so sánh quan điểm 2 câu đầu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

So sánh về vấn đề chức năng của nhà nước giữa bài 1 và bài 7:

Giống nhau: đều cho rằng chức năng nhà nước là vấn đề quan trọng, thiết yếu và cần
được nhận thức rộng rãi.
Khác nhau:
Ở bài 1, tác giả nói về những yếu tố mới trong nhận thức về chức năng của nhà nước.
Nêu lên chức năng chủ đạo của một nhà nước được coi là kiến tạo: hoạch định các mục
tiêu phát triển xã hội, lựa chọn các ưu tiên phát triển của đất nước; đảm bảo sự hợp tác và
kết nối của các lực lượng và giai tầng xã hội, duy trì trật tự và sự toàn vẹn của quốc gia;
quản lý, phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lực của xã hội; bảo đảm đồng thuận xã hội,
ngăn ngừa và hóa giải các xung đột và mâu thuẫn xã hội; bảo đảm và bảo vệ quyền con
người.
Ở bài 7 nêu lên vấn đề chức năng của nhà nước ở góc độ học thuật, khái niệm chức năng
nhà nước, phân loại chức năng nhà nước theo nhiều góc độ khác nhau, ngoài ra còn nêu
ra mối liên hệ giữa chức năng và nhiệm vụ nhà nước. Tác giả cho rằng nội dung cụ thể
của mỗi chức năng trên lại khác nhau từ nhà nước này sang nhà nước khác và giữa các
giai đoạn phát triển khác nhau của cùng một nhà nước.
So sánh về vấn đề chức năng của nhà nước giữa môn lý luận nhà nước và 2 tác giả:
Giống nhau về khái niệm chức năng nhà nước: theo môn học lý luận nhà nước thì khái
niệm này đầy đủ hơn. Cụ thể, chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của
nhà nước thể hiện bản chất của nhà nước và nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của
nhà nước trong các giai đoạn phát triển cụ thể; Theo bài 7, chức năng nhà nước là những
mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà
nước. Cả hai đều nêu mối liên hệ của chức năng và nhiệm vụ nhà nước. Bên cạnh đó,
theo môn học lý luận nhà nước, việc phân loại các chức năng rõ ràng hơn so với bài 7.
Quan điểm cá nhân:
Chức năng nhà nước rất đa dạng và phong phú, là hoạt động nhà nước mang tính cơ bản
nhất, thường xuyên, liên tục, ổn định nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu
cơ bản của nhà nước, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà nước và cũng là
vấn đề quan trọng, thiết yếu và cần được nhận thức rộng rãi. Vì vậy, việc xác định chức
năng chủ đạo, tìm hiểu về chức năng của nhà nước dưới nhiều góc độ là điều cần thiết.
So sánh về việc nhận thức quyền lực nhà nước giữa bài 2 và bài 3:
Giống nhau: hai tác giả đều nêu khái niệm quyền lực nhà nước dựa trên quan điểm cá
nhân, đều đặt ra câu hỏi quyền lực nhà nước thuộc về ai.
Khác nhau:
Ở bài 2 cho rằng quyền lực nhà nước luôn thuộc về giai cấp thống trị và chủ yếu phục vụ
cho giai cấp thống trị. Nhà nước là tổ chức trực tiếp mang tính quyền lực nhà nước, cụ
thể hơn, quyền lực nhà nước được biểu hiện cụ thể ở hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà
nước và những nguyên tắc vận hành của hệ thống đó tạo nên cơ chế thực hiện quyền lực
nhà nước. Quyền lực nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc
tập trung thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp thực hiện quyền lực giữa các cơ
quan nhà nước một cách hợp lý.
Ở bài 3 cho rằng quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, xuất phát từ nhân dân chứ
không phải cái vốn có của nhà nước. Trong chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa, ý chí nhà
nước phải phù hợp với ý chí nhân dân, khi có vấn đề gì phức tạp, nhà nước tự thấy mình
không thể quyết định được thì phải trưng cầu ý dân. Bên cạnh đó, nhân dân được quyền
kiểm tra, giám sát hoạt động nhà nước. Trong mọi trường hợp, quyền lực nhân dân luôn
là tối thượng.
Quan điểm cá nhân:
Khái niệm quyền lực của bài 2 khách quan và chính xác hơn: Quyền lực nhà nước là dạng
quyền lực xã hội mang tính ý chí gắn liền với chủ quyền quốc gia, được thể hiện thông
qua những định chế nhà nước – pháp luật. Quyền lực nhà nước mang tính giai cấp và
mục đích chính trị rõ ràng. Ở bài 3, quan điểm quyền lực thuộc về nhân dân, bắt nguồn từ
nhân dân, xuất phát từ nhân dân chứ không phải cái vốn có của nhà nước lại khách quan
hơn.

You might also like