PPNCTL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÍ

1. Quan sát

- Khái niệm: Là quá trình tri giác có chủ định


nhằm thu thập thông tin về đối tượng nghiên
cứu.

- Có nhiều hình thức quan sát:

+ Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

+ Quan sát toàn diện và quan sát bộ phận, có trọng điểm.

Ví dụ: Nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh thông qua quan sát: sự đúng giờ
khi đi học, sự tích cực trong lớp học, tham gia xây dựng bài, chuẩn bị bài trước
khi lên lớp, tính chủ động trong các hoạt động của nhóm, lớp;...
- Ưu điểm:

+thu thập được các thông tin khách quan, cụ thể và trung thực về đối tượng
trong trạng thái tồn tại tự nhiên của nó.

+ đơn giản về thiết bị.

+ ít tốn kém về kinh phí.

- Nhược điểm:

+ tính thụ động cao.

+ tốn nhiều thời gian, công sức.

- Lưu ý:

+ Xác định rõ mục đích, đối tượng quan sát và đối tượng nghiên cứu.

+ Lập kế hoạch cụ thể và chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện.

+ Lựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp.

+ Ghi chép hợp lí, khách quan, trung thực.

Câu hỏi:

- Sau khi phân tích, ứng dụng phương pháp quan sát vào trong nghiên cứu tâm lí
học sinh.
- Phương pháp quan sát có thực sự cần thiết và quan trọng trong việc nghiên cứu
tâm lí học sinh hay không? Giải thích?

2. Điều tra bằng bảng hỏi

- Khái niệm: Điều tra bằng bảng hỏi là sử dụng một


hệ thống câu hỏi đã được soạn thảo sẵn nhằm thu
thập các thông tin về vấn đề nghiên cứu.
- Thành phần chính trong bảng hỏi là các câu hỏi :

+ câu hỏi đóng (lựa chọn phương án trả lời)

+ câu hỏi mở (không có đáp án lựa chọn, cá nhân tự trả lời)

Ví dụ: Nhà trường muốn điều tra mức độ hứng


thú của học sinh, sinh viên với một môn học và đã
đưa ra một bảng hỏi gồm các câu hỏi như: Em có
thích học bộ môn đó không? và đưa ra các lựa
chọn như: thích, rất thích, không thích, khác. Em
có thường xuyên tham gia xây dựng phát biểu bài
trong giờ học môn đó không? và đưa ra các lựa
chọn: thường xuyên, thi thoảng, rất ít, khác.

- Ưu điểm:

+ cho phép chủ động thu thập thông tin của nhiều cá
nhân

+ trên địa bàn rộng

+ trong một khoảng thời gian ngắn

+ mang tính chủ động cao

- Nhược điểm: không đảm bảo tính khách quan của hết quả trả lời (vì đánh giá hiện
tượng tâm lí theo ý kiến chủ quan của cá nhân người trả lời, dễ xảy
ra hiện tượng “nghĩ một đằng, làm một nẻo”).

Câu hỏi:

- Làm thế nào để điều tra bằng bảng hỏi đạt hiệu quả cao nhất? (Trước
khi điều tra bằng bảng hỏi thì những câu hỏi cần chuẩn bị thật kĩ
lưỡng, phù hợp, bám sát với vấn đề cần nghiên cứu tránh thu lại những
kết quả sai lệch)

- Để khắc phục nhược điểm của phương pháp này, người điều tra cần
làm gì?
3. Phương pháp thực nghiệm

- Khái niệm: Thực nghiệm là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng trong
những điều kiện đã được kiểm soát để loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên, nhằm gây ra
những biểu hiện cần nghiên cứu mang tính nhân quả.

Ví dụ: đặt học sinh vào các tình huống cụ thể từ đó quan sát thái độ, hành vi,
cách ứng xử, hoạt động của học sinh.

- Thực nghiệm nghiên cứu tâm lí bao gồm:


+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
+ Thực nghiệm tự nhiên
- Ưu điểm:
+ chủ động
+ có thể định tính hoặc định lượng được
+ có thể kiểm tra nhiều lần
- Nhược điểm:
+ khó khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của
các yếu tố chủ quan, dễ bị căng thẳng tâm lí
+ tốn kém về mặt kinh tế
Câu hỏi:

- Để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan


trong việc thực nghiệm thì người thực nghiệm cần
phải làm gì? (Chủ động, nghiên cứu, đánh giá, dự báo
đúng tình hình của đối tượng nghiên cứu; đảm bảo an
toàn về mọi mặt cho đối tượng nghiên cứu)
4. Phương pháp Trắc Nghiệm

- Khái niệm: Trắc Nghiệm là sử dụng các công cụ đã


được chuẩn hóa để thu thập các thông tin trực tiếp về
vấn đề nghiên cứu.

Ví dụ: Trắc nghiệm tính cách MBTI dùng một chuỗi


các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các vấn đề cơ
bản trong cuộc sống với các đáp án để lựa chọn. Tổng
kết bài trắc nghiệm sẽ cho ra kết quả để đánh giá
người làm bài trắc nghiệm là người có tính cách như thế nào.

- Ưu điểm:
+ Dễ tiến hành nhanh, tương đối đơn giản bằng giấy,
tranh vẽ, phần mềm máy tính
+ Có khả năng làm cho hiện tượng tâm lí cần đo được
trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập trắc nghiệm
+ Có tính mục đích cao trong nghiên cứu, đo được trên nhiều đối tượng

- Nhược điểm:

+ Khó soạn thảo một bài trắc nghiệm

+ Chỉ cho ta biết kết quả, ít bộc lộ quá


trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết
quả

+ Không mang tính lâu dài chỉ biết chuẩn đoán được tâm lý trong một thời
điểm

5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động


- Khái niệm: Là phương pháp nghiêm cứu thông qua kết quả các sản phẩm mà đối
tượng nghiêm cứu tạo ra để tìm hiểu tính chất, đặc điểm của con người và các hoạt
động tạo ra các sản phẩm đó.

Ví dụ:khi sáng tác một bài thơ, có người


viết thơ tình, có người viết về cảnh vật, có
người lại viết về công lao dựng nước và
giữ nước của cha ông ta. Từ đó có thể đưa
ra đánh giá khách quan về tâm lí từng
người.

- Ưu điểm:

+ giúp người nghiêm cứu có thể khách quan hóa những đặc điểm tâm lí, sinh
lí thông qua các hoạt động của họ.

+ sản phẩm hoạt động còn là một phương tiện


thổ lộ tâm lí và tình cảm của người tạo ra nó.

- Nhược điểm:

+ Người nghiêm cứu chỉ biết được kết quả cuối cùng chứ không biết được
quá trình tạo ra sản phẩm.

+ Qua sản phẩm chúng ta không thể xác định một cách chính xác được chiều
hướng phát triển của người tạo ra sản phẩm.

6. Phương pháp phỏng vấn

- Khái niệm: Là phương pháp thu nhập thông tin


về vấn đề nghiên cứu thông qua trò chuyện. Thông
tin thu nhập được thông qua trò chuyện có thể đến
từ nguồn trả lời và các hành vi cử chỉ được biểu
hiện trong quá trình trả lời.
Ví dụ: Khi phỏng vấn các thí sinh thi
THPTQG, những người phỏng vấn có thể dựa
trên tâm trạng, nhận xét của các thí sinh để dự
đoán mức độ của đề thi. Buổi trò chuyện, giao
lưu, tâm sự với học sinh.

- Hình thức phỏng vấn:


+ trực tiếp hoặc gián tiếp
+ cá nhân hoặc nhóm

- Ưu điểm:
+ thu thập thông tin nhanh chóng
+ dễ nghiên cứu
+ ít tốn kém về kinh phí
+ chủ động
- Nhược điểm:
+ khó khăn trong việc tìm người phỏng vấn
+ tư liệu thu được dễ bị ngụy trang, phụ thuộc
vào tâm trạng của đối tượng

- Yêu cầu :
+ phải có sự chuẩn bị chu đáo nội dung cần
phỏng vấn
+ cần phải khéo léo ghi chép tỉ mỉ
+ có nghệ thuật trong việc định hướng cuộc
phỏng vấn
+ phối hợp chặt chẽ với phương pháp quan sát
Câu hỏi: Sử dụng phương pháp phỏng vấn mang lại hiệu quả khi nào?

Câu hỏi thảo luận:

- Ứng dụng các phương pháp vào nghiên cứu tâm lí học
sinh như thế nào?

- Trong việc nghiên cứu tâm lí học sinh, chúng ta nên sử


dụng phương pháp nào là tối ưu nhất?

- Nghiên cứu Tâm lí học giáo dục có ý nghĩa gì trong hoạt động giáo dục

You might also like