Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

Chương X

Các nguyên tố nhóm IIA


Be, Mg, Ca, Sr, Ba và Ra
- Các nguyên tố này đều có cấu tạo vỏ
electron hoá trị là ns2
Số oxi hoá: +2
- Kim loại hoạt động mạnh và hoạt tính kim
loại tăng từ Be đến Ra
Đơn chất
1. Tính chất lý học:
- Có màu trắng bạc hoặc xám nhạt, tuy
nhiên trong không khí chỉ có Be và Mg giữ
được ánh kim còn các kim loại khác mất
ánh kim.
- Có tnc, ts và tỷ khối cao hơn so với kim loại
kiềm, do liên kết kim loại trong kim loại
kiềm thổ mạnh hơn trong kim loại kiềm và
do số e liên kết trong kim loại kiềm thổ gấp
đôi kim loại kiềm.
Dễ tạo hợp kim với các kim loại khác
Ví dụ: Hợp kim của magiê nhẹ và bền: chế
tạo tên lửa, công nghiệp máy bay, ôtô,…
2. Tính chất hoá học:
Phản ứng với O2:
+ t thường Be và Mg: bị bao phủ một lớp oxit
rất mỏng và bền ngăn cản chúng tiếp xúc
với oxi, còn các kim loại khác nhanh chóng
bị oxi hoá.
+ t cao: trong không khí tất cả các kim loại
kiềm thổ cháy tạo nên oxit MO, nitrua M3N2,
đối với Ba có tạo thêm một ít BaO2
- Phản ứng với các halogen: ngay ở t
thường, khi đun nóng thì phản ứng với S, N2
và một số phi kim khác
* Phản ứng với nước:
+ Thế khử rất âm nên dễ dàng tương tác với nước và
axit không có tính oxi hoá giải phóng hydro, nhưng
+ Be không tác dụng với nước vì có lớp oxit bảo vệ.
+ Mg không tan trong nước lạnh, tan chậm trong
nước nóng, do tạo thành lớp hydroxit ít tan: Mg +
2H2O = Mg(OH)2 + H2 Nếu thêm dung dịch NH4Cl lớp
hydroxit này bị tan ra và Mg tiếp tục phản ứng với
nước: Mg(OH)2 + 2NH4Cl = MgCl2 + 2NH3 + 2H2O
+ Ca, Sr, Ba đều phản ứng được với nước lạnh tạo
thành hydroxit tương ứng
* Phản ứng với kiềm: Chỉ có Be khả năng hoà tan
trong dung dịch kiềm:
Be + 2NaOH + H2O = Na2[Be(OH)4] + H2
+ Phản ứng điều chế:
đpnc
MCl2 → M+ Cl2
Hợp chất:
* Các oxit MO:
- Là chất rắn, màu trắng, khó nóng chảy và rất
bền nhiệt.
BeO không tan trong nước
MgO phản ứng một phần với nước, nhưng
rất chậm
Các oxit còn lại phản ứng mãnh liệt với nước
và phản ứng toả nhiều nhiệt,
Ví dụ: CaO + H2O = Ca(OH)2 Ho298 = -65 KJ
* Các hydroxit M(OH)2:
Be(OH)2 và Mg(OH)2 rất ít tan trong nước,
Ca(OH)2 tương đối ít tan
Các hydroxit còn lại tan nhiều trong nước
và độ tan tăng dần từ trên xuống trong
nhóm.
- Be(OH)2 có tính lưỡng tính, còn các
hydroxit khác có tính bazơ và tính bazơ
tăng dần từ trên xuống trong nhóm:
Be(OH)2 + 2NaOH = Na2[Be(OH)4]
M(OH)2 + 2HCl = MCl2 + 2H2O
- Các hydroxit có khả năng hấp thụ khí
CO2 tạo thành cácbonat ít tan, dư CO2
tạo thành hydrocacbonat
Ca(OH)2 + CO2 = CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O ⇆ Ca(HCO3)2
Khi đun nóng thì cân bằng dịch
chuyển theo chiều nghịch tạo lại kết tủa
CaCO3
- Ứng dụng: CaO và Ca(OH)2 sử dụng
nhiều trong xây dựng, điều chế Na2CO3,
NaOH, đất đèn CaC2, CaOCl2, xi măng.
* Peoxit MO2:
Khả năng tạo peoxit tăng dần từ trên xuống
theo chiều tăng kích thước nguyên tử.
+ Be không tạo được peoxit
+ Mg chỉ tạo được peoxit ở dạng hydroxit
có lẫn peoxit MgO2
+ Ca, Sr, Ba tạo được các peoxit MO2 là
chất bột có màu trắng và khó tan trong
nước
- Điều chế CaO2:
Ca(OH)2 + H2O2 + 6H2O = CaO2.8H2O
100-130oC
CaO2.8H2O → CaO2 + 8H2O
Điều chế BaO2: Sục không khí qua BaO ở
t= 600oC:
BaO + 0,5O2 = BaO2 ở t>600oC BaO2 sẽ
bị phân huỷ theo phản ứng nghịch.
- Điều chế SrO2: Tương tự BaO2 song
cần áp suất cao 125 atm
- Các peoxit có khả năng tan trong axit
loãng giải phóng H2O2:
BaO2 + H2SO4 = H2O2 + BaSO4
* Các muối halogenua MX2:
Các muối halogenua MX2:
Là chất rắn trắng, dễ tan trong nước,
trừ các florua.
+ Đa số đều hút ẩm mạnh tạo thành các
tinh thể không màu, ngậm nước:
CaCl2.6H2O, dễ hoà tan trong nước
+ Khi tăng t thì chúng mất dần các phân
tử nước, BaCl2.2H2O, bền trong không
khí, khi đun nóng nó mất nước.
* Các muối sunfat MSO4:
- BeSO4 và MgSO4 tan rất nhiều trong
nước, còn CaSO4, SrSO4 ít tan, BaSO4
rất ít tan.
BaSO4 rất ít tan trong axit và bền ở
nhiệt độ cao.
CaSO4.2H2O còn gọi là thạch cao, đây là
chất rắn trắng ít tan trong nước, ở nhiệt
độ cao nó mất dần nước kết tinh:
Cứng nước
Nước thiên nhiên chứa lượng lớn muối tan của Ca và
Mg. Để chỉ lượng muối này người ta đưa ra một đại
lượng là độ cứng của nước.
Có hai loại độ cứng: độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh
cửu, tổng của hai loại độ cứng này là độ cứng của nước.
Độ cứng tạm thời là chỉ lượng muối hydrocacbonat như
Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Độ cứng tạm thời bị mất khi
đun sôi nước, vì khi đó hydrocacbonat bị nhiệt phân tạo
thành cacbonat, lắng xuống thành cặn.
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O
- Độ cứng vĩnh cửu là chỉ lượng muối không bị kết tủa
khi đun sôi nước đó là muối sunfat, clorua của Ca và Mg.
- Độ cứng của nước được tính bằng số milimol đlg của
các kim loại Ca và Mg trong một lít nước.
+ Nước rất mềm có độ cứng < 1,5 mđlg/l,
+ Nước mềm có độ cứng khoảng 1,5- 4 mđlg/l,
+ Nước trung bình - 4-8 mđlg/l
+ Nước cứng- 8- 12
+ Nước rất cứng > 12 mđlg/l
Nước cứng ảnh hưởng đến một số ngành công
nghiệp.
Ví dụ: Quá trình nhuộm và nồi hơI
+ Cặn tạo thành trong nồi hơi làm cho nồi hơi kém
dẫn nhiệt, dẫn đến tiêu tốn nhiều nhiên liệu
+ Nước cứng tạo kết tủa với xà phòng, kết tủa này
làm bẩn quần áo.
Các phương pháp làm mềm nước:
Tạo kết tủa hoặc trao đổi ion
+ Để phá nước cứng tạm thời thường dùng vôi tôi
Ca(OH)2:
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2CaCO3 + 2H2O
Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2MgCO3 + 2H2O
+ Để phá nước cứng vĩnh cửu thêm vào dung dịch
Na2CO3 để tách kết tủa của Ca và Mg dưới dạng
cacbonat
+ Một phương pháp được sử dụng rộng rãi là
phương pháp trao đổi ion: cho nước đi qua lớp
catinonit (zeolit có thành phần Na2Al2Si2O8) sẽ giữ
các ion Ca2+ và Mg2+ và nhả các cation Na+ đi vào
nước
Chương XI
Các nguyên tố nhóm IA
Li, Na, K, Rb, Cs và Fr
Cấu hình electron: ns1
Là các kim loại hoạt động, I1 rất thấp
Nhóm các kim loại có nhiều tính chất
giống nhau hơn hết và những tính chất
này biến đổi đều đặn từ Li đến Fr.
Các kim loại chỉ có 1e duy nhất nên tính
chất hoá học chúng đơn giản hơn so với
bất cứ nguyên tố khác.
Đơn chất
1. Tính chất lý học:
Có cấu trúc kiểu lập phương tâm khối, có màu
trắng, bạc và có ánh kim và ánh kim mất nhanh
chóng khi kim loại tiếp xúc với không khí
tnc và ts thấp và giảm dần từ Li đến Cs là do liên
kết kim loại yếu và liên kết yếu dần khi kích thước
nguyên tử tăng lên.
Các kim loại kiềm đều nhẹ
+ Li có thể nổi lên dầu hoả
+ Na và K nổi trên nước
+ Các kim loại kiềm mềm có thể cắt bằng dao
được. Tính mềm của các kim loại kiềm có liên
quan đến liên kết kim loại yếu trong mạng lưới
tinh thể của kim loại kiềm.
Các kim loại kiềm có thể hoà tan lẫn vào
nhau và dễ tan trong Hg tạo nên hỗn
hống.
Một trong những hốn hống được dùng
trong thực tế để làm chất khử mạnh là
hỗn hống Na-Hg.
2. Tính chất hoá học:
- Hoạt động hoá học, thể hiện tính khử mạnh và
tính khử tăng đều đặn từ Li đến Cs
Phản ứng với O2:
+ Ở điều kiện thường trong không khí các kim
loại kiềm đều bị oxi hoá.
+ Li bị oxi hoá chậm tạo thành một lớp màu
xám bao phủ gồm Li2O và Li3N
+ Na bị oxi hoá nhanh hơn tạo thành Na2O2 và
có lẫn một ít Na2O
+ Với K xảy ra nhanh hơn nữa tạo thành một
lớp KO2 bị phủ ở ngoài và bên trong là lớp K2O
+ Rb và Cs tự bốc cháy trong không khí tạo
thành RbO2 và CsO2.
- Khi đốt nóng trong không khí hoặc O2: Li
tạo thành Li2O và một ít Li2O2, còn đối với
các kim loại khác oxit của chúng tác dụng
tiếp tục với O2 tạo thành peoxit hoặc
supeoxit
Li + 0,5O2 = Li2O
Na+ 0,5O2 = Na2O
Na2O + 0,5O2 = Na2O2
K(Rb,Cs) + O2= K(Rb, Cs)O2
- Phản ứng chứng tỏ rằng độ bền nhiệt của
các hợp chất M2O2 và MO2 tăng dần lên khi
bán kính của ion M+ tăng lên.
- Phản ứng với halogen: Các kim loại kiềm
bốc cháy trong khí Cl2 ở t thường, với Br2 Li
và Na chỉ tương tác ở trên bề mặt, K, Rb, Cs
nổ mạnh. Phản ứng với I2 chỉ tác dụng mạnh
khi đun nóng.
- Phản ứng với N2 và C: chỉ có Li tác dụng
trực tiếp với N2 và C để tạo nên các hợp chất
Li3N và Li2C
- Phản ứng với H2: Khi đun nóng tạo thành
các hydrua tương ứng.
Phản ứng với H2O: Có thế điện cực rất âm
nên phản ứng mãnh liệt với H2O giải phóng
H2:
2M + 2HOH = MOH + H2
Do hoạt động hoá học nên không tồn tại trong thiên
nhiên ở dạng kim loại tự do mà tồn tại dưới dạng các
hợp chất.
+ Trong đó Na và K là những nguyên tố phổ biến trên
trái đất: hợp chất chứa Na và K là nước biển, muối
mỏ, xinvinit NaCl.KCl, cacnanit KCl.MgCl2.6H2O,
Na2CO3, KNO3, NaNO3.
+ Li, Rb, Cs là những nguyên tố hiếm thường gặp
dưới dạng alumosilicat M2[Al2Si4O12].H2O: Li+, Rb+,
Cs+
Điều chế: Điện phân nóng chảy muối clorua:
+ Li được điều chế bằng cách điện phân hỗn hợp LiCl
và KCl nóng chảy ở 450oC
+ Rb và Cs được điều chế bằng cách dùng kim loại
Ca khử các muối clorua ở t cao (700oC) và áp suất
thấp: 2RbCl + Ca = CaCl2 + 2Rb
Hợp chất:
* Các oxit M2O:
Li2O được điều chế bằng tác dụng trực
tiếp các đơn chất, còn các oxit khác
M2O chỉ được tạo thành bằng phương
pháp gián tiếp:
2Li + 0,5O2 = Li2O
Na2O2 + 2Na = 2Na2O
KO2 + 3K = 2K2O
Li2O phản ứng chậm với H2O, còn các M2O
khác phản ứng rất mạnh với H2O và toả nhiều
nhiệt
M2O + HOH = 2MOH
* Các hydroxit M(OH):
Là các chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở t
tương đối thấp tạo nên chất lỏng linh động và
trong suốt.
Hút ẩm mạnh trong không khí, hấp thụ khí CO2
tạo thành cacbonat, tan trong rượu và nước.
Các hydroxit là các kiềm mạnh tương tác dễ
dàng với các axit và oxit axit tạo thành muối
Phản ứng với một số kim loại lưỡng tính như
Al, Zn, Sn và một số phi kim như Si, halogen.
- Trong các hydroxit chỉ có NaOH
được sử dụng nhiều trong các ngành
công nghiệp: công nghiệp xà phòng,
giấy, dệt,…
NaOH được điều chế bằng phương
pháp điện phân muối ăn có màng
ngăn hoặc được điều chế từ phản
ứng trao đổi:
Na2CO3 + Ca(OH)2 = CaCO3 + 2NaOH
* Các peoxit và supeoxit:
- Trừ Li tất cả các kim loại khác đều tạo
được peoxit và supeoxit.
Các peoxit và supeoxit khá bền nhiệt và
không phân huỷ khi nóng chảy.
Tất cả đều hút ẩm mạnh và chảy rữa khi để
trong không khí. Chúng phản ứng mạnh
với nước giải phóng khí O2
Na2O2 + 2HOH = H2O2 + 2NaOH
2H2O2 = 2H2O + O2
(Trong phòng thí nghiệm người ta dùng
phản ứng này để điều chế O2)
- Phản ứng với CO2 giải phóng khí O2:
2Na2O2 + 2CO2 = 2Na2CO3 + O2
2KO2 + 2CO2 = 2K2CO3 + 3O2
- Trong số các peoxit và supeoxit thì Na2O2
có ứng dụng nhiều nhất. Na2O2 được điều
chế bằng đun nóng Na nóng chảy trong
dòng không khí đã được hút sạch CO2 và
hơi ẩm:
2Na + O2 = Na2O2
Na2O2 + O2 = 2NaO2 (lẫn)
- Na2O2 là chất oxi hoá mạnh, nhiều chất hữu
cơ bốc cháy khi tiếp xúc với nó, được dùng
để tấy trắng vải, len, lụa…

You might also like