4.4. Sửa chữa trực tiếp

Một số tổn thương được sửa chữa mà không cần cắt bỏ


base hay nucleotid. Thí dụ, phản ứng quang phục hoạt nhờ
enzym ADN photolyase sửa chừa cyclobutan pyrimidin
dimer do tia cực tím gây ra.
Cyclobutan pyrimidin dimer
2.2.4.5. Đáp ứng SOS

Khi gặp các tổn thương tại vị trí AP hay thymin dimer, Pol III ở E. coỉi không tiếp
tục quá trình nhân đôi được và replisome phân rã. Te bào có 2 cách giải quyết: sửa chữa
tái tổ hợp và sửa chữa SOS. Sửa chữa tái tổ họp né tránh tổn thương bằng cách dùng
nhiễm sắc thể tương đồng làm khuôn (tái tổ hợp tương đồng). Đối với sửa chữa SOS,
Pol III được thay thế bằng một trong hai ADN polymerase: Pol IV hoặc Pol V. Cả 2
enzym này đều không có hoạt tính 3'—>5' exonuclease đọc sửa, và thực hiện nhân đôi
ADN với độ tin cậy và tốc độ thấp, nên được gọi là các ADN polymerase dễ mắc lỗi.
Tống hợp qua đoạn bị tổn thương (translesion synthesis) được Pol V thực hiện kéo dài
~7 nucleotid và được thay thế trở lại bang holoenzym Pol III. Pol IV cũng tham gia tổng
họp qua đoạn bị tổn thương ở một số trường họp.

2.2.4.6. Sửa chữa đứt gãy mạch đôi

Đứt gãy mạch đôi gặp khi chạc ba nhân đôi gặp điểm đứt, hoặc do các gốc oxy hoạt
động có nguồn gốc từ chuyển hóa oxy hóa hoặc phóng xạ ion hóa. Te bào có 2 cơ chế
sửa chữa: sửa chữa tái tổ họp, xảy ra cuối pha s và G2; và nối đầu tận không tương
đồng, xảy ra xuyên suốt chu kỳ tế bào.

3. CHUYỂN HÓA ARN

3.1. Phiên mã ờ tế bào nhân sơ

Bình thường, sự tổng họp ARN chỉ bắt đầu tại một vị trí đặc hiệu trên khuôn ADN.
Khác với nhân đôi ADN, chỉ có một vùng nhỏ trên sợi đơn ADN tham gia tổng hợp
ARN. Sợi ADN làm sợi khuôn phiên mã được gọi là sợi đoi nghĩa hay sợi không mã
hóa (vì có trình tự bổ sung với trình tự của ARN). Sợi ADN còn lại gọi là sợi có nghĩa
hay sợi mã hóa, có cấu trúc giống ARN được tổng họp (trừ u thay cho T). Vì vậy, 2 sợi
ADN trên một nhiễm sắc thể có thể chứa các gen khác nhau.
Hầu hết các gen mã hóa protein (gen cấu trúc) ở tế bào nhân thật được phiên mã
riêng rẽ nhau. 0 bộ gen tế bào nhân sơ, các gen thường xếp thành nhóm dọc trên sợi
đơn ADN và được phiên mã cùng lúc. Các đơn vị gen này được gọi là operon, thường

390
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

chứa các gen có chức năng liên quan với nhau. Operon được phiên mã thành một đơn
vị, tạo ARNm polycistron, từ đó tông hợp gần như đồng thời các polypeptid được mã
hóa. Ngược lại, gen cấu trúc của tế bào nhân thật tạo ARNm monocistron.

3.1. ỉ. ARNpolymerase

ARN polymerase phụ thuộc ADN là enzym chịu trách nhiệm tổng họp ARN dưới
sự hướng dẫn của ADN. Enzym này gắn các ribonucleosid triphosphat ATP, CTP, GTP
và UTP vào đầu 3'-hydroxyl, từ đó phân tủ’ ARN được tổng họp theo chiều 5'—>3'. Phản
ứng này xảy ra với sự giải phóng PPi và thủy phân PPi sau đó:
(NMP)n + NTP -> (NMP)n+i + PPi
ở vi khuẩn, một enzym tống họp tất cả các ARN của tế bào (trừ đoạn mồi ARN
trong nhân đôi ADN). Te bào nhân thật chứa 4 đến 5 ARN polymerase tổng họp các
loại ARN khác nhau.
ở E. coli, holoenzym ARN polymerase là protein —449 kDa gồm các tiểu đơn vị
a2pp'coơ. Khi sự tổng họp ARN đã được khởi đầu (sợi ARN dài khoảng 9 hoặc 10
nucleotid), tiểu đơn vị ơ (còn gọi là yếu tố ơ) tách ra khỏi enzym lõi (X2PP'(0 và có thể
gắn vào enzym lõi khác. Do đó, enzym lõi là thành phần thực tế thực hiện quá trình
polyme hóa. ARN polymerase không có hoạt tính 3'—>5' exonuclease nên tỷ lệ lỗi phiên
mã cao hơn nhân đôi ADN, khoảng 10“5 đến 10~4. Do một gen cho ra nhiều bản ARN
và ARN cuối cùng cũng bị thoái hóa và thay thế nên lỗi ở phân tử ARN ít gây hậu quả
hơn lỗi thông tin được lưu trữ vĩnh viễn trong ADN. Phản ứng tổng họp ARN cần sự
tham gia của Mg2+.

3.1.2. Giai đoạn khởi đầu


ARN polymerase gắn vào các trình tự đặc hiệu trên ADN được gọi là đoạn khởi
động, được nhận biết bởi yếu tố ơ. Theo quy ước, trình tự của đoạn ADN được thế hiện
bằng sợi mã hóa (để có cùng trình tự và cùng hướng với ARN được phiên mã). Vị trí các
cặp base trên phân tử ADN kể từ nơi bắt đầu được phiên mã thành ARN và theo chiều di
chuyển của ARN polymerase được đánh số dương. Vị trí các cặp base trên phân tử ADN
trước nơi bắt đầu tổng họp ARN được đánh số âm (không có vị trí 0). Vùng khởi động
nằm ở -70 đến +30. Phân tích vùng khởi động người ta nhận thấy có 2 đoạn trình tự
“đồng thuận” ở vùng -10 và -35 (Hình 15.17). Các trình tự này không hoàn toàn giống
nhau ở tất cả các đoạn khởi động nhưng rất hay gặp những đoạn nucleotid chung ở một số
vị trí. Trình tự đồng thuận ở vùng -10 là (5')TATAAT(3') (còn gọi là hộp Pribnow), ở
vùng -35 là (5')TTGACA(3'). Ngoài ra, những gen được biểu hiện cao còn có yếu tố
nhận biết giàu AT được gọi là yếu tố UP (upstream promoter), nằm giữa -40 và -60. Tiếu

391
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
đơn vị a của ARN polymerase gắn vào yếu tố UP. Nucleotid đầu tiên (+1) gần như luôn
luôn là nucleotid có base nitơ là A hay G, nằm giữa trình tự CAT hay CGT kém bảo tồn.
Thay đổi trên trình tự bảo tồn ảnh hưởng đến hiệu quả gắn ARN polymerase và sự khởi
đầu phiên mã. Do đó, trình tự đoạn khởi động quy định mức độ biểu hiện cơ bản của gen
và sự khác nhau giữa gen này với gen kia.

YếutốƯP Vùng-35 1 1 Vùng-10 1 ARNbắt đầu 'U

1 rinn 4’1 11 _ .....


+1
1 rinn lự
rĩrSnn
1 nnaaaỘ^tỘttttnnaaaannn Ịnị TTGACA 1 N17 ị TATAAT ! N6 ị- ■ 1
UUI LI 1 Uạl 1 —_
ly thiiỉin __

rrnB P1 ị AGAAAATTATTTTAAATTTCCT |n| GTGTCA Ị Nl6 1 TATAAT N8 ị A

írp ! TTGACA i Nn ị TTAACT 1 N7 1 A

lac ’ 1 TTTACA 1 N17 1 TATGTT 1 Ng ị A

recA 1 TTGATA 1 1 TATAAT 1 nỊ ị A

a ra BAD 1 CTGACG 1 N18 1 TACTGT 1 Ng ị~Ã

Hình 15.17. Trình tự một số đoạn khởi động trên sợi mã hóa ở E. coli.

Holoenzym gắn với đoạn khởi động chủ yếu ở các vùng -10 và -35, làm “chảy”
(tách 2 sợi ADN) đoạn 17 bp từ giữa vùng -10 đến quá vị trí khởi đầu, tạo bong bóng
phiên mã (còn gọi là phức họp mở). E. coli có 7 yếu tố ơ khác nhau nhận biết một số
loại trình tự đoạn khởi động trên ADN. Yếu tố ơ chính có khối lượng 70 kDa, còn được
gọi là ơ70.
ARN polymerase không cần đoạn mồi đế khởi đầu quá trình tổng họp ARN. Nhóm
5'-triphosphat của nucleotid đầu tiên ở phân tử ARN mới được giữ nguyên trong suốt
quá trình phiên mã.

3.1.3. Giai đoạn kéo dài


Giai đoạn kéo dài bắt đầu với sự hình thành liên kết phosphodiester đầu tiên. Sau
đó, các nucleotid tiếp tục được thêm vào đế kéo dài mạch ARN (Hình 15.18). Trong
một số trường họp khi thêm được 10 nucleotid, ARN polymerase giải phóng đoạn ngắn
ARN và đoạn này tách khỏi ADN. Nếu vượt qua được điểm này, ARN polymerase tiếp
tục gắn với sợi khuôn cho đến khi phiên mã kết thúc. ARN mới được tổng họp tạo cấu
trúc xoắn, lai với sợi khuôn ADN, dài khoang 8 bp (gần tương đương với một vòng

392

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
xoắn đôi) (Hình 15.19). Bong bóng phiên mã di chuyển với tốc độ 170 Ả/s (17 nm/s),
tương đương 50 nucleotid/s.

Kéo dài 5'---- ► 3'


Hình 15.18. Kéo dài mạch ARN.

Hình 15.19. Bong bóng phiên mã.

Do ADN có cấu trúc xoắn, để bong bóng phiên mã di chuyển cần phải xoay phân tử
acid nucleic. Các protein gắn ADN hạn chế sự xoay của phân tử ADN; do đó, ARN
polymerase di chuyển tạo các sóng siêu xoắn dương phía trước bong bóng phiên mã, và
siêu xoắn âm phía sau đó.
Khi một phân tử ARN polymerase di chuyển ra khỏi đoạn khởi động, phân tử ARN
polymerase khác có thể tiếp tục khỏi động tổng họp một ARN khác.

3.1.4. Giai đoạn kết thúc


E. coỉi có ít nhất 2 loại tín hiệu kết thúc phiên mã: phụ thuộc protein p và không
phụ thuộc p. Với cơ chế không phụ thuộc p, phiên mã kết thúc khi gặp đoạn ADN giàu
GC, tiếp theo là vùng giàu AT (4 đến 10 cặp, A trên sợi khuôn). Đoạn ARN được phiên

393

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
mã từ đoạn ADN giàu GC có các trình tự tự bổ sung, cho phép tạo cấu trúc kẹp tóc. cấu
trúc kẹp tóc này bền nhờ các cặp base G-C bền. cấu trúc kẹp tóc hình thành khiến ARN
polymerase tạm ngừng di chuyển, xoắn lai ARN-ADN có dạng rU-dA kém bền nên
cho phép sợi ARN mới tách khỏi khuôn ADN và khỏi enzym (Hình 15.20). Sợi khuôn
ADN tái ghép với sợi ADN còn lại, bong bóng phiên mã đóng.

U
k

—U—A—A—U—C—C—C—A—C—A7 A—U—U—U—U—OH

Hình 15.20. Tín hiệu kết thúc phiên mã với cấu trúc kẹp tóc-oligo(U)
trên sợi ARN mới được tổng hợp.

Một cơ chế kết thúc phiên mã khác cần có sự tham gia của protein p. Protein p có
cấu trúc hexame đồng nhất, nhận biết và gắn vào trình tự giàu c trên sợi ARN mới được
tổng họp, di chuyển theo chiều 5'—*3' trên sợi ARN cho đến khi gặp bong bóng phiên
mã đang dừng ở vị trí kết thúc (chưa rõ thành phần). Tại đó, p đóng vai trò là ARN-
ADN helicase phụ thuộc ATP, phá vỡ cấu trúc xoắn lai ARN-ADN và giải phóng phân
tử ARN.
Một số kháng sinh ức chế hoạt động phiên mã của vi khuẩn. Rifampicin ức chế giai
đoạn khởi đầu của phiên mã. Actinomycin D gắn chặt và đặc hiệu vào ADN xoắn đôi,
từ đó ngăn cản ADN làm khuôn cho phiên mã. ờ nồng độ thấp, actinomycin D không
ảnh hưởng sự nhân đôi ADN và tổng họp protein.

394

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.2. Phiên mã ở tế bào nhân thật

3.2.1. ARN polymerase

Cơ chế phiên mã ở nhân tế bào nhân thật phức tạp hơn nhiều so với ở vi khuẩn. Tế
bào nhân thật có 3 loại ARN polymerase: I, II và III. Chúng là những protein lớn, chứa
8 đến 14 tiểu đơn vị và có khối lượng tổng cộng hơn 500 kDa. ARN polymerase I có ở
hạch nhân, tổng hợp pre-ARNr chứa tiền chất cho các ARNr 18S, 5,8S và 28S. ARN
polymerase II có ở nhân tương, tổng họp các tiền chất ARNm và một số ARN chuyên
biệt. ARN polymerase III cũng có ở nhân tương, tổng họp tiền chất cho ARNr 5S,
ARNt và một số ARN chuyên biệt khác.
Ba loại ARN polymerase gắn trên những đoạn khởi động khác nhau (Hình 15.21):
- ARN polymerase I: ADN chứa mã cho ribosom (ADNr) được xếp thành hàng
trăm bộ lặp đi lặp lại, mỗi bộ gồm 3 gen ARNr. Các trình tự khởi động nằm ở từng bộ
gen, gồm yếu tố khởi đầu ribosom (rlnr, ribosomal initiator element) giống TATA nằm
tại vị trí bắt đầu phiên mã và yếu tố khởi động ngược dòng (UBE, upstream promoter
element) nằm ngược dòng cách vị trí bắt đầu phiên mã 150 đến 200 bp. Cả hai yếu tố
này gắn với các protein tiếp nhận ARN polymerase I.
- ARN polymerase II: Đoạn khởi động có các trình tự đồng thuận quy định vị trí
bắt đầu và tiếp nhận polymerase, tương tự như ở tế bào nhân sơ. Tuy nhiên, các trình tự
đồng thuận có thể kết họp với nhau theo nhiều cách trên đoạn khởi động. Te bào nhân
thật có các yếu tố tăng cường phiên mã có thể nằm rất xa (hơn 1 kb) vị trí bắt đầu.
- ARN polymerase III: Đoạn khởi động nằm bên trong trình tự được phiên mã,
xuôi dòng với vị trí bắt đầu. Có 2 loại đoạn khởi động. Đoạn khởi động loại I gặp ở gen
ARNr 5S chứa 2 trình tự bảo tồn ngắn gọi là khối A và khối c. Đoạn khởi động loại II
gặp ở gen ARNt chứa 2 trình tự 11 bp gọi là khối A và khối B, nằm cách mỗi đầu gen
khoảng 15 bp.
ARN polymerase II được phân lập ở nấm men là một enzym lớn gồm 12 tiếu đơn
vị. Tiểu đơn vị lớn nhất (RBP1) tương đồng cao với tiểu đơn vị P' của ARN polymerase
của vi khuẩn. Tiểu đơn vị RPB2 (RNA polymerase B) có cấu trúc tương tự tiểu đơn vị p
của vi khuẩn. Các tiểu đơn vị RPB3 và RPB11 có cấu trúc tương tự 2 tiểu đơn vị a.
ARN polymerase II ở tế bào nhân thật hoạt động rất phức tạp nên cần nhiều protein tiếp
xúc với các yếu tố protein khác. Ngoài ra, RPB1 có đuôi carboxyl tận (gọi là CTD,
carboxyl-terminal domain) chứa trình tự đồng thuận 8 acid amin YSPTSPS lặp lại nhiều
lần (27 lần ở nấm men, 52 lần ở chuột và người).

395

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Yếu tố
khởi động
ngược dòng
I__ :____ _ ________ I
Đoạn khởi động

Đoạn khởi động ARN polymerase II

vùng Hộp TATA


tăng cường I----------------------------------------- 1
Đoạn khởi động
hoặc
_J=-^ _______
-Ị Inr --------- DPE |-
Vùng I________________________ I
tăng cường Đoạn khởi động

Đoạn khởi động ARN polymerase III

Loại I: ARNr 5S Loại II: ARNt

Khối A — Khối c —

Hình 15.21. Các đoạn khởi động thường gặp ở tế bào nhân thật.

Tương tự ARN polymerase của vi khuẩn, đoạn khởi động của ARN polymerase II
thường nằm ở phía 5' của vị trí bắt đầu phiên mã. Do nằm trên cùng phân tử ADN của
gen được phiên mã, các trình tự này được gọi là các yếu tố tác động cỉs. yếu tố tác động
cis thường gặp nhất đối với các gen được ARN polymerase II phiên mã là hộp TATA
(hay hộp Hogness) chứa trình tự đồng thuận TATAAA nằm tại vị trí giữa -30 và -100.
Hộp TATA ở tế bào nhân thật gần giống với trình tự -10 (TATAAT) ở tế bào nhân sơ
nhưng xa vị trí bắt đầu hơn. Hộp TATA thường đi kèm với yếu to khởi đầu (Inr,
initiator element) nằm ở vị trí bắt đầu phiên mã, giữa -3 và +5, có vai trò làm tăng hoạt
tính phiên mã. Một yếu tố khác được gọi là yếu tố khởi động lõi xuôi dòng (DPE,
downstream core promoter element) nằm giữa +28 và +32, thường thấy kết họp với Irư
khi không có hộp TATA. Ngoài ra, còn có các trình tự điều hòa nằm giữa -40 và -150,
như hộp CAAT và hộp GC.
Phần này chủ yếu trình bày quá ưình phiên mã được thực hiện bởi ARN
polymerase II.

396
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.2.2. Giai đoạn khởi đầu
Để khởi động quá trình phiên
mã, các yếu tố phiên mã phải được
gắn lên các yếu tố tác động cis. Các
yếu tố phiên mã đối với ARN
polymerase II được gọi chung là
TFII (transcription factor), gồm các
yếu tố TFIIA, TFIIB...
ở đoạn khởi động có hộp
TATA, protein gắn hộp TATA
(TBP, TATA-box-binding protein)
thuộc phức hợp TFIID nhận biết và
gắn lên hộp TATA. Ở đoạn khởi
động ngoài hộp TATA, các protein
khác của phức họp TFIID gắn lên
yếu tố thụ thể lõi, cơ chế chưa được
biết rõ ràng. Sau khi TBP gắn lên
hộp TATA, các yếu tố phiên mã
khác lần lượt gắn vào phức họp này
(Hình 15.22). TFIIA được tiếp
nhận, sau đó là TFIIB. TFIIA giúp
phức họp TFIIB-TBP gắn ổn định
trên ADN. Tiếp theo, phức hợp
TFIIF và ARN polymerase II gắn
lên phức hợp TFIIB-TBP. TFIIF
giúp ARN polymerase II gắn lên
đoạn khởi động bằng cách tương
tác với TFIIB và không gắn kết
polymerase vào các vị trí không
đặc hiệu trên ADN. Cuối cùng,
TFIIE và TFIIH gắn lên và tạo
phức họp đóng. TFIIH có hoạt tính
helicase giúp tháo xoắn ADN gần
vị trí bắt đầu ARN (quá trình này
cần thủy phân ATP) và tạo phức Hình 15.22. Khởi đầu phiên mã bời
họp mở. ARN polymerase II.

397

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Một trong các tiểu đon vị của TFIIH có hoạt tính kinase, phosphoryl hóa nhiều vị
trí trong CTD. Một so protein kinase khác, như CDK9 (kinase phụ thuộc cyclin 9,
cyclin-dependent kinase 9) thuộc phức hợp pTEFb (yếu tố kéo dài phiên mã dương tính
b, positive transcription elongation factor b), cũng phosphoryl hóa CTD, chủ yếu ở các
gốc Ser. Quá trình này làm thay đổi cấu hình toàn bộ phức họp và khởi đầu phiên mã.
Phosphoryl hóa CTD cũng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn kéo dài tiếp theo.
Trong quá trình tổng họp 60 đến 70 nucleotid ban đầu của ARN, TFIIE rồi TFIIH được
giải phóng và ARN polymerase II bước vào giai đoạn kéo dài.
Các trình tự tăng cường không có hoạt tính của đoạn khởi động nhưng có thể kích
thích quá trình khởi đầu phiên mã. Vùng tăng cường là yếu tố tác động cis, có thể nằm
cách đoạn khởi động vài ngàn bp ngược dòng hoặc xuôi dòng, hoặc nằm ngay bên trong
gen được phiên mã. Vùng tăng cường vẫn giữ hiệu lực dù nằm trên sợi ADN khuôn hay
trên sợi mã hóa.

3.2.3. Giai đoạn kéo dài

TFIIF tiếp tục gắn với ARN polymerase II trong suốt quá trình kéo dài. Trong giai
đoạn này, hoạt tính polymerase được tăng cường đáng kể nhờ một số protein được gọi là
yếu tố kéo dài. Các yếu tố kéo dài này, trong đó có một số yếu tố gắn vào CTD bị
phosphoryl hóa, làm tăng tốc độ phiên mã và tham gia vào sửa đổi ARNm sau phiên mã.

3.2.4. Giai đoạn kết thúc

Các trình tự báo hiệu kết thúc phiên mã ở tế bào nhân thật chưa được xác định. Lý
do có thế do quá trình kết thúc phiên mã không rõ ràng—cùng một gen cấu trúc có thể
cho ra các phân tử ARN với đầu 3' có trình tự khác nhau. Tuy nhiên, cũng không cần
thiết chấm dứt phiên mã tại một vị trí chính xác vì ARN sau phiên mã còn trải qua quá
trình sửa đối và được cắt ở các vị trí đặc hiệu. Endonuclease có thể hoạt động ngay cả
khi polymerase vẫn còn đang phiên mã, từ đó báo hiệu polymerase dừng phiên mã. Sau
khi phiên mã kết thúc, ARN polymerase II được khử phosphoryl và tái sử dụng trong
lần phiên mã khác.

3.3. Sửa đổi ARN sau phiên mã

Phân tử ARN mới được tổng họp được gọi là bản phiên mã sơ cấp. Phần nhiều các
phân tử ARN ở vi khuẩn và gần như mọi phân tử ARN ở tế bào nhân thật đều được sửa
đối sau tổng họp. Một so enzym xúc tác các phản ứng này có cấu tạo từ ARN
(ribozym).

398
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3.3.1. Gắn mũ ở đầu 5'


Hầu hết ARNm tế bào nhân thật có
mũ ở đầu 5'. Nhóm phosphat đầu tiên ở
đầu 5' bị cắt bỏ bởi phosphohydrolase
(Hình 15.23). Guanylyltransferase gắn
GMP (lấy từ GTP và giải phóng PPi)
vào đầu 5' tạo liên kết 5',5'-triphosphat.
Guanin-7 -methyl transferase chuyển
nhóm methyl từ S-adenosylmethionin
(SAM) vào guanin. Các nucleotid thứ
nhất và thứ hai của bản phiên mã cũng
có thể được ơ2-methyl hóa bởi T-O-
methyltransferase (nhóm methyl cũng
lấy từ SAM). Mũ 5' bảo vệ ARNm
khỏi ribonuclease. Nó cũng gắn vào
phức hợp protein gắn mũ và tham gia
quá trình gắn ARNm vào ribosom để
khởi động giải mã. ARNm được gắn
mũ ở giai đoạn rất sớm trong phiên mã
o
(sau 20 đến 30 nucleotid). Các enzym
gắn mũ liên kết với CTD của ARN
polymerase II.

3.3.2. Gắn đuôipoly(A) ở đầu 3' o O(CH3)

Hầu hết các ARNm tế bào nhân -O—p=o

thật có chuỗi 80 đến 250 A ở đầu 3', 9


tạo đuôi poly(A) (Hình 15.24).
Endonuclease đặc hiệu, liên kết với Hình 15.23. Gắn mũ ở đầu 5'.
CTD của ARN polymerase II, nhận biết trình tự (5')AAUAAA(3'). Các trình tự 10 đến
30 nucleotid trước và 20 đến 40 nucleotid sau đó cũng có vai trò tạo tín hiệu cắt. Phản
ứng cắt giải phóng nhóm 3'-hydroxyl tự do, và gắn A ngay lập tức nhờ polyadenylat
polymerase:
ARN + nATP -> ARN-(AMP)n + nPPi
Đuôi poly(A) đóng vai trò là vị trí gắn cho các protein đặc hiệu, từ đó bảo vệ
ARNm khỏi sự phá huỷ của enzym. Nhiều vi khuẩn cũng có đuôi poly(A), nhưng lại có
vai trò kích hoạt phân hủy hon là bảo vệ ARN.

399
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

5' Mũ----------------- -----— A A u A A A


ARN mới tổng hợp \ĩín hiệu cắt

Cắt bởi
endonuclease đặc hiệu
V

ATP
> Thêm đuôi bởi
y poly(A) polymerase
ppi W

5’ Mũ------------------ --------- A A u A A A------ A A A A A(A)n— OH Ĩ'


ARNm gắn đuôi poly(A)

Hình 15.24. Polyadenyl hóa bản phiên mã sơ cấp.

3.3.3. Cắt bỏ intron và nối exon


0 vi khuẩn, chuỗi polypeptid thường được mã hóa bởi trình tự nucleotid liên tục
trên sợi ADN khuôn. Tuy nhiên, ở tế bào nhân thật, trinh tự mã hóa (exon) của hầu hết
các gen nằm xen kẽ với những đoạn không mã hóa (intron). Intron trên ADN được
phiên mã cùng vói phần còn lại của gen. Sau đó, các intron trên bản phiên mã sơ cấp
(pre-ARNm) được cắt bỏ và các exon được nối lại tạo thành phân tử ARN trưởng thành,
có chức năng.
Ở tế bào nhân thật, intron bắt đầu với GU và kết thúc với AG. Trình tự đồng thuận
ở động vật có xương sống phía đầu 5' là AGGUAAGU, trong đó GU không thay đổi. ở
đầu 3', trình tự đồng thuận là chuỗi 10 pyrimidin (U hoặc C), tiếp theo là 1 base bất kỳ
rồi đến c, và kết thúc là AG không đổi. Khoảng 30 đến 50 nucleotid ngược dòng từ vị
trí cắt nối 3' của intron có một vùng gọi là vị tri nhánh, có trình tự đồng thuận ở nấm
men là UACUAAC, nhưng thay đôi ở động vật có vú. Đoạn intron thường có chiều dài
từ 50 đến 10.000 nucleotid.

Vị trí cắt nối 5' Vị trí cắt nối 3'


Vị trí nhánh ị
J±^_(Py)nNCAG c
Intron---------------------------- >

Hình 15.25. Các vị trí cắt nối 5' và 3'.

Cắt nối ARN là quá trình phức tạp cần sự tham gia của một số ARN nhỏ và protein
tạo thành phức hợp lớn gọi là spliceosome. Cơ chế hóa học gồm 2 phản ứng chuyển
ester xảy ra liên tiếp (Hình 15.26). Đầu tiên, 2'-OH của adenylat ở vị trí nhánh tấn công
vào liên kết phosphodiester giữa exon ngược dòng (exon 1) và đầu 5' của intron, cắt đứt
liên kết này và tạo liên kết 2',5'-phosphodiester giữa A và đầu 5' của intron. Do đó, một

400
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
nhánh phát sinh tại vị trí adenylat này và tạo sản phẩm trung gian thòng lọng. Tiếp theo,
đầu 3'-OH của exon 1 tấn công vào liên kết phosphodiester giữa intron và exon 2, cắt
đứt liên kết này và nối exon 1 vào exon 2. Intron được giải phóng ở dạng thòng lọng, số
liên kêt phosphodiester giữa 2 bước này được giữ nguyên, nhờ đó phản ứng cắt nối xảy
ra mà không cần nguồn năng lượng ATP hay GTP.

3'
3 ỌH

Exon G
5’ Ã
c
Exon N
G VỊ
1 Yn
© tri
G cắt 3’
A nối
c 3'
Vị N
trí Yn
G
cắt
nối G Ỳ ©
5' u 2'0H~Ặ G
A i Vị trí
A lị nhánh
G H
U Y

5'
Sản phẩm trung Sản phẩm Intron dạng
Tiền chất
gian thòng lọng cắt nối thòng lọng
Hình 15.26. Cơ chế cắt nối pre-ARNm.

Nhân tế bào chứa nhiều loại phân tử ARN nhỏ có kích thước dưới 300 nucleotid,
gọi là ARNsn (small nuclear RNA). Trong số đó, Ul, U2, U4, U5 và Ư6 cần thiết cho
quá trình cắt noi pre-ARNm. Những ARNsn này tạo phức hợp với các protein đặc hiệu,
gọi là RNPsn (small nuclear ribonucleoprotein particle). Các spliceosom là tổ hợp gồm
các RNPsn, hàng trăm yếu tố cắt nối và phân tử pre-ARNm. Các phân tử ARNsn đóng
vai trò chính trong hướng dẫn sắp xếp vị trí cắt nối (nhờ tạo thành các cặp base với vị trí
cắt nối) và tiến hành xúc tác. Các helicase sử dụng ATP để tháo xoắn sản phẩm trung
gian ARN kép, từ đó hỗ trợ xúc tác và giải phóng RNPsn khỏi ARNm. Một phần của bộ
máy cắt nối liên kết vói CTD của ARN polymerase II.
Hầu hết các pre-ARNm ở người có thể được cắt nối ở các vị trí khác nhau để tạo
các sản phẩm protein khác nhau, từ đó làm tăng tính phong phú của protein. Calcitonin
và CGRP (calcitonin-gene-related peptide) đều được mã hóa bởi cùng một gen (Hình
15.27). ớ tuyến giáp, exon 4 được giữ lại và tạo calcitonin, một hormon điều hòa

401

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
chuyển hóa calci và phospho, ở tế bào thần kinh, exon 4 bị loại bỏ và tạo CGRP, một
hormon dãn mạch. Ngoài ra, lựa chọn vị trí poly(A) cũng góp phần tạo tính phong phú
của protein, như trong tống họp các chuỗi nặng immunoglobulin.
1 ________2_________ 3____________ 4 A_______ 5 6 A
Pre-ARNm II I I I I I I j

Ở tế bào ở tế bào
tuyến giáp thần kinh

1 2 3 4 A 1 2 3 5 6 A

Calcitonin CGRP

Hình 15.27. cắt nối ở các vị trí khác nhau cho các sản phẩm khác nhau.

3.3.4. Thay đổi trình tự nucleotid


Apolipoprotein B (apo B), giữ vai trò vận chuyển triacylglycerol và cholesterol, tồn
tại ở 2 dạng: apo B-100 (512 kDa, có ở gan) và apo-B 48 (240 kDa, có ở ruột non,
không gắn được thụ thể LDL ở bề mặt tế bào). Apo B-48 chứa 2.152 acid amin phía đầu
N tận trong số 4.536 acid amin của apo B-100. Cơ chế của hiện tượng này là do sau
phiên mã, cytidin của ARNm bị khử amin thành uridin, khiến codon tại vị trí 2.153 từ
CAA (Gln) chuyển thành UAA (kết thúc). Deaminase xúc tác phản ứng này có ở ruột
non mà không có ở gan.

3.3.5. Sửa đổi ARNr

Ở vi khuẩn, các ARNr 16S, 23s và 5S (và một số ARNt) có nguồn gốc từ tiền chất
duy nhất là ARN 30S, gồm khoảng 6.500 nucleotid. Các ARN ở 2 đầu và giữa các
ARNr được cắt bỏ trong quá trình sửa đổi. Một số nucleosid trên ARNr 16S và 23s
cũng được sửa đổi (tạo pseudouridin, dihydrouridin, methyl hóa).

ARNr ARNr ARNr


16S ARNt 23S 5S

Hình 15.28. Bản phiên mã sơ cấp pre-ARNr (30S) ờ vi khuẩn.

Ở tế bào nhân thật, ARN polymerase I tổng họp bản phiên mã pre-ARNr 45s mã
hóa 3 ARN cấu thành của ribosom, gồm ARNr 18S, 28S và 5,8S. Trong quá trình phiên
mã, pre-ARNr 45S được tích họp vào phức họp preribosom 90S ở hạch nhân. Trước khi

402

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
được cắt thành các ARNr, tiền chất 45s trải qua một số thay đổi trên cả ribose và base
như methyl hóa, tạo pseudouridin. Quá trình này được hướng dẫn bởi các
ribonucleoprotein hạch nhân nhỏ (RNPsno, small nucleolar RNP) chứa một ARNsno và
một vài protein. Một số pre-ARNr cũng chứa intron cần được cắt nối. ARN 18S tham
gia cấu tạo tiểu đơn vị nhỏ của ribosom (40S). Các ARN 28S, 5,8S và 5S (từ bản phiên
mã riêng) tham gia cấu tạo tiểu đơn vị lớn của ribosom (60S). Các bước sửa đối ARNr
xảy ra phần lớn ở hạch nhân.

PrprìhnQAm QÍÌS1

Hình 15.29. Bản phiên mã sơ cấp pre-ARNr ở tế bào nhân thật.

3.3.6. Sửa đổi ARNt


ARNt ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thật được cắt đầu 5' bởi RNase p
(endonuclease chứa protein và ARN, trong đó ARN cần thiết cho hoạt tính), đầu 3' được
cắt bởi RNase D (exonuclease), và CCA được gắn vào đầu 3' bởi ARNt
nucleotidyltransferase (Hình 15.30). ARNt tế bào nhân thật còn được thay đổi đáng kể
trên các base và ribose để trở thành dạng hoạt động. Nhiều pre-ARNt tế bào nhân thật
cần được cắt nối bởi endonuclease và ligase để loại bỏ intron.
Bản phiên mã sơ cấp Sản phẩm trung gian ARNtTyr trường thành
3' 3' 3'
OH OH OH


cắt bởi RNase D c c
pGUUAUCAGƯƯAAƯUGAc A^ w. _ A
o pC “ G 5 pC-G
uZa U-X y-A
/
Cắt bởi RNase p ẹỉạ
C-G C-S
y. ặ
C-G
C-S
u. G
C-G
G-C G-C G-C
G-C G-C______ .. c .
uưgAi_ .u ccgcvCa
%11111 V dg A. ______ u CCCGC
u - mA v D D G ._______ u CCCGCU “A
G a
AACCG G ACCG«nG JI 111
COCCO.
G ....... ---.....mG AACCGmG I 1111
gggcg
G
c
. 1 1 Ỉ GQGCG .. r__ . 2 . .
°vuUAAốảẪọ 5 uu Thay đổi base %dD AAGGC
mG
mC ‘ Cắt nối gDdDaA™c mC
_ A „p
1
Dc-« gaga c-GAGA
2zSAoa cắt 3'
X-u
ấ—c Cắt 5' G-C
CA"\ Gắn CCA c
Ư
G

u
c
A
u c
ưƯA

Hình 15.30. Sửa đổi ARNt ở vi khuẩn và tế bào nhân thật.

3.3. 7. Sửa đôi các ARN có chức năng đặc biệt


ARNsn và ARNsno được tổng hợp ở dạng tiền chất lớn hơn. Nhiều ARNsno được
mã hóa bên trong intron của các gen khác. Khi intron được cắt khỏi ARNm, RNPsno
gắn vào trình tự ARNsno và các ribonuclease cắt bỏ ARN thừa ở các đầu 5' và 3'.

403
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
ARNsn được ARN polymerase II tổng họp ở dạng pre-ARNsn, sau đó ribonuclease cắt
bỏ ARN thừa ở mỗi đầu. Một số nucleosid trên ARNsn cũng được sửa đổi như ơ2'-
methyl hóa, chuyển uridin thành pseudouridin.
Micro ARN (ARNmi) là loại ARN đặc biệt tham gia điều hòa gen. Chúng là các
ARN không mã hóa, dài khoảng 22 nucleotid, có trình tự bổ sung với một vùng nào đó
của ARNm. ARNmi điều hòa chức năng ARNm bằng cách cắt ARNm hoặc ức chế giải
mã. ARNmi được tống họp từ các tiền chất lớn hơn. Bản phiên mã sơ cấp cho ARNmi
(pri-ARNmi) có kích thước thay đổi, đôi khi được mã hóa ưong intron của gen khác và
được biểu hiện cùng với các gen này.

3.4. Thoái hóa ARN


Tốc độ thoái hóa ARN giúp tế bào kiểm soát sự biểu hiện gen. Đối với các sản phẩm
gen chỉ cần ngắn hạn, thời gian bán huỷ của ARNm có thể chỉ vài phút hay vài giây. Còn
các sản phẩm gen cần liên tục thì có ARNm ổn định qua nhiều thế hệ tế bào. Thời gian
bán huỷ trung bình của ARNm ở động vật có xương sống là 3 giờ, ở vi khuẩn là 1,5 phút.
Quá trình thoái hóa ARNm được thực hiện bởi các ribonuclease có ở mọi tế bào.

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Quá trình tổng họp mói nucleotid purin, chất nào sau đây cung cấp nguyên tử
nitơ ở vị trí N3 và N9 của nhân purin?
A. Glycin
B. Aspartat
c. Glutamin
D. N10 formyl tetrahydrofolat
2. Trong quá trình tổng họp các nucleotid pyrimidin, vòng pyrimidin được tạo
thành trước khi gắn vói ribose 5-phosphat?
A. Đúng B. Sai
3. Các NDP và NTP được tạo thành nhờ sự phosphoryl hóa (1) dưới tác dụng của
enzym kinase (2). Lựa chọn nào sau đây đúng?
A. vế 1 đúng, vế 2 sai
B. vế 1 sai, vế 2 đúng
c. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
4. Sản phẩm chính của sự thoái hóa base adenin và guanin ở người là gì?
A. Alantoin c. Acid uric
B. Ưrê D. Amoniac

404

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
5. Câu nào sau đây đúng về p-alanin và p-aminoisobutyrat?
A. Chúng là sản phâm của quá trình dị hóa nucleotid purin
B. Chúng là sản phẩm của quá trình dị hóa nucleotid pyrimidin
c. Chúng là chất trung gian trong quá trình tổng họp nucleotid purin
D. Chúng là chất trung gian trong quá trình tổng họp nucleotid pyrimidin
6. Trong quá trình nhân đôi ADN ở E. coli, enzym nào sau đây có tác dụng xúc tác
sự tạo thành đoạn ARN mồi?
A. ARN polymerase c. Primase
B. ADN polymerase D. A và c đúng
7. Enzym nào sau đây là enzym nhân đôi ADN chính ở E. coin
A. ADN polymerase I
B. ADN polymerase II
c. ADN polymerase III
D. ADN polymerase IV
8. về tổng họp ARN, câu nào sau đây SAI?
A. Dựa trên khuôn là một sợi ADN có sẵn
B. Có ARN polymerase xúc tác
c. Dựa vào nguyên lý bổ sung đôi base
D. Xảy ra theo chiều 3'—>5'
9. Te bào nhân thật có bao nhiêu loại ARN polymerase?
A. 1 c.3
B. 2 D.4
10. Ở tế bào nhân thật, các tiền ARNt có thể trải qua một số điều chỉnh để chuyển
thành ARNt trưởng thành. Câu nào sau đây SAI?
A. Cắt một chuỗi ở đầu 5'
B. Cắt nối loại bỏ intron
c. Thay thế uu ở đầu 3' bằng CCA
D. Cắt nối loại bỏ exon

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Hóa sinh (Đại học Y Dược TPHCM). Hóa sinh y học. Nhà xuất bản Y học 2008
2. Murray RK (2009), Harper's Illustrated Biochemistry, New York: McGraw-Hill.
3. Nelson DL & Cox MM (2008), Lehninger Principles of Biochemistry, New York:
W.H. Freeman and Company.

405

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương XVI
PCR, REALTIME PCR, GIẢI TRÌNH Tự ACID NUCLEIC

MỤC TIÊU BÀI HỌC


< - 3 Ạ ■ ợ 7 , r -
7. Nêu được nguyên tăc và ứng dụng của phản ứng PCR.
2, Phân tích được ỷ nghĩa của các thành phần tham gia vào phản ứng PCR.
3, Trình bày được nguyên tẳc và ứng dụng của phản ứng Realtime PCR.
4, Mô tả được nguyên tắc và ứng dụng của các phương pháp giải trình tự chuỗi
ATWT
ADN. '' ■ ■ • ■ .

1. ĐỊNH NGHĨA

PCR (Polymerase Chain Reaction) là phản ímg nhân bản trình tự một đoạn ADN
quan tâm trong ống nghiệm dưới sự xúc tác của enzym ADN polymerase và sự trợ giúp
của máy luân nhiệt (máy PCR). Đây là một kỹ thuật cơ bản và quan trọng trong sinh
học phân tử, cho phép khuếch đại một hay một vài copy của một đoạn ADN nào đó lên
thành hàng ngàn hay hàng triệu bản sao.
Một vài mốc lịch sử quan trọng: (1) vào năm 1953, James D. Watson và Francis
Crick công bố cấu trúc xoắn kép của phân tử ADN (và đoạt giải Nobel năm 1962); (2)
giữa những năm 1950, Arthur Komberg bắt đầu nghiên cứu cơ chế nhân đôi ADN và
năm 1957, ông đã phân lập được ADN polymerase đầu tiên (ông đoạt giải Nobel năm
1959); (3) đầu những năm 1960, H. Gobind Khorana đã làm sáng tỏ bảng mã di truyền
và được giải Nobel vào năm 1968.
Từ những năm 1970 thì ý tưởng hóa tổng hợp gen đã xuất hiện, tuy nhiên lúc đó
gen chưa được giải trình tự, ADN polymerase chưa được mô tả và các đoạn mồi
(primers) chưa tổng họp được nên phản ứng đã không thành công. Vào năm 1971, công
ty Cetus Corporation triển khai kỹ thuật tạo dòng và biểu hiện gen để phát triển test di
truyền chẩn đoán đột biến gen. Năm 1976, phân lập được ADN polymerase từ vi khuẩn
Thermits aquaticus sống ở suối nước nóng tại Mỹ. Năm 1977, Frederick Sanger công bố
phương pháp giải trình tự gen và ông được giải Nobel năm 1980. Năm 1979, công ty
Cetus Corporation thuê Kary Mullis tổng hợp những đoạn dò oligonucleotide ngắn
(ADN oligonucleotide probes) cho họ và đến năm 1983 thì Kary Mullis và cộng sự đã
khuếch đại thành công một copy của gen động vật bậc cao sử dụng mẩu Klenow của E.
coli ADN polymerase I (dạng biến đổi của enzym) bằng phương pháp thủ công. Vào
năm 1988, Saiki và cộng sự sử dụng ADN polymerase chịu nhiệt từ vi khuẩn Thermits

406

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
aquaticus (Taq ADN polymerase) làm tăng hiệu quá PCR, mở ra kỷ nguyên mới cho
PCR tự động hóa. Như vậy, có thể nói rang theo dòng phát triển của kỹ thuật sinh học
phân tử, Kary Mullis là người đã khai sinh ra kỳ thuật PCR vào năm 1983 và cho đến
ngày nay thì có rất nhiều biến thể của nó đã ra đời.

2. NGUYÊN TẮC
về mặt nguyên tắc, phản ứng PCR trong ống nghiệm (in vitro) được thực hiện dựa
trên cơ chế nhân đôi ADN trong tự nhiên (in vivo). Có rất nhiều yếu tố tham gia vào
quá trình nhân đôi ADN trong tế bào (in vivo) như: helicase, SSB protein (Single Strand
Binding protein), primase, ADN polymerase, ligase và 4 bon loại nucleotid. Trong tự
nhiên, quá trình nhân đôi ADN diễn ra qua ba bước: (1) tách đôi phân tử ADN cha mẹ
thành 2 sợi đơn, tạo chạc 3 nhân đôi; (2) tổng hợp các đoạn mồi (primers) bắt cặp bổ
sung với hai sợi ADN cha mẹ (ADN template); (3) ADN polymerase gắn dần từng
nucleotid kéo dài đoạn mồi, tổng họp 2 sợi ADN con có trình tự nucleotid bổ sung với 2
sợi cha mẹ. Tuy nhiên, chúng ta không mang toàn bộ các yếu tố này vào ống nghiệm đế
thực hiện phản ứng PCR nhân bản một đoạn gen. Các nhà khoa học nhận thấy rằng đế
tách đôi chuỗi xoắn kép của phân tử ADN đích, cần phải cắt đứt các liên kết hydro. Bản
chất liên kết hydro là liên kết yếu, không bền bởi nhiệt, nên phân tử ADN có tính chất
biến tính và hồi tính. Dựa trên tính chất này, thay vì dùng enzym helicase thì tăng giảm
nhiệt độ theo chu kỳ đã được đưa vào phản ứng PCR để mô phỏng lại ba bước của quá
trình nhân đôi ADN. Mỗi phản ứng PCR thường kéo dài khoảng 30-40 chu kỳ nhiệt.
Mỗi chu kỳ nhiệt bao gồm 3 giai đoạn như sau (Hình 16.1):
1. Nâng nhiệt độ lên 92-96°C để cắt đứt các liên kết hydro của mạch đôi ADN,
làm cho ADN đích bị biến tính thành các mạch đơn; giai đoạn này được gọi là
giai đoạn biến tính.
2. Hạ nhiệt độ xuống 55-65°C để các đoạn mồi bắt cặp bổ sung vào hai đầu của
đoạn ADN đích, giai đoạn này được gọi là giai đoạn bắt cặp.
3. Nâng nhiệt độ lên 72°c, là nhiệt độ thích họp cho hoạt tính của enzym Taq
polymerase tổng hợp mạch bổ sung, giai đoạn này được gọi là giai đoạn kéo dài.
Như vậy, qua một chu kỳ nhiệt, một đoạn ADN đích ban đầu đã được nhân bản
thành hai bản sao; và khi lặp đi lặp lại liên tục 30 đến 40 lần các chu kỳ nhiệt này, từ
một đoạn ADN đích ban đầu đã nhân bản được thành 230 đến 240 bản sao tùy thuộc vào
số chu kỳ nhiệt.
Đẻ kỹ thuật PCR nguyên thủy được ứng dụng rộng rãi như ngày nay, ba tiến bộ
công nghệ đã giúp đơn giản hóa kỹ thuật này, bao gồm: (1) phát hiện và sản xuất enzym
ADN polymerase chịu nhiệt, (2) sự ra đời của máy luân nhiệt, và (3) cách thức chống

407

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
ngoại nhiễm sản phâm khuếch đại của những lần phản ứng trước đó. Sự ngoại nhiễm
được hiểu là các đoạn ADN được khuếch đại từ những lần PCR trước hay còn gọi là sản
phẩm PCR rơi vào trong tube PCR mới, hiện diện như một ADN đích và được khuếch
đại trong ổng phản ứng PCR mới.

Một đoạn DNA đich


-*----------------------- ::---------------------------------------- ►
K--------M M
5' M—H—MMI——str Z7ZR:z~.7Z7 —Mill mil.................. ...
ATGC AACAC
TACG TTGTG
3 —

Đoạn DNA cần được khuểch đại

Cảc thành phần cùa một phân ứng PCR

2. Giai đoạn bằt cặp mối

5 3 5 3

Mồi chưa bat cap Mồi đâ bẳt cặp

408
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3. Giai dũạn kẻo dài
Chu kỳ PCR ĩhi> nhì

Giai õcạn biển


tỉnh Tách rời hai
mạch đơn

Số Iwcmg bần sao sail một chu .kỷ PCR

,„J.1. I ■I„if,i, ..... 3'


ATGC AACAC
TACG TTGTG

ATGC AACAC
TACG TTGTG

Hình 16.1. Nguyên tắc của phản ứng PCR.

Tiến bộ thứ nhất là tìm ra loại enzym polymerase chịu nhiệt. Vì phản ứng PCR
được thực hiện ngoài tế bào, trong hệ thống ống nghiệm và sử dụng nhiệt độ để biến
tính mạch đôi ADN, nên để tách rời được hai mạch đơn ADN thì cần một nhiệt độ cao
từ 92° đến 96°c, trong khi enzym ADN polymerase không đủ sức hoạt động ở một
nhiệt cao như thế và sẽ bị biến tính không còn khả năng xúc tác, muốn phản ứng PCR
tiếp tục thì phải cho thêm enzym vào các chu kỳ tiếp theo. Vì vậy, kỹ thuật PCR được
cho là phức tạp và tốn nhiều thời gian. Khi phát hiện được một loài vi khuẩn tồn tại ở
suối nước nóng, người ta đã tách chiết được enzym AĐN polymerase của loài vi khuẩn
có tên gọi là Thermits aquatỉcus và enzym chịu nhiệt này được gọi tắt là Taq
polymerase. Ngày nay, đa số các loại enzym chịu nhiệt được chế tạo bằng công nghệ
ADN tái tổ họp, trong đó gen quy định enzym polymerase có những đặc tính mong
muốn được chèn vào trong một vector tái tổ hợp và vector tái tố họp này được biến nạp
vào tế bào vật chủ, thường được sử dụng là vi khuẩn E. coỉi. Nhờ có polymerase chịu
nhiệt mà phản ứng PCR trở nên đặc hiệu, đơn giản và nhanh hơn.
Tiến bộ công nghệ thứ hai là sự chế tạo ra các máy luân nhiệt với buồng ủ nhiệt có
nhiệt độ lên xuống chính xác và đồng nhất, tốc độ gia giảm nhiệt cực nhanh trong từng
chu kỳ. Buồng ủ nhiệt của các máy luân nhiệt được làm bằng kim loại dẫn nhiệt nhanh,
giảm tối đa thời gian gia nhiệt giữa các mức nhiệt độ. Đồng thời, các loại máy này còn
có hệ thống vi tính để người sử dụng có thế nhập vào chương trình luân nhiệt mong
muốn. Hiện nay, đa số các máy luân nhiệt đều sử dụng buồng ủ nhiệt bằng kim loại hoạt

409
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
động theo nguyên lý Peltier nên thiết kế máy ngày càng gọn nhẹ và có nhiều chức năng
hơn, kể cả chức năng gradient tức là chức năng thực hiện nhiệt độ bắt cặp mồi thay đối
một cách tuyến tính theo hàng dọc trên buồng ủ nhiệt.

100

80

Nhiệt độ
(°C)

60

40
0 30 0 30 0 60 0 30 0 30
Thời gian (giây)

Hình 16.2. Giản đồ một chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR.

Tiến bộ thứ ba là việc giải quyết được vấn đề ngoại nhiễm sản phẩm khuếch đại
bằng cách cho thêm enzym uracil N-glycosylase (UNG) hay còn gọi là uracil-ADN
glycosylase (ƯDG) và dUTP vào trong ống phản ứng PCR. Sản phẩm khuếch đại từ
ADN đích của lần PCR trước được đánh dấu khác biệt với ADN đích nhờ nhiều vị trí T
trên trình tự chuỗi của sản phẩm khuếch đại bị thay thế bởi u do enzym polymerase
nhầm lẫn giữa T và u. Khi sản phâm khuếch đại từ những lần phản ứng PCR trước lơ
lửng trong không khí và rơi ngẫu nhiên vào trong ống PCR mói, trước khi phản ứng
PCR được thực hiện, enzym ƯNG sẽ được được hoạt hóa ở 40°C để tìm vị trí có u
trong sản phẩm khuếch đại từ trước để cắt. Như vậy, nhờ UNG mà các sản phẩm
khuếch đại trước đó bị cắt rời, không thể làm khuôn mẫu cho lần chạy PCR tiếp theo.

3. CÁC YẾU TỐ THAM GIA PHẢN ÚNG PCR

3.1. Các đoạn moi (Primers)

Trong tự nhiên, quá trình nhân đôi ADN (ADN replication hay ADN duplication)
luôn luôn cần những đoạn mồi, vì enzym ADN polymerase chỉ có khả năng kéo dài
chuỗi polynucleotid dựa trên các đoạn mồi có sẵn (được tổng họp bởi enzym primase)

410

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

và phải bắt cặp bố sung với sợi ADN đích (hay sợi ADN cha mẹ). Vì vậy, trong phản
ứng PCR, các đoạn mồi là yếu tố không thể thiếu.
Mồi là những đoạn oligonucleotid dài khoảng 18-22 nucleotid có trình tự bổ sung
với hai đầu của đoạn ADN đích. Mồi giữ vai trò quyết định để polymerase tổng họp
được sợi bổ sung, ADN polymerase phải nhận diện được nucleotid ở đầu 3' của mồi bắt
cặp được với một nucleotid ở sợi khuôn. Neu nucleotide ở đầu 3' của mồi không bắt cặp
được với nucleotid trên sợi khuôn thì ADN polymerase sẽ không thể tổng họp được sợi
bổ sung. Do vậy, có thể nói mồi đóng vai trò quyết định tính đặc hiệu của PCR để nhân
bản một đoạn ADN đặc hiệu nào đó.
Trong sinh học phân tử, thay vì bo sung enzym primase vào ống nghiệm, trình tự
các đoạn mồi sẽ được các nhà khoa học thiết kế thủ công hay bằng phần mềm sinh tin
học (như phần mềm Primer3, Primer Express hay LightScanner Primer Design). Việc
này đòi hỏi đoạn gen mình muốn khuếch đại phải được giải trình tự và công bố trên cơ
sở dữ liệu của NCBI (National Center for Biotechnology Information) của Mỹ. Dựa trên
trình tự đoạn gen trên NCBI (hoặc một cơ sở dữ liệu uy tín), các nhà khoa học sẽ thiết
kế những cặp mồi có trình tự bổ sung với đoạn gen đích mà muốn khuếch đại. Vì phân
tử ADN được cấu tạo bởi 2 sợi đơn polynucleotid nên muốn khuếch đại một đoạn gen
cần phải thiết kế ít nhất 1 cặp mồi gồm mồi xuôi và mồi ngược, đế có thế khuếch đại
cùng lúc cả 2 sợi. Tuy nhiên, tùy mục đích sử dụng, nếu chỉ cần khuếch đại một sợi đơn
để giải trình tự hoặc để tìm đột biến thì có thể chỉ cần thiết kế một mồi duy nhất.
Ví dụ muốn chẩn đoán virus gây viêm gan B (HBV) trong máu của bệnh nhân bằng
PCR thì phải thiết kế cho được cặp mồi bắt cặp được một đoạn ADN đặc hiệu chỉ có
trên bộ gen của virus này mà không có trên các virus hay vi khuẩn khác và cả ADN của
cơ thể ký chủ nữa. Tùy theo loài sinh vật và tùy theo trình tự ADN khuôn mẫu (trình tự
đích), người ta sẽ thiết kế trình tự mồi và đối chiếu cẩn thận nó với số liệu lưu trữ trước
đây (ví dụ dữ liệu trên NCBI) nhằm loại trừ các sai sót về kỹ thuật. Hiện nay, có nhiêu
phần mềm thiết kế mồi.
Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế mồi:
- Trình tự mồi có khoảng 35-50% GC để nhiệt độ bắt cặp nằm trong khoảng 55-
60°C
- Chiều dài của mồi từ 18-22 nucleotid hoặc hơn (thường là 20 nucleotid)
- Hạn chế G và c ở đầu 3' của mồi nhằm tránh hiện tượng hai mồi bắt cặp với nhau
- Tránh chọn các vùng có trình tự tương đồng để hạn chế các mồi ựr gắn với nhau
- Tính toán nhiệt độ nóng chảy (melting temperature) của mồi:
Tm (°C) = 4(G + C) + 2(A + T).

411
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
- Nhiệt độ của quá trình bắt cặp mồi (annealing temperature, Ta): nhiệt độ bắt cặp
thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của mồi khoảng 5°c, dùng để cài đặt chương trình
chạy PCR trên máy.
Ta = Tm - 5°c = 4 (G + C) + 2 (A + T) - 5°c
Tuy nhiên, công thức này chỉ có tính tham khảo, trước đây hay dùng, ngày nay đã
có các phần mềm sinh tin học hỗ trợ việc tính toán, số nucleotid của mồi càng ít thì
nhiệt độ này càng thấp và ngược lại.
Nồng độ các mồi: sau khi thiết kế mồi và đặt hãng sinh tổng hợp cho mình, cần
phải tính toán lượng mồi thích hợp để cho vào một phản ứng PCR, vì nếu mồi nhiều quá
hay ít quá thì đều ảnh hưởng tới hiệu suất phản ứng PCR. Nồng độ mồi thường dao
động khoảng 10^40 pm cho một phản ứng (đôi khi chỉ sử dụng 2 pm/phản ứng cũng cho
sản phẩm khuếch đại PCR đạt yêu cầu). Việc sử dụng nồng độ mồi thích hợp tùy thuộc
vào chiều dài đoạn khuếch đại, bộ hóa chất sử dụng (như dung dịch đệm, dNTP,
Mg2+...) và kinh nghiệm của người làm thí nghiệm. Nếu sử dụng nồng độ mồi quá cao
dễ tạo ra nhiều sản phẩm không đặc hiệu do hiện tượng mồi tự bắt cặp với nhau hay mồi
gắn nhầm vị trí trên khuôn mẫu...

3.2. Các muối kim loại và dung dịch đệm


Đe thực hiện một phản ứng PCR trong ống nghiệm, ngày nay nhiều bộ kít đã được
thương mại hóa. Trong bộ kit chạy PCR thường bao gồm một số tube đựng dung dịch
đệm và muối kim loại như: KC1, MgCỈ2, MgSƠ4. Dung dịch đệm (Tris-Cl buffer) có vai
trò duy trì pH khoảng 8,3-8,8 (ở nhiệt độ phòng) và giảm còn 7,2 ở 72°c để đảm bảo
pH tối ưu cho hoạt động của enzym ADN polymerase.
Nồng độ Mg2+: Mg2+thường được cung cấp dưới dạng MgCh. Nồng độ Mg2+ thích
hợp cho các loại phản ứng PCR thường có nồng độ từ 0,5 đến 5mM. Nếu nồng độ Mg2+
quá cao sẽ cản trở việc mở xoắn để tạo 2 sợi đơn nong giai đoạn biến tính của phản ứng
PCR, làm giảm hiệu suất của phản ứng PCR. Ngược lại, nếu nồng độ Mg2+ quá thấp sẽ
ảnh hưởng xấu đến quá trình tổng hợp ADN (vì Mg2+ đóng vai trò là cofactor của Taq
polymerasèỵ Nồng độ MgCh ảnh hưởng khả năng bắt cặp nhau và gắn mồi vào khuôn.
Nồng độ KC1: trong buffer của PCR truyền thống, nồng độ KC1 50 mM thích hợp
cho đoạn ADN > 500 bp.

3.3. Các nucleotid tự do


Các nucleotid tự do (dNTP) là nguyên liệu để tổng hợp sợi ADN mới.
Nồng độ dNTP: nồng độ dNTP từ 20-200 pM đối với từng loại cho kết quả PCR
ổn định, chính xác và đặc hiệu. Bốn loại dNTP (dATP, dGTP, dCTP, dTTP), đựng

412
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

trong 4 tube riêng biệt, được sử dụng với nồng độ tương đương nhau để giảm thiểu tối
đa hiện tượng kết hợp sai (misincorporation) mã di truyền nào đó.

3.4. Enzym Taq polymerase: nồng độ Taq polymerase thích họp cho một phản ứng
PCR tò 1- 2 đon vị tùy thuộc vào thể tích phản ứng và chiều dài đoạn khuếch đại. Neu
nồng độ Taq polymerase quá cao, có thể xuất hiện các sản phấm PCR không đặc hiệu và
làm sai lệch kết quả. Neu nồng độ Taq polymerase quá thấp, sẽ không đủ lượng enzym
để xúc tác tạo ra sản phẩm PCR mong muon. Polymerase là một phân tử cấu trúc phức
tạp có 3 hoạt tính: 5'-3' polymerase (kéo dài mạch bổ sung), 3-5' exonuclease (giúp
sửa sai) và 5'-3' exonuclease.

Hoạt tính 3’ - 5’ exonuclease ngăn bắt cặp nhầm Hoạt tính 5' - 3' exonuclease

Hình 16.3. Hoạt tính của enzym polymerase.


Cấu trúc cùa Taq DNA polymerase

Nguồn tir xỉ!.l.wJ.Ujnj: vâ íA x<-.:z■ n . ■ 3KÌ.

Hình 16.4. Cấu trúc của Taq ADN polymerase.

3.5. ADN khuôn mẫu (ADN target)


Hàm lượng ADN khuôn mẫu thích họp thường khoảng 10-100 ng/25 pl dung dịch
phản úng. Nếu các thành phần trong phản ứng (như mồi, dNTP...) có nồng độ cao trong

413
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
khi ADN khuôn mẫu lại có nồng độ thấp thì tần suất để ADN khuôn mẫu và mồi gặp
nhau giảm rõ rệt, trong khi sự tiếp xúc giữa mồi và mồi lại tăng gây ra hiện tuợng mồi
tự bắt cặp (dimer primer). Do đó, cần có sự tính toán họp lý tỷ lệ giữa mồi và ADN
khuôn mẫu. Ngoài ra, hiệu quả của phản ứng PCR phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng
ADN khuôn mẫu. Hiệu suất của phản ímg PCR sẽ cao hon khi ADN khuôn mẫu có độ
tinh sạch cao, không lẫn tạp chat (protein, hóa chất trong quá trình ly trích ADN).

3.6. Hiệu ứng Plateau


về mặt lý thuyết, phản ứng PCR có thể được thực hiện vô tận. Tuy nhiên, thực tế
lại không như vậy. Sau khi thực hiện khoảng 40 chu kỳ khuếch đại thì số lượng sản
phấm khuếch đại được tạo ra đã cực đại, dù kéo dài thời gian phản ứng thì sản phẩm
cũng không thể tăng thêm. Đó chính là hiệu ứng Plateau. Hiệu ứng này cho thấy mặc dù
lượng ADN khuôn mẫu ban đầu có khác nhau, kết quả sau PCR có lượng sản phẩm là
không đổi.
Một số nguyên nhân gây ra hiệu ứng Plateau:
- Nồng độ dNTP, mồi giảm dần qua nhiều chu kỳ khuếch đại
- Giảm hiệu suất biến tính khi số lượng sản phẩm PCR tăng theo cấp số nhân
- Mồi không còn bắt cặp đặc hiệu
- Nồng độ enzym có hạn và hiệu quả xúc tác giảm dần khi số chu kỳ nhiệt tăng lên
- Sự ức chế do sản phấm cuối gây ra.

4. PHÁT HIỆN SẢN PHẨM KHUẾCH ĐẠI


Sau khi chạy xong phản ứng PCR truyền thống, chúng ta vẫn chưa thể nhìn thấy
sản phẩm, vì quá trình xảy ra một cách ngẫu nhiên trong ống nghiệm.
Phương pháp đơn giản nhất để đọc và phân tích kết quả PCR là kỹ thuật điện di trên
thạch agarose nhúng chìm (submarine agarose gel electrophoresis). Phương pháp này
cho phép nhận biết có hay không sự hiện diện của sản phẩm khuếch đại đặc hiệu. Thạch
agarose đóng vai trò như một giá đỡ, và các phân tử ADN có kích thước khác nhau sẽ
chạy với tốc độ khác nhau trên bản thạch trong một điện trường được xác định cường độ
và điện thế. Đe chạy điện di cần có một bộ điện di ADN.
Agarose là một polymer (bản chất là polysaccharide) mạch thẳng, có khối lượng
phân tử khoảng 120.000 Da, không bị sulphate hóa, chứa hai gốc là D-galactose và 3,6-
anhydro-L-galactose xen kẽ nhau. Do đó, khi hòa tan trong nước và đun nóng sẽ tạo nên
cấu trúc mạng lưới với những lỗ nhỏ cho phép các phân tử tích điện có thể đi qua.
Thạch agarose có dạng gel trong mờ, tạo ra khi hòa tan bột agarose trong dung dịch đệm
(Tris buffer) được đun nóng tới 100°C và sau đó được làm nguội, dạng gel xuất hiện ở

414
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
khoảng 40-45°C. Bản chất quá trình đông lại của agarose là phản ứng trùng hợp gắn
nhiều gốc monomer tạo thành polymer. Các chuồi polymer liên kết chéo với nhau tạo
thành hệ thống mạng lưới với kích thước các mắt lưới tùy thuộc vào nồng độ agarose và
phản ứng polymer hóa.
Nguyên tắc của kỹ thuật điện di trên thạch: Khi chuẩn bi gel agarose, chúng ta sẽ đặt
ở một đầu miếng gel một hàng lược nhựa, để khi thạch đông lại rút lược ra sẽ tạo nên
những giếng để nhỏ sản phẩm của phản ứng PCR vào. Đặt gel đã nhỏ sản phẩm khuếch
đại ADN vào máy điện di, đổ dung dịch đệm ngập miếng gel và mở máy cho dòng điện
chạy qua. Dựa trên đặc tính cấu trúc của phân từ ADN tích điện âm, khi đặt trong điện
trường thì sẽ di chuyển về cực dương. Tính linh động của phân tử khi di chuyển trong
điện trường phụ thuộc vào khối lượng phân tử và nồng độ chất tạo gel. Phân tử kích thước
nhỏ thì di chuyển nhanh, kích thước lớn thì di chuyển chậm hơn, và dạng thẳng cũng di
chuyển nhanh hơn dạng vòng. Độ phân giải tùy thuộc vào nồng độ agarose.
Để phát hiện được sản phẩm PCR khuếch đại, người ta nhuộm thạch điện di sản
phẩm PCR với chất phát sáng dưới ánh sáng cực tím, chẳng hạn như chất ethium
bromide. Chất này bám vào mạch đôi của phân tử ADN và phát sáng ánh cực tím dưới
dạng bước sóng dài (340 nm) nên dễ thấy và dễ chụp hình lại được. Ethium bromid
được thêm vào trong thạch trong quá trình nấu thạch hay sau khi điện di xong thì nhúng
thạch vào trong dung dịch có ethium bromid để nhuộm ADN. Tuy nhiên, một lưu ý là
ethium bromide là một chất có thể gây ung thư nên cần thao tác cẩn thận trong quá trình
điện di, tránh để chất này tiếp xúc trực tiếp trên da. Một loại chất nhuộm khác là bạc,
nhưng khá đắt tiền. Ngày nay, người ta chế tạo được những loại thuốc nhuộm khác, có
thể bắt sáng được tốt mà không độc như ethium bromid chẳng hạn như: Gel Red, Syber
green, gel green...
Điện di trên gel polyacrylamid (PAGE) cũng có thể được dùng để phân tách ADN.
Hệ thống PAGE là hệ thống điện di đứng, với mạng lưới được hình thành từ các
polymer trong thạch nên phân tách tốt hơn thạch agarose. Tuy nhiên, phương pháp này
khó thực hiện, đắt tiền và tốn thời gian hơn so với điện di trên thạch agarose. Do vậy,
PAGE ít được dùng để điện di sản phẩm PCR thông thường mà chỉ được dùng để phân
tách ADN đặc biệt, chẳng hạn như trong giải trình tự.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điện di như: cường độ dòng điện, công suất
máy điện di hay hiệu điện thế máy điện di...
Các kỹ thuật điện di chủ yếu:
- Gel agarose: phân tách tốt ARN, ADN > 500 bp
- Gel polyacrylamid: phân tách tốt ARN, ADN < 500 bp
- Điện di mao quản: phân tách tốt những đoạn ADN chỉ khác nhau một nucleotid

415
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
5. CÁC LOẠI PCR

5.1. PCR đơn mồi (monoplex PCR)


PCR chỉ sử dụng có một cặp mồi đặc hiệu đê khuêch đại một đoạn ADN đích từ vi
sinh vật muốn được phát hiện. Ví dụ PCR phát hiện vi khuẩn lao sử dụng cặp mồi đặc
hiệu một đoạn ADN trên gen IS 1160 của vi khuẩn lao.

5.2. PCR đa mồi (multiplex PCR)


PCR sử dụng nhiều cặp mồi đặc hiệu cho các đoạn ADN đích từ nhiều vi sinh vật
muốn được phát hiện đồng thời. Tuy nhiên, thiết kế PCR đa mồi khá phức tạp vì yêu
cầu phát hiện nhiều tác nhân cùng trong một phản ứng mà vẫn phải đạt được độ nhạy
như PCR đơn mồi đối với từng tác nhân hoặc dùng để phát hiện cùng lúc nhiều gen
trong một mẫu.

5.3. PCR tổ (nested PCR)


Đôi khi nồng độ của tác nhân đích quá thấp nên khi sử dụng PCR đơn mồi thì
không đủ độ nhạy để phát hiện. Vì thế, người ta phải thiết kế một loại PCR có hai vòng
là PCR vòng ngoài và PCR vòng trong với sự tham gia của hai cặp mồi, trong đó một
cặp mồi có trình tự nằm trong trình tự sản phẩm khuếch đại và lấy sản phẩm khuếch đại
của PCR vòng ngoài để làm ADN đích tiếp tục khuếch đại PCR vòng trong. Cách làm
này sẽ tăng độ nhạy phát hiện nhưng lại có nguy cơ ngoại nhiềm sản phẩm khuếch đại
vòng ngoài.
Cl PCR vòng ngoài

--------------------------------------- ------------------------- ỂKKHỄỄỄỀ 5*

— ■ ................ ..... u —........ -rui.il—.1 5‘

PCR vòng trong

5‘

5‘
5‘
Hình 16.5. Sơ đồ mô tả nguyên tắc của kỹ thuật PCR tổ
PCR tổ còn được ứng dụng trong xác định genotype virus HBV trong điều trị viêm gan 3.

416
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

5.4. RT-PCR (reverse transcriptase polymerase chain reaction)

Trong tự nhiên một so virus có bộ gen là ARN (retrovirus) nên muốn khuếch đại
một đoạn gen của nó ta phải dùng kỹ thuật reverse transcriptase-PCR (RT-PCR). RT-
PCR bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 nhờ enzym phiên mã ngược reverse transcriptase
phiên mã khuôn mẫu ARN thành sợi ADN bổ sung (cADN). Giai đoạn 2 nhờ enzym
ADN polymerase I tổng họp sợi ADN thứ hai từ khuôn mẫu cADN. Mồi được sử dụng
trong giai đoạn RT có thể là mồi đặc hiệu với trình tự ARN đích hay mồi ngẫu nhiên
gồm có 6 nucleotid để phiên mã ngược toàn bộ ARN có trong mẫu thử.
Bản chất của ARN rất dễ bị phân hủy trong môi trường do có sự hiện diện của
enzym ARNse trong mặt khắp nơi. Vì vậy, khi thực hiện RT-PCR, người ta còn thêm
vào chất ARNsin để ức chế ARNse.

6. ỨNG DỤNG CỦA KỸ THUẬT PCR

6.1. ứng dụng của PCR trong chẩn đoán bệnh nhiễm trùng

Với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật PCR, nhiều hướng nghiên cứu
mới đã thực hiện được trong đó có y học. Bằng việc xác định vùng gen đặc hiệu của
một tác nhân vi sinh vật gây bệnh, thông qua kỹ thuật PCR, người ta có thế phát hiện
được tác nhân đó trong mẫu bệnh phẩm với thời gian nhanh hơn nhiều so với phương
pháp truyền thống. Thậm chí, với kỹ thuật realtime, người ta có thể định lượng lượng
tác nhân có trong một đơn vị dịch thể, từ đó giúp theo dõi điều trị xem lượng tác nhân
có giảm theo thời gian điều trị hay không. Bên cạnh đó, bằng kỹ thuật PCR nền tảng, ta
có thể phát hiện được những đột biến kháng thuốc của vi khuẩn và virus. Từ đó, giúp
định hướng điều trị lâm sàng.

6.2. ứng dụng của PCR trong chấn đoán bệnh di truyền

Không những thế, trong lĩnh vực nghiên cứu các bệnh di truyền, PCR còn có vai trò
trong chẩn đoán và sàng lọc các bệnh lý di truyền bất thường ngay từ trong giai đoạn
bào thai với độ chính xác cao và thời gian thực hiện nhanh. Điều này giúp cho các bác sĩ
lâm sàng có thời gian để can thiệp sớm những trường họp dị tật bẩm sinh nặng.
Ngoài ra, PCR còn được dùng để phát hiện các cá nhân khỏe mạnh nhưng mang
gen tiềm ẩn bệnh di truyền, ví dụ bệnh thalassemia, Duchene... để có thế có tham vân
tiền hôn nhân hay trước sinh, nhờ vậy mà sẽ có thể làm giảm đi hay loại trừ một bệnh lý

417
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
di truyền trong quần thể, giảm được gánh nặng xã hội vì phải đối phó với các bệnh lý di
truyền này.

6.3. ứng dụng của PCR trong pháp y

Trong giám định pháp y, PCR dùng xác định tông tích nạn nhân qua di thể để lại,
truy tầm và xác định thủ phạm qua các dấu vết sinh học để lại tại hiện trường, xác định
quan hệ huyết thống qua xác định dấu vân tay ADN của các cá nhân và mối liên hệ
huyết thống của các dấu vân tay ADN này và cuối cùng là xác định hài cốt lâu năm.
Cơ sở của việc ứng dụng này là khuếch đại ADN hiện diện trong mẫu phẩm bằng
PCR. Các dấu vết ADN thường là các đoạn lặp lại ngắn (short tandem repeat, STR) hiện
diện trong ADN bộ gen người và di truyền theo định luật Mendel qua các thế hệ, hay là
trình tự vòng D của ty thể di truyền theo dòng mẹ.

6.4. ứng dụng PCR trong điều trị ung thư

Ngày nay, nhờ vào sự phát triển sinh học phân tử mà nghiên cứu ung thư phân tử đã
có nhiều tiến bộ. Một trong những tiến bộ đó là phát triển liệu pháp trị liệu đích, tác
động lên tế bào ung thư mà không ảnh hưởng lên tế bào thường nhờ vào việc ức chế
một số con đường tín hiệu tế bào liên quan đến quá trình phát triển và chết theo chương
trình (apoptosis) của tế bào.
Tuy nhiên, hiệu quả liệu pháp trị liệu đích lại phụ thuộc vào một số đột biến trên
vùng gen tương ứng. PCR hỗ trợ trong điều trị ung thư bằng cách khuếch đại vùng gen
mong muốn, sau đó, sử dụng kỹ thuật giải trình tự để tìm đột biến gen. Ngoài ra, có thể
sử dụng các kỹ thuật như AMRS PCR, PCR RFLP... để phát hiện đột biến.
Ví dụ, theo một số nghiên cứu thì trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, liệu
pháp trị liệu đích sẽ hữu hiệu nếu tế bào ung thư của bệnh nhân có gen EGFR mang đột
biến mất đoạn ở exon 19 hoặc đột biến điểm L858R (leucin bị thay bằng agrinin tại vị
trí acid amin thứ 858) ở exon 21... và không đáp ứng điều trị khi gen EGFR mang đột
biến điểm hoặc đột biến chèn đoạn ở exon 20.

7. REALTIME-PCR

7.1. Nguyên tắc

Real-time PCR là kỹ thuật PCR cho phép hiển thị kết quả khuếch đại ADN đích
ngay sau mỗi chu kỳ nhiệt nên được gọi là real-time (thời gian thực). Sau khi kết thúc

418
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
quá trình khuếch đại thì kết quả thí nghiệm cũng được hiển thị trên màn hình vi tính.
Với real-time PCR, người làm thí nghiệm không phải xử lý sau PCR đế phát hiện sản
phấm khuếch đại bằng điện di agarose, do vậy hạn chế được khả năng ngoại nhiễm của
sản phẩm khuếch đại và gây độc của chất nhuộm.

7.2. Phân tích tổng quát một phản ứng Realtime PCR (dựa vào đường cong
khuếch đại)

Khi thực hiện phản ímg real-time PCR, quá trình nhân bản ADN trong từng ống
phản ứng có thể quan sát được qua một biểu đồ khuếch đại (amplification graph). Biểu
đồ gồm trục tung (Y) biểu thị cường độ huỳnh quang phát ra từ các ống phản ứng khi
nhận ánh sáng kích thích, trục hoành (X) là số các chu kỳ nhiệt. Biểu đồ này thế hiện ba
giai đoạn:
- Giai đoạn tiềm phục: ADN đích (nếu có hiện diện) được nhân bản thành các bản
sao nhưng do số lượng bản sao chưa nhiều để giúp cho chất phát huỳnh quang khi nhận
được ánh sáng kích thích sẽ phát ra ánh sáng huỳnh quang đủ cường độ đế máy ghi
nhận. Trong giai đoạn này có khái niệm đường nền (baseline), là số chu kỳ PCR trong
đó tín hiệu huỳnh quang đặc hiệu được tích lũy dần qua nhiều chu kỳ nhưng chưa đạt
ngưỡng nhận biết của thiết bị. Theo mặc định, đường nền được xác lập trong khoảng
chu kỳ 3 đến chu kỳ 15 và có thể được thay đổi.
- Giai đoạn lũy thừa: khi tín hiệu huỳnh quang trong ống phản ứng vượt qua
ngưỡng (đường nền). Tại thời điểm này có khái niệm về chu kỳ ngưỡng (Threshold
Cycle-Ct), đó là chu kỳ mà tại đó, tín hiệu huỳnh quang vượt qua ngưỡng và bắt đầu
được ghi nhận sau mỗi chu kỳ phản ứng. Trong giai đoạn này, tín hiệu huỳnh quang
trong ống phản ứng vẫn tiếp tục tăng theo cấp số nhân sau mỗi chu kỳ nhiệt. Neu tác
nhân đích cần phát hiện có trong mẫu thử càng nhiều thì số chu kỳ mà tín hiệu huỳnh
quang cần để vượt qua ngưỡng càng nhỏ, nghĩa là giá trị Ct càng thấp.
- Giai đoạn bình nguyên: cường độ huỳnh quang trong ống phản ứng khi tăng
trưởng đến một mức nào đó thì sẽ chậm dần và đạt đến giai đoạn bình nguyên vì hiệu
suất PCR giảm dần do số lượng bản sao quá lớn, lượng dNTP cạn dần và hiệu quả của
enzym cũng giảm.
Thiết bị chạy realtime PCR được nối với máy vi tính có phần mềm tưong thích, khi
phản ứng xảy ra, tín hiệu huỳnh quang được biểu diễn trên máy tính bằng đường cong
khuếch đại như hình mẫu dưới đây:

419
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Cường độ huỳnh quang

7.3. Phát huỳnh quang của sản phẩm PCR


Đe Real-time PCR có thể hiển thị kết quả khuếch đại ADN đích ngay sau mỗi chu kỳ
nhiệt, người ta sử dụng các chất huỳnh quang trong mỗi ống phản ứng. Trong giới hạn bài
viết này chỉ trình bày 2 loại, đó là chất nhuộm gắn vào mạch đôi và đoạn dò đặc hiệu.
(1) Chất nhuộm chẳng hạn như SYBR Green I có đặc tính bám vào sọi đôi ADN
và sẽ phát ánh sáng huỳnh quang khi gặp ánh sáng kích thích. Khi lượng sản phẩm
khuếch đại được tạo ra nhiều thì nhiều phân tử SYBR Green I bám vào mạch đôi và
phát ánh sáng huỳnh quang cường độ cao. Nói một cách khác, cường độ huỳnh quang
tạo ra tỷ lệ thuận với lượng sản phẩm khuếch đại được tạo ra. Tuy nhiên, chất nhuộm sẽ
không bắt đặc hiệu lên sợi đôi ADN được khuếch đại mà có thể bắt vào sợi đôi được tạo
bởi đoạn mồi bắt không đặc hiệu. Đê khắc phục hiện tượng này, sau khi thực hiện
realtime PCR, người ta lại chạy tiếp một chương trình phân tích nhiệt độ nóng chảy của
các sản phẩm khuếch đại và dựa vào phân tích đường cong nóng chảy (melting curve)
đê phần biệt sản phẩm khuếch đại đặc hiệu và sản phẩm không đặc hiệu.
(2) Đoạn dò đặc hiệu: một trong những đoạn dò được dùng phổ biến là đoạn dò
Taqman, đó là một đoạn oligonucleotid sợi đơn, ngắn có trình tự bắt cặp đặc hiệu trên
mạch đơn ADN, đồng thời có gắn một chất phát huỳnh quang ở đầu 5' (Reporter) và
một chất ức chế phát huỳnh quang ở đầu 3' (Quencher). Thiết kế này giúp cho đoạn dò
Taqman không phát huỳnh quang khi chưa có phản ứng xảy ra. Khi đoạn dò đã gắn đặc
hiệu trên mạch ADN, enzym ADN polymerase bắt đầu kéo dài, cho đến khi gặp đoạn dò

420

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

thì enzym sẽ phân cắt đoạn dò vì có hoạt tính 5'-3' exonuclese, đồng thời giải phóng ra
chất phát huỳnh quang (R). Khi chất này được phóng thích tự do, nó sẽ phát sáng dưới
tác dụng của ánh sáng kích thích. Khi đó, tín hiệu sẽ được máy ghi nhận. Như vậy, sự
phát huỳnh quang sẽ ứng với từng chu kỳ PCR và cường độ huỳnh quang sẽ tỷ lệ thuận
với nồng độ sản phẩm PCR sau mỗi chu kỳ. Phương pháp này đã hạn chế được tín hiệu
gây nhiễu từ các đoạn mồi bắt không đặc hiệu. Ngoài ra, bằng phương pháp đoạn dò,
người ta có thể chế tạo phản ứng realtime PCR đa mồi với nhiều đoạn dò được đánh dấu
bằng các loại màu phát huỳnh quang khác nhau và mỗi đoạn dò đặc hiệu cho một loại
tác nhân đích.

7.4. Biểu đồ chuẩn của real-time PCR


Chu kỳ ngưỡng Ct của một ống phản ứng real-time PCR xuất hiện sớm hay muộn
tùy thuộc vào số lượng bản ADN đích ban đầu có trong ống phản ứng. Đây chính là một
đặc điểm vượt trội của real-time PCR so với PCR cổ điển. Nhờ vào đặc điểm này, người
ta xác định được số bản sao của tác nhân đích có trong mẫu thử, một thông số mà PCR
cổ điển không thể có được.
Để real-time PCR xác định được chính xác số lượng bản đích ban đầu có trong mẫu
thử, người ta phải xây dựng biểu đồ chuẩn (standard curve) dựa trên các mẫu chuẩn đã
biết số lượng ADN đích ban đầu theo một hệ số pha loãng 10 và các chu kỳ ngưỡng
tương ứng với mỗi mẫu chuẩn đã biết số lượng ADN đích trên. Đây là một đường thẳng
tuyến tính đi qua các điểm tọa độ, mà mỗi tọa độ được xác định bởi số lượng bản ADN
đích ban đầu của từng mẫu chuẩn (trục tung Y) và chu kỳ ngưỡng của ống phản ứng
chứa số lượng bản ADN đích này (trục hoành X).
Có hai thông số được máy tính toán và hiển thị trên một biểu đồ chuẩn. Đó là hệ số
tương quan R2 và hiệu quả PCR.
(1) Hệ sổ tương quan R2 thể hiện mối tương quan giữa số lượng bản ADN đích ban
đầu của từng mẫu chuẩn so với các giá trị chu kỳ ngưỡng Ct tương ứng của chúng, hệ số
này dùng để đánh giá độ chính xác của thao tác hút dung dịch mẫu chuẩn có đúng thế
tích mong muốn hay không. Trị số R2 đạt từ 0.99 trở lên nghĩa là đường biểu diễn chuẩn
đạt độ tuyến tính cao.
(2) Hiệu suất của PCR (E%): hiệu suất khuếch đại E của PCR đạt 100% khi sau
mỗi chu kỳ, số lượng bản sao nhân bản từ bản ADN đích phải tăng gấp đôi, đó là hiệu
suất lý tưởng. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu suất PCR được chấp nhận nằm trong
khoảng từ 95% cho đến 105%.

421
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

® Mẫu Ệg Chuẩn

FAM E- 99.6% RA2-1.OOO slope»-3.333 y-int-37.

Hình 16.7. Biểu đồ chuẩn thể hiện về mối tương quan giữa số lượng bản ADN đích có trong
các mẫu chuẩn và chu kỳ ngưỡng tương ứng của chúng.
Trong biểu đồ ở trên này, E2-E4-E7 là các ống phản ứng chứa các mẫu chuẩn với nồng độ
ADN đã biết còn B4 là ống phản ứng chứa mẫu thử.

7.5. Các phương pháp định lượng trong real-time PCR

Real-time PCR dùng để định lượng tác nhân đích có trong mẫu thử. Có hai phương
pháp định lượng đó là định lượng tương đối và định lượng tuyệt đối.

7.5.1. Định lượng tuyệt đoi


Định lượng tuyệt đối được thực hiện bằng cách tính số bản sao hay nồng độ của gen
đích có trong mẫu thử chưa biết dựa trên biểu đồ chuẩn biểu diễn các chu kỳ ngưỡng
theo nồng độ của các mẫu chuẩn đã biết trước nồng độ.
Phương pháp này hay được sử dụng trong việc xác định số bản sao của tác nhân
đích có trong mẫu thử hay trong bệnh phẩm như xét nghiệm định lượng virus viêm gan
B, hay viêm gan c, hay HIV trong mẫu máu của bệnh nhân để theo dõi hiệu quả điều trị
đặc hiệu.
Cụ thể phương pháp tính toán số bản sao của ADN đích ban đầu có trong ống phản
ứng dựa vào biểu đồ chuẩn như sau:
- Biểu đồ chuẩn cho được một hàm số biểu thị mối tương quan giữa chu kỳ
ngưỡng (Y = Ct) với logio của số lượng bản ADN đích ban đầu có trong ống phản ứng
(X = logio Sq). Hàm số đó là: Y = [hệ số góc (X)] + tọa độ điểm cắt, và các thông số hệ
số góc và tọa độ điểm cắt đều hiển thị trên biểu đồ chuẩn.
- Từ hàm số này, người làm thí nghiệm sẽ hiểu được tại sao máy tính hiển thị
được giá trị Sq (số lượng bản sao ban đầu có trong mầu thử), nhờ tính theo công thức Sq
— 10[(Ct- tọa độ điểm cắt)/hệ số góc]

422
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
7.5.2. Định lượng tương đối
Nhằm tìm hiểu mức độ biểu hiện (tăng biểu hiện hay giảm biểu hiện) của một hay
nhiều gen của một loại tế bào ở các giai đoạn khác nhau (ví dụ như trước và sau khi trị
liệu hóa chất đặc hiệu) hay ở các cơ thể khác nhau (phụ nữ và nam giới, người già và trẻ
em). Định lượng sự biểu hiện gen thông qua định lượng ARNm của các gen quan tâm.
Trong định lượng tương đối, mức độ biểu hiện của gen đích (tế bào sau biệt hóa hay sau
liệu pháp hóa học) được so sánh với mẫu đối chứng hay còn gọi là mẫu chuẩn, thường là
mẫu được lấy trong một trạng thái sinh học tương đối ổn định (tế bào trước khi biệt hóa...)
hay ở thời điểm trước một biến cố sinh học nào đó (trước một liệu pháp hóa học...).

7.5.3. ứng dụng của real-time PCR


Realtime PCR là công cụ phát hiện tác nhân gây bệnh tốt nhất trong các mẫu bệnh
phẩm (vi sinh, ký sinh lâm sàng, và vi sinh thực phẩm) vì phản ứng này đơn giản, dễ
thực hiện, dễ phân tích kết quả, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, khả năng định lượng
trong phạm vi lớn (lên đến 107, 108), đồng thời tránh được khả năng ngoại nhiễm sản
phẩm PCR cũng như không phải tiếp xúc với các tác nhân độc hại như ethidium
bromide trong quá trình điện di.
Real time PCR được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực bệnh nhiễm:
+ Định lượng virus (HIV, HBV, HCV, HPV...)
+ Định lượng vi khuẩn (Mycobacterium, Salmonella...)
+ Định lượng vi nấm (Candida, Cryptococcus, Aspergillus...)
- Lĩnh vực vi sinh thực phẩm:
+ Định lượng vi khuẩn (Salmonella, Campylobacter...)
- Lĩnh vực ung thư học lâm sàng:
+ Đánh giá sự tồn lưu tế bào ác tính trong bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML)
và bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (ALL)
+ Phát hiện sự khác biệt SNP và xác định được kiểu di truyền
- Nghiên cứu sự biểu hiện gen:
+ Cytokin
+ Receptor...

8. KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH Tự


ADN là cơ sở hóa học của gen. Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép của hai mạch
đơn được cấu tạo từ bốn loại nucleotide khác nhau nhờ các base của chúng bao gồm: A

423

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
(adenin), c (cytosin), G (guanin) và T (thymin). Các nucleotide này nối kết liên tiếp với
nhau theo một thứ tự xác định. Giải trình tự của gen là những kỹ thuật cho ra kết quả
thứ tự sắp xếp các nucleotide trên phân tử ADN.
Mục đích của giải trình tự ADN để:
- Phát hiện những đột biến của một chuồi ADN cụ thể hoặc cả hệ gen.
- Phân biệt một cá thể với cá thể khác dựa vào đặc điểm di truyền.

8.1. Sự hình thành và phát triển của kỹ thuật giải trình tự gen

Kỹ thuật giải trình tự gen ra đời vào những năm 70 của thế kỷ 20. Thời gian đầu, kỹ
thuật này dựa trên các phương pháp hóa học rất mất thời gian và tốn kém, đồng thời bị
hạn chế về lưu lượng xử lý.
Năm 2000, kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới NGS ra đời giúp giảm khoảng
50.000 lần chi phí và tăng từ 100 đến 1.000 lần lưu lượng xử lý so với công nghệ trước
đó. Trải qua gần 20 năm phát triển, giải trình tự gen thế hệ mới đã trải qua năm thế hệ
với những bước tiến dài vượt bậc giúp con người giải mã được nhiều hệ gen.
- Thế hệ 1: Sử dụng đồng vị phóng xạ và hóa chất làm biến đổi tính đặc hiệu của
base nhằm xác định trình tự nucleotide, có thể kể đến phương pháp giải trình tự Maxam
& Gilbert (1977).
- Thế hệ 2: Phân tách ngẫu nhiên một đoạn ADN ngắn để xác định trình tự
nucleotide, có thể kể đến phương pháp giải trình tự Sanger (Sanger sequencing),
phương pháp enzym hay phương pháp dừng chuỗi (chain termination method).
- Thế hệ 3: Có 4 phương pháp nổi bật là Pyrosequencing, Ion Semiconductor, giải
trình tự kết nối và Illumina.
- Thế hệ 4: Sử dụng cách quan sát tín hiệu bức thời của huỳnh quang đơn phân tử
khi tiến sát vào một lỗ có kích thước nano chứa chuồi ADN, có thể kể đến kỹ thuật
Oxford Nanopore.
- Thế hệ 5: Đây là thế hệ mới nhất và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Giai
đoạn này, các nhà khoa học sử dụng tín hiệu điện phân tử để phân tách và xác định trình
tự gen.
Trong nội dung phần này sẽ trình bày hai kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất hiện
nay trong nghiên cứu cơ bản lẫn ứng dụng trong chẩn đoán đó là phương pháp Sanger
và giải trình tự bằng sinh tổng họp (SBS sequencing).

8.2. Nguyên tắc giải trình tự ADN bằng phưong pháp enzym

Phương pháp này được Sanger và các cộng sự phát minh vào năm 1977 (lúc đó
dùng kỹ thuật tạo dòng (cloning), và được sử dụng rất rộng rãi trên khắp thế gióri. Ngày

424

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

nay, phương pháp này dựa trên kỹ thuật PCR kinh điển, nghĩa là thành phần của phản
ứng giải trình tự bao gồm: dNTP, emzym ADN polymerase, ADN đích (chính là sản
phấm khuếch đại), một loại mồi (mồi xuôi hoặc mồi ngược), và có thêm một thành phần
quan trọng khác, đó là ddNTP (dideoxynucleotid triphosphat) có đánh dấu chất phát
huỳnh quang, ddNTP là các dNTP có cấu trúc hóa học bị mất đi gốc OH tại vị trí carbon
thứ 3 của đường deoxyribose nhằm ngăn không cho kéo dài mạch ADN trong phản ứng
giải trình chuỗi và mỗi loại ddNTP sẽ gắn với một loại màu huỳnh quang.
Sử dụng chu kỳ luân nhiệt như một phản ứng PCR nhưng sau khi kết thúc, sản
phẩm giải trình tự sẽ gồm những đoạn ADN mạch đơn có độ dài ngắn khác nhau, chênh
nhau 1 nucleotid, có 1 đầu được đánh dấu huỳnh quang. Hỗn họp này sẽ được đặt trong
một hệ thống giải trình tự tự động.
PCR là công cụ giúp hoàn thiện và mở rộng phổ áp dụng kỹ thuật giải trình tự. Kỹ
thuật PCR đã đóng góp rất nhiều vào công nghệ giải trình tự làm cho công nghệ giải
trình tự ngày càng dễ dàng hơn và thuận tiện hơn. Không chỉ vậy, PCR còn làm cho giải
trình tự có nhiều ứng dụng hơn không chỉ trong nghiên cứu mà cả trong chấn đoán.
Trước khi có PCR thì chỉ có thể giải trình tự các đoạn gen được cô lập và chèn vào
plasmid vì chỉ có như vậy thì mới có thể nhân bản được đoạn gen muốn giải trình tự
thành nhiều bản sao với số lượng đủ để chạy được phản ứng giải trình tự. Ngoài ra,
enzym polymerase cũng là loại enzym không chịu nhiệt nên phản ứng giải trình tự chỉ
thực hiện ở 37°c. Do đó, vấn đề tối ưu các thành phần của phản ứng rất khó đồng thời
hiệu quả của phản ứng giải trình tự không cao.
Từ khi có sự ra đời của kỹ thuật PCR thì kỹ thuật giải trình tự cũng có những tiến
bộ rất vượt bậc. Chỉ cần dùng PCR là có thể nhân bản đoạn gen mục tiêu thành hàng tỷ
bản sao hoàn toàn giống hệt nhau và sản phẩm khuếch đại này có thể đưa vào giải trình
tự trực tiếp mà không cần phải chèn vào một plasmid giải trình tự nữa. Sự phát minh ra
kỹ thuật nhân bản ADN trong ống nghiệm bằng PCR cũng giúp cho việc cải tiến phản
ứng giải trình tự kém hiệu quả trước đây trở nên hiệu quả hơn nhờ áp dụng enzym
polymerase giải trình tự bền với nhiệt để phản ứng giải trình tự được thực hiện qua các
chu kỳ nhiệt giống hệt PCR, mà ngày nay chúng ta gọi là phản ứng chu kỳ nhiệt giải
trình tự. Với phản ứng chu kỳ nhiệt giải trình tự thì hiệu quả phản ứng tốt hơn rất nhiều,
đồng thời tối ưu hóa các thành phần của phản ứng cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Có thê
nói chính sự ra đời và hoàn thiện kỹ thuật PCR đã giúp tăng tốc kỳ thuật giải trình tự
không những trong vấn đề hoàn thiện nó, mà cả trong vấn đề phạm vi áp dụng.

425
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Đoạn ADN cần


Mồi giải trình tự Các mảnh ADN
được đánh dấu
huỳnh quang,
_ ——tỉ nhân bản từ đoạn
—oyADN cần giải
ÀDN polymerate
dNTP
Biến tính czzzzz
trình tự
1
Cho các đoạn
ADN được đánh
ADN Z dấu huỳnh quang
di chuyển 2? này vào trong hệ
thống điện di mao
quản

Máy tính hiển thị kết quả sau khi các


band điện di đi qua cửa sổ chiếu tia laser
Hình 16.8. Nguyên tắc của phương pháp giải trình tự chuỗi.

Cấu tạo của một máy giải trình tự tự động gồm hai phần: phần điện di với gel
polyacrylamide và phần phát hiện các vạch điện di. Phần điện di polyacrylamide là một
ống mao quản chứa gel polyacrylamide. Tùy vào nồng độ của gel mà nó có thể phân
tách được hai đoạn ADN đơn hơn kém nhau 1 nucleotid. Phần phát hiện vạch điện di là
những con mắt cảm quang và một chùm tia laser đi qua trước nó.
Nguyên tắc hoạt động của máy là trong quá trình điện di, mồi khi có một vạch điện
di đi qua chùm tia laser thì vạch điện di sẽ phát sáng lên và sự phát sáng này sẽ được
con mắt cảm quang ghi nhận và lưu lại thành một đỉnh cường độ sáng trong biểu đồ. Từ
biểu đồ của các đỉnh cường độ sáng này, máy sẽ so dòng của các đỉnh tương ứng với
các màu để cuối cùng phân tích thành trình tự của đoạn ADN.

8.3. ứng dụng của kỹ thuật giải trình tự

- Dự án giải mã bộ gen người (Human Genome Project) được James Watson,


người khám phá ra cấu trúc ADN khởi xướng từ giữa thập niên 1980. Đen tháng 4 năm
2003, việc giải trình tự toàn bộ thứ tự của hơn 3,1 tỷ các nucleotid A, c, T, G của bộ
gen người đã hoàn tất. Công việc tiếp theo cũng vô cùng phức tạp, đó là xác định bộ gen
người có bao nhiêu gen, trình tự và chức năng của các gen đó. Gần đây nhất, nhiều
nhóm các nhà khoa học trên thế giới cho rằng bộ gen người có khoảng 20.000 cho đến
25.000 gen. Mục đích của dự án là cung cấp thêm hiểu biết về sự tiến hóa của loài

426
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
người, xác định những gen sinh ung, những đột biến liên quan đến từng loại ung thư cụ
thể, cũng như mục tiêu phát triển những sản phẩm liên quan đến ADN. Dữ liệu về bộ
gen người được có thể được truy cập tự do qua Internet đến Trung tâm Thông tin công
nghệ sinh học quốc gia của Mỹ (http://blast.ncbi.nlm.nih.gov/Blast.cgi ) thường được
gọi tắt là GenBank. Vì mỗi cá nhân đều có những trình tự gen duy nhất nên dữ liệu bộ
gen người từ dự án HGP không thể trình bày chính xác được trình tự của mỗi cá thể.
Thay vào đó, dự án tạo ra bộ gen tham chiếu kết hợp từ một nhóm nhỏ người tình
nguyện tham gia nghiên cứu, tạo một nền tảng cho những nghiên cứu tương lai hướng
đến từng cá nhân cụ thể.
- Định danh giống và loài các vi khuẩn, đặc biệt như vi khuẩn kỵ khí, bằng việc
PCR và giải trình tự một đoạn đặc hiệu ở gen 16S rADN của vi khuẩn.
- Định danh vi nấm: PCR và giải trình tự một đoạn đặc hiệu cho giống và loài ở
gen 28S rADN.
- Giải trình tự để phát hiện các thay đổi của trình tự nucleotide của một đoạn ADN
và đây là cơ sở để phát hiện các đột biến gen (liên quan đến ung thư, đến kháng thuốc),
các SNP (trong cá nhân hóa các liệu pháp điều trị), các kiểu gen (genotype của virus gây
bệnh); thí dụ như xác định genotype của HCV (genotype 1 (la, lb), genotype 2 (2a, 2b,
2c)...); genotype của HPV nhằm phân biệt được HPV có nguy cơ cao gây ung thư cố tử
cung...; hay phát hiện HBV kháng thuốc (lamivudine, adefovir, entecavir...), hay phát
hiện vi khuẩn lao kháng thuốc (rifampicine, INH...).
Giải trình tự mới thế hệ mới (next genration sequencer) như solid, solexa, ion
torrent, 454... ra đời cho phép giải trình tự được từ 8 Gbase cho đến 600 Gbase, có
nghĩa là có thể giải trình tự nguyên bộ gen. Do vậy nó còn được gọi là giải trình tự bộ
gen (whole genome sequencing). So với các hệ thống giải trình tự Sanger không quá
1000 bp, hay pyrosequencing không quá lOObp, thì giải trình tự thế hệ mới chính là
cuộc cách mạng về công nghệ giải trình tự.

8.4. Giải trình tự thế hệ mói (NGS-Next genration Sequencing)

Vào đầu những năm 2000, một loạt công nghệ mới được phát minh nhằm tăng năng
suất và hiệu quả trong việc giải trình tự ADN. Một số kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới
có thể kể đến: (1) Pyrosequencing; (2) Giải trình tự kết nối (Sequencing by ligation); (3)
Dòng ion (Ion torrent: Proton/ PGM sequencing); (4) hệ thong Illumina.
Trong đó, phương pháp của công ty Solexa và sau này được công ty Illumina mua
lại vào năm 2007 để phát triển tiếp thành một thế hệ máy giải trình tự được gọi là hệ

427

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
thống Illumina. Thay vì khuếch đại dụa trên các hạt từ, hệ thống Illumina sử dụng kỹ
thuật cầu khuếch đại nhằm nhân bản các chuỗi ADN đơn được cố định trên bản đĩa
phang (flow cell) chứa các hàng (lane), trong đó cố định các mồi sẵn (oligonucleotide
probes). ADN polymerase tổng hợp chuồi ADN mới hình thành bằng cách sử dụng
dNTP gắn vào đầu 3' của chuỗi ADN đang tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung. Các trình
tự này sẽ được máy tính tự đọc và ghi nhận lại thông qua các nucleotide được đánh dấu
bằng huỳnh quang, tương tự như trong phương pháp Sanger.
Hiện nay, các dòng máy giải trình tự của Illumina (Miseq, HiSeq, NextSeq...) là
phổ biến nhất trên thị trường, được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cơ bản, chẩn đoán
và điều trị. Sự xuất hiện của hệ thống Illumina HiSeq X Ten vào năm 2014 làm giảm
chi phí cho việc giải trình tự một bộ gen người xuống dưới 1.000 đôla Mỹ. ứng dụng
trong xét nghiệm di truyền, thay vì giải trình tự một đoạn đơn lẻ, kỹ thuật giải trình tự
thế hệ mới cho phép giải trình tự với một lượng lớn các đoạn ADN khác nhau song song
tại cùng một thời điểm, từ đó tiết kiệm thời gian và cho lượng dữ liệu đầu ra lớn hơn
gấp nhiều lần so với phương pháp Sanger. Giải trình tự gen thế hệ mới đã lấp đầy những
lồ hổng mà các kỹ thuật giải trình tự truyền thống không thực hiện được và từng bước
trở thành một công cụ nghiên cứu để giải đáp những vấn đề hiện tại.
Công nghệ giải trình tự xét nghiệm gen của Illumina được thực hiện bằng phương
pháp SBS (sequencing by synthesis), là công nghệ giải trình tự thế hệ mới được sử dụng
phổ biến trên toàn cầu, chịu trách nhiệm tạo ra hơn 90% dữ liệu trình tự của thế giới.
Quy trình chung của phương pháp giải trình tự Illumina:
- Tạo thư viện: ADN cần giải trình tự được tách chiết và cắt thành các mảnh nhỏ
(nếu cần) và gắn các adapter cần thiết cho quá trình giải trình tự.
- Tạo cluster: mồi sợi ADN được giữ lại trên bề mặt thiết bị giải trình tự
(flowcell) bang adapter đã được gắn trước đó. Mồi sợi ADN sau khi được khuếch đại sẽ
tạo thành một cụm ADN (cluster) có ưình tự giống hệt nhau để sử dụng cho quá trình
giải trình tự.
- Tinh sạch sản phẩm khuếch đại: nhằm thu sản phẩm là các đoạn ADN có độ
dài đồng đều.
- Cân bằng nồng độ sản phẩm làm biến tỉnh thư viện.
- Giải trình tự: dNTP có gắn các tín hiệu huỳnh quang tương ứng với bốn loại
nucleotid sẽ được enzym ADN polymerase gắn bổ sung vào đoạn ADN mục tiêu. Tín
hiệu huỳnh quang của từng nulceotide được ghi lại trong quá trình tổng họp theo
nguyên tắc bổ sung trên sợi ADN khuôn.

428
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Phân tích kết quả', kết quả từ quá trình giải trình tự được phân tích bằng các phân
mềm sinh tinh học và so sánh với các cơ sở dữ liệu uy tín, tùy theo mục đích sử dụng.

Khuếch đại bắc cầu trên tấm thủy tinh

cõ *oi Trẽn: CATCGT


■®y°j Dưới: cccccc

Hình 16.9. Nguyên lý giải trình tự NGS Illumina: khuếch đại bắc cầu và thu nhận tín hiệu
huỳnh quang.

Có ba ứng dụng phổ biến nhất của kỹ thuật này:


- Giải trình tự cả bộ gen (whole genome sequencing)
- Giải toàn bộ exon (whole exome sequencing)
- Giải một hoặc vài gen cụ thể.
Tóm lại, đặc điểm cải tiến chính của các kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới bao
gồm: giải trình tự dựa vào thư viện NGS, không cần nhân dòng các đoạn ADN, cùng
một lúc có thể thực hiện hàng triệu phản ứng giải trình tự, kết quả xác định trực tiếp
không cần điện di. Các kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới có ưu điểm: giá thành thấp, độ
chính xác cao và thời gian đọc nhanh (công suất lớn) nên được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực. Vì vậy, việc tiếp thu và ứng dụng các phương pháp giải trình tự một cách có
chọn lọc sẽ góp phần tăng tính ứng dụng trong học thuật và trong thực tế cuộc sống.

429
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Trình tự nào sau đây là các giai đoạn cơ bản của một phản ứng PCR?
A. Biến tính - bắt cặp - kéo dài
B. Kéo dài - biến tính - bắt cặp
c. Bất hoạt - bắt cặp - kéo dài
D. Bắt cặp - biến tính - kéo dài
2. Trình tự nào sau đây đúng với một phản ứng realtime PCR?
A. Biến tính - bắt cặp - kéo dài
B. Biến tính - bắt cặp - chụp hình tín hiệu huỳnh quang
c. Biến tính - bắt cặp mồi - bắt cặp đoạn dò
D. Biến tính - chụp hình tín hiệu huỳnh quang - bắt cặp
3. Trong một ống nghiệm đặt phản ứng giải trình tự, bao nhiêu mồi có thể được sử
dụng?
A. Hai loại
B. Ba loại
c. Bốn loại
D. Một loại
4. Phương pháp nào sau đây được sử dụng để phát hiện sản phẩm giải trình tự
Sanger?
A. Điện di nằm ngang
B. Điện di đứng
c. Điện di mao quản
D. Điện hai đa chiều
5. Người ta phát hiện sản phẩm khuếch đại PCR bằng kỹ thuật điện di trong thạch
nhúng chìm nhờ sự hiện diện của chất nào sau đây?
A. Sybergreen
B. Ethium bromide
c. Gel Red
D. Cả ba chất trên
6. PCR là gì?
A. Là 1 giai đoạn trong quá trình sinh tổng họp protein
B. Là 1 phản ứng nhân bản trình tự ADN quan tâm
c. Là quá trình phiên mã di truyền
D. Là quá trình nhân đôi ADN trong tự nhiên
7. Phản ứng PCR được xây dựng dựa trên cơ chế nào sau đây?
A. Quá trình phân chia tế bào trong tự nhiên

430

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

B. Quá trình sinh tống hợp protein trong tự nhiên


c. Quá trình phiên mã trong tụ' nhiên
D. Quá trình nhân đôi ADN trong tự nhiên
8. Chọn câu đúng:
A. RT-PCR là phản ứng khuếch đại ARN từ ADN
B. Nested PCR là phản ứng khuếch đại một đoạn ADN đích bằng cách sử dụng
nhiều cặp mồi đặc hiệu cùng một lúc trong một ống ống nghiệm
c. Multiplex PCR là phản ứng khuếch đại một đoạn ADN đích bằng nhiều phản
ứng PCR trong các ống nghiệm khác nhau
D. Real-time PCR là PCR định lượng, sử dụng các đoạn dò (probe) phát huỳnh
quang để phát hiện sản phẩm PCR theo thời gian thực
9. Chọn câu đúng:
A. Ưu điểm của enzym Taq polymerase là hoạt động ở 37°c
B. Taq polymerase được tách chiết từ vi khuẩn Thermits aquaticus
c. Taq polymerase được tách chiết từ E. coli
D. Nhược điểm của Taq polymerase là người làm thí nghiệm phải liên tục mở
nắp tube PCR để bổ sung enzym này sau mỗi giai đoạn biến tính
10. Giải trình tự bằng hệ thống Illumina có ưu điểm nào sau đây?
A. Cho phép nhân dòng các đoạn ADN nhanh
B. Đọc kết quả theo thời gian thực
c. Nhanh hơn giải trình tự Sanger
D. Cho phép giải trình tự cả bộ gen

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Altshuler LM (2006), PCR Troubleshooting: The Essential Guide, Caister Academic


Press, p23-29
2. Mullis BK(1994), The Polymerase Chain Reaction., Birkhauser, p03-55
3. McPherson MJ (2006), PCR (THE BASICS), Garland Science, pl-20
4. Bartlett SJ (2003), PCR Protocols, Vol. 226 (Methods in Molecular Biology), Human
Press, p3-53
5. Phạm Hùng Vân (2009), PCR và qPCR - Các vấn đề cơ bản và các áp dụng thường
gặp, Nhà xuất bản Y học, p4-31
6. Viljoen JG (2005), Molecular Diagnostic PCR handbook, springer, p. 38-67
7. John, M. w., Ralpy, R. 2009, Molecular Biology and Biotechnology, 5th edition,
Royal Society of Chemistry, UK.

431
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
8. National Human Genome Research Institute 2019, The Cost of Sequencing a Human
Genome, <https://www.genome.gov/about-genomics/fact-sheets/Sequencing-
Human-Genome-cost>.
9. Microbiology Notes 2018, ADN Sequencing- Maxam-Gilbert and Sanger Dideoxy
Method, <https://microbenotes.com/ADN-sequencing-maxam-gilbert-and-sanger-
dideoxy-method/>.
10. Gentis 2018, Giải trình tự the hệ mới bằng phưong pháp tổng họp (ILLUMINA),
<https://gentis.com.vn/giai-trinh-tu-the-he-moi-bang-phuong-phap-tong-hop-
illumina>.
11. Trang web của công ty Illumina.
https://www.illumina.com/science/technology/next-genration-sequencing.html .

432

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương XVII
SINH TÔNG HỢP PROTEIN
MegsrjggagMMKaggaM&y'-TTWwi ■*w*rap*i|| I II III I TiirilTjTmr ~TinTTiTnTT'TF^TT~irmaff!ffggT!ffr!i'^?wgw^yra.ạBqĩ*gEggiìawrMii I BIT ixyw^g»*g»tatnM^5gr'iiwr U H mMBMaacB«uwujM»\t<iH£saaaiaBa FT IT ■ I nm MJiiJiAJttKaj Maag^ajaf.ng^JB^'j-I

MỤC TIÊU HỌC TẬP


J. Nêu được quan điếm cơ bản về sự thông tin di truyền từ ADN qua ARN đến
protein nhờ 2 quá trình phiên mã và dịch mã.
2. Phân tích được các yếu tổ tham gia sinh tống hợp protein.
3. Mô tả được năm giai đoạn của sự tong họp protein ở ribosom.

Sinh tổng hợp protein là một trong những quá trình quan trọng của sự song. Protein
chiếm hơn phân nửa khối lượng khô của tế bào. Sự tổng hợp protein rất cần thiết cho sự
tồn tại, tăng trưởng và phát triển của cơ the song. Protein có nhiều chức năng quan trọng
như: xúc tác sinh học (bản chất của phần lớn enzym là protein), tham gia vào cấu tạo tế
bào và bào quan (actin - protein cấu trúc), bảo vệ cơ the (immunoglobulin - kháng thế),
vận chuyển các chất (transferin vận chuyển sắt, albumin vận chuyển acid béo tự do
mạch ngắn, albumin còn giữ áp suất keo cho máu, apolipoprotein vận chuyến lipid trong
máu ...). Các tế bào có nhu cầu và khả năng tổng hợp protein rất khác nhau, đặc biệt đối
với cơ thể người, các mô có độ biệt hóa cao, thì việc sinh tổng hợp protein lại càng được
điều hòa một cách chặt chẽ. Sinh tổng hợp protein thực chất là quá trình biểu hiện gen ở
mức độ dịch mã, thông tin di truyền từ ADN truyền qua ARN thông tin (phiên mã) và từ
ARN thông tin đến protein (dịch mã). Để tạo thành các chuỗi polypeptide hay chúng ta
vẫn gọi là các phân tử protein, một bào quan không thể thiếu trong tế bào là ribosom.
Ribosom được ví như là các nhà máy, nơi sản xuất protein theo nhu cầu của tế bào và
cơ thể. Ribosom thường bám trên lưới nội chất trong tế bào để các protein sau khi được
tổng họp sẽ được đưa vào lưới nội chất để biến đổi thành protein có chức năng.
Polypeptid mới tạo thành là trình tự các acid amin sắp xếp một cách trật tự theo
đúng thông tin được dịch mã từ sợi ARNm. Protein được tổng họp ra phải trải qua nhiều
quá trình biến đổi khác nhau để tạo thành protein hoàn chỉnh. Các quá trình này xảy ra
rất phức tạp, với tốc độ rất nhanh và rất chính xác. Còn các protein bị tạo hình sai hay bị
biến tính sẽ được phân giải, cung cap acid amin cho việc tái tạo protein mới. Năm 2009,
3 nhà khoa học Venkatraman Ramakrishnan, người Mỹ gốc Àn Độ; Thomas A.Steitz,
người Mỹ và Ada E.Yonath, người Israel đã được nhận giải Nobel hóa học về các công
trình nghiên cứu cấu trúc và chức năng của ribosom, một thành phần quyết định tạo nên
sự sống, có mặt trong tất cả các tế bào của sinh vật và đảm nhiệm chức năng tống họp
protein cho tế bào.

433
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1. LUẬN THUYẾT TRUNG TÂM
Luận thuyết này lần đầu tiên đuợc Francis Crick nêu lên năm 1958. Đây là quan
điểm cơ bản về sự thông tin di truyền trong sinh học phân tử và di truyền học phân tử.
Theo luận thuyết này thì luồng thông tin di truyền được truyền từ ADN qua ARN rồi tới
protein. Thông tin di truyền được lưu giữ trong bộ gen (bản chất là phân tử ADN) nằm
trong nhân tế bào, còn quá trình sinh tổng hợp protein lại xảy ra ở bào tương, như vậy
cần có chất trung gian mang thông tin di truyền từ nhân tế bào ra bào tương. Yeu tố
trung gian đó chính là phần tử ARN thông tin (ARNm), quá trình chuyển thông tin di
truyền từ ADN sang ARNm được gọi là phiên mã hay sinh tổng họp ARN thông tin.
Sau khi được tổng họp và chỉnh sửa thì phân tử ARNm hoàn chỉnh sẽ chui qua lỗ nhân
ra bào tương làm khuôn cho việc tổng họp protein hay còn gọi là dịch mã.

Chuyển mã Giải mã
(sao chép) (phiên dịch)
DNA RNA PROTEIN

Nhân đôi 1

Luận thuyết TT bổ sung bời Crick năm 1970, dựa trên:


- ARN một số virus gây ung thư lưu trữ tt DT
- ARN polymerase phát hiện ở E.coli -> x/t STH ARN bổ sung ARN virus mà nỏ bị nhiễm.

Hình 17.1. Sơ đồ về luận thuyết trung tâm.

Luận thuyết trung tâm được bổ sung bởi Crick năm 1970, cùng với việc tìm ra một
so virus gây ung thư có bộ gen là ARN và sự hiện diện enzym reverse transcriptase cho
phép nó tổng họp được cADN từ ARN.

1.1. Nhắc lại protein và gen


Protein có 4 bậc cấu trúc (bậc I, II, III và IV). Các protein có chức năng thường ở
các bậc cấu trúc cao hơn còn protein mới sinh từ ribosom có cấu trúc bậc I. cấu trúc bậc
I thường là một chuồi polypeptide thẳng, biểu thị số lượng, thành phần và trình tự của
các acid amin. Sau đó, qua quá trình biến đổi thì phân tử protein có thể gồm một hay
nhiều chuỗi polypeptide liên kết vói nhau. Mỗi chuỗi polypeptid được mã hóa bởi một
đoạn ADN gọi là gen cẩu trúc hay cistron, trong đó cứ mỗi bộ ba nucleotide mã hóa
cho một acid amin nên được gọi là bộ ba mã hóa hay mã ba. số lượng, thành phần, thứ
tự của các acid amin trong chuỗi polypeptid tương ứng với thứ tự của các mã ba trên
gen cấu trúc.

434

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Mỗi phân từ protein có thành phần, tỷ lệ và trình tự sắp xếp của các acid amin khác
nhau, nên protein của các loài khác nhau mà các loại protein trong cùng một cơ thê cũng
có các tính chất và chức năng khác nhau, không thể thay thế cho nhau và đây chính là
tính chất đặc hiệu của protein. Tính đặc hiệu của protein có thế truyền cho thế hệ con
cháu trong cùng một loài.
ở vi khuẩn, nhiều protein liên quan với nhau về mặt hoạt động (ví dụ: các enzym
xúc tác nhiều phản ứng của một con đường chuyển hóa) ứng với một đoạn ADN gồm
nhiều gen cấu trúc liền nhau (một operon) và chúng được phiên mã cùng với nhau trên
một phân tử ARNm (một đơn vị phiên mã gồm nhiều gen gọi là polycistron). Những
gen cấu trúc đó chịu sự điều khiển chung của một đoạn ADN gọi là đoạn tác động o
(operator), cạnh đoạn tác động có đoạn khởi động p (promoter) là nơi tiếp nhận ARN
polymerase. Tất cả các gen và các đoạn trên tập họp lại thành một đơn vị hoạt động của
ADN gọi là operon.

& I act osid a s e Permease Transacetylase

Hình 17.2. Sơ đồ của Lac-operon như một đơn vị phiên mã ở vì khuẩn. Bao gồm 3 gen tham
gia vào quá trình chuyển hóa lactose được phiên mã cùng nhau: beta-galactosidase, permease
và transacetylase, p = promoter, đoạn khởi động, o = operator, đoạn tác động.

1.2. Mã di truyền hay mã ba


Năm 1966, toàn bộ hệ thống mã di truyền (gentic code) được hoàn tất, cho phép
xây dựng bảng mã di truyền chuẩn (the stAADNrd gentic code - Bảng 17.1). Năm 1968
Har Gobind Khorana, Marshall w. Nirenberg và Robert w. Holley được trao giải
thưởng Nobel với công trình biên dịch mã di truyền và chức năng của mã di truyền
trong tổng họp protein. Cứ 3 nucleotid trên chuỗi oligonucleotid của ADN mã hóa cho
một acid amin trên chuỗi polypeptid của protein.

435
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Bảng 17.1. Bảng mã di truyền chuẩn
Vị trí thứ nhất Vị trí thứ hai VỊ trí thứ ba
(đầu 5) u___ c A G (đầu 3)
u Phe Ser Tyr Cys u
Phe Ser Tyr Cys c
Leu Ser STOP STOP A
Leu Ser STOP Trp G
c Leu Pro His Arg u
Leu Pro His Arg c
Leu Pro Gin Arg A
Leu Pro Gin Arg G
A lie Thr Asn Ser u
He Thr Asn Ser c
He Thr Lys Arg A
Met Thr Lys Arg G
G Val Ala Asp Gly u
Val Ala Asp Gly c
Val Ala Glu Gly A
Val Ala Glu Gly G

Bảng 17.2. Ký hiệu của acid amin và mã ba tương ứng


Acid amin Ký hiệu 3 chữ Ký hiệu 1 chữ Mã ba tương ứng
Alanin Ala A GCA, GCC, GCG, GCU
Cystein Cys c UGC, UGU
Acid aspartic Asp D GAC, GAU
Acid glutamic Glu E GAA, GAG
Phenylalanin Phe F uuc, uuu
Glycin Gly G GGA, GGC, GGG, GGU
Histidin His H CAC, CAU
Isoleucin He I AUA, AUC, AUU
Lysin Lys K AAA, AAG
Leucin Leu L UUA, UUG, CUA, cue, CUG.CUU
AUG
Methionin Met M AAC, AAU
Asparagin Asn N CCA, ccc, CCG, ecu
Prolin Pro p CAA, CAG
Glutamin Gin Q AGA, AGG, CGA. CGC, CGG, CGU
Arginin Arg R AGC, AGU, UCA, ucc, UCG, ucu
ACA ACC, ACG, ACU
Serin Ser s GUA, GUC, GUG, GUU
UGG
Threonin Thr T UAC, UAU
Valin Vai V
Tryptophan Trp w
Tyrosin Tyr Y

436

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bảng 17.1 và Bảng 17.2 trình bày các mã ba ở ARNm của 20 acid amin thường gặp
trong các phân tử protein.
Mã di truyền có 4 đặc điểm:
- Một mã gồm 3 nucleotid, được gọi là mã ba (codon) ở ARNm. Có tất cả 64 mã
ba, trong đó có một mã để mở đầu cho sự phiên mã, đó là mã AUG và mã này tương
ứng với một acid amin là methionin. Có 3 mã dùng cho sự kết thúc phiên mã, đó là
UAA, UAG, UGA, các mã này không mã hóa một acid amin nào cả.
- Các mã này xếp liền nhau. Ví dụ; ƯUUGCU tương ứng Phe - Ala.
- Các mã là phổ biến: giống nhau ở tất cả các cơ thể sống.
- Mã của acid amin là mã thoái hóa, nghĩa là có thể có nhiều mã ba tương ứng với
một acid amin nhất định. Ví dụ: AGU và UGC là hai mã tương ứng với acid amin
cystein. Muốn biết mã ba ở ADN thì chỉ việc áp dụng quy luật đôi base. Ví dụ, các mã
ba uuu của phenylalanin và GCU của alanin trên ARNm thì tương ứng với AAA và
CGA ở ADN. Để tìm mã nào tương ứng với một acid amin nào đó hoặc một acid amin
nào tương ứng với một mã nào đó, người ta có thế dựa vào bảng mã di truyền chuân
(the Standard gentic code - Bảng 17.1).
❖ Sự linh hoạt trong việc cặp đôi mã ba-đối mã (codon-anticodon)
Mặc dù có 61 mã ba có nghĩa nhưng trên thực tế trong mỗi tế bào prokaryote và
eukaryote chỉ có khoảng 40 phân tử ARNt khác nhau và 20 loại acid amin được xác
định bởi mã di truyền, nên có một số loại ARNt phải mang cùng một loại acid amin.
Các bản sao ARNt như thế gọi là ARNt đồng thể. Mỗi ARNt mang một bộ ba đặc
trưng có thể khóp với mã ba trên ARNm theo nguyên tắc bổ sung đôi base được gọi là
đối mã {anticodon). Các ARNt khác nhau thì mang các trình tự đối mã khác nhau, nên
nhận biết các mã ba khác nhau.
Năm 1966, Francis Crick đưa ra một đề nghị nhằm giải thích về các mã ba đồng
nghĩa tức là các mã ba mã hóa cho cùng một acid amin. ông cho rằng có sự kết cặp
"lỏng lẻo" có thể xảy ra ở vị trí thứ ba của các mã ba đồng nghĩa. Theo Crick, hai
base đầu tiên của một mã ba phải có sự kết cặp chính xác với đối mã (theo đúng
nguyên tắc đôi base), còn base thứ ba của mã ba thì có thế "lỉnh hoạt" (wobble) đê hình
thành nên sự kết cặp base bất thường với đối mã (Bảng 17.3 và Hình 17.3). Đe nghị này
được gọi là giả thuyết lỉnh hoạt (wobble hypothesis).
Crick cho rằng G trong đối mã có thể cặp không chỉ với c ở vị trí thứ ba của một mã
ba (vị trí linh hoạt), mà còn có thể cặp với u. Ngoài ra, còn có thế gặp một trong số các
nucleosid bất thường ở ARNt là inosine (I) có cấu trúc tương tự với guanosin, nên
nucleosid này cũng có thể kết cặp giống như G, nghía là nó có thế cặp đôi với c (kết cặp
bổ sung) hoặc với u (kết cặp linh hoạt) ở vị trí thứ ba của mã ba. Ông còn lưu ý rằng vẫn

437
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
còn có thể có kiểu kết cặp linh hoạt khác, và bây giờ ta biết đó là cặp với A ở vị trí thứ ba
của mã ba. Điều đó có nghĩa là, một đối mã có I ở vị trí thứ nhất về tiềm năng có thế cặp
với ba mã ba khác nhau có các base cuối là c, ư hoặc A. Như vậy, hiện tượng kết cặp
linh hoạt này làm giảm đáng kể số lượng các ARNt cần thiết để dịch mã di truyền. Ví dụ,
để dịch mã các codon (5'—>3') ƯUƯ và uuc mã hóa cho phenylalanin chỉ cần một
ARNt^h6 mang anticodon (3’—>5') AAG.

Bảng 17.3. Các nguyên tắc kết cặp linh hoạt anticodon-codon

Vi khuẩn:
Base 5' của đối mã Base 3' của mã ba
G c hoặc u
c G
A u
u A hoặc G
c, u hoặc A

Te bào nhăn thật


Base 5' của đối mã Base 3' của mã ba
G c hoặc u
c G
A u
u A
I c hoặc u

tRNA

Vị trí
Wobble

mRNA

Hình 17.3. Vị trí kết cặp linh hoạt.

438
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.3. Sự phiên mã và dịch mã


Sự phiên mã (transcription) còn được gọi là sự chuyến mã hay sự sao chép mã, là
sự tổng họp ARNm dựa trên khuôn là ADN (chứa các mã) nhờ enzym ARN polymerase
hay transcriptase.
Sự dịch mã (translation): còn được gọi là sự phiên dịch hay sự giải mã, là sự tông
họp protein dựa trên khuôn là ARNm.

1.4. Transcriptase ngược và ARN polymerase hướng virus


Transcriptase ngược: hiện diện ở một so virus gây ung thư ở mô động vật, là
emzym xúc tác sự tổng hợp ADN dựa trên khuôn là phân tử ARN của virus, tạo ADN
bo sung (cADN: complementary ADN).
ARN polymerase hướng ARN (ARN repỉỉcase) của E.coỉi bị nhiễm virus là enzym
xúc tác sự tạo thành một ARN bổ sung dựa trên khuôn là ARN của virus.
Do phát hiện trancriptase ngược và ARN replicase nên luận thuyết trung tâm về sự
truyền đạt thông tin di truyền được bổ sung như sơ đồ sau (Hình 17.4):

Hình 17.4. Sơ đồ luận thuyết trung tâm bổ sung.

2. CÁC YẾU TÓ THAM GIA QUÁ TRÌNH SINH TỎNG HỢP PROTEIN

2.1. ADN
ADN là phân tử lưu giữ và truyền tải thông tin di truyền, không trực tiếp tham gia
sự tổng họp protein nhưng trình tự nucleotide trên chuỗi polynucletid quyết định trình

439

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
tự acid amin trên chuỗi polypeptid của protein. Phân tử ADN tham gia vào hai quá trình
quan trọng của tế bào:
Truyền tải thông tin di truyền'. ADN có khả năng tự nhân đôi với sự xúc tác của
ADN polymerase duới sự điều khiển của chu kỳ tế bào, tạo thành hai phân tử ADN
giống hệt nhau, thường là ở giai đoạn tế bào phân chia. Khi một tế bào phân chia thành
hai tế bào con, hai phân tử ADN giống hệt nhau sẽ được chia đều về hai tế bào, và như
vậy thông tin di truyền ở ADN mẹ được truyền cho tế bào con.
Tham gia vào quá trình biểu hiện gen (gen expression): ADN có cấu trúc mạch đôi,
một sợi polynucleotid được gọi là sợi mã hóa và sợi đon còn lại có trình tự bổ sung với
nó (gọi là sợi không mã hóa) sẽ làm khuôn để tổng họp ARNm, đó là sự biểu hiện gen ở
mức độ phiên mã. Sau đó, phân tử ARNm hoàn chỉnh sẽ được vận chuyển khỏi nhân tế
bào qua lỗ nhân ra bào tưong và làm khuôn cho việc sinh tổng họp protein, gọi là quá
trình biêu hiện gen ở mức độ dịch mã. Thông qua sự phiên mã và sự dịch mã, thông tin
di truyền trên ADN đã được biểu hiện thành protein.

2.2. ARN polymerase

ARN polymerase định hướng ADN là enzym xúc tác quá trình phiên mã, sinh tổng
họp ARNm từ sợi khuôn ADN (sợi không mã hóa), về thành phần cấu tạo ARN
polymerase của vi khuẩn và ở động vật bậc cao là khác nhau tuy nhiên có điểm chung là
cấu tạo từ nhiều tiểu đon vị (chiều chuồi polypeptide) và cần thêm các yếu tố phiên mã
gắn vào để có thể bắt đầu xúc tác. ARN polymerase bám và trượt trên sợi ADN cho tới
khi nào yếu tố phiên mà nhận diện được đoạn khởi động p (promoter) nằm phía trước
đoạn tác động (operator), thì ARN polymerase dừng tại đó, có sự hình thành phức hợp
khởi đầu và quá trình tổng họp ARNm bắt đầu. ARN polymerase gắn lên sợi ADN
trước hay yếu tố phiên mã gắn trước hiện nay vẫn chưa rõ, chỉ biết rằng để phiên mã
xảy ra thì cần cả hai. ARN polymerase sẽ làm cho ADN tháo xoắn một vòng, bộc lộ một
đoạn ngắn ADN ở dạng hai sợi đoư, một trong hai sợi đcm này sẽ được dùng làm khuôn
để tổng hợp ARN. Khi sợi ARN dài được khoảng 7 nucleotid thì yếu tố phiên mã sẽ
tách ra và dời khỏi phức họp khởi đầu, chỉ để lại phần chịu trách nhiệm xúc tác chính.
Enzym ARN polymerase sẽ di chuyển dọc sợi khuôn ADN theo chiều 3'—>5' để cho
ra sợi ARN đang được kéo dài ra theo chiều 5'—>3'. ARN polymerase hoạt động không
cần đoạn mồi dẫn mà cần có 2 ion Mg2+ tại trung tâm hoạt động của enzym để tạo thành
phức họp enzym cơ chất hóa trị 5 như một trạng thái chuyển đổi cho việc tạo thành liên
kết 3'-5' phosphodiester giữa một nucleoside 3-phosphat mới và chuỗi polynucleotid

440

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
(phân tử ARN) đang được kéo dài. Enzym sẽ tiếp tục gắn nucleotid cho đến khi nó gặp
một dấu hiệu kết thúc (ví dụ: gặp protein p, bản chất là một ARN-ADN helicase), tại vị
trí này ARN polymerase sẽ rời sợi khuôn ADN, còn ARN mới được tổng hợp vẫn còn
gắn vào ADN ở dạng phân tử lai ADN-ARN sau đó protein p sẽ phá vỡ cấu trúc xoắn
lai và giải phóng phân tử ARN. Phiên mã cũng có thể kết thúc khi gặp mã ba két thúc
trên phân tử ADN, dấu hiệu kết thúc phiên mã thường là các trình tự bổ sung giàu GC
lặp lại tiếp theo là vùng giàu AT (4-10 cặp trên sợi khuôn) khiến phân tử ARNm bị gập
khúc tạo cấu trúc kẹp tóc bền vững (cấu trúc bậc 2), khi đó ARN polymerase tạm ngưng
di chuyển, xoắn lai ARN-ADN có dạng rU-dA kém bền, ARN tách khỏi khuôn ADN,
không có sự hiện diện của protein p (ARN-ADN helicase), sợi khuôn tái ghép với sợi
ADN còn lại, cấu trúc phiên mã đóng.
Tế bào nhân thật có 3 loại ARN polymerase, về cơ bản chúng cũng giống enzym
của E.coỉỉ và có cấu trúc tương tự (chỉ khác là có nhiều bán đơn vị và phức tạp hơn),
mỗi loại enzym chịu trách nhiệm phiên mã những gen khác nhau cho ra ARN ribosom
(ARNr), ARN vận chuyển (ARNt) và ARN thông tin (ARNm). Tất cả 3 loại ARN này
đều trực tiếp tham gia vào sinh tổng hợp protein tại bào tương.
Quá trình biểu hiện gen ở mức độ phiên mã được điều hòa một cách chặt chẽ: có
thể kể đến điều hòa sau phiên mã, đó là các quá trình chỉnh sửa các phân tử ARNr,
ARNt, ARNm sau khi được tổng hợp xong.

2.3. ARNm (ARN thông tin)


ARN thông tin trực tiếp tham gia quá trình tổng họp protein. Theo các nghiên cứu
thì ARNm chiếm khoảng 5% tổng lượng ARN trong tế bào và có 4 loại base nitơ A, G,
c, u trong thành phần cấu tạo. ARNm là một sợi polynucleotid dài thẳng, chứa khoảng
900-12.000 nucleotid có hệ số lắng từ 6S đến 25S. Phân tử ARNm ở tế bào nhân thật có
một điểm đặc biệt là sau phiên mã, sẽ được gắn mũ ở đầu 5' (5'-CAP) bằng phân tử 7-
methylguanosyl triphosphate để bộ máy giải mã nhận biết và bảo vệ khỏi bị 5'-
exonuclease tấn công (đó là sự biến đổi sau phiên mã).
Khi sinh tổng hợp protein, ARN thông tin gắn với ARN ribosom và được dùng làm
khuôn cho sự gắn dần các acid amin theo một thứ tự nhất định tạo nên chuỗi polypeptid
đặc hiệu. Một đơn vị phiên mã ở tế bào nhân sơ có thể là một polycistron, trên đó là
trình tự của nhiều gen và một đơn vị phiên mã ở tế bào nhân thật là một monocistron,
một lần chỉ sinh tổng hợp protein của một gen.

441
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Vị trí gắn Rb Vị trí gắn Rb Vị trí gắn Rb

P1 P2 P3

Hình 17.5A. cấu trúc một phân tử ARNm ở tế bào nhân sơ. P1, P2, P3 là tên gọi của 3 protein
sẽ được tổng hợp. Rb = ribosom.

Vùng không mã hóa


Mã kết thúc UAA

A-A-A- -

5’ CAP
Vị tri gắn Rb Vùng không mã hóa

Hình 17.5B. cấu trúc một phân tử ARNm ở tế bào nhân thật. Rb = ribosom. CAP = mũ ở đầu 5'.

ở tế bào nhân sơ (vi khuẩn), do không có màng nhân và ARNm được điều chỉnh
rất ít hay không phải chỉnh sửa, nên hầu như sự tổng họp protein xảy ra ngay khi
ARNm đang tách khỏi phần tử lai ADN-ARN, còn ở tế bào nhân thật, ARNm ngoại
trừ được tổng hợp ở ty thể thì chủ yếu được điều chỉnh trong nhân ngay sau khi phiên
mã. Hai biến đổi chính là gắn mũ 7-methylguanosin ở đầu 5' và gắn đuôi chứa khoảng
200 gốc adenylic ở đầu 3' gọi là đuôi poly(A) (poly-A tail). Có giả thuyết cho rằng
đuôi poly(A) có lẽ có vai trò vận chuyển ARNm từ nhân ra bào tương, sau đó nó bị
tách ra giải phóng ARNm hoạt động. Còn cấu trúc mũ ở đầu 5' được chứng minh bằng
thực nghiệm là rất cần thiết cho tổng hợp protein hiệu quả, vì nó cho phép tế bào phân
biệt giữa ARNm với các ARN khác, xử lý và xuất ARN ra khỏi nhân tế bào và dịch
mã ARNm trong bào tương.
Vùng mã hóa mang thông tin di truyền trên gen ở tế bào nhân thực gồm intron
(trình tự nucleotid không mã hóa cho protein nào cả) và exon (vùng trình tự nucleotid
mã hóa cho protein), nên sau khi phiên mã phân tử ARNm phải trải qua một quá trình
cắt xén (splicing) loại bỏ intron và nối các vùng exon lại với nhau để trở thành ARNm
hoàn chỉnh (trưởng thành) sẵn sàng cho dịch mã. Tuy nhiên, mỗi gen lại được biểu hiện
theo một hiệu quả khác nhau ở từng mô khác nhau, nên việc cắt xén intron và thứ tự, số

442
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
lượng các exon được nối lại là quá trình điều hòa biểu hiện gen ở mức độ sau phiên mã.
Việc exon nào được nối lại, bao nhiêu exon và độ dài ngắn của từng exon sẽ quyết định
protein đặc hiệu cho từng loại mô và tế bào. Ngoài ra thì số lượng phân tử ARNm của
một gen được tổng họp cũng quyết định việc một protein sẽ được tổng họp trong tế bào
này nhiều hơn tế bào khác.

Exon ĩ 5' Iss point


Branchlị 3' ss Exon 2
cắt O’ đẩu 5’ của đoạn intron,
tạo cấu trúc thòng lọng

Exon 1
CZZZZZZZZZ1

Cleavage at 3* splice site


Cắt ở đầu 3’ của đoạn intron,
nốĩ exon 1 và 2 với nhau
Ligation of exons
Exon 1 Exon 2
Cắt & đầu 3’ của đoạn ĩntron,
Exon 1 nốĩ liền VỚĨ exon 2.
đoạn ĩntron dạng thòng lọng
rờĩ đĩ.

Hình 17.6. Cắt bỏ intron và nối hai exon.


* Đây là một quá trình phức tạp, cần sự tạo thành phức hợp spliceosome (protein + snARN), tuy
nhiên chỉ là phản ứng cắt và nối đơn thuần nên không cần ATP và số liên kết phosphodiester
của phân tửARNm không thay đổi. Hai phản ứng chuyển ester xảy ra liên tiếp và phần intron bị
loại bỏ ra dưới dạng cấu trúc “thòng lọng”.

gene A gene B
I D ỈM A

Phiên mã TRANSCRIPTION Phiên ma ị TRANSCRIPTION

RNA

Dịch mãi T RANS LAT I o N Dịch mã TRANSLATION

Hình 17.7. Mỗi gen được biểu hiện theo một hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào số lượng phân
tử ARNm được tổng hợp trong tế bào đó. Transcription = phiên mã. Translation = dịch mã, sinh
tổng hợp protein.

443

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
PolyíAì site Poỉyí.At site

Bs**ỉn
2 3 4 5 6
AAAfA),

12 3 4 1 2 3 5 6
3S«t«ure EiBNA ] AAA'Ai, Mature SiRNA — AAAX A)„

CGFfcF* = calcitonin gene related f>e|3ticie


—> Trong nâo.
Thyroid Hormone z calcitonin

Hình 17.8. Biến đổi sau phiên mã gen calcitonin ở chuột.


* Đây là một quá trình cắt bỏ intron và nối exon thay thế (alteARNtive splicing) xảy ra ở các mô
khác nhau hoặc thời gian khác nhau trong vòng sống của tế bào cho ra những sản phẩm
protein khác nhau (hormon calcitonin ở tuyến giáp và peptid liên quan calcitonin gen CGRP ở

não) với chức năng khác nhau mặc dù từ cùng một đơn vị phiên mã (ARNm) của một gen.
Thyroid - tuyến giáp. Brain = não. Primary transcript = ARNm thô sơ. Mature mARN = ARNm
trưởng thành (hoàn chỉnh). Calcitonin là hormon polypeptld được sản xuất bởi tế bào cận nang
tuyến giáp, ổ màu vàng = intron. Các exon được đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6.

ARNm có một số đặc tính như quá trình tổng hợp cũng như phân hủy xảy ra nhanh
chóng, ở vi khuẩn thời gian tồn tại của ARNm khoảng 2 phút và ở tế bào nhân thật là 30
phút đến 24 giờ tùy loại.

2.4. ARNt (ARN vận chuyển)

ARN vận chuyến là một sợi polynucleotid cuộn khúc hình lá chẻ ba, có chỗ xoắn
đôi theo quy luật đôi base, chiếm khoảng 15% tổng lượng ARN trong tế bào. Phân tò
ARN thông tin chứa khoảng 75 đến 90 nucleotid, mang các base nitơ A, c, G, Ư và một
sô base hiếm như pseudo uridin. ARNt có các vị trí đặc biệt như: vị trí mang đối mã, vị
trí gắn acid amin ở đầu 3'-OH, vị trí nhận biết men hoạt hóa acid amin, vị trí nhận biết
ribosom, vị trí nhận biết các yếu tố vận chuyển aminoacyl-ARNt trên ribosom và vị trí
nhận biết các yếu tố kéo dài (EF) trong quá trình chuyển vị. Các loại ARNt được tổng
họp từ gen tARN, ở té bào nhân sơ có khoảng 40-80 gen và ở tế bào nhân thật có
khoảng 52-1.400 gen. Phân tử ARNt có 4 nhánh chính: (1) nhánh tiếp nhận là một đoạn

444

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
polynucleotid gập khúc chứa 7 đôi base liên kết nhau bởi liên kết hydro và có trình tự
kết thúc theo chiều 5'-3' là CCA để acid amin có thể gắn vào adenosin (A) bởi liên kết
ester (giữa nhóm -COO' của acid amin với nhóm 3'-OH của adenosin); (2) nhánh đối
mã là một đoạn polynucleotid gập khúc chứa 5 đôi base, mang 3 nucleotid đối mã, nó sẽ
nhận ra mã 3 tưcmg ứng trên phân tử ARNm; (3) nhánh D hay DHƯ, từ tên gọi của base
dihydrouridin, là một đoạn polynucleotid gập khúc mang 3 4 đôi base; (4) nhánh TVC,
có tên gọi từ thymidin, pseudouridin và cytidine, là một đoạn gập khúc gồm 5 đôi base.
Ngoài ra ARNt còn có các nhánh phụ bổ sung, số đôi base có thể thay đổi, giúp phân
biệt các lóp ARNt.
Một số ARNt, sau khi được tạo thành, sẽ được điều chỉnh cho phù họp với hoạt tính
sinh học của chúng (Hình 17.9). Có khoảng 10% các nucleotid sẽ được điều chỉnh bằng
cách thay thế một nguyên tử hay một nhóm chức hóa học ở tại base có nitơ. Ngoài ra, có
một cách điều chỉnh khác cũng khá phổ biến xảy ra sau quá trình sao chép, đó là lúc các
ARNt mới được tạo ra có chiều dài dài hon ARNt thật sự, sau đó chúng được cắt ngắn bớt
và nhờ tác dụng của một enzym, chúng sẽ được gắn thêm 3 nucleotid CCA vào đầu 3'. Cả
hai cách điều chỉnh ARNt nói trên đều xảy ra ở tế bào nhân thật và tế bào nhân sơ.

1. hai nhóm methyl gắn vào G (N,N-


dimethyl Guanosin)
2. hai nguyên tử hydro gắn vào u
(dihydro Uridin)
3. Sulfur thay thế oxy trong Uridin (4-
thiouridin)
4. Adenosin bị khử amin (inosin)

Hình 17.9. Một số base hiếm có thể gặp ở ARNt.

445

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Vai trò của ARNt là gắn và vận chuyển acid amin dưới dạng phức họp aminoacyl-
ARNt đến nơi tổng họp protein là ribosom. Tại phức họp ribosom-ARNm, ARNt nhận
biết mã ba tương ứng trên ARNm và gắn vào theo quy luật đôi base: A gắn T hoặc u
bởi 2 liên kết hydro và c gắn G bởi 3 liên kết hydro (hay còn gọi là mã ba - đối mã,
codon - anticodon) (Hình 17.10). Ví dụ mã ba 5'-GCC-3' của ARNm cặp đôi với đối mã
3'-CGI-5' trên ARNt vận chuyển alanin. I (inosin) thay vì G (guanin) hay gặp ở vị trí
đầu tiên của anticodon trên ARNt (tARN), nó có thể gắn bới bất kỳ base nitơ nào (trong
4 loại A, Ư, c, G) ở vị trí thứ 3 của codon trên ARNm. Có nhiều hơn một mã 3 mã hóa
cho alanin. Hình 17.10 là một ARNt vận chuyển alanin với một trong số mã ba đối mã
gắn với mã GCC mã hóa cho nó trên ARNm.

Bộ 3 mã hóa

Hình 17.10. ARNtAla có đối mã bổ sung vớí mã ba của alanin ở ARNm.

Đối mã có tính đặc hiệu với acid amin được vận chuyển, nghĩa là một ARNt, có đối
mã nào đó, sẽ gắn với acid amin nhất định. Vì có hơn 60 ARNt khác nhau nên có hơn
một ARNt ứng với một acid amin. Khi ARNt nhận acid amin tương ứng thì nó trở thành
aminoacyl-ARNt (acid amin-ARNt). Ví dụ ARNtAla (ARNt vận chuyển alanin) khi được
gắn với alanin thì tạo thành alanyl-ARNt (Ala-ARNt).

446
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2.5. ARNr (ARN ribosom)

Ribosom, bản chất là ribonucleoprotein, có rất nhiều trong tế bào, chiếm khoảng
80% tổng lượng ARN. ARN ribosom là những sợi polynucleotid không vòng nhiều
khúc cuộn, được tổng họp từ một phân tử ARNr tiền chất trong hạch nhân rồi được vận
chuyển ra bào tương. Một Ribosom hoàn chỉnh bao gồm phần protein gắn với ARNr.
Phần lớn ribosom trong bào tương ở dạng tự do hay gắn với lưới nội chất, gọi là lưới
nội chất nhám vì khi nhìn dưới kính hiển vi ribosom như các hạt li ti bám trên lưới nội
chất. Ribosom còn hiện diện trong nhân tế bào và ty the. ribosom của tế bào nhân sơ và
tế bào nhân thật đều giống nhau về mặt cấu tạo (có 2 bán đơn vị) và về mặt hoạt động
(là nơi sinh tông họp protein).
Ở tế bào nhân sơ, ribosom nhỏ hơn nên có hệ số lắng Svedberg là 70S, bao gồm 2
bán đơn vị 30S và 50S kết hợp lại với nhau khi tham gia sinh tổng hợp protein. Bán đơn
vị 30S chứa phân tử ARNr loại 16S và 21 phân tử protein; bán đơn vị 50S chứa ARNr
loại 5S và loại 23s cùng 34 phân tử protein, khi không tham gia sinh tổng họp protein
thì chúng nằm riêng lẻ trong bào tương. Tế bào nhân thật có ribosom lớn hơn nên có hệ
số lắng là 80S, gồm 2 bán đơn vị: bán đơn vị 40S chứa ARNr 18S và khoảng 33 phân tử
protein; bán đơn vị lớn 60S chứa ARNr 5S, ARNr 5,8S, ARNr 28S và khoảng 49 phân
tử protein (Hình 17.11). Tiểu đơn vị nhỏ sẽ gắn với ARNm và các ARNt, còn tiểu đơn
vị lớn sẽ xúc tác cho việc tạo thành các liên kết peptid.
ở E. coli, trong một tế bào có thể có tới 16.000 ribosom, còn trong tế bào nhân thật
số lượng ribosom có thể hơn một triệu. Có thể thấy rằng quá trình sinh tổng họp protein
hay biểu hiện gen ở mức độ dịch mã luôn sẵn sàng để có thể đáp ứng được nhu cầu của
tế bào một cách nhanh chóng nhất.

1 5-»O
r> Ií<ỉe-oĩkf«>s

34 prớtsetm 2 ỉ ịMOỉeiní

Ribosom của tế bào nhân sơ Ribosom của tế bào nhân thật


Hình 17.11. Ribosom của tế bào nhân sơ và nhân thật.

447
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Copyright © 2009 Pearson Education. Inc.

Hình 17.12A. Các tiểu đơn vị và vị trí A, p, E trong ribosom hoàn chỉnh sẵn sàng tham gia sinh
tổng hợp protein.

Acid amin đi vào


Chuỗi đang kéo dài
aa7-tRNA7
arriving
Growing
polypeptid HaN- C-R7
Chain
C-O
O
Rìbosom
ARNt đi ra

tRNA4
leaving

mRNA

Codon Codon Codon


aa1 aa2 aa3 aa
Movement of ri bosom ------- ---------- >
Chiều di chuyển của ribosom

Hình 17.12B. cấu trúc ribosom và 3 loại ARN tham gia vào sinh tổng hợp protein.

Các phân tử ARNr và protein của ribosom được sắp xếp theo cấu trúc không gian
đặc biệt để đảm bảo các chức năng phức tạp của ribosom trong sinh tổng họp protein.

448

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Khi hai tiếu đơn vị gắn lại với nhau tạo ribosom hoàn chỉnh (như hai bàn tay đan vào
nhau) luôn có một rãnh tương thích cho một sợi polypeptid khoảng 30 acid amin đang
kẻo dài và một rãnh tương thích cho một đoạn khoảng 35 nucleotid của phân tử ARNm
chạy qua. Mỗi ribosom có ba vị trí gắn đặc biệt: (1) vị trí gắn ARNm; (2) vị trí A gắn
một ARNt (aminoacyl-ARNt-binding site) hay còn gọi vị trí gắn acid amin; (3) vị trí p
(peptidyl-ARNt-binding site) hay vị trí peptid, là nơi chuỗi peptid đang được kéo dài
(Hình 17.12). Ngoài ra, còn có một vị trí E (exit) là nơi ARTt tự do rời đi.

2.6. Enzym
Hai enzym quan trọng tham gia quá trình sinh tổng hợp protein ở bào tương là
aminoacyl-ARNt synthetase và peptidyl transferase
Aminoacyl-ARNt synthetase: là enzym xúc tác hoạt hóa acid amin tạo thành phức
hợp aminoacyl-ARNt trong phản ứng tổng quát sau:

Acid amin + ATP + ARNt —► —> Aminoacyl-ARNt + AMP + PPi


Mg++
Aminoacyl-ARNt synthetase có tính đặc hiệu cao với cả acid amin lẫn ARNt tương
ứng. Đối với 20 acid amin thì có ít nhất 20 enzym hoạt hóa acid amin tương ứng.
Aminoacyl-ARNt synthetase rất đặc hiệu trong sự phân biệt các acid amin tự nhiên nên
tỷ lệ sai sót chỉ dưới 1/10.000 ở điều kiện nội bào.
Tính đặc hiệu của aminoacyl-ARNt synthetase đối với ARNt cao hơn so với acid
amin. Aminoacyl-ARNt synthetase có thể hoạt hóa các acid amin khác ngoài acid amin
đặc hiệu tương ứng. Ví dụ isoleucin-ARNt synthetase có thể hoạt hóa valin hay valin-
ARNt synthetase có thể hoạt hóa threonin. Song những acid amin bị hoạt hóa nhầm sau
đó không được chuyển sang ARNt để đi tiếp vào con đường tổng hợp chuồi polypeptid.
Có hai loại ARNt synthetase:
- Loại I bao gồm các synthetase gắn các acid amin như: Glu, Gin, Arg, Cys, Met,
Vai, lie, Leu, Tyr, Trp vào nhóm 2'-OH.
- Loại II gồm các synthetase gắn các acid amin như: Gly, Ala, Pro, Ser, Thr, His,
Asp, Asn, Lys, Phe vào nhóm 3'-OH.
Peptidyl transferase hay peptỉdyl synthetase: là enzym ở bán đơn vị lớn của
ribosom và xúc tác phản ứng tạo thành liên kết peptid trong quá trinh tổng hợp protein.

2.7. Acid amin tự do


Acid amin tự do là nguyên liệu không thể thiếu cho quá trình sinh tổng hợp protein.
Chúng là đơn nguyên của chuỗi polypeptid. Acid amin trong cơ thế có từ hai nguồn
ngoại sinh (thức ăn đưa vào) và nội sinh (sinh tổng hợp trong cơ thể). Thức ăn có chứa
acid amin (đạm động vật, đạm thực vật) sau khi tiêu hóa, hấp thu vào máu và được vận

449

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
chuyển tới các mô. Trong tế bào, acid amin sẽ đi theo các con đường chuyển hóa khác
nhau tùy theo điều kiện sinh lý của tế bào, khi cần acid amin sẽ được vận chuyển tới
ribosom để tổng hợp protein.

2.8. Năng lượng


Quá trình sinh tổng hợp protein cần nhiều năng lượng, dưới dạng GTP, ATP và
creatin-P. GTP cung cấp năng lượng cho sự chuyển vị peptide-ARNt ở vị trí A sang vị
trí p và cần cho việc gắn formyl-methionin (f-Met) và aminoacyl-ARNt vào ribosom.
ATP cung cấp năng lượng cho sự gắn acid amin vào ARNt dưới sự xúc tác của
Aminoacyl-ARNt synthetase. Creatin-P cần cho sự tái tạo ATP.

2.9. Mg2+
lon Mg2+ ở nồng độ 5-10 mM cần thiết để gắn f-Met (ở vi khuẩn) hay Met (tế bào
nhân thực) vào ARNt. Ngoài ra, Mg2+ còn cần để gắn aa-ARNt và ARNm vào ribosom,
ổn định ribosom cho sinh tổng họp protein.

2.10. Các yếu tố khác


Đó là yếu tố mở đầu (IF, initiation factor), yếu tố kéo dài (EF elongation factor) và
yếu tố giải phóng (RF, releasing factor). Chúng đều là protein có vai trò điều hòa sinh
tổng họp protein, thiếu chúng quá trình dịch mã không xảy ra được.

3. Cơ CHỂ CỦA QUÁ TRÌNH SINH TỔNG HỢP PROTEIN

Hình 17.13. Quá trình tổng hợp protein ở tế bào nhân thật.

450
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Trong cơ thể, quá trình sinh tổng họp protein cũng giống như tất cả các đại phân tử
sinh học khác đều trải qua 3 giai đoạn chính: khởi đầu, kéo dài và kết thúc. Thêm vào
đó là 2 giai đoạn quan trọng: hoạt hóa CO’ chat (acid amin tự do) và biến đổi sản phẩm
(protein) sau tổng hợp để thành các phân tử có chức năng.

3.1. Sự hoạt hóa và gắn acid amin vào ARNt (Aminoacyl-ARNt)

Hoạt hóa acid amin cần có: (1) 20 loại acid amin; (2) 20 loại aminoacyl-ARNt
synthetase; (3) ít nhất 32 (hoặc hơn) phân tủ’ ARNt; (4) ATP; (5) Mg2+.
Đe tống họp nên một chuỗi polypeptid đã được xác định sẵn trình tự (ARNm), phải
đảm bảo rằng: (1) nhóm carboxyl của mỗi acid amin phải được hoạt hóa tạo điều kiện
cho sự hình thành liên kết peptid; (2) thiết lập được mối liên hệ giữa mỗi một acid amin
mới với mã ba mã hóa chúng trên phân tử ARNm. Việc gắn mồi một acid amin đúng
với một ARNt có khả năng vận chuyến chúng là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng
trong sinh tổng họp protein, đảm bảo được hai yêu cầu cơ bản đề ra ở trên.
Đầu tiên acid amin tự do được đưa vào trung tâm hoạt động của aminoacyl-ARNt
synthetase, enzym xúc tác việc gắn ATP với acid amin tự do, liên kết amid giữa nhóm
carboxyl của acid amin với adenosin monophosphast được tạo thành (acid amin được
hoạt hóa hay sự tạo thành phức họp adenylate - acid amin - enzym), phản ứng giải
phóng ra hai nguyên tử p vô cơ. Aminoacyl-ARNt synthetase là enzym có tính đặc hiệu
kép, cho phép nó thực hiện hai chức năng xúc tác cùng một lúc với cộng tố là ion Mg2+.
Sau đó cũng chính aminoacyl-ARNt synthetase xúc tác tạo liên kết ester giữa aa và
tARN (nhóm -OH ở đầu 3' của tARN với nhóm -COOH của acid amin). Năng lượng
lấy từ sự thủy phân liên kết anhydrid giữa acid amin và adenosin monophosphat. Chính
các phân tử ARNt chứ không phải là acid amin gắn vào nó mới có thể xác định được
nơi mà acid amin sẽ được gắn vào trong quá trình sinh tống họp protein.
Có thể minh họa phản ứng gồm 2 bước như sau (Hình 17.14):
1. Acid amin + ATP + Aminoacyl-ARNt synthetase Adenylat-acid amin-enzym
+ 2P
2. Adenylat-acid amin-enzym + ARNt —> ARNt - aminoacyl + enzym + AMP

451
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 17.14. Sơ đồ hoạt hóa acid amin và gắn acid amin vào ARNt.

3.2. Sự “đọc mã” ở ARNm


ARNm là bản sao của gen cấu trúc. Chuỗi các mã ba ở các ARNm tương ứng với
thứ tự của các acid amin của chuồi polypeptid, cuối cùng là mã kết thúc (Hình 17.15).
Việc đọc mã do ARNt thực hiện: đổi mã của ARNt bổ sung với mã ở ARNm theo
nguyên lý bo sung base.

Gppp...................... AUGGCU ucu................... UAC LAG................ AAAA


3 5' , , , Pol
Mã mở đau Mã kêt thúc
---------------------- ►
Chiều đọc mã

Hình 17.15. ARNm và chiều đọc mã.

452
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Trên nguyên tắc, một chuỗi ARN được dịch mã theo một trong 3 kiểu khung đọc
(reading frame) khác nhau, mỗi kiểu khung đọc sẽ dẫn đến sự tạo thành một chuồi
polypeptid khác biệt (Hình 17.16). Kiểu khung được chọn sẽ được xác định khi một
ribosom bắt đầu vào cuộc với một phân tử ARNm để tạo một phức họp mở đầu.

5' 3'
I c u c__ I ị A G c I ị GUU___ I ĩ A c c __ j i A u

ỆỊ p 13 <sw»eaaw i i .i wwi
mjLjM lB đf ặ W -j
MaMM MK ff3?! pc •’■ass*™'8"’ ’**

-tsswssirasiit ỈỊÍ' «ẽ»saỉ3s5sías!eẼsỉíMSíSxaà»S3ís» Jpk Ệ «=ssi^e^»ỉt »s^»es®s«ss» Ệ 4JI 8'r'p~;i'ĩg-3:Kaĩ^a~aĩa llp^ •MSWSMMwe*

—— Gin - Arg ■“—-——iyr ~—— His —~~

Hình 17.16. Ba kiểu khung đọc trên ARNm.

3.3. Ba giai đoạn của sự tổng hợp protein ở ribosom


Sau khi acid amin đã được hoạt hóa và gắn vào ARNt một cách đặc hiệu, nó sẽ
được vận chuyển tới phức họp mở đầu. Quá trình sinh tổng họp protein chính thức diễn
ra qua ba giai đoạn: mở đầu, kéo dài và kết thúc.

3.3.1. Giai đoạn mở đầu


Các yếu tố tham gia vào giai đoạn mở đầu bao gồm: ARNm, N-formylmethionyl -
ARNt04®', mã khởi đầu AUG trên ARNm, tiểu đcm vị 30S, tiểu đơn vị 50S và các yếu tố
mở đầu IF 1, IF 2, IF 3, GTP, Mg2+.
Quá trình mở đầu rất phức tạp, được xúc tác bởi một so protein gọi là các yếu tố mở
đầu IF (initiation factors). Tế bào nhân sơ có 3 yếu tố mở đầu là IF-1, IF-2 và IF-3,
trong khi đó, ở tế bào nhân thật có ít nhất là 9 yếu tố mở đầu tham gia vào và được ký
hiệu là eIF để phân biệt với IF của tế bào nhân sơ. Có 2 cơ chế để ribosom có thể nhận
diện trình tự nucleotid đế khởi đầu dịch mã.

453
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Trình tự Shine-Dalgarno: ở E. coli, một đoạn có trình tự là 5'-UAGGAGG-3'
được biết là trình tự Shine-Dalgamo nằm phía trước mã ba bắt đầu AUG từ 6 đến 10
nucleotid trên phân tử ARNm ở phía đầu 5'. 16S ARNr của tiểu đon vị nhỏ 30S có một
trình tự nucleotid ở gần phía đầu 3' bổ sung với tất cả hay một phần của trình tự Shine-
Dalgamo. Do đó, đầu 5' của ARNm và đầu 3' của 16S ARNr có thể tạo thành dạng bổ
sung đôi base với nhau, giúp cho việc gắn và định vị của ARNm trên tiểu đon vị 30S.
Mã ba khỏi đầu: mã ba AUG mở đầu được ARNt mở đầu nhận diện với sự giúp
đỡ của IF-2 ở E. coli hay eIF-2 ở người, ở vi khuẩn và ty thể, phân tử ARNt mở đầu
mang formyl-Met và nhóm formyl được gắn vào methionin sau khi acid amin được gắn
vào ARNt mở đầu nhờ enzym transformylase sử dụng N10-formyl tetradrofolat là chất
cung cap carbon, và acid amin Met ở đầu N tận này sẽ bị cắt bỏ sau khi chuỗi
polypeptid được tổng hợp xong. Ở tế bào nhân thật, ARNt mở đầu mang acid amin
methionin chứ không phải formyl-Met. Trên nguyên tắc, acid amin mở đầu sẽ được cắt
bỏ khỏi chuỗi polypeptid (sau khi tổng họp được vài acid amin như trong trường hợp
các vi khuẩn) hoặc trước khi chuồi được tổng hợp đầy đủ (như ở trường hợp tế bào nhân
thật). Tuy nhiên, ở các tế bào nhân thật không phải lúc nào acid amin mở đầu này cũng
bị tách bỏ, mà trong một so protein nó vẫn được giữ lại.
Khi bán đơn vị nhỏ của ribosom cùng với các yếu tố mở đầu gắn vào ARNm và
trượt theo chiều 5'—>3' của ARNm, ARNtMet sẽ nhận biết được mã AUG. Sau đó, tất cả
các yếu tố mở đầu gắn vào bán đơn vị nhỏ đều được phóng thích và bán đơn vị lớn của
ribosom đến gắn vào bán đơn vị nhỏ tạo ra một ribosom hoàn chỉnh để hoạt động với sự
tham gia của GTP.
Trước khi ribosom có thể bắt đầu tổng hợp một chuỗi polypeptid mới thì phải có
một phân tử aminoacyl-ARNt khởi đầu đi vào và khớp anticodon của nó với codon mở
đầu của ARNm ở vị trí p của ribosom, nơi mà bình thường chỉ có peptidyl-ARNt bám
vào, đó là Met-ARNt (hay fMet-ARNt ở vi khuẩn), ở tế bào nhân thật, phân tử ARNt
khởi đầu phải bám vào bán đơn vị nhỏ của ribosom trước khi tiểu đơn vị này đến bám
vào phân tử ARNm. Vì phân tử aminoacyl-ARNt khởi đầu bám vào ở vị trí p của
ribosom nên quá trinh tổng họp protein có thể bắt đầu trực tiếp ngay khi phân tử
aminoacyl ARNt thứ hai đi vào vị trí A của ríbosom và khớp với codon thứ hai trên
ARNm.

454

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Ị Met ỉ

Ể ARNt khởi đầu

Bán đơn vị nhỏ và


.__ J các yếu tố mở đầu

Tạo liên kết peptid


thứ nhất (bước 2)

Hình 17.17. Sự khởi đầu của quá trình tổng hợp chuỗi polypeptid.

455

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.3.2. Giai đoạn kéo dài chuỗi polypeptid
Các yếu tố tham gia vào giai đoạn kéo dài: phức họp khỏi đầu 70S/80S ribosom
hoàn chỉnh, aminoacyl-ARNt đặc hiệu codon, peptidyl transferase, yếu tố kéo dài (EF-
Tu, EF-Ts, EF-G), GTP, Mg2+.

Hình 17.18. Chu kỳ kéo dài chuỗi polypeptid.

456
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Quá trình kéo dài bắt đầu sau khi liên kết peptid đầu tiên được hình thành. Phản
ửng này được xúc tác bởi enzym peptidyỉ transferase và gồm những chu kỳ gắn dần
từng acid amin từ acid amin đầu tiên den acid amin cuối cùng của chuỗi polypeptid.
Mỗi chu kỳ gồm 3 bước với sự tham gia của các yếu tố kéo dài EF (elongation factors)
(Hình 17.18). Ở vi khuẩn, các yếu tố này là EF-Tu, EF-Ts và EF-G, còn ở tế bào có
nhân là EF-1 (tương ứng EF-Tu) và EF-2 (tương ứng EF-G).
- Bước 1: gắn acid amim-ARNt vào vị trí A
- Bước 2: tạo liên kết peptid giữa fMet và acid amim nhờ peptidyl
transferase. Nhóm fMet được chuyển sang gắn với acid amim, tạo dipeptidyl-
ARNt, ARNtMet ở dưới dạng tự do. Liên kết peptid được tạo thành giữa nhóm
cacboxyl ở đầu chuỗi polypeptid đang được kéo dài và nhóm amin của acid amin.
Như vậy, khi một chuỗi polypeptid được tổng hợp thì nó sẽ đi từ đầu N-tận đến
đầuC-tận (Hình 17.18).
- Bước 3: là giai đoạn chuyển vị, R 70S di chuyển một đoạn tương ứng với
một mã trên ARNm, GTP cung cấp năng lượng, dipeptidyl-ARNt từ vị trí A
chuyển sang vị trí p, ARNtMet rời khỏi R 50S, vị trí A trống sẵn sàng tiếp nhận acid
amin2-ARNt.
Chu kỳ kéo dài cứ thế tiếp diễn cho tới acid aminn-ARNt thì chuỗi polypeptid được
hoàn thành, ở vi khuẩn, mỗi chu kỳ chỉ cần 1/20 giây ở những điều kiện tối ưu, do đó
sự tổng hợp của một protein có kích thước trung bình khoảng 400 acid amin thì chỉ cần
hoàn tất trong vòng 20 giây.

3.3.3. Giai đoạn kết thúc


Trong giai đoạn này, có sự tham gia của các yếu tố giải phóng RE (releasing
factors) bao gồm ba yếu tố giải phóng là RF-1 chuyên biệt cho các bộ ba UAA và ƯAG;
RF-2 liên quan tới UAA hoặc UGA và RF-3 kích thích cả hai yếu tố trên ở vi khuẩn và
chỉ có một yếu tố giải phóng đã được biết là eRF ở tế bào có nhân. Khi ribosom di
chuyển tới mã kết thúc, không có acid amin-ARNt nào vào vị trí A. Các yếu tố giải
phóng RF (releasing factors) sẽ bám trực tiếp vào mã kết thúc, ngăn hoạt tính của
peptidyl transferase khiến enzym này sẽ xúc tác sự kết hợp của một phân tử nước thay
vì sự kết hợp của nhóm amin của acid amin vào peptidyl-ARNt. Ket quả là đầu C-tận
của sợi polypeptid sẽ được tự do và sẽ mang nhóm COOH. Sợi polypeptid và ARNt tự
do tách khỏi R 70S, ribosom rời khỏi ARNm và tách thành R 50S, R 30S (Hình 17.19).
Phân tủ' protein hoàn tất được phóng thích ra bào tương.

457
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Quá trình sinh tổng hợp protein ở tế bào nhân nhật được điều hòa một phân bởi
những protein kinase đặc hiệu, các enzym này khi ở dạng hoạt động thì sẽ ức chế sự mở
đầu của quá trình sinh tổng họp protein.
Có thể hình dung toàn bộ chuồi polypeptid theo sơ đồ sau:

Hình 17.19. Sự kết thúc tổng hợp chuỗi polypeptid.

458
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3.4. Một số điểm cần chú ý

3.4.1. Quá trình biểu hiện gen ở tế bào nhãn thật


Quá trình biểu hiện gen diễn ra theo hai mức độ: phiên mã và dịch mã. Hai quá
trình này xảy ra ở hai nơi khác nhau trong tế bào (nhân và bào tương), tại hai thời điểm
khác nhau, và được điều hòa rất chặt chẽ.

3.4.2. Hiện tượng polysom


Trong quá trình tổng họp protein, thường có nhiều ribosom cùng tham gia dịch mã
lần lượt tiếp theo nhau với tốc độ bằng nhau trên một sợi ARNm tạo nên polysom, trong
đó mỗi ribosom ở vị trí nhất định có chuỗi polypeptid đang được tống họp với độ dài
tương ứng. Mỗi chuỗi polypeptid được tạo thành ở một ribosom. Nhiều chuỗi
polypeptid giống nhau được tạo ra liên tiếp từ một sợi ARNm gắn xuyên qua các
ribosom trong polysom (Hình 17.20).

Hình 17.20. Polysom.

3.4.3. Biến đổi protein sau dịch mã


Sau khi được tổng họp, các chuồi polypeptid sơ cấp này sẽ được biến đổi và chuyển
sang các bậc cấu trúc cao hơn theo cách đặc thù để trở thành các protein hoạt động chức
năng. Nhiều chuỗi polypeptid được biến đổi trong khi vẫn còn bám trên ribosom hay

459

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
sau khi đã được tổng hợp xong. Vì sự biến đổi xảy ra sau khi bắt đầu dịch mã nên được
gọi là những biến đổi sau dịch mã. Các biến đổi này thường bao gồm loại bỏ một phần
của đoạn polypeptid mới được tổng họp, hay gắn thêm một hay nhiều nhóm hóa học
cần thiết cho hoạt động của protein. Các loại biến đổi sau dịch mã được liệt kê như sau:
- Thủy phân các fMet hoặc Met, nếu Met không phải là acid amin đầu tiên của
chuỗi. Neu Met là acid amin đầu tiên của chuỗi polypeptid thì chỉ có sự cắt nhóm formyl.
- Loại bỏ một phần của chuỗi polypeptid bởi enzym đặc hiệu endoprotease, phóng
thích phân tử hoạt động. Ví dụ như zymogen là dạng tiền enzym tiết không hoạt động.
Nó chỉ trở thành dạng hoạt động khi loại bỏ một phần chuỗi polypeptid tại vị trí hoạt
động thích họp như trypsinogen hoạt hóa trở thành trypsin ở ruột non. Việc tổng họp
các enzym như zymogen còn có ý nghĩa bảo vệ tế bào không bị tiêu hóa bởi các sản
phẩm của chính tế bào.
- Biến đối hóa trị:
+ Phosphoryl hóa: phosphoryl hóa thường xảy ra ở nhóm OH của serin,
threonin hay trong một số trường họp ít gặp hơn là tyrosin. Sự phosphoryl
hóa có thể làm tăng hay giảm hoạt tính của protein chức năng.
+ Glycosylat hóa: nhiều protein được tổng họp có chức năng là protein màng
hay protein tiết thường có chuỗi carbonhydrat gắn với nhóm -OH của serin
hay threonin, hoặc gắn với nhóm -N của asparagin tạo thành glycoprotein.
+ Hydroxyl hóa: prolin và lysin trong collagen thường được hydroxyl hóa tạo
nên hydroxyprolin và hydroxy ly sin ở lưới nội bào.
+ Các biến đổi hóa trị khác: các biến đổi hóa trị khác cũng cần thiết cho chức
năng hoạt động của protein. Ví dụ: như biotin của vitamin phải gắn với thành
phần protein của enzym carboxylase đê những enzym này mới có hoạt tính
xúc tác phản ứng.
+ Tạo liên kết disulfua giữa 2 cystein làm protein tự xoắn và cuộn khúc tạo nên
các cấu trúc bậc II, III, IV.
Tuy nhiên, nếu sự biến đổi sau dịch mã làm cho protein thay đổi cấu trúc và tính
chất sẽ làm mất chức năng và gây nên một số bệnh lý. Các bệnh lý liên quan đến sự
cuộn khúc protein không hiệu quả sau dịch mã có thể kể đến: bệnh bò điên, bệnh sa sút
trí tuệ (Alzhemer), Parkinson, bệnh thoái hóa thần kinh (neurodegenrative disease).
Thông thường, nếu một protein bị mất cấu trúc nguyên thủy của nó sẽ bị phân hủy bởi
protease trong tế bào hoặc ngoài tế bào. Tuy nhiên, trong một số trường họp protein
cuộn khúc không hiệu quả tích tụ lại tạo thành dạng sợi (fibril) khó phân hủy. Lấy ví dụ
điển hình, một protein cầu lẽ ra có cấu trúc bình thường đã thay đổi cấu trúc một cách tự
phát sang dạng cấu trúc chứa nhiều đoạn gập khúc beta (dạng lá gap beta). Không giống

460
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
như dạng cấu trúc xoắn alpha, dạng cấu trúc beta của protein có thể kéo dài bất thường,
được gọi là dạng beta-amyloid (Hình 17.21).

Protein bình thường Protein dạng prion


Normal Diseased prion

Hình 17.21. Protein cuộn khúc bình thường và protein bất thường gặp trong bệnh bò điên
(prion disease) với dạng cấu trúc beta-amyloid.

Beta-amyloid protein không quá độc, không kích thích đáp ứng miễn dịch, tuy
nhiên nó phá hủy tổ chức nơi nó hình thành. Có khoảng 20 bệnh được biến đến gây nên
bởi amyloid protein. Ví dụ protein transthyretin, vận chuyển hormon tuyến giáp và
retinol trong máu. Khi khám nghiệm tử thi những người sống trên 80 tuổi, tìm thấy dạng
amyloid của protein này ở tim, mạch máu, thận. Còn amyloid A protein (SAA) trong
huyết tương thì liên quan tới lipoprotein, khi viêm nhiễm có sự tăng tích tụ. Trong đái
tháo đường type 2, gặp dạng amyloid của protein IAPP (Islet amyloid polypeptide) ở
đảo Langer hans tuyến tụy. Trong bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer) và bệnh sa sút trí nhớ
thái dương (frontotemporal dementia), người ta phát hiện ra sự tích tụ Tau protein trong
axon của tế bào thần kinh. Bình thường Tau protein làm chắc thành vi ống exon của tế
bào thần kinh. Ái lực của Tau protein với vi ống tế bào thần kinh được điều hòa bởi sự
phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl tau tại serine và threonine. Khi Tau bị phosphoryl
hóa quá mức sẽ tích tụ lại trong axon (có thể gặp từ khi sinh ra). Trong bệnh Parkinson
có sự tích tụ thể Lewy, là các alpha-synuclein, protein xuyên màng nội bào. Sự tích tụ
thể Lewy có thể ảnh hưởng tới 1-3% người trên 63 tuổi, triệu chứng rối loạn vận động
(rung lắc không cân xứng chi trên hoặc mất vận động). Sau dịch bò điên ở Anh, năm
1982 lần đầu tiên phát hiện ra prion protein. Protein này nhỏ hơn virus 100 lần, không
chứa acid nucleic, bình thường có trong cơ thể (phổ biến trong não) nhưng không gây
bệnh, khi gặp điều kiện thích họp gây bệnh cho người và động vật. Prion protein gây
thoái hóa hệ thần kinh trung ương, giảm sút trí tuệ, có thể lây truyền như bệnh dịch
virus, chưa có thuốc điều trị. Đã ghi nhận được hình ảnh mô não bị tổn thương (tạo
thành những lỗ như bọt biển) do ảnh hưởng của protein prion. Prion có khả năng gây
bệnh do cấu trúc của protein bị thay đổi (misfolding) và tích tụ lại tạo thành những
mảng không tan.

461
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3.4.4. Sự phân bố protein


Sau khi được tổng họp, protein được phân bổ đến các bào quan khác nhau trong tế
bào và một số được đưa ra ngoài tế bào. Ví dụ tế bào gan đưa albumin, fibrinogen ra
huyết tương, proenzym của các tuyến tiêu hóa được đưa vào dịch tiêu hóa. Có lẽ các
ribosom tự do tống họp các protein của tế bào, còn các ribosom bám trên lưới nội bào
tổng họp các protein sẽ được đưa ra lưới nội bào.

3.4.5. Tác dụng của một so kháng sinh trên quá trình sinh tổng họp protein
Có rất nhiều kháng sinh trong y học được sử dụng một cách hiệu quả để ức chế sự
sinh tổng họp protein ở vi khuẩn, do đó làm cho vi khuẩn không phát triển được.
Thường các kháng sinh này dựa vào khác biệt về cấu trúc và về chức năng của ribosom
giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thật. Mỗi loại kháng sinh có tác dụng lên một khâu
nhất định của quá trình sinh tổng họp protein (Bảng 17.4).

Bảng 17.4. Cơ chế tác dụng của một số kháng sinh trong quá trình sinh tổng hợp protein
Chất ức chế Tác dụng đặc hiệu
Chỉ tác dụng trên tế bào nhân sơ:

Rifamycin ức chế sự khởi đầu tổng hợp sợi ARN bằng cách gắn
vào ARN polymerase và ngăn cản sự chuyển dịch của
enzym này (ngăn cản sự tổng hợp ARN)
Tetracỵclin Ngăn cản aminoacyl-ARNt gắn vào vị trí A của phức
hợp ARNm-ribosom (bước 1)
Streptomycin Ngăn cản sự chuyển phức hợp mở đầu sang giai đoạn
kéo dài (bước 1), gây đọc nhầm mã
Chloramphenicol ức chế phản ứng xúc tác bởi peptidyl transferase
(bước 2)
Erythromycin ức chế phản ứng chuyển vị (bước 3).

Tác dụng trên tế bào nhân sơ và tế


bào nhân thật:

Puromycin Gắn vào sợi polypeptid đang hình thành, làm cho nó bị
phóng thích sớm hơn và dở dang.
Actinomycin D Gắn vào ADN và ngăn cản sự di chuyển của ARN
polymerase (ngăn cản sự tổng hợp ARN).
Chỉ tác dụng lên tế bào nhân thật:

Cycloheximide ức chế peptidyl transferase.

Tóm lại, sinh tổng họp protein là quá trình biểu hiện gen ở mức độ dịch mã. Cũng
như các đại phân tử sinh học khác, protein được sinh tổng họp qua 5 giai đoạn: hoạt hóa

462
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
và gắn acid amin vào ARNt, giai đoạn mở đầu, giai đoạn kéo dài, giai đoạn kết thúc và
giai đoạn biến đổi protein sau dịch mã. Sinh tổng họp protein có sự tham gia của hai
enzym aminoacyl-ARNt synthetase, peptidyl transferase, ADN, ARNm, ARNt, ARNr,
GTP, ATP, Mg2+, 20 loại acid amin tự do và các yếu tố khỏi đầu, kéo dài, kết thúc. Quá
trình biểu hiện gen ở mức độ dịch mã rất quan trọng và được điều hòa chặt chẽ. Một số
kháng sinh có khả năng ức chế sinh tổng họp protein qua từng giai đoạn. Nắm được các
đặc điểm liên quan sinh tổng hợp protein sẽ giúp ích trong điều trị, đặc biệt các bệnh
nhiễm và ung thư. Sau khi sinh tổng hợp ở ribosom, protein được biến đổi để thực hiện
chức năng của mình, tuy nhiên sự cuộn khúc không hiệu quả của protein có thể gây nên
các bệnh lý, đặc biệt các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ

1. Operon là gì?
A. Monocistron
B. Một gen
c. Một đon vị phiên mã
D. Đoạn tác động
2. Tập hợp nào sau đây là mã kết thúc?
A. UAA, UAG, UGA
B. AUU, AUG, AGU
c. GAU, UAG, GUU
D. uuu, GUA, AAA
3. Tại sao mã di truyền là mã thoái hóa?
A. Một acid amin mã hóa chỉ bởi một mã ba
B. Một mã ba mã hóa cho nhiều acid amin
c. Một acid amin mã hóa bởi nhiều mã ba
D. Có nhiều khung đọc mã khác nhau
4. Quá trình kết họp acid amin vói ARNt cần loại năng lượng nào sau đây?
A. ATP
B. GTP
c. CTP
D. Creatin-P
5. Acid amỉn gắn vói ARNt bởi liên kết nào sau đây?
A. Hydro
B. Peptid

463

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

c. Ion
D. Ester
6. Nhánh tiếp nhận của ARNt có trình tự nào sau đây theo chiều 5'- 3' để gắn acid
amin?
A. CCA c. CAC
B. ACC D. ACA
7. Enzym nào sau đây có tính đặc hiệu kép?
A. ADN polymerase
B. ARN polymerase
c. Aminoacyl-ARNt synthetase
D. Peptidyl transferase
8. Ở tế bào nhân thật, bán đon vị lớn của ribosom có cấu trúc như thế nào?
A. ARNr 5S; ARNr 5,8S; ARNr 28S và 49 phân tử protein
B. ARNr 18S; ARNr 5,8S; ARNr 28S và 33 phân tử protein
c. ARNr 26S; ARNr 18S; ARNr 28S và 49 phân tử protein
D. ARNr 5S; ARNr 18S; ARNr 28S và 33 phân tử protein
9. Trong bệnh Alzheimer, có sự bất thường nào sau đây về protein?
A. Sự tích tụ protein alpha-synucleintrong não
B. Phosphoryl hóa quá mức protein Tau
c. Sự tích tụ protein prion trong não
D. Phosphoryl hóa quá mức protein transthyretin
10. Erythromycin ức chế giai đoạn nào sau đây của quá trình sinh tổng họp
protein?
A. Giai đoạn hoạt hóa acid amin
B. Giai đoạn khởi đầu
c. Giai đoạn chuyển vị
D. Giai đoạn kế thúc

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Hóa sinh-Đại học Y Dược (2008). Hóa sinh y học. Nhà xuất bản Y học. Tp
HCM.
2. Gerhard M & William s (2012), Principles of Medical Biochemistry, Elservier
Sounders, 3rd Edition.
3. Nelson DL & Cox MM (2008), Lehninger Principles of Biochemistry, New York:
W.H Freeman and Company.

464
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương XVIH
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA

:leic ở tron, mo.

Glucid, lipid, protid, acid nucleic có những con đường chuyển hóa riêng. Tuy
nhiên, những con đường chuyển hóa đó có những điểm chung và giữa chúng có những
mỗi liên quan chặt chẽ tạo nên mạng lưới chuyển hóa phức tạp của cơ thể. Ví dụ: nuôi
gà vịt bằng ngô, thóc, gà vịt béo; như vậy, glucid chuyển thành lipid.
Mặt khác, các quá trình chuyển hóa được kiểm soát chặt chẽ bởi tế bào và cơ thế,
và được điều hòa theo nhu cầu cơ thể. Trong tế bào có hàng loạt các trạng thái thăng
bằng và các trạng thái này luôn luôn bị phá vỡ và tái lập. Ví dụ: nồng độ glucose máu
được duy trì quanh trị số 1 g/1.

1. LIÊN QUAN CHUYỀN HÓA

Sơ đồ tổng quát cho thấy sự liên quan chuyển hóa giữa các chất glucid, lipid, protid
và acid nucleic được trình bày ở Hình 18.1.

465

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Glu * * glutarat

Hình 18.1. Liên quan chuyển hóa giữa các chất glucid, lipid, protid và acid nucleic.

1.1. Sự thống nhất chuyển hóa


Chu trình acid citric là con đường thoái hóa chung cuối cùng của glucid, lipid và
protid. Các chất này theo những con đường riêng dẫn đến sản phẩm chung là acetyl-
CoA và các chất trung gian của chu trình acid citric. Chu trình này cũng đóng vai trò
trung tâm trong tân tạo đường, tổng hợp lipid và chuyển đổi qua lại giữa các acid amin.
Hầu như tất cả năng lượng được giải phóng từ sự oxy hóa glucid, lipid và protid
đều tồn tại ở dạng các đương lượng khử (H và e~) trong ty thể. Các đương lượng khử
này đi vào chuỗi hô hấp tế bào, qua nhiều chất vận chuyển trước khi kết hợp với oxy
tạo nước.
Sự thống nhất chuyển hóa thể hiện ở sự tích trữ và sử dụng năng lượng. ATP là
đồng tiên nàng lượng chung của tế bào, được tạo thành từ sự oxy hóa glucid, lipid và
protid. Nhờ có thế năng chuyển nhóm phosphoryl cao, ATP cung cấp năng lượng cho
sự co cơ, vận chuyển tích cực, sinh tổng hợp, khuếch đại tín hiệu...

466
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1.2. Sự biển đổi qua lại giữa glucid, lipid và protid
Qua thực tế cho gà vịt ăn ngô, thóc, gà vịt béo và thực nghiệm dùng chất đồng vị
phóng xạ đã chứng minh là glucid, lipid, protid có thể biến đổi qua lại. Sự biến đổi này
không trực tiếp mà phải thông qua các chất “ngã ba đường”; chúng vừa là sản phẩm
thoái hóa chung, vừa là tiền chất tổng hợp các chat glucid, lipid và protid.
Trong cơ thể có khoảng 10 sản phẩm trung gian của đường phân, con đường
pentose phosphat và chu trình acid citric đóng vai trò là nguyên liệu thô cho hầu hết các
quá trình đồng hóa: 4 loại phosphat đường (trỉose-P, tetrose-P, pentose-P, hexose-P), 3
a-ceto acid (pyruvat, oxaloacetat, a-cetoglutarat), 2 dẫn xuất CoA (acetyl-CoA,
succinyl-CoA) và PEP (phosphoenolpyruvat).
Ví dụ: pyruvat được tạo thành từ khử amin UCI Tk A^ipid
của alanin; pyruvat có thể biến đổi thành glucid /£hất ngaV^
qua quá trình tân tạo glucid và thành acetyl-CoA v>a đườngJ
tham gia tổng hợp acid béo. PGA có nguồn gốc từ
glycerol (một thành phần của lipid); PGA có thể
biến đổi thành glucid theo con đường tân tạo
glucid hoặc thành pyruvat để được amin hóa
thành alanin.
Tuy nhiên, glucid, lipid và protid không thay thế nhau hoàn toàn được vì:
- Không thay thế hoàn toàn glucid được vì glucid là nguồn năng lượng chủ yếu
của cơ thể.
- Không thay thế hoàn toàn lipid được vì các acid béo cần thiết cơ thể không tổng
họp được (acid linoleic, acid linolenic).
- Không thay thế hoàn toàn protid được vì các acid amin cần thiết không thay
thế được.
Do đó, chế độ dinh dưỡng cần họp lý, đủ chất với tỷ lệ nhất định.

1.3. Sự liên họp giữa các phản ứng và quá trình


Phản ứng thoái hóa giải phóng năng lượng và phản ứng tổng họp thu năng lượng
kết họp với nhau, gọi là phản ứng liên họp.
ATP ADP + Pị

Glucose ----- —■*- Glucose 6-phosphat


Quá trình chuyển hóa này liên quan với quá trình chuyển hóa kia qua những sản
phẩm chuyển hóa:
- Thoái hóa glucid theo con đường HMP cung cấp NADPH cho sự tổng họp acid
béo, ribose 5-phosphat cho sự tổng hợp nucleosid, nucleotid và acid nucleic.

467

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
- Chu trình acid citric liên quan đến chu trình urea qua quá trình aspartat —>
argininosuccinat —> fumarat —> malat —> oxaloacetat —> aspartat.
- Chu trình acid citric cung cấp succinyl-CoA cho quá trình tạo hem.

1.4. Quan hệ chuyển hóa giữa các bào quan

Các bào quan trong tế bào có những hệ thống enzym khác nhau xúc tác những quá
trình chuyển hóa nhất định; do đó, mỗi bộ phận của tế bào đóng vai trò chuyển hóa đặc
hiệu (Hình 18.2). Ty thể là noi quá trình chuyển hóa năng lượng xảy ra mạnh mẽ, cung
cấp năng lượng cho các bộ phận khác nhằm bảo đảm hoạt động của tế bào. Nhân tế bào
tổng hợp ARN cho sự tổng họp protein ở ribosom, NAD+ cho các quá trình khử hydro.
Phức hợp Golgi
Tổng hợp mạch oligosaccharid Ti thể
glycoprotein Chu trình acid citric
p Oxy hóa acid béo
Phosphoryl oxy hóa
Mạng lưới nội Tạo thể cẽton
chất trơn * Tổng hợp hem
Tổng hợp triacylglycerol * Tổng hợp urea
Oxidase có chức năng * Tân tạo glucid
hỗn hợp
Tổng hợp phospholipid

Bào tương
Tổng hợp acid béo
Đường phân
Rỉbosom và mạng
lưới nội chất có hạt
HMP
* Tổng hợp hem
Tổng hợp protein
* Tổng hợp urea
* Tân tạo glucid

Prexisom
Tổng hợp acid mật Thoái hóa glycosphingolipid,
Oxy hóa acid béo mạch mucopolysaccharid, các đại
Nhân
rất dài và acid phytanic phân tử khác
Tổng hợp ADN
Tổng hợp ARN
Tổng hợp NAD+

Hình 18.2. Vị trí của một số quá trình chuyển hóa trong tế bào.
*: một phần xảy ra ở khoang nội bào khác.

1.5. Quan hệ chuyển hóa giữa các mô


Ngoài quá trình chuyển hóa chung mà mô nào cũng có (chuyển hóa năng lượng,
sinh tổng hợp protein...), mỗi mô có đặc điểm và chức năng chuyển hóa riêng và giữa
chúng có liên quan với nhau (Hình 18.3). Hướng đi của các chất chuyển hóa tùy thuộc
vào tình trạng dinh dưỡng. Thí dụ như sau bữa ăn, glucose, acid amin, acid béo có sẵn

468
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

trực tiếp từ ruột. Sau đó, khi nguôn nhiên liệu này đã cạn, gan cung câp glucose, các thê
ceton, mỡ cung cấp acid béo cho các mô khác. Các cơ quan này liên hệ với nhau qua
dòng máu.

1.5.1. Não
Mô não có tốc độ hô hấp cao, dù chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể của
người lớn, nó lấy đến 20% lượng oxy tiêu thụ lúc nghỉ. Hầu hết năng lượng của não
được sử dụng cho bơm (Na+-K+)-ATPase ở màng tế bào nhằm duy trì điện thế màng
cho dẫn truyền xung động thần kinh.
ở điều kiện thông thường, glucose là nguồn nhiên liệu chính của não. Te bào não
hầu như không dự trữ glycogen nên cần được cung cấp glucose đều đặn từ máu. Khi đói
kéo dài, não dần dần chuyển sang sử dụng các thể ceton, chuyển chúng thành acetyl-
CoA cho chu trình acid citric.

Hình 18.3. Quan hệ chuyển hóa giữa các cơ quan chính trong cơ thể.
Mũi tên đậm chỉ con đường ưu thế lúc no.

469
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
1.5.2. Cơ
Nguồn nhiên liệu chính của cơ là glucose (từ glycogen), acid béo và các thể ceton.
Lúc nghỉ và no, cơ tổng hợp glycogen dự trữ, chiếm 1 đến 2% khối lượng cơ. Cơ không
có glucose 6-phosphatase nên không giải phóng glucose vào máu. Cơ cũng không tham
gia vào tân tạo đường vì thiếu bộ máy enzym cần thiết.
Cơ vân lúc nghỉ sử dụng khoảng 30% lượng oxy tiêu thụ của cơ thể. Khi làm việc
nặng, tốc độ hô hấp của cơ có thể tăng đến 25 lần. Lúc đầu, ATP được tái tạo từ
phosphocreatin. Khi phosphocreatin cạn kiệt (chỉ đủ 4 giây khi chạy nước rút), cơ
chuyển sang sử dụng ATP từ đường phân GÓP. Tốc độ đường phân vượt quá khả năng
của chu trình acid citric và phosphoryl oxy hóa. Vì vậy, phần nhiều GÓP thoái hóa yếm
khí thành lactat. Mỏi cơ xảy ra chỉ khoảng 20 giây sau vận động tối đa do H+ giải phóng
kèm lactat làm giảm pH trong cơ.
Cơ tim hoạt động liên tục và biên độ hoạt động ít hơn cơ vân nhiều, nên cơ tim dựa
hoàn toàn vào chuyển hóa hiếu khí. Te bào cơ tim giàu ty thể, chiếm 40% bào tương.
Cơ tim có thể chuyển hóa acid béo, các the ceton, glucose, pyruvat và lactat. Lúc nghỉ,
acid béo là nguồn nhiên liệu ưu tiên của tim, nhưng khi hoạt động nặng, tim tăng cường
tiêu thụ glucose hầu hết lấy từ dự trữ glycogen tương đối hạn chế của nó.

1.5.3. Mô mỡ
Chức năng của mô mỡ là dự trữ và giải phóng acid béo khi cần làm nhiên liệu, và
tiết hormon điều hòa chuyển hóa. Mô mỡ phân bố ở khắp nơi trong cơ thể, nhưng tập
trung chủ yếu ở dưới da, ổ bụng và cơ vân. Người bình thường 70 kg có khoảng 15 kg
mỡ, tương đương 590.000 kJ, đủ duy trì sự sống trong 3 tháng.
Mô mỡ lay acid béo từ lipoprotein tuần hoàn, ester hóa với glycerol 3-phosphat để
tạo triacylglycerol dự trữ. Mô mỡ không có glycerol kinase nên không thể tái sử dụng
glycerol mà phụ thuộc vào sự chuyển glucose thành dihydroxyaceton phosphat (DHAP)
và khử DHAP thành glycerol 3-phosphat.
Glucose đóng vai trò then chốt trong điều hòa tế bào mỡ. Neu glucose đủ, glycerol
3-phosphat được tạo thành trong đường phân, acid béo tự do được giải phóng từ
triacylglycerol sẽ tái ester hóa với glycerol để tạo lại tri acylglycerol. Neu nồng độ
glucose thấp, glycerol 3-phosphat giảm và acid béo tự do được giải phóng vào máu.

1.5.4. Gan
Ngoại trừ triacylglycerol từ bữa ăn được chuyển hóa chủ yếu tại mô mỡ, hầu hết
các chất dinh dưỡng đến gan để được xử lý và phân phối. Vì tính trung tâm cửa gan
trong xử lý các quá trình chuyển hóa nên người ta thường gọi các mô và cơ quan khác là
“ngoài gan” hay “ngoại biên”.

470

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Một trong những chức năng chính của gan là “đệm” glucose máu. Sau bữa ăn, gan
thu nhận glucose và chuyển thành GÓP dưới sự xúc tác của glucokinase, một isozym ở
gan của hexose kinase. Glucokinase không bị ức chế bởi nồng độ GóP, có ái lực vói
glucose thấp hơn hexose kinase và biếu hiện động học dạng sigma (ái lực càng cao khi
nồng độ glucose càng cao). Do đó, ở nồng độ glucose máu thấp, gan không cạnh tranh
glucose với các mô khác, ở gan, GóP có thể (i) chuyển thành glucose để vào máu, (ii)
chuyển thành glycogen để dự trữ, (iii) qua con đường pentose phosphat tạo NADPH cho
tổng hợp acid béo và tạo ribose 5-phosphat cho tổng hợp nucleotid, (iv) tạo acetyl-CoA
đế vào chu trình acid citric hoặc tổng họp acid béo, phospholipid, cholesterol.
Gan là một trung tâm chính của chuyển hóa acid béo. Khi nhu cầu năng lượng cao,
acid béo được thoái hóa thành acetyl-CoA và sau đó thành các thể ceton để được đưa
đến các mô ngoại biên. Gan không sử dụng được các thể ceton do thiếu 3-cetoacyl-CoA
transferase (chuyển các thể ceton trở lại thành acetyl-CoA). Khi nhu cầu năng lượng
thấp, acid béo được giữ trong triacylglycerol và được đưa vào máu ở dạng VLDL đến
mô mỡ.
Gan có thể dùng acid amin làm nhiên liệu chuyển hóa. Gan thoái hóa acid amin
thành nhiều loại sản phẩm trung gian để được oxy hóa hoàn toàn thành CO2 và H2O,
hoặc chuyển thành glucose và các thể ceton. Oxy hóa acid amin cung cấp một phần
đáng kể năng lượng chuyển hóa ngay sau bữa ăn. Khi đói, các nguồn năng lượng khác
đã cạn kiệt, glucose được tạo thành từ acid amin chủ yếu có nguồn gốc từ alanin và
glutamat do thoái hóa protein ở cơ. Do đó, ngoài vai trò cấu trúc và chức năng, protein
còn là nguồn dự trữ năng lượng.

1.5.5. Thận
Thận lọc urea và các chất thải ra khỏi máu, giữ lại các sản phẩm chuyển hóa quan
trọng. Thận cũng giúp duy trì thăng bằng kiềm toan thông qua tái hấp thu bicarbonat,
bài tiết H+ và các acid chuyển hóa.

1.5.6. Máu
Máu giúp vận chuyển các chất chuyển hóa giữa các mô. Một số con đường chuyển
hóa có các phản ứng xảy ra những các cơ quan khác nhau.
Chu trình Cori chuyển một phần gánh nặng chuyển hóa của cơ sang gan (Hình
18.4a). Cơ hoạt động mạnh sử dụng glycogen làm nguồn năng lượng, tạo lactat thông
qua đường phân. Khi phục hồi, một phần trong số lactat này được đưa đến gan và
chuyển thành glucose thông qua tân tạo đường. Glucose này vào máu, trở lại cơ để bổ
sung dự trữ glycogen của cơ, hoàn tất chu trình Cori. ATP của gan được dùng để tổng
hợp glucose từ lactat của cơ. Glucose được tái tổng hợp trở lại cơ và được sử dụng đế

471

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
tạo ATP cho sự co cơ. Sau vận động mạnh, tốc độ tiêu thụ oxy tăng nhằm bù đắp nhu
cầu phosphoryl oxy hóa tạo ATP cho tân tạo đường của gan.
Chu trình glucose-alanin là cơ chế vận chuyển nitơ từ cơ sang gan (Hình 18.4b). ở
cơ, một so aminotransferase sử dụng pyruvat làm cơ chat a-ceto acid thay vì a-
cetoglutarat hay oxaloacetat. Alanin là sản phẩm của phản ứng này, đi vào máu đến gan,
được chuyển amin trở lại thành pyruvat. Pyruvat đi vào tân tạo đường; glucose được tạo
thành quay lại cơ để thoái hóa đường phân, kết thúc chu trình glucose-alanin. Nhóm
amin được alanin vận chuyển có thể chuyển thành ammonia hoặc aspartat và có thể
dùng tổng họp urea (chỉ xảy ra ở gan). Khi nhịn đói, các mô khác cũng có thể dùng
glucose được tạo ở gan theo đường này; hay nói cách khác, cơ vẫn cung cap glucose
cho các mô khác dù không tiến hành tân tạo đường được.

Máu Cơ
(^Glucose C^>Glycogen

Pj +ADP
phân giải glycogen
và đường phân
ATP

] Lactat

a. Chu trình Cori b. Chu trình glucose-alanin


Hình 18.4. Chu trình Cori và chu trình glucose-alanin.

2. ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA


Khả năng kiểm soát tốc độ các quá trình chuyển hóa nhằm đáp ứng với thay đổi của
môi trường bên trong và bên ngoài là một thuộc tính không thể thiếu được của cơ thể
sống. Cơ chế điều hòa chuyển hóa được thể hiện ở các mức độ khác nhau: mức tế bào
và mức hệ thống (toàn cơ thể).

2.1. Điều hòa chuyển hóa ở mức tế bào


Trong một tế bào, cơ chế điều hòa chuyển hóa chủ yếu là ảnh hưởng đến hoạt tính
của enzym hoặc ảnh hưởng đến sinh tổng họp enzym.

2.1.1. Điều hòa nhờ cơ chế làm thay đối hoạt tính của enzym
Trong cơ chế này, lượng enzym không đổi nhưng hoạt tính enzym thay đổi dẫn đến
tốc độ chuyển hóa thay đổi, nên còn được gọi là điều hòa tinh. Đây là cơ chế điều hòa
nhanh, ít tiêu tốn năng lượng, hoạt động chủ yếu ở các enzym điều hòa hay enzym giới
hạn tốc độ, đáp ứng nhu cầu chuyển hóa tức thì của tế bào.

472

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2.1.1.1. Điêu hòa dị lập thê

Các enzym dị lập thể hoạt động thông qua các chất điều hòa dị lập thể (còn gọi là
chất tác dụng dị lập thể) gắn thuận nghịch không đồng hóa trị. Các chất tác dụng thường
là cơ chất, sản phẩm hoặc coenzym của con đường chuyển hóa đó nhưng không nhất
thiết là của chính enzym đó.
Có 2 kiểu điều hòa dị lập thể. Trong cơ chế dị lập thể dương (hoạt hóa dị lập thể),
chất tác dụng (chất hoạt hóa) khiến enzym dễ dàng tiếp nhận cơ chất và tăng hoạt tính.
Neu chất tác dụng là chất được tạo thành trước đó trong con đường chuyển hóa, cơ chế
này được gọi là hoạt hóa dẫn tiếp (Hình 18.5a). Thí dụ: glucose 6-phosphat là chất hoạt
hóa dị lập thể đối với glycogen synthase (Hình 18.5b).

E| _ Ej _ Ej _ E4 E5
A > B — c —D —— > E — p

b Glucose
/ATP
Hexokmase

Glucose UDP
(+)
6-phosphat . 7* Glycogen (n+1)
Phospho­ Glycogen Ị
glucomutase synthase i

UTP pp Glycogen (n)


Glucose < t vc .
~~—> UDP-glucose
11-PhoSPhatUDP-glucose
pyrophosphorylase

Hình 18.5. Hoạt hóa dẫn tiếp.

Trong cơ chế dị lập thể âm (ức chế dị lập thể), chất tác dụng (chất ức chế) khiến
enzym khó tiếp nhận cơ chất và giảm hoạt tính. Neu chất tác dụng là sản phấm (thường
là sản phẩm cuối cùng) của con đường chuyển hóa, cơ chế này được gọi là ức chế hồi
tiếp (Hình 18.6a). enzym chịu sự điều hòa thường là enzym đầu tiên đặc trưng cho con
đường chuyển hóa. Cơ chế này quan trọng trong các con đường sinh tổng hợp vì giúp
sản phẩm kiểm soát tốc độ tổng hợp của chính nó. Chất ức chế hồi tiếp thường có cấu
trúc khác với cơ chất và sản phẩm của enzym mà nó ức chế. Thí dụ: sản phẩm của quá
trình tổng họp pyrimidin là CTP ức chế enzym ATCase (enzym quy định tốc độ của con
đường này) (Hình 18.6b).

473

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Cytidine triphosphat (CTP)

Hình 18.6. ức chế hồi tiếp.

2.1.1.2. Biến đối đồng hóa trị

Nhiều enzym được điều hòa bang phosphoryl hóa hay khử phosphoryl, hoặc biến
đổi đồng hóa trị với các chất khác. Các quá trình này thường chịu sự kiểm soát từ các
tín hiệu bên ngoài như hormon. Thí dụ: glycogen phosphorylase xúc tác phản ứng phân
giải glycogen có 2 dạng: phosphorylase a là dạng được phosphoryl hóa và hoạt tính cao
hơn dạng phosphorylase b không được phosphoryl hóa.

2.1.1.3. Chu trình cơ chất

Neu 2 phản ứng ngược nhau không cân bằng, do 2 enzym khác nhau xúc tác thì tốc
độ của từng chiều phản ứng V/ (chiều thuận) và Vr (chiều nghịch) có thể thay đổi riêng rẽ
nhau. Khi đó, thông lượng (v/-Vr) có thể được điều chỉnh tăng không chỉ bằng cách làm
tăng tốc độ phản ứng thuận mà còn bằng cách làm giảm tốc độ phản ứng nghịch.
Thí dụ ở chu trình cơ chat fructose ố-phosphat/fructose 1,6-biphosphat, khi cơ hoạt
động mạnh, hoạt tính PFK tăng còn hoạt tính FBPase giảm nên thông lượng qua PFK
tăng, làm thúc đẩy quá trình đường phân.

474

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2.1.2. Điều hòa nhờ cơ chế ảnh hưởng đến sự sinh tổng hợp enzym

Cơ chế này làm thay đổi lượng enzym, từ đó làm thay đổi hoạt độ của enzym và tốc
độ chuyển hóa, nên còn được gọi là điều hòa thô. Đây là đáp ứng dài hạn (nhiều giờ đến
nhiều ngày ở tế bào nhân thật), tiêu tốn nhiều năng lượng, xảy ra ở một hoặc tất cả các
enzym của con đường chuyển hóa và thường chịu kiểm soát của hormon và/hoặc quá
trình biệt hóa mô hay thích nghi với thay đổi dài hạn của môi trường.
Bên cạnh các gen “giữ nhà” được biểu hiện liên tục nhằm tạo sản phẩm thiết yếu
cho hoạt động của tế bào còn có những gen mà sự biểu hiện của chúng được điều hòa
theo tín hiệu phân tử. Quá trình làm tăng sản phẩm của gen được gọi là sự cảm ứng', quá
trình làm giảm sản phẩm gen được gọi là sự ỉám hãm.
Trong cơ chế biểu hiện gen, ARN polymerase gắn vào ADN ở đoạn khởi động
(promoter) để bắt đầu sự phiên mã. Vị trí này gần với nơi ARN bắt đầu được tổng hợp.
Có 3 loại protein điều hòa sự khởi đầu phiên mã: yếu tổ đặc hiệu làm ảnh hưởng lên
tính đặt hiệu của ARN polymerase đối với đoạn khởi động; chất kìm hãm ngăn cản
ARN polymerase gắn lên đoạn khởi động (điều hòa âm); chat hoạt hóa thúc đẩy tương
tác giữa ARN polymerase và đoạn khởi động (điều hòa dương).
Chất kìm hãm gắn vào vị trí đặc hiệu trên ADN. ở vi khuẩn, vị trí này được gọi là
đoạn tác động (operator), nằm gần đoạn khởi động. Phân tử tín hiệu (hay chất tác
dụng), thường là phân tử nhỏ hoặc protein, gắn vào chất kìm hãm gây thay đổi cấu hình,
từ đó điều hòa sự gắn của chất kìm hãm lên ADN. Khi tương tác với chất kìm hãm,
phân tử tín hiệu có thể làm tăng (là chất cảm ứng) hoặc làm giảm (là chất đồng kìm
hãm) sự phiên mã (Hình 18.7a, b).
Chất hoạt hóa gắn tại vị trí gần đoạn khời động.
Trong trường hợp này, một mình ARN polymerase
gắn yếu hay không gắn được vào đoạn khởi động
mà cần có sự hỗ trợ của chất hoạt hóa. Tùy theo sự
tương tác với chất hoạt hóa, phân tử tín hiệu có thể
làm giảm (là chất ức chế) hoặc làm tăng (là chất
đồng hoạt hóa hay cảm ứng) sự phiên mã (Hình 18.7c, d). 0 tế bào nhân thật, vị trí gắn
của chất ức chế và chất hoạt hóa có thể ở xa đoạn khởi động.

475

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Điều hóa âm Điều hóa dương
(chất kìm hãm gắn vào ADN (chát hoạt hóa gắn vào ADN tạo
ngăn cản sự phiên mã) thuận lợi cho sự phiên mã) ARN
(a) (c) polymerase
Đoạn tác động

Đoạn khởi động


Phân tử tín hiệu khiến
protein điều hòa tách
khỏi ADN

Phân tử
tín hiệu
ARNm

(b)

Phân tử tín hiệu khiến


protein điều hòa gắn
vào ADN

ARNm

Hình 18.7. Các loại điều hòa khởi đầu phiên mã thường gặp.

Ớ vi khuẩn, các gen có chức năng liên quan với nhau thường được xếp gần nhau và
được phiên mã vào cùng một ARNm polycistron. Cụm gen này và các đoạn có chức
năng điều hòa được gọi là operon (Hình 18.8). Các operon lac và trp của E. coli giúp
giải thích quá trình cảm ứng và kìm hãm tổng họp các enzym protein.

Vị trí gắn
VỊ trí gắn chất ức chế
chất hoạt hóa (đo?n tác động)

Đoạn khởi động / ------------------- 7


x z Các gen được phiên mã
Các trình tự điêu hòa thành một đơn vị

Hình 18.8. Sơ đồ operon ở vi khuẩn.

476

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2.1.2.1. Cơ chế cảm ứng tổng hợp enzym

Cơ chế cảm ứng tổng hợp thường gặp đối với các enzym điều hòa quá trình dị hóa.
Operaon lactose (lac, Hình 18.9) chứa các gen cho //-galactosidase (lacZ),
galactosid permease (lacY) và thiogalactosid transactylase (ỉacA) (enzym thứ 3 có lẽ
đóng vai trò biến đổi galactosid độc hại để loại ra khỏi tế bào). Operon lac chịu sự kiểm
soát của cả 2 cơ chế điều hòa âm và dương.

a. Điều hòa âm

Protein kìm hãm ỉac (Lac) là tetramer chứa các tiểu đơn vị giống nhau, do gen lacl
mã hóa. Gen lacl nằm trước đoạn khởi động của operon lac và có đoạn khởi động riêng
của nó (Pi) độc lập với các gen operon lac. Ngoài đoạn tác động chính (01), chất kìm
hãm Lac còn cùng lúc gắn với một trong 2 đoạn tác động phụ (Ơ2, O3) nằm trong các
gen lacZ và ỉacl. Chất kìm hãm Lac điều hòa hoạt động của operon ỉac theo kiểu trong
Hình 18.7a.

ADN Pl ỉacỉ 03 p 0) iacZ lacY ỉacA

Hình 18.9. Operon lac ở trạng thái bị kìm hãm.

Operon ỉac được cảm ứng khi môi trường có lactose (không có glucose). Sau khi
vào tế bào, E. coli (nhờ một ít permease có sẵn), lactose (chứa liên kết /?1—>4 glycosid)
được một ít //-galactosidase có sẵn chuyển thành allolactose (chứa liên kết //1—>6
glycosid, là phản ứng phụ của ^-galactosidase - phản ứng chính là thủy phân lactose
thành galactose và glucose). Allolactose là chất cảm ứng (tín hiệu) gắn vào vị trí đặc
hiệu trên chất kìm hãm Lac, gây biến đổi cấu hình khiến chất kìm hãm tách khỏi đoạn
tác động, cho phép các gen của operon lac biểu hiện. Một số //-galactosid có cấu trúc
tương tự allolactose, nhưng không là cơ chất của ^-galactosidase, cũng là chất cảm ứng

477

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

đối với operon ỉac. Trong số đó, isopropylthiogalatosid (IPTG) là chất được dùng nhiều
trong thực nghiệm.

b. Điều hòa dương

Glucose được vi khuẩn ưa thích sử dụng vì vào đường phân trực tiếp, còn các
đường khác phải qua chuẩn bị. Khi môi trường vừa có lactose vừa có glucose, vi khuẩn
sẽ sử dụng glucose cho đến khi hết, rồi tạm ngưng phát triển cho đến khi các gen của
operon lac được cảm ứng. Khi có mặt glucose, một cơ chế gọi là kìm hãm chất dị hóa
khiến các gen cần cho dị hóa lactose, arabinose và các đường khác bị hạn chế biểu hiện.
Cơ chế này có sự tham gia của cAMP làm chất đồng hoạt hóa và protein hoạt hóa là
protein thụ thể cAMP (cAMP receptor protein, hay CRP; còn được gọi là protein hoạt
hóa gen chất dị hóa - catabolite gene activator protein, hay CAP). Khi không có
glucose, CRP-cAMP gắn vào vị trí gần đoạn khởi động ỉac và kích thích phiên mã. CRP
gắn vào ADN mạnh nhất khi nồng độ cAMP cao. Sự hiện diện của glucose làm ức chế
tổng họp cAMP (do glucose ức chế adenyl cyclase) và tăng thoát cAMP ra khỏi tế bào,
khiến nồng độ cAMP giảm, CRP trở nên gắn kém với ADN, do đó làm giảm sự biểu
hiện của operon ỉac.
Hai cơ chế điều hòa âm và điều hòa dương có sự phối họp với nhau: khi chất kìm
hãm Lac ngăn cản phiên mã thì CRP-cAMP không có tác dụng; nếu CRP-cAMP không
hiện diện thì ARN polymerasae và đoạn khởi động không hình thành được phức hợp
mở nên việc chất kìm hãm tách khỏi operon ỉac cũng không có tác dụng trên phiên mã.
Do đó, sự cảm ứng của operon ỉac cần vừa lactose vừa nồng độ glucose thấp.
CRP và cAMP còn tham gia điều hòa phối hợp ở nhiều operon khác. Mạng lưới các
operon có chung chất điều hòa được gọi là regulon.

2.1.2.2. Cơ chê kìm hãm tông hợp enzym

Hầu hết các sinh vật đều tổng họp được các acid amin cho minh, nhưng chúng cũng
có thế lấy từ môi trường bằng cách thoái hóa protein ngoại sinh. Vì vậy, khi có sẵn một
acid amin ngoại sinh, tế bào có cơ chế kìm hãm tổng họp enzym cần cho sự tổng họp
mới acid amin này. Thí dụ ở E. coỉỉ, tryptophan là chất điều hòa âm đối với sự tổng hợp
của chính nó. Operon tryptophan (grp, Hình 18.10) của vi khuẩn này có 5 gen mã hóa
các enzym cần để chuyển chorismat thành tryptophan, và được điều hòa theo hai cơ chế:
kìm hãm và suy giảm.

478
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Chất kìm hãm -Ị-rp

H——--------- Vùng điều hòa Các gen bị điều hòa----------------------------------------- H

ARNm trp
(nồng độ tryptophan thấp)

ARNm bị suy giảm


(nồng độ tryptophan cao)

Các enzym tổng hợp tryptophan ------------------------------- •

Hình 18.10. Operon trp.

Chất kìm hãm Trp được mã hóa bởi gen trpR nằm ở một nơi khác trên nhiễm sắc
thế và được phiên mã độc lập. Khi tryptophan dồi dào, phức hợp chất kìm hãm-
tryptophan gắn vào đoạn tác động nằm bên trong đoạn khởi động, ngăn cản ARN gắn
vào đoạn khởi động, từ đó kìm hãm sự biểu hiện của operon trp.
Khi operon trp không còn bị kìm hãm và bắt đầu phiên mã, một cơ chế thứ hai, độc
lập với cơ chế kìm hãm trên, gọi là cơ chế suy giảm, giúp tinh chỉnh tốc độ phiên mã
theo nồng độ tryptophan có trong tế bào. Trong cơ chế này, sự phiên mã được khởi đầu
bình thường, nhưng bị chấm dứt sớm trước khi các gen của operon được phiên mã.
Đoạn dẫn đầu ở đầu 5' của ARN thông tin có 4 chuỗi trình tự điều khiển cơ chế suy
giảm, nằm trước codon khởi đầu của gen thứ nhất. Trình tự trên các chuồi này bổ sung
nhau, tạo một trong hai khả năng bắt cặp: (i) 2 kẹp tóc: chuỗi 1 và chuỗi 2, chuỗi 3 và
chuỗi 4; (ii) chỉ 1 kẹp tóc giữa chuỗi 2 và chuỗi 3. Trong trường họp đầu, kẹp tóc 3-4
tạo đoạn kết thúc phiên mã (do giàu G-C, tiếp theo là một loạt U).
Chuỗi 1 được giải mã thành peptid dẫn đầu, gồm 14 acid amin trong đó có 2
tryptophan. Peptid này được giải mã ngay lập tức sau khi được phiên mã nhờ các
ribosom theo sát ARN polymerase. Khi nồng độ tryptophan cao, nồng độ Trp-ARNtTrp
cũng cao, quá trình giải mã nhanh chóng đi qua 2 codon Trp của chuỗi 1 và vào chuỗi 2,
trước khi chuỗi 3 được ARN polymerase tổng họp. Khi đó, chuỗi 2 bị ribosom bao trùm
và không bắt cặp được với chuỗi 3 khi chuỗi 3 được tổng họp, tạo điều kiện hình thành
kẹp tóc 3-4 và chất dứt phiên mã. Khi nồng độ trypophan thấp, ribosom dừng lại ở 2
codon Trp ở chuỗi 1. Chuỗi 2 trống khi chuỗi 3 được tổng họp nên 2 chuỗi này bắt cặp

479

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
với nhau. Kẹp tóc 2-3 bền hơn kẹp tóc 3-4 nên không hình thành kẹp tóc 3-4, cho phép
phiên mã tiếp tục.

(a) ARN đoạn dẫn đầu trp


Codon khởi đầu
dịch mã 2 codon Trp
1 ị 50 $ 100 140
------ 1 ..... 2 ----- 3 (ư)g

(b) Dịch mã đoạn dẫn đầu trp


Nồng độ tryptophan cao Nồng độ
tryptophan thấp

Tạo
uuuu kẹp tóc
ARN 2-3
polymesare
4 kết thúc
phiên mã
Ribosom bị
lên chuỗi 2 sa lầy tại
Tạo kẹp tóc 3-4 codon Trp ở
đoạn 1

ARN polymesare
tiếp tục phiên mã
Hình 18.11. Cơ chế suy giảm của sự phiên mã operon trp.

2.2.2. Điều hòa ở mức hệ thống


Cơ thể động vật bậc cao phối hợp chuyển hóa qua hệ thong thần kinh nội tiết. Te
bào ở một mô nhận biết tình trạng của cơ thể và đáp ứng bằng cách tiết chất truyền tin
hóa học đến một tế bào khác trong cùng mô hoặc khác mô. Chất truyền tin gắn vào thụ
thể ở tế bào thứ hai và kích hoạt sự thay đổi ở tế bào này. Đối với tín hiệu thần kinh,
chất truyền tin (chất dẫn truyền thần kinh, như acetylcholin) có thể chỉ đi quãng đường
một phần của micromet, qua khe synap vào neuron kế tiếp của mạng lưới. Đối với tín
hiệu hormon, chất truyền tin (hormon) vào dòng máu đến tế bào gần đó hoặc đến mô, cơ
quan ở xa. Tuy khác nhau về giải phẫu, hai cơ chế truyền tin hóa học này lại rất giống
nhau về cách tác động.

480

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Kiêm soát thần kinh nội tiết là quá trình phức tạp và tác động lên mọi hoạt động
chuyên hóa của cơ thế. Phần này chỉ đề cập khái quát về vai trò của các hormon insulin,
glucagon và catecholamin trên chuyển hóa glucid, lipd và acid amin.
- Kiểm soát hormon trong chuyển hóa glucid, lipid và acid amin
Insulin
Te bào p của tụy đáp ứng với sự tăng nồng độ glucose máu bằng cách tiết ra
insulin. Glucose vào tế bào p bằng vận chuyển thụ động. Quá trình chuyển hóa của
glucose trong tế bào p (hoạt động của glucokinase, tốc độ phosphoryl oxy hóa...) tạo tín
hiệu cho sự tiết insulin.
Ở tế bào cơ và mỡ, GLƯT4 là chất vận chuyển gluocse nhạy cảm với insulin. Khi
không có insulin, GLUT4 nằm trong các túi nội bào và các cấu trúc ống. Insulin thúc
đẩy quá trình hòa màng các túi này vào màng bào tương, dẫn đến tăng lượng GLUT4 ở
màng bào tương. GLUT4 có Km thấp đối với glucose (2-5 mM) nên tế bào chứa thụ thể
này có thể nhanh chóng thu nhận glucose từ máu. Te bào não thường xuyên biểu hiện
chất vận chuyển glucose không nhạy cảm insulin (GLUT3). Gan không có GLUT4 nên
không đáp ứng với insulin về mặt hấp thu glucose. GLUT2 là chất vận chuyển glucose
hai chiều, có ở tế bào gan, tế bào p tụy, tế bào biểu mô ruột non và ống thận.
Ở tế bào cơ, insulin làm tăng tổng hợp glycogen thông qua việc thúc đẩy phản ứng
khử phosphoryl để hoạt hóa glycogen synthase. Ở tế bào mỡ, insulin làm tăng tổng hợp
triacylglycerol bằng các cơ chế: hoạt hóa phức hợp pyruvat dehydrogenase (bằng cách
hoạt hóa phosphatase liên quan) để tạo acetyl-CoA cho tổng hợp acid béo; hoạt hóa
acytyl-CoA carboxylase; làm tăng nồng độ acid béo synthase; ức chế lipase nhạy cảm
hormon.
Ở gan, insulin bất hoạt phosphorylase kinase (làm giảm phân giải glycogen); hoạt
hóa glycogen synthase (làm tăng tổng hợp glycogen); ức chế phiên mã các gen mã hóa
enzym tân tạo đường phosphoenolpyruvat carboxykinase, fructose 1,6-biphosphatase,
glucose 6-phosphatase; hoạt hóa phiên mã các gen cho enzym đường phân glucokinase,
pyruvat kinase; tăng biểu hiện các enzym tạo lipid như acetyl-CoA carboxylase, acid
béo synthase.
Glucagon và epinephrin
Trái ngược với insulin, glucagon hoạt hóa quá trình phân giải glycogen ở gan đế
cung cấp glucose cho các mô khác. Tế bào cơ không có thụ thể với glucagon. Glucagon
thúc đẩy sự huy động acid béo ra khỏi tế bào mỡ bằng cách hoạt hóa lipase nhạy cảm
hormon.

481

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Catecholamin tạo đáp ứng tương tự như glucagon. Dưới tác động của stress,
epinephrin và norepineprin gắn với 2 loại thụ thể: P-adrenoreceptor (liên kết với hệ
thống adenyl cyclase), a-adrenoreceptor (có chất truyền tin thứ hai là inositol 1,4,5-
triphosphat (IP3), làm tăng nồng độ Ca2+ nội bào).
Te bào gan có thể đáp ứng trực tiếp hay gián tiếp với epinephrin. Epinephrin thúc
đẩy tụy giải phóng glucagon. Epinephrin gắn trực tiếp với cả hai a- và 0-adrenoreceptor
trên bề mặt tế bào gan. Gắn vào P-adrenoreceptor làm tăng cAMP dẫn đến ly giải
glycogen và tân tạo đường. Gắn vào a-adrenoreceptor làm tăng [Ca2+] nội bào, từ đó
củng cố đáp ứng của tế bào đối với cAMP (phosphorylase kinase—tham gia hoạt hóa
glycogen phosphorylase và bất hoạt glycogen synthase—chỉ có hoạt tính đầy đủ khi
được phosphoryl hóa và [Ca2+] tăng). Ngoài ra, một so protein kinase phụ thuộc Ca2+
xúc tác phản ứng phosphoryl hóa gây bất hoạt glycogen synthase.
Tương tự như trên, epinephrin gắn vào p-adrenoreceptor trên tế bào cơ thúc đẩy
thoái hóa glycogen để đưa glucose vào đường phân tạo ATP. Ở mô mỡ, epinephrin gắn
vào một số a- và P-adrenoreceptor dẫn đến hoạt hóa lipase nhạy cảm hormon để huy
động acid béo làm nhiên liệu cho mô khác. Ngoài ra, epinephrin còn làm dãn cơ trơn
phế quản và mạch máu nuôi cơ vân; làm co mạch máu nuôi da và cơ quan ngoại biên
khác. Tổng hợp lại, các thay đổi này chuẩn bị cho cơ thể đối phó với tình huống bất ngờ
bằng cách huy động năng lượng dự trữ và hướng đến nơi cần.
Thụ thể và con đường dẫn truyền tín hiệu trong điều hòa chuyển hoá
Thành phần của một con đường dẫn truyền tín hiệu gồm: (i) thụ thể; (ii) cơ chế
truyền sự kiện gắn chất kết đến bên trong tế bào; và (iii) chuỗi đáp ứng nội bào, gồm
chất truyền tin thứ hai và/hoặc các biến đổi hóa học xúc tác bởi các kinase và
phosphatase.
Có 3 con đường dẫn truyền tín hiệu quan trọng (Hình 18.12): (i) con đường có sự
tham gia của các tyrosin kinase thụ thể liên kết với dòng thác tín hiệu Ras; (ii) con
đường trong đó adenyl cyclase tạo cAMP làm chất truyền tin thứ hai; và (iii) con đường
trong đó phosphalipase c (PKC) thủy phân phosphoinositid tạo inositol 1,4,5-
triphosphat (IP3) và 1,2-diacylglycerol (DAG), hai chất này cùng với Ca2+ là chất truyền
tin thứ hai. Cả hai hệ thống truyền tin thứ hai đều có thụ thể bắt cặp với protein G.
Protein G lớn hoạt hóa adenyl cyclase là Gs, còn protein G lớn hoạt hóa phosphalipase
c là Gq.

482
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
(a) Tyrosln kinase thụ thể (b) Con đường adenylat cyclase (c) Con đường phosphoìnositid
Dòng thác tín hiệu Ras

Hình 18.12. Các con đường dẫn truyền tín hiệu chính.
* Các chữ viết tắt: RTK: tyrosin kinase thụ thể (receptor tyrosin kinase); GAP: protein hoạt hóa
GTPase (GTPase-activating protein); MEK: MAPK/ERK kinase; ERK: kinase được tín hiệu
ngoại bào hoạt hóa (extracellular-signal-regulated kinase); MAPK: protein kinase được chất
kích thích phân bào hoạt hóa (mitogen-activated protein kinase); AC: adenylat cyclase; PKA:
protein kinase A; PLC: phospholipase C; DAG: 1,2-diacylglycerol; PKC: protein kinase C; IP3:
inositol 1,4,5-triphosphat; CaMK: protein kinase phụ thuộc Ca2+/calmodulin (Ca2+/calmodulin-
dependent protein kinase).

Nhiều hormon, yếu tố tăng trưởng và các phân tử truyền tín hiệu khác sử dụng các
con đường dẫn truyền tín hiệu để tạo đáp ứng sinh học như thay đổi chuyển hóa, biệt
hóa tế bào, tăng trưởng và phân chia tế bào. Đáp ứng nội bào được điều hòa bằng số,
loại và vị trí bên trong tế bào của các thành phần trong hệ truyền tín hiệu, cũng như sự
tham gia của các chất kết khác vào bộ máy dẫn truyền tín hiệu.

CÂU HỎI Tự LƯỢNG GIÁ


1. Phát biểu nào sau đây đúng về liên quan chuyển hoá?
A. Chu trình acid citric là giai đoạn thoái hóa cuối cùng của riêng glucid.
B. Sự thoái hóa glucid, lipid và protid tạo nên những dạng dự trữ năng lượng khác
nhau.
c. Các chat glucid, lipid và protid có thể biến đổi qua lại.
D. Triglycerid là một chất “ngã ba đường”.

483

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2. Phát biểu nào sau đây SAI về liên quan chuyển hóa?
A. Pyruvat tham gia chuyển hóa glucid, lipid và protid.
B. Acetat và phosphoglyceraldehyd là các chất ngã ba đường.
c. Glucid, lipd và protid không thay thế nhau hoàn toàn được.
D. Oxaloacetat là một a-ceto acid.
3. Phát biểu nào sau đây đúng về liên quan chuyển hóa?
A. Con đường HDP cung cấp NADPH cho tổng họp acid béo.
B. Succinyl-CoA tham gia tạo globin.
c. Sự amin hóa oxaloacetat tạo alanin.
D. Nguyên liệu tổng họp nucleotid lấy từ con đường HMP.
4. Vị trí nào phù hợp vói các quá trình chuyển hóa trong tế bào?
A. Protein được tổng họp ở ribosom.
B. Trong nhân tế bào có sự tổng họp glycogen và phospholipid.
c. Trong bào tương xảy ra chu trình acid citric.
D. Quá trình p oxy hóa acid béo xảy ra ở tiêu thể.
5. về chuyển hóa xảy ra ở cơ có đặc điểm nào?
A. Glucose từ cơ tham gia điều hòa đường huyết.
B. Vai trò tân tạo đường của cơ là quan trọng lúc đói.
c. Lúc nghỉ, cơ sử dụng 10% lượng oxy tiêu thụ của cơ thể.
D. Đường phân yếm khí không xảy ra ở cơ tim.
6. Gan có vai trò nào trong chuyển hóa?
A. Gan không sử dụng được các thể ceton.
B. Hexose kinase xúc tác phosphoryl hóa glucose ở gan.
c. Glucose 6-phosphat ở gan không tham gia tạo NADPH được.
D. Triacylglycerol từ bữa ăn được chuyển hóa chủ yếu tại gan.
7. về điều hòa chuyển hóa, phát biểu nào SAI?
A. Cơ chế điều hòa nhờ làm thay đổi hoạt tính của enzym là cơ chế điều hòa nhanh.
B. Glucose 6-phosphat là chất hoạt hóa dị lập thể đối với glycogen synthase.
c. ức chế hồi tiếp thường tác động lên enzym cuối của con đường chuyển hóa.
D. Điều hòa dị lập thể làm thay đổi hoạt tính của enzym.
8. Điều hòa biểu hiện gen có đặc điểm nào?
A. Gen điều hòa nằm ở đoạn ADN giữa đoạn tác động và gen cấu trúc.
B. Sự phiên mã các gen cấu trúc của một operon tạo ARNm polycistron.
c. Protein điều hòa gắn vào gen cấu trúc để điều khiển phiên mã.
D. Trong cơ chế điều hòa âm, chất kìm hãm gắn lên ARN polymerase.

484

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
9. Operon lac của E. coli có đặc điểm nào?
A. Có 5 gen cấu trúc.
B. Giảm biểu hiện khi môi trường có glucose.
c. Allolactose gắn vào chất kìm hãm khiến chất kìm hãm gắn vào đoạn tác động.
D. Phức hợp CRP-cAMP ức chế phiên mã.
10. Kiểm soát hormon trong chuyển hóa có đặc điểm nào?
A. Glucose vào tế bào (3 tụy qua kênh chú động.
B. Insulin khiến tế bào gan hấp thu glucose, từ đó làm giảm glucose máu.
c. Glucagon hoạt hóa quá trình phân giải glycogen ở cơ.
D. Glucagon hoạt hóa lipase nhạy cảm hormon.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Hóa sinh (Đại học Y Dược TPHCM). Hóa sinh y học. Nhà xuất bản Y học 2008
2. Murray RK (2003), Harper's Illustrated Biochemistry, New York: McGraw-Hill.
3. Nelson DL & Cox MM (2008), Lehninger Principles of Biochemistry. New York:
W.H. Freeman and Company.

485

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ĐÁP ÁN CÁC CHƯƠNG

CHƯƠNG I: HÓA HỌC GLUCH)


l.B 2. C 3.D 4. D 5. D
6. D 7. C 8.D 9. A 10. B

CHƯƠNG II: HÓA HỌC LIPID


l.B 2. B 3. D 4. D 5. D
6. D 7. A 8. D 9. c 10. D

CHƯƠNG III: HÓA HỌC PROTID


l.A 2. A 3. A 4. C 5. C
6. B 7. C 8. B 9. C 10. D

CHƯƠNG IV: HÓA HỌC PORPHYRIN VÀ HEMOGLOBIN


l.A 2. A 3. c 4. B 5. C
6. A 7. B 8. B 9. D 10. B

CHƯƠNG V: HÓA HỌC NUCLEOTID VÀ ACID NUCLEIC


1. D 2.D 3. C 4. A 5. D
6. A 7. A 8. B 9. A 10. A

CHƯƠNG VI: VITAMIN


l.D 2. c 3. D 4. A 5. C
6. D 7. B 8. C 9. B 10. A

CHƯƠNG VII: ENZYM


l.A 2. C 3. c 4. B 5. A
6. B 7. C 8. D 9. A 10. D

CHƯƠNG VIII: HORMON


l.B 2. A 3. C 4. A 5. B
6. A 7. B 8. D 9. A 10. B

CHƯƠNG IX: KHÁI NIỆM VỀ CHUYỂN HÓA CÁC CHẤT


l.B 2. c 3. A 4. Đ 5. c
6. A 7. D 8. D 9. A 10. C

486
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
CHƯƠNG X: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
l.c 2. A 3.D 4. B 5. A
6. D 7. D 8. C 9. B 10. C

CHƯƠNG XI: CHUYỂN HÓA GLUCID


l.C 2. D 3.C 4. D 5. A
6. D 7. B 8. D 9. A 10. D

CHƯƠNG XII: CHUYỂN HÓA LIPID


l.C 2. C 3. A 4. D 5. D
6. D 7. A 8. B 9. D 10. C

CHƯƠNG XIII: CHUYÊN HÓA PROTID


l.A 2. B 3.D 4. c 5. B
6. B 7. D 8. D 9. B 10. D

CHƯƠNG XIV: CHUYỂN HÓA HEMOGLOBIN


1. D 2. C 3.C 4. c 5. B
6. B 7. A 8. c 9. c 10. A

CHƯƠNG XV: CHUYỂN HÓA ACID NUCLEIC


1. C 2.A 3. c 4. c 5. B
6. D 7. C 8. D 9. c 10. D

CHƯƠNG XVI: PCR, REALTIME PCR, GIẢI TRÌNH Tự ACID NUCLEOTID


1. A 2. B 3.D 4. C 5. B
6. B 7. D 8. D 9. B 10. D

CHƯƠNG XVII: SINH TỔNG HỢP PROTEIN


1. C 2. A 3. C 4. A 5. D
6. A 7. C 8. A 9. B 10. C

CHƯƠNG XVIII: LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỀN HOÁ


1. C 2. B 3. D 4. A 5. D
6. A 7. C 8. B 9. B 10. D

487

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
699 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5
VPGD: 139A Triệu Quang Phục - Phường 11 - Quận 5
Điện thoại: 028-39235648
Email: cnxuatbanyhoc@gmail.com

Giáo trình giảng dạy đại học


HÓA SINH Y HỌC
(Tái bản lần thứ I)

Chịu trách nhiệm xuất bản


Tổng Giảm đốc: Chu Hùng Cường
Chịu trách nhiệm nội dung
BSCKL Nguyễn Tiến Dũng

Biên tập: Từ Thành Trí Dũng


Sửa bản in: Từ Thành Trí Dũng
Trình bày bìa: Mai Xuân Hoài/Trần Thái Bình
Kỹ thuật vi tính: Mai Xuân Hoài/Phan Danh Thanh

Đối tác liên kết xuất bản: Bộ môn Hóa sinh -


Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
In 2.000 cuốn khổ 19 X 26,5 cm tại Công ty cổ phần Thưomg mại In Nhật Nam, 007 Lô
I, KCN Tân Bình, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú. Xưởng in: 410 Tân Kỳ Tân Quý,
phường Son Kỳ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Số xác nhận đăng ký xuất bản: 54-2022/CXBIPH/l 1-01/YH ngày 07/01/2022. Quyết định
xuất bản số: 06/QĐ-XBYH ngày 10/01/2020. In xong và nộp lưu chiểu năm 2022.
Mã ISBN: 978-604-66-5371-4

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
ww.facebook.com/ythuquanthu

ww.facebook.com/ythuquanthu

You might also like