Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

2.2.1.

Lý thuyết nguồn lực


Hầu hết những nghiên cứu về mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả
cao và kết quả hoạt động của doanh nghiệp từ trước tới nay đều bắt nguồn từ lý thuyết
dựa trên nguồn lực (Resource based – view) (RBV) của Wernerfelt (1984) và của Barney
(1991) (Huselid, 1995, Denaley và Huselid, 1996, Youndt và cộng sự, 1996; Huselid,
1997; Becker và Huselid, 1998; Harel và Tzafrir, 1999; Bae và Lawler, 2000; Datta và
cộng sự, 2005; Comb và cộng sự, 2006; Chand và Katou, 2007; Katou, 2008; Chadwick,
2010; Kroon và cộng sự, 2012; Jeong và Choi, 2015; Rothenberg và cộng sự, 2015;
Özçelik và cộng sự, 2016).
Lý thuyết dựa trên nguồn lực của Wernerfelt (1984) và Barney (1991) cho rằng doanh
nghiệp chỉ có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh khi nguồn lực của doanh nghiệp đảm bảo
được 4 yếu tố: (1) Có giá trị (valuable), (2) khan hiếm (rare), (3) khó bắt chước hoặc sao
chép (in-imitable) và (4) không thể thay thế (non-substituable) (Nguyễn Văn Thắng,
2015). Theo như lý thuyết dựa trên nguồn lực của Wernerfelt (1984) và Barney (1991)
đưa ra thì các tiêu chuẩn có giá trị và khan hiếm là điều kiện cần, còn khó bắt chước và
không thể thay thế là điều kiện đủ, giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên
thị trường. Đồng thời, lý thuyết dựa trên nguồn lực cho rằng doanh nghiệp có 3 nguồn lực
chính gồm: Nguồn lực vật chất, nguồn lực con người và nguồn lực tổ chức (Barney,
1991). Có thể thấy rằng nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng
nhất của doanh nghiệp. Khác với các nguồn lực khác trong doanh nghiệp như máy móc,
thiết bị, cơ sở vật chất, thông tin thì nguồn nhân lực không thể đem ra trao đổi hoặc mua
bán. Do vậy, nhân lực là một nguồn lực hiếm có của doanh nghiệp. Dựa trên lý thuyết về
nguồn lực (RBV), hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao là một tập hợp của
những hoạt động nguồn nhân lực, bằng cách nâng cao những kỹ năng của nhân viên, tạo
ra sự tham gia trong việc ra quyết định, và thúc đẩy những nỗ lực tự thân của nhân viên
thông qua các hình thức tạo động lực, có thể mang lại lợi thế cạnh tranh vững chắc được
phản ánh trong kết quả hoạt động tài chính tốt hơn của doanh nghiệp (Huselid, 1995;
Appelbaum và cộng sự, 2000; Way, 2002), qua đó giúp cho các doanh nghiệp thành công
(Richard và cộng sự, 2013). Cũng theo lý thuyết dựa trên nguồn lực, hệ thống quản trị
nguồn nhân lực kết quả cao có thể ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp
thông qua việc cung cấp cấu trúc của tổ chức giúp tạo động lực và cho phép người lao
động tự thực hiện công việc theo những cách tốt nhất, qua đó giúp cải thiện kết quả hoạt
động của doanh nghiệp (Huselid, 1995). Ngoài ra, nếu một doanh nghiệp có thể nâng cao
được đội ngũ nguồn nhân lực thì sẽ giúp tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững mà các
đối thủ cạnh tranh khó có thể bắt chước hoặc sao chép (Barney, 1991; Wright và
McMahan, 1992; Huselid, 1995; Delaney và Huselid, 1996; Becker và Huselid, 1998;
Rothenberg và cộng sự, 2015; Özçelik và cộng sự, 2016). Bên cạnh đó, hàm ý của lý
thuyết dựa trên nguồn lực (RBV) của Wernerfelt (1984) và Barney (1991) tập trung vào
những nguồn lực bên trong của doanh nghiệp. Do vậy, khi xây dựng được một hệ thống
quản trị nguồn nhân lực kết quả cao thì doanh nghiệp có thể tạo ra sự đổi mới tốt hơn
bằng cách khiến cho những nhân viên quan trọng nhiệt tình đưa ra các ý tưởng mới (Lu
và cộng sự, 2015). Đồng thời, dựa trên lý thuyết về nguồn lực, doanh nghiệp có thể tạo ra
được lợi thế cạnh tranh bằng cách phát triển những sản phẩm mới cũng như cải thiện các
quy trình làm việc mới. Và để gia tăng các hoạt động đổi mới thì doanh nghiệp cần phải
tạo động lực cho người lao động để giúp họ đưa ra những ý tưởng sáng tạo và đổi mới
(Laursen và Foss, 2013). Ngoài ra, De Jong và Den Hatog (2010) kết luận rằng nếu
doanh nghiệp xây dựng được một hệ thống quản trị nguồn nhân lực tốt sẽ giúp thúc đẩy
hành vi đổi mới trong doanh nghiệp. Và đổi mới lại là động lực để giúp các doanh nghiệp
tăng trưởng và phát triển (Schumpeter, 1934). Do vậy, dựa trên lý thuyết về nguồn lực thì
hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao là năng lực quan trọng nhất giúp doanh
nghiệp có được lợi thế cạnh tranh thông qua việc đổi mới hành vi trong doanh nghiệp.

You might also like