Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tập tính xã hội là tập tính sống theo bày đàn.

Có 3 loại
tập tính xã hội chính: tập tính hợp tác, tập tính thứ bậc và
tập tính vị tha.
(cho xem vid)
Qua 2 đoạn video chúng mình vừa chiếu chúng mình có
vài câu hỏi cho các bạn:
1. Vì sao báo phải gọi hội để săn mồi?
Đáp án: Loài báo có thể tăng vận tốc từ 0 lên đến 60km/h
trong vòng 3s nên thân nhiệt của chúng rất lớn, chúng có
thể chết nếu không dừng lại sau khi chạy 300m. Nên việc
chúng gọi hội để hợp tác sẽ khiến chúng bắt con mồi dễ
dàng hơn.
2. Làm thế nào để loài kiến có thể sẵn những con mồi
khổng lồ?
Đáp án: chúng đã gọi bày đàn để hợp tác.
3. Những chú ngựa đầu đàn hay có tập tính gì?
Đáp án: vểnh tai ra sau, dọa đánh, dọa đá, dọa cắn, tranh
thức ăn của những chú ngựa bậc thấp hơn mình.
4. Khi bị đe dọa, ong thợ đã làm gì để bảo vệ đàn ong?
Đáp án: gác cửa ở rìa, rít lên cảnh báo.
Qua những câu hỏi trên, chúng ta đã có thể rút ra khái
niệm về 3 loại tập tính xã hội của động vật
1. Tập tính hợp tác: quá trình các nhóm sinh vật làm việc
hoặc hành động cùng nhau vì lợi ích chung, chung hoặc
một số lợi ích cơ bản, trái ngược với hoạt động cạnh tranh
vì lợi ích ích kỷ.
Ví dụ: báo, kiến,... hợp tác săn mồi
2. Tập tính thứ bậc: hệ thống phân cấp để thống trị, phát
sinh khi các thành viên của một nhóm động vật xã hội
tương tác với nhau, thường là mang tính tích cực để tạo ra
một hệ thống thứ bậc, xếp hạng.
Ví dụ: trong mỗi đàn gà có một con thống trị các con
khác, con này có thể mổ bất kì con nào trong đàn.
3. Tập tính vị tha: tập tính hy sinh quyền lợi bản thân cá
thể thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của cả bầy
đàn, thông thường trong thế giới động vật, nó mang nghĩa
là sự hỗ trợ cho đồng loại.
Ví dụ: kiến sẵn sàng hy sinh để bảo vệ kiến chúa

You might also like