Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHÉP CHIA HẾT.

PHÉP CHIA CÓ DƯ
(sgk Toán lớp 3- Bộ sách Cánh Diều)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư, biết số dư bé hơn số chia.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống gắn với
thực tế.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận theo nhiệm vụ của bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vào
tình huống thực tiễn, tìm tòi và phát hiện nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự học: Khám phá những tài liệu, sách, vở liên quan đến bài học.
b. Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
- Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học:
- PP thực hành- luyện tập
- PP trực quan
- PP hợp tác và khám phá
- PP giảng giải minh họa
- PP phát hiện và giải quyết vấn đề
Hình thức dạy học:
- Trò chơi học tập
- Cá nhân
- Theo nhóm: nhóm đôi
2. Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Biểu hiện hướng đến
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
PC,NL

1. Khởi động
* Mục tiêu:
+ Tạo hứng thú học tập cho học
sinh trước bài học.
+ Hình thức dạy học: theo nhóm
(thảo luận theo cặp đôi ) , cá
nhân , trò chơi học tập
Phương pháp : trực quan, giảng
giải minh họa , hợp tác
* THỰC HIỆN
- Cho HS chơi trò chơi “Chia đều” - Lắng nghe và thực hiện - Năng lực tư duy,
- Luật chơi: nhiệm vụ. lập luận toán học:
YC học sinh lấy ra một nhóm đồ học sinh suy nghĩ trả
vật, ví dụ như hình vuông . Từng lời câu hỏi
nhóm hai học sinh chơi trò “chia
đều” . Nếu chia đồ vật mà không - Năng lực giao tiếp,
còn dư thì chơi chơi nói “đã chia hợp tác: hs hợp tác,
hết” , nếu chia đồ vật mà còn dư thì tham gia trò chơi, trả
người chơi nói “ chia còn dư” lời câu hỏi
- Cùng HS tiến hành chơi
- Tham gia chơi
- Qua trò chơi đưa thêm ví dụ : “
Cô có 10 cái kẹo , cô chia đều cho - Cả lớp lắng nghe và
mỗi bạn hai cái kẹo” Hỏi có bao TL
nhiêu bạn được chia”?
- Thực hiện một vài trường hợp
tương tự với phép chia có dư rồi
viết phép chia tương ứng vào bảng - Lắng nghe
7:2 =3 ( dư 1)
- Nhận xét và khen học sinh
- Dẫn dắt bài mới: “ Vậy để biết - Chú ý
được phép chia trên là phép chia
hết hay phép chia có dư , bài học
hôm này sẽ giúp các em nhận biết
được về phép chia hết và phép chia
có dư, từ đó vận dụng giải các bài
toán thực tế có liên quan nhé.
“Phép chia hết, phép chia có dư”
- Ghi đề bài lên bảng
2. Hình thành kiến thức (10p)
*Mục tiêu:
- Nhằm giúp HS hiểu và thực hiện được kiến thức phép chia hết và phép chia có dư
vào hệ thống kiến thức, kĩ năng của bản thân.
*PPDH/HTDH :
PPDH: Hợp tác và khám phá
HTDH: Theo nhóm
*PP/Công cụ KTĐG (nếu có) : Quan sát và đàm thoại
*THỰC HIỆN: - Năng lực tư duy và
2. Hình thành kiến thức lập luận toán học:
a. Phép chia hết (Làm việc Phân biệt và biết rõ
nhóm đôi) sự khác nhau giữa
- Yêu cầu HS lấy ra 8 hình vuông - Thực hành chia đều 8 phép chia hết và phép
thực hành chia đều cho 2 bạn. hình vuông cho 2 bạn. chia có dư.
- Năng lực giao tiếp
toán học: Trình bày,
diễn đạt các nội dung
thông qua việc trình
- hỏi: - Trả lời: bày và thực hiện các
+ Mỗi bạn được chia mấy hình + Mỗi bạn được 4 hình nhiệm vụ giáo viên
vuông? vuông. đưa ra.
+ Hãy nêu phép tính tìm số hình + Phép tính tìm số hình
vuông của mỗi bạn? vuông của mỗi bạn: 8 : 2=
+ Khi chia đều 8 hình vuông cho 4
2 bạn thì còn dư hình vuông nào + Không còn dư hình
không? vuông nào.
- Kết luận: Phép chia 8 : 2 có - Lắng nghe.
thương là 4, số dư là 0. Đây là
phép chia hết.
- Ghi bảng: 8: 2 = 4 - Quan sát.

b.Phép chia có dư (Làm việc - Năng lực sử dụng


nhóm đôi) công cụ, phương
- Yêu cầu HS lấy ra 9 hình vuông - Thực hành chia đều 9 tiện toán học: biết sử
thực hành chia đều cho 2 bạn. hình vuông cho 2 bạn. dụng các mảnh ghép
để làm sáng tỏ nội
dung bài học.
- Năng lực giao tiếp
và hợp tác : Thực
- hỏi: - Trả lời: hiện khi làm việc
+ Mỗi bạn được chia mấy hình + Mỗi bạn được 4 hình nhóm.
vuông? vuông, còn dư 1 hình
vuông.
+ Hãy nêu phép tính tìm số hình + Phép tính tìm số hình
vuông của mỗi bạn? vuông của mỗi bạn: 9 : 2
+ Còn dư lại 1 hình
+ Khi chia đều 9 hình vuông cho vuông.
2 bạn thì còn dư hình vuông nào
không? - Lắng nghe.
- Kết luận: Phép chia 9 : 2 có
thương là 4, số dư là 1. Đây là
phép chia có dư. - Quan sát và nhắc lại.
- Ghi bảng: 8: 2 = 4 ( dư 1). Đọc - Lắng nghe.
là: Chín chia hai bằng bốn dư một
- Chốt lại kiến thức: Phép chia 8 :
2 = 4 là phép chia hết. Phép chia 9 - Trả lời:
: 2 = 4 dư 1 là phép chia có dư. + Phép chia hết là phép
- Hỏi: chia có số dư bằng 0.
+ Theo em phép chia hết và phép Phép chia có dư là phép
chia có dư khác nhau ở điểm nào? chia có số dư khác 0.

3. Luyện tập, thực hành


- Mục tiêu:
+ Củng cố thực hành đặt tính và tính các phép chia hết và phép chia có dư.
+ Nhận biết được số dư phải bé hơn số chia.
- Phương pháp dạy học:
+ PP thực hành- luyện tập
+ PP giảng giải minh họa
+ PP phát hiện và giải quyết vấn đề
- Hình thức dạy học:
+ Trò chơi học tập
+ Cá nhân
+ Theo nhóm: nhóm đôi
- PP/ Công cụ KTĐG:
+ Quan sát, đàm thoại
*THỰC HIỆN:
Bài 1: Số? (Làm việc cá nhân) - Nêu yêu cầu của bài - Năng lực giải quyết
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu vấn đề toán học:
bài nhận biết, phát hiện
a) 11 : 2 = ? (dư: ?) được vấn đề cần giải
Thương là: ? quyết bằng cách làm
Số dư là: ? phép tính.
b) 17 : 3 = ? (dư ?)
Thương là: ? - Tự làm bài vào vở - Năng lực giao tiếp
Số dư là: ? toán học: nghe hiểu,
a. Yêu cầu HS tự làm bài. đọc hiểu và ghi chép
a. Nêu kết quả: Phép chia được các phép tính và
- Gọi HS nêu kết quả. 11 : 2 có thương là 5, số kết quả được trình
dư là 1. Đây là phép chia bày dưới dạng văn
có dư bản toán học

+ 2 HS đọc: Mười một


- Gọi HS đọc phép tính. chia hai bằng năm dư
một”
+ Đổi vở kiểm tra chéo,
nói cách làm cho bạn
nghe.

- Nhận xét, kết luận đúng.


b. Phép chia 17 : 3 có
b. Tiến hành tương tự phần a. thương là 5, số dư là 2.
- HS làm bài và nêu kết quả. Đây là phép chia có dư
- Theo dõi.

- Chốt đúng.
* lưu ý HS:
+ Có thể sử dụng đồ dùng trực
quan để hỗ trợ tìm thương và số
dư trong phép chia có dư. (lấy ra
11 hình vuông, chia đều cho 2
bạn. Mỗi bạn được 5 hình vuông,
còn dư 1 hình vuông)
+ Dựa vào các phép tính trong các
bảng chia đã học để tìm thương và
số dư trong phép chia có dư:
10 : 2 = 5
11 : 2 = 5 (dư 1)
Bài 2: Số
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài
tập.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm - Đọc.
đôi và làm bài tập vào vở bài tập - Năng lực giao tiếp
trong 3 phút. - Thảo luận và làm bài. và hợp tác: thực hiện
- Theo dõi, hỗ trợ và chấm vở khi làm nhóm đôi.
HS.
- Tổ chức trò chơi: “Vui học
toán”. - Tham gia trò chơi.
Cách chơi:
+ Chia cả lớp làm 2 đội. Đại diện
mỗi đội 4 người.
+ Viết các phép chia lên hình
chiếc lá, kết quả phép chia lên
hình bông hoa và dán ngẫu nhiên - Kiểm tra, vỗ tay.
một vài chiếc lá và bông hoa lên - Nêu: “Số dư bé hơn số
bảng. chia”.
+ 2 đội lên bảng tiến hành tìm và - Nêu nhận xét. - Năng lực tư duy và
dán những bông hoa và chiếc lá - Lắng nghe. lập luận toán học:
có kết quả thích hợp. HS quan sát và rút ra
- Cùng HS kiểm tra, tuyên dương. nhận xét: trong phép
- Mời HS nêu: “Số dư có điều gì chia có dư thì số dư
đặc biệt?” bao giờ cũng bé hơn
- Mời HS nêu nhận xét. số chia.
- Nhận xét, chốt lại: Dù lấy 5 (hay - Nêu lại.
6, 7, 9, 10 hay 11) khi chia cho 4
thì số dư nhận được bao giờ cũng
bé hơn 4. Trong phép chia có dư
thì số dư bao giờ cũng bé hơn số
chia.
- Mời HS nêu lại.

4. Củng cố, dặn dò


- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập lại những kiến thức đã được học trong tiết học.

Cách tiến hành:


-Trong phép chia có dư thì số dư - Trả lời.
như thế nào với số chia?
-Về nh luyện tập thêm về phép - Lắng nghe.
chia, nhận Biết về phép chia hết v
phép chia có dư.
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. - Lắng nghe.
- nhận xét tiết học.

You might also like