Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ 9-10

Vấn đề 9: Triết học về con người


Vấn đề 9 gồm các nội dung lớn:
- Khái niệm và bản chất con người
- Vấn đề tha hóa của con người và vấn đề giải phóng con người
- Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân, vai trò của
lãnh tụ
- Xây dựng con người Việt nam hiện nay

I. Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội


- Khái niệm cá nhân: là khái niệm để chỉ 1 con người cụ thể và gắn liền với 1 cộng
đồng người nhất định
- Khái niệm cá thể và phân biệt giữa cá nhân với cá thể:
+ Giống nhau: đều là khái niệm dung để chỉ 1 con người cụ thể
+ Khác nhau: “cá thể” có hàm ý tách con người cụ thể đó ra khỏi cộng đồng, chỉ
xem xét 1 cách tương đối, tĩnh tại với con người cụ thể đó
- Khái niệm xã hội: là khái niệm để chỉ tập hợp của nhiều cá nhân đồng thời bao
gồm các mối quan hệ của tất cả cá nhân trong 1 cộng đồng nhất định
- Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội:
+ Cá nhân là một đơn vị của xã hội: xã hội là tập hợp của tất cả những cá nhân,
còn cá nhân là cơ sở của những yếu tố tạo thành xã hội.
VD: Xã hội Việt Nam là tập hợp của hơn 96 triệu người Việt Nam

+ Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội chính là mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng: Cái chung là xã hội, cái riêng là cá nhân, xã hội chỉ những thuộc tính
mà có ở tất cả những cá nhân trong 1 cộng đồng nhất định

+ Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội mang tính biện chứng: cá nhân và xã hội
tác động qua lại, những đặc điểm, tính cách của mỗi cá nhân gom lại sẽ tạo thành
đặc trưng của cộng đồng xã hội
II. Vai trò của quần chúng nhân dân và vai trò của lãnh tụ đối với xã hội
- Khái niệm quần chúng nhân dân: là những nhóm người rộng lớn bao gồm nhiều
giai cấp, tầng lớp trong 1 xã hội (Đặc trưng cơ bản nhất của nhóm người này là:
chỉ những người tiến bộ, cấp tiến mà họ là lực lượng chính thúc đẩy xã hội phát
triển)
- Vai trò của quần chúng nhân dân: kiến tạo nền văn minh, xây dựng nền văn hóa
mới, là lực lượng chính để tiến hành cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử
- Khái niệm lãnh tụ: là 1 cá nhân cụ thể, có những phẩm chất đặc biệt, kiệt xuất
(Là những người có xuất than từ quần chúng nhân dân, luôn luôn đúng về người
dân lao động để bảo vệ giai cấp lao động)
- Vai trò của lãnh tụ: tập hợp và lãnh đạo quần chúng để tiến hành các cuộc cách
mạng
III. Xây dựng con người Việt Nam hiện nay
- Vận dụng Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc xây dụng và phát triển
con người hiện đại:
+ Yếu tố sinh vật: Con người là 1 thực thể sinh vật xã hội, do vậy yếu tố sinh vật
là đảm bảo nền kinh tế phát triển mà luôn có những chính sách để con người có cái
ăn cái mặt và những nhu cầu nhu yếu phẩm cần thiết để thể trạng con người Việt
Nam được đảm bảo
+ Yếu tố xã hội: Ngoài việc cho con người ăn no, ngủ đủ giấc thì cần phải đào tạo
cho con người phát triển về tri thức, bồi dưỡng về ý thức, ý chí của con người
+ Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ các giá trị
tương ứng: trong các đường lối, chính sách cần chú trọng sự công bằng thì con
người mới trở thành chủ thể hưởng thụ các giá trị tương ứng mà mình có thể tạo ra
 Triết học Mác về con người đã định hướng đúng đắn cho chúng ta về vấn đề cơ
bản nhất để nhậ thức đúng về con người mà ở đó chúng ta thoát khỏi thói quen
nhận thức 1 cách phiến diện về con người.

Vấn đề 10: Hệ thống chương 1


I. Triết học và vấn đề cơ bản của Triết học
1. Triết học là gì?
- Theo các nhà Triết học Ấn Độ, Triết học là sự “chiêm nghiệm” cuộc đời, đến với
lẽ phải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh
- Ở Trung Quốc, quan niệm Triết học là sự truy tìm bản chất của đối tượng
- Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của
con người về thế giới và vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy
- Triết học là tri thức:
+ Mang tính lý luận
+ Mang tính hệ thống
+ Mang tính chung nhất
2. Vấn đề cơ bản của Triết học
- Là mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại (hay có thể nói là giữa vật chất và ý thức)
- Câu hỏi lớn thứ nhất (Bản thể luận): Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái
nào có sau, cái nào quyết định cái còn lại?
+ Vật chất có trước và vật chất quyết định ý thức => Chủ nghĩa duy vật (Nhất
nguyên luận)
+ Ý thức có trước và ý thức quyết định vật chất => Chủ nghĩa duy tâm (Nhất
nguyên luận)
+ Vật chất và ý thức tồn tại độc lập, song song với nhau => (Nhị nguyên luận)
- Khi nói đến con người thì luôn luôn có sự thống nhất giữa 2 yếu tố: thể xác và tinh
thần
VD: Một tinh thần tốt, khỏe mạnh, thoải mái chĩ có thể được tồn tại trong 1 thể
xác khỏe mạnh và ngược lại
 Chính vì vậy, nhị nguyên luận khi giải thích các hiện tượng liên quan đến con
người thì lại viện đến yếu tố siêu hình, thần thánh, cho rằng con người được sinh
ra từ thần thánh và khi đó nhị nguyên luận lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Suy cho
cùng thì nhị nguyên luận thuộc chủ nghĩa duy tâm
 Chính vì vậy, lịch sử Triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy vật:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phát thời cổ đại: Quan niệm về thế giới mang tính trực
quan, cảm tính nhưng đã lấy bản than giới tự nhiên để giải thích thế giới
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Quan niệm thế giới như 1 cỗ máy khổng lồ, các bộ
phận biệt lập tĩnh tại
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Do C.Mác & Ph. Ănghen sáng lập – V.I.Lênin
phát triển: Khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó => Đạt tới trình độ:
Duy vật triệt để trong cả tự nhiên và xã hội; biện chứng trong nhận thức; là công
cụ để nhận thức và cải tạo thế giới => Là hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật

II. Vai trò của Triết học trong đời sống


1. Vai trò thế giới quan
- Gồm 3 hình thức:
+ Thế giới quan huyền thoại
+ Thế giới quan tôn giáo
+ Thế giới quan triết học

2. Vai trò phương pháp luận


- Có 2 hình thức:
+ Phương pháp luận siêu hình
+ Phương pháp luận biện chứng

3. Vai trò nhân sinh quan


- Triết học giúp chúng ta hiểu rõ về mặt nhân sinh, hiểu rõ chính bản than minh,
nhận thức được vai trò, vị trí cái tôi của mình trong các mối quan hệ cụ thể trong
đời sống xã hội, từ ó xác định suy nghĩ và hành động phù hợp

You might also like