Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Câu 1.

Phân tích sự khác nhau giữa loại hình văn hóa gốc chăn nuôi du mục và
văn hoá gốc nông nghiệp trồng trọt. Lý giải nguyên nhân của sự khác nhau đó.
*Về điều kiện tự nhiên và môi trường:
- Loại hình văn hóa gốc chăn nuôi du mục là loại hình văn hóa gốc hình thành ở
phương Tây, bao gồm toàn bộ châu Âu, do điều kiện khí hậu lạnh khô, địa hình chủ
yếu là thảo nguyên, xứ sở của những đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi vì vậy nghề truyền
thống của cư dân phương Tây cổ xưa là chăn nuôi. Trong khi loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp trồng trọt là nói đến văn hóa phương Đông gồm Châu Á và Châu Phi, với
điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có những con sông lớn, những vùng đồng
bằng trù phú, phì nhiêu thích hợp cho nghề trồng trọt phát triển.
*Về đặc điểm:
- Thứ nhất: Loại hình văn hóa phương Tây là loại hình chăn nuôi gia súc nên đòi hỏi
phải sống du cư, thích di chuyển, trọng động, hướng ngoại để tìm các vùng đất mới,
có thức ăn mới phù hợp để phát triển nghể chăn nuôi gia súc của mình. Còn loại
hình văn hóa phương Đông, do nghề trồng trọt buộc con người phải sống định cư,
phải lo tạo dựng cuộc sống lâu dài, không thích di chuyển, thích ổn định, trọng tĩnh,
hướng nội.
- Thứ hai: Loại hình văn hóa phương Tây vì luôn di chuyển nên cuộc sống của dân
du mục không phụ thuộc vào thiên nhiên, nảy sinh tâm lý coi thường thiên nhiên và
có tham vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên. Trong khi loại hình văn hóa phương
Đông, do nghề trồng trọt phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân rất tôn trọng và sùng
bái thiên nhiên, đặt ra những vị thần bảo hộ mùa màng như Thần Mưa, Thần Nắng,…
với mong muốn sống hòa hợp với thiên nhiên, hi vọng Mẹ thiên nhiên sẽ hỗ trợ, giúp
cho cuộc sống và mùa màn trở nên tốt hơn, được bội thu.
- Thứ ba: Vì sống du cư nên tính gắn kết cộng đồng của dân du mục không cao, đề
cao tính cá nhân dẫn đến tâm lý ganh đua, cạnh tranh, hiếu thắng, lối sống độc tôn,
độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn trong đối phó. Trong khi loại hình văn hóa
phương Đông lại đề cao tính cộng đồng do cuộc sống nông nghiệp, phụ thuộc vào tự
nhiên, buộc cư dân phải sống định cư, tính cộng đồng gắn kết, liên kết sức mạnh để
chống chọi, đối phó với tự nhiên, tương thân tương trợ lẫn nhau trong lao động
sản xuất.
- Thứ tư: Do cuộc sống du cư nên cần đến sức mạnh để bảo vệ dân cư trong bộ tộc
chống lại sự xâm chiếm của các bộ tộc khác nên người đàn ông có vai trò quan trọng,
từ đó tạo nên tư tưởng trọng sức mạnh, trọng võ, trọng nam giới. Còn đối với loại hình
văn hóa phương Đông lại trọng tình nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ, vai trò của người

1
phụ nữ được đề cao. Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình, chăm lo vun
vén cho gia đình và làm các công việc đồng áng. Ví dụ điển hình là trong văn hóa
truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà và coi trọng cái bếp, coi trọng
người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh
tế, tài chính trong gia đình. Chính bởi vậy mà người Việt Nam coi Nhất vợ nhì trời;
Lệnh ông không bằng cồng bà…;
- Thứ năm: Loại hình văn hóa phương Tây thiên về tư duy phân tích, tư duy khoa
học, chú trọng từng yếu tố dựa trên những cơ sở khách quan, lý tính. Vì nghề chăn
nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vai trò cá nhân, đối tượng tiếp xúc hằng ngày là
đàn gia súc với từng cá thể độc lập. Còn loại hình văn hóa phương Đông thì thiên về
tư duy tổng hợp – biện chứng, coi trọng các mối quan hệ, thiên về kinh nghiệm chủ
quan cảm tính hơn là coi trọng khách quan và khoa học thực nghiệm do trồng trọt
của cư dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời, đất, nắng, mưa…Ví dụ như ở Việt
Nam thì thông qua những câu ca dao, tục ngữ như: Rán mỡ gà, có nhà thì giữ, tháng
bảy kiến bò chỉ lo lại lụt,…cũng sẽ biết được những sự thay đổi của thời tiết.
- Thứ sáu: Loại hình văn hóa phương Tây có lối sống trọng lí, ứng xử theo nguyên
tắc, thói quen tôn trọng pháp luật, khác với loại hình văn hóa phương Đông do cuộc
sống cộng đồng, gắn kết với nhau nên sống trọng tình, giúp đỡ, hòa hợp trong các mối
quan hệ trong đời sống hằng ngày, có thái độ ứng xử mềm dẻo, linh hoạt thông qua
giao tiếp, lời nói để tránh làm mất lòng nhau. (uốn lưỡi 7 lần trước khi nói) + (Một
điều nhịn chín điều lành) + (lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau)

Câu 2. Hãy chứng minh rằng văn hoá Việt Nam thuộc loại hình văn hoá gốc nông
nghiệp trồng trọt điển hình.
- Việt Nam là một nước có chiều dài hình chữ S và nằm trong khu vực Đông Nam Á,
với vị trí địa lí, tự nhiên thuận lợi, nằm ở góc tận cùng phía Đông – Nam Châu Á,
khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều con sông lớn như sông Hồng, sông
Mekong… nhiều vùng đồng bằng phù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát
triển nông nghiệp trồng lúa nước. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á, là vùng sản xuất, xuất
khẩu lương thực, lớn nhất Việt Nam. Phần lớn diện tích đồng bằng được bồi đắp phù
sa hằng năm, rất màu mỡ, cùng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo
điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất. Với những lợi thế đó, Đồng bằng
sông Cửu Long tập trung sản xuất lúa và trở thành vựa lúa số một cả nước.

2
- Đặc điểm tiếp theo là do Người Việt thích cuộc sống định cư, ổn định, không thích
sự di chuyển, thay đổi, có tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở, với làng, nước…
nên hình thành lối sống tự trị, kép kín, hướng nội. Họ tôn trọng lối sống định cư,
tôn trọng thiên nhiên nên họ sống, tận dụng và phát huy những điều kiện sẵn có ở nơi
đó để phát triển.
- Do cư dân Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp nên rất sùng bái tự nhiên, tin
vào thần linh như thần gió, thần mưa, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để có
cuộc sống no đủ, nên chúng ta có thể thấy ở các câu cửa miệng luôn là những từ câu
cảm thán như: “Lạy trời, ơn trời…”. Bên cạnh đó, họ còn có nhiều tín ngưỡng, phân
chia tổ chức các lễ hội sùng bái tự nhiên vì vậy phổ biến ở các tộc người trên khắp
mọi miền đất nước như Lễ hội cầu mưa của Dân tộc Chăm, Mường, Ê Đê,…
- Cuộc sống định cư tạo cho người Việt có tinh thần gắn kết cộng đồng cao, xem
nhẹ vai trò cá nhân: “Bán anh em xa mua láng giềng gần, Một con ngựa đau cả tàu
bỏ cỏ”. Bắt nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp trồng trọt, mà điển hình là trồng lúa
nước, vì việc trồng lúa rất vất vả nên mọi người trong làng, xã thường hỗ trợ cho
nhau, giúp đỡ nhau để nâng cao năng suất lao động, nhanh chóng hoàn thành công
việc. Đồng thời thể hiện tinh thần tương thân tương ái hỗ trợ nhau chống chọi, ứng
phó với sự khắc nghiệt của tự nhiên.
- Lối sống trọng tình nghĩa, các quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn lí, ứng
xử mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp. Thường giải quyết với nhau bằng lời nói,
bằng sự thân thiện để tránh mất lòng. (uốn lưỡi 7 lần trước khi nói) + (lời nói chẳng
mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau)
- Cuộc sống định cư ổn định của nghề nông nghiệp trồng trọt cần đến vai trò chăm lo
thu vén của người phụ nữ, vai trò của người phụ nữ được tôn trọng và đề cao. Bởi
lẽ, nghề trồng trọt, đồng áng là công việc phù hợp với phụ nữ. Ví dụ điển hình là trong
văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà và coi trọng cái bếp,
coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là người
quản lí kinh tế, tài chính trong gia đình. Chính bởi vậy mà người Việt Nam coi Nhất
vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà…;
- Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính cũng
thể hiện rõ trong văn hóa nhận thức, ứng xử của người Việt, coi trọng kinh nghiệm
chủ quan hơn là cơ sở khách quan và tri thức khoa học (Sống lâu nên lão làng;
Nhìn mặt mà bắt hình dong) do người dân Việt Nam sống bằng nghề trồng trọt nên cư
dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời, đất, nắng, mưa…Ví dụ thì thông qua những
câu ca dao, tục ngữ, bài thơ như: Rán mỡ gà, có nhà thì giữ, tháng bảy kiến bò chỉ lo

3
lại lụt,…. Bên cạnh đó, kiểu tư duy thiên về chủ quan, cảm tính kết hợp lối sống trọng
tình đã tạo nên thói quen tư duy, ứng xử tùy tiện, vô nguyên tắc.
=>> Như vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được xem là loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp trồng trọt điển hình, đều được thể hiện rõ nét trong cách tổ chức đời sống,
phương thức tư duy, lối ứng xử của người Việt và được xem là nét đặc trưng trong
văn hóa Việt Nam.

Câu 3. Hãy chỉ ra khả năng tận dụng, thích nghi và ứng phó với môi trường tự
nhiên của người Việt được thể hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.
Đối với lĩnh vực văn hóa vật chất thì được thể hiện qua 4 nội dung chính sau:
-Văn hóa sản xuất vật chất.
-Văn hóa ẩm thực.
-Văn hóa trang phục.
-Văn hóa đi lại.
*Trong văn hóa sản xuất vật chất: người Việt đã biết tận dụng và ứng phó với môi
trường tự nhiên. Từ điều kiện tự nhiên nóng ẩm, mưa nhiều… thuận lợi phát triển
nghề trồng lúa nước và giữ vị trí chủ đạo, chi phối toàn bộ nền kinh tế của XH VN
truyền thống. Quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên, khai hoang, cải tạo đầm lầy,
lấn biển, đắp đê chống lụt… đã tạo thành các vùng đồng bằng châu thổ Bắc bộ, Bắc
Trung bộ và Nam bộ để chuyên canh lúa nước. Để phục vụ cho nghề nông, cha ông ta
cũng đã sáng tạo ra một hệ thống nông cụ thủ công cổ truyền rất phong phú, đa dạng,
gồm hàng trăm kiểu loại khác nhau. Ngoài ra, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người
Việt còn tận dụng để trồng các loại cây cho củ, cho quả, cho lá cây, cho sợi để làm
các nghề thủ công… Tận dụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi các loại gia súc, gia
cầm, các nguồn lợi thủy hải sản từ tự nhiên.
*Trong văn hóa ẩm thực: Hai yếu tố có tính trội chi phối đến văn hóa vật chất của
người Việt là tính chất sông nước và thực vật. Sự chi phối của hai yếu tố tự nhiên
này được thể hiện trước hết trong việc lựa chọn cơ cấu một bữa ăn truyền thống với 3
thành phần chính: cơm – rau – cá. Cơm được làm từ gạo, đứng vị trí đầu tiên trong
bữa ăn “Người sống vì gạo, cá bạo về nước”. Người Việt không chỉ tận dụng cây lúa
thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá,
bánh đúc, bánh tráng, hay các loại bánh đặc biệt như bánh chưng, bánh dày,... Thành
phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn người Việt là rau quả. Người Việt thường hay nói
“Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Rau quả đặc thù trong cơ cấu bữa ăn là rau muống và
dưa cà, như câu ca dao giàu tình nghĩa : “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau
muống, nhớ cà dầm tương”. Cà và dưa là những món ăn hợp thời tiết, được người

4
Việt ưa thích và thường được dự trữ để ăn thường xuyên. Bên cạnh các loại rau quả là
thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn còn có những loại rau quả dùng làm gia vị như:
hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá… Gia vị cũng là thành phần không thể thiếu
trong bữa ăn của người Việt. Thành phần thứ ba trong bữa ăn của người Việt là cá.
Người Việt thường nói: “Cơm với cá như má với con”. Không những thế, Người Việt
còn tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm
và mắm các loại (mắm cá, mắm tôm, mắm tép,…). Cùng với thức ăn, đồ uống của
người Việt cũng là sản phẩm của trồng trọt, có thể kể đến như: nước chè xanh, rượu
được nấu từ gạo, nếp.Văn hóa ẩm thực của người Việt thể hiện ở việc ăn uống theo
mùa, theo vùng miền. Đó là biểu hiện của lối ứng xử thích nghi với môi trường tự
nhiên, thích nghi với nền kinh tế tự cung tự cấp.
*Trong văn hóa trang phục, người Việt biết tận dụng các điều kiện tự nhiên để chọn
các màu sắc trang phục phù hợp với môi trường sông nước như màu nâu, màu đen…,
và có ý thức làm đẹp. Người Việt sử dụng các chất liệu may mặc có sẵn trong tự
nhiên, mang đậm dấu ấn nông nghiệp trồng trọt, sống ở xứ nóng nên thường chọn các
chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mát như tơ tằm, sợi bông, sợi đay… trang phục của phụ
nữ: váy, yếm, áo tứ thân, áo dài, quần lĩnh… Ngoài ra chiếc nón là phần không thể
thiếu trong trang phục phụ nữ được tận dụng để che mưa, che nắng. Trang phục của
nam giới: áo cánh, quần ống rộng để phù hợp với khí hậu nóng bức và công việc đồng
áng. Tóm lại, trang phục truyền thống của người Việt đã thể hiện sự ứng xử linh hoạt
để thích nghi và ứng phó với môi trường tự nhiên xứ nhiệt đới và nghề nông trồng lúa
nước. Đồng thời, vẫn thể hiện được quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp kín đáo, giản dị.
*Cuối cùng trong Văn hóa ở và đi lại:
+ Văn hóa ở – Tận dụng điều kiện tự nhiên, có sẵn trong tự nhiên người Việt xây nhà
bằng các chất liệu như gỗ, tre, nứa, rơm rạ… Kiến trúc nhà mang dấn ấn của vùng
sông nước, nhà sàn thích hợp cho cả miền sông nước lẫn miền núi để ứng phó với
những tác động xấu của môi trường: tránh côn trùng, thú dữ. Không gian nhà là không
gian mở, có cửa rộng thoáng mát và giao hợp với thiên nhiên. Trong quan niệm về
kiến trúc, xây nhà, dựng cửa: người Việt biết chọn hướng nhà, chọn đất, tránh hướng
gió độc, đón lấy hướng mặt trời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện sinh hoạt
(“nhất cận thị, nhị cận giang”), trồng trọt. Một điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà cửa là
đều thuận theo phong thủy. Đó là sự hài hòa giữa thế đất, thế núi, nguồn nước… Điều
này thể hiện rất rõ trong kiến trúc thành quách như thành Thăng Long, thành nhà Hồ,
kinh thành Huế...
+ Văn hóa đi lại: do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều sông ngòi…tận dụng sông
nước nên phương tiện đi lại của người Việt chủ yếu là thuyền, ghe, đò, xuồng…lênh

5
đênh trên sông nước. Không những thế, nhiều người còn tận dụng các phương tiện
như thuyền, ghe, đò để làm nhà ở.
=>>Tóm lại, văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu thiết thân của con người
nhưng cũng đồng thời thể hiện sự ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự
nhiên. Thể hiện rõ nét dấu ấn loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt, đồng thời thể
hiện khả năng tận dụng, thích nghi và ứng phó linh hoạt với môi trường tự nhiên vùng
sông nước và xứ sở thực vật.

Câu 4. Hãy chỉ ra sự ứng xử với môi trường xã hội của người Việt được thể hiện
ở lĩnh vực văn hoá vật chất.
- Đó là việc coi trọng nông nghiệp, chính sách khuyến nông tích cực, khuyến khích
khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, bảo vệ sức kéo trong văn hóa sản xuất vật
chất.
- Trong văn hóa ẩm thực thể hiện ở tính cộng đồng và tính mực thước, bữa ăn của
người Việt là ăn chung nên người Việt rất thích trò chuyện, qua đó cũng thể hiện thái
độ ứng xử ý tứ mực thước chừng mực trong ăn uống (Ăn trông nồi, ngồi trông
hướng). Ngoài ra trong văn hóa ẩm thực còn thể hiện tính linh hoạt ở chỗ là ăn theo
mùa, theo vùng miền, đa dạng cách chế biến và lựa chọn món ăn để thích nghi với nền
kinh tế tiểu nông tự túc tự cấp và trong dụng cụ ăn đó là đôi đũa.
- Trong sự ứng xử với môi trường xã hội, trang phục của người Việt luôn thể hiện
quan niệm về vẻ đẹp kín đáo, tế nhị và giản dị.
- Kiến trúc nhà ở với không gian mở, các gian nhà thường để thông nhau, không có
vách ngăn, thể hiện việc coi trọng không gian sinh hoạt cộng đồng. Ranh giới giữa các
nhà hàng xóm cũng là không gian mở, gắn liền, nối san sát nhau thể hiện sự gắn bó,
giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy nên văn hóa cũng gắn liền với những
phương tiện đi lại như ghe, xuồng, đò,... tạo nên sự ứng xử và vận dụng với môi
trường tự nhiên một cách hiệu quả nhất.

Câu 5. Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa thuyết âm dương – Ngũ hành với sự hình
thành các triết lý sống của người Việt.
- Nền tảng nhận thức của người Việt dựa trên thuyết âm dương – ngũ hành, đây là hệ
tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại, phản ánh về bản chất và qui luật tồn tại của vạn
vật trong vũ trụ bao gồm nhận thức về tự nhiên về đời sống xã hội con người. Trang
văn hóa bản địa của người Việt cổ, cũng đã có sẵn ý niệm về sự tồn tại các cặp đôi,
các hiện tượng như trời/đất, nóng/lạnh, sự đối ngẫu âm/dương, ý niệm về sự đối xứng,
các tín ngưỡng lễ nghi, các câu chuyện thần thoại. Là cơ sở để thuyết âm dương ngũ

6
hành ăn sâu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, trở thành cơ sở nhận
thức, từ đó người Việt hình thành triết lí sống cho mình và truyền bá cho thế hệ sau
thể hiện qua các mối liên hệ với các yếu tố không thể thiếu trong đời sống hằng ngày,
cụ thể như sau:
+ Mối quan hệ giữa thuyết âm dương ngũ hành với triết lí về sự cân xứng, cặp đôi:
trong tâm thức của người Việt, âm dương luôn tồn tại trong sự cặp đôi, tương ứng, cân
bằng âm dương thì sự vật mới hoàn thiện trọn vẹn, bền vững hợp qui luật. Các cặp
âm dương thường được sử dụng cặp đôi như cha/mẹ, ông/bà, trời/đất, đất/nước…
+ Mối quan hệ âm dương ngũ hành với triết lý sống quân bình, hài hòa âm dương:
từ triết lí âm dương người Việt quan niệm mọi sự vật tồn tại trong trạng thái cân bằng,
hài hòa âm dương thì mới bền vững, không bị biến đổi trạng thái (trèo cao ngã đau,
tham thì thâm, đầy quá sẽ đổ,…). Người Việt sống theo triết lí quân bình, duy trì trạng
thái âm dương bù trừ nhau từ việc ăn uống tời việc làm nhà ở. Ví dụ như trong ăn
uống có cá là đứng thứ ba trong cơ cấu một bữa ăn hoàn chỉnh: Cá sống dưới nước, là
lạnh, thì trong bữa ăn cá là đại diện là âm, với cơm nấu lên là dương, canh chua là âm,
ăn với cá kho tộ là dương, hài hòa làm một. Bên cạnh đó cho đến việc ứng xử hài hòa
trong quan hệ với người khác để không làm mất lòng ai khiến cho người Việt tự
bằng lòng, an phận với những gì mình đang có, không hiếu thắng (dĩ hòa vi quý), do
đó thường phê phán thái độ sống cực đoan.
+ Mối quan hệ giữa âm dương ngũ hành với triết lí sống lạc quan của người Việt: do
nhận thức được qui luật bù trừ âm dương, vận hành vào cuộc sống nên người Việt
thường có cái nhìn bình tĩnh, lạc quan trước mọi sự biến: trong rủi có may, trong hỏa
có phúc, nhận thức được qui luật chuyển hóa âm dương nên có cái nhìn biện chứng về
cuộc sống. Thuyết âm dương ngũ hành giúp cho con người có một triết lý sống lạc
quan, tuy nhiên nếu lạc quan thái quá sẽ dẫn đến tiêu cực, tự bằng lòng và an bài với
cuộc sống hiện tại, không nỗ lực cố gắng.
Câu 6. Hãy trình bày những hiểu biết của anh/chị về phật giáo ở Việt Nam và
vai trò của phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và
nay.
- Có thể nói Phật giáo là một trong ba luồng tư tưởng nổi bật của tư tưởng và tôn giáo
thời Đại Việt và cho đến ngày nay. Vào những thế kỉ đầu thời kì Đại Việt, phật giáo
phát triển rất nhanh và đạt tối cực thịnh vào thời Lý – Trần và được xem là quốc giáo
với những đặc điềm nổi bật như sau:
- Tính nhập thế: Giáo lý của Phật giáo là cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh, luôn
đồng hành với cuộc sống chúng sinh bằng những việc làm thiết thực, tham gia các
hoạt động XH: nhà chùa mở trường dạy học, tham gia đào tạo tri thức, nhiều nhà sư

7
đồng thời là thầy thuốc chữa bệnh cho dân, nhiều vị cao tăng được triều đình mời
tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. Giáo lý Phật giáo đã được người
Việt cụ thể hóa trong các mối liên hệ đời thường. (Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha
kính mẹ mới là chân tu).
- Tính tổng hợp: là một trong những đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, chi phối
đến thái độ ứng xử với Phật giáo và làm nền sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam:
+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng và truyền thống văn hóa bản địa: dung
hợp với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, với tín ngưỡng thờ Mẫu, dung hợp giữa việc thờ
Phật với thờ các vị thần, Thánh, Mẫu, Thành Hoàng, Thổ địa…
+ Dung hợp giữa các tông phái Phật giáo ( Thiền Tông với Mật Tông, Thiền tông với
Tịnh Độ tông). Bên cạnh đó, nhiều chùa ở miền Nam có xu hướng kết hợp Tiểu thừa
với Đại thừa,…
+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác như Nho giáo, Đạo giáo nhằm bổ
sung cho nhau để cùng hướng về một mục đích vì cuộc sống tốt đẹp cho con người.
- Với tất cả những đặc điểm trên, Phật giáo đã bén rễ sâu vào truyền thống tín ngưỡng
và văn hóa dân gian của quần chúng, khẳng định sự hiện diện qua rất nhiều ngôi chùa
đã có từ lâu đời trên khắp mọi miền đất nước (như chùa Một Cột, Chùa Dâu (Bắc
Ninh). Với người dân Việt, giáo lý phật giáo đã thấm sâu vào triết lí sống, ngôi chùa
là nơi giáo dục đạo đức và lòng hướng thiện, nơi an cư của tâm hồn và cũng là nơi ẩn
chứa các giá trị văn hóa truyền thống đã có lịch sử từ lâu. Và đến ngày nay, trong số
các tôn giáo có mặt ở Việt Nam, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất, có ảnh hưởng sâu
sắc và rộng rãi nhất. Hiện nay, số lượng người đi chùa ngày càng đông, có niềm tin
vào thuyết nhân quả, luân hồi. Ăn chay vào các ngày rằm, mồng một, có treo ảnh Phật
và bàn thờ Phật trong nhà. Qua đó ta thấy được vai trò của Phật giáo trong đời sống
văn hóa tinh thần của người Việt từ xưa đến nay là vô cùng quan trọng.
Về vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và nay
gồm những tác động tích cực như trong việc điều chỉnh ý thức và hành vi của con
người theo triết lý sống từ bi bác ái, nhẫn nhịn, vị tha, “khuyến thiện tử ác" đã giúp
hạn chế sự xung đột, tranh chấp, góp phần quan trọng đem lại sự bình yên, hòa mục
cho cuộc sống. Tuy nhiên vẫn có những tác động tiêu cực như việc khuyên con người
tự tiết chế các hành vi của mình mình bằng thái độ nhường nhịn, cam chịu, thậm chí
cả nhẫn nhục, Phật giáo đã góp phần làm hạn chế, khả năng hành động và đấu tranh
của con người khi cần phải bảo vệ công lý, lẽ phải. Do ảnh hưởng bởi thuyết "luân
hồi", "quả báo" của Phật giáo, nhiều người Việt thường không chủ động sử dụng luật
pháp là công cụ bảo vệ mình khi quyền lợi bị xâm hại, mà chọn phương pháp im lặng
trông chờ vào quả báo, tin vào sự trừng phạt của luật Trời hơn là luật pháp, vì vậy từ

8
đây cũng không hình thành thói quen sử dụng công cụ luật pháp trong đời sống dân
sự.

Câu 7. Hãy trình bày những hiểu biết của anh/chị về Nho giáo ở Việt Nam và vai
trò của Nho giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và nay.
- Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, và đến thế kỉ XV, Nho giáo được
xem là đạt đến cực thịnh khi nhà Lê tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo. Các triều
đại phong kiến Đại Việt lấy Nho giáo làm nền tảng để xây dựng hệ tư tưởng, đạo đức,
giáo dục, pháp luật, qua đó để xây dựng mô hình nhân cách con người.
- Nội dung của tư tưởng, giáo lí của Nho giáo gồm có:
+ Tam cương: quân – thần, phụ - tử, phu – phụ.
+ Ngũ thường: nhân nghĩa lễ trí tín. Trong đó chữ nhân là trung tâm, là nền tảng chi
phối mọi quan hệ ứng xử.
+ Thuyết chính danh: Nho giáo quan niệm muốn xây dựng xã hội ổn định thì mỗi
người phải làm đúng danh phận của mình thì xã hội mới ổn định, thái bình.
- Tuy nhiên do sự phân phối của văn hóa bản địa nên Nho giáo Trung Hoa đã được
người Việt tiếp nhận và vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt theo điều kiện hoàn
cảnh của đất nước: Nếu Nho giáo Trung Hoa đặc biệt coi trọng tư tưởng trung quân,
quyền lực của nhà vua được đề cao tuyệt đối thì Nho giáo Việt Nam tuy vẫn đề cao tư
tưởng này nhưng không cực đoan đến mức phải hy sinh tính mạng vì vua, quan niệm
trung quân của người Việt gắn liền với ái quốc. Người Việt đề cao tinh thần yêu nước,
thương dân, lấy dân làm gốc.
- Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khi vào Việt Nam cũng nhẹ bớt đi bởi
truyền thống trọng phụ nữ có trong văn hóa bản địa. Đề cao vai trò nét đẹp, phẩm
chất của người phụ nữ trong xã hội, trong gia đình.
- Trong gần 10 thế kỉ xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến, nho giáo đã trở
thành nền tảng tư tưởng chi phối về mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, ta có thể
thấy được vai trò của Nho giáo trong đời sống tư tưởng và văn hóa tinh thần của người
Việt cụ thể như sau:
+ Là nền tảng tư tưởng chính trị để tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ sở pháp lý để quản
lý, duy trì dự ổn định của xã hội dựa trên các mối quan hệ cộng đồng xã hội và gia
đình theo quan niệm tam cương, ngũ thường.
+ Hình thành chuẩn mực đạo đức và xây dựng mô hình nhân cách con người Việt
Nam truyền thống với các tiêu chí: đạt đức và đạt đạo. Cụ thể đối với nam giới (tu
thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ), và phụ nữ (tam tòng, tứ đức).

9
+ Ngoài ra, nho giáo đã chi phối trực tiếp và toàn diện hệ thống giáo dục, thi cử truyền
thống, từ mục đích đến nội dung và phương pháp giáo dục ở Việt Nam.
Câu 8. Hãy trình bày dấu ấn của văn hoá nông nghiệp ảnh hưởng đến văn hoá
giao tiếp ứng xử của người Việt, theo các bạn những đặc điểm giao tiếp nào cần
được giữ gìn và phát huy.
Văn hóa trong giao tiếp và ứng xử của người Việt Nam là hệ quả chi phối của văn hóa
nông nghiệp kết hợp với tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, được biểu hiển ở các đặc
điểm cơ bản sau:
- Hiếu khách, thích thăm viếng, chào hỏi (Lời chào cao hơn mâm cổ), coi việc viếng
thăm như biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, để thắt chặt thêm quan hệ.
- Ứng xử trọng tình, đặt tình cao hơn lí (Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình; Yêu
nhau chín bỏ làm mười…). Đặc biệt là thích tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng
giao tiếp thông qua việc tìm hiểu về thông tin cá nhân (tuổi tác, quê quán, nghề
nghiệp, hoàn cảnh gia đình…) Đây có thể nói là một trong những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Giữ ý, cả nể, thiếu tính quyết đoán. Hệ quả dẫn đến là thái độ đắn đo, cân nhắc thái
quá, thiếu tính quyết đoán trong giao tiếp, đồng thời dẫn đến tâm lý nhường nhịn, cả
nể, sợ mất lòng người đối thoại (Một sự nhịn, chín sự lành; Học ăn học nói, học gói
học mở…). Hơn nữa, khi giao tiếp, người Việt thường không đi thẳng vào vấn đề
chính mà có thói quen mở đầu “vòng vo tam quốc” tạo không khí thân mật.
- Trọng danh dự hơn giá trị vật chất thông qua việc coi trọng tôn ti, thứ bậc và các
nghi lễ, phép tắc trong các quan hệ ứng xử, đồng thời người Việt cũng coi trọng danh
dự, danh tiếng hơn là giá trị vật chất (Đói cho sạch, rách cho thơm; Tốt danh hơn lành
áo…).
- Trọng danh dự hơn giá trị vật chất nên đôi khi người Việt thường mắc bệnh sĩ diện,
sợ dư luận, tai tiếng (Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp; Trăm năm bia đá
cũng mòn, nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ…). Có vẻ như trong hành động, công
việc, hay cách ứng xử giao tiếp hằng ngày, thì người Việt của chúng ta luôn cẩn thận,
rất sợ những lời ra tiếng vào không hay ho. Bởi vậy, dư luận trở thành một thứ vũ khí
lợi hại, một sợi dây vô hình để ràng buộc cá nhân với cộng đồng, nhờ đó mà duy trì sự
ổn định của làng xã.
- Bên cạnh đó, đặc trưng của văn hóa ngôn từ trong giao tiếp của người Việt thể hiện
rõ thông qua đặc trưng lời nói mang tính biểu trưng, ước lệ cao, thường không nói trực
tiếp, cụ thể mà nói bóng gió bằng hình ảnh ví von, ẩn dụ.
=> Thông qua những đặc điểm dấu ấn của văn hoá nông nghiệp ảnh hưởng đến văn
hoá giao tiếp ứng xử của người Việt, thì qua đó, ta có thể thấy bất cứ một đặc điểm

10
nào cũng quan trọng cả, nó có thể không phù hợp ở chỗ này, những lại phù hợp ở chỗ
khác. Chung quy lại, các đặc điểm ấy có quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Chúng ta
cần phải giữ gìn và phát huy tốt các đặc điểm ấy góp phần làm tăng giá trị của lời nói
trong văn hóa giao tiếp ứng xử của Việt Nam.

Câu 9. Hãy trình bày đặc điểm của gia đình Việt Nam truyền thống, qua đó chỉ
ra vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách cá nhân.
- Do sự chi phối của phương thức sản xuất nông nghiệp và tư tưởng Nho giáo nên văn
hóa gia đình Việt Nam truyền thống có các đặc điểm sau:
+ Gia đình truyền thống Việt Nam có tính cộng đồng và lối sống trọng tình: mỗi gia
đình thường có ba, bốn thế hệ cùng chung sống trong một nhà, vì vậy các thành viên
trong gia đình rất gắn bó, yêu thương, đùm bọc, nương tựa vào nhau (Trẻ cậy cha, già
cậy con; Con dại cái mang; Anh em như thể tay chân…).
+ Tổ chức gia đình theo chế độ phụ quyền do sự ảnh hưởng cốt lõi quan hệ văn hoá
gia đình Nho giáo phương Đông nên con cái mang họ bố; người bố có quyền uy tuyệt
đổi và chịu trách nhiệm chính trong gia đình về mọi mặt (Phu xướng phụ tùy; Cha mẹ
đặt đầu con ngồi đấy); con trai được thừa kể tài sản và có nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên.
+ Xã hội Việt Nam thời phong kiến, hiển nhiên chịu ảnh hưởng nặng nề về tư tưởng
phong kiến, phụ hệ của đạo Nho yêu cầu phụ nữ phải tam tòng tư đức, chấp nhận gia
đình đa thê (Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng)... Quan niệm
gia đình đông con là phúc đức của ông bà, cũng đã xuất phát từ thực tiễn của cuộc
sống nông nghiệp. Sinh con là để có người lo việc đồng áng, và lập gia đình để có
người phụ giúp nông trang.
+ Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tuân theo tôn ti, thứ bậc chặt chẽ của
giáo lý Nho giáo (Quyền huynh thế phụ).
- Tư tưởng Nho giáo và chế độ gia đình phụ quyền là nguyên nhân của quan niệm
trọng nam khinh nữ (nam tôn nữ ti, Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô). Đây là
nguyên nhân gây ra nhiều thiệt thòi và bi kịch cho thân phận phụ nữ trong xã hội
phong kiến. Trong thời kỳ phong kiến, lúc bấy giờ quyền của người đàn ông là vô
hạn. Người đàn ông có quyền đánh đập, “bán vợ, đợ con”, xã hội xuất hiện sự bất bình
đẳng. Người đàn ông nắm quyền lực chính trong gia đình. Vị thế người phụ nữ dần bị
xem nhẹ, dù cho vai trò của họ vẫn là không thể phủ nhận đối với gia đình và xã hội.
- Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách cá nhân:
+ Gia đình là tổ ấm tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng mỗi con người lớn lên và
trưởng thành, là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người, là nơi khơi nguồn
mọi sáng tạo và thành công. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực

11
hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển
nhân cách con người.
+ Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính
cách của mỗi con người. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình
thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông
qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các
tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình. Do vậy, cha mẹ cần
phải yêu thương, quan tâm, gần gũi trẻ để nắm bắt được tâm tư, tình cảm của trẻ.
+ Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động,
văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp…qua đó giúp con mình hình
thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình trong gia
đình. Ngoài ra, cha mẹ cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của con
phù hợp với sinh hoạt của gia đình.

Câu 10. Hãy trình bày đặc trưng của văn hóa làng và ảnh hưởng của nó đến thói
quen, lối sống, cách tư duy, ứng xử của người Việt (ảnh hưởng đến Pháp luật).
Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về văn hoá làng của người Việt.
- Do phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước, ở định cư cho nên làng là không
gian sống chủ đạo của người Việt và cũng là cái nôi hình thành nên những đặc trưng
bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam, với hai đặc trưng cơ bản là tính cộng
đồng và tính tự trị.
* Với tính cộng đồng
- Cơ sở hình thành tính cộng đồng trong văn hóa làng Việt:
+ Do phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước, ở định cư tạo nên hai mối quan hệ
gắn bó: huyết thống và láng giềng.
+ Do tính chất thời vụ nông nghiệp nên con người luôn cần sự tương trợ, giúp đỡ nhau
trong lao động sản xuất.
- Biểu hiện của tính cộng đồng:
+ Về kinh tế: cư dân trong cùng một làng luôn tương trợ nhau trong lao động sản xuất,
chống thiên tai như hạn hán, lũ lụt như câu ca dao: (Lụt thì lút cả làng, đắp đê chống
lụt thiếp chàng cùng lo); giúp đỡ nhau khi đói kém, mất mùa với (Một miếng khi đói
bằng một gói khi no; Lá lành đùm lá rách…).
+ Về tình cảm: cư dân trong làng đều có mối quan hệ thân tộc nên luôn giúp đỡ nhau
khi khó khăn hoạn nạn, khi vui, khi buồn (Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; Bầu ơi
thương lấy bí cùng…).

12
+ Về phong tục, tín ngưỡng: cả làng có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cùng
thờ chung Thành Hoàng làng; cùng tham gia các hội hè, đình đám…; hôn nhân phải
được làng công nhận (nộp cheo cho làng).
+ Về luật pháp: mỗi thành viên trong cộng đồng không được pháp luật công nhận với
tư cách cá nhân mà bị hòa tan trong trách nhiệm chung của cộng đồng họ mạc, làng xã
(Phúc cùng hưởng, họa cùng chịu).
* Tác động của tính cộng đồng của cách sống LÀNG đến lối sống, cách tư duy,
ứng xử của người Việt xưa và nay, nhìn nhận qua hai mặt tích cực và tiêu cực:
- Tác động tích cực: tạo nên nếp sống dân chủ bình đẳng và tính tập thể hòa đồng
(Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ…); tạo nên sự gắn bó, đoàn kết tương trợ, cưu mang
đùm bọc nhau, là cơ sở tạo nên lối sống trọng tình - một nét đẹp trong văn hóa ứng xử
của người Việt.
- Bên cạnh mặt tích cực là thể hiện nét đẹp trong giá trị văn hóa của người Việt thì
cũng có những tác động tiêu cực: tạo nên tư tưởng bè phái, bao che (Rút dây động
rừng; Môi hở răng lạnh…); Thói dựa dẫm, ỉ lại (Cha chung không ai khóc; Lắm sãi
không ai đóng cửa chùa…); Thói cào bằng, đố kị, triệt tiêu ý thức cá nhân (Xấu đều
hơn tốt lỏi; Khôn độc không bằng ngốc đàn;…); Trọng tình, cả nể là nguyên nhân tạo
nên lối ứng xử đặt tình cao hơn lí, tùy tiện, chủ quan (Một bồ cái lí không bằng một tí
cái tình…).
* Tính tự trị, khép kín
- Cơ sở hình thành tính tự trị trong văn hóa làng Việt:
+ Phương thức sản xuất nông nghiệp trồng trọt ở định cư và nền kinh tế tiểu nông tự
túc tự cấp cùng với bộ máy hành chính tự quản của làng là nguyên nhân tạo nên lối
sống khép kín, tự trị, hướng nội của văn hóa làng.
- Biều hiện của tính tự trị:
+ Về không gian địa lí: mỗi làng sống quần tụ trong một không gian khá biệt lập, bao
quanh làng là lũy tre và cổng làng, khiến cho mỗi làng tồn tại như một “vương quốc”
nhỏ khép kín, làng nào biết làng ấy.
+ Về kinh tế: mỗi làng tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, có khả năng tự túc tự
cấp nên ít có nhu cầu quan hệ giao thương với bên ngoài.
+ Về tình cảm: các thành viên trong làng đều có quan hệ họ hàng, nên quan hệ giao
lưu tình cảm cũng tự đầy đủ, khép kín trong phạm vi làng.
+ Về phong tục tín ngưỡng: mỗi làng đều có Thành Hoàng là vị thần bảo trợ cho dân
làng; có hội hè, đình đám riêng của mỗi làng.
+ Về mặt hành chính: mỗi làng có bộ máy hành chính tự quản độc lập, có vai trò và
chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp để giải quyết mọi việc trong làng.

13
+ Về luật pháp: Mỗi làng có lệ làng – hương ước là một loại luật tục dân gian bắt
nguồn từ tập quán của từng làng, phản ánh tâm lý, phong tục, tập quán, thói quen, nếp
sống, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cư dân trong làng, ràng buộc mỗi thành viên trong
làng vào một nề nếp, qui củ. Bởi vậy, người dân trong làng có thể ít hiểu về luật pháp
của nhà nước, nhưng lại hiểu rất rõ lệ làng. Thậm chí, luật tục của làng còn có hiệu lực
hơn luật pháp của nhà nước (Phép vua thua lệ làng; Nhập gia tùy tục…).
* Tác động của tính tự trị đến lối sống, cách tư duy, ứng xử của người Việt xưa
và nay:
- Tác động tích cực: tính tự trị tạo nên ý thức độc lập, tự chủ, tinh thần tự lực, tự
cường và đức tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm.
- Tác động tiêu cực: tính tự trị làng xã là cơ sở hình thành tư tưởng tiểu nông tư hữu,
ích kỉ (Ruộng ai người ấy đắp bờ; Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó
ăn…); Tư tưởng bè phái, địa phương cục bộ, bảo thủ (Nhập gia tùy tục; Trâu ta ăn cỏ
đồng ta…); Tính gia trưởng, độc đoán (Sống lâu lên lão làng; Áo mặc không qua khỏi
đầu…). Trong ứng xử với pháp luật, lối sống trọng lệ hơn luật và thói quen ứng xử
“Phép vua thua lệ làng” đã tác động tiêu cực đến công cuộc xây dựng nhà nước pháp
quyền mà tinh thần thượng tôn pháp luật là một tiêu chí hàng đầu.

Câu 11. Anh hay chị hãy phân tích văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hoá và ảnh hưởng của nó đến ứng xử của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
- Sau năm 1975, hai miền thống nhất, xã hội Việt Nam được quy về một mối, giao lưu
văn hóa được mở rộng.
- Quá trình hội nhập giữa Việt Nam với thế giới đã khẳng định thái độ của Việt Nam
là chấp nhận toàn cầu hóa từng bước: tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á (khối
ASEAN), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO). Thông qua các tổ chức quốc tế và khu vực này,
nước ta đã chủ động tạo quan hệ để liên kết các giá trị khu vực, từng bước hội nhập
với thế giới. Đồng thời, qua giao lưu văn hóa với thế giới, nền văn hóa truyền thống
Việt Nam sẽ được bổ sung, làm giàu thêm bởi những giá trị văn hóa tiên tiến của nhân
loại:
+ Về văn hóa vật chất: toàn cầu hóa góp phần kích thích sự cạnh tranh, thúc đẩy sự
phát triển khoa học kỹ thuật, làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, tăng mức sống của cư
dân, rút ngắn thời gian để theo kịp sự phát triển của thế giới nhờ việc áp dụng kinh
nghiệm và khoa học công nghệ hiện đại của thế giới.
+ Về văn hóa tinh thần: trong giao lưu toàn cầu hóa, cư dân văn hóa nông nghiệp lúa
nước Việt Nam đưoc tiếp xúc với các nền văn hóa phong phú, có điều kiện để hưởng

14
thụ các sản phẩm văn hóa da dạng của nhân loại. Tạo ra môi trường để cọ xát giữa văn
hóa truyền thông với những giá trị văn hóa mới của nhân loại, từ đó có thể học hỏi,
tiếp thu để làm phong phú hơn nền văn hóa bản địa.
- Mặc khác, trong giai đoạn hiện nay, văn hóa Việt Nam đang ở buổi giao thời, khi các
giá trị truyền thống đang bị khủng hoảng, nhiều cái cũ trở nên lỗi thời, trong khi đó cái
mới được du nhập ồ ạt. Do đó, không tránh khỏi được những hiện tượng xô bồ, đan
xen về văn hóa, tốt – xấu lẫn lộn, khó mà kiểm soát. Không những thế, sự ảnh hưởng
của toàn cầu hóa còn ảnh hưởng đến thái độ, cách ứng xử của con người, đặc biệt là
đối với giới trẻ, điều đó được thể hiện thông qua 2 mặt tích cực, và tiêu cực như sau:
*Về Tác động tích cực:
- Trong giao lưu hội nhập toàn cầu hóa, giới trẻ Việt Nam có nhiều điều kiện và cơ hội
để mở mang tri thức, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, mở rộng các quan hệ xã
hội nên có sự tự tin, chủ động và năng động hơn trong giao tiếp, trong học tập và công
việc.
- Bên cạnh đó, nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy thế hệ trẻ hôm nay khác hẳn với thế
hệ đàn anh, đàn chị ngày trước. Họ tương đối có trình độ học vấn cao hơn, có những
mối tương quan, giao tiếp rộng rãi hơn. Họ ý thức được đầy đủ hơn và tích cực tham
gia vào công cuộc học tập, phát triển đất nước, thông qua việc tìm kiếm học bổng du
học,…
- Bên cạnh đó, toàn cầu hóa đã mang lại cho giới trẻ chúng ta rất nhiều cơ hội và
thuận lợi. Theo báo Tuổi Trẻ “Con số người trẻ Việt Nam thành công trong các lãnh
vực giáo dục, y tế, khoa học, doanh nghiệp… ngày càng tăng cao” . Có thể nói toàn
cầu hoá là những cơ hội và những thách thức đối với giới trẻ ngày nay, đem đến
những giá trị truyền thống mới cho nhân tộc, đồng thời cũng là một bước ngoặt đánh
dấu sự phát triển của nhân loại.
*Về Tác động tiêu cực:
- Trong cơn lốc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường đang tác động
mạnh đến tâm lý xã hội Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ - đối tượng nhạy cảm với cái
mới nên một bộ phận giới trẻ hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi lối sống hưởng thụ, tôn
thờ vật chất, buông thả về đạo đức; tâm lý đua đòi, sùng ngoại các quốc gia mang xu
hướng trending đang ngày càng phổ biến.
- Hội chứng nghiện công nghệ (facebook, chat, game online) đang trở nên báo động,
kéo theo đó là lối sống vô cảm lạnh lùng, ích kỷ, cách ứng xử với mọi người trong
cuộc sống đang ngày càng tồi tệ đi, đặc biệt là sự gia tăng tội phạm trong thanh thiếu
niên…

15
- Chung ta đang dần bước vào thời đại công nghệ về chuyển đổi số, thời đại mà tất cả
mọi công việc, lao động trong tất cả các lĩnh vực sẽ dần được thay thế bởi khoa học,
công nghệ.
=>> Tóm lại, trước những mặt tích cực và tiêu cực, thì tại thời điểm hiện nay, giữa
thời điểm giao thoa giữa các giá trị truyền thống cũ và các quan niệm hiện đại mới
trong thời đại toàn cầu hóa. Mỗi người chúng ta, nhất là giới trẻ cần phải xác định
mục tiêu rõ ràng hơn cho bản thân mình, giữ gìn, phát huy và kế thừa các giá trị văn
hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời tích cực học tập các tinh hoa văn hóa tốt đẹp của
nhân loại. Hòa nhập, chứ không hòa tan, nên hành động và có các lối ứng xử phù hợp
trong thời đại toàn cầu hóa.
Câu 12. Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi cấu trúc văn
hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
* Sự du nhập của văn hóa phương Tây
a) Tiếp xúc văn hóa Pháp
- Sự chuyển đổi cấu trúc văn hóa Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại thực ra đã
được manh nha từ thế kỷ XVI – XVII, bắt đầu từ cuộc tiếp xúc văn hóa phương Tây
thông qua vai trò của các nhà buôn (đến từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp,…),
và sau đó là các giáo sĩ Cơ-đốc giáo đến để truyền đạo.
- Tuy nhiên, chỉ từ khi Pháp đặt sự thống trị lên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì ảnh
hưởng của văn minh công nghiệp phương Tây mới thực sự tác động một cách toàn
diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của người Việt.
- Thông qua các cuộc khai thác thuộc địa đã tạo ra sự du nhập của nền văn minh vật
chất phương Tây với các phương tiện giao thông hiện đại như: ô tô, tàu điện, xe lửa,
tàu thủy,… Các kiến trúc nhà cửa đa dạng, phong phú với phong cách Tây Âu: nhà
nhiều tầng, biệt thự… Bên cạnh đó, không thể không nói đến các công trình kiến trúc
độc đáo như: Cầu Long Biên, Bảo tàng lịch sử, Phố cổ Hà Nội,… vẫn tiếp tục tồn tại
cho đến ngày nay.
- Về ngôn ngữ: sự ra đời của chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm là một
bước ngoặt quan trọng trong tiến trình văn hóa Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu của
công cuộc hội nhập văn hóa Việt Nam vào nền văn hóa hiện đại của nhân loại.
- Văn hóa ẩm thực Pháp cũng thẩm thấu mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam để những thói
quen mới được hình thành như uống cà phê, rượu vang, bánh mì, pa tê, các món trứng
và thói quen dùng dao, nĩa,…
b) Tiếp xúc với văn hóa Mỹ

16
- Cuộc tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Mỹ và phương Tây diễn ra từ 1954 đến 1975
ở miền Nam là hệ quả tất yếu của cuộc chiến tranh xâm lược của để quốc Mỹ; theo đó,
nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Người Việt vốn là nước phong kiến trước đây giá trị con người giữa nam và nữ có sự
khác biệt vô cùng lớn. Tuy nhiên, cùng với sự hòa nhập phát triển văn hóa, người Việt
hiện nay có sự thay đổi vô cùng lớn. Đó là đề cao giá trị con người, sự bình đẳng
không phân biệt, giới tính, dân tộc vùng miền.
- Tuy nhiên, xét về mặt văn hóa, cuộc tiếp xúc này dẫn đến hậu quả đó là coi trọng
văn minh vật chất, nặng nề lối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân và lối sống
tự do, phóng túng.
c) Giao lưu văn hóa với các nước XHCN Đông Âu
- Cuộc giao lưu này được diễn ra ở miền Bắc XHCN, đây là cuộc giao lưu văn hóa với
tính chất chủ động, thông qua con đường hợp tác, giúp đỡ, trao đổi kinh tế, văn hóa,
giáo dục, khoa học (gửi sinh viên và cán bộ đi học ở nước ngoài; chuyên gia nước
ngoài sang giúp Việt Nam).
- Về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục ở miền Bắc đã có những bước phát triển
quan trọng, ngày càng hội nhập với thế giới hiện đại. Ví như, văn hóa Việt Nam chịu
ảnh hưởng của văn hóa Nga khá mạnh mẽ, tuy mỗi giai đoạn lịch sử có sự tiếp nhận
theo những xu hướng khác nhau. Sự giao lưu này diễn ra ở nhiều lĩnh vực với các hình
thức và nội dung đa dạng: văn học, điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, giáo dục, đào tạo,
xuất bản,…
- Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực là chủ yếu, cuộc tiếp xúc này cũng không tránh
khỏi để lại một số dấu ấn tiêu cực: do không mở rộng quan hệ giao lưu với các nước
ngoài hệ thống XHCN, cùng với nền kinh tế bao cấp đã tạo nên sự trì trệ về kinh tế,
cứng nhắc, bảo thủ trong tư duy, đơn điệu về văn hóa.

17

You might also like