Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

3.1.1.Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế


Chiến lược (strategy) là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự
Chiến lược thường được sử dụng phổ biến để chỉ :
+ Các chương trình hành động tổng quát và việc triển khai các nguồn lực quan trọng để đạt
được các mục tiêu toàn diện, hoặc là:
+ Xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của một công ty (tổ chức) và lựa chọn các đường lối
hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này
Tổng quan, Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát
triển của công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các
hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động kinh
doanh quốc tế hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất

3.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế


Chiến lược kinh doanh quốc tế có vai trò, lợi ích to lớn trong việc tạo ra hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp khi tham gia hoạt đông kinh doanh quốc tế. Cụ thể :
- Một chiến lược kinh doanh quốc tế được xác định rõ ràng giúp công ty cạnh tranh có hiệu quả
trên các thị trường quốc tế mà đang cạnh tranh ngày càng gay gắt.
VD: TimeMaster là một thương hiệu đồng hồ nổi tiếng với trụ sở tại Thụy Sĩ. Họ tập trung tạo
ra các dòng sản phẩm đồng hồ phù hợp với gu thẩm mỹ và phong cách mua sắm của từng thị
trường.; Xây dựng thương hiệu đồng hồ chất lượng và uy tín với khách hàng và đối tác; các sản
phẩm của Time Master sáng tạo và độc đáo. Giúp thương hiệu cạnh tranh mạnh mẽ với các đối
thủ cùng ngành như Omega hay Tag Heuer .
- Chiến lược kinh doanh quốc tế giúp công ty có thể phối hợp các bộ phận và các phòng ban
khác nhau của công ty để đạt được các mục tiêu một cách tốt nhất.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế rõ ràng và thích hợp có thể hướng công ty vào các hoạt động
mà các công ty hoạt động tốt nhất và vào các ngành mà công ty phù hợp nhất.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế thích hợp có thể giúp công ty và quốc gia cải thiện căn bản
tình hình vị thế hiện tại của mình.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế rõ ràng và thích hợp có tác dụng định hướng cho hoạt động dài
hạn của công ty và là cơ sở vững chắc để triển khai các hoạt động tác nghiệp.
VD: Nhờ vào chiến lược kinh doanh quốc tế rõ ràng và thích hợp trong nghiên cứu sản phẩm
và xây dựng mạng lưới phân phối và hợp tác với các đối tác địa phương, công ty Blue Diamond
Jewelry đã thành công trong việc mở rộng và tăng trưởng trên các thị trường quốc tế. Họ đã tạo
được lòng tin và sự ưa chuộng từ khách hàng đa quốc gia và xây dựng một thương hiệu trang
sức tầm cỡ toàn cầu.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế rõ ràng và thích hợp cho phép các nhà quản lý nhận biết và tận
dụng các cơ hội kinh doanh, kết hợp được các cố gắng của cá nhân với các nỗ lực chung của
tập thể

3.2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế
Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế được chia làm 4 giai đoạn có quan hệ chặt
chẽ với nhau.
3.2.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của công ty
-Bản tuyên bố nhiệm vụ thường làm rõ vấn đề hoạt động của công ty có ảnh hưởng như thế nào
đến những người có liên quan. Đó là tất cả những đối tượng chịu ảnh hưởng từ hoạt động của
công ty. Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh mà công ty tham gia để xây dựng bản tuyên bố
như:
+Bản tuyên bố nhiệm vụ tập trung vào lợi ích của người tiêu dùng
VD: Sứ mệnh của L'Oréal là cung cấp cho phụ nữ và nam giới trên toàn cầu những mỹ phẩm an
toàn, tốt nhất về chất lượng, lẫn hiệu quả và tính đổi mới.( Tập đoàn L'Oréal)
+Bản tuyên bố nhiệm vụ có nội dung rộng hơn, bao hàm tất cả những người có liên quan
VD: Tập đoàn Trung Nguyên Legend luôn theo đuổi là tinh thần Phụng Sự, “kinh bang tế thế”,
“kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận thuần túy, lợi nhuận chỉ là hệ quả của quá trình phụng sự
cộng đồng”
Những mục tiêu mà các nhà quản lý xác định thường là một hệ thống gọi là “cây mục tiêu”, cấp
cao nhất của công ty thường có các mục tiêu chung nhất, tổng quát nhất. Còn các cấp thấp hơn
thì thường xác định những mục tiêu cụ thể hơn.

3.2.2. Đánh giá môi trường kinh doanh quốc tế


3.2.2.1. Môi trường luật pháp
Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế trước hết đòi hỏi các
nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp
- Những yếu tố thuộc môi trường pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Một là, các luật lệ và quy định của các quốc gia bao gồm cả luật pháp của chính nước mà tại
đó nhà kinh doanh hoạt động (luật quốc gia) và luật pháp của các nước, nơi hoạt động kinh
doanh được tiến hành.
+ Hai là, luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, kể cả các điều ước quốc tế và các tập
quán thương mại.
+ Ba là, các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia
thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ
chức đó trong việc phát triển kinh tế xã hội.
- Những tác động, ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh nghiệp được
thể hiện ở chỗ:
- Các quy định về giao dịch: hợp đồng, sự bảo vệ các bằng phát minh, sáng chế, luật bảo hộ
nhãn hiệu thương mại , bí quyết công nghệ, quyền tác giả, các tiêu chuẩn kế toán.
VD: Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả là 70 năm sau khi tác
giả qua đời.
- Môi trường luật pháp chung: luật môi trường, những quy định tiêu chuẩn về sức khoẻ và an
toàn.
VD: Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định các doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá tác
động môi trường trước khi triển khai dự án.
- Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực kinh doanh.
- Luật lao động; luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh; chính sách giá cả; luật thuế,
lợi nhuận...
VD: Luật Lao động Việt Nam quy định thời gian làm việc bình thường không quá 8 tiếng/ngày,
40 tiếng/tuần
* Ảnh hưởng của môi trường luật pháp
- Tích cực:
+ Tạo môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn và công bằng cho các doanh nghiệp.
+ Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và nhà đầu tư.
+ Thúc đẩy thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài.
-Tiêu cực:
+ Rào cản thương mại và đầu tư do sự khác biệt về luật pháp quốc gia.
+ Tăng chi phí và thời gian cho doanh nghiệp do phải tuân thủ nhiều quy định pháp lý.
+ Rủi ro pháp lý do doanh nghiệp không hiểu biết hoặc tuân thủ luật pháp
Ví dụ : Doanh nghiệp cần tuân thủ luật lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và
tránh bị phạt.

3.2.2.2. Môi trường chính trị


- Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh quốc tế.
- Tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động trong môi trường nước ngoài.
- Không có sự ổn định về chính trị sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế, lành
mạnh hoá xã hội.
VD: - Thể chế chính trị (cộng hòa, quân chủ,...)
- Hệ thống đa đảng hay độc đảng
- Mức độ ổn định chính trị
* Ảnh hưởng của môi trường chính tri:
-Tích cực:
+ Tạo môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi cho doanh nghiệp.
+ Mở ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp do các chính sách ưu đãi của chính phủ.
+ Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và nhà đầu tư.
-Tiêu cực:
+ Rào cản thương mại và đầu tư do các chính sách hạn chế của chính phủ.
+ Tăng chi phí và thời gian cho doanh nghiệp do phải tuân thủ các quy định chính trị.
+ Rủi ro chính trị do bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế,...
Tổng quan, Môi trường chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo
nhiều khía cạnh như chi phí, rủi ro, cơ hội,...
Doanh nghiệp cần hiểu biết và theo dõi môi trường chính trị để đánh giá rủi ro và cơ hội.
Ví dụ : Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định chính sách của chính phủ.

3.2.2.3. Môi trường kinh tế thế giới


- Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài, các hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức kinh
tế trở nên ngày càng phức tạp hơn, vì giờ đây, các nhà quản lý phải hoạt động trong hai môi
trường mới:
+ Sự tác động của các yếu tố thuộc các quốc gia bên ngoài
+ Các yếu tố vận động của nền kinh tế thế giới.
Ngoài việc giám sát thị trường nước ngoài, các nhà kinh tế phải theo kịp với hoạt động trong
môi trường kinh tế thế giới như các nhóm theo vùng (EU, AFTA) và các tổ chức quốc tế (UN,
IMF, Ngân hàng thế giới).
- Phân tích kinh tế thế giới nên cung cấp dữ kiện kinh tế trong cả thị trường thực và viễn cảnh,
cũng như đánh giá lực lượng cạnh tranh. Vì tầm quan trọng của thông tin kinh tế đối với chức
năng kiểm soát và kế hoạch ở đầu não
- Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài.
+ Tính ổn định về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền
tệ, khống chế lạm phát.
+ Đây là điều các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và lo ngại vì nó liên quan đến kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là liên quan đến sự an ninh của đồng vốn của
các doanh nghiệp này ở nước ngoài.
Ví dụ: Các yếu tố như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mức độ ổn định chính trị trong các
quốc gia lớn, sự biến đổi động của tỷ lệ thưởng, và các biện pháp bảo vệ thương mại được các
quốc gia áp dụng. Đánh giá này có thể phân tích tác động của các sự kiện toàn cầu như cuộc
chiến thương mại, biến động trên thị trường tài chính và các giải pháp kinh tế từ các tổ chức
quốc tế như IMF và WTO.

3.2.2.4. Những ảnh hưởng của địa hình


- Vị trí địa lý của một quốc gia rất quan trọng, nó là một nhân tố giải thích mối quan hệ chính
trị, thương mại của nước đó. Các mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các
công ty.
- Sự gần gũi về địa lý là lý do chính dẫn đến quan hệ thương mại giữa hai nước.
- Những biểu hiện trên bề mặt như núi, cao nguyên, hoang mạc, mạch nước cũng góp phần dẫn
đến sự khác nhau về kinh tế, chính trị và cấu trúc xã hội, giữa các nước cũng như giữa các vùng
trong một nước. Điều đó cũng đòi hỏi sự nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
đối với vấn đề này.
Ảnh hưởng của địa hình đối với giá môi trường kinh doanh quốc tế bao gồm:
- Vận tải và hậu cần: Địa hình khó khăn như núi non, sông Ngòi có thể gây khó khăn cho việc
vận chuyển hóa và hậu cần, làm tăng chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng.
- Cơ sở hạ tầng: Địa hình phức tạp có thể tăng chi phí xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng, tạo ra
các công thức cho việc phát triển và quản lý các dự án kinh doanh dự án.
- Rủi ro tự nhiên: Khu vực với địa hình nguy hiểm có thể gặp phải nguy cơ đối với thiên tai
như lở đất, ngập nước, động đất, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
- Tiềm năng tài nguyên: Địa hình có thể ảnh hưởng đến sự phong phú của tài nguyên tự nhiên,
ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh doanh trong lĩnh vực này.
- Môi trường làm việc: Địa hình đẹp mắt như bờ biển hoặc núi non có thể tạo ra một môi
trường làm việc thu hút và tăng cường sức hấp dẫn của doanh nghiệp
Ví dụ: Địa hình ven biển có thể tạo cơ hội cho các hoạt động thương mại quốc tế trong các
ngành thuỷ sản, khai khoáng.

3.2.2.5. Môi trường văn hóa và con người


Môi trường văn hoá là một thành tố cấu thành nền văn hoá, chỉ bao gồm các yếu tố mang tính
văn hoá tinh thần tồn tại xung quanh chủ thể.
Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau. Đây là vấn đề hết sức quan trọng
đối với các doanh nhân khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Mỗi một nền văn hoá lại có một mẫu thái độ và đức tin ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các khía
cạnh của hoạt động con người. Điều đó buộc các nhà hoạt động quản lý, các nhà kinh doanh
phải có sự am hiểu về văn hoá của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới.
Thị hiếu, tập quán tiêu dùng còn có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hoá có chất
lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận.
Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốc gia. Nó cung cấp cho
các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh
doanh quốc tế.
Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức cho
phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Ví dụ: Trong văn hóa con người Nhật Bản,có sự coi trọng đặc biệt với sự tôn trọng,khiêm tốn
và sự phục tùng đối với nguyên tắc xã hội.Họ thường tuân thủ các quy tắc như không làm phiền
người khác ở nơi công cộng,không đổ rác lộn xộn và không chen lấn trong hàng đợi.Họ cũng
có thị hiếu văn hóa về trào lưu manga,anime,cùng nghệ thuật truyền thống như ikebana (cách
cắm hoa),bonsai (cách trồng cây cảnh) và ukiyo-e (hội họa gỗ).

3.2.2.6. Môi trường cạnh tranh


Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế gồm các nhóm nhân tố sau:
- Nhân tố thứ 1: Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Là sự xuất hiện các công ty
mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị
phần) của công ty khác.
- Nhân tố thứ 2: Khả năng của nhà cung cấp là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa nhà cung
cấp với công ty ở mục đích sinh lợi
- Nhân tố thứ 3: Khả năng mặc cả của khách hàng (người mua). Khách hàng có thể mặc cả
thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng hoá mua từ công ty hoặc đưa ra yêu cầu chất
lượng tốt hơn với cùng một mức giá.
- Nhân tố thứ 4: Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ
hiện tại tăng lên thì khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ thay thế
- Nhân tố thứ 5: Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Trong điều kiện này các công ty cạnh tranh
khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt hoá về sản phẩm hoặc đổi mới sản phẩm giữa các
công ty hiện đang cùng tồn tại trong thị trường
Để đạt được thành công khi tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế doanh nghiệp không
thể can thiệp vào môi trường để làm thay đổi nó, trái lại doanh nghiệp phải tự điều chỉnh cho
phù hợp với môi trường mới.
Để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong môi trường có hệ thống kinh tế, chính
trị, luật pháp, văn hoá... khác nhau, các doanh nghiệp phải đưa ra những lời giải thích hữu hiệu
cho các vấn đề cơ bản về :
+ Cơ cấu chính trị ở quốc gia đó ?
+ Hệ thống kinh tế của quốc gia đó ?
+ Ngành công nghiệp của nước sở tại thuộc khu vực tư nhân hay công cộng?
+ Chính phủ sở tại có cho phép cạnh tranh ở khu vực công cộng không ?
+ Chính phủ sở tại có cho phép nước ngoài tham gia cạnh tranh hay kết hợp với doanh nghiệp
nhà nước hoặc tư nhân không?
+ Nhà nước điều hành quản lý các doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
+ Các doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp bao nhiêu cho chính phủ sở tại?
Việc trả lời các vấn đề trên không đơn giản mà khá phức tạp vì sự biến đổi của hệ thống chính
trị, kinh tế, pháp luật...
Các chiến lược kinh doanh quốc tế được thực hiện có hiệu quả đến mức nào, điều này hoàn
toàn phụ thuộc vào khả năng thích ứng và ứng xử linh hoạt của công ty cho phù hợp với sự
thay đổi của môi trường kinh doanh.
Các nhà quản lý doanh nghiệp cần đánh giá chính xác và phát hiện kịp thời các cơ hội kinh
doanh ở nước ngoài, thực hiện các hợp đồng kinh doanh đa dạng; lựa chọn thị trường mục tiêu
có hiệu quả; linh hoạt thích ứng với những thay đổi có tính chất toàn cầu.
Ví dụ :Trong môi trường kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp phải cạnh tranh về công nghệ
và đổi mới để duy trì sự cạnh tranh. Các công ty công nghệ như Apple và Samsung cạnh tranh
liên tục trong việc phát triển sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến và trải nghiệm người dùng để
thu hút và giữ chân khách hàng quốc tế.

3.2.3.1. Phân tích công ty (ngành nghề của công ty)


Đây là một công việc cần thiết để hình thành chiến lược. Mục tiêu là để xác định khả năng vượt
trội và hoạt động tạo ra giá trị của công ty.
a.Khả năng vượt trội của công ty
Khái niệm : khả năng vượt trội là khả năng đặc biệt của một công ty mà đối thủ cạnh tranh rất
khó bắt chước hoặc theo kịp.
Trong một công ty bất kỳ, các nhà quản lý thường lựa chọn các chiến lược phù hợp với cả 2
vấn đề: thế mạnh của công ty và các điều kiện thị trường mà công ty đang hoạt động. Các công
ty có thể tăng lợi nhuận bằng 2 cách:
Một là: Tăng thêm giá trị cho sản phẩm và nhờ đó người tiêu dùng có thể trả cho sản phẩm đó
mức giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
Hai là: Giảm chi phí của hoạt động tạo ra giá trị .Công ty tăng giá trị cho một sản phẩm đó,
hoặc tăng dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Công ty Apple với thương hiệu iPhone đã có nhiều khả năng vượt trội như Thiết kế sang
trọng,mỏng nhẹ và tạo ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Vì vậy, mặc dù iPhone được định
giá cao hơn so với các đối thủ cùng ngành nhưng iPhone vẫn thu hút và giữ chân một lượng lớn
khách hàng trung thành.
b.Hoạt động tạo ra giá trị của công ty
- Để xác định các hoạt động tạo ra giá trị cho người tiêu dùng của công ty, các nhà quản lý
thường sử dụng công cụ “phân tích chuỗi giá trị”.
- Nội dung cơ bản của công cụ trên
+ Phân tích chuỗi giá trị chia các hoạt động của công ty thành các hoạt động chủ yếu (primary
activities) và các hoạt động hỗ trợ (support activities). Mỗi hoạt động chủ yếu và hỗ trợ là một
nguồn tạo nên những điểm mạnh và điểm yếu của công ty.
+ Các nhà quản lý thường xác định xem mỗi hoạt đồng này làm tăng hay giảm giá trị đối với
người tiêu dùng và đưa những đánh giá này vào quá trình hình thành chiến lược.
- Các hoạt động chủ yếu có các hoạt động cung cấp đầu vào, các hoạt động đầu ra, sản xuất
(hay vận hành), marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng.
Các hoạt động hỗ trợ giúp cho công ty thực hiện các hoạt động chủ yếu một cách hoàn hảo.
Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm có thể làm tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất, marketing,
bán hàng, và các dịch vụ sau bán hàng của công ty.
- Cuối cùng, một cơ sở hạ tầng tốt không chỉ cải tiến được hệ thống liên lạc nội bộ mà còn hỗ
trợ cho văn hóa tổ chức và các hoạt động chủ yếu của công ty. Vì vậy, việc phân tích công ty
theo chiều sâu gắn liền với quá trình hình thành chiến lược giúp cho các nhà quản lý phát hiện
ra các khả năng vượt trội của công ty, khả năng và các hoạt động tạo ra giá trị đối với người
tiêu dùng.

3.2.3.2. Phân tích môi trường kinh doanh quốc gia và quốc tế
Như chúng ta đã tìm hiểu ở những mục trước thì môi trường kinh doanh bên ngoài bao gồm tất
cả các yếu tố bên ngoài công ty có thể ảnh hưởng đến việc vận hành hoạt động của công ty như
văn hóa, chính trị, luật pháp và kinh tế, tổ chức công đoàn, người tiêu dùng và các tổ chức tài
chính. Dưới đây chúng ta có một số chú ý hơn nữa:
+ Sự khác biệt giữa các quốc gia về ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, truyền thống và khí hậu
làm cho việc hình thành chiến lược trở nên phức tạp. Đôi khi các hoạt động marketing có thể
đưa đến những sai lầm đắt giá nếu chúng không tính đến sự khác biệt về văn hoá.
Ví dụ: Công ty RL là một công ty đa quốc gia có trụ sở chính ở Mỹ và quyết định mở rộng hoạt
động kinh doanh của mình vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên người tiêu dùng Trung Quốc không phản ứng tích cực với chiến dịch quảng cáo của
RL do quảng cáo của họ sử dụng một thông điệp và phong cách quảng cáo rất phương Tây ,
không phù hợp với giá trị và tâm lý của người tiêu dùng Trung Quốc và người tiêu dùng không
có động lực để mua sản phẩm của công ty RL. Điều này dẫn đến việc quảng cáo không thành
công và công ty gánh chịu thua lỗ trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
+ Sự khác biệt về hệ thống chính trị và luật pháp cũng làm cho các chiến lược quốc tế trở nên
phức tạp. Các công ty phải thuê các nhà tư vấn bên ngoài hướng dẫn họ về hệ thống pháp luật
của nước đó.
+ Hệ thống kinh tế ở các quốc gia khác nhau cũng làm phức tạp thêm việc hình thành chiến
lược. Các quan điểm tiêu cực của người dân địa phương về ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp có
thể gây ra sự bất ổn về chính trị.
3.2.4. Hình thành các chiến lược
Sau khi chúng ta thấy được những điểm mạnh và những khả năng đặc biệt của công ty cùng với
các yếu tố môi trường mà ở đó công ty đang tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế .Những
hiểu biết đó của công ty có một vai trò cực kỳ to lớn trong việc lựa chọn loại chiến lược mà
công ty áp dụng.Tuy vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý đến quá trình hình thành chiến lược để
đạt được mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp:
-Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp : môi trường vi mô và vĩ mô
- Phân tích môi trường bên trong : các nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp như quản trị,
marketing, tài chính-kế toán, sản xuất…
-Xác định hoạt động kinh doanh và tầm nhìn của công ty: xác định tầm nhìn chiến lược cơ bản
-Xác định mục tiêu và lượng hóa mục tiêu của công ty: bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu
ngắn hạn
-Hình thành chiến lược : dựa trên những nhân tố đã xác định để hình thành chiến lược
-Xây dựng kế hoạch chiến thuật: Doanh nghiệp phải đối mặt với 2 sức ép khi quyết định xây
dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh quốc tế
+Sức ép giảm chi phí: doanh nghiệp phải cố gắng tối thiểu hóa chi phí sản xuất tính trên đơn vị
sản phẩm
+Sức ép địa phương hóa: doanh nghiệp cần phải khác biệt hóa sản phẩm, có chiến lược
marketing phù hợp với từng thị trường

You might also like