Ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT


TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHVIỆT NAM NĂM 2014
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga
Mã LHP: GELA220405_04
( Sáng thứ 4 tiết 4-5)
Nhóm SVTH: 12CLC - 16 MSSV
Nguyễn Lâm Nguyên 22145201
Nguyễn Hà Thiên Phúc 22145278
Trần Văn Trực 22145219

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: …………………………..

THỨ HỌ TÊN - MSSV


NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ KÝ TÊN
TỰ

Nguyễn Lâm Nguyên-22145201 - Viết chương 1 Hoàn thành


1
tốt

Hoàn thành
2 Nguyễn Hà Thiên Phúc-22145278 Viết chương 2.1
tốt
Viết chương 2.2
Hoàn thành
3 Trần Văn Trực-22145219 và phần Mở đầu,
tốt
Kết Luận

Nhận xét của giáo viên

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………
KÝ TÊN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.............................................2
4. Bố cục.................................................................................................................2
Chương 1: Quy định của pháp luật về ly hôn........................................................3
1.1. Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai
đoạn phát triển......................................................................................................3
1.1.1. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ phong kiến ở Việt
Nam......................................................................................................................3
1.1.2. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ Pháp thuộc (từ năm
1858 đến trước năm 1945)..................................................................................3
1.1.3. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ chế độ Sài Gòn ở
miền Nam Việt Nam (từ 1954 đến 1975).............................................................4
1.1.4. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia
đình của Việt Nam từ năm 1945 đến nay.............................................................5
1.2. Một số vấn đề về ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.........6
1.2.1. Khái niệm ly hôn........................................................................................6
1.2.2. Điều kiện ly hôn.........................................................................................6
1.2.3. Các trường hợp ly hôn, hạn chế ly hôn ở nước ta.....................................7
a. Các trường hợp ly hôn theo luật pháp Việt Nam.............................................7
b. Hạn chế ly hôn.................................................................................................7
1.2.4. Hệ quả của ly hôn......................................................................................9
a. Vấn đề chia tài sản khi ly hôn..........................................................................9
b. Vấn đề nuôi con chung khi ly hôn..................................................................10
Chương 2: Thực trạng ly hôn ở nước ta hiện nay và giải pháp..........................11
2.1. Thực trạng về tình hình ly hôn nước ta hiện nay......................................11
2.1.1. Đánh giá chung tình hình ly hôn của nước ta hiện nay...........................11
2.1.2. Một số vụ việc cụ thể...............................................................................13
a. Vụ ly hôn của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo
...........................................................................................................................13
b. Vụ việc ly hôn của anh Ngô Trọng Văn và chị Vũ Thị Thúy.........................14
c. Vụ ly hôn của Ông Bùi Đức Minh và Bà Nguyễn Thanh Thủy (Phó chủ tịch
tập đoàn Bảo Sơn).............................................................................................15
2.2. Giải pháp hạn chế tình trạng ly hôn ở nước ta......................................17
2.2.1. Giải pháp kinh tế, chính trị, xã hội:........................................................17
2.2.2. Giải pháp giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức đạo đức.........................18
KẾT LUẬN..............................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................21
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, được tạo thành bởi nhiều chế định khác nhau như chế định kết hôn, chế định
ly hôn nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
như quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa
các thành viên trong gia đình với nhau. Tuy nhiên, so với các quan hệ trong lĩnh vực
pháp luật khác thì quan hệ pháp luật trong hôn nhân gia đình đặc biệt hơn.
Chế định Ly hôn được coi là chế định quan trọng, thiết yếu của Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam. Đời sống hôn nhân gia đình luôn là một vấn đề rất nhạy
cảm và phức tạp. Hiện nay, tình trạng ly hôn ngày càng có xu hướng tăng cao. Lĩnh
vực hôn nhân, gia đình đã được nhà nước ta quan tâm từ rất lâu thể hiện qua các văn
bản Luật điều chỉnh lĩnh vực này. Vậy Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 thay thế cho
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những qui định như thế nào về căn cứ ly
hôn và việc áp dụng các thực tiễn này trong thực tiễn xét xử ra sao?
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, số lượng vụ án ly hôn xảy ra rất nhiều và có
xu hướng tăng mạnh, bên cạnh đó có nhiều vụ án chưa được xử lý, giải quyết thỏa
đáng, chưa đúng căn cứ lý hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam. Có nhiều nguyên nhân của vấn đề này đó là: chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng
đều, một số ít công chức chưa đạt chuẩn về trình độ, chủ yếu mới qua tập huấn đào
tạo, chế độ chính sách còn thấp. Việc thực thi công vụ do đó vừa thiếu tính chuyên
nghiệp, vừa không đáp ứng kịp thời yêu cầu của người dân. Khi đời sống hôn nhân
không thể duy trì được nữa thì ly hôn là một giải pháp cần thiết cho cả đôi bên vợ
chồng cũng như cho xã hội .
Ly hôn có thể coi là điểm cuối của hôn nhân khi quan hê ̣này thực sự tan rã.
Ly hôn giải thoát cho các că ̣p vợchồng và những thành viên trong gia đình khỏi xung
đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống . Dù quan hệ gia đình có đổ vỡ thì sự bình
đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 ra đời đã bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên trong gia đình, hướng
tới xây dựng hạnh phúc, mô hình xã hội chủ nghĩa, là căn cứ để Tòa án giải quyết các
vụ việc hôn nhân gia đình một cách thâú tình đạt lý. Bằng các quy định về ly hôn,

1
Nhà nước cũng hướng tới bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội khi xác định những
điều kiện cho phép chấm dứt quan hê ̣hôn nhân trước pháp luât, gọi chung là căn cứ ly
hôn. Tuy nhiên, căn cứ ly hôn hiện nay rất chung chung, khó xác định, ảnh hưởng đến
công tác xét xử ly hôn.
Bởi vậy, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nay, em lựa chọn nội dung
“Ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đìnhViệt Nam năm 2014” làm tiểu luận. Từ đó,
bản thân tôi sẽ được nâng cao hiểu biết về vấn đề ly hôn theo quy định của pháp luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đìnhViệt Nam năm 2014
3. Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Tiêu luận làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề ly hôn, từ
đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này.
* Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiểu luận sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, lịch sử - lôgic,
phương pháp chuyên gia,…
4. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu
thành 2 chương, 4 tiết.

2
Chương 1: Quy định của pháp luật về ly hôn
1.1. Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các
giai đoạn phát triển
1.1.1. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ phong kiến ở Việt
Nam
Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật thời Nhà Lê) và Bộ luật Gia Long
(thời nhà Nguyễn) là hai đạo luật của xã hội phong kiến ở Việt Nam (được khảo cứu
còn nguyên vẹn cho đến ngày nay), khi quy định về căn cứ ly hôn đã dựa trên cơ sở
lỗi của vợ, chồng; đặc biệt là “tội”, “lỗi” của người vợ. Theo quy định về “thất
xuất” của Bộ luật Hồng Đức, người chồng buộc phải bỏ (ly hôn) vợ khi người vợ bị
vô tử (không có con), đa ngôn (lắm lời), ghen tuông, gian dâm với kẻ khác (ngoại
tình, không chung thủy), có hành vi trộm cắp, bất kính với cha, mẹ chồng, bị ác tật 1;
trường hợp vợ cả, vợ lẽ phạm vào điều nghĩa tuyệt (thất xuất) mà người chồng giấu
diếm, không bỏ (ly hôn) thì bị xử tội biếm, tùy theo việc nặng nhẹ mà xử2.
Đối với lỗi của người chồng, Bộ luật Hồng Đức quy định: Phàm chồng đã bỏ
lửng vợ 05 tháng không đi lại (vợ được trình quán sở tại và xã quan làm chứng) thì
mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không
theo luật này. “Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cấm người khác lấy vợ cũ thì phải tội
biếm”3.
1.1.2. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ Pháp thuộc (từ
năm 1858 đến trước năm 1945)
Giai đoạn này, tư tưởng lập pháp của nhà nước tư sản đã được du nhập và
thực hiện ở Việt Nam, song hành cùng hệ thống phong tục, tập quán còn rất lạc hậu
của xã hội phong kiến. Ba bộ luật dân sự được ban hành áp dụng ở ba miền (vùng)
khác nhau (bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931, bộ luật dân sự Trung Kỳ năm 1936 và
Tập dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883). Về căn cứ ly hôn, cả ba văn bản luật này
cùng với quan niệm coi hôn nhân như là một “hợp đồng”, một “khế ước” do hai bên
nam, nữ thỏa thuận xác lập để chung sống trong quan hệ vợ chồng.

1
Xem Quốc triều hình luật, chương III (hộ hôn), 310 (Điều 27), Nxb. Tư pháp, 2013, tr.147.
2
Xem Quốc triều hình luật, chương III (hộ hôn), 310 (Điều 27), Nxb. Tư pháp, 2013, tr.147.
3
Xem Quốc triều hình luật, chương III (hộ hôn), 310 (Điều 27), Nxb. Tư pháp, 2013, tr.146.
3
Vì vậy, nội dung của căn cứ ly hôn cũng dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng
hoặc lỗi chung của hai vợ chồng dẫn tới cuộc sống chung của vợ chồng không thể
tiếp tục. Ví dụ, người chồng có quyền ly hôn vợ, khi người vợ phạm gian (ngoại
tình); người vợ đã tự ý bỏ nhà chồng mà đi, tuy bách phải về mà không về; khi vợ
thứ đánh chửi, bạo hành với vợ chính. Vợ có thể ly hôn chồng nếu người chồng tự ý
đuổi vợ ra khỏi nhà mà không có lý do chính đáng; người chồng đã làm trái trật tự
thê thiếp; hoặc người chồng đã không thi hành nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho vợ, con
tùy theo tư lực. Hai vợ chồng có thể cùng ly hôn khi một bên quá khắc hành hạ,
chửi rủa thậm tệ bên kia hay với tổ phụ của bên kia4…
1.1.3. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn trong thời kỳ chế độ Sài Gòn ở
miền Nam Việt Nam (từ 1954 đến 1975)
Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn ban hành và thực hiện ba văn bản luật,
điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ:
- Luật Gia đình ngày 02/01/1959;
- Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 (Sắc luật số 15/64);
- Bộ luật Dân sự ngày 20/12/1972 (BLDS năm 1972).
Về ly hôn và căn cứ ly hôn, Luật Gia đình năm 1959 đã thực hiện nguyên tắc
cấm vợ chồng không được ly hôn; trường hợp đặc biệt, việc ly hôn sẽ do Tổng
thống quyết định và phán quyết của Tổng thống là tối hậu (không bị kháng cáo,
kháng nghị)5. Luật này chỉ chấp nhận cho hai vợ chồng được ly thân6.
Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 đã ghi nhận quyền ly hôn hoặc ly thân
của hai vợ chồng. Tuy nhiên, cả hai luật này vẫn quy định nội dung của căn cứ ly
hôn dựa vào “lỗi” của vợ, chồng; cùng với quan niệm coi hôn nhân là một hợp đồng
dân sự. Theo đó, vợ, chồng có thể xin ly hôn hoặc ly thân: vì sự ngoại tình của bên
kia; vì vợ, chồng bị kết án trọng hình về thường tội; vì sự ngược đãi, bạo hành nhục
mạ có tính cách thậm từ và thường xuyên làm cho vợ chồng không thể sống chung
với nhau được nữa; vì có phán quyết xác định sự biệt tích của người phối ngẫu; vì
người vợ hoặc chồng đã bỏ phế gia đình sau khi có phán quyết xử phạt người phạm
lỗi7. Đặc biệt, BLDS năm 1972 đã dự liệu: Vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn
4
Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ (Điều 118, 119, 120); Bộ luật Dân sự Trung Kỳ (Điều 118, 119).
5
Điều 55 Luật Gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm.
6
Điều 56 Luật Gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm.
7
Điều 63 Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964; Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 1972.
4
nếu hôn thú được lập trên hai (2) năm và không quá hai mươi (20) năm8.
1.1.4. Quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia
đình của Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Ly hôn và căn cứ ly hôn theo Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950
Theo đó, Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950 (Sắc lệnh số 159) của Chủ
tịch nước quy định về ly hôn cũng đã quy định bảo hộ quyền tự do giá thú và tự do
ly hôn bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng. Quyền gia trưởng của người
chồng trong gia đình đã bị xóa bỏ. Về căn cứ ly hôn, lần đầu tiên pháp luật Việt
Nam quy định những duyên cớ ly hôn bình đẳng giữa vợ chồng mà không phân biệt
về phía người vợ, hay người chồng. Vợ, chồng có thể ly hôn vì một bên ngoại tình;
vì một bên bị can án phạt giam; vợ, chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên
cớ chính đáng; vì một bên mắc bệnh điên hay một bệnh khó chữa khỏi hoặc vợ
chồng tính tình không hợp hay đối xử với nhau đến mức không thể sống chung
được9.
Ly hôn và căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm
1959, 1986, 2000
Về căn cứ ly hôn, Luật HN&GĐ năm 1959 quy định về căn cứ ly hôn với nội
dung hoàn toàn không dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng như trước đây. Luật quy
định giải quyết ly hôn dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng đã
tan vỡ. Theo quy định của Luật, dù vợ chồng thuận tình ly hôn hay một bên vợ,
chồng có yêu cầu ly hôn, nếu hòa giải không thành và nếu xét thấy tình trạng vợ
chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không
đạt được thì Tòa án mới được xử cho ly hôn 10. Quy định này đã tạo cho Tòa án cơ
chế chủ động trong xét xử các vụ việc ly hôn ở Việt Nam. Giải quyết ly hôn chính
xác, theo đúng bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ được coi là một trong
những giải pháp nhằm củng cố các quan hệ gia đình trên cơ sở mới vững chắc hơn;
hoàn toàn không nên hiểu là sự tự do tan vỡ gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
được xây dựng và thực hiện trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc cơ bản của chế độ

8
Điều 170 Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964; Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 1972
9
Điều 2 Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950 về ly hôn
10
Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
5
hôn nhân và gia đình từ Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Nội dung của hai văn
bản luật này có nhiều quy định mới so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959,
nhằm phù hợp với cơ sở kinh tế của xã hội. Trong đó, về căn cứ ly hôn, cả hai văn
bản luật này vẫn dự liệu giống với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, với nội
dung pháp lý của căn cứ ly hôn đều không dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng mà
dựa vào bản chất tan vỡ của quan hệ hôn nhân.
1.2. Một số vấn đề về ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
1.2.1. Khái niệm ly hôn
Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật Hôn nhân và gia đình
nói riêng, việc đưa ra khái niệm đầy đủ về ly hôn có ý nghĩa quan trọng, phản ánh
quan điểm chung nhất của nhà nước ta về ly hôn, tạo cơ sở lý luận cho việc xác định
bản chất pháp lý của ly hôn, xác định nội dung phạm vi điều chỉnh của các quan hệ
pháp luật hôn nhân và gia đình về ly hôn và các vấn đề phát sinh khác.
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy định:
“Ly hôn là việc chấm dứt quan vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tòa án”11.
Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trọng trong
việc góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật, phán quyết ly hôn
của Tòa án thể hiện dưới hình thức: bản án, quyết định.
Như vậy, ly hôn chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng
theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn dựa trên sự tự
nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý thức của vợ hoặc chồng khi
thực hiện quyền ly hôn của mình.
1.2.2. Điều kiện ly hôn
Ly hôn là hành vi có tính pháp lý, phải được giải quyết bởi luật pháp thế nên
việc căn cứ ly hôn cũng phải tuân theo những quy định chặt chẽ bởi pháp luật Việt
Nam.Điều kiện cần cho ly hôn chủ yếu dựa vào việc xem xét các tình tiết, sự việc
phản ánh tình trạng mối quan hệ vợ, chồng. Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 quy định:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì

11
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014
6
Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia
đình hoặc vi phạm nghiệm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân
lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn
nhân không đạt được12.
1.2.3. Các trường hợp ly hôn, hạn chế ly hôn ở nước ta
a. Các trường hợp ly hôn theo luật pháp Việt Nam
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam thì có hai thủ tục giải
quyết ly hôn là: thủ tục giải quyết việc dân sự (yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn)
và thủ tục giải quyết vụ án dân sự (ly hôn đơn phương theo yêu cầu của một bên
vợ/chồng). Từ đó, có thể thấy có hai trường hợp ly hôn là ly hôn thuận tình và ly
hôn đơn phương13:
Thuận tình ly hôn là trường hợp mà cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt
hôn nhân và được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.
Khi giải quyết thuận tình ly hôn, sự tự nguyện thật sự và đồng thuận giữa hai
bên (vợ chồng) là yếu tố quan trọng phải có, nếu thiếu sự tự nguyện của một trong
hai bên hoặc cả hai thì Tòa án không thể công nhận thuận tình ly hôn.
Đơn phương ly hôn là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng yêu cầu
được chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì tòa án phải tiến hành hòa giải.
Nếu hòa giải đoàn tụ thành, người yêu cầu ly hôn rút đơn yêu cầu ly hôn thì Tòa án
ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Khi người yêu cầu ly hôn không rút đơn yêu
cầu ly hôn thì tòa án lập biên bản hòa giải thành. Sau 15 ngày kể từ ngày lập biên
bản nếu vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như viện kiểm sát không phản
đối thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành và quyết định này có
hiệu lực pháp luật ngay. Nếu Tòa án hòa giải đoàn tụ không thành thì lập biên bản
hòa giải đoàn tụ không thành và mở phiên tòa xét xử theo thủ tục chung.
b. Hạn chế ly hôn
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Vợ chồng bình
đẳng về quyền yêu cầu ly hôn. Trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ chồng đều có quyền
yêu cầu ly hôn như nhau, không ai được cưỡng ép, lừa dối, cản trở vợ, chồng hoặc
12
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
13
Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam
7
cả hai vợ chồng trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng. Tuy
nhiên dựa trên tinh thần nhân đạo, pháp luật nước Việt Nam hạn chế những chủ thể
sau đây về quyền ly hôn:
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình:
“Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn với tư cách nguyên đơn trong trường
hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi”. Việc
hạn chế quyền yêu cầu ly hôn này sẽ chấm dứt khi người vợ đã qua thời kì mang
thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, trong trường hợp người
vợ đã bị sảy thai thì quyền yêu cầu ly hôn của người chồng được phục hồi.
Thứ hai, quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại Khoản 3 Điều 51 luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ đặt ra đối với người chồng mà không áp dụng
đối với người vợ. Trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con
dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã quá sâu sắc, mục đích của
hôn nhân không đạt được, việc tiếp tục duy trì hôn nhân sẽ gây bất lợi cho quyền lợi
của người vợ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người vợ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh mà
người vợ có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý giải quyết vụ kiện theo thủ tục chung.
Đây là một trong những quy định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật hôn
nhân và gia đình. Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ có thai được pháp luật tôn trọng,
đề cao và bảo vệ chặt chẽ.
Thứ ba, điều này được áp dụng ngay cả trong trường hợp người vợ đang
mang thai với người khác hoặc bố của đứa trẻ là ai thì người chồng vẫn bị hạn chế
quyền ly hôn. Điều này cho thấy trong trường hợp người chồng phát hiện vợ ngoại
tình và đứa con vợ mình đang mang thai, mới sinh hay dưới 12 tháng tuổi không
phải là con của mình thì vẫn bị hạn chế quyền ly hôn tức là không được quyền yêu
cầu Tòa án cho ly hôn.
Thứ tư, điều luật quy định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì liệu
con nuôi của hai vợ chồng thì người chồng có được yêu cầu ly hôn không? Điều
này vẫn còn gây bối rối trong việc giải quyết của các Tòa. Có Tòa thì không hạn chế
ly hôn của người chồng khi đang nhận con nuôi, vì người vợ không bị tổn hại sức
khỏe, tâm lý không bị ảnh hưởng nhiều nên người chồng có quyền yêu cầu ly hôn.
Ở đây chỉ xét đến trường hợp con của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Hay Luật

8
Hôn nhân và gia đình năm 2014 mới có quy định về việc mang thai hộ, nếu người
vợ vì mục đích nhân đạo, đang trong thời gian mang thai hộ hoặc đang trong thời
gian sinh con hộ thì liệu người chồng có được yêu cầu ly hôn không? Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 chưa có văn bản hướng dẫn các trường hợp cụ thể. Căn
cứ về nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em suy ra trong trường hợp người vợ đang
mang thai hộ hoặc sinh con hộ, thì người chồng vẫn bị hạn chế ly hôn.
Thứ năm, cần lưu ý rằng, khi vợ, chồng không thể bộc lộ ý chí do bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình mà dẫn tới việc được xác định mà mất hành vi năng lực dân sự thì người vợ,
chồng đó cũng không thể thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Trường hợp này không
được coi là hạn chế quyền yêu cầu ly hôn vì đây là trường hợp mà bản thân người
mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng tự thực hiện quyền của mình14.
1.2.4. Hệ quả của ly hôn
a. Vấn đề chia tài sản khi ly hôn
Việc phân chia tài sản giữa vợ chồng sau khi ly hôn là điều bắt buộc. Hai bên
(vợ và chồng) có thể tự nguyện thỏa thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng và
các nghĩa vụ tài chính khác hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật:
Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết tài sản
chung của vợ chồng như sau:
Khi ly hôn chia tài sản do các bên thỏa thuận; nếu đôi bên không thỏa thuận
được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc sau:
- Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó.
- Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xéthoàn
cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xác
lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ chồng trong gia đình coi như lao
động có thu nhập. Bảo vệ quyền lợi ích hợp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã
thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và
không có tài sản tự nuôi mình. Bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên trong sản xuất,
kinh doanh nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập.

14
Bích Phượng, Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn ở địa phương, truy cập tại đường
link: https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-thuctrang-ly-hon-va-mot-so-giai-phap-nham-han-che-ly-hon-o-dia-
phuong166490.htm, 21/9/2021.
9
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị, nếu bên nào
nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải
thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch15.
b. Vấn đề nuôi con chung khi ly hôn
Sau khi ly hôn thì quan hệ giữa cha – mẹ đã kết thúc nhưng quan hệ giữa cha
mẹ và con vẫn tồn tại. Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Quyền và
nghĩa vụ nuôi con của mỗi bên sau khi ly do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường
hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi
căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp
người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con
(theo quy định cấp dưỡng).

15
Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
10
Chương 2: Thực trạng ly hôn ở nước ta hiện nay và giải pháp
2.1. Thực trạng về tình hình ly hôn nước ta hiện nay
2.1.1. Đánh giá chung tình hình ly hôn của nước ta hiện nay
Với sự phát triển chóng mặt của kinh tế xã hội hiện nay, cuộc sống vật chất
và tinh thần của con người ngày càng được đáp ứng đầy đủ. Cuộc sống trở nên ấm
no có thể làm cho mỗi các nhân quên đi những niềm hạnh phúc vô giá mà một mái
ấm thực sự mang lại. Khi hạnh phúc gia đình không còn được vun đắp, tình cảm
đã nguội lạnh thì ly hôn là một biện pháp thường thấy ở những cặp vợ chồng. Điều
đó góp phần vào tình trạng ly hôn ngày một tăng nhanh ở nước ta hiện nay, đặc
biệt ở giới trẻ.
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao năm 2010, nước ta có gần
88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Trong đó, số cặp vợ chồng
trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%. Những con số trên đó cho thấy tình
trạng ly hôn từ hơn 10 năm trước đã ở mức độ đáng báo động. Và 9 năm sau, theo
thống kê của Tòa án Nhân dân các cấp, ở Việt Nam có khoảng 60.000 vụ/năm,
tương đương 0.75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25% nghĩa là trong 4
đôi đăng ký kết hôn thì lại có một đôi ra tòa vào năm 2019, dân số tình trạng ly hôn
chiếm tới 2.1% dân số. Tòa án nhân dân lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn bởi
án ly hôn chiếm tới 50% các án về dân sự nói chung16.
Còn theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa
(Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh) tỷ lệ ly hôn/kết
hôn ở Việt Nam là 31.4%, tức là cứ ba cặp kết hôn thì lại có một cặp ly hôn. Con số
khó tin, nhưng đó là sự thật. Điều đáng buồn hơn là 60% số vụ ly hôn này thuộc về
các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 – 30, trong đó 70% ly hôn khi mới kết hôn
chỉ từ 1 – 7 năm và hầu hết đã có con… Kết quả này cũng được phản ánh rõ nét qua
thực tiễn xét xử án ly hôn, khi độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa. Ly hôn trong gia
đình trẻ đang gia tăng, từ 18 – 30 tuổi là 34,7%, từ 30 – dưới 50 là hơn 55%, hơn 50
tuổi là 8,7%. Như vậy, thực trạng số năm kết hôn ngày càng ngắn lại. Đây là thực tế
mà trung tâm tư vấn nào cũng thấy rất rõ17.
16
TS Lê Ngọc Văn, Vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay, Tạp chí báo chí và truyền thông số 4,
(tháng 7-8)/2015.
17
Bích Phượng, Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn ở địa phương, truy cập tại đường
link: https://tailieu.vn/doc/.
11
Số vụ ly hôn tăng nhanh những năm gần đây đã là một thực trạng xã hội cần
nhìn nhận. Số liệu thống kê cho thấy, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000
vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có
nghĩa cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi ra tòa18.
Theo Trung tâm Tư vấn Giáo dục Tâm lý Thể chất TP Hồ Chí Minh, hiện
nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30
chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước. Cũng theo khảo sát này, 43,4%
cảm thấy cuộc sống của mình thoải mái, tự do hơn sau khi ly hôn19.
Con số ly hôn tăng không chỉ ở thành thị, các thành phố lớn, mật độ dân cư
đông đúc mà cả ở các tỉnh, huyện lỵ, nhiều nơi cũng có tỉ lệ ly hôn gây bất ngờ.
Như tại tỉnh Quảng Bình, chỉ tính trong 8 tháng năm 2023, toàn án nhân dân tỉnh đã
tiếp nhận hơn 1.600 hồ sơ xin ly hôn. Theo thống kê, độ tuổi nộp đơn ly hôn phổ
biến là 25 - 45 tuổi. Tại Quảng Nam, trong vòng 1 năm, có gần 2.500 cặp vợ chồng
ra tòa ly hôn. Thống kê về nguyên nhân ly hôn cho thấy, nhiều nhất là do mâu thuẫn
gia đình với 2.120 vụ; nghiện ma túy, cờ bạc, rượu, bia, ngoại tình, mâu thuẫn về
kinh tế 203 vụ; các nguyên nhân khác 151 vụ…20
Tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong sáu tháng đầu năm nay,
toàn án nhân dân huyện đã giải quyết 231/356 vụ/việc xin ly hôn, trong đó đa phần
người đứng đơn ly hôn là phụ nữ. Trước tình trạng này, Ủy ban nhân dân huyện
Châu Đức đã phải làm công văn gửi các đơn vị nhằm triển khai thực hiện các giải
pháp về công tác gia đình nhằm giảm thiểu tình trạng các cặp vợ chồng ly hôn trên
địa bàn21.
Trong cuộc sống hiện đại, dường như những cặp vợ chồng trẻ chưa cảm nhận
được hết những giá trị của gia đình. Trước khi bước vào cuộc sống chung họ không
có sự chuẩn bị đối với mặt khó khăn. Để rồi mỗi khi xảy ra va chạm, họ thường
chọn giải pháp tiêu cực là ly hôn. Với tình hình diễn ra đáng báo động như trên thì
mọi người trong chúng ta cần ý thức thật đúng đắn về vấn đề hôn nhân và ly hôn.
18
Ngọc Mai, Báo động tình trạng ly hôn gia tăng, Báo Pháp luật Việt Nam, 27/10/2023,
https://baophapluat.vn/.
19
Ngọc Mai, Báo động tình trạng ly hôn gia tăng, Báo Pháp luật Việt Nam, 27/10/2023,
https://baophapluat.vn/
20
Ngọc Mai, Báo động tình trạng ly hôn gia tăng, Báo Pháp luật Việt Nam, 27/10/2023,
https://baophapluat.vn/
21
Ngọc Mai, Báo động tình trạng ly hôn gia tăng, Báo Pháp luật Việt Nam, 27/10/2023,
https://baophapluat.vn/
12
2.1.2. Một số vụ việc cụ thể
a. Vụ ly hôn của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp
Thảo
Tóm tắt vụ việc:
Vụ việc của vợ chồng chủ hãng cafe Trung Nguyên là một vụ ly hôn đầy
chấn động trên cả nước và có sức ảnh hưởng lớn. Và gây ra một làn sóng dư luận
trong quá trình xét xử. Tuy nhiên cuối cùng Tòa án Nhân dân cũng đã đưa ra phán
quyết cuối cùng.
Tháng 4-2015, bà Lê Hoàng Diệp thảo bất ngờ bị chồng mình bãi chức danh
phó tổng giám đốc tại tập đoàn Trung Nguyên. Từ đó, bà Thảo và ông Vũ xuất hiện
nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình. Tháng 10-2015, bà Thảo nộp đơn ly hôn
lên tòa án nhân dân TP. HCM và đến tháng 11 tòa chính thức thụ lý vụ án.
Tháng 8-2017, cơ quan tư pháp áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời
để bảo vệ tài sản của ông Phạm Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Sau đó,
Tòa án nhân dân TP. HCM tổ chức ba phiên hòa giải nhưng bà Thảo đều vắng mặt
nên Tòa án quyết định đình chỉ vụ án ly hôn.
Sau khi bà Thảo làm đơn kháng cáo bãi bỏ quyết định đình chỉ ly hôn thành
công. Ngày 20-2-2019, phiên tòa sơ thẩm vụ ly hôn vợ chồng Trung
Nguyên diễn ra. Đến ngày 27-3-2019, tòa án sơ thẩm quyết định chấp thuận
cho ông Vũ và bà Thảo Ly hôn, tiến hành phân chia tài sản và quyền nuôi con.
Nhưng vì nhận thấy những điều bất hợp lý trong bản án sơ thẩm về phân chia tài
sản, bà Thảo và ông Vũ quyết định kháng cáo bản án sơ thẩm. Sau những phiên tòa
bị hoãn vào tháng 9, 10, 11 năm 2019 thì đến 2-12-2019, Tòa án nhân dân cấp cao
TP. HCM mở phiên phúc thẩm xét xử vụ ly hôn. Hai ngày sau đó, viện Kiểm sát đề
nghị hủy bản án sơ thẩm liên quan đến vấn đề liên quan đến việc phân chia tài sản,
đề nghị trả tòa hồ sơ để cấp sơ thẩm xét xử lại.
Kết quả xử lí:
Bản án phúc thẩm ngày 5-12-2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM
đã tuyên xử công nhận thuận tình ly hôn giữa bà Thảo và ông Vũ. Về cấp dưỡng,
tòa công nhận sự tự nguyện của bà Thảo về việc nuôi bốn người con, ông Vũ cấp
dưỡng 2,5 tỷ đồng mỗi người con/năm từ năm 2013 đến khi học xong đại học.

13
Về chia tài sản chung: tổng tài sản của bà Thảo với ông Vũ giải quyết chia
giá trị hơn 7.900 tỷ đồng (làm tròn). Bà Lê Hoàng Diệp Thảo được chia tổng số tài
sản trị giá hơn 3.245 tỷ đồng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được chia tổng số tài sản trị
giá hơn 4.687 tỷ đồng.
Trong đó, về bất động sản, Tòa án Nhân dân tối cao tuyên giao cho bà Lê
Hoàng Diệp Thảo 7 bất động sản, tổng trị giá gần 376 tỷ đồng; giao ông
Đặng Lê Nguyên Vũ 6 bất động sản, tổng trị giá được chia là hơn 350 tỷ đồng. Ông
Vũ và bà Thảo có trách nhiệm liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm
thủ tục chuyển đổi giấy chứng nhận.
Về bất động sản, tòa giao ông Vũ sở hữu toàn bộ sáu căn nhà và đất mà ông
Vũ đang quản lý và sử dụng có giá trị 350 tỷ đồng tại TP. HCM, TP. Nha Trang
(Khánh Hòa) và TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Tòa giao bà Thảo sở hữu số bất
động sản trị giá gần 376 tỉ đồng tại TP.HCM và TP Đà Nẵng, cùng số tài sản là tiền,
vàng, các loại ngoại tệ đang gửi ngân hàng, tổng cộng là 1.764 tỉ đồng. Ông Vũ phải
thanh toán chênh lệch tài sản cho bà Thảo gần 1.224 tỉ đồng.
Giao bà Lê Hoàng Diệp Thảo được sở hữu toàn bộ tiền đứng tên bà Thảo gửi
tại các ngân hàng, với số tiền hơn 1.551 tỷ đồng. Giao ông Đặng Lê Nguyên Vũ
được sở hữu toàn bộ số cổ phần đang ghi tên ông Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại
các công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên, tương đương số tiền trị giá khoảng
5.655 tỷ đồng. Qua đó, Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao tuyên ông Vũ
thanh toán cho bà Thảo số tiền chênh lệch về giá trị tài sản thực nhận so với giá trị
tài sản được chia là hơn 1.318 tỉ đồng. Các quyết định khác của bản án phúc thẩm
vẫn giữ nguyên22.
b. Vụ việc ly hôn của anh Ngô Trọng Văn và chị Vũ Thị Thúy
Tóm tắt vụ việc:
Tuy đây là một vụ ly hôn ở địa phương, tuy nhiên qua vụ ly hôn của anh Ngô
Trọng Văn và chị Vũ Thị Thúy ở Bắc Ninh đã cho ta nhiều bài học đối với những
tài sản có giá trị cao và cần tuân thủ đúng những quy định của pháp luật để bảo vệ
tài sản của mình.
22
Phan Thương, Kết thúc tranh chấp ly hôn giữa vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Tài sản chung giải
quyết chia trị giá hơn 7900 tỉ đồng, báo Thanh Niên, truy cập tại đường link: https://thanhnien.vn/ket-thuc-
tranhchap-ly-hon-giua-vo-chong-ong-dang-le-nguyen-vu-tai-san-chung-giaiquyet-chia-gia-tri-hon-7900-ti-
dong-post1065053.html.,22/9/2021
14
Năm 1995, chị Vũ Thị Thúy (sinh năm 1977) kết hôn với anh Ngô Trọng
Văn (sinh năm 1975) là người cùng xã (xã Mão Điền, huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh). Năm 1998, anh trai chị Thúy là Vũ Đăng Thành đã đưa vợ chồng
chị sang Liên bang Nga để lao động. Đến năm 2013 và 2016, lần lượt vợ chồng chị
về Việt Nam để kinh doanh. Vợ chồng chị Thúy sinh được hai người con, đến nay
các cháu đã bắt đầu vào đại học. Trong quá trình lao động ở Liên bang Nga, vợ
chồng anh chị có tích lũy được một số tiền và gửi về Việt Nam và nhờ người anh
bên chồng giữ hộ và để số tài sản đó cho chồng và bố chồng đứng tên. Đến năm
2016, chị Thúy phát hiện chồng mình có người phụ nữ khác, cuộc sống nảy sinh
nhiều mâu thuẫn, không thể tiếp tục chung sống. Cuối năm 2017, chị Thúy đã viết
đơn gửi Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh xin ly hôn. Tuy nhiên lúc này, anh Ngô
Trọng Văn không chấp nhận chia tài sản chung của hai vợ chồng. Không chỉ vậy,
anh Văn cũng âm thầm một mình đến ngân hàng giải ngân khoản tiền 3,4 tỷ đồng
(đứng tên vay là hai vợ chồng) mà chị Thúy không hề biết.
Kết quả xử lí:
Với bằng chứng có trong hồ sơ vụ án, lời khai của các bên đương sự, tòa án
ở cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã làm rõ quyền sở hữu từng loại tài sản này.Từ các
căn cứ có trong hồ sơ vụ án, tòa phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu của chị Vũ Thị
Thúy xác định các mảnh đất số 282 Ngô Gia Tự, thửa đất tại xóm Táo, xã Mão
Điền, thửa đất L06-09 phường Kinh Bắc là tài sản chung của vợ chồng chị. Tòa
cũng phán quyết chia đôi số tài sản này, chị Thúy-anh Văn mỗi người hưởng một
nửa. Tòa đã bác toàn bộ đơn kháng cáo của anh Ngô Trọng Văn và người thân,
đồng thời giữ nguyên bản án sơ thẩm. Đối với khoản vay 3,4 tỷ đồng tại ngân hàng,
tòa xác định giải ngân cho anh Văn nên anh Văn phải có trách nhiệm trả số tiền
này23.
c. Vụ ly hôn của Ông Bùi Đức Minh và Bà Nguyễn Thanh Thủy (Phó chủ
tịch tập đoàn Bảo Sơn)
Tóm tắt vụ việc:
Ông Bùi Đức Minh kết hôn với Bà Nguyễn Thanh Thủy (nay là Phó chủ tịch

23
Nguyễn Anh, Bài học từ vụ tranh chấp tài sản sau ly hôn ở Bắc Ninh, báo Quân Đội Nhân Dân, truy cập tại
đường link: https://www.qdnd.vn/phongsu-dieu-tra/dieu-tra/bai-hoc-tu-vu-tranh-chap-tai-san-sau-ly-hon-o-
bacninh-639680, 21/9/2021.
15
Tập đoàn Bảo Sơn) từ năm 2004 và có hai con chung. Cuối năm 2010, Bà Thủy gửi
đơn lên Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, yêu cầu khởi kiện
xin ly hôn. Về con chung, giao cho Bà Thủy trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cả hai
cho đến khi các cháu tròn 18 tuổi hoặc cho đến khi có sự thay đổi khác. Bùi Đức
Minh có quyền thăm nom con chung không ai được cản trở. Về tài sản, dành quyền
khởi kiện tranh chấp tài sản chung, sở hữu chung cho anh Bùi Đức Minh nếu có
chứng cứ chứng minh và có yêu cầu. Tài sản lớn nhất trong vụ tranh chấp trên chính
là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh -
Hoài Đức, đứng tên Nguyễn Thanh Thủy Tổng giám đốc công ty Trách nhiệm hữu
hạn giải trí Thiên đường Bảo Sơn làm chủ đầu tư rộng 34 ha.
Ngày 21/4/2011, Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm mở phiên tòa sơ thẩm
xét xử vụ việc này. Bản án của Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm quyết định, Bà
Nguyễn Thanh Thủy được ly hôn với ông Bùi Đức Minh. Sau khi tòa tuyên án,
Minh đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm ngày
21/4/2011. Không muốn ly hôn và Minh cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc
gia đình bị tan vỡ là do ông Trần Thế Cương (sinh năm 1973, trú tại phường Vĩnh
Phúc, quận Ba Đình) và ông Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1973, trú tại phố
Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình) có quan hệ bất chính với Bà Thủy. Ngoài ra,
Minh nghi ngờ việc không được nuôi con là do ông Nguyễn Hữu Độ (sinh năm
1962, trú tại phố Thái Hà, quận Đống Đa – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội) đã cố ý
can thiệp.Theo lý giải của bị cáo, ông Độ đã không giải quyết khiếu nại trong việc
tố cáo một số giáo viên, hiệu trưởng đã không cho ông Minh gặp con và ông Độ đã
tham gia “chạy án” trong vụ ly hôn với vợ.
Với lý do này, Bùi Đức Minh đã làm đơn tố cáo ông Trần Thế Cương,
Nguyễn Mạnh Cường và ông Nguyễn Hữu Độ, đồng thời phát tán thông tin với nội
dung: Ông Cương, Cường có quan hệ bất chính với Bà Thủy, ông Độ là mắt xích
trong đường dây “chạy án” tới các cơ quan trung ương và thành phố để xử ly hôn
bất lợi cho bị cáo. Để phục vụ việc phát tán các tài liệu bịa đặt, Minh đã tạo lập một
trang Web và hơn 236 sim điện thoại di động các mạng, nhắn tin cho một số lãnh
đạo các Sở, ban, ngành thành phố Hà nội, nơi các ông Độ, Cương và Cường công
tác.

16
Tại phiên xử, trả lời về những chứng cứ, tài liệu chứng minh cho những nội
dung tố cáo vợ ngoại tình, Minh khai nhận “chỉ thấy tin nhắn qua lại của vợ và
những người đàn ông khác, chưa từng bắt quả vợ phản bội”. Trong phần thẩm vấn,
Minh cũng thừa nhận đã sai khi loan truyền những thông tin không có cơ sở. Ông
Minh cũng không chứng minh được tài sản chung giữa ông và bà Thủy.
Kết quả xử lí:
Sau khi xem xét toàn diện vụ án, Toà tuyên phạt bị cáo Bùi Đức Minh 15
tháng tù. Ông Minh không chứng minh được tài sản chung giữa ông và bà Thủy và
quyền nuôi 2 con chung vẫn thuộc về bà Thủy24.
2.2. Giải pháp hạn chế tình trạng ly hôn ở nước ta
Ly hôn đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng mà nước ta đang gặp phải, Các
trường hợp ly hôn có xu hướng diễn biến phức tạp và khó giải quyết. Bên cạnh đó
Ly hôn còn để lại nhiều hậu quả cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên tình trạng ly
hôn có thể suy giảm nếu áp dụng những giải pháp hợp lý.
Để hạn chế tình trạng ly hôn hiện nay, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến:
2.2.1. Giải pháp kinh tế, chính trị, xã hội:
Tìm những giải pháp đúng hướng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình
cũng như định hướng chiến lược phát triển nền kinh tế một cách đúng đắn. Để từ đó
hộ gia đình có một nền kinh tế mạnh phát triển bền vững ổn định. Thực tế cho thấy,
một nền kinh tế tốt có tính chất phát triển bền vững ổn định sẽ khiến cho mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn. Những mâu thuẫn xuất
phát từ lý do túng bẩn, khó khăn về kinh tế không còn xuất hiện trong các gia đình
nữa. Và đương nhiên các vụ án xuất phát từ lý do kinh tế cũng đã không còn nữa.
Nền kinh tế chính trị xã hội tác động rất lớn đến sự phát triển của xã hội nói
chung cũng như gia đình nói riêng. Xã hội càng tiến bộ văn minh thì con người
càng có ý thức trong thiết lập và củng cố mối quan hệ của mình. Đẩy lùi những mâu
thuẫn xuất hiện trong gia đình chính là hạn chế rủi ro của các vụ ly hôn. Một gia
đình giàu mạnh, ấm lo hạnh phúc thì không lý gì dẫn đến tình trạng ly hôn.
Để xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc, các cặp vợ chồng cần nhận thức
vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình và phải biết yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, tôn
24
Theo An Ninh Thế Giới, Chân dung người chồng của vụ ‘ly hôn nghìn tỷ’, truy cập tại đường link:
https://ngoisao.net/chan-dung-nguoi-chong-cuavu-ly-hon-nghin-ty-2607376.html, 21/9/2021.
17
trọng, nhường nhịn, thủy chung với nhau. Mỗi người nên tự biết điều chỉnh, bỏ cái
tôi, khi có mâu thuẫn, xung đột xảy ra cần bình tĩnh, khéo léo giải quyết các vấn đề.
Nói không với những tệ nạn xã hội. Điều quan trọng nhất là phải biết nghĩ về con
cái, tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Trước khi
kết hôn cần trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, có nghề nghiệp
và thu nhập ổn định.
2.2.2. Giải pháp giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức đạo đức.
Cần khuyến khích các cặp vợ chồng trước khi làm đơn xin ly hôn tại tòa án
thì cần hòa giải ở cơ sở. Hòa giải viên là những người thường xuyên gắn bó, gần gũi
với các cặp vợ chồng ở nơi sinh sống. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên đúng đắn, cần
thiết cho người trong cuộc, tạo điều kiện hàn gắn mối quan hệ trong gia đình. Các
ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về
xây dựng gia đình; đặc biệt, chú trọng về giáo dục đời sống gia đình thông qua các
nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lòng thủy
chung, trách nhiệm của vợ chồng và trách nhiệm với con cái, xã hội. Thực hiện hiệu
quả các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, hạnh phúc, tiến bộ”; ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, các tệ nạn
xã hội vào gia đình. Cần biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng về đạo lý
gia đình, điển hình trong khó khăn vươn lên xây dựng gia đình hòa thuận, giữ vững
hạnh phúc, nuôi dạy các con ngoan, học giỏi, thành đạt, hiếu thảo, chăm lo phụng
dưỡng ông bà...
Việc hiểu biết pháp luật và có ý thức đạo đức tốt là vấn đề hết sức quan trọng
đối với sự tồn tại của mỗi con người. Nó giúp con người trở nên có ích hơn đối với
xã hội cũng như trong việc xây dựng gia đình. Chúng ta phải tăng cường công tác
tuyên truyền pháp luật đến đời sống nhân dân. Điều này góp phần nâng cao nhận
thức của người dân, để từ đó sống và làm việc theo đúng chủ trương chính sách Nhà
nước và pháp luật đã quy định.
Bên cạnh đó, cần lồng ghép và tổ chức tuyên truyền pháp luật về hôn nhân
gia đình, vai trò của gia đình thông qua các cuộc họp, sinh hoạt đoàn thể ở cơ sở và
thường xuyên mở các cuộc thi về chủ đề hạnh phúc gia đình để gắn kết tình cảm
giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Làm tốt công tác an sinh xã hội, mở

18
các lớp dạy nghề, tạo việc làm để nhân dân có thu nhập ổn định, không phải bỏ địa
phương tìm công việc.
Đối với các cơ quan Nhà nước có hoạt động liên quan trực tiếp đến lĩnh vực
này như ban tư pháp phường, xã. Cần phải có trách nhiệm hơn nữa đối với lĩnh vực
chuyên môn của mình, trong việc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho các
đối tượng phải đủ điều kiện, cũng như trong việc giải thích các quy định của pháp
luật cho quần chúng nhân dân để từ đó họ thực hiện đúng pháp luật và tránh những
hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Việc kết hôn đúng độ tuổi mà pháp luật quy định nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho công dân phát triển lành mạnh độ tuổi trưởng thành. Có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự đảm bảo sau khi kết hôn vợ chồng đều là những người đã trưởng
thành, hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Điều đó sẽ giúp họ có những suy nghĩ
hoạt động chính chắn hơn trong cuộc sống, có ý thức trách nhiệm hơn trong việc
cùng góp sức xây dựng mái ấm gia đình.
Khuyến khích các cặp vợ chồng kết hôn và sinh con ở độ tuổi phù hợp, khi
nam trên 25 tuổi, nữ trên 22 tuổi vì ở độ tuổi này họ có sự vững vàng về tư tưởng và
tư duy cũng như sự ổn định về kinh tế. Sự tích luỹ về kinh tế là rất quan trọng đối
với sự phát triển của gia đình và công việc nuôi dạy con cái. Nó sẽ giúp các cặp vợ
chồng vượt qua khó khăn trong cuộc sống và hạn chế những mâu thuẫn phát sinh
trong cuộc sống gia đình. Sự thoải mái về mặt tư tưởng có tác dụng rất lớn trong
việc xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc.
Thẩm phán giải quyết án ly hôn phải là những người có kinh nghiệm, có kiến
thức pháp lý và xã hội; khi hòa giải, xét xử, thẩm phán phải kiên trì hòa giải đoàn
tụ, giải thích, chỉ rõ hậu quả khi ly hôn; cần nắm vững căn cứ cho ly hôn trước khi
quyết định. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy định bắt buộc phải qua
hòa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện xin ly hôn, thời gian ly thân bao lâu mới được
ly hôn, kéo dài thời gian vợ đang nuôi con nhỏ thì chồng không được xin ly hôn...

19
KẾT LUẬN
Như vậy, đối với ly hôn, khi đưa ra các biện pháp giải quyết phải căn cứ vào
nhiều yếu tố bao gồm việc xem xét điều kiện, những trường hợp hạn chế theo quy
định của pháp luật nhà nước Việt Nam. Cùng với đó việc xử lý những hệ lụy sau ly
hôn gồm vấn đề tài sản và phân quyền nuôi con phải dựa trên những nguyên tắc
công bằng và chuẩn mực theo pháp luật.
Sau khi đi qua những quy định của pháp luật về ly hôn, việc nêu lên thực
trạng cùng với những vụ ly hôn cụ thể đã phản ánh tình trạng ly hôn nghiêm trọng ở
nước ta hiện nay. Qua đó, nhắc nhở các quan chức năng có những biện pháp thích
hợp để giảm thiểu tỉ lệ ly hôn xuống mức thấp hơn. Cùng với đó mỗi cá nhân phải
sáng suốt trong quyết định kết hôn và ly hôn, tránh trường hợp ly hôn không mong
muốn để chung tay xây dựng nên một xã hội hạnh phúc, văn minh.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Anh, Bài học từ vụ tranh chấp tài sản sau ly hôn ở Bắc Ninh, báo
Quân Đội Nhân Dân, truy cập tại đường link: https://www.qdnd.vn/phongsu-dieu-
tra/dieu-tra/bai-hoc-tu-vu-tranh-chap-tai-san-sau-ly-hon-o-bacninh-639680,
21/9/2021.
2. Bích Phượng, Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn
ở địa phương, truy cập tại đường link: https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-thuctrang-ly-
hon-va-mot-so-giai-phap-nham-han-che-ly-hon-o-dia-phuong166490.htm,
21/9/2021.
3. Thạch Viết Tâm, Tăng cường các giải pháp hạn chế tình trạng ly hôn, báo
Sóc Trăng, truy cập tại đường link: https://www.baosoctrang.org.vn/doisong-xa-
hoi/tang-cuong-cac-giai-phap-han-che-tinh-trang-ly-hon44104.html, 23/9/2021
4. Phan Thương, Kết thúc tranh chấp ly hôn giữa vợ chồng ông Đặng Lê
Nguyên Vũ: Tài sản chung giải quyết chia trị giá hơn 7900 tỉ đồng, báo Thanh
Niên, truy cập tại đường link: https://thanhnien.vn/ket-thuc-tranhchap-ly-hon-giua-
vo-chong-ong-dang-le-nguyen-vu-tai-san-chung-giaiquyet-chia-gia-tri-hon-7900-ti-
dong-post1065053.html.,22/9/2021.
5. TS Lê Ngọc Văn, Vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay, Tạp
chí báo chí và truyền thông số 4, (tháng 7-8)/2005.
6. Theo An Ninh Thế Giới, Chân dung người chồng của vụ ‘ly hôn nghìn tỷ’,
truy cập tại đường link: https://ngoisao.net/chan-dung-nguoi-chong-cuavu-ly-hon-
nghin-ty-2607376.html, 21/9/2021.
7. Quốc triều hình luật, chương III (hộ hôn), 310 (Điều 27), Nxb. Tư pháp,
2013.
8. Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ (Điều 118, 119, 120); Bộ luật Dân sự Trung Kỳ
(Điều 118, 119).
9. Luật Gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm.
10. Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964;
11. Bộ luật Dân sự năm 1972.
12. Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950 về ly hôn
13. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959

21
14. Luật Hôn nhân và gia đình 2014, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2016.
15. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015, NXB Giáo dục, Hà Nội,
2016.
Ngọc Mai, Báo động tình trạng ly hôn gia tăng, Báo Pháp luật Việt Nam,
27/10/2023, https://baophapluat.vn/.

22

You might also like