Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Phát triển là tự do

Patricia Northover
Amartya Sen và sự tưởng tượng về phát triển
Bàn luận về ‘phát triển’ – theo một khuôn mẫu chung là những mô tả vế sự hiện đại – giải
quyết một vấn đề gây tranh cãi lớn và không đưa ra các dấu hiệu ổn định hay đặc điểm
chung về đặc tính, xu hướng, tính đạo đức và tính chính trị của một quá trình phát triển
trong thế giới hiện đại của chúng ta. Tuy nhiên, một số luồng quan điểm có thể có ảnh
hưởng lớn đến câu chuyện này và từ đó dẫn dắt cách khả năng hình dung hay thậm chí là
tiếp cận với phát triển (Escobar 1995).
Phát triển là tự do (Development as Freedom) (1999), công trình của nhà kinh tế học đạt
giải Nobel cao quý năm 1998, Amartya Kumar Sen, là một sự mô tả như vậy, đón nhận sự
đồng tình trên phạm vi toàn cầu trong thế kỷ 21. Ví dụ, những cuộc nổi dậy ở Trung Đông
năm 2011 thường được xem là được dẫn dắt bởi khát vọng tự do, dân chủ và công bằng xã
hội; những chủ đề được thể hiện mạnh mẽ trong công trình của Sen. Trong Phát triển là tự
do, Sen cho rằng phát triển là sự mở rộng ‘những quyền tự do thực sự’ mà con người có
thể được hưởng và đáng được hưởng. Trong nghiên cứu này, ông kể lại những thách thức
mà từ lâu ông phải đối mặt khi tranh luận với các quan điểm về ý nghĩa của phúc lợi xã hội
và phát triển và cho rằng nghiên cứu của mình có thể đóng vai trò một khung phân tích tốt
hơn các quan điểm về phát triển theo Chủ nghĩa thực dụng, quan điểm của Rawl, Marxit
hay Chủ nghĩa tự do nhấn mạnh các quyền. Thực vậy, Sen cho rằng ‘phát triển là tự do’
nên đóng vai trò là nguyên tắc nền tảng và phổ quát cho tất cả mọi người để có thể thực
hiện các khát vọng dưới nhiều hình thức phản kháng, đấu tranh xã hội chống lại bất bình
đẳng – từ các cuộc đấu tranh giành quyền tự do bình đẳng đến các cuộc nổi dậy chống chủ
nghĩa thực dân hay giành công bằng xã hội toàn cầu và ở địa phương.
Về mặt thực tiễn và chính trị, cách tiếp cận lý thuyết và phương pháp của Sen trong việc
đánh giá và đạt đến sự thịnh vượng của con người, cũng như thông điệp ‘phát triển là tự
do’ của ông đã có tác động to lớn đến lĩnh vực phát triển. Ví dụ, nghiên cứu của ông đã
giúp cho sự nổi lên của các chỉ số phát triển như Chỉ số phát triển con người, Chỉ số nghèo
con người và Chỉ số phát triển giới, những chỉ số được đưa ra và phát triển bởi Chương
trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và phổ biến qua các Báo cáo phát triển con người
của họ. Nghiên cứu của Sen cũng bao hàm nghiên cứu lý thuyết về giới và phát triển, nghèo

1
đói, công bằng xã hội và dân chủ. Quan điểm Phát triển là tự do còn giúp củng cố quá trình
chuyển đổi từ chế độ hỗ trợ theo ‘Đồng thuận Washington’ sang Đồng thuận hậu
Washington. Chế độ hỗ trợ Đồng thuận hậu Washington là một gói các cải cách hỗ trợ theo
quan điểm tân tự do tập trung vào việc ‘kiểm soát giá cả hàng hóa ở đúng mức’ thông qua
một số ít các chính sách ổn định và điều chỉnh cấu trúc tập trung được giới thiệu cho nhiều
nền kinh tế đang phát triển trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng kinh tế với mong muốn
khiến các nước này quay lại thời kỳ tăng trưởng kinh tế và cân bằng thị trường kinh tế theo
quan điểm tân tự do. Trong thời kỳ Đồng thuận hậu Washington vốn tập trung vào cách
tiếp cận vì người nghèo và khuyến khích sự tham gia trong phát triển, cũng như vào vai trò
của các thế chế để có ‘nền quản trị tốt’, nghiên cứu của Sen, Phát triển là tự do, có thể dễ
dàng trở thành một chân lý mới hướng dẫn chương trịnh nghị sự về viện trợ và phát triển
hiện tại. Sức mạnh trong nghiên cứu đó cũng như vậy.
‘Phát triển là sự mở rộng năng lực’ – con đường dẫn tới Phát triển là tự do
Do đó, tác phẩm có sức ảnh hưởng của Sen bao hàm các khía cạnh lý thuyết, triết lý và
thực tiết của phát triển, hướng đến thông điệp mạnh mẽ ‘phát triển là tự do’. Sự tự do này
một phần được đánh giá theo cách tiếp cận năng lực đối với phát triển con người với việc
các năng lực được cho là không chỉ bao gồm một bộ các kỹ năng mà là ‘khả năng tồn tại
và làm việc’ mà các các nhân trân trọng, và quan trọng nhất là họ được tự do quyết định.
Việc tập trung vào các năng lực hay ‘tự do về năng lực’ được thể hiện như một sự tách rời
khỏi cách tiếp cận thực dụng và dòng quan điểm tân cổ điển về kinh tế trong đó với trọng
tâm được đặt vào các mong muốn chủ quan và trạng thái tinh thần của sự tồn tại như hạnh
phúc, sự thoải mái và thỏa mãn các mong muốn trong quá trình tiến tới thịnh vượng và
hạnh phúc. Cách tiếp cận năng lực đối với phát triển con người cũng khác với các lý thuyết
phát triển nói về tăng trưởng sớm hay hiện đại hóa và lý thuyết của Rawls về công bằng
bởi các cách tiếp cận khác này đối với phát triển thường tập trung vào các loại hàng hóa có
thể hỗ trợ việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn tiêu dùng hay một gói các loại hàng hóa và
nguồn lực cơ bản qua một quá trình tăng trưởng do thị trường định hướng.
Tuy nhiên, như Sen thường nhấn mạnh, thu nhập không nhất thiết gắn liền với hạnh phúc.
Trong một nghiên cứu trước đó khi phát triển được coi là sự mở rộng năng lực, ví dụ, Sen
(1989) lưu ý rằng Nam Phi là nước có thu nhập cao nhưng lại không đạt thành tích tốt trong
việc đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân với minh chứng là tuổi thọ thấp hơn so
với Trung Quốc là nước có mức thu nhập bình quân thấp hơn. Mặc dù trong nghiên cứu

2
sau đó, Sen (1999) cố gắng đặt tiêu chuẩn phát triển cao hơn cho Trung Quốc với sự thay
đổi của chính ông khi cho rằng ‘phát triển là tự do’, ông đã tìm cách khiến mọi người chú
ý đến sự thịnh vượng của con người bởi chất lượng cuộc sống phải được thụ hưởng thông
qua một nhóm các hành động giá trị cụ thể cho các cá nhân.
Cụ thể, đối với Sen, hạnh phúc của con người phải dựa trên các tiêu chuẩn phúc lợi khách
quan hơn và mang tính cá nhân hơn và để đi tới kết luận này, ông đã dựa trên quan điểm
của Aristote về ‘hoạt động’. Hoạt động các hành động và trạng thái tồn tại khác nhau mà
một người thực sự trải qua hoặc nhận thấy được. Một trục hoạt động chỉ trạng thái vận
động thực sự (như đọc hay ăn) và trạng thái (như được nuôi dưỡng đầy đủ, được dạy học,
là một phần của cộng đồng và xuất hiện mà không thấy xấu hổ). Như Sen nhấn mạnh, hoạt
động có thể rất đa dạng, từ các trạng thái đơn giản đến những trạng thái phức tạp. Tuy
nhiên, giống như Alkire (2002: 29) và Nussbaum (2003) đã chỉ rõ, Sen đã miễn cưỡng lập
ra một danh sách các ưu tiên năng lực của con người hay thậm chí còn giữ quan điểm một
cách có hệ thống về nhóm các hoạt động hay năng lực cơ bản tương ứng với các nhu cầu
cơ bản (Alkire 2002: 157). Điều này cho phép ông né tránh vấn đề khó khăn trong việc
phân định các trạng thái tồn tại và hoạt động đáng quan tâm nhưng cho phép cách tiếp cận
của mình phê phán sự bất lực của chính sách bởi không có một chỉ dẫn rõ ràng nào ngoài
yêu cầu đối thoại và cho phép sự tham gia của mọi người.
Việc Sen nhấn mạnh quan điểm về các hoạt động của Aristote như là cơ sở cho việc đánh
giá hạnh phúc còn được cố ý đặt ngoài chiến lược tiếp cận nhu cầu cơ bản đối với phát
triển (Alkire 2002: 166-174). Do đó, thay vì khuyến khích việc tập trung vào các nguồn
lực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự chú ý lại được đặt vào ‘năng lực’ của cá nhân con người.
Năng lực được định nghĩa là ‘một số trục các hoạt động phản ánh sự tự do sống một cuộc
sống này hay cuộc sống khác của con người’ (Sen 1992: 40). Khi đó, năng lực phản ánh
‘các khả năng hiệu quả’: chúng mô tả những gì con người có thể làm và những gì có thể
đạt được kể cả khi chúng không thực sự được lựa chọn. Tập trung vào năn glwjc của con
người hay tập hợp các năng lực của một cá nhân giúp phân biệt giữa trạng thái mất tự do
và thiếu thốn của một đứa trẻ bị đói và sự tự do của một tu sĩ ăn chay bởi cho dù cùng có
trải qua trạng thái tương tự nhau (cùng bị đói), họ cho thấy các trạng thái khác nhau của
năng lực và việc có hay không có phương án lựa chọn.
Tuy nhiên, cách tiếp cận năng lực cũng cho phép phân phối tốt hơn và công bằng hơn các
nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động mong mốn bởi việc phân phối một cách đơn giản một

3
số lượng hàng hoá hay nguồn lực cơ bản cho những người không giống nhau sẽ có thể
không đảm bảo tính công bằng để đạt được sự thịnh vượng như nhau. Điều này là bởi vì
con người khác nhau về năng lực chuyển đổi các nguồn lực thành hoạt động. Do đó, phụ
nữ có thai và người khuyết tật sẽ cần lượng nguồn lực để có được các chức năng đáng có
so với một người đàn ông cường tráng. Sen đã cho thấy sức mạnh quan trọng của cách tiếp
cận năng lực đối với phát triển con người này khi ông tuyên bố rằng trên thế giới có khoảng
60-100 triệu phụ nữ bị bỏ qua/ lờ đi do tình trạng phân biệt giới tính theo hệ thống (nạo
phá thai do chọn lọc giới tính, bỏ mặc việc chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho phụ nữ,
đặc biệt khi còn nhỏ) và nói rằng những điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt năng lực trầm
trọng ở phụ nữ (Sen 1999: 104-107).
Hành động và quyền lực trong Phát triển là tự do
Khi xây dựng những ý tưởng nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của con người và xã hội, những
quan điểm được hoàn thiện trong Phát triển là tự do, Sen cũng muốn thiết lập cái mà ông
coi là sự khác biệt về mặt phân tích mang tính nền tảng trong cách chúng ta tiếp cận hạnh
phúc qua việc coi trọng cá nhân. Ông coi hạnh phúc bao gồm bốn khái niệm cơ bản: tự do
hạnh phúc, thành tựu trung gian và tự do hành động, những yếu tố phái sinh từ ý tưởng về
‘khía cạnh hạnh phúc’ và ‘khía cạnh hành động’ của một người (Sen 1992: 56-57; Alkire
2002: 9).
Đối với việc đạt được hạnh phúc, người ta chỉ nhìn vào trạng thái thực của các hoạt động
đáng quan tâm mà họ nhận thấy, trong khi đối với tự do hạnh phúc, người ta sẽ đánh giá
bối cảnh bản thể luận hay bối cảnh thực của quyền lực khi mà việc đạt được tự do hạnh
phúc nghĩa là hạnh phúc của một người được đảm bảo. Nói cách khác, khi dánh giá trạng
thái tự do hạnh phúc, câu hỏi cần đặt ra là: đối với một người trong hoàn cảnh tự do thì lựa
chọn có phản ánh quyền lực thực sự mà người đó có thể thực hiện và có thể đã thực hiện
không? Nếu có nghĩa là chúng ta có tự do hạnh phúc hay nói cách khác là ‘cơ hội thực sự
để có được cái mình trân trọng’ như sức khoẻ của con người (Sen 1992: 31). Ở đây, cần
xem xét lại sự khác biệt giữa một đứa trẻ bị đói và một thầy tu ăn chay; người thầy tu đã
thực hành sự tự do hạnh phúc trong khi đứa trẻ thì không có tự do như vậy mặc dù họ đều
có chung trạng thái tồn tại tương tự nhau. Để có được sự tự do hạnh phúc, cần phân tích
bản chất của hạnh phúc cũng như của hành động – khả năng một người có thể theo đuổi và
đạt được những mục tiêu nhất định – và cuối cùng là bối cảnh của quyền lực mà những
hành động đó nằm trong hay phụ thuộc vào.

4
Đối lập với việc đạt được hạnh phúc, thành tựu trong hành động được đánh giá dựa trên
nhiều đối tượng hơn là hạnh phúc của cá nhân và có thể bao hàm các mục tiêu khác như
tìm kiếm sự độc lập của quốc gia này hay quốc gia khác, điều có thể mâu thuẫn với hạnh
phúc cá nhân. Hơn nữa, giống như tự do hạnh phúc, tự do hành động, những khái niệm mà
Sen định nghĩa là ‘khả năng của một người đạt được các mục tiêu mà họ mong muốn đạt
được’ (1992: 60), cũng được đánh giá bằng việc xem xét bối cảnh mà hành động được thực
hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bối cảnh cần có để đạt được sự tự do hành động
cần được nhìn nhận là điều khác với việc chỉ đạt được hành động, dường như đồng nghĩa
với quan điểm tự do về tự do của con người là một khoảng không tự do. Tự do hành động
dường như được điều chỉnh bởi bối cảnh tự do đạt tới cả tự do theo cách tiêu cực – thiếu
vắng sự can thiệp – và tự do theo hướng tích cực – quyền của một người đạt tới mục tiêu
mong muốn hoặc mục đích cuối cùng. Sự tương đồng giữa tự do hành động và tự do đã
củng cố nỗ lực bền bỉ của Sen trong việc thúc đẩy các quan điểm chính trị tự do; những
quan điểm mà ông muốn đặt trên nền tảng của không chỉ các quyền mà còn bao gồm vào
đó các mối quan tâm về đạo đức mang tính khách quan như lợi thế hay hạnh phúc của cá
nhân và sự bất bình đẳng về phạm vi ‘tự do về năng lực’. Đây là bước đi quan trọng cho
phép Sen tránh sự phàn nàn rằng những ưu tiên tự do về quyền đã lờ đi sự bất bình đẳng
trong việc tiếp cận các nguồn lực và những thành tựu có thể đạt được. Như Sen đã nhấn
mạnh trong nghiên cứu về các nạn đói, mối quan tâm chỉ tập trung vào các quyefn là không
đủ để ngăn chặn các thảm hoạ về con người (1999: 65-66).
Phù hợp với những định hướng về mặt lý thuyết và triết lý này, Sen nhấn mạnh những gì
ông coi là tự do. Có tất cả 5 loại và đều có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy
Phát triển là tự do. Những hình thức tự do đó bao gồm: (a) tự do chính trị, (b) các điều kiện
kinh tế, (c) cơ hội xã hội, (d) đảm bảo minh bạch và (e) bảo đảm an ninh (Sen 1999: 10,
38-40). Những hình thức tự do này được hiểu là ‘một loạt các quyền và cơ hội riêng biệt’
giúp ‘nâng cao năng lực chung của con người’ (Sen 1999: 10). Nói chung, Sen thúc đẩy lý
thuyết Phát triển là tự do của mình bằng việc cho rằng mở rộng tự do không chỉ là (a) mục
tiêu cơ bản ban đầu mà còn là (b) công cụ chủ yếu của phát triển (1999: 36). Do đó, phát
triển ‘nằm ở việc loại bỏ các hình thức mất tự do khác nhau và cho phép con người lựa
chọn và cơ hội để thực hiện các hành động cần thiết’ (1999: xii).
Điểm hạn chế và phê phán

5
Sen quả quyết rằng động lực hướng tới tự do và vì tự do không chỉ là quan điểm truyền
thống của phương Tây mà của nhiều dân tộc khác nhau qua thời gian và không gian. Và
trong khi Sen mong muốn tách biệt quan điểm của bản thân với quan điểm chuẩn trước đây
cho rằng ‘phát triển là hiện đại hoá’, quan điểm đóng vai trò nền tảng cho nhiều chương
trình phát triển, đặc biệt trong thời kỳ sau chiến tranh, ông dường như quan tâm hơn đến
tư tưởng thể chế trong hệ quan điểm dân chủ tự do phương Tây và các hình thức tự do
trong xã hội thị trường tư bản. Tuy nhiên, liệu Sen có đúng không khi đưa ra quan điểm
cho rằng phát triển luôn luôn gắn liền với quan điểm về các quyền Tự do trong một xã hội
thị trường tư bản? Sen lập luận dựa trên nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nạn đói và tự
do dân chủ, đặc biệt là sự hiện diện của ‘tự do báo chí’ (Sen 1999: 16, chương 7). Những
học giả khác như Corbridge (2002), Selwyn (2011) và Northover (2012) lập luận dựa trên
các cách tiếp cận khác, cho rằng mối liên hệ đó không thực sự mạnh mẽ.
Tại sao lại như vậy? Thứ nhất, như Corbridge (2002) nhấn mạnh, bởi vì các bằng chứng
cho thấy hạnh phúc thực sự và sự chuyển đổi cấu trúc thường được thực hiện ở các hệ
thống có tính độc tài như các chế độ ở Đông Á – Trung Quốc là một trường hợp điển hình.
Những hiện thực như vậy có nên được coi là phát triển? Và những kết quả đó có xoay
quanh sự hiện diện của cái thường được gọi là ‘nhà nước phát triển’? Đó là một nhà nước
có khả năng thực hiện quyền hành của họ trong giải quyết và quản lý xung đột và sử dụng
các nguồn lực để thúc đẩy các mục tiêu phát triển rộng lớn.
Thứ hai, từ quan điểm Marxit, Selwyn (2011) lập luận rằng trong chế độ tư bản, người ta
chỉ có thể duy trì bề ngoài của tự do hay những hình thức tự do không được đảm bảo về
thực chất trong bối cảnh của chủ nghĩa tôn sùng hàng hoá, bóc lột lao động và mâu thuẫn
mang tính biện chứng định hình các mối quan hệ xã hội của sản xuất. Theo đó, chủ nghĩa
tư bản được coi là lực lượng làm giảm tự do thực sự có thể có trong hệ thống hiện tại do
bản chất của mối quan hệ quyền lực mang tính tư bản. Thực vậy, thay vì có nguyên nhân
từ sự thiếu vắng các thể chế dân chủ, các nạn đói thường gắn với các điều kiện lịch sử như
tình trạng bất bình đẳng cấu trúc xuất hiện cùng với tình trạng cướp đoạt thực sự cần có để
tạo ra và duy trì một tầng lớp người lao động nhận lương và sự gia tăng quyền lực của hệ
thống tư bản thế giới. Và cuối cùng, từ quan điểm phê phán hậu cấu trúc quan điểm của
Sen, Northover (2012) cho rằng lý thuyết của Sen cho rằng phát triển là tự do có thể có tiền
đề từ một triết lý chủng tộc địa phương, triết lý đưa ra quan điểm ‘tự do hành động’ thông
qua khía cạnh chính trị của sự từ chối phản ánh trong mối liên hệ giữa chủ nghĩa tư bản và

6
chế độ nô lệ, với các quá trình phân biệt chủng tộc phức tạp đang diễn ra. Không có gì đáng
ngạc nhiên khi thông điệp này có nguồn gốc từ các quan điểm phê phán của chủ nghĩa vị
nữ cho rằng Sen đã nhấn mạnh thái quá vào các khía cạnh trừu tượng của tự do, ví dụ như
‘tự do của con người’ và ‘tự do hành động’ – tự do của Chủ nghĩa tự do – những khía cạnh
khó có thể chứng minh như Des Gasper và Van Staveren (2003) đã lập luận.
Kết quả là, mặc dù thông điểm của Sen gửi đến thế giới và ‘cộng đồng phát triển’ rất hấp
dẫn – đặc biệt trong thời kỳ hậu thuộc địa và các cuộc khủng hoảng trên thế giới hiện nay
sau sự kiện 11/9 và cá cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra từ sau năm 2008. Hơn
nữa, mặc dù Sen đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc phổ biến quan điểm này về phát
triển, từ lịch sử đầy biến động của tự do và bối cảnh hiện nay, lý thuyết của ông – Phát
triển là tự do – có thể không phải là điểm trọng yếu trong một thế giới mới.

Tài liệu tham khảo


Alkire, S. (2002) Valuing Freedoms: Sen’s Capability Approach and Poverty Reduction,
Oxford: Oxford University Press.
Corbridge, S. (2002) ‘Development as Freedom: The spaces of Amartya Sen’, Progress in
Development Studies, 2(3): 183-217.
Escobar, A. (1995) Encountering Development: the making and Unmaking of the Third
World, Princeton, NJ: Princeton University Press.
Gasper, D. và Van Staveren, I. (2003) ‘Development as Freedom and as what else?’,
Feminist Economics, 9(2-3): 137-161.
Northover, P. (2012) ‘Abject blackness, hauntologies of development, and the demand for
authenticity: A critique of Sen’s Development as Freedom’, The global South, 6(1): 66-86.
Nussbaum, M. (2003) ‘Capabilities as fundamental entitlements: Sen and social justice’,
Feminist Economics, 9(2-3): 33-59.
Selwyn, B. (2011) ‘Liberty limited? A sympathetic re-engagement with Amartya Sen’s
Development as Freedom’, Economic and Political Weekly, 46(10): 68-76.
Sen, A. (1989) ‘Development as capability expansion’, Journal of Development Planning,
19: 41-58, tái bản trong Sakiko Fukuda-Parr và A. K. Shiva Kumar (Cb) (2003), Readings
in Human Development (tr. 3-16). New York: Oxford University Press.
7
Sen, A. (1992) Inequality Reexamined, Cambridge, MA: Harvard University Press.
Sen, A. (1999) Development as Freedom, New York: Anchor Books.

Đọc thêm
Đọc thêm nghiên cứu nền tảng của Sen về các vấn đề phát triển kinh tế trong Sen (1987)
Resources, Values and Development, Cambridge, MA: Harvard University Press. Tác
phẩm này tập hợp các nghiên cứu đột phá của ông về thể chế, đầu tư xã hội, đạo đức và
hạnh phúc.
Xem thêm các quan điểm phê phán về Sen và mối liên hệ với kinh tế học nữ quyền, xem
nghiên cứu năm 2003 của ông Feminist Economics, biên tập bởi Bina Agarwal, Jane
Humphrises. Irene Robeyns cũng đưa ra khái quát quan trọng vệ mặt lý thuyết về cách tiếp
cận năng lực trên Journal of Human Devlopment (2005), 6(1): 94-114.
Xem thêm các tài liệu về Phát triển con người và Tiếp cận năng lực chủ yếu dựa vào các
Báo cáo phát triển con người của thập kỷ trước trong S. Fukuda-Parr và A. Kumar (Cb)
(2005) Readings in Human Development: Concepts, Measures and Policies for a
Development Paradigm, New York: Oxford University Press.
Websites
Sáng kiến Phát triển con người và nghèo đói Oxford được thành lập năm 2007 là một trung
tâm nghiên cứu kinh tế nằm trong Khoa Phát triển Quốc tế Oxford, Đại học Oxford. Trung
tâm do Sabina Alkire đứng đầu. Trang web của trung tâm là kho lưu trữ hoàn hảo cho nhiều
công trình và chương trình nghiên cứu về nghèo đói và phát triển con người (xem
www.ophi.org.uk/).
Trang web của Hiệp hội Phát triển và Năng lực con người hỗ trợ nghiên cứu đa ngành về
nghèo đói, công bằng và hạn phúc (www.capabilityapproach.com/index.php).

You might also like