Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CÔNG

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020

TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM: “TỔNG QUAN ĐẾN NĂM 2019 VÀ

SƠ BỘ 2020”

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang

Tp.HCM, ngày 16 tháng 7 năm 2021


PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Hoàn thành

Tổng quan Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại
Tp. HCM
+ Mục tiêu
+ Phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện
1 Nguyễn Trọng Đạt K184010007 + Dự án thành phần 100%
Phân tích hiệu quả Chương trình
+ Khả năng đáp ứng ngân sách Chương trình
Kiến nghị:
+ Cải thiện tiêu chí môi trường và ATTP
Phân tích hiệu quả Chương trình
+ 3.1. Đánh giá tính hiệu quả KT-XH của Chương trình
2 Hoàng Long K184010082 + 3.2. Khả năng đáp ứng mục tiêu Chương trình 100%
Kiến nghị:
+ Cải thiện tiêu chí về Quốc phòng và An ninh
Đặt vấn đề (dẫn nhập + thất bại thị trường)
Phân tích hiệu quả Chương trình
3 Lê Hoàng Vũ K184010101 + Khả năng đáp ứng ngân sách Chương trình 100%
Kiến nghị:
+ Cải thiện tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... iii

1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1

2. Tổng quan Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020 tại thành phố Hồ Chí Minh............................................................................2

2.1. Mục tiêu ................................................................................................................2

2.2. Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện ............................................................3

2.3. Các dự án thành phần ............................................................................................3

3. Phân tích hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên
địa bàn TP.HCM (2016- 2020) ........................................................................................4

3.1. Đánh giá tình hình hiệu quả Kinh tế - Xã hội .......................................................4

3.2. Đánh giá khả năng đáp ứng mục tiêu ....................................................................9

3.3. Khả năng đáp ứng ngân sách của Chương trình ...................................................9

4. Đề xuất, kiến nghị ......................................................................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................14

PHỤ BẢNG ...................................................................................................................17

i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATTP An toàn thực phẩm

BHYT Bảo hiểm y tế

CNTT Công nghệ thông tin

CSHT Cơ sở hạ tầng

HTCT Hệ thống chính trị

HTX Hợp tác xã

LNBQ Lợi nhuận bình quân

ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

HÌNH 3.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA ĐỀ ÁN ........................................................10

HÌNH 3.2: SO SÁNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN GIỮA ĐỀ ÁN VÀ THỰC TẾ ............11

iii
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH

1. Đặt vấn đề
"Nông nghiệp-nông dân-nông thôn" là 3 mấu chốt quan trọng trong chính sách
"tam nông". Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 do Hội nghị lần
thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa (X) đã khẳng định: "nông nghiệp, nông
dân, nông thôn" có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
bền vững. Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực nông thôn vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng; cộng với đặc điểm kinh tế - xã hội vốn
có đã dẫn đến những thất bại thị trường cho khu vực nông thôn. Thất bại thị trường ở
đây để chỉ “những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa
và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn”. (Vận & Cương, 2013) Hay nói cách khác
thất bại của thị trường là tình trạng mà thị trường phân bổ các nguồn lực không hiệu
quả. Ở khía cạnh kinh tế, khu vực nông thôn thường xuyên bị thiếu hụt hàng hóa và dịch
vụ so với khu vực thành thị. Sự thiếu vắng của các công ty tư nhân và khu vực công đã
gây bất lợi cho kinh tế - xã hội của nhiều vùng nông thôn. Các công ty tư nhân độc quyền
ở thị trường nông thôn khó đạt được mục tiêu lợi nhuận vì nhu cầu ở khu vực nông thôn
thấp, chi phí giao dịch cao và không được bao trả bởi doanh số bán hàng. Các vấn đề về
chi phí giao dịch điển hình cho tình trạng bất cân xứng về thông tin - người bán lẻ và
người tiêu dùng. Với điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở khu vực nông thôn, sự thất
bại của thị trường có thể dẫn đến nhu cầu cung cấp và tiếp cận của địa phương không
được đáp ứng (Farrington & Farrington, 2005). Kydd và Dorward cho rằng các khu vực
nông thôn thường có đường xá và viễn thông kém; thiếu một nền kinh tế tiền tệ phát
triển tốt và đa dạng; thị trường đầu vào, đầu ra và tài chính nông nghiệp còn mỏng; luồng
thông tin thị trường yếu; thực thi hợp đồng khó khăn và yếu kém (Kydd & Dorward,
2004). Nhìn chung hơn, mức chi phí giao dịch ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực
thành thị (Terluin, 2001). Những đặc điểm này của khu vực nông thôn rõ ràng là kìm
hãm sự phát triển của thị trường và hạn chế khả năng của các công ty vì lợi nhuận trong
việc giải quyết những thất bại của thị trường.
Chính vì vậy, bản chất của sự can thiệp, hay vai trò của Nhà nước đối với phát
triển nông thôn là cung cấp các dịch vụ và hàng hóa công, việc mà thị trường tự do

1
không gánh vác được. Ngoài ra, sự can thiệp của Nhà nước vào khu vực nông thôn là
để kích thích quá trình phát triển ngay từ điểm khởi đầu từ đó tạo tiền đề cho các thành
phần tư nhân và thị trường tham gia. Hơn nữa, quá trình này cần nhiều công cụ chính
sách góp phần thúc đẩy phát triển, tạo ra tính năng động, hiệu quả, đồng thời thực hiện
xóa đói giảm nghèo và bảo đảm tính công bằng song song với tăng cường hiệu quả. Phát
triển nông thôn cũng đòi hỏi cơ sở hạ tầng và hàng hóa dịch vụ công hỗ trợ và thị trường
tốt. Mục đích của Nhà nước trong việc can thiệp đối với tiến trình chuyển đổi nông thôn
là nhằm thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, cải thiện phúc
lợi cho người nghèo, tạo ra cơ hội nâng cao năng suất nông nghiệp góp phần tăng cường
khả năng bảo đảm an ninh lương thực. Nhà nước có thể bảo vệ môi trường và nông
nghiệp như là nguồn tài nguyên công thông sự can thiệp vào quá trình quản lý kiểm soát
khai thác sử dụng tài nguyên. Các can thiệp của Nhà nước cũng góp phần mở rộng quyền
lực của Nhà nước và ổn định hóa chính trị ở khu vực nông thôn.
Nhận thức được vai trò quan trọng ở các khía cạnh kinh tế - xã hội – an ninh –
chính trị của khu vực nông thôn trong tiến trình phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã có
những chính sách và giải pháp cụ thể để tái đầu tư vào khu vực nông thôn nhằm khắc
phục thất bại thị trường đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ra đời - được xác định là một trong những
nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó,
tất cả các tỉnh, thành phố đã nhanh chóng triển khai thực hiện, cụ thể hóa bằng các
chương trình hành động và kế hoạch cụ thể. Thành Phố Hồ Chí Minh cũng không ngoại
lệ. Là 1 trong 5 Thành Phố trực thuộc Trung ương, nông thôn Thành Phố Hồ Chí Minh
được chia thành 5 Huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ), ứng với
56 Xã. Sau 05 năm triển khai toàn diện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2016 – 2020 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đã thu được những thành quả đáng
khích lệ.
2. Tổng quan Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020 tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Mục tiêu
Giai đoạn 2016 - 2020: Phấn đấu 100% các xã (56/56 xã) trên địa bàn vùng nông thôn
thành phố tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt; đạt tiêu chuẩn
2
nông thôn mới cao hơn, bền vững hơn (theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành
phố giai đoạn 2016 - 2020).
2.2. Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện
Theo Quyết định số 558/QĐ-TTg, chương trình được thực hiện tại các xã trên
phạm vi thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến hết năm 2020. Người được thụ hưởng
là người dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn vùng nông thôn thành phố.
2.3. Các dự án thành phần
1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Đến năm 2017, hoàn thành 100% số xã
(56 xã) về nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng nông thôn, làm cơ sở tiếp
tục đầu tư xây dựng nông thôn.
(2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi
nội đồng, trung tâm văn hóa - thể thao, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, các cơ sở giáo dục
mầm non và phổ thông đảm bảo đạt chuẩn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Cải
tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện vùng nông thôn thành phố. Duy tu, nâng cấp
về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ
thống thông tin và truyền thông cơ sở.
(3) Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân: Đảm bảo mức thu nhập bình
quân khu vực nông thôn đến năm 2020: 63 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ người có việc
làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động trên 90%. Đến
năm 2018, có trên 30 xã và đến năm 2020, có 56 xã đạt chuẩn tiêu chí số 13.
(4) Giảm nghèo và an sinh xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020
giảm xuống dưới mức 6%.
(5) Phát triển giáo dục ở nông thôn: Đến năm 2018, có 30 xã và đến năm 2019,
có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 (Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được
tiếp tục học trung học đạt trên 85%; Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt trên
40%).
(6) Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông
thôn: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm xuống dưới mức 21,8%.
(7) Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn: Tỷ lệ thôn,
bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định đạt trên 70%.
3
(8) Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi
trường tại các làng nghề: Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho
dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu
cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đảm bảo chỉ tiêu 100%
hộ dân được cấp nước sạch theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố.
(9) Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn
thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng
các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho
người dân: Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên đạt 100 %; dịch vụ hành
chính công và tiếp cận pháp luật.
(10) Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn: Xây dựng lực
lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng; Xã đạt
chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội.
(11) Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá
thực hiện chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới: Nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp; nâng cao hiệu quả công
tác tuyên truyền thông về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu có 100% đơn vị cấp Huyện
đạt chuẩn tiêu chí số 9 về chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trong bộ tiêu chí Huyện đạt
chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2017: 5/5 Huyện đạt chuẩn.
3. Phân tích hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới
trên địa bàn TP.HCM (2016- 2020)
3.1. Đánh giá tình hình hiệu quả Kinh tế - Xã hội
- Về tiêu chí Quy hoạch, Nhà ở dân cư và Giao thông: Tính đến tháng 11/2019,
các mẫu nhà đã được Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc hoàn chỉnh thiết kế và chuyển
giao và đã được cấp thẩm quyền phê duyệt nhiều đồ án, góp phần tạo thuận lợi cho quá
trình cấp phép, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân (Sở Quy hoạch –
Kiến trúc TPHCM, 2019). Nhìn chung, các xã nông thôn đã hạn chế được số nhà dột
nát, và nâng cao tỷ lệ số hộ dân có nhà đạt chuẩn lên trên 90%, góp phần hoàn thiện tiêu
chí Nhà ở dân cư.
Tình hình giao thông vận tải vẫn còn nhiều điểm vướng mắc và chưa hiệu quả,
như quy hoạch bãi đỗ xe phục vụ cho các phương tiện cá nhân chỉ chiếm chưa tới 1%.
Tuy nhiên, nhìn chung, quá trình thực hiện tiêu chí Giao thông cơ bản vẫn mang lại
4
nhiều hiệu quả cho địa bàn, cụ thể các tiêu chí được trình bày tại Phụ bảng 1 (Sở Giao
thông Vận tải TPHCM, 2019).
- Về tiêu chí Điện: Hiện nay, toàn bộ 56 xã nông thôn mới thuộc Thành phố đã
được phủ kín lưới điện quốc gia, cơ bản đạt Tiêu chí số 4 - Nông thôn mới: cụ thể, có
trên 99% hộ dân tiêu thụ điện qua điện kế đấu nối trực tiếp từ lưới điện Quốc gia, có
lưới điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp phân phối bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về cung
cấp điện. Năng lực sử dụng của lưới điện nông thôn tăng từ 51.25 MW lên 120.78 MW.
(Sở Công Thương TPHCM, 2019)
- Về tiêu chí Trường học và Giáo dục Đào tạo: Theo báo cáo của Sở Giáo dục,
Thành phố đã hoàn thành quy hoạch mạng lưới trường học tại 5 huyện nông thôn mới
tạo tiền đề cho thực hiện xây dựng mạng lưới trường học giai đoạn 2020 - 2030. Đồng
thời, Sở đã phối hợp với các huyện lập quy hoạch đầu tư nhằm xây dựng trường học các
cấp, trong đó, ngân sách ưu tiên cho kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học hàng
năm. (Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, 2019). Tuy nhiên có thể thấy từ Phụ bảng 2, tỷ
lệ trường đạt chuẩn còn ở mức thấp (77.62%), trong đó thấp nhất là khu vực huyện Bình
Chánh chỉ với 48/74 trường. Vấn đề này cho thấy việc cải tạo hiệu quả tiêu chí Trường
học chưa thực sự rõ rệt (so sánh với năm 2015 có 56/56 xã đạt tiêu chí Trường học).
Thành phố cần phải chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội từ
tiêu chí Trường học nhằm thúc đẩy việc gia tăng vốn con người và cải thiện an sinh xã
hội khu vực nông thôn.
Tiêu chí Phổ cập Trung học cơ sở và phổ thông có nhiều điểm sáng cho phong
trào Nông thôn mới. Tỷ lệ học sinh ra lớp ở từng loại hình đều đạt trên 99% cũng như
duy trì được tỷ lệ bỏ học dưới 0.1% (Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM). Đặc biệt, chương
trình được trên khai ở 5 huyện đã làm tăng tỷ lệ xóa mù chữ, trong đó hầu hết các huyện
đều có tỷ lệ trên 99%, ngoại từ Cần Giờ chỉ đạt ở mức 95% (Phụ bảng 3). Tuy nhiên,
các huyện đã hoàn thành tốt mục tiêu đề ra và đạt được tiêu chí Giáo dục Đào tạo mà cơ
quan Nhà Nước ban hành.
- Về tiêu chí Cơ sở văn hóa và Văn hóa: Từ khi thực hiện Chương trình Nông
thôn mới, tính đến cuối năm 2019, Thành phố đã đầu tư 451 công trình Cơ sở vật chất
văn hóa. Cụ thể, khu vực 5 huyện có 20 Trung tâm Văn hóa và Thể thao liên xã, cụm
xã; có 03 hội trường đa năng; 03 nhà thi đấu đa năng; và toàn bộ các xã đều có điểm vui
chơi giải trí, sở hữu 19 Trung tâm văn hóa thể thao xã, cụm xã đạt chuẩn; thêm vào đó,
5
389/402 ấp (chiếm 96.7%) đều có văn phòng – địa điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao ấp
thuộc Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020. (Sở Văn hóa và Thể thao
TPHCM, 2019). Thêm vào đó, các xã trên địa bàn Thành phố và tối thiểu 70% ấp đạt
chuẩn xã văn hóa nông thôn mới hàng năm, góp phần đạt tiêu chí số 16 trong bộ tiêu chí
Nông thôn Mới. Bình quân giai đoạn có đến 95% hộ được công nhận gia đình nông dân
văn hoá. Năm 2009 tại 5 huyện xây dựng nông thôn mới có 194,902 hộ gia đình đạt
danh hiệu Gia đình Văn hóa và con số này đã tăng lên 311,989 ở năm 2019. Bên cạnh
đó, các huyện – xã tập trung cải thiện đời sống văn hóa người dân trên địa bàn, kết quả
thu được bình quân có 73,023 người tham gia hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ; có 389,340
người tham gia tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên; có 477 câu lạc bộ văn hóa –
văn nghệ và 642 câu lạc bộ thể dục thể thao. (Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, 2019)
- Về tiêu chí CSHT thương mại nông thôn, Thủy lợi và Tổ chức sản xuất: Các
Sở phối hợp cùng với lãnh đạo các địa phương thực hiện nhiều biện pháp nhằm gia tăng
sản xuất trong khu vực. Cụ thể, Thành phố ban hành nhiều chính sách cho vay có hỗ trợ
từ 60-100% lãi suất tùy theo hạng mục. Ngoài ra, còn hỗ trợ nhiều khoản vay tín chấp
từ Quỹ Trợ vốn thành viên với biên độ hỗ trợ từ 70-80%. Chi cục Phát triển nông thôn
cũng phối hợp tổ chức vận động, xây dựng và phát triển HTX cũng như hỗ trợ chứng
nhận VietGAP cho các HTX. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019), kết
quả thu được, lợi nhuận năm 2018 đạt 461 triệu đồng/HTX cao hơn so với năm 2017 là
429 triệu đồng/HTX và năm 2016 là 423 triệu đồng/ HTX.
CSHT thương mại nông thôn và hệ thống thủy lợi trên địa bàn có nhiều cải thiện
trong toàn bộ giai đoạn. Tính đến tháng 11/2019, các huyện nông thôn mới tại Thành
phố có 491 công trình thủy lợi đang được triển khai, đầu tư, duy trì – cải tạo theo hướng
bền vững. Kết quả ban đầu góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp
và đời sống, phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố. (Chi cục Thủy Lợi TPHCM,
2019). Đồng thời, qua báo cáo thống kê, khu vực nông thôn Thành phố có 556 hệ thống
CSHT thương mại nông thôn (gồm 64 chợ truyền thống chiếm 11.5%, 9 siêu thị chiếm
1.6%, 483 cửa hàng tiện ích và bình ổn giá chiếm 86.9%) (Sở Công Thương TPHCM,
2019). Bên cạnh đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cũng
như đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, Sở Công Thương đã rà soát và tổ chức nhiều
đề án, tiêu biểu là Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo.

6
- Về tiêu chí Thông tin và Truyền thông: Theo Sở Thông tin và Truyền thông
(2019), 5 huyện có tất cả 56/56 xã đáp ứng cả tiêu chí số 8 (tỷ lệ 100%) số xã của Thành
phố. Quá trình tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của nhân dân về chương trình hành
động của Nhà nước, cũng như xây dựng niềm tin đối với các chủ trương, chính sách của
Chính phủ. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Thông tin truyền thông cho thấy các chỉ tiêu
đều ở mức cao, hầu hết là 100%. Ngoại trừ chỉ tiêu 8.1, xã có điểm phục vụ bưu chính
chiếm 89.3%, tuy nhiên vẫn cao hơn mục tiêu và đạt chuẩn (xem Phụ bảng 4).
- Về tiêu chí Thu nhập, Hộ nghèo và Lao động có việc làm: Theo báo cáo của
Sở Lao động Thương binh và Xã hội (2019) tại Hội nghị báo cáo kết quả 10 năm, số
liệu chính thức gần nhất về lao động của chương trình được thống kê ở năm 2019. Kết
quả 6 tháng đầu năm 2019 tại 5 huyện cho thấy: Tổng số người trong độ tuổi lao động
là 881,505 người; trong đó, 859,430 người là lao động có việc làm thường xuyên, chiếm
tỷ lệ 97.5%. Đến thời điểm thống kê, 56/56 xã xây dựng nông thôn mới đều hoàn thành
đạt Tiêu chí 12 (tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng
tham gia lao động đạt từ 90% trở lên).
Theo số liệu đầu năm 2016, tổng số hộ nghèo trên địa bàn 56 xã là 26,805 hộ,
chiếm tỷ lệ 7.69% trên tổng số hộ dân các xã. Tuy nhiên, trong 5 năm thực hiện chương
trình Nông thôn mới, tỷ lệ này đến đầu năm 2019 chỉ còn là 2.84%, tương ứng với
12,147 hộ, giúp Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đạt được các tiêu chí về Hộ nghèo.
Dưới góc độ hiệu quả kinh tế xã hội, Chương trình đã cải thiện được mức sống các hộ
nghèo. Đồng thời, người nghèo ngày càng nhận thức được quyền lợi, trách nhiệm và vai
trò của mình trong xã hội, chủ động tham gia giảm nghèo, góp phần cải thiện tính công
khai dân chủ của Nhà Nước, từ đó, tạo nên tinh thần tương thân tương ái và gắn bó trong
cộng đồng dân cư. (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM, 2019). Thành phố
cũng tích cực trong việc nâng cao thu nhập cho các vùng nông thôn bằng cách tổ chức
nhiều lớp tập huấn và tuyên truyền trong cộng đồng. Kết quả cho thấy nhiều lĩnh vực có
hiệu quả kinh tế được cải thiện. Chẳng hạn, hiệu quả tối thiểu nhận được khi chuyển
dịch từ trồng lúa sang trồng bắp sinh khối (với LNBQ đạt 33 triệu đồng/ha/năm, tăng
gấp 2 lần); và cao nhất khi chuyển sang trồng lan các loại (LNBQ đạt 800-1,000 triệu
đồng/ha/năm) tăng gấp 40-50 lần. Bên cạnh đó, Thành phố còn giúp cải thiện diện tích
đất, đặc biệt là lâm nghiệp với tỷ lệ che phủ nhận được là trên 17%, tăng bình quân
0.3%/ năm. (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM, 2019)
7
- Về tiêu chí Hệ thống Chính trị - Tiếp cận Pháp luật; An ninh trật tự xã hội:
Tính đến tháng 11/2019, các huyện ngoại thành đã thành lập được 501 tổ hòa giải, 326
tổ tư vấn và 266 nhóm phòng- chống bạo lực gia đình (Bộ Tư lệnh TPHCM, 2019).
Công tác thu thập, xử lý gia đình và phòng chống bạo lực, bất bình đẳng được tất cả các
xã, thị trấn (tỷ lệ 100%) triển khai phù hợp, đồng thời, các kế hoạch hoạt động được bố
trí thực hiện phù hợp theo Thông tư Chính phủ (Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM,
2019). So sánh với năm 2015, tình hình trật tự xã hội khu vực nông thôn có nhiều sự cải
thiện. Số liệu năm 2015 cho thấy cả năm có 760 vụ (chiếm 12.65% vụ chung Thành
phố, chỉ giảm được 1 vụ so với năm 2014), khám phá 559 vụ (tỷ lệ 73.55% tổng vụ), và
bắt giữ 666 đối tượng. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy có sự cải thiện rõ
rệt với chỉ 296 vụ (chiếm tỷ lệ 14.86% vụ chung Thành phố), khám phá 201 vụ (tỷ lệ
67.9% tổng vụ) và bắt giữ 268 đối tượng. Bên cạnh đó, Công an 5 huyện đã tổ chức
được nhiều buổi tuyên truyền, vận động và phổ biến pháp luật trên địa bàn dưới nhiều
hình thức khác nhau (Công an TPHCM, 2019). Nhờ đó, hiệu quả kinh tế - xã hội trong
khu vực được nâng cao và phát huy.
- Về tiêu chí Y Tế: Theo báo cáo chương trình chính thức mới nhất từ Sở Y tế,
tỷ lệ người dân thường trú tham gia BHYT đều tăng dần qua các năm (1.1 -1.4% so với
năm 2015), trong đó trên 90% thuộc nhóm nông dân tham gia BHYT. Tỷ lệ trẻ dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi tại địa bàn 5 huyện còn 7.8%, đạt mục tiêu đề ra.
Với kết quả trên, tỷ lệ trẻ dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi tại khu vực nông
thôn thấp hơn chỉ tiêu 14,3% trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn
Mới. Đồng thời, trong quá trình thực hiện chương trình, Trạm Y tế các xã đã được chú
trọng đầu tư, xây dựng, bổ sung các thiết bị mới, góp phần cải thiện hệ thống y tế địa
phương nâng cao đời sống người dân và nâng cao tay nghề y bác sĩ. (Sở Y tế TPHCM,
2019)
Ở khía cạnh chỉ tiêu Môi trường và An toàn vệ sinh thực phẩm, nhìn chung các
xã đều đáp ứng được hầu hết các tiêu chí. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết 5 năm thực
hiện chương trình (sơ bộ 2020), còn 2 xã là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B thuộc huyện
Bình Chánh chưa đạt tiêu chí 100% cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản,
làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường (Trương Công Thắng, 2020) Cụ thể,
cả 2 xã đều còn 2 cơ sở vi phạm gây ô nhiễm môi trường nhưng trong thời gian xử lý.

8
3.2. Đánh giá khả năng đáp ứng mục tiêu
Ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình, việc xem xét khả
năng đáp ứng mục tiêu chương trình là vô cùng cần thiết (xem phụ bảng 6). Nhìn chung,
báo cáo tổng kết 2020 cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai và hoàn thành tốt
các chỉ tiêu thuộc chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn Mới. Trong đó,
có 49 xã đạt 19/19 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 87.5%; 5 xã đạt 18/19 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 8.9%;
và 2 xã đạt 17/19 tiêu chí chiếm 3.6%. Các huyện lần lượt đáp ứng được mục tiêu xây
dựng nông thôn mới với huyện Củ Chi có 17/20 xã đạt mục tiêu đề ra, ở Hóc Môn là
8/10 xã, ở Bình Chánh là 12/14 xã, ở Nhà Bè và Cần Giờ là 6/6 xã. (Trương Công Thắng,
2020). Ba chỉ tiêu Thành phố chưa hoàn thành là Môi trường và An toàn thực phẩm; Hệ
thống chính trị và tiếp cận pháp luật; An ninh, trật tự xã hội. Trong đó, hai chỉ tiêu đều
có sự sụt giảm số xã đạt yêu cầu (Trương Công Thắng, 2020). Đối với chỉ tiêu 17, đến
giữa năm 2020, chỉ có 54 xã đạt chuẩn, ứng với 96.4% và không giảm so với 2015. Đối
với chỉ tiêu 18, so với năm 2015, hiện chỉ còn 53 xã đạt chuẩn, giảm 2 xã ứng với giảm
3.6%. Đối với chỉ tiêu 19, hiện chỉ còn 52 xã đạt chuẩn, giảm 7.1% và chỉ chiếm 92.9%.
Tuy nhiên, với tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu so sánh với mặt bằng chung cả nước, kết quả
cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang là đầu tàu và hình mẫu cho các tỉnh khác
noi theo.
Việc hoàn thành các chỉ tiêu dự án thành phần cho thấy Thành phố cơ bản đáp
ứng được mục tiêu đề ra, mặc dù còn một số hạn chế nhưng nhìn chung chương trình
đang mang lại bộ mặt mới và cải thiện được đời sống người dân, đáp ứng từng mục tiêu
dự án lẫn mục tiêu tổng quan của chương trình.
3.3. Khả năng đáp ứng ngân sách của Chương trình
Theo Quyết định 6183/QĐ-UBND TPHCM, Tổng vốn thực hiện Đề án nâng cao
chất lượng các tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, giai đoạn 2016 - 2020 là: 40,684.776 tỷ đồng. Trên thực tế, Báo cáo sau 5 năm
thực hiện đề án cho thấy việc huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016 – 2020 đạt kết quả là 43,065.410 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu 5.85% so với dự kiến.
Trong đó, 41 tỷ đồng ngân sách Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp ngân
sách 6,018 tỷ đồng; vốn từ người dân và các nguồn lực huy động từ cộng đồng là
37,006.415 tỷ đồng.

9
Hình 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của Đề án
(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả)
Tổng kinh phí đã thỏa thuận ký kết hỗ trợ của 48 đơn vị chung sức nông thôn
mới (theo Thông báo số 316-TB/TU ngày 07 tháng 12 năm 2016) với 5 huyện là: 81.215
tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ an sinh xã hội, sản xuất, hoạt động văn hóa, hỗ trợ vật tư
làm đường giao thông đối với các tuyến đường có quy mô nhỏ hơn 500m. Đến cuối năm
2020, các huyện đã tiếp nhận kinh phí hỗ trợ là 41.151 tỷ đồng. Trong giai đoạn này
tổng kinh phí các đơn vị ngoài các đơn vị ký kết đã hỗ trợ hơn 61.715 tỷ đồng.
Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động từ người dân và cộng đồng chiếm tỉ trọng
cao trong cơ cấu vốn (85.93%), hạn chế sự lệ thuộc vào ngân sách Trung ương và địa
phương, do vậy hiệu quả sử dụng vốn là đáng kể. Nguồn vốn huy động đã mang lại hiệu
quả tích cực trong cải thiện hiệu quả đầu tư phát triển và kinh tế - xã hội. Đến cuối năm
2020, 5 huyện đã phê duyệt cho 23,622 hộ được hỗ trợ lãi vay, vốn đầu tư 11,819.719
tỷ đồng, tổng vốn vay 7,324.64 tỷ đồng; đã giải quyết việc làm cho 60,311 lao động,
trong đó, có 6,302 lao động hộ nghèo. Tổng kinh phí giải ngân hỗ trợ lãi vay từ ngân
sách đối với các phương án được duyệt tại 5 huyện là 566.815 tỷ đồng, cho thấy với 1
đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay, sẽ huy động được 21 đồng vốn xã hội.
Thực hiện Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, đã
có 300 lượt hộ được phê duyệt tham gia vay vốn có hỗ trợ lãi vay từ chính sách để phát
triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực (chiếm 79,6% tổng số hộ vay), tổng vốn đầu tư

10
342.905 triệu đồng (chiếm 60,2% tổng vốn đầu tư) và tổng vốn vay 197.555 triệu đồng
(chiếm 69,6% tổng vốn vay).

1,711.95
Vốn huy động từ người dân 2,294.62
THỰC TẾ ĐỀ ÁN
373.84
Vốn doanh nghiệp 1,993.55

34,920.62
Vốn tín dụng 20,000.64

41.00
Vốn sự nghiệp của các Sở ngành 305.14

343.70
Vốn lồng ghép 1,000.85

5,674.30
Vốn trực tiếp nông thôn mới thực… 15,903.68

Hình 3.2: So sánh cơ cấu phân bổ nguồn vốn giữa đề án và thực tế triển khai
Figure 1 (Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả)

Nhìn chung, sau 5 năm, tình hình nông thôn mới trên địa bàn thành phố đã có
nhiều cải thiện. Hiệu quả kinh tế - xã hội đạt mức tốt so với cả nước và có sự tiến triển
so với năm 2015. Tuy nhiên, Thành phố vẫn chưa hoàn thành đầy đủ các mục tiêu đề ra,
cũng như ngân sách vẫn chỉ đáp ứng ở mức tương đối. Cụ thể, ngân sách thực tế so với
đề án có sự chênh lệch và chủ yếu tập trung vào vốn tín dụng. Điều này có thể gây áp
lực về nợ trong dài hạn và khiến chương trình thiếu hiệu quả về mặt lợi ích - chi phí.
4. Đề xuất, kiến nghị
Ở phần này, nhóm tác giả tập trung giải quyết 3 vấn đề chính xuất phát từ kết quả
báo cáo 5 năm thực hiện chương trình. Cụ thể là 3 tiêu chí số 17, 18 và 19 chưa đạt chỉ
tiêu. Do vậy, những kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót ấy để làm bài
học tiến đến xây dựng kế hoạch 5 năm tới 2021-2025. Figure 2
- Về cải thiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm:
Thứ nhất, cần sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể: Tiêu chí số 17
về môi trường và an toàn thực phẩm do nhiều Sở, Ban, Ngành, đơn vị phụ trách, với
tính chất không ổn định, thiếu sự liên kết, móc nối, do vậy thường xuyên thay đổi và
chịu ảnh hưởng từ các rào cản của các tiêu chí khác về hạ tầng kĩ thuật (hệ thống đường,
thu gom nước thải, tiêu thoát nước mưa). Vì thế, những hội nghị, hội thảo liên quan đến
vấn đề liên kết, hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan cần được chú trọng và triển khai sâu

11
rộng hơn nữa nhằm tìm cách lồng ghép tốt tiêu chí môi trường vào tiêu chí khác để cùng
cải thiện, đảm bảo tính toàn diện trong khâu thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức, giáo
dục pháp luật về môi trường: Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường nơi cộng đồng dân cư,
xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch tại một số địa phương chưa được đảm bảo
thường xuyên, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề...vẫn chưa có ý
thức bảo vệ môi trường, chưa xử lý chất thải theo đúng quy định. Chính vì vậy cần tăng
cường công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật tài
nguyên môi trường; chủ động rà soát, khẩn trương xây dựng phương án bảo vệ môi
trường cho các làng nghề, đồng thời hướng dẫn các điều kiện bảo vệ môi trường theo
quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT. Chú trọng việc phân bổ nguồn lực, kiểm
tra tình hình đầu tư cho môi trường, tập trung vào hạ tầng thoát nước, thu gom xử lý
chất thải, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn
khu vực nông thôn.
- Về cải thiện tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật:
Thứ ba, chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính: Hệ thống chính trị -
tiếp cận pháp luật là tiêu chí với tỷ lệ 54/56 Xã đạt tiến độ thực hiện thấp nhất trong 19
tiêu chí. Thực tế chỉ ra được những vấn đề tồn đọng trong việc xây dựng xã, phường đạt
chuẩn tiếp cận pháp luật chẳng hạn như cổng thông tin của một số UBND Xã, Huyện
đang trong quá trình xây dựng nên chưa cập nhật đầy đủ các thông tin hoạt động cũng
như các quy định về thủ tục hành chính. Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của một số Xã vẫn
chưa trang bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ người dân trong việc khai thác cơ sở dữ liệu pháp
luật qua máy tính; tủ sách pháp Luật ở các địa phương vẫn chưa khai thác hết tính năng,
ít người tiếp cận. Chính vì vậy, cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cấp cơ sở, tập trung phổ biến các quy định pháp
luật mới có hiệu lực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
Thứ tư, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, cấp huyện cần sử dụng
vốn hiệu quả, đúng người, đúng việc: Ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ các xã còn nhiều chỉ
tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Lồng ghép xây dựng cấp xã đạt chuẩn
tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Ngoài
12
ra, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ
xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bên cạnh đó, cần chủ động, tích cực trong
tuyên truyền, phổ biến thông tin về tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để nhân dân
thấy rõ được lợi ích và vai trò của bản thân, gia đình, xã hội trong việc xây dựng xã đạt
chuẩn tiếp cận pháp luật. Từ đó tham gia một cách chủ động, tích cực. Đồng thời, phân
công giám sát chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tránh tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong
bộ máy cầm quyền. Liên tục bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ pháp luật gắn với tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn triển khai thực hiện.
- Về cải thiện tiêu chí Quốc phòng và An ninh:
Thứ năm, Công an khu vực cần thúc đẩy tuyên truyền, phổ biến và xây dựng nhận
thức về phòng chống các thế lực thù địch cho nhân dân. Thật vậy, mặc dù có sự cải
thiện, nhưng tình hình an ninh khu vực vẫn còn nhiều bất ổn do hành vi chống phá của
các thế lực thù địch. Các đối tượng lợi dụng các vấn đề biển đảo, tôn giáo, Luật An ninh
mạng và thực hiện “Diễn biến hòa bình” nhằm xuyên tạc, phá hoại tài sản công và các
doanh nghiệp khu vực. Điều này ảnh hưởng xấu tới tình hình phát triển kinh tế xã hội
nông thôn cũng như gây tác hại lên việc phân bổ ngân sách và hiệu quả tài chính. Vì
vậy, các cơ quan ban ngành cần sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm xử lý triệt để
các đối tượng dẫn đầu, phổ biến luật và tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về luật nhằm
giúp người dân hiểu rõ, tuân thủ, đồng thuận và phát huy quyền làm chủ của chính mình,
góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh và tiến bộ.
Thứ sáu, Công an khu vực cần kết hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm xử
lý, răn đe và nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên trong bảo vệ trật tự xã hội. Tình
hình an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng nhiều bởi số lượng tội phạm ở thanh thiếu
niên có xu hướng tăng. Việc ngăn chặn và nâng cao nhận thức từ đối tượng trẻ tuổi sẽ
phát huy tác dụng không những ở thời điểm hiện tại mà còn trong dài hạn. Vì vậy, các
cơ quan ban ngành và cơ sở giáo dục cần chung tay nâng cao nhận thức cho học sinh,
sinh viên, đồng thời, xử lý kỷ luật khi cần thiết. Tuy nhiên, đa phần các đối tượng còn ở
độ tuổi chưa nhận thức được hành vi, cho nên, việc kỷ luật cần mang tính cởi mở, xây
dựng và từng bước cải thiện, không mang tính chất nhất thời đột ngột và gây tâm lý lo
sợ cho mọi học sinh, sinh viên.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2016). Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14


tháng 10 năm 2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập
trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Bộ Tư lệnh TPHCM. (2019). Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện phong trào thi
đua Lực lượng vũ trang thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -
2020.

Cương V., Vận P.V. (2012). Giáo trình Kinh tế công cộng. NXB. Đại học Kinh
tế Quốc dân.

Chi cục Phát triển Nông thôn TPHCM. (2019). Báo cáo Kết quả 10 năm thực
hiện tiêu chí số 13 trên địa bàn 5 huyện giai đoạn 2010 – 2020.

Chi cục Thủy Lợi TPHCM. (2019). Báo cáo Đánh giá 10 năm thực hiện Tiêu chí
Thủy lợi trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020.

Chính Phủ. (2008). Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết
số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 08 năm 2008.

Chính Phủ. (2016). Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016, Quyết
định về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực
thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Công an TPHCM. (2019). Báo cáo Tổng kết 10 năm công tác đấu tranh, ngăn
chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã
hội địa bàn nông thôn thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2010 - 2020).

Dũng B. D. (2016). Kinh tế học của Khu vực công. NXB. Chính trị Quốc gia.

Sở Công Thương TPHCM. (2019). Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2020.

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM. (2019). Báo cáo Phát triển giáo dục nông thôn
kết quả thực hiện Tiêu chí số 05 về Trường học, Tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo.

14
Sở Giao thông Vận tải TPHCM. (2019). Báo cáo Tổng kết 10 năm công tác giao
thông nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM. (2019). Báo cáo Tổng kết đánh
giá 10 năm vai trò hướng dẫn, triển khai và phụ trách thực hiện các Tiêu chí, Chỉ tiêu
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM. (2019). Báo cáo Tổng kết phát
triển sản xuất gắn với tái cơ cấu sơ kết ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM. (2019). Báo cáo Tổng kết 10 năm về thực
hiện công tác quy hoạch – Tiêu chí 1 của Chương trình tiêu chí quốc gia xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Tài nguyên và Môi trường. (2019). Báo cáo Tổng kết 10 năm công tác bảo vệ
môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020.

Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM. (2019). Báo cáo Tổng kết 10 năm thực
hiện các nội dung thông tin và truyền thông thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới 2010 – 2020.

Sở Tư pháp TPHCM. (2019). Báo cáo Tổng kết “Đánh giá, công nhận và xây
dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cương khả năng tiếp cận pháp
luật cho người dân”.

Sở Văn hóa và Thể thao. (2019). Báo cáo Tổng kết đánh giá 10 năm vai trò
hướng dẫn, triển khai và phụ trách các tiêu chí văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia về
xã nông thôn mới và công tác xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020

Sở Y tế TPHCM. (2019). Báo cáo Thực hiện “Phát triển y tế cơ sở, nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn” và tiêu chí Y tế trong Chương trình
xây dựng nông thôn mới.

Thắng, T.C. (2020). Kết quả 05 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020
15
(Đến tháng 7 năm 2020). Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Thành phố. Truy cập
ngày 07/07/2021 từ http://nongthonmoi.hochiminhcity.gov.vn/ket-qua-05-nam-thuc-
hien-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-xay-dung-nong-thon-moi-tren-dia-ban-thanh-
pho ho-chi-minh-giai-doan-2016-2020-den-thang-7-nam-2020/

UBND Thành phố Hồ Chí Minh. (2016). Quyết định về việc phê duyệt đề án nâng
cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn
vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh. (2020). Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Quyết
định 6183/QĐ-UBND TPHCM.

Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ) Việt Nam Thành Phố Hồ Chí Minh. (2019).
Báo cáo Tổng kết 10 năm MTTQ Việt Nam Thành phố tham gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 6/2019.

Tiếng Anh

Joseph E., Jay K. (2015), Economics of the Public Sector (4th Edition in English),
W. W. Norton & Company.

Kydd J., Dorward A. (2004). Implications of market and coordination failures for
rural development in least developed countries, Journal of International Development
16: 951–970.

Terluin I. (2001). Rural regions in the EU: exploring differences in economic


development, Utrecht, Koninklijk Nederlands Aardrijkskundig Genootschap.

16
PHỤ BẢNG

Phụ bảng 1: Các chỉ tiêu về hạ tầng giao thông

Nhóm Nội dung


- 100% đường huyện, đường xã được nhựa
Đường bộ - 100% đường ở thôn, xóm được cứng hóa , đạt loại A trở lên
- 100% đường trục chính nội đồng được cứng hóa

Đường sông - Các luồng lạch được cải tạo phục vụ vận tải

- 100% các huyện có bến xe khách ở trung tâm


Vận tải
- 100% các huyện có bến bãi phục vụ hàng hóa nông nghiệp

(Nguồn: Sở Giao thông Vận tải TPHCM, 2019)

Phụ bảng 2: Số Trường học đạt chuẩn theo tiêu chí 4 năm 2019
Bình Cần Củ Hóc Nhà
Huyện Tổng
Chánh Giờ Chi Môn Bè
Tổng số trường 74 34 91 49 29 277
Số trường đạt chuẩn 48 27 77 37 26 215
Tỷ lệ (%) 64.86 79.41 84.62 75.51 89.66 77.62
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, 2019)

Phụ bảng 3: Tỷ lệ xóa mù chữ

Huyện Bình Chánh Cần Giờ Củ Chi Hóc Môn Nhà Bè Tổng

Tổng số người 328756 38581 209470 129512 46159 752478

Tỷ lệ (%) 99.68 95 99.48 99.9 99.1 99.38

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, 2019)

17
Phụ bảng 4: CSHT Thông tin và Truyền thông 5 huyện ngoại thành 11/2019
ST Số xã Tỷ lệ
Nội dung Tổng số xã
T đạt (%)
1 8.1: Xã có điểm phục vụ bưu chính 56 50 89.3
2 8.2: Xã có dịch vụ viễn thông, internet 56 56 100.0
3 8.3: Xã có đài truyền thanh và hệ thống
56 56 100.0
loa đến các thôn
4 8.4: Xã có ứng dụng CNTT trong công
56 56 100.0
tác quản lý điều hành
(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, 2019)

Phụ bảng 5: Phân bổ nguồn vốn

Đề án Thực tế Tỉ suất
Stt Hạng mục
(Tỉ đồng) (Tỉ đồng) (%)

1 Tổng kinh phí 40,684.78 43,065.41 105.85


2 Vốn trực tiếp nông thôn mới 15,903.68 5,674.30 35.68
3 Vốn lồng ghép 1,000.85 343.70 34.34
4 Trong Vốn sự nghiệp của các Sở ngành 305.14 41.00 13.44
5 đó: Vốn tín dụng 20,000.64 34,920.62 174.60
6 Vốn doanh nghiệp 1,993.55 373.84 18.75
7 Vốn huy động từ người dân 2,294.62 1,711.95 74.61
(Nguồn: Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Quyết định 6183/QĐ-UBND Tp.HCM)

18
Phụ bảng 6: Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2015-2020
Tỷ lệ Tỷ lệ
Thay đổi
STT Tiêu chí 2015 2019 2020 2019 2020 Mục tiêu Tình hình cả nước
năm 2020
(%) (%)
1 Quy hoạch 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Trên 90%
2 Giao thông 56 53 56 94.6 100.0 0.0 100.0 Từ 60% đến dưới 70%
3 Thủy lợi 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Trên 90%
4 Điện 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Trên 90%
5 Trường học 56 53 56 94.6 100.0 0.0 100.0 Từ 60% đến dưới 70%
6 Cơ sở vật chất văn hóa 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Từ 60% đến dưới 70%
7 CSHT thương mại nông thôn 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Từ 80% đến dưới 90%
8 Thông tin và truyền thông 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Từ 80% đến dưới 90%
9 Nhà ở dân cư 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Từ 70% đến dưới 80%
10 Thu nhập 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Từ 60% đến dưới 70%
11 Hộ nghèo 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Từ 60% đến dưới 70%
12 Lao động có việc làm 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Trên 90%
13 Tổ chức sản xuất 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Từ 60% đến dưới 70%
14 Giáo dục và Đào tạo 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Từ 80% đến dưới 90%
15 Y tế 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Từ 80% đến dưới 90%
16 Văn hóa 56 56 56 100.0 100.0 0.0 100.0 Từ 80% đến dưới 90%
17 Môi trường và ATTP 54 52 54 92.9 96.4 0.0 100.0 Từ 60% đến dưới 70%
18 HTCT và tiếp cận pháp luật 55 49 53 87.5 94.6 -3.6 100.0 Từ 70% đến dưới 80%
19 An ninh, trật tự xã hội 56 56 52 100.0 92.9 -7.1 100.0 Trên 90%
(Nguồn: Tổng hợp tính toán của tác giả)

19

You might also like