CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN PHÁP LUẬT

Câu 1: Nêu và phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nguồn gốc
pháp luật.
Câu 2: Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Các quy phạm xã
hội khác có tính quy phạm phổ biến không? Vì sao? ( Các câu hỏi tương tự
với các thuộc tính còn lại của pháp luật )
Câu 3: Pháp luật có mấy loại nguồn (hình thức pháp luật)? Các nguồn này có
đặc trưng gì? ( phổ biến ở đâu? Nội dung? Việt Nam có thừa nhận không?
Ưu và nhược điềm của các loại nguồn?
Câu 4: Pháp luật có luôn tác động tích cực đến kinh tế và thúc đẩy kinh tế
phát triển hay không? Vì sao? ( Câu hỏi tương tự với các mối liên hệ giữa
pháp luật với các hiện tượng xã hội khác)
Câu 5: Quy phạm pháp luật có phải luôn thể hiện cơ cấu 3 bộ phận? Mỗi bộ
phận của quy phạm pháp luật đóng vai trò gì trong quy phạm pháp luật?
Câu 6: Ngành luật là gì? Lấy ví dụ về một ngành luật trong hệ thống pháp
luật Việt Nam. Cùng một quan hệ xã hội có thể là đối tượng điều chỉnh của
nhiều ngành luật khác nhau không ? Cho ví dụ.
Câu 7 : So sánh hình thức tập hợp hóa và pháp điển hóa pháp luật
Câu 8 : So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm
pháp luật.
Câu 9 : Văn bản quy phạm pháp luật không thể dùng để điều chỉnh cho
những quan hệ xã hội xuất hiện trước thời điểm mà văn bản quy phạm phát
sinh hiệu lực. Đúng hay sai ? giải thích ?
Câu 10 : Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật ?
Liên hệ đánh giá về mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam
Câu 11 : Phân biệt giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể
quan hệ pháp luật là cá nhân ( câu hỏi tương tự với pháp nhân)
Câu 12 : Người thành niên có phải là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật
không ? tại sao ?
Câu 13 : Phân biệt sự kiện pháp lý với giả định của quy phạm pháp luật ?
Cho ví dụ
Câu 14 : Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật. Nêu ví dụ.
Câu 15 : Phân tích các đặc điểm của áp dụng pháp luật
Câu 16 : Trình bày các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật.
Câu 17 : Nêu khái niệm và điều kiện áp dụng pháp luật tương tự
Câu 18 : Phân tích các yếu tố trong cấu thành của vi phạm pháp luật.
Câu 19 : Phân biệt các hình thức lỗi ( Lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, lỗi vô
ý do quá tự tin, lỗi vô ý vì cẩu thả)
Câu 20 : Phân tích khái niệm trách nhiệm pháp lý. Mối liên hệ giữa vi phạm
pháp luật và trách nhiệm pháp lý ?
Câu 21 : Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật luôn có lỗi và phải chịu
trách nhiệm pháp lý. Đúng hay sai ? Tại sao ?

You might also like