Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ


“Thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục”
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ

Đề bài
Anh/chị hãy cho biết vai trò của thanh tra, kiểm tra và kiểm định
chất lượng giáo dục trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục.
Anh/chị đánh giá như thế nào về hiệu quả, hạn chế và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ trong công tác quản lý
chất lượng cơ quan anh/chị công tác hoặc cơ quan anh/chị quan tâm.

Bài làm
Vai trò của thanh tra và kiểm định chất lượng GD trong việc đảm bảo và nâng
cao chất lượng GD:
Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về
giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực,
phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.Thanh tra giáo dục, với tư
cách thanh tra chuyên ngành, là phương tiện để giám sát chất lượng giáo dục, là
công cụ để thực thi hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục. Thanh tra giáo dục
giúp các cấp quản lý nhà nước hoạch định và thực thi chính sách giáo dục.
Thanh tra, với tư cách là một hình thức đánh giá, đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.
Kiểm tra nội bộ ở nhà trường là hoạt động của nhà trường nhằm tự kiểm tra việc
thực hiện các nhiệm vụ dạy và học, cũng như các hoạt động có liên quan để phát
hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện.
Vai trò của kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:
- Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;
- Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào
tạo trong từng giai đoạn;
- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;
- Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho
nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
- Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường mầm non/tiểu học/trung
học đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải
tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng
chất lượng của trường mầm non/tiểu học/trung học; để cơ quan quản lý nhà
nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất
lượng giáo dục.

Hoạt động kiểm tra nội bộ công tác quản lý chất lượng tại trường Mầm non
Thần Đồng Việt hiện đang công tác :
Căn cứ vào kế hoạch hướng dẫn về công tác báo cáo tổng kết công tác kiểm
tra nội bộ về kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2021 -
2022;
Thực hiện công văn chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bến Lức về
việc báo cáo công tác Kiểm tra nội bộ trường năm học 2021 - 2022;
Căn cứ vào kết quả thực tế về công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường,
trường mầm non Thần Đồng Việt báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ của
nhà trường năm học 2021 - 2022 như sau:
Đội ngũ làm công tác thanh kiểm tra nội bộ của nhà trường dần được kiện
toàn, củng cố về số lượng, đa số năng nổ, nhiệt tình và từng bước hoàn thiện kỹ
năng về công tác thanh, kiểm tra.
Nhà trường hàng năm có kế hoạch thanh kiểm tra chi tiết và được xây dựng khá
cụ thể, tạo điều kiện thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Đội ngũ cán bộ cốt cán và đội ngũ giáo viên có chuyên môn hàng năm được
kiện toàn và được tập huấn nghiệp vụ, nhìn chung nhiệt tình, có trách nhiệm và
năng lực trước công việc.
Đa số cán bộ trong Ban kiểm tra đều có năng lực, kinh nghiệm, uy tín và giàu
bản lĩnh. Luôn cố gắng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ
lý luận, nghiệp vụ, chuyên môn, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo
đức cá nhân trong sáng, lành mạnh; nói đi đôi với việc làm; hành động có văn
hóa; gương mẫu, tiêu biểu trong lối sống sinh hoạt cá nhân; có tinh thần xây
dựng và đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; tích cực đấu tranh bài trừ tệ tham
nhũng, lãng phí, quan liêu; gương mẫu, không lợi dụng chức quyền để vụ lợi.
Các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ nhà trường đều là giáo viên kiêm
nhiệm nhiều việc, phải dạy trực tiếp trên lớp.
Công tác kiểm tra có lúc tiến hành không đồng bộ, không thường xuyên,
hoặc theo thời vụ, thiếu chủ động do chồng chéo công việc.
Đội ngũ kiểm tra là những giáo viên thuộc nhà trường, nên trong quá trình
đánh giá có phần dễ dàng, dễ bỏ qua.
Năng lực kiểm tra phụ thuộc nhiều vào năng lực cá nhân, phần lớn chưa qua
tập huấn một cách bài bản nên gặp nhiều khó khăn khi thanh, kiểm tra.
Kinh nghiệm làm công tác thanh tra chưa nhiều.
Các nội dung thanh tra chưa sâu, vai trò tư vấn, đánh giá còn mang tính hình
thức chưa đi vào sự việc, nội dung cụ thể.
Các thành viên trong Ban KTNB chưa được tập huấn, chưa được bồi dưỡng
nghiệp vụ thường xuyên .
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý công tác thanh kiểm tra
Giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ là rất quan trọng và cần thiết trong
mọi công việc nhất là công tác giáo dục, phải quán triệt cho cán bộ - giáo viên –
nhân viên hiểu được các chủ trương, chính sách ,từ đó có những suy nghĩ và
hành động đúng. Chính vì vậy trước khi tổ chức thực hiện vấn đề gì Hiệu trưởng
chỉ đạo cho các bộ phận trực thuộc phải triển khai đầy đủ các văn bản hay quy
định của cấp trên, giải thích, phân tích rõ nội dung, mục đích yêu cầu nhằm giúp
giáo viên hiểu rõ vấn đề, hiểu được những mặt thuận lợi cũng như những khó
khăn từ đó giúp cán bộ - giáo viên – nhân viên ý thức được trách nhiệm của bản
thân, là phải làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng
Kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, triển khai đến toàn thể cán bộ -
giáo viên – nhân viên từ đầu năm học. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ,
nhất là kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, kế hoạch giảng dạy của giáo
viên Phối hợp với Ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế
chuyên môn của giáo viên. Qua công tác kiểm tra sẽ giúp cho Hiệu trưởng đánh
giá được mức độ chấp hành quy định của cơ quan cũng như của ngành, ý thức
trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, chấn chỉnh kịp thời những thiếu
sót của giáo viên, “khuyến khích, giúp đỡ ”, điều chỉnh và phát triển để từng
thành viên làm việc tốt hơn. Kiểm tra để nắm bắt ưu nhược điểm của giáo viên
nhằm giúp người quản lý khơi gợi mặt tích cực nhất củacán bộ - giáo viên –
nhân viênđồng thời tìm cách giúp đỡcán bộ - giáo viên – nhân viên hạn chế mặt
chưa tốt.…góp phần thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ
được giao của nhà trường.
Để thực hiện tốt chức năng quản lý ở nhà trường trong công tác kiểm tra,
Hiệu trưởng cần hoạch định một số đầu công việc sau:
- Thành lập Ban Kiểm tra nội bộ trường học.
Theo lời Bác Hồ dạy: “ Thanh tra là tai mắt của trên là bạn của dưới” Chính
vì vậy mà việc xây dựng lực lượng kiểm tra vô cùng quan trọng, đội ngũ thường
phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trung thực thẳng
thắng trong công tác, đạo đức nghề nghiệp cao, luôn gần gũi cởi mở, sẵn sàng
giúp đỡ đồng nghiệp ở mọi nơi. Vì thế, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng lựa
chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên có năng lực, có kinh nghiệm công tác và am
hiểu các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước, của ngành giáo dục; ban
hành quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trong đó hiệu trưởng làm trưởng
ban. Phân công nhiệm vụ từng thành viên trong ban kiểm tra một cách khoa học,
khách quan công bằng, dựa trên năng lực của từng thành viên trong đơn vị, từ đó
phát huy những thế mạnh của từng giáo viên và tập hợp được sức mạnh của tập
thể. phân công bố trí đội ngũ một cách hợp lý, đúng người, đúng việc. Đồng thời
đề ra Quy chế hoạt động cho Ban kiểm tra. Nhà trường thường tổ chức các buổi
họp, học tập và thảo luận các chuyên đề củng như rút kinh nghiệm sau mỗi đợt
kiểm tra, tạo điều kiện cho cán bộ - giáo viên – nhân viên trong ban kiểm tra nội
bộ tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra. Định kỳ thực hiện 1 lần/ tháng.
- Xác định vấn đề cần kiểm tra:
Công tác Kiểm tra nội bộ trường học tại cơ sở phải được thực hiện trên
nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức
năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục, tự kiểm tra) vừa là đối tượng kiểm
tra (công khai hoá các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để Ban Kiểm
tra nội bộ trường học kiểm tra). Chính vì vậy công tác kiểm tra nội bộ trường
học cần:
Xác định đúng vấn đề kiểm tra là điều kiện giúp cho đối tượng kiểm tra và
được kiểm tra xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình để
thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
trong nhà trường.
- Định chuẩn để đánh giá đối với công việc cần kiểm tra. (Định tính và
định lượng)
Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải dựa vào Điều lệ, Quy chế và tổ chức
hoạt động của nhà trường, chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên,
chuẩn kiến thức kỹ năng; để so sánh, đối chiếu, đo lường, đánh giá kết quả hoạt
động giảng dạy giáo dục và các điều kiện bảo đảm hoạt động.
Tổ chức các buổi thảo luận, học tập chuyên đề, học tập nghị quyết cho các
thành viên Ban Kiểm tra nội bộ trường học tìm hiểu, thâm nhập hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý chỉ đạo của Ngành, của địa
phương; Kế hoạch của nhà trường, kế hoạch hoạt động của các phòng chức
năng, kế hoạch tổ chuyên môn. Đồng thời, vận dụng các tiêu chí đánh giá: đánh
giá cán bộ, giáo viên, nhân viên; đánh giá tiết dạy; đánh giá học sinh làm cơ sở
đánh giá. Kiểm tra đánh giá theo chuẩn đã được công khai, rõ ràng cụ thể giúp
đánh giá kết quả một cách thống nhất, công bằng, khách quan là động lực cho
người hay bộ phận kiểm tra tự hoàn thiện, phấn đấu để đạt chuẩn.
Thực hiện đánh giá theo chuẩn và tiến hành theo quy trình: Phổ biến- công
khai- thực hiện- đánh giá- rút kinh nghiệm đầy đủ, chi tiết. Vì vậy trong những
năm qua công tác kiểm tra nội bộ ở trường THCS Phước Thạnh thực hiện hiệu
quả. Tất cả các cá nhân, bộ phận được kiểm tra thống nhất với kết quả đánh giá,
tích cực phát huy những mặt mạnh và khắc phục yếu kém, các hoạt động của
nhà trường thực hiện nề nếp, thống nhất góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ,
giáo dục của nhà trường.
- Kiểm tra và đánh giá theo chuẩn đã qui định.
Tổ chức thực hiện Kiểm tra nội bộ trường học theo kế hoạch, ở hoạt động
này cần lựa chọn nội dung, thời điểm, đối tượng, thành phần kiểm tra phù hợp,
tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giao phó cho một cá nhân kiểm tra hoặc để
người đứng đầu bộ phận tự kiểm tra, lập biên bản bộ phận mình. Ban Kiểm tra
nội bộ trường học đã cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra theo từng đợt (theo quy mô,
nội dung). Mỗi nội dung kiểm tra nhất thiết phải lập biên bản kiểm tra để làm
căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ.
Xây dựng chế độ kiểm tra là một công việc rất quan trọng trong kiểm tra nội
bộ trường học. Chế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công
việc mà không nặng nề, cản trở công việc. Xác định được vai trò quan trọng của
chế độ kiểm tra, vì thế trưởng ban kiểm tra nhà trường quy định rất rõ thể thức
làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, cách thức tiến hành, hồ sơ mẫu biểu kiểm
tra. Vì vậy, phát huy hiệu quả mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong
ban kiểm tra.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ
Kế hoạch kiểm tra của nhà trường là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm
học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Xây dựng kế hoạch
kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường, có tính khả thi
và được công bố công khai đến tất cả các đối tượng được kiểm tra ngay từ đầu
năm học để tất cả mọi thành viên đều nắm được nội dung chuẩn bị. Sau khi đã
nghiên cứu nhiệm vụ năm học, các tiêu chí thi đua của đơn vị tôi đã định hướng
cho Ban kiểm tra nội bộ trường học tham mưu, cùng BGH nhà trường xây dựng
chương trình kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học trong năm học. Kế hoạch
kiểm tra được xác định phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc pháp lý: Phải dựa trên chuẩn mực có tính pháp quy, các kế
hoạch hay nghị quyết của tập thể, các quy định của nhà trường:
- Nguyên tắc giáo dục: Kiểm tra nhằm giúp đỡ, động viên giáo dục con
người, người kiểm tra cần hiểu đối tượng, phải có uy tín, năng lực, nhằm giúp
đối tượng tiến bộ.
- Nguyên tắc hiệu quả: Tốn ít thời gian, nhân lực mà phát hiện được vấn đề,
giải quyết được vấn đề và thúc đẩy sự vật phát triển.
- Nguyên tắc chủ động: Phải có kế hoạch và phương án kiểm tra, ở đâu đó có
con người thì ở đó có sự hoạt động và cần được kiểm tra.
- Kế hoạch kiểm tra năm học: Kế hoạch kiểm tra trong năm được ghi nhận
toàn bộ các "đầu việc" theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8
năm sau. Cần định rõ về thời gian, đối tượng, nội dung, phương pháp kiểm tra,
lực lượng kiểm tra ; cập nhật ghi vào sổ kiểm tra.
- Kế hoạch kiểm tra tháng: Nội dung kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào các
đầu việc của kế hoạch kiểm tra cả năm nhưng cần chi tiết hơn. Không chỉ ghi
"đầu việc" mà cần ghi rõ cụ thời gian và cách thức tiến hành sao cho các đối
tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra và tự kiểm tra kết quả thực
hiện nhiệm vụ được giao.
- Kế hoạch kiểm tra trong tuần: Nội dung kiểm tra tuần có thể được ghi cụ
thể: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và đơn vị được kiểm tra; Nội dung kiểm tra chi
tiết; Người được tham gia lực lượng kiểm tra; Thời gian kiểm tra, thời gian hoàn
thành.
Từ việc xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, chi tiết, đúng nguyên tắc và phù
hợp với tình hình nhà trường vì thế việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của nhà
trường đạt hiệu quả cao. Mọi thành viên trong nhà trường tiến hành kiểm tra và
tự kiểm tra nghiêm túc với tinh thần đoàn kết, thống nhất, khách quan, dân chủ
nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá
nhân, bộ phận trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy giáo
dục của nhà trường, thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

You might also like