Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

RACH NUI: GROUND STONE TECHNOLOGY IN COASTAL

NEOLITHIC SETTLEMENTS OF SOUTHERN VIETNAM


(RẠCH NÚI: KỸ NGHỆ ĐÁ MÀI TẠI CÁC DI CHỈ CƯ TRÚ ĐÁ
MỚI MIỀN NAM VIỆT NAM)
SVTH: ÂU Ý NHIÊN
MSSV: 2166 042 001
Phụ trách dịch 3 đoạn đầu trong phần Vietnamese Neolithic ground stone adze
manufacture based on the Rach Nui grinding stone, trang 940-942.
1. Tóm tắt bài viết:
Bài nghiên cứu của tác giả Catherine J. Frieman và các tác giả khác đăng trên tạp
chí Antiquity 2017 (trang 933-946), nội dung của bài tập trung vào phân tích một chiếc
bàn mài khai quật được tại di tích Rạch Núi, và vai trò của nó trong việc định hình quy
trình sản xuất công cụ đá thời Đá mới tại miền Nam Việt Nam cũng như qua đó đánh
giá trình độ của cư dân thời kỳ này.
Rạch Núi là một di tích thuộc thời đại Đá mới, nằm tại ngã ba sông Vàm Cỏ Đông,
Vàm Cỏ Tây và Đồng Nai, cách bờ biển 22km, nay thuộc địa phận tỉnh Long An. Di
tích này được khai quật vào các năm 1978, 2003 và 2012, các kết quả phân tích cho
thấy niên đại của di tích là khoảng 4126 – 3903 BP; ngoài ra, còn tìm thấy dấu vết của
một công trình được xây dựng và tháo dỡ nhiều lần có niên đại khoảng 3300 BP. Hiện
vật thu được là các phác vật rìu, bôn, đục, bàn mài, hòn ghè.... Các nhà nghiên cứu
phác thảo một quy trình và cho rằng Rạch Núi là nơi hoàn thiện sản phẩm cuối cùng
với phác vật nhập từ nơi khác đến và nguồn nguyên liệu đá cũng đến từ một nơi khác.
Trong số các hiện vật tìm thấy, đáng chú ý có một chiếc bàn mài
(RN.03.H2.L10.72 - BTLA2312.Da538) hình chữ nhật bằng đá sa thạch đã bị patin
hóa với dấu mài khác nhau ở cả 4 mặt cùng các dấu vết kỹ thuật khác, niên đại 3400 –
3300 BP. Chiếc bàn mài được cho là được dùng trong các giai đoạn chế tác và/hay bảo
trì công cụ khác nhau.
Thông qua phân tích các hiện vật bàn mài thu được, các tác giả đã đề xuất một quy
trình chế tác bôn gồm 3 giai đoạn và 10 bước. Cụ thể, giai đoạn 1: Tạo hình bôn từ
nguyên liệu thô (nhập từ một nơi khác); giai đoạn 2: tạo hình đốc, thân, mài lưỡi, đánh
bóng lần cuối; giai đoạn 3: bảo trì và sử dụng lại, loại bỏ những công cụ không còn sử
dụng được (tại nơi cư trú). Các giai đoạn chế tác đá được thực hiện tại những địa điểm
khác nhau cho thấy sự chuyên môn hóa để đạt hiệu suất cao, tay nghề cao của người
thợ cũng như một quy trình chế tác được tuân thủ nghiêm ngặt. Rạch Núi nằm cách
nguồn đá 80km, nhưng với vị trí của mình, cư dân Rạch Núi đã tham gia vào mạng
lưới giao thương khu vực sông Đồng Nai cùng với cư dân tại các di tích đồng đại khác
như Hang Ông Đại, Hang Ông Đụng, Cù Lao Rùa, Mỹ Lộc, Bình Đa và trao đổi công
cụ đá có thể là mấu chốt trong mạng lưới giao thương dọc theo các hệ thống sông này.
2. Bình luận nội dung bài viết
Bằng việc khảo tả chi tiết một hiện vật đặc thù tại di tích Rạch Núi là một chiếc
bàn mài đá sa thạch, các tác giả đã cho người đọc thấy được cách để nghiên cứu và
phân tích một hiện vật bằng phương pháp kỹ thuật học, qua đó có những cái nhìn tổng
thể hơn về mối tương quan giữa các hiện vật trong di tích, giữa các di tích với nhau và
vị trí của di tích trong bối cảnh rộng lớn hơn.
Từ việc nghiên cứu một hiện vật cụ thể kết hợp với liên hệ với các loại hình bàn
nghiền tương tự thời Đá mới ở các di tích tại Việt Nam và trên thế giới, bài viết đã
vạch ra được một quy trình chế tác công cụ đá vào thời Đá mới ở miền Nam Việt
Nam, trong đó, bàn mài đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và bảo dưỡng
công cụ. Không chỉ dừng lại ở đó, từ những thông tin có được, các tác giả còn đề ra
những hướng nghiên cứu mới về kỹ nghệ và xã hội thời Đá Mới tại khu vực này như
về tổ chức xã hội, mạng lưới trao đổi giao thương nội vùng và liên vùng, đời sống vật
chất và tinh thần của cư dân Đá mới ở Việt Nam… Mở ra những hướng nghiên cứu
khả dĩ cho người đọc trong tương lai.

You might also like