Tiểu luận đề 14 mở đầu và chương 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

LỜI MỞ ĐẦU

Quản lý nhà nước về xã hội là một hoạt động có chủ đích và mang
tính quyền lực của cơ quan nhà nước. Ở Nhà nước ta, quản lý xã hội là
một quá trình, với nghĩa rộng là bao hàm về kinh tế, giáo dục, chính trị, y
tế, văn hóa,…và các vấn đề cấp thiết trong xã hội nói chung. Theo chiều
hướng phát triển đất nước, quản lý xã hội của Nhà nước chính là quản lý
phát triển xã hội, bảo đảm cho nước ta phát triển bền vững, bao trùm, với
chất lượng tăng trưởng không chỉ về kinh tế, mà bao gồm cả xã hội, vì
mục tiêu trên hết là cho con người và vì con người. Tuy nhiên, không thể
vì thế mà ta khẳng định rằng: Nhà nước muốn điều chỉnh, can thiệp vào
tất cả các quá trình, quan hệ xã hội, vì các lĩnh vực quan hệ xã hội rất
rộng, phức tạp và luôn luôn có sự thay đổi, vừa cụ thể vừa trừu tượng.
Ngoài ra trong thực tế khách quan cho thấy, có những quan hệ xã hội
không cần có sự can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước, việc Nhà nước tham
gia vào sẽ đem lại hiệu quả không như mong muốn. Bởi vậy nên ta cần
phải xác định được phạm vi, giới hạn trách nhiệm của Nhà nước trong
quản lý xã hội để hiểu một cách chính xác nhiệm vụ của Nhà nước và của
công dân trong các hoạt động quản lý xã hội.

Xuất phát từ tầm quan trọng trong vấn đề về giới hạn trách nhiệm của
Nhà nước trong quản lý xã hội, nhóm chúng em xin chọn đề tài : Để đảm
bảo được chức năng “ thống trị” của mình, nhà nước cần phải “can
thiệp” vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội làm tiểu luận.

1
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...1

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3

1.1.Khái niệm nhà nước 3

1.2.Chức năng “thống trị” 3

1.3.Khái niệm quản lý nhà nước – sự can thiệp của Nhà nước 3

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 4

2.1. Khả năng phục vụ nhân dân 4

2.2. Công cụ để nhân dân làm chủ kinh tế, chính trị, xã hội 7

2.2.1. Thành tựu 7

2.2.2. Hạn chế 9

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN PHẢI GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM


CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI 10

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 11

C. TỔNG KẾT…………………………………………………………………….12

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 Khái niệm Nhà nước

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là
một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì
trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị
trong xã hội. Theo quan điểm trên, sự xuất hiện các giai cấp đối lập nhau
về lợi ích, luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau có thể dẫn đến
nguy cơ hủy diệt lẫn nhau là nguyên nhân cơ bản đòi hỏi phải có một tổ
chức mới để “làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho những xung đột đó nằm
trong vòng “trật tự”, tổ chức đó là nhà nước.

1.2 Chức năng “thống trị”

Chức năng thống trị là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính
của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã
hội. Chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất có vai trò chi phối chức
năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị.
Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn kiện toàn cách thực hiện
chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song, chức năng xã
hội lại là cơ sở cho việc thực hiện chức năng giai cấp, bởi vì chức năng
giai cấp chỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng xã hội và cũng chỉ
thực hiện tốt chức năng xã hội thì vai trò, tư cách đại biểu, đại diện cho xã
hội, toàn thể cộng đồng mới có hiệu lực nhất.

1.3 Khái niệm quản lí nhà nước - sự can thiệp của Nhà nước

Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt
động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận
hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp

3
pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo
đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Sự can thiệp của nhà nước vào 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư
tưởng là biểu hiện tính giai cấp của nhà nước.

Về kinh tế, thông qua nhà nước, giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực
kinh tế bằng cách xác lập và bảo vệ chế độ sở hữu với các tư liệu sản xuất
chủ yếu trong xã hội và thông qua việc xác lập và thực hiện chức năng
quản lý nền kinh tế.

Về chính trị, giai cấp thống trị thiết lập và nắm quyền kiểm soát bộ
máy nhà nước mà những công cụ bạo lực vật chất trong bộ máy nhà nước
như quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật

Về tư tưởng, giai cấp thống trị xác lập hệ tư tưởng chính thống, tuyên
truyền, giáo dục tư tưởng ấy trong đời sống xã hội bằng nhà nước nhằm
áp đặt nhận thức, tư tưởng trong xã hội, góp phần hình thành sự phục tùng
có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với
giai cấp thống trị. Đồng thời, giai cấp thống trị hạn chế, cấm đoán các tư
tưởng thù nghịch, đối lập với tư tưởng của giai cấp thống trị.

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.1. Khả năng phục vụ nhân dân

Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, việc quản lý của
giai cấp thống trị không thể độc đoán, áp đặt công cụ cai trị cực đoan, mà
cần đề cao sứ mệnh phục vụ nhân dân. Vai trò quan trọng của nhà nước là
phụng sự công dân, bổn phận của công chức là giúp đỡ công dân thể hiện
và thỏa mãn lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ.

4
Nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân là nền hành chính vì lợi
ích của nhân dân. Do vậy, việc xây dựng nền hành chính nhà nước phục
vụ nhân dân cần đáp ứng các yêu cầu:

 Hệ thống thể chế hành chính nhà nước cần được xây dựng, ban
hành vì nhân dân, lấy người dân làm trung tâm.
 Hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải
được tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu quả vì nhân dân.
 Đội ngũ cán bộ, công chức phải “có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín,
phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”.
 Bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của
cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chứ.
 Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước, qua đó, nâng cao chất lượng phục vụ
người dân.

Những thành tựu mà nhà nước ta đã đạt được trong quá trình xây dựng
nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân ở Việt Nam:

 Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước đã
được các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương quan
tâm, chỉ đạo và đạt được những kết quả nhất định:

• Tính từ năm 2012 đến 2020, tổng số văn bản quy phạm pháp luật
do các bộ ban hành là hơn 8.600 văn bản.

• Mỗi năm các bộ trình Chính phủ ban hành hơn 140 nghị định
hướng dẫn, đồng thời tạo lập cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho
tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung
ương và các cấp chính quyền địa phương.

5
• Đặc biệt, thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân
tiếp tục được hoàn thiện, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người dân
khi tham gia xây dựng Nhà nước. Tính từ năm 2014 đến hết tháng
6-2019, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hơn 100
văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con
người, quyền công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

 Hệ thống hành chính nhà nước được sắp xếp theo hướng bảo đảm
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh
nghiệp tốt hơn. Việc phân cấp, phân quyền rõ nét hơn theo hướng
phân công theo ngành, lĩnh vực cho các bộ, ngành chủ trì và chịu
trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự phối hợp giữa các bộ, ngành
trong thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội.
 Đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo ngày càng chính quy, tính
chủ động, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp được nâng cao từng
bước, qua đó phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Công tác quản lý
cán bộ, công chức hiệu quả hơn, đã giảm cấp trung gian, giảm số
lượng cán bộ lãnh đạo, giảm biên chế; cơ cấu lại, từng bước nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, giảm chi phí hành chính,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
 Chính phủ đã từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển,
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước:

• Xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và khai trương
Cổng dịch vụ công quốc gia

• Xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, góp phần hình thành cơ sở
dữ liệu về dân cư, đất đai, tài chính, đăng ký doanh nghiệp...
6
• Đặc biệt, trong năm 2020, đạt được nhiều kết quả tích cực trong
công tác phòng, chống dịch Covid-19, với nhiều chính sách bảo vệ
sức khỏe, sự an toàn, tính mạng của người dân là “trên hết” và
“trước hết”, ưu tiên nguồn lực tài chính cho vắc xin, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong truy vết, khoanh vùng dịch, theo
dõi sức khỏe, tư vấn, khám chữa bệnh qua hệ thống Telehealth...

• Kết quả đánh giá hàng năm của Bộ Nội vụ đã cho thấy sự chuyển
biến tích cực trong tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính
nhà nước từ Trung ương đến địa phương, lấy người dân làm trung
tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất
lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Những hạn chế mà nhà nước ta cần lưu ý trong quá trình xây dựng nền
hành chính nhà nước phục vụ nhân dân ở Việt Nam:

 Về thể chế hành chính nhà nước, vẫn còn tình trạng nợ văn bản quy
định chi tiết luật, pháp lệnh đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm
quyền ban hành của các bộ, cơ quan ngang bộ, dẫn đến gây khó
khăn trong công tác tổ chức thi hành luật.
 Hệ thống hành chính nhà nước chưa thật sự tinh gọn, hiệu quả.
 Vẫn còn một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức thiếu tính chủ
động và trách nhiệm chưa cao, còn vi phạm đạo đức công chức,
yếu kém về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
 Về việc xử lý, trao đổi thông tin trên môi trường điện tử trong nội
bộ, giữa các cơ quan hành chính nhà nước chưa phát huy hiệu quả,
chưa đồng bộ.

2.2. Công cụ để nhân dân làm chủ về kinh tế, chính trị, xã hội

2.2.1 Thành tựu.

7
Đảng đã xây dựng và ban hành nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, Nhân dân làm chủ. Trong đó, “Đảng và Nhà nước đề ra đường
lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn
trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; khẳng định “vai trò,
chủ thể, vị trí trung tâm” của nhân dân trong toàn bộ quá trình xây dựng,
phát triển và bảo vệ Tổ quốc”.

Nhân dân là chủ nhân của xã hội, cho nên nhân dân không chỉ có
quyền mà còn có nghĩa vụ tham gia đóng góp vào quá trình hoạch định,
thi hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chẳng hạn như, trong các kỳ đại hội Đảng các cấp, đảng viên, là đại
diện cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội trong Đảng bộ các cấp, được
quyền tham gia thảo luận, bàn bạc những công việc của Đảng, có quyền
trình bày ý kiến, đề xuất ý kiến lên các cơ quan cấp trên để những ý kiến
đó sẽ được trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.

Trước và sau mỗi kỳ họp, Quốc hội đều tổ chức tiếp xúc cử tri để nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri cả nước. Sau tiếp xúc đều
tổng hợp, phân tích những kiến nghị xác đáng để yêu cầu Chính phủ chỉ
đạo giải quyết theo thẩm quyền.

Suốt nhiều năm qua, Đảng và Nhà Nước ta đã kiên trì thực hiện
phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,
dân thụ hưởng”.

Theo đó, nhân dân được quyền biết, hiểu và nắm rõ những chính sách
của Đảng và Nhà Nước cũng như mục đích cuối của những chính sách
đó; nhân dân được quyền bàn bạc, đóng góp ý kiến để kiện toàn những
chính sách, đường lối và hình thức, biện pháp triển khai, thực hiện đường
lối đó nhằm đưa đến lợi ích cao nhất cho các tầng lớp nhân dân; nhân dân

8
thực hiện những chủ trương, đường lối, chính sách đó và đánh giá, kiểm
tra thực tế thực hiện những chính sách Đảng và Nhà Nước đã đề ra. Cuối
cùng, nhân dân sẽ được thụ hưởng những thành quả, giá trị tích cực mà
những chính sách đó mang lại.

Thông qua đó, nhân dân có quyền tham gia vào việc hoạch định, thực
hiện các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm nâng cao quyền
làm chủ của nhân dân trong bối cảnh “dân chủ hóa” ngày nay.

2.2.2 Hạn chế

Việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta trên thực tế hiện
nay còn nhiều bất cập.

Chẳng hạn như, nhiều yêu cầu chính đáng của nhân dân được nêu
lên trong các kỳ họp, phiên điều trần của Quốc Hội, của hội đồng nhân
dân các cấp sau khi được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền vẫn
chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng, kéo dài, tồn đọng
và không mang lại nhiều kết quả. Việc lấy ý kiến, giải quyết kiến nghị của
nhân dân vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả cao, nhiều bức xúc, đơn
khiếu nại, tố cáo của nhân dân vẫn chưa được giải quyết.

Ở một khía cạnh khác, việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn vì trình độ nhận thức về quyền làm chủ của nhân
dân của cả nhân dân lẫn một bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chủ chốt còn
hạn chế. Quyền lợi của nhân dân chưa thật sự được tôn trọng, tư tưởng
“cán bộ là công bộc của nhân dân” vẫn chưa thật sự được phát huy. Nhân
dân không thật sự coi mình là chủ nhân của xã hội; một số bộ phận cán bộ
lại có tư tưởng “ông lớn”, chỉ tay sai khiến nhân dân. Nạn quan liêu, tham
nhũng, tham ô, nhũng nhiễu, ức hiếp nhân dân vẫn tràn lan, kéo dài. Nhân
dân không dám trình bày ý kiến, quan điểm của mình trước hội đồng nhân

9
dân các cấp, trong nhiều trường hợp, ý kiến của nhân dân không thật sự
được đưa lên cơ quan cấp trên.

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN PHẢI GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM


CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI

 Thứ nhất, xã hội vô cùng rộng lớn và luôn phát triển theo đường
xoáy ốc. Chính vì vậy, phạm vi điều chỉnh, quản lý xã hội, các
quan hệ xã hội cũng rất rộng và phức tạp, thậm chí, xã hội luôn
thay đổi theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực mà Nhà nước dù có lớn
mạnh, quyền lực đến đâu cũng không thể “can thiệp” vào tất cả ngõ
ngách của đời sống được.

 Thứ hai, ngoài Nhà Nước còn có các chủ thể khác tham gia vào
việc quản lý xã hội, ví dụ như các tổ chức chính trị khác, tổ chức
nghề nghiệp, xã hội, chính trị - xã hội, thậm chí, các cộng đồng dân
cư cũng có quyền tự quản, trực tiếp tham gia vào việc quản lý xã
hội.

 Thứ ba, không phải chuyện gì Nhà nước cũng cần đến sự can thiệp
của Nhà nước. Như đã đề cập trước đó, các quan hệ xã hội vô cùng
rộng, không phải việc nào, quá trình nào Nhà nước cũng cần phải
“nhúng tay” vào, hoặc là sự can thiệp đó không mang lại hiệu quả
như mong muốn. Việc Nhà nước can thiệp, điều chỉnh tất cả các
quan hệ xã hội chẳng những làm lãng phí nguồn nhân lực của Nhà
nước mà còn làm hạn chế sự phát huy, năng động, sáng tạo của các
chủ thể khác trong xã hội. Điều này còn đi ngược lại với chủ

10
trương “dân chủ hóa” của nước ta hiện nay, khi chưa phát huy, thu
hút được các chủ thể khác tham gia vào việc quản lý Nhà nước.

 Cuối cùng, giới hạn trách nhiệm của Nhà nước còn nhằm khẳng
định vai trò, vị trí của Nhà nước trong việc quản lý xã hội. Suy cho
cùng, Nhà nước không phải là chủ thể có thể quản lý hết tất cả mọi
mặt trong xã hội, nhưng lại là chủ thể quản lý hiệu quả, khoa học
nhất. Với đường lối, chủ trương của nước ta hiện nay, sự tham gia
của các tổ chức phi chính phủ, cá nhân công dân ngày càng mở
rộng, nếu không giới hạn sẽ dẫn tới việc làm giảm vai trò, trách
nhiệm quản lý của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.

 Hoàn thiện cơ bản các cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân,
bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thượng tôn
Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể
trong xã hội. Hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy
đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn
định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững
và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán. Hoàn
thiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp bảo
đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, được kiểm soát hiệu quả.

 Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cả hệ thống chính trị và Nhân dân
trong thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
11
phổ biến, thực hiện quan điểm của Đảng về phát huy quyền dân chủ
của Nhân dân. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ
biến phương châm trên cho phù hợp với tình hình mới hiện nay.
 Chú trọng thực hiện tốt công tác cán bộ; đề cao vai trò nêu gương
của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Một trong
những yếu tố góp phần thể chế hóa phương châm của Đảng vào đời
sống là cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền, người đứng đầu trực
tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân;
phải nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin; lấy sự hài lòng của
người dân làm thước đo chất lượng công việc
 Ngoài ra, kiến nghị Nhà nước nên mạnh dạn chuyển giao một số
công việc không cần thiết hoặc các công việc mà Nhà nước thực hiện
mang lại hiệu quả chưa cao cho các tổ chức ngoài Nhà nước và tư
nhân. Đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ các lĩnh vực mà các tổ chức
ngoài nhà nước làm có hiệu quả hơn. Muốn làm được điều này thì
Nhà nước cần phải rà soát lại những công việc Nhà nước cần làm,
phải làm, còn những công việc khác thì hoặc là Nhà nước và các tổ
chức ngoài Nhà nước và tư nhân cùng làm hoặc là giao cho các tổ
chức ngoài Nhà nước và tư nhân làm.

TỔNG KẾT:

Dựa vào những thành tựu và hạn chế nêu trên, ta có thể nhận thấy việc
Nhà nước phân chia chức trách quản lý xã hội như hiện tại có phần nào là
chưa hợp lý, bởi thế vấn đề đặt ra ở đây là Nhà nước nên giới hạn trách
nhiệm của bản thân trong vai trò quản lý xã hội. Nhà nước không thể can
thiệp vào tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội, vì các quan hệ xã hội rất
rộng và phức tạp, Nhà nước chỉ nên can thiệp, điều hành những vấn đề
quan trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, không cần thiết phải điều

12
chỉnh mọi quá trình xã hội khác. Nhà nước ta là Nhà nước do dân, vì dân,
của dân, do vậy làm gì cũng cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà
nước, của doanh nghiệp và của nhân dân, nhất là việc can thiệp vào các
lĩnh vực xã hội càng phải vì lợi ích của nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.vhttps://tcnn.vn/news/detail/32029/
Mot_so_y_kien_ve_nha_nuoc_phuc_vu_o_Viet_Nam_hien_nayall.html
2.vhttp://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/component/k2/item/4190-xay-dung-
nen-hanh-chinh-nha-nuoc-phuc-vu-nhan-dan-theo-tinh-than-dai-hoi-xiii-cua-
dang.html
3.vhttps://luatminhkhue.vn/quyen-tham-gia-quan-li-nha-nuoc-va-xa-hoi-la-gi---
quy-dinh-ve-quyen-tham-gia-quan-ly-nha-nuoc-va-xa-hoi.aspx?
fbclid=IwAR2Ua2jEmrcUOicR5bJoUDP_z6QhZUXmW1UhBhJVE5Z928IjR7
PoDYxWHOQ
4.vhttps://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_thuy%E1%BA%BFt_v
%E1%BB%81_nh%C3%A0_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_c%E1%BB
%A7a_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Marx_Lenin
5. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ mới – Tạp chí xây
dựng Đảng https://xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va-cuoc-song/phat-huy-
quyen-lam-chu-cua-nhan-dan-trong-thoi-ky-moi-17122
6. Cơ sở lý luận của việc xác định giới hạn trách nhiệm của Nhà nước trong
quản lý xã hội của tác giả Lê Hồng Sơn – Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4,
2007
7. Một số nội dung cơ bản về dân chủ XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN
ở Việt Nam https://hcma2.hcma.vn/nghiencuukhoahoc/Pages/con-duong-di-len-
cnxh.aspx?CateID=345&ItemID=11892
8. Thực hiện phát huy dân chủ ở nước ta: Thực trạng và giải pháp
http://danvan.vn/Home/Quy-che-dan-chu/10917/Thuc-hien-phat-huy-dan-chu-o-
nuoc-ta-hien-nay-Thuc-trang-va-giai-phap

13
14

You might also like