bài tập trắc nghiệm - đúng sai chương 5 - 6 - 7

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

CHƯƠNG 5

KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU

5.1. TÓM TẮT


5.1.1. Khái niệm các yếu tố chủ yếu
5.1.1.1. Nguyên liệu, vật liệu
 Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao
động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu gồm: nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị
xây dựng cơ bản.
 Tài khoản sử dụng: TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
 Trình tự hạch toán:
111, 112, 331 152 621, 627, 641, 642,…

Giá thực tế NVL xuất


Giá thực tế NVL nhập sử dụng cho hoạt động
kho từ mua sắm,… SXKD

133

Thuế GTGT
được khấu trừ

5.1.1.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình


Tài sản cố định hữu hình (TSCĐ HH) là những tài sản có hình
thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu
hình.
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH: phải thỏa mãn đồng thời tất cả
126
bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản đó;
 Nguyên giá tài sản cố định được xác định một cách tin cậy;
 Có thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (Theo thông
tư 45/2013/TT-BTC, Tài sản cố định phải có giá trị từ 30.000.000đ trở
lên)
Tài khoản sử dụng: TK 211 “TSCĐ hữu hình”, TK 213 “TSCĐ
vô hình”, TK 214 “Hao mòn TSCĐ”.
 Hạch toán tăng tài sản cố định

 Hạch toán giảm tài sản cố định:

127
 Hạch toán khấu hao tài sản cố định:

5.1.1.3. Kế toán công cụ, dụng cụ


Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu
chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng quy định như tài sản cố định. Và có
đặc điểm: Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh; Vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu; Có thể chuyển hết một lần hay
phân bổ nhiều lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản sử dụng: TK 153 “Công cụ dụng cụ”, TK 242 “Chi
phí trả trước”.
Trình tự hạch toán:
 Trường hợp nhập kho CCDC: hạch toán tương tự nguyên
liệu, vật liệu.
 Trường hợp xuất kho CCDC: Tính giá tương tự nguyên
liệu, vật liệu. Khi hạch toán phân biệt thành các trường hợp:
 Loại phân bổ 1 lần: Đưa toàn bộ giá trị xuất kho vào chi phí
ngay khi xuất kho
 Loại phân bổ nhiều lần: Ghi nhận giá trị xuất kho vào TK 242
“Chi phí trả trước”, định kỳ phân bổ dần vào chi phí.

128
5.1.1.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là khoản tiền doanh nghiệp trả cho người lao động
để bù đắp sức lao động đã hao phí khi tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản
phẩm do lao động tạo ra
Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ, với tỷ lệ trích lập tùy thuộc vào từng giai đoạn, hiện nay tỷ lệ
trích lập được quy định như sau: (được áp dụng từ ngày 01/06/2017)
Các khoản Doanh nghiệp Người lao Tổng cộng
trích động
BHXH 17.5% 8% 25.5%
BHYT 3% 1,5% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
KPCĐ 2% - 2%
Tổng cộng 23.5% 10,5% 34%
Tỷ lệ trích 23.5% được doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất,
kinh doanh trong kỳ; còn 10,5% doanh nghiệp khấu trừ vào lương của
người lao động.
Tài khoản được sử dụng: TK 334 “Phải trả người lao động”, TK
338 “Phải trả, phải nộp khác”.

129
Trình tự hạch toán

5.1.2. Kế toán quá trình sản xuất


Kế toán quá trình sản xuất là tập hợp các chi phí đã phát sinh
trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp theo tính chất kinh tế, theo
công dụng và theo nơi sử dụng chi phí rồi tập hợp một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp vào các đối tượng chịu chi phí và tính giá thành để tính
ra giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Giá thành sản phẩm chính là chi phí sản xuất tính cho số lượng
sản phẩm hoàn thành. Các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành
sản phẩm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, và chi phí sản xuất chung
Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
Giá thành sản
xuất dở xuất phát xuất dở
phẩm hoàn = + –
dang đầu sinh trong dang cuối
thành trong kỳ
kỳ kỳ kỳ

130
Giá thành đơn vị Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
=
sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí
gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và
chi phí sản xuất chung.
- Bước 2: Tổng hợp và phân bổ các chi phí đã tập hợp ở bước 1.
Công việc này thường được tiến hành vào cuối tháng để tổng hợp chi
phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành ở
bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
- Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Bước 4: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK
622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “Chi phí sản xuất chung”,
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Trình tự hạch toán:
621 154
152 155

Xuất NVL sản Kết chuyển CP Giá thành sản


xuất sản phẩm NVL trực tiếp phẩm hoàn thành
nhập kho
334, 338 622

Tiền lương, các


khoản trích theo Kết chuyển CP
lương của CNSX nhân công trực
tiếp

152, 334, 338,


153, 214, 331, 111 627

Tập hợp chi phí Kết chuyển CP


sản xuất chung sản xuất chung
phát sinh

5.1.3. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:
Quá trình tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp đem sản
131
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc do doanh nghiệp mua về để
bán. Quá trình tiêu thụ sẽ tạo ra các khoản doanh thu và chi phí giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh là kết quả lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp qua
một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, được tính theo công thức sau:
Giá vốn Chi phí quản
Doanh Chi phí
Lãi (Lỗ) = – hàng – – lý doanh
thu thuần bán hàng
bán nghiệp
Trong đó:
Thuế xuất
Doanh thu khẩu, thuế
Chiết Giảm
Doanh bán hàng Hàng tiêu thụ đặc
khấu giá
thu = và cung _ _ _ bán bị _ biệt, thuế
thương hàng
thuần cấp dịch trả lại GTGT phải
mại bán
vụ nộp theo pp
trực tiếp
Tài khoản sử dụng: Trong kỳ, kế toán ghi nhận doanh thu vào
các tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, 515
“Doanh thu hoạt động tài chính”, 711 “Thu nhập khác” và ghi nhận
chi phí vào các tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, 635 “Chi phí tài
chính”, 641 “Chi phí bán hàng”, 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”,
811 “Chi phí khác”. Cuối kỳ, để xác định kết quả kinh doanh, kế toán
kết chuyển các tài khoản doanh thu, chi phí sang TK 911 “Xác định
kết quả kinh doanh”, xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
cho nhà nước (nếu có) ghi nhận vào TK 821 “Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp”, xác định lợi nhuận sau thuế và kết chuyển sang TK
421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”.

132
632 511
155 911
Xuất kho thành Kết chuyển CP Kết chuyển
phẩm bán giá vốn hàng bán doanh thu thuần
152, 334, 338, 641
153, 214, 331, 111

Tập hợp chi phí Kết chuyển chi


bán hàng phí bán hàng

642

Tập hợp chi phí


Kết chuyển chi
quản lý doanh
phí quản lý
nghiệp
doanh nghiệp
3334 821

Thuế Thu nhập Kết chuyển chi


doanh nghiệp phí thuế TNDN
phải nộp
421

Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ


sau thuế TNDN

5.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 5


5.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
1. Nguyên vật liệu có đặc điểm là:
a. Đối tượng lao động.
b. Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
c. Chiếm tỷ trọng cao trong giá thành.
d. Tất cả các câu đều đúng.
2. Nguyên vật liệu xuất kho phục vụ quản lý phân xưởng sản
xuất phẩm được ghi nhận vào:
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
b. Chi phí nhân công trực tiếp.
c. Chi phí sản xuất chung.
d. Chi phí bán hàng.
3. Nghiệp vụ: “Nhượng bán một TSCĐ hữu hình có nguyên giá
100tr, đã hao mòn 60%, thu bằng tiền gửi ngân hàng 44tr đã gồm thuế
GTGT 10%”, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kế
133
toán định khoản:
a. Nợ TK 811: 40tr
Nợ TK 214: 60tr
Có TK 211: 100tr
b. Nợ TK 112: 44tr
Có TK 511: 40tr
Có TK 333: 4tr
c. Nợ TK 112: 44tr
Có TK 711: 40tr
Có TK 333: 4tr
d. Cả a và c.
4. Nguyên vật liệu (xăng, dầu) xuất kho sử dụng cho máy sản
xuất sản phẩm được ghi nhận vào:
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
b. Chi phí nhân công trực tiếp.
c. Chi phí sản xuất chung.
d. Chi phí bán hàng.
5. Chi phí vận chuyển vật liệu mua về nhập kho, được hạch
toán vào:
a. TK 152.
b. TK 641.
c. TK 642.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
6. Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm, giá trị
xuất kho của nguyên vật liệu được hạch toán:
a. Nợ TK 621/Có TK 152.
b. Nợ TK 627/Có TK 152.
c. Nợ TK 641/Có TK 152.
d. Nợ TK 642/Có TK 152.
7. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm, được hạch toán:
a. Nợ TK 622/Có TK 334.
b. Nợ TK 627/Có TK 334.
c. Nợ TK 334/Có TK 622.
d. Nợ TK 334/Có TK 627.
8. Tiền lương phải trả cho nhân viên phục vụ phân xưởng sản
xuất, được hạch toán:
a. Nợ TK 622/Có TK 334.

134
b. Nợ TK 627/Có TK 334.
c. Nợ TK 641/Có TK 334.
d. Nợ TK 642/Có TK 334.
9. Chi phí sản xuất là:
a. Toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra
để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra
để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
c. Toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra
để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
10. Giá thành sản phẩm là:
a. Chi phí sản xuất gắn liền với một kỳ kế toán.
b. Chi phí sản xuất chung gắn liền với một kết quả sản xuất
nhất định.
c. Chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định.
d. Chi phí sản xuất gắn liền với một phân xưởng sản xuất.
11. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là:
a. Các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ
được sử dụng cho quá trình sản xuất ở phân xưởng.
b. Các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ
được sử dụng cho quá trình quản lý doanh nghiệp.
c. Các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ
được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
d. Các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ
được sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
12. Chi phí nhân công trực tiếp là:
a. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm.
b. Các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo tỷ
lệ quy định của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
c. Các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo tỷ
lệ quy định được tính vào chi phí của công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm.
d. Cả a và c.
13. Chi phí sản xuất chung là:
a. Chi phí quản lý, điều hành doanh nghiệp.

135
b. Chi phí quản lý, điều hành sản xuất gắn liền với từng phân
xưởng sản xuất.
c. Chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng sản xuất ngoại trừ
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp.
d. Cả b và c.
14. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 1.000.000đ; Chi phí phát
sinh trong kỳ gồm: Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp 25.000.000đ, chi
phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 10.000.000đ, các khoản
trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính vào chi phí
2.400.000đ, Chi phí sản xuất chung 7.000.000đ, Chi phí bán hàng phát
sinh 12.000.000đ, chi phí quản lý doanh nghiệp 20.000.000đ; Chi phí
sản xuất dở dang cuối kỳ 5.500.000đ. Vậy giá thành sản xuất của sản
phẩm là:
a. 45.400.000đ.
b. 39.900.000đ.
c. 71.900.000đ.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
15. Doanh thu bán hàng là:
a. Số tiền khách hàng trả cho doanh nghiệp.
b. Số tiền doanh nghiệp nhận được hoặc sẽ nhận được từ việc
bán hàng hóa, thành phẩm hay cung cấp dịch vụ.
c. Giá xuất kho của hàng bán.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
16. Trường hợp doanh nghiệp kê khai và tính thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng được ghi nhận là:
a. Giá trị xuất kho của hàng hóa.
b. Giá bán bao gồm cả thuế GTGT.
c. Giá thanh toán ghi trên hóa đơn.
d. Giá bán chưa thuế GTGT.
17. Giá vốn hàng bán là:
a. Chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ.
b. Giá thực tế hàng hóa mua vào hoặc giá thành thực tế sản
phẩm nhập kho.
c. Giá thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hóa bán ra.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
18. Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho quản lý phân xưởng
được ghi nhận vào:

136
a. TK 152.
b. TK 621.
c. TK 627.
d. TK 642.
19. Doanh nghiệp B có tình hình kinh doanh như sau: Tổng
doanh thu bán hàng 600 triệu, giảm giá hàng bán 50 triệu, chi phí bán
hàng 60 triệu, chi phí quản lý doanh nghiệp 40 triệu, thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp 22%, Lợi nhuận sau thuế 156 triệu. Vậy giá vốn
hàng bán của kỳ kinh doanh là:
a. 250 triệu.
b. 225 triệu.
c. 300 triệu.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
20. Định kỳ phân bổ giá trị công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp
sản xuất sản phẩm ghi:
a. Nợ TK 621/ Có TK 153.
b. Nợ TK 627/ Có TK 153.
c. Nợ TK 621/ Có TK 242.
d. Nợ TK 627/ Có TK 242.
21. Nội dung không được tính vào giá thành sản phẩm:
a. Tiền lương của quản đốc phân xưởng.
b. Tiền lương của giám đốc doanh nghiệp.
c. Tiền lương của nhân viên kĩ thuật ở phân xưởng.
d. Tiền lương của công nhân sản xuất.
22. Nhập lại kho thành phẩm chưa bán được ghi:
a. Nợ TK 157/ Có TK 155.
b. Nợ TK 155/ Có TK 157.
c. Nợ TK 632/ Có TK 157.
d. Nợ TK 157/ Có TK 632.
23. Trích khấu hao máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất sản
phẩm ghi:
a. Nợ TK 621/ Có TK 214.
b. Nợ TK 627/ Có TK 214.
c. Nợ TK 214/ Có TK 627.
d. Nợ TK 214/ Có TK 621.
24. Nghiệp vụ: “Nhượng bán một TSCĐ hữu hình có nguyên
giá 100tr, đã hao mòn 60%, thu bằng tiền gửi ngân hàng 44tr đã gồm
thuế GTGT 10%, chi phí nhượng bán chi bằng tiền mặt 2tr”, doanh

137
nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, định khoản nào sau đây
không đúng:
a. Nợ TK 811: 40tr
Nợ TK 214: 60tr
Có TK 211: 100tr
b. Nợ TK 112: 44tr
Có TK 511: 40tr
Có TK 333: 4tr
c. Nợ TK 811/ Có TK 111: 2tr.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
25. Doanh thu 1.200tr, giá trị hàng hoá đầu kỳ: 200tr, giá trị
hàng hóa mua trong kỳ: 600tr, giá trị hàng hoá cuối kỳ: 300tr. Dùng
tiền gửi ngân hàng để thanh toán cho người bán 700tr. Lợi nhuận gộp
là:
a. 650tr.
b. 700tr.
c. 800tr.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
26. DN có số liệu về một số TK như sau: (ĐVT: 1.000đ)
TK 112 TK 156 TK 211 TK 222 TK 331 TK 411

SDĐK 200.000 500.000 100.000 60.000 250.000 1.000.000


SDCK 150.000 500.000 130.000 60.000 200.000 1.030.000
Nghiệp vụ nào trong kỳ không phát sinh:
a. Trả nợ người bán 50.000 bằng tiền gửi ngân hàng.
b. Nhà nước cấp bổ sung vốn bằng TSCĐ hữu hình trị giá 30.000.
c. Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ hữu hình trị giá
50.000.
d. Tất cả các câu đều sai.
27. Thu bán hàng hóa bằng tiền gửi ngân hàng 13,2tr trong đó
thuế GTGT 10%, trị giá hàng xuất kho 10tr, doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ định khoản:
a. Nợ TK 112: 13,2
Có TK 156: 12tr
Có TK 133: 1,2tr
b. Nợ TK 112: 13,2
Có TK 511: 12tr
Có TK 333: 1,2tr
138
c. Nợ TK 632/ Có TK 156: 10tr
d. Cả b và c.
28. Năm N, tổng doanh thu bán hàng là 156tr. Tổng giá trị hàng
mua trong kỳ là 135tr. Tỷ số giữa lợi nhuận gộp và doanh thu là 30%,
giá trị hàng tồn kho đầu kỳ bằng 10tr, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là:
a. 30tr.
b. 35,8tr.
c. 40tr.
d. Tất cả các câu đều sai.
29. Đầu kì doanh nghiệp còn phải thu của khách hàng số tiền là
200tr. Trong kì doanh thu của doanh nghiệp là 700tr, trong đó thu
ngay bằng tiền 200tr, khách hàng từ trước đã trả 50tr. Giá vốn hàng
bán trong kì là 400tr. Vậy số tiền cần phải thu khách hàng là:
a. 550tr.
b. 650tr
c. 700tr.
d. Tất cả các câu đều sai.
30. Doanh thu: 10.700 tr, hàng hoá tồn kho đầu kì: 2.700 tr,
hàng hoá tồn kho cuối kì: 3.300 tr, mua hàng trong kì: 8.300 tr, chi phí
vận chuyển hàng hoá nhập kho: 500 tr, chi phí vận chuyển hàng hoá
xuất bán: 900 tr, lợi nhuận gộp là:
a. 2.500 tr.
b. 2.700 tr.
c. 4.000 tr.
d. Tất cả các câu đều sai.
5.2.2. Nhận định đúng sai
Nhận định đúng/sai cho các phát biểu dưới đây
1. Nguyên vật liệu có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ
sản xuất kinh doanh, và giá trị của nó được chuyển dịch vào giá trị của
sản phẩm hoàn thành.
2. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, hình dáng nguyên vật
liệu sẽ thay đổi để tạo ra hình dáng của sản phẩm hoàn thành.
3. Giá trị công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp để sản xuất sản
phẩm được ghi nhận vào TK 621.
4. Chi phí vận chuyển khi mua nguyên vật liệu luôn được ghi
nhận vào TK 152.
5. Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà
139
doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm của
doanh nghiệp
6. Chi phí vận chuyển hàng bán được ghi nhận vào TK 641.
7. Khi thanh lý hay nhượng bán TSCĐ, kế toán phải ghi giảm
TSCĐ theo giá trị còn lại.
8. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất gắn liền với một kết
quả sản xuất nhất định.
9. Tất cả TSCĐ đều được trích khấu hao tính vào chi phí.
10. Thời điểm phân bổ giá trị lần 2 của CCDC thuộc loại phân
bổ 2 lần là tháng sau.
11. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các khoản chi phí về
nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ được sử dụng cho hoạt động
của phân xưởng sản xuất.
12. Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương phải trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và các khoản BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định của công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm.
13. Khi bán TSCĐ, toàn bộ số tiền được ghi nhận vào TK 511.
14. Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình dùng trực tiếp sản
xuất sản phẩm, được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
15. Doanh thu bán hàng là số tiền doanh nghiệp nhận được hoặc
sẽ nhận được từ việc bán hàng hóa, thành phẩm hay cung cấp dịch vụ.
16. Trường hợp doanh nghiệp kê khai và tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng được ghi nhận là
giá bán bao gồm cả thuế GTGT.
17. Trường hợp doanh nghiệp kê khai và tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng được ghi nhận là
giá bán chưa thuế GTGT.
18. Doanh thu thuần là tổng doanh thu bán hàng trừ cho các
khoản giảm trừ doanh thu.
19. Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm,
hàng hóa bán ra.
20. Lợi nhuận gộp là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng,
cung cấp cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán.

140
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 5
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án a c d c a a a b c c
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án c d d b b d c c a d
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án b b b b b c d b b a

Đáp án câu hỏi đúng/sai


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ Đ S S Đ Đ S Đ S S
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án S S S S Đ S S Đ Đ S

160
CHƯƠNG 6
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

6.1. TÓM TẮT


6.1.1. Mục đích
- Trình bày khái niệm, ý nghĩa và cách phân loại của chứng từ
kế toán qua đó biết được phương pháp lập và ghi chứng từ, số lượng
các biểu mẫu chứng từ đã được Nhà nước quy định.
- Trình bày nguyên tắc luân chuyển, bảo quản lưu trữ của các
loại chứng từ kế toán.
- Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với việc quan sát, đi đến
biết trình bày, lập và luân chuyển chứng từ kế toán.
6.1.2. Yêu cầu
- Hướng dẫn sinh viên trình bày được cách lập cũng như thủ tục
cần thiết liên quan đến các chứng từ kế toán và trình tự xử lý và luân
chuyển chứng từ kế toán.
6.1.3. GIỚI THIỆU VỀ CHỨNG TỪ CỦA MỘT SỐ PHẦN
HÀNH KẾ TOÁN
6.1.3.1. Kế toán tiền mặt
A/ Giới thiệu chứng từ kế toán
+ Chứng từ kế toán trực tiếp:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Chứng từ ghi sổ
+ Chứng từ kế toán liên quan khác:
- Khế ước vay
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy lĩnh tiền mặt
- Ủy nhiệm chi
- Các chứng từ kế toán liên quan khác.
B/. Trình tự lập và luân chuyển chứng từ
- Giới thiệu và giải thích trình tự luân chuyển, xử lý chứng từ
169
thu tiền mặt
- Giới thiệu và giải thích trình tự luân chuyển, xử lý chứng từ
vay ngân hàng bằng tiền mặt
- Giới thiệu và giải thích trình tự luân chuyển, xử lý chứng từ
chi tiền mặt.
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THU
TIỀN MẶT
Người nộp Kế toán Kế toán Kế toán liên
Thủ quỹ
tiền tiền mặt trưởng quan

Bắt đầu

A
(4)
(1) (2)

viết Duyệt - ký 2,3


Tiền 3 3
Phiếu thu
Phiếu thu Phiếu thu
(3 liê )
(3)

(5) Thu tiền


3 Ký nhận

Phiếu thu

(5)

Nộp tiền

2,3 2,3
(6)
Phiếu thu
Phiếu thu

(7) 2
2 (8)
Phiếu thu 2 Phiếu thu
(10)
(9) Phiếu thu

Ghi sổ kế (11) (7)


(12)
toán tiền mặt
Ghi sổ kế toán
Ghi sổ quỹ
Lưu C.từ B liên quan

170
Ghi chú:
- Thủ quỹ có thể lập thêm "biên lai thu tiền" (2 liên) - một liên
lưu; còn một liên giao cho người nộp tiền.
- Trường hợp sử dụng phần mềm kế toán, trình tự xử lý, luân
chuyển chứng từ chỉ khác ở khâu khai báo, nhập chứng từ vào máy.
Giải thích: Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ thu tiền
mặt
A- Người nộp tiền chuẩn bị tiền
(1) Kế toán tiền mặt viết phiếu thu (3 liên).
(2) Trình kế toán trưởng ký duyệt (3 liên)
(3) Phiếu thu chuyển trả lại cho kế toán tiền mặt (3 liên) - lưu
liên 1.
(4) Chuyển liên 2, 3 cho thủ quỹ
(5) Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu (2 liên)
(6) (7) Chuyển phiếu thu cho người nộp tiền ký nhận (2 liên) -
người nộp tiền giữ lại liên 3, chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ; thủ quỹ
ghi sổ quỹ.
(8) Thủ quỹ chuyển phiếu thu (liên 2) cho kế toán tiền mặt.
(9) Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt.
(10) (11) Chuyển phiếu thu cho bộ phận liên quan ghi sổ, sau đó
chuyển trả phiếu thu về cho kế toán tiền mặt.
(12) Kế toán tiền mặt lưu phiếu thu.
B- Kết thúc
6.1.3.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng
A/. Giới thiệu chứng từ kế toán
+ Chứng từ kế toán trực tiếp
- Ủy nhiệm chi
- Séc
+ Chứng từ kế toán liên quan do ngân hàng lập và phát hành
- Giấy báo Có
- Giấy báo Nợ
- Giấy báo số dư tài khoản (Sao kê ngân hàng)
171
B/. Trình tự lập và luân chuyển chứng từ
- Trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ thu TGNH
- Trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ chi TGNH
- Trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ chi TGNH bằng UNC
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ TIỀN
VAY NGÂN HÀNG
Đơn vị
Bộ phận Bộ phận Kế toán Bộ phận
được Ngân Người Thủ
KT ngân KT liên trưởng kế toán
hưởng hàng lĩnh tiền quỹ
hàng quan Chủ TK tiền mặt
tiền

A Khế ước
vay
Bắt đầu
(Chấp
(1) thuận và
(1) lưu
Khế ước Khế ước
chứng từ)
vay (2) vay (ký)
(3)

- Giấy lĩnh (4) - Giấy lĩnh tiền


tiền mặt (2) mặt (2)
- UNC (3) (4) - UNC (3)
- Giấy
lĩnh tiền
(4) mặt (2)
UNC (3)
(5)
Chi (6) Nhận
1 tiền tiền
Giấy 1
lĩnh tiền Giấy
lĩnh (6)
mặt 2 3 Giấy
tiền Giấy (6)
1 ặt1 UNC UNC nộp tiền
nộp tiền
UNC
UNC (7)
Ghi sổ (8) Phiếu (7) Phiếu
thu thu
Giấy 1
lĩnh tiền (10)
(8)
mặt (11)
(8)
1 Nộp tiền Nhận tiền
UNC (10)
Giấy
Giấy Ghi sổ báo
báo kế toán (11) số dư
số dư
TK
TK

Lưu
chứng
từ
B

172
(A) Bắt đầu
(1) Kế toán ngân hàng viết khế ước chuyển cho kế toán trưởng,
chủ tài khoản ký.
(2) Chuyển trả khế ước cho kế toán ngân hàng.
(3) Khế ước vay chuyển ra ngân hàng, ngân hàng chấp thuận.
(4) Kế toán ngân hàng viết giấy lĩnh tiền hoặc UNC chuyển cho
kế toán trưởng và chủ tài khoản ký, sau đó chuyển cho ngân hàng
(giấy lĩnh tiền: 2 liên; UNC viết 3 hoặc 4 liên).
(5) Ngân hàng làm thủ tục chi tiền (nếu lĩnh tiền mặt) hoặc ký
UNC và chuyển trả cho đơn vị hưởng tiền (1 liên) kế toán ngân hàng
đơn vị (1 liên).
(6) Người lĩnh tiền mặt nhận tiền từ ngân hàng (nếu vay bằng
tiền mặt) viết giấy nộp tiền.
(7) Kế toán tiền mặt viết phiếu thu, chuyển cho thủ quỹ thu tiền.
(8) Thủ quỹ thu tiền.
(9) Kế toán ngân hàng căn cứ giấy lĩnh tiền (Ủy nhiệm chi) nhận
được (liên 1) ghi sổ kế toán, chuyển cho bộ phận kế toán liên quan.
(10) Bộ phận kế toán liên quan ghi sổ kế toán, sau đó chuyển trả
chứng từ cho kế toán ngân hàng.
(11) Cuối ngày ngân hàng phát hành giấy báo số dư TK.
(12) Kế toán ngân hàng lưu chứng từ.
(B) Kết thúc
6.1.3.3. Kế toán vật tư hàng hóa
A/. Giới thiệu chứng từ kế toán
* Chứng từ kế toán trực tiếp
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ
- Phiễu xuất vật tư hạn mức
- Biên bản kiểm nghiệm
- Thẻ kho
173
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa
* Chứng từ kế toán liên quan khác
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn GTGT
- Chứng từ chi tiền
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng.
...
B/. Trình tự lập, xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán

174
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ NHẬP
VẬT TƯ HÀNG HÓA DO MUA NGOÀI
Bộ phận có Phòng mua Giám Bộ phận kế toán
Đơn vị Kế toán
nhu cầu hàng (Phòng Thủ đốc, thanh toán và các
bán hàng tồn
vật tư cung ứng vật kho kế toán bộ phận kế toán
hàng kho
hàng hóa tư) trưởng liên quan

175
Xuất hiện Phiếu yêu cầu Phiếu yêu cầu
(8) (10)
nhu cầu Phiếu Kế hoạch
vật tư, yêu cầu mua vật tư
hàng hóa (2) (ký) hàng hóa
(1) (3)
(4) Giám đốc
Phiếu yêu Làm các thủ tục
ký vào hợp
cầu thu mua Nhận được đồng
thông báo về
(Ký) hợp (4) (5) số lượng và
Hợp đồng (lập)
đồng thời hạn nhận
hàng
(8) (10)
Hợp đồng Hợp đồng
(6) Nhận hàng
Hàng
(6.1) (10)
(6.4) (8) Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho
Ký vào Phiếu nhập kho (6.3) (Ký) phiếu (9') (9) (11)
phiếu nhập (lập và ký) nhập kho Nhập Sổ kế
(6.2) vào toán Sổ kế toán
(6.5) liên quan
Hóa đơn bán máy HTK
(7) Hóa đơn bán Thẻ (sổ) kho (11)
hàng hoặc (9') (9)
hàng hoặc
HĐ GTGT HĐ GTGT (8) Hóa đơn hoặc (10) Hóa đơn hoặc
HĐ GTGT HĐ GTGT

176
+ Chú thích: Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ nhập vật
tư, hàng hóa do mua ngoài
(1) Khi xuất hiện nhu cầu vật tư, hàng hóa, bộ phận có nhu cầu
lập phiếu yêu cầu.
(2) Phiếu yêu cầu được gửi đến phòng mua hàng hoặc phòng
cung ứng vật tư được phụ trách phòng ký xác nhận.
(3) Căn cứ vào phiếu yêu cầu hoặc kế hoạch mua vật tư, hàng
hóa nhân viên phòng mua hàng hay phòng cung ứng làm các thủ tục
để mua như thu thập báo giá, chọn và trình báo giá hợp lý nhất để
trưởng phòng xác nhận, quyết định mua.
(4) Phòng mua hàng (CU) lập hợp đồng để giám đốc ký hợp
đồng với người bán.
(5) Căn cứ vào hợp đồng đã ký phòng mua hàng (cung ứng)
thông báo số lượng và thời hạn nhận hàng cho thủ kho.
(6) Hàng được người bán giao đến thủ kho hoặc được nhân
viên phòng mua hàng (cung ứng) đưa về kho.
(6.1) Phòng mua hàng (cung ứng) lập phiếu nhập kho làm 2 liên.
(6.2) Phòng cung ứng (mua hàng) cùng người giao hàng hoặc
người bán ký vào phiếu nhập kho.
(6.3) Phiếu nhập kho được chuyển 1 liên cho thủ kho.
(6.4) Thủ kho nhập hàng và ghi số lượng thực nhập vào phiếu
nhập kho rồi ký vào phiếu nhập kho.
(6.5) Thủ kho căn cứ vào PNK để ghi số lượng hàng đã nhập
kho vào thẻ (sổ) kho.
(7) Người bán giao hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn (GTGT)
cho nhân viên mua hàng (thuộc phòng mua hàng hoặc phòng cung
ứng), đại diện của phòng ký vào hóa đơn mua hàng.

177
(8) Phiếu nhập kho được thủ kho chuyển cho kế toán hàng tồn
kho, phiếu yêu cầu hóa đơn và hợp đồng được phòng mua hàng
chuyển cho kế toán hàng tồn kho.
(9) Kế toán hàng tồn kho căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa
đơn để ghi vào sổ kế toán liên quan (nếu kế toán thủ công).
(9') Kế toán hàng tồn kho nhập dữ liệu vào máy tính (nếu kế
toán trên máy).
(10) Kế toán hàng tồn kho chuyển bộ chứng từ mua vật tư, hàng
hóa gồm: phiếu yêu cầu, hợp đồng, phiếu nhập kho, hóa đơn cho bộ
phận kế toán thanh toán và các bộ phận kế toán liên quan.
(11) Bộ phận kế toán liên quan căn cứ vào phiếu nhập kho và
hóa đơn để ghi sổ kế toán.
Chú ý:
Khi mua và nhập hàng với khối lượng lớn hoặc hàng quý hiếm
hay hàng có tính chất lý hóa phức tạp hoặc khi nhập hàng, phát hiện
có sự khác biệt về số lượng, quy cách chất lượng giữa hóa đơn và thực
nhập thì ban kiểm nghiệm cần lập biên bản kiểm nghiệm làm 2 liên: 1
liên lưu ở phòng mua hàng (cung ứng); 1 liên chuyển cho kế toán
hàng tồn kho.
Tùy thuộc vào sự phân công, phân nhiệm trong bộ máy quản lý
doanh nghiệp và trong bộ máy kế toán, tùy thuộc vào số liên phiếu
nhập kho được lập mà trình tự luân chuyển chứng từ vật tư, hàng hóa
mua ngoài có thể không hoàn toàn theo sơ đồ trên.

178
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ XUẤT
VẬT TƯ
Kế toán chi phí
Bộ phận có Kế toán
Phụ trách Phòng cung Thủ sản xuất và các
nhu cầu vật hàng tồn
kỹ thuật ứng kho bộ phận kế toán
tư kho
liên quan

179
Xuất hiện nhu cầu
sử dụng vật tư

Ký xác (1)
nhận
Phiếu yêu cầu Phiếu yêu cầu Phiếu xuất kho
yêu (1) xuất (2) xuất lưu giữ
cầu vật tư vật tư (ký) (12)
(lập và ký)
đúng

Phiếu Phiếu xuất Phiếu xuất Phiếu xuất


xuất kho (lập) kho (ghi số kho kho
(4) lượng thực xuất (8) (10)
và ký)
Phiếu (9') (9) (11)
xuất kho (7)
(6) Thẻ kho Sổ kế toán
Dữ liệu Sổ kế toán
(5) Sổ kho
Vật tư (6) vào máy hàng tồn liên quan
(phần xuất)
(nhận) kho

Xuất kho vật tư

180
Chú thích: Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ xuất vật tư
(1) Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, bộ phận có nhu cầu lập
phiếu yêu cầu có sự xác nhận của phụ trách kỹ thuật.
(2) Phiếu yêu cầu được chuyển cho phòng cung ứng để phụ
trách phòng cung ứng ký.
(3) Căn cứ vào phiếu yêu cầu phòng cung ứng lập phiếu xuất
kho làm 3 liên (1 liên lưu).
(4) Người nhận vật tư (đại diện bộ phận có nhu cầu vật tư)
mang 2 liên phiếu xuất kho xuống kho để làm thủ tục xuất kho.
(5) Thủ kho xuất vật tư rồi ghi số lượng vật tư xuất và ký vào
phiếu xuất kho.
(6) Người nhận vật tư giữ 1 liên phiếu xuất kho, vật tư được
giao đến bộ phận có nhu cầu sử dụng.
(7) Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi thẻ (sổ) kho.
(8) Phiếu xuất kho được thủ kho chuyển cho kế toán hàng tồn
kho.
(9) Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán hàng tồn kho ghi sổ kế
toán liên quan (nếu kế toán thủ công).
(9') Kế toán hàng tồn kho, nhập dữ liệu vào máy tính (nếu kế
toán trên máy vi tính).
(10) Phiếu xuất kho được chuyển cho bộ phận kế toán chi phí
sản xuất, giá thành sản phẩm và bộ phận kế toán liên quan.
(11) Từ bộ phận kế toán chi phí giá thành vào sổ kế toán liên
quan.
(12) Phiếu xuất kho được lưu giữ.
6.1.3.4. Kế toán tiền lương
A/. Chứng từ kế toán
a) Các chứng từ do bộ phận khác lập
1. Bảng chấm công do các bộ phận như phòng, ban, tổ sản xuất
hoặc nhóm trong phân xưởng.
2. Phiếu báo làm thêm giờ do cá nhân hay tập thể người lao
động lập và người có trách nhiệm ký duyệt.
3. Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc đó làm được do
người giao việc lập bộ phận KCS ký duyệt.
181
4. Hợp đồng giao khoán do người giao khoán lập và các bộ
phận liên quan có thẩm quyền ký duyệt
5. Phiếu nhập kho (sản phẩm) do bộ phận sản xuất lập
....
b) Các chứng từ do kế toán lập
1. Bảng thanh toán tiền lương
2. Bảng thanh toán tiền thưởng
3. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương
...
B/ Trình tự luân chuyển chứng từ
Giới thiệu sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán tiền
lương

182
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
Kế toán TKê phân Cá nhân...
Đơn vị bộ Kho SP Phòng tổ Kế toán KT trưởng Kế toán
vốn bằng Thủ quỹ xưởng tổ Người lao
phận KCS chức tiền lương Chủ TK liên quan
tiền trưởng động

Tổ sản Bảng (4) Bảng Bảng


Nhập (5)
xuất tính thanh thanh
kho Phiếu (12) Nhận tiền
(1) lương toán toán chi
(2) (ký quỹ)
lương lương
Bảng Phiếu (6) (duyệt)
(3) Bảng
chấm xác (8) (13)
công nhận thanh
sản toán Chia (14)
(1) Phiếu (9) Phiếu (10) Phiếu
phẩm (5) lương lương Ký
(6) chi chi chi
Phòng hoàn (16) (duyệt) nhận
thành Bảng tổng (14)
ban Bảng (8) (11)
hợp lương Bảng lương
quản lý thanh
(3) công ty Bảng Xuất quỹ thanh
toán (7)
lương (17) thanh toán
(12)
Phiếu (duyệt) toán lương
Bảng phân
báo làm bổ tiền lương
thêm lương (18) Ghi sổ kế
giờ toán liên
Bảng quan
thanh toán (15)
lương
(19)
Lưu chứng
từ

183
Chú thích: Xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương
(1) Các tổ sản xuất, quản lý lập bảng chấm công.
(2) Các tổ sản xuất nhập kho sản phẩm, bộ phận KCS viết phiếu
xác nhận sản phẩm hoàn thành.
(3) Cuối tháng chuyển bảng chấm công, phiếu báo làm thêm
giờ cho phòng tổ chức lao động tiền lương.
(4) Phòng tổ chức lao động lập bảng tính lương chuyển cho
phòng kế toán (Kế toán trưởng).
(5) Kế toán trưởng lập bảng thanh toán lương và chuyển cho
phòng tổ chức, kế toán trưởng và chủ tài khoản duyệt.
(6) Kế toán tiền lương nhận bảng thanh toán lương đã được
duyệt.
(7) Chuyển bảng thanh toán lương cho kế toán thanh toán.
(8) Kế toán thanh toán nhận bảng thanh toán lương và viết
phiếu chi chuyển kế toán trưởng và chủ TK.
(9) Kế toán thanh toán phiếu chi chủ tài khoản, kế toán trưởng
đã duyệt.
(10) Kế toán thanh toán chuyển phiếu chi cho thủ quỹ.
(11) Căn cứ vào phiếu chi, thủ quỹ xuất quỹ.
(12) Thống kê phân xưởng, tổ trưởng.
(13) Thống kê phân xưởng, cán bộ lương thực hiện việc chia
lương cho từng cá nhân.
(14) Phát lương, từng cá nhân ký nhận vào bảng thanh toán
lương.
(15) Thống kê phân xưởng chuyển bảng thanh toán lương về kế
toán tiền lương.
(16) Từ các bảng thanh toán lương, kế toán lập bảng tổng hợp
tiền lương toàn đơn vị.
(17) Từ bảng tổng hợp tiền lương kế toán lập bảng phân bổ tiền
lương và BHXH.
(18) Từ bảng phân bổ tiền lương chuyển cho các bộ phận kế
toán liên quan để ghi sổ kế toán liên quan.
(19) Lưu chứng từ, tài liệu.

184
6.1.3.5. Kế toán tài sản cố định
A/. Giới thiệu chứng từ kế toán
 Chứng từ kế toán trực tiếp
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Biên bản giao nhận sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành
- Thẻ TSCĐ
 Chứng từ kế toán liên quan
- Hóa đơn
- Hồ sơ kỹ thuật.
- Hồ sơ đăng kiểm
- Hợp đồng liên doanh
- Hợp đồng tín dụng thuê mua
- Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính
- Các chứng từ kế toán liên quan khác...
B/. Trình tự lập, xử lý, luân chuyển chứng từ kế toán
- Giới thiệu và giải thích trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ
tăng TSCĐ hữu hình và vô hình:

185
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ VÔ
HÌNH
Bộ phận dự án
Bộ phận kế toán Bộ phận nhận (Bộ Kế toán tài sản Kế toán Kế toán trưởng, thủ
Bộ phận liên quan đầu tư (KH) BP
liên quan phận sử dụng TS) cố định nguồn vốn trưởng đơn vị
giao

Mua sắm (1) Viết - ký (2) Ký (3) Ký


- Hóa đơn... Biên bản Biên bản Biên bản
- Hồ sơ kỹ thuật.
- Hồ sơ đăng kiểm giao nhận giao nhận giao nhận
- Chứng từ liên quan TSCĐ (...) TSCĐ (...) TSCĐ (...)
(4)

Đầu tư XDCB (5)


Biên bản
- Biên bản giao
- Hồ sơ hoàn công giao nhận
nhận TSCĐ (...) (7) Biên bản giao
TSCĐ (...)
- Chứng từ kèm theo (5) - Kèm theo chứng nhận TSCĐ
khác từ liên quan (...)
(6) (8)
Cấp, biếu tặng, nhận - Biên bản giao
góp liên doanh nhận TSCĐ Ghi sổ KT TSCĐ Ghi sổ KT
(TK 211, TK 213) nguồn vốn
- Biên bản giao nhận - Chứng từ kèm
- Hợp đồng liên theo liên quan
(11)
doanh (10)
Lưu C.từ
Sổ KT liên quan

186
Giải thích sơ đồ
(1) Căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan lập biên bản giao
nhận TSCĐ.
(2) Bộ phận nhận TSCĐ (sử dụng TSCĐ) ký vào biên bản giao
nhận TSCĐ.
(3) Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký biên bản giao nhận
TSCĐ.
(4) Bộ phận nhận TSCĐ nhận 1 liên biên bản giao nhận TSCĐ.
(5) Bộ phận kế toán TSCĐ nhận các chứng từ tăng TSCĐ (Biên
bản giao nhận...).
(6) Kế toán TSCĐ ghi vào sổ kế toán TSCĐ.
(7) Bộ phận kế toán nguồn vốn nhận chứng từ tăng TSCĐ (biên
bản giao nhận...).
(8) Kế toán nguồn vốn xác định nguồn để ghi sổ kế toán nguồn
vốn liên quan.
(9) Bộ phận kế toán liên quan (Kế toán vốn bằng tiền, kế toán
thanh toán,...) nhận chứng từ liên quan đến tăng TSCĐ.
(10) Bộ phận kế toán liên quan ghi vào sổ kế toán.
(11) Lưu chứng từ.
Ghi chú: Trường hợp được cấp, xẩy ra có thể là:
- Đơn vị chính cấp hoặc đơn vị chính điều chuyển TSCĐ từ đơn
vị phụ thuộc khác đến dưới hình thức cấp vốn bằng TSCĐ.
- Nhà nước cấp: Có thể là:
+ Xác định quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản cố
định ngay.
+ Doanh nghiệp là đơn vị thực hiện dự án (chẳng hạn dự án thi
công công trình), được Nhà nước ủy quyền nhận, quản lý và sử dụng
thiết bị mà Chớnh phủ nước ngoài viện trợ cho Chính phủ Việt Nam,
trường hợp này chỉ khi nào dự án thực hiện kết thúc, Nhà nước tiến
hành đánh giá lại TSCĐ và bàn giao chính thức cho doanh nghiệp có
quyền sở hữu đối với TSCĐ này.

187
6.1.4. Mẫu một số chứng từ minh họa

Đơn vị:................ Mẫu số 01-TT


Địa chỉ:................ (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)

PHIẾU THU Quyển số:..........


Ngày.......tháng...........năm........ Số:..........

Nợ................
Có.................
Họ tên người nộp tiền: ...................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................
Lý do nộp:......................................................................................
Số tiền:....................................... (viết bằng chữ): .........................
.......................................................................................................
Kèm theo:............................................. Chứng từ gốc: .................
.......................................................................................................
Ngày.....tháng.......năm 200...
Người lập Người Thủ quỹ Kế toán Giám đốc
phiếu nộp trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng
tên) tên) dấu)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) ................................................
.......................................................................................................
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) ............................................
+ Số tiền quy đổi: ..........................................................................
(liên gởi ra ngoài phải đóng dấu)

188
Đơn vị:................ Mẫu số 02-TT
Địa chỉ:................ (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)

PHIẾU CHI Quyển số:..........


Ngày.......tháng...........năm........ Số:..........

Họ tên người nhận tiền: .................................................................


Địa chỉ: ..........................................................................................
Lý do chi: .......................................................................................
Số tiền:....................................... (viết bằng chữ): .........................
.......................................................................................................
Kèm theo:............................................. Chứng từ gốc: .................
.......................................................................................................
Ngày.....tháng.......năm 200...
Người lập Người Thủ Kế toán Giám đốc
phiếu nhận tiền quỹ trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng
tên) tên) dấu)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) ................................................
.......................................................................................................
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) ............................................
+ Số tiền quy đổi: ..........................................................................

189
Số:........

ỦY NHIỆM CHI
CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN Lập ngày:.......PHẦN DO NH GHI
TIỀN THƯ/ĐIỆN
Tên đơn vị trả TÀI KHOẢN NỢ
tiền:.................................
Số tài khoản: ..............................................
Tại ngân hàng:............... tỉnh, TP: .............
TÀI KHOẢN CÓ
Tên đơn vị nhận tiền: ................................
Số tài khoản: ..............................................
Tại ngân hàng:............... tỉnh, TP: .............
Số tiền bằng chữ: .......................................
................................................................... Số tiền bằng số
Nội dung thanh toán: .................................

Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B


Ghi sổ ngày Ghi sổ ngày
Kế Chủ tài Kế Trưởng phòng kế Kế Trưởng phòng kế
toán khoản toán toán toán toán

190
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chi nhánh:....
SÉC
Số séc:
Yêu cầu trả cho: ......................................
Số CMT:................... ngày cấp............... Phần dành cho NH ghi
nơi cấp ..............................................................
Địa chỉ: ................................................... TK Nợ:...........................
Số hiệu tài khoản: ................................... TK Có: ...........................
Tại: ..........................................................
Số tiền bằng chữ: ....................................
................................................................
Số tiền (bằng số):
Người phát hành: ....................................
Địa chỉ: ...................................................
Số hiệu tài khoản:

BẢO CHI
................., ngày....tháng....năm........
Dấu
Ngày..... tháng.... năm........ Kế toán trưởng Người phát hành
Ký tên, đóng dấu

191
6.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 6
6.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Những yếu tố cơ bản của một chứng từ kế toán là:
a. Tên chứng từ, số hiệu của chứng từ, nội dung nghiệp vụ
phát sinh
b. Tên chứng từ, số hiệu của chứng từ, nội dung nghiệp vụ
phát sinh, Ngày tháng năm lập chứng từ
c. Tên chứng từ, số hiệu của chứng từ, nội dung nghiệp vụ
phát sinh, Ngày tháng năm lập chứng từ, Chỉ tiêu về số
lượng và giá trị.
d. Tên chứng từ, số hiệu của chứng từ, nội dung nghiệp vụ
phát sinh, Ngày tháng năm lập chứng từ, Chỉ tiêu về số
lượng và giá trị, Chữ ký và con dấu của các cá nhân, tổ
chức có liên quan.
2. Chứng từ kế toán:
a. Chỉ được phép lập một lần cho mỗi nghiệp vụ phát sinh
b. Được lập khi có yêu cầu của các bên có liên quan trong
nghiệp vụ
c. Có thể được lập lại nếu bị mất hoặc thất lạc
d. Được lập khi cần thiết
3. Trình tự luân chuyển chứng từ bao gồm các bước:
a. Lập hoặc nhận chứng từ; Kiểm tra phê duyệt nội dung; Sử
dụng; bảo quản và lưu trữ.
b. Lập hoặc nhận chứng từ; Kiểm tra phê duyệt nội dung;
bảo quản và lưu trữ
c. Nhận chứng từ; Kiểm tra phê duyệt nội dung; Sử dụng;
bảo quản và lưu trữ
d. Đáp án khác
4. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính Việt Nam hiện
hành, Hoá đơn GTGT bắt buộc phải lập tối thiểu :
a. 1 liên
b. 2 liên
c. 3 liên
d. 4 liên.
5. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính Việt Nam, Hoá
đơn GTGT bắt buộc phải lập khi bán hàng với số tiền từ:
a. 50.000 đồng trở lên
192
b. 100.000 đồng trở lên
c. 150.000 đồng trở lên
d. 200.000 đồng trở lên
6. Để sao chụp nghiệp vụ thu tiền, kế toán cần sử dụng:
a. Phiếu thu
b. Biên lai thu tiền
c. Hoá đơn thu tiền
d. Các phương án trên đều đúng
7.Chứng từ gốc nào sau đây chứng minh được tiền của doanh
nghiệp chi ra để mua hàng hoá, dịch vụ:
a. Hoá đơn GTGT
b. Hoá đơn bán hàng
c. Phiếu nhập kho
d. a và b đều đúng
8. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính Việt Nam hiện
hành, Chứng từ kế toán ở một doanh nghiệp bao gồm:
a. Chứng từ về tiền lương, chứng từ về tiền, chứng từ về hàng
tồn kho
b. Chứng từ về tiền lương, chứng từ về tiền, chứng từ về hàng
tồn kho, chứng từ về TSCĐ,
c. Chứng từ về tiền lương, chứng từ về tiền, chứng từ về hàng
tồn kho, chứng từ về TSCĐ,Chứng từ về bán hàng
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
9. Theo công dụng, chứng từ kế toán được chia thành các loại:
a. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành
b. Chứng từ thủ tục, chứng từ liên hợp
c. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành, Chứng từ thủ tục
d. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành, Chứng từ thủ tục,
chứng từ liên hợp
10. Theo địa điểm lập, chứng từ kế toán được chia thành các
loại;
a. Chứng từ gốc, chứng từ bên trong
b. Chứng từ bên trong, chứng từ bên ngoài
c. Chứng từ ban đầu, chứng từ tổng hợp
d. Tất cả các câu trên đều đúng
11. Đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, khi bán hàng sẽ lập chứng từ:
a. Hoá đơn GTGT

193
b. Hoá đơn bán hàng thông thường
c. Hoá đơn bán lẻ
d. Tất cả các câu trên đều đúng
12. Khi bán thành phẩm, hàng hoá, giá ghi trên phiếu xuất kho
là:
a. Giá bán
b. Giá xuất kho
c. Giá vốn
d. b và c đều đúng
13. Chứng từ kế toán:
a. Chỉ được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ phát sinh
b. Được lập khi có yêu cầu của các bên có liên quan
c. Có thể lập lại nếu bị mất hoặc thất lạc
d. Tất cả các câu trên đều sai.
14. Hoá đơn khống là:
a. Hoá đơn được ký trước khi hoàn thành nghiệp vụ
b. Hoá đơn có số tiền khác với số tiền thực tê
c. Hoá đơn đã lập nhưng nội dung là không có thực
d. Tất cả các câu trên đều sai.
15. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại hàng chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi mua hàng trường hợp nào sẽ
được khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
a. Nhận được Hoá đơn GTGT
b. Nhận được Hoá đơn bán hàng thông thường
c. Không có đáp án nào đúng
d. a và b đều sai
16. Để sao chụp nghiệp vụ xuất kho, kế toán có thể sử dụng:
a. Phiếu xuất kho
b. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
c. Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
17. Để sao chụp nghiệp vụ giao nhận TSCĐ, kế toán sử dụng:
a. Biên bản bàn giao TSCĐ
b. Biên bản giao nhận TSCĐ
c. Thẻ TSCĐ
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
18. Để sao chụp thời gian lao động của người lao động, kế toán
sử dụng:

194
a. Bảng chấm công
b. Bảng chấm công làm thêm giờ
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
19. Để ghi chép số lượng sản phẩm do mỗi công nhân sản xuất
ra, kế toán có thể sử dụng:
a. Hợp đồng giao khoán
b. Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
c. Bảng chấm công làm thêm giờ
d. Bảng chấm công
20. Khi mua Hoá đơn lần đầu (đối với doanh nghiệp không tự in
hóa đơn), doanh nghiệp xuất trình đầy đủ các giấy tờ:
a. Giấy giới thiệu kèm công văn mua Hoá đơn
b. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Giấy phép đăng
ký kinh doanh
c. Chứng minh thư của người trực tiếp đi mua Hoá đơn.
d. Tất cả các giấy tờ trên.
21. Tài khoản tổng hợp biểu hiện thực tế là:
a. Sổ chi tiết
b. Bảng kê chứng từ
c. Sổ cái
d. Bảng tổng hợp chi tiết
22. Tài khoản chi tiết biểu hiện trong thực tế là:
a. Sổ chi tiết
b. Bảng kê chứng từ
c. Sổ cái
d. Bảng tổng hợp chi tiết
23. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có mối quan hệ thể hiện:
a. Được tiến hành đồng thời
b. Có quan hệ về mặt số liệu
c. Không có quan hệ đối ứng
d. Cả a, b và c
24. Công dụng của “Bảng cân đối tài khoản”
a. Kiểm tra tính cân đối của tài sản và nguồn vốn
b. Kiểm tra việc ghi chép trên TK chi tiết
c. Kiểm tra việc ghi chép trên TK tổng hợp
d. Cả a, b và c
25. Công dụng của “Bảng tổng hợp chi tiết”:

195
a. Kiểm tra việc ghi chép trên TK chi tiết
b. Kiểm tra việc ghi chép trên TK tổng hợp
c. Kiểm tra số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
d. Không câu nào đúng.
26. Chứng từ nào sau đây không thể làm căn cứ để ghi sổ.
a. Hóa đơn bán hàng
b. Phiếu xuất kho
c. Lệnh chi tiền
d. Phiếu chi
27. Chứng từ nào sau đây không phải là chứng từ gốc:
a. Hóa đơn bán hàng
b. Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
c. Bảng kê chi tiền
d. Phiếu thu
28. Yếu tố nào sau đay dẫn tới chứng từ không đảm bảo về hình
thức khi kiểm tra:
a. Tẩy xóa
b. Ghi bằng bút chì
c. Không ghi ngày tháng
d. Cả a, b và c
29. Khi kiểm tra nội dung chứng từ cần kiểm tra:
a. Việc tính toán số liệu trên chứng từ
b. Qui mô nghiệp vụ có đứng mức phê chuẩn không
c. Nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ có hợp pháp không
d. Cả a, b và c
30. Trong hóa đơn giá trị gia tăng, yếu tố nào là bắt buộc:
a. Số lượng, thành tiền hàng mua
b. Số tiền thanh toán bằng chữ
c. Ngày, tháng, năm
d. Cả a, b và c
6.2.2. Nhận định đúng sai
Nhận định đúng/sai cho các phát biểu dưới đây
1. Chứng từ được xác định là bảo đảm tính pháp lí trước hết
phải có đầy đủ các yếu tố của một bản chứng từ
2. Một yêu cầu về tính pháp lý của chứng từ là phải có các chữ
ký của các bên có liên quan.
3. Chứng từ mệnh lệnh Không thể làm căn cứ để ghi sổ.
4. Chứng từ thủ tục kế toán là loại chứng từ có đầy đủ cơ sở
196
pháp lý để cho các cuộc thanh tra, kiểm tra.
5. Mọi nghiệp vụ ghi vào sổ sách kế toán đều phải có chứng từ
hợp pháp, hợp lệ.
6. Có thể vận dụng các phương pháp sửa chữa sai sót kế toán
khi lập chứng từ.
7. Một chứng từ có thể thiếu các yếu tố bổ sung.
8. Số hiệu của chứng từ đều được đánh số sẵn
9. Hệ thống chứng từ ở một doanh nghiệp bao gồm 6 loại.
10. Chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho 1 nghiệp vụ.
11. Chữ ký của các cá nhân liên quan đến nghiệp vụ trên chứng
từ có thể ký qua giấy than.
12. Các liên của một chứng từ đều phải lập 1 lần (trừ một số
trường hợp đặc biệt).
13. Chứng từ lập sai đều phải xé bỏ và lập lại chứng từ mới.
14. Mọi chứng từ kế toán đều được sử dụng để ghi sổ.
15. Kế toán trưởng, thủ trưởng có thể ký trước lên các chứng từ
chưa lập.
16. Khi phân loại chứng từ theo nội dung kinh tế thì chứng từ
kế toán được chia làm 5 loại.
17. Phân loại chứng từ theo yêu cầu quản lý chứng từ của Nhà
nước thì chứng từ kế toán được phân làm 3 loại.
18. Trình tự xử lý luân chuyển chứng từ gồm 4 bước.
19. Hai chức năng cơ bản của chứng từ kế toán là thông tin và
kiểm tra.
20. Qui trình lập chứng từ kế toán trong đơn vị gồm ba giai
đoạn: Thu thập, đo lường và ghi nhận.

197
- Khách hàng: Lý Thu Minh- Công ty Hưng Phát.
2. Ngày 5/1, chi tạm ứng cho ông Nguyễn Thanh Bình- Nhân
viên Phòng kinh doanh:
- Theo Giấy đề nghi tạm ứng số 01 do Giám đốc ký ngày 4/1
- Lý do chi: Tạm ứng mua 1 lô máy vi tính tại TP Hồ Chí Minh.
- Số tiền: 210.000.000 đồng.
- Thời hạn thanh toán: 7 ngày kể từ ngày được tạm ứng.
3. Ngày 7/1, Công ty rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền
mặt để chuẩn bị trả lương cho cán bộ công nhân viên:
- Theo Lệnh chi số 01, giấy báo Nợ số 15 ngày 7/1 của Ngân
hàng Đông Á.
- Số tiền: 250.000.000 đồng.
- Giấy báo Nợ số 125 ngày 7/1
4. Ngày 12/1 Thu tiền khách hàng nợ
- Theo Hợp đồng mua bán số 250 ngày 15/10/N-1, Hoá đơn
GTGT số 12560 ngày 15/10/N-1
- Số tiền thu: 120.000.000 đồng
- Người nộp tiền; Nguyễn Quãng – Nhân viên Phòng Kinh
doanh của công ty.
5. Ngày 12/1 thu hoàn ứng từ số tiền đã tạm ứng cho ông
Nguyễn Thanh Bình- Nhân viên Phòng kinh doanh ngày 5/1:
- Theo Giấy thanh toán tiền tạm ứng số 01 ngày 12/1
- Số tiền đã chi:
Theo Hoá đơn GTGT số 53 ngày 9/1 của Công ty Long Thạnh
là 19.000.000 đồng
Theo Hoá đơn GTGT số 125 ngày 10/1 của Công ty Vận tải
Sóng Thần là 5.200.000 đồng
6. Ngày 20/1 Chi tiền mặt để mua Tủ lạnh sanyo:
- Theo Hoá đơn GTGT số 84 ngày 20/1 của Công ty Vân Khánh
- Giá mua chưa thuế GTGT 10% là 4.535.000 đồng
- Người nhận tiền: Nguyễn Vinh – Nhân viên Phòng Kinh
Doanh của công ty.
7. Ngày 25/01 Chi trả nợ cho Công ty Bách Việt

198
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 6:

ĐÁP ÁP PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp D A A B D D A C D B A D D C A
án
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp D D C B D C A B D C C C D D D
án

ĐÁP ÁN PHẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ Đ Đ S Đ S Đ Đ S Đ
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án S Đ S S S Đ S Đ Đ Đ

ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI


Bài 6.4

206
CHƯƠNG 7
SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN

7.1. TÓM TẮT


7.1.1. Sổ kế toán
Sổ kế toán là các tờ sổ sách theo mẫu nhất định để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các phương pháp của kế toán trên cơ
sở số liệu của chứng từ gốc.
 Phân loại sổ kế toán
- Theo cách ghi chép
o Sổ ghi chép theo thứ tự thời gian.
o Sổ ghi theo hệ thống.
o Sổ liên hợp.
- Theo mức độ khái quát của số liệu phản ánh trên sổ
o Sổ kế toán tổng hợp.
o Sổ kế toán chi tiết.
o Sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
- Theo kết cấu mẫu sổ (kiểu bố trí mẫu sổ)
o Sổ đối chiếu kiểu hai bên.
o Sổ kiểu 1 bên.
o Sổ kiểu nhiều cột.
o Sổ kiểu bàn cờ.
- Theo hình thức tổ chức sổ
o Sổ đóng thành quyển.
o Sổ tờ rời.
 Kỹ thuật ghi sổ
Căn cứ vào chứng từ gốc để định khoản, sau đó ghi vào sổ:
Bước 1: Mở sổ: Đầu kỳ tiến hành mở sổ và ghi số dư đầu kỳ
(SDĐK) vào các tài khoản trên sổ tương ứng.
Bước 2: Ghi sổ: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
các tài khoản trong sổ kế toán trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ. Khi ghi
224
sổ kế toán cần tuân thủ nguyên tắc:
+ Ghi sổ kế toán bằng mực tốt, không phai, không nhòe, không
được ghi xen kẻ, ghi chồng lên nhau.
+ Các định khoản có số liệu phải gạch bỏ, khi ghi sai không
được tẩy xoá, lấy giấy dán đè lên.
Bước 3: Khoá sổ: cuối kỳ tiến hành khóa sổ để tính số dư cuối
kỳ (SDCK) của các tài khoản để lập báo cáo tài chính.
7.1.2. Các hình thức sổ kế toán
Ở Việt Nam, tất cả các biểu mẫu sổ kế toán đều thuộc loại
không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán
phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm
bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát. Theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính có 5 hình thức sổ kế toán được vận dụng:
Hình thức nhật ký chung, hình thức Nhật ký - sổ cái, hình thức Chứng
từ ghi sổ, hình thức Nhật ký chứng từ, và hình thức kế toán trên máy
vi tính.
7.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 7
7.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Sổ kế toán là:
a. Một tờ rời có chức năng ghi chép độc lập hoặc là quyển sổ
gồm nhiều tờ sổ thực hiện chức năng ghi chép về những nội
dung nhất định theo quy định của hệ thống kế toán.
b. Phương tiện vật chất để hệ thống hóa thông tin chứng từ nhằm
đáp ứng các nhu cầu khác nhau của công tác quản lý.
c. Những tờ sổ được xây dựng theo mẫu nhất định dựa vào yêu
cầu của phương pháp tài khoản và ghi sổ kép hoặc yêu cầu về
thông tin trong những trường hợp cụ thể của quản lý.
d. Tất cả đều đúng.
2. Nếu phân loại sổ kế toán theo phương pháp ghi chép thì sổ kế
toán được phân thành:
a. Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết.
b. Sổ ghi theo trình tự thời gian, sổ ghi theo đối tượng và sổ kết
hợp.
c. Sổ đối chiếu kiểu 2 bên, sổ kiểu 1 bên, sổ kiểu nhiều cột, sổ
kiểu bàn cờ.
d. Sổ tờ rời, sổ đóng thành quyển.
225
3. Theo mức độ khái quát của số liệu phản ánh trên sổ, sổ kế
toán được chia thành các loại:
a. Sổ ghi theo trình tự thời gian, sổ ghi theo loại đối tượng, sổ
liên hợp.
b. Sổ chi tiết, sổ tổng hợp.
c. Sổ quyển, sổ tờ rời.
d. Tất cả các đáp án trên dều đúng.
4. Nếu dựa vào hình thức tổ chức sổ thì sổ kế toán được phân
thành:
a. Sổ tờ rời và sổ đóng thành quyển.
b. Sổ đối chiếu kiểu 2 bên và sổ kiểu 1 bên.
c. Sổ kiểu nhiều cột và sổ kiểu bàn cờ.
d. Cả b và c đều đúng.

5. Sổ kết hợp:
a. Là sổ kết hợp giữa ghi theo trình tự thời gian và ghi theo đối
tượng.
b. Là sổ kế toán ghi chép về một đối tượng kế toán cụ thể.
c. Là sổ ghi chép số liệu chi tiết về một đối tượng tổng hợp nào
đó.
d. Là sổ kết hợp kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết trên cùng
một trang sổ.
6. Hiện nay theo quy định của Bộ Tài chính có mấy hình thức sổ
kế toán:
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
7. Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, có các
hình thức sổ kế toán:
a. Hình thức Nhật ký- sổ cái, Hình thức Nhật ký chung, Hình
thức Nhật ký chứng từ.
b. Hình thức Nhật ký chung, Hình thức chứng từ ghi sổ, Hình
thức kế toán máy.
c. Hình thức Nhật ký- sổ cái, Hình thức Nhật ký chung, Hình
thức Nhật ký chứng từ, Hình thức chứng từ ghi sổ, Hình thức
kế toán máy.
d. Hình thức Nhật ký chứng từ, Hình thức chứng từ ghi sổ, Hình

226
thức Nhật ký chung, Hình thức Nhật ký – sổ cái.
8. Để phân biệt các hình thức sổ kế toán khác nhau, cần dựa vào:
a. Số lượng và loại sổ kế toán cần dùng, cách thức thiết kế sổ.
b. Căn cứ để ghi sổ, Trình tự kế toán trên các sổ.
c. Trình tự kế toán trên các sổ, đặc trưng của mỗi hình thức.
d. a và c đúng.
9. Việc lựa chọn hình thức kế toán cho một đơn vị phụ thuộc
vào:
a. Quy mô của đơn vị.
b. Đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn.
c. Cả hai điều kiện trên.
d. Không phụ thuộc vào điều kiện nào.
10. Phát biểu nào sau đây sai về phương pháp ghi sổ kế toán:
a. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán không bắt buộc phải có chứng
từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
b. Phương pháp ghi sổ kế toán bao gồm: mở sổ, ghi sổ và khóa
sổ.
b. Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế
toán đã được kiểm tra đảm bảo các quy định về chứng từ kế
toán.
d. Cuối kỳ, phải khóa sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
11. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán không được:
a. Ghi bằng bút chì.
b. Ghi xen thêm phía trên hoặc phía dưới.
c. Dùng bút xóa.
d. Tất cả các phương án trên.
12. Để sửa chữa sổ kế toán có thể sử dụng các phương pháp:
a. Phương pháp ghi bổ sung, phương pháp ghi số âm.
b. Phương pháp loại bỏ, phương pháp đính chính.
c. Phương pháp ghi số âm, phương pháp ghi bổ sung, phương
pháp cải chính.
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
13. Phương pháp cải chính là:
a. Dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường
thẳng xóa bỏ chỗ ghi sai và ghi lại cho đúng bằng mực
thường ở phía trên.
b. Dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách ghi lại bằng mực
đỏ bút toán đã ghi sai và ghi lại bút toán đúng bằng mực

227
thường.
c. Dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách ghi trong ngoặc
đơn bút toán đã ghi sai và ghi lại bút toán đúng bằng mực
thường.
d. Dùng để điều chỉnh bằng cách ghi thêm một bút toán bằng
mực thường với số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
14. Khi sửa chữa sổ kế toán bằng máy tính thì thực hiện theo:
a. Phương pháp ghi số âm và phương pháp cải chính.
b. Phương pháp ghi bổ sung và phương pháp cải chính.
c. Phương pháp ghi đỏ và phương pháp cải chính.
d. Đáp án khác.
15. Cuối kỳ, kế toán một doanh nghiệp phát hiện mình bỏ sót 1
chứng từ không ghi vào sổ. Để sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp này,
kế toán sẽ sử dụng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:
a. Phương pháp cải chính.
b. Phương pháp ghi bổ sung.
c. Phương pháp ghi số âm.
d. Không có phương pháp nào.
16. Nhập kho nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt 10.000.000
đồng. Kế toán ghi sai:
Nợ TK 152 10.000.000
Có TK 331 10.000.000
Vậy để sửa chữa, kế toán phải thực hiện như sau:
a. Nợ TK 152 10.000.000
Có TK 111 10.000.000
b. Nợ TK 331 10.000.000
Có TK 152 10.000.000
Và Nợ TK 152 10.000.000
Có TK 111 10.000.000
c. Nợ TK 152 (10.000.000)
Có TK 331 (10.000.000)
Và Nợ TK 152 10.000.000
Có TK 111 10.000.000
d. Cả b và c đều đúng.
17. Nếu phân loại sổ kế toán theo phương pháp ghi chép thì sổ
nhật ký chung thuộc loại:
a. Sổ ghi theo trình tự thời gian.
b. Sổ ghi theo hệ thống.

228
c. Sổ chi tiết.
d. Sổ kết hợp.
18. Nếu phân loại theo mức độ khái quát của số liệu phản ánh
trên sổ thì sổ cái thuộc loại:
a. Sổ kiểu 1 bên.
b. Sổ kiểu 2 bên.
c. Sổ kế toán tổng hợp.
d. Sổ kế toán chi tiết.
19. Sổ nhật ký chung nếu phân loại theo kiểu bố trí mẫu sổ thì
thuộc loại:
a. Sổ kiểu một bên.
b. Sổ kiểu hai bên.
c. Sổ kiểu nhiều cột.
d. Sổ kiểu bàn cờ.
20. Trong mỗi hình thức sổ kế toán có quy định cụ thể về:
a. Số lượng, kết cấu, mẫu sổ.
b. Mối quan hệ giữa các sổ.
c. Trình tự, phương pháp ghi chép các sổ.
d. Tất cả đều đúng.
21. Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ nhật ký chung là:
a. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo
trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một
quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất.
b. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi
vào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian.
c. Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
bên có của các tài khoản.
d. Kết hợp hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng
một sổ kế toán trong cùng một quá trình ghi sổ.
22. Trong Hình thức Chứng từ ghi sổ, Sổ Cái được ghi từ:
a. Chứng từ ghi sổ.
b. Chứng từ kế toán.
c. Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
d. Sổ Nhật ký chứng từ.
23. Trong các hình thức sổ kế toán sau đây, hình thức nào chỉ có
1 quyển sổ tổng hợp duy nhất:
a. Hình thức Nhật ký chung.
b. Hình thức Nhật ký - sổ cái.

229
c. Hình thức Chứng từ ghi sổ.
d. Hình thức Nhật ký chứng từ.
24. Hình thức sổ kế toán nào sau đây cuối kỳ cần phải lập Bảng
cân đối TK (BCĐSPS) để kiểm tra việc ghi chép tổng hợp:
a. Hình thức Nhật ký- sổ cái, hình thức Nhật ký chung.
b. Hình thức Nhật ký chung, hình thức Chứng từ ghi sổ.
c. Hình thức Nhật ký chung, hình thức Nhật ký – sổ cái, hình
thức Nhật ký chứng từ.
d. Hình thức Nhật ký chung, hình thức Nhật ký – sổ cái, hình
thức Nhật ký chứng từ, hình thức Chứng từ ghi sổ.
25. Bảng cân đối tài khoản được lập:
a. Trước khi khoá sổ kế toán.
b. Sau khi khoá sổ kế toán.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.
26. Theo quy định của Bộ Tài chính trong hình thức Chứng từ
ghi sổ, Chứng từ ghi sổ được lập:
a. Định kỳ.
b. Cuối kỳ.
c. Hằng ngày.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
27. Sổ Nhật ký- Sổ cái là sổ được ghi:
a. Theo đối tượng.
b. Theo trình tự thời gian.
c. Kết hợp vừa theo thời gian vừa theo đối tượng.
d. Không có đáp án nào đúng.
28. Trong hình thức Nhật ký chung, Sổ tổng hợp bao gồm:
a. Sổ Nhật ký đặc biệt.
b. Sổ Nhật ký đặc biệt và Sổ Nhật ký chung.
c. Sổ Cái.
d. Sổ Nhật ký đặc biệt, sổ Nhật ký chung và sổ Cái.
29. Trong hình thức Chứng từ ghi sổ, số liệu của Chứng từ ghi
sổ được dùng để:
a. Ghi sổ Cái TK.
b. Ghi sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
c. Ghi sổ Nhật ký chung.
d. Cả a và b đều đúng.
30. Bảng cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) được lập

230
từ:
a. Sổ Nhật ký chung.
b. Sổ Cái tài khoản.
c. Bảng Tổng hợp chi tiết.
d. Không có đáp án nào đúng.
7.2.2. Nhận định đúng/sai:
Nhận định đúng/sai cho từng phát biểu sau:
1. Trong hình thức Chứng từ ghi sổ, sổ Cái được ghi dựa trên
các chứng từ ghi sổ chứ không phải chứng từ gốc.
2. Trong tất cả các hình thức sổ kế toán, cuối kỳ đều phải lập
Bảng cân đối tài khoản để kiểm tra việc ghi chép tổng hợp.
3. Báo cáo kế toán tài chính được lập chủ yếu từ số liệu của sổ
cái tài khoản.
4. Sổ Nhật ký đặc biệt là sổ bắt buộc phải sử dụng trong hình
thức Nhật ký chung.
5. Hình thức Nhật ký chung có thể xảy ra trùng lắp làm sai lệch
thông tin cung cấp cho nhà quản lý
6. Bảng cân đối tài khoản (Bảng cân đối số phát sinh) được lập
sau khi đã khoá sổ kế toán.
7. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, cuối kỳ không cần lập
Bảng cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) để kiểm tra việc
ghi chép tổng hợp.
8. Khoá sổ kế toán chỉ được thực hiện vào thời điểm kết thúc
niên độ.
9. Sổ cái tài khoản chỉ theo dõi số dư của tài khoản.
10. Hình thức chứng từ ghi sổ là hình thức hiện nay không còn
sử dụng ở thực tế hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp.
11. Nợ, Có là thuật ngữ dùng trong kế toán để phân biệt hai bên
của tài khoản chứ không có ý nghĩa về mặt kinh tế.
12. Ghi kép vào tài khoản là chỉ ghi vào hai tài khoản có liên quan.
13. Qua các loại quan hệ đối ứng kế toán có thể thấy rằng tính
cân đối giữa tài sản và nguồn vốn sẽ không bị phá vỡ.
14. Để giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ có thể gộp nhiều
định khoản giản đơn thành một định khoản phức tạp.
15. Mọi tài khoản tổng hợp và chi tiết sử dụng trong kỳ đều
231
được phản ánh trên Bảng cân đối tài khoản.
16. Khi kiểm tra cân đối trên Bảng cân đối tài khoản hoàn toàn
đúng thì kết luận việc ghi chép của kế toán là chính xác.
17. Để lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với
đơn vị cần căn cứ vào quy mô của đơn vị
18. Để lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với
đơn vị cần căn cứ vào vị trí địa lý của các đơn vị trực thuộc.
19. Để lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với
đơn vị cần căn cứ vào mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính.
20. Bảng cân đối số phát sinh được lập từ sổ cái tài khoản.

232
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 7:

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm:


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D B B A A D C D C A

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D C A D B C A C A D

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B A B B B C C D D B

Đáp án câu hỏi đúng/sai:


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ S S S Đ Đ S S S S

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án Đ S Đ Đ S S Đ Đ Đ Đ

Đáp án phần bài tập có lời giải


Giải bài 7.5

251

You might also like